Quyết định 19/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 19/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/2002/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 21/01/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 19/2002/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 19/2002/ QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 01 NĂM 2002 PHÊ DUYỆT
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Chiến lược.
a) Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
b) Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm.
+ Chỉ tiêu 1: Hàng năm, trong tổng số việc làm mới, tỷ lệ lao động nữ tăng dần để đạt 40% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn lên 75% vào năm 2005 và lên 80% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống còn khoảng 5 - 6% vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 4: Đạt tỷ lệ 80% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xoá đói, giảm nghèo và 50% phụ nữ trong tổng số người được vay vốn tín dụng vào năm 2005.
- Mục tiêu 2: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.
+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu xoá mù chữ cho 95% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40 tuổi vào năm 2005 và 100% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu tăng tỷ lệ nữ lên trên 30% tổng số người được đào tạo trên đại học vào năm 2005 và lên trên 35% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo lên 30% vào năm 2005 (trong đó đào tạo nghề là 20%) và lên 40% vào năm 2010 (trong đó đào tạo nghề là 26%).
+ Chỉ tiêu 4: Đạt tỷ lệ nữ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ từ 30% trở lên vào năm 2005; đạt tỷ lệ nữ tham gia các khoá bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước tương đương tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực tương ứng vào năm 2010.
- Mục tiêu 3: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
+ Chỉ tiêu 1: Tăng tuổi thọ trung bình của phụ nữ lên 71 tuổi vào năm 2005 và lên 73 tuổi vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ ba lần lên 55% vào năm 2005 và lên 60% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100.000 vào năm 2005 và xuống còn 70/100.000 vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế lên 90% vào năm 2005 và lên 95% vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 5: Tất cả các trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó tỷ lệ nữ hộ sinh trung học đạt 50% vào năm 2005 và 80% vào năm 2010.
- Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.
+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng thuộc nhiệm kỳ Đại hội Đảng X từ 15% trở lên.
+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội khoá XI là 30% và khoá XII từ 33% trở lên.
+ Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2004-2009 là 28% và nhiệm kỳ tiếp theo là 30%; cấp quận, huyện nhiệm kỳ 2004-2009 là 23% và nhiệm kỳ tiếp theo là 25%; cấp xã, phường nhiệm kỳ 2004 - 2009 là 18% và nhiệm kỳ tiếp theo là 20%.
+ Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đạt tỷ lệ 50% cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương có nữ tham gia ban lãnh đạo vào năm 2010.
+ Chỉ tiêu 5: Tất cả các tổ chức giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và doanh nghiệp với 30% lực lượng lao động nữ trở lên, phấn đấu có nữ tham gia ban lãnh đạo vào năm 2005.
- Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
+ Chỉ tiêu 1: Đạt tỷ lệ 100% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành được huấn luyện về kỹ năng hoạt động vào năm 2005.
+ Chỉ tiêu 2: Đạt tỷ lệ 100% lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành và đoàn thể ở Trung ương được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vào năm 2005.
2. Các giải pháp chủ yếu.
a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới, đặc biệt tại vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn.
b) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, trong đó có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ; ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ: các gia đình nghèo, đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn. Nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả thực hiện các quyền bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước có liên quan.
c) Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nội dung bình đẳng giới vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và 5 năm của cả nước và của từng Bộ, ngành, địa phương.
Gắn việc triển khai thực hiện Chiến lược này với việc triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan, các cam kết khu vực và quốc tế của Việt Nam về sự bình đẳng giới và với việc triển khai thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) để đạt được mục tiêu bình đẳng giới.
d) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình và mọi công dân trong công tác bình đẳng giới.
