Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 178/2004/QĐ-TTg

Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:178/2004/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:05/10/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ưu đãi đối với đảo Phú Quốc - Theo Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 5/10/2004 về việc phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020", Thủ tướng Chính phủ quyết định: sẽ ưu tiên cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái, tập trung xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng ĐBSCL, phía tây nam đất nước và từng bước hình thành một trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực, quốc tế, tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và từng bước tiếp tục phát triển du lịch với chất lượng cao theo quy hoạch... Đến năm 2010, phấn đấu hàng năm thu hút 300-350 ngàn khách du lịch, đến năm 2020, hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo thành trung tâm du lịch và du lịch sinh thái biển phát triển ở trình độ cao, hàng năm thu hút khoảng 2-3 triệu lượt khách du lịch. Từ nay đến năm 2010, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển, các quy hoạch xây dựng thành phố Phú Quốc, giai đoạn 2011-2020 xây dựng xong những hạng mục quan trọng của thành phố Phú Quốc... Cho phép Phú Quốc được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước ta ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư cho khu công nghiệp, khu chế xuất, cho các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại tự do, khu kinh tế mở... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định178/2004/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 178/2004/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 178/2004/QĐ-TTG
NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT "ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
TỔNG THỂ ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020"

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 3309/BKH-CLPT ngày 01 tháng 6 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 làm căn cứ cho việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của Đảo.

Đảo Phú Quốc ở vào vị trí tiền tiêu phía Tây Nam vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, vừa có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước. Phát triển đảo Phú Quốc phải dựa trên các quan điểm sau:

- Ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái. Tập trung sức xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc theo một kế hoạch và bước đi thích hợp thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam đất nước và từng bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực, quốc tế.

- Phát triển đảo Phú Quốc phải gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của Đảo và cả nước.

- Phát triển đảo Phú Quốc phải gắn kết và có sự phối hợp chặt chẽ với Vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và trong mối quan hệ khu vực Đông Nam á. Phát triển đảo Phú Quốc cũng là để thúc đẩy sự phát triển của Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước.

- Tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và từng bước tiếp tục phát triển du lịch với chất lượng cao theo quy hoạch; đồng thời, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát huy thế mạnh của Đảo.

- Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả trong nước và nước ngoài cho phát triển đảo Phú Quốc. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng thiết yếu của Đảo.

 

Điều 2. Phấn đấu đạt những mục tiêu phát triển chủ yếu sau:

- Tạo được bước phát triển nhanh về tiềm lực kinh tế, đóng góp vào phát triển chung của cả nước, tăng cường được an ninh, quốc phòng của đảo Phú Quốc. Từng bước xây dựng đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển) tầm cỡ khu vực và quốc tế với các hình thức dịch vụ chất lượng cao, thu hút nhiều du khách quốc tế và đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong nước.

- Đến năm 2010, phấn đấu hình thành được một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, hàng năm thu hút khoảng 300 - 350 nghìn khách du lịch, góp phần đáng kể giải quyết việc làm, nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cho nhân dân đảo Phú Quốc và các đảo nằm trong huyện đảo Phú Quốc.

- Đến năm 2020, hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch và du lịch sinh thái biển phát triển ở trình độ cao, hàng năm thu hút khoảng 2 - 3 triệu lượt khách du lịch.

 

Điều 3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt của đảo Phú Quốc:

1. Tập trung xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch, trước hết và chủ yếu là du lịch sinh thái đảo - biển chất lượng cao tiêu biểu cho Kiên Giang và cho cả nước.

Phát huy thế mạnh nhiều bãi cát trắng đẹp trên cả hai bờ phía Tây và phía Đông để hình thành các điểm và các tuyến du lịch ven biển, phát triển du lịch hải đảo mang sắc thái riêng, tạo ra sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, hoạt động quanh năm, lưu giữ du khách dài ngày và thu hút du khách đến nhiều lần...

Đồng thời, gắn phát triển du lịch của đảo Phú Quốc với phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch của cả nước.