đ) Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ và các mục tiêu của Chiến lược.
e) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chiến lược.
g) Nâng cao năng lực thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về bình đẳng giới đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả thực hiện quyền bình đẳng giới và các mục tiêu của Chiến lược.
h) Phát triển phong trào phụ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ các cấp.
i) Kinh phí thực hiện Chiến lược được bố trí thông qua các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan và được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương chủ động tạo mọi điều kiện nhằm huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược, phân công trách nhiệm đối với các Bộ, ngành và địa phương như sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, các cơ quan khác có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.
b) Chủ trì, phối hợp với ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương bố trí mục tiêu về bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia hàng năm và 5 năm của các Bộ, ngành và các địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết vào năm 2005 và tổng kết vào năm 2010 về tình hình thực hiện Chiến lược.
2. Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan, căn cứ vào Chiến lược này, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược, gửi kế hoạch về Bộ Kế hoạch và Dầu tư; đưa các mục tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của Bộ, ngành mình; lồng ghép các hoạt động của Chiến lược này với hoạt động của các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình khác có liên quan theo hướng dành ưu tiên đầu tư cho trẻ em gái và phụ nữ: thuộc dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo, bị nhiễm HIV/AIDS; hàng năm, báo cáo định kỳ gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành khác có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược; hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Chiến lược.
4. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức của Liên hợp quốc để hỗ trợ nguồn lực cho việc thực hiện Chiến lược.
5. Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan định kỳ hàng năm và 5 năm thực hiện việc đánh giá, phân tích tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam làm đầu mối trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về xây dựng pháp luật, chính sách của nhà nước có liên quan đến sự bình đẳng giới; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước đối với phụ nữ; tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nước đối với phụ nữ và Công ước CEDAW.
7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chiến lược này, bố trí các mục tiêu về bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; lồng ghép các hoạt động của Chiến lược này với hoạt động của các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan trên cùng một địa bàn; hàng năm, báo cáo định kỳ gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các tổ chức xã hội tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 19/2002/QD-TTg | Hanoi, January 21, 2002 |
DECISION
RATIFYING THE NATIONAL STRATEGY FOR ADVANCEMENT OF VIETNAMESE WOMEN TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
At the proposal of the Chairperson of the National Committee for Advancement of Vietnamese Women,
DECIDES:
Article 1.-To ratify the national strategy for advancement of Vietnamese women till 2010 with the following major contents:
1. The strategy’s objectives:
a/ General objectives:
To raise the quality of women’s material and spiritual life. To create all conditions for the effective exercise of women’s fundamental rights as well as for the promotion of their role in all political, economic, cultural and social domains.
b/ Specific objectives:
- Objective 1:To exercise women’s rights to equality in the field of labor and employment.
+ Target 1: Annually, of the total number of new job-receivers, the percentage of female laborers shall increase gradually to reach 40% by 2005 and 50% by 2010.
+ Target 2: To increase the laboring time-use rate of female laborers in rural areas to 75% by 2005 and 80% by 2010.
+ Target 3: To reduce the unemployment rate of female laborers in urban areas to about 5-6% by 2005 and under 5% by 2010.
+ Target 4: To have 80% of poor households with female heads be lent with capital from hunger elimination and poverty alleviation program and 50% of credit capital borrowers be females by 2005.
- Objective 2:To exercise women’s rights to equality in education.
+ Target 1: To strive to eradicate illiteracy for 95% of illiterate women under 40 years of age by 2005 and for 100% of them by 2010.
+ Target 2: To strive to increase the percentage of female postgraduates to over 30% of the total by 2005 and over 35% by 2010.
+ Target 3: To increase the percentage of trained female laborers to 30% (20% of whom will receive job- training) by 2005 and 40% (26% of whom will receive job- training) by 2010.
+ Target 4: To have 30% or more of female officials and public servants fostered in terms of politics, administration, informatics and foreign language skills by 2005; to raise the percentage of women participating in domestic and overseas professional fostering and/or training courses to the level equal to that of women engaged in professional activities in the corresponding domains by 2010.
- Objective 3:To exercise women’s rights to equality in health care
+ Target 1: To increase women’s average life expectancy to 71 by 2005 and 73 by 2010.