Xuất phát từ những đặc điểm và tiềm năng du lịch to lớn, phát triển du lịch Phú Quốc theo hướng đa dạng các loại hình và đưa đón khách bằng cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, nổi bật là:

a) Du lịch tắm, nghỉ dưỡng biển gắn với trung tâm thể thao dưới nước (bơi lặn, chèo thuyền...); công viên hải dương (biểu diễn cá heo, thủy cung);

b) Du lịch sinh thái (tham quan du ngoạn quanh đảo và các đảo nhỏ, nghiên cứu về các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa) gắn với du lịch tuần trăng mật, câu cá, câu mực...;

c) Du lịch thể thao (bao gồm thể thao biển, thể thao núi và du lịch mạo hiểm leo núi);

d) Du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là một số hình thức vui chơi giải trí cao cấp và các dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch;

đ) Du lịch mua sắm và các loại hình du lịch hấp dẫn khác để thu hút khách;

e) Tổ chức hội nghị, hội thảo (tại một số khách sạn lớn có Trung tâm hội nghị, Trung tâm thương mại và ẩm thực);

Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng. Huy động vốn của các thành phần kinh tế và cho phép thu hút đầu tư ngoài nước với các hình thức đầu tư hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng du lịch và các lĩnh vực trọng điểm.

g) Từ nay đến năm 2005, tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm du lịch Phú Quốc và phát triển tuyến du lịch Phú Quốc - Hà Tiên - Côn Đảo; huy động nguồn vốn trong nước và hợp tác liên doanh với nước ngoài mở tuyến du lịch từ đảo Phú Quốc đi các nước Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a. Đầu tư khai thác tuyến du lịch lễ hội văn hoá khu Núi Sam - An Giang - Phú Quốc. Đầu tư tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

2. Phát triển các ngành dịch vụ.

a) Trước hết, các ngành dịch vụ phải có sự ưu tiên và đi trước một bước (dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, hàng không, hàng hải, thương mại, y tế, thể thao, giải trí ...), vừa đảm bảo đủ điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển của Đảo, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá;

b) Trong giai đoạn trước mắt tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ hướng vào mục tiêu phát triển du lịch của Đảo. Ngoài việc trung chuyển khách du lịch sẽ phát triển một số loại hình dịch vụ có ý nghĩa khu vực để nối Phú Quốc và Vùng đồng bằng sông Cửu Long với các khu vực khác trong nước và ngoài nước;

c) Về lâu dài sẽ xây dựng các Trung tâm thương mại Dương Đông, Dương Tơ, An Thới; xây dựng các chợ Cửa Cạn, Hàm Ninh, Gành Dầu, Bãi Thơm, Thổ Châu và Dương Tơ. Phát triển mạnh các loại dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế gắn với phát triển du lịch.

3. Phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp theo hướng đa dạng sinh học, tạo cảnh quan, môi trường phục vụ phát triển du lịch, đáp ứng một phần nhu cầu dân sinh tại chỗ và khách vãng lai.

a) Phát triển nông, lâm nghiệp của đảo Phú Quốc theo hướng bảo vệ tài nguyên rừng phục vụ du lịch sinh thái; phát triển nông nghiệp chủ yếu theo hướng sạch, chất lượng cao phục vụ du lịch;

b) Bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh quý của đảo Phú Quốc, phát triển đa dạng sinh học. Nhiệm vụ chính của lâm nghiệp là bảo vệ, quản lý tốt khu bảo tồn quốc gia và trồng rừng trên các đồi trọc, đưa diện tích rừng trồng từ 4.344 ha hiện nay lên khoảng 6500 - 7000 ha vào năm 2010. Diện tích rừng của đảo Phú Quốc sẽ ổn định khoảng 38.000 - 39.000 ha (chiếm 68 - 69% diện tích tự nhiên);

c) Nghiên cứu di thực các loài cây có giá trị tạo cảnh từ các miền đất nước và từ nước ngoài để tăng thêm giá trị cảnh quan của các điểm du lịch và trong đô thị của đảo Phú Quốc; lập những khu bảo vệ trầm hương trên núi tạo thành điểm tham quan trầm hương độc đáo;

d) Hình thành những vườn hoa lan, vườn chim, vườn xương rồng, vườn thú chăn thả hươu sao, đà điểu để tạo thành những sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, kinh doanh cây cảnh (Bonsai) cỡ nhỏ và siêu nhỏ, tiện cho khách du lịch làm lưu niệm;

đ) Nông nghiệp của Phú Quốc sẽ phát triển chủ yếu theo hướng nông nghiệp sạch chất lượng cao, trên cơ sở ổn định diện tích đất nông nghiệp khoảng 6.600 ha (trong đó đất trồng các loại cây ăn trái 1.000 ha, rau đậu 300 ha; trồng hoa, cây cảnh; ổn định diện tích cây tiêu khoảng 1.200 ha, cây điều khoảng 3.000 ha, cây dừa khoảng 270 ha) và hình thành một số trang trại phục vụ du lịch.

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây ăn trái và các loại cây quý hiếm.

4. Phát triển thủy sản kết hợp phục vụ tham quan, du lịch.

Thực hiện phương châm : phát triển thuỷ sản, nhưng không làm ảnh hưởng xấu mà còn góp phần phát triển du lịch.

 

- Phát triển khu sản xuất giống hải sản công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 30 ha tại An Thới, sản xuất giống các loại tôm, bào ngư, cá cảnh (bao gồm cả việc sản xuất và lưu giữ các loại giống gốc bố mẹ)... cung cấp cho Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản như trai ngọc, đồi mồi, tôm hùm, cá lồng,... vừa phục vụ du lịch (thực phẩm, đồ lưu niệm, điểm tham quan) vừa có sản phẩm xuất khẩu.

- Phát triển nuôi cá cảnh xuất khẩu.

- Phát triển nghề đánh cá nổi gắn với công nghiệp chế biến nước mắm đặc sản Phú Quốc, chế biến mực cao cấp tại Dương Đông và An Thới.

- Trong khu vực cảng An Thới đầu tư xây dựng chợ thuỷ sản với diện tích khoảng 20.000 m2.

- Nâng cấp các cảng cá An Thới, cảng cá Dương Đông và hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu, thuyền tại An Thới với quy mô 600 chiếc tàu công suất 600 CV/chiếc.

5. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển những ngành công nghiệp sạch, giải quyết việc làm và sản xuất hàng hoá phục vụ khách du lịch không gây ô nhiễm, không xâm hại đến môi trường du lịch của Đảo.

Định hướng phát triển công nghiệp dài hạn của đảo Phú Quốc là: công nghiệp thực phẩm và đồ uống, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp đồ trang sức và đồ lưu niệm, công nghiệp phục vụ vận tải thủy và đánh bắt thuỷ sản, công nghiệp chế biến nước mắm đặc sản (không làm ảnh hưởng đến du lịch). Công nghiệp, thủ công nghiệp và chế biến thuỷ sản cần duy trì và nâng cao chất lượng, kiểu dáng mẫu mã các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới nhằm phục vụ khách du lịch tham quan mua tặng phẩm lưu niệm (như nước mắm Phú Quốc, hàng đồ gỗ, thuỷ sản chế biến...).

Hướng bố trí công nghiệp tập trung thành các cụm công nghiệp nhỏ, gắn với các điểm dân cư với quy mô diện tích khoảng 2 - 5 ha mỗi cụm; trong đó, đặc biệt quan tâm tới yêu cầu xử lý nước thải, không gây ô nhiễm.

6. Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đảo mà trọng tâm là phục vụ tốt phát triển du lịch và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và bằng mọi biện pháp nhanh chóng hiện đại hoá kết cấu hạ tầng theo hướng ưu tiên đảm bảo cho sự phát triển của du lịch và dịch vụ trình độ cao, đồng thời phù hợp với yêu cầu của khách.

a) Phát triển mạng lưới giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sắt trên cao, cáp treo, đường hàng không, đường thuỷ và hệ thống cảng.

+ Phát triển hệ thống đường bộ chất lượng cao, không lớn nhưng đảm bảo tốc độ nhanh, cảnh quan hai bên đường đẹp và sạch sẽ.