+ Target 2: To increase the percentage of pregnant women undergoing 3 antenatal examinations to 55% by 2005 and 60% by 2010.
+ Target 3: To reduce the pregnancy-related mortality rate of pregnant women to 80/100,000 by 2005 and 70/100,000 by 2010.
+ Target 4: To increase the percentage of women who can access healthcare services to 90% by 2005 and 95% by 2010.
+ Target 5: All medical stations will have midwives, of whom the graduates of intermediate schools will account for 50% by 2005 and 80% by 2010.
- Objective 4:To raise the quality and effectiveness of women’s activities in political, economic, cultural and social domains in order to increase the number of women recommended and elected to the leadership of different levels and branches.
+ Target 1: To strive to achieve the percentage of 15% or more of women participating in the Party Committees of different levels of the Xth Congress.
+ Target 2: To strive to achieve the percentage of 30% of female deputies to the XIth National Assembly, which shall reach 33% or higher for the XIIth National Assembly.
+ Target 3: To strive to raise the percentage of female deputies to the provincial/municipal People’s Councils, 2004-2009 tenure, to 28%, to the district-level People’s Councils- 23% and to the commune/ward-level People’s Councils- 18%, which shall rise to 30%, 25% and 20% respectively in the subsequent tenures;
+ Target 4: To strive to achieve the percentage of 50% of the State agencies, political organizations and socio-political organizations at the central and grassroots levels having women in their leadership by 2010.
+ Target 5: To strive for all educational, medical, cultural and social organizations as well as enterprises with female laborers accounting for 30% or higher of their workforce to have women in their leadership by 2005.
- Objective 5:To enhance the capacity of activities for advancement of women
+ Target 1: To have 100% of personnel engaged in activities for advancement of women at all levels and branches trained in operational skills by 2005.
+ Target 2: To have 100% of leaders of the ministries, committees, centrally-run branches and mass organizations with fuller consciousness of gender equality by 2005.
2. Major solutions
a/ To enhance the leadership of the Party Committees and the direction of administrations at all levels in the cause for the advancement of women and gender equality, especially in rural, ethnic minority, mountainous and island areas as well as areas meeting with socio-economic difficulties or exceptional ones.
b/ To continue building and perfecting the system of laws and policies on gender equality, including the policy on raising the quality of female human resources; to promulgate policies on priority health care and education for girls and women in poor families, deep-lying, remote, mountainous and island areas as well as areas meeting with socio-economic difficulties or exceptional ones. To raise the management effect and effectiveness of the exercise of the rights to gender equality by the relevant State agencies.
c/ To fruitfully incorporate the contents of gender equality into the contents of annual and five-year socio-economic development plans of the whole country as well as of each ministry, branch and locality.
To associate the implementation of this strategy with the implementation of other relevant strategies and national target programs as well as Vietnam’s regional and international commitments on gender equality, and with the implementation of the United Nations’ Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women (CEDAW) in order to achieve the gender equality objective.
d/ To enhance the work of propagation, education and social campaigns with contents and forms suited to each area, each region and each group of subjects, thus contributing to raising the awareness and responsibility of the State agencies, organizations, families and every citizens in the work of gender equality.
e/ To build a mechanism for close and effective coordination among the State agencies, between the State agencies and political organizations, socio-political organizations or other social organizations at the central and local levels in organizing, inspecting, urging and evaluating the exercise of women’s fundamental rights as well as the implementation of the strategy’s objectives.
f/ To step up international cooperative activities so as to learn and share experiences and mobilize resources in support of the implementation of this strategy.
g/ To raise the capacity of gathering, analyzing, processing and supplying information and data on gender equality, thereby meeting the requirements for evaluation of the results of exercising the rights to gender equality as well as the implementation of the strategy’s objectives.
h/ To develop women’s movements and raise the quality of activities of women’s associations at all levels.
i/ The funding for implementation of this strategy shall be channeled through the relevant strategies and national target programs and included in the annual budget expenditure estimates of the ministries, committees, branches and mass organizations at the central and local levels. In addition to the State budget sources, the ministries, branches, mass organizations and localities shall take initiative in creating all conditions for the mobilization of financial supports from organizations and individuals inside and outside the country.