Trọng tâm phát triển là cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có, xây dựng mới một số tuyến đường nhằm đảm bảo đi lại thuận lợi giữa các trung tâm kinh tế, các khu dân cư và các địa danh tham quan du lịch trên Đảo.

- Trước hết cải tạo và xây dựng mới tuyến đường quanh Đảo qua các địa danh: An Thới đi dọc bờ biển phía Tây của Đảo đến Dương Đông; qua Cửa Cạn, qua Gành Dầu, đi theo bờ biển phía Bắc của Đảo đến Bãi Thơm và đi theo bờ biển phía Đông của Đảo đến Hàm Ninh để nối với đường Hàm Ninh - Dương Đông - An Thới. Chiều dài tuyến đường 125 km.

- Nâng cấp tuyến đường trục Nam - Bắc xuyên Đảo (An Thới - Dương Đông - Bãi Thơm) đạt tiêu chuẩn chất lượng cao qua các địa danh: An Thới (đi phía trong Đảo qua khu nhà tù Phú Quốc) qua Dương Đông đến Suối Cái rẽ về Gành Dầu và rẽ về Bãi Thơm. Chiều dài khoảng 70 km.

- Xây mới tuyến từ Cửa Lấp đến Khe Tào Rũ, dài khoảng 12 km.

- Xây dựng các tuyến đường nhánh nối từ đường trục xuyên Đảo và tuyến quanh Đảo đến các điểm du lịch, các trung tâm kinh tế và các khu dân cư trên Đảo; đường du ngoạn quanh Đảo dẫn đến các điểm du lịch bờ biển; đường du ngoạn lên núi đến các điểm ngắm cảnh; đường đến các trang trại, đường nội thị.

- Ngoài ra, sẽ phát triển các đường mòn xuyên rừng núi dành cho khách thám hiểm và xây dựng một số tuyến cáp treo khi có nhu cầu đưa du khách lên một số đỉnh núi song vẫn giữ gìn được cảnh quan môi trường thiên nhiên. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt trên cao đi ven biển quanh Đảo, có đoạn chen vào rừng già, có đoạn đi qua rừng ngập nước, dọc đường có nhiều điểm ngắm cảnh hoặc tham quan.

Trước mắt, có kế hoạch đầu tư nâng cấp các tuyến: Dương Đông - Cửa Cạn dài 12,6 km, Suối Cái - Gành Dầu dài 19,7 km, Dương Đông - An Thới dài 24 km (điều chỉnh tuyến không đi sát ven biển ảnh hướng đến phát triển du lịch), Dương Đông - Bãi Thơm dài 30 km, Hàm Ninh - Bãi Thơm dài 38 km, Gành Dầu - Cửa Cạn dài 15 km.

Xây dựng mới tuyến Bãi Thơm - Gành Dầu dài 33 km. Sớm nhựa hoá các tuyến đường liên xã, rải cấp phối tất cả các tuyến đường từ đường liên xã đến các ấp và đảm bảo xe ô tô lưu thông dễ dàng.

+ Phát triển hệ thống cảng.

- Giai đoạn trước mắt: tập trung đầu tư xây dựng cảng An Thới với quy mô hàng hoá thông qua cảng 300 nghìn tấn, hành khách thông qua cảng 450 nghìn lượt người. Từng bước nghiên cứu xây dựng 1 bến cho tàu trọng tải 3.000 DWT; các bến cho tàu khách ven biển có sức chở 200 - 300 khách và 1 bến nổi để neo tàu 30.000 DWT hoặc tàu khách chở 1000 - 2000 hành khách.

- Giai đoạn tiếp theo: phát triển cảng hành khách đường biển kết hợp với hàng hoá tại Vịnh Đầm cho tàu chở khách đến 2000 hành khách, tàu chở hàng đến 30.000 DWT, quy mô cảng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo Phú Quốc. Xây dựng vị trí neo đậu tàu tại Dương Đông cho tàu chở khách đến 2.000 hành khách neo đậu; cải tạo tuyến luồng trên sông Dương Đông và xây dựng cảng tàu khách ven biển tại sông Dương Đông. Các vị trí Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh quy hoạch xây dựng các cảng đưa đón du thuyền đi du ngoạn trên các tuyến dọc theo bờ Đảo.

Cần tách cảng cá với cảng hành khách.

+ Sân bay: trước mắt hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng sân bay hiện có bảo đảm cho máy bay tầm trung, hạ và cất cánh để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Đảo; tổ chức các tuyến bay, các đội bay nhỏ phục vụ du lịch.

b) Phát triển mạng lưới cấp nước sạch, cấp điện, viễn thông, bệnh viện và các cơ sở giáo dục đào tạo nghề.

- Cấp điện và năng lượng: xây dựng hệ thống lưới điện thống nhất toàn Đảo với khoảng 372 km đường dây trung thế và 669 km đường dây hạ thế. Tổng công suất các trạm biến áp đạt 3720 KVA. Xây dựng một Nhà máy phát điện trung tâm mà công suất đợt đầu đủ đáp ứng nhu cầu đến năm 2010 dự tính là 50 MW. Dự kiến sẽ xây dựng 3 cụm phát điện Điezen ở Dương Đông, An Thới và ngã ba Suối Cái (Bãi Thơm). Nghiên cứu khả năng cung cấp điện cho Đảo theo phương án kéo lưới điện quốc gia từ đất liền ra bằng hệ thống cáp ngầm.

Nghiên cứu phát minh điện gió, điện mặt trời.

Xây dựng mạng lưới sử dụng điện và gas cho nhu cầu sinh hoạt của Đảo, từng bước hạn chế và tiến tới không dùng củi làm chất đốt.

- Cấp nước: theo tài liệu quan trắc, hàng năm Phú Quốc nhận được lượng nước mưa khoảng 1,6 tỷ m3, trong đó có 900 triệu m3 đổ vào sông suối (lượng mưa phân bổ không đều trong năm, tập trung 80% vào mùa mưa). Phú Quốc có 3 rạch chính và nhiều rạch nhỏ, phần lớn bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh, có tổng diện tích lưu vực khoảng 456 km2 (78% diện tích toàn Đảo). Các sông rạch này có độ dốc lớn, không tích được nước mưa, mùa lũ gây xói mòn lớn. Xây dựng các hồ chứa và các công trình cấp nước sạch để có thể cung cấp được khoảng 200 nghìn m3/ngày/đêm. Vào năm 2020, dự kiến trên Đảo hàng năm có khoảng 50 - 55 vạn người sinh hoạt, cần xây dựng hệ thống cấp nước có tổng công suất khoảng 100 nghìn m3/ngày/đêm, nếu kể cả công suất dự trữ thì vào khoảng 120 nghìn m3/ngày/đêm.

Từ nay đến năm 2005 xây dựng các hồ Dương Đông (10 triệu m3), hồ Suối Lớn, sau 2005 xây dựng các hồ Cửa Cạn (35 triệu m3), Rạch Cá và Cửa Lấp và các cơ sở xử lý nước sạch.

Trước mắt, củng cố 721 giếng khoan hiện đang cung cấp nước cho 75 nghìn người. Trong tương lai có thể xây dựng một số hồ chứa nước ở những nơi có điều kiện đảm bảo nguồn nước mặt cung cấp cho nhu cầu của Đảo, từng bước thay thế việc khai thác nước ngầm hiện nay.

Xây dựng thêm 2 hồ chứa (với tổng dung lượng 20 triệu m3) và một nhà máy nước công suất khoảng 100.000 m3/ngày/ đêm.

- Nước thải: nước thải nhất thiết phải qua xử lý đạt yêu cầu trước khi thải xuống sông rạch hoặc ra biển; hoặc đưa vào tái sử dụng để rửa đường, tưới cây, chữa cháy...

Trước mắt, đầu tư chỉnh trang các rạch để thoát nước tốt hơn, khi có nhu cầu sẽ xây dựng cơ sở xử lý nước thải ở những đô thị và những nơi tập trung du khách.

- Bưu chính, viễn thông: xây dựng mạng lưới bưu chính, viễn thông hiện đại có khả năng làm các dịch vụ viễn thông quốc tế (được đặt tại đô thị mới Dương Tơ). Xây dựng Trung tâm viễn thông; Đài phát thanh và truyền hình; Trung tâm điện thoại trên Đảo sử dụng hệ thống di động và hệ thống cáp quang để bảo đảm thông tin ổn định, bảo mật kinh tế và quốc phòng an ninh. Dưới biển gần Phú Quốc đã có tuyến cáp quang quốc tế đi qua, có thể kết nối với Phú Quốc để mở tuyến truyền tin chất lượng cao từ Phú Quốc về đất liền và ra quốc tế. Đến năm 2005 phủ sóng điện thoại di động và sóng phát thanh, truyền hình toàn Đảo.

- Chiếu sáng công cộng: chiếu sáng công cộng trong đô thị, tại các điểm du lịch và dọc các tuyến đường bộ chủ yếu là để phục vụ du lịch, cho phép kéo dài thời gian hoạt động hàng ngày của du khách, tạo ra bộ mặt bên ngoài của công trình kiến trúc về đêm và góp phần tôn tạo phong cảnh. Do vậy chiếu sáng công cộng tại Phú Quốc cần quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ và chú ý sử dụng các giải pháp công nghệ chiếu sáng hiện đại để tiết kiệm năng lượng điện. Tại Quảng trường trung tâm, khu đô thị mới Dương Tơ sẽ sử dụng công nghệ chiếu sáng lazer để tạo thêm hấp dẫn.

- Văn hóa, giáo dục, y tế:

+ Nâng cấp Bệnh viện huyện và Trung tâm y tế đa năng đủ năng lực phục vụ nhân dân tại chỗ và du khách với quy mô khoảng 500 - 1.000 giường.

+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông các cấp, các trung tâm dạy nghề, giáo dục, văn hóa, du lịch trong các trường phổ thông tại Phú Quốc.

+ Xây dựng hệ thống nhà văn hoá, thư viện và bảo tàng sinh vật và sinh vật biển.

7. Phát triển công viên cây xanh: xây dựng các công viên không chỉ có quy mô lớn mà còn có cả các công viên nhỏ khắp nơi và công viên tuyến, đặc biệt dọc theo tuyến đường cao tốc xuyên Đảo với các cây luân phiên nở hoa quanh năm như phượng vĩ, bằng lăng, hoàng lan, bông bụt, hoa gạo, hoa giấy... và các cây có dáng lạ được di thực từ các nước nhiệt đới khác.

Phát triển một số công viên văn hóa thể thao, vui chơi giải trí trên Đảo vừa bảo đảm yêu cầu sinh thái, vừa bảo đảm phục vụ khách du lịch.

 

Điều 4. Về tổ chức không gian phát triển Đảo:

- Phương hướng chung về bố trí không gian phát triển đảo Phú Quốc phải đảm bảo nguyên tắc là không gian xanh, đẹp gắn với cảnh quan biển và có đô thị Đảo hiện đại với phương châm không gian du lịch và không gian đô thị trở thành nhân tố quyết định không gian của Đảo.

Bảo đảm mật độ xây dựng thêm, dành không gian thỏa đáng cho cây xanh công viên.

- Phát triển hệ thống các điểm đô thị, các điểm dân cư tập trung gắn với các hoạt động du lịch và các hoạt động dịch vụ trên Đảo.

- Phương hướng bảo vệ môi trường. Đảm bảo nghiêm ngặt nguyên tắc: mọi phát triển trên Đảo không được xâm hại đến môi trường tự nhiên của Đảo, không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng nước và chất lượng không khí của Đảo. Phát triển sản xuất trên Đảo phải đảm bảo là nền sản xuất sạch, không gây ô nhiễm (kể cả trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp). Mọi chất thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt (kể cả chất thải rắn, nước thải) nhất thiết phải qua xử lý đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường, xuống sông rạch hoặc ra biển.

 

Điều 5. Quy hoạch củng cố quốc phòng, an ninh:

- Tiến