Article 2.-Organization of implementation
In order to well achieve the strategy’s objectives, responsibilities are assigned to the ministries, branches and localities as follows:
1. The Ministry of Planning and Investment:
a/ To assume the prime responsibility and coordinate with the National Committee for Advancement of Vietnamese Women, the Ministries of: Health; Education and Training; Labor, War Invalids and Social Affairs; Agriculture and Rural Development; Justice, and Finance, the Government Commission for Organization and Personnel, the other relevant agencies and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the implementation of this strategy.
b/ To assume the prime responsibility and coordinate with the National Committee for Advancement of Vietnamese Women, the relevant ministries, branches and localities in incorporating the gender equality objective into annual and five-year national-level socio-economic development plans of the ministries, branches and localities; guide, inspect, evaluate and sum up the situation on implementation of the strategy’s objectives and tasks and annually report to the Prime Minister thereon; organize the preliminary review of the implementation of the strategy by 2005 and final review thereof by 2010.
2. The Ministries of: Health, Education and Training; Agriculture and Rural Development; Labor, War Invalids and Social Affairs, and Justice, the Government Commission for Organization and Personnel as well as the other relevant agencies shall, basing themselves on this strategy, elaborate and organize the implementation of annual and five-year plans of action aiming to attain the objectives of this strategy, and send such plans to the Ministry of Planning and Investment; include the gender equality objectives in short-term and long-term plans of their respective ministries and branches; incorporate activities of this strategy into activities of other strategies, national target programs and related programs along the direction of prioritizing the investment for girls and women being ethnic minority people, members of poor families or those infected with HIV/AIDS; and annually report thereon to the Minister of Planning and Investment and the Chairperson of the National Committee for Advancement of Vietnamese Women.
3. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the National Committee for Advancement of Vietnamese Women, the relevant ministries and branches as well as the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in working out annual financial plans to achieve the strategy’s objectives and fulfill its tasks; guide the concerned ministries, branches and localities to use funding sources for implementation of this strategy.
4. The Ministry for Foreign Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in propagating the strategy among and mobilizing supports from, foreign governmental and non-governmental organizations as well as the UN organizations for the implementation thereof.
5. The General Department of Statistics shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in conducting annual and five-year evaluations and analyses of the situation on the achievement of this strategy’s objectives and send reports thereon to the Ministry of Planning and Investment and the National Committee for Advancement of Vietnamese Women for summing up and further reporting to the Prime Minister.
6. The National Committee for Advancement of Vietnamese Women shall act as the main body in international cooperation on gender equality and advancement of women; coordinate with the relevant agencies in proposing the Prime Minister to elaborate the State’s laws and policies related to gender equality; oversee, urge and inspect the implementation of the State’s laws and policies on women; propagate and disseminate the State’s laws and policies on women as well as the CEDAW and encourage the implementation thereof.
7. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall base themselves on this strategy to incorporate the gender equality objectives into the socio-economic development plans of their respective localities; elaborate and organize the implementation of annual and five-year plans of action for the attainment of the strategy’s objectives; incorporate activities of this strategy into activities of other strategies, national target programs as well as relevant socio-economic development programs and plans in the same locality; and annually report thereon to the Minister of Planning and Investment and the chairperson of the National Committee for Advancement of Vietnamese Women.
8. To request Vietnam Fatherland Front, Vietnam Women’s Union, the Front’s member organizations and other social organizations to participate in the implementation of this strategy within the scope of their respective activities.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the chairperson of the National Committee for Advancement of Vietnamese Women shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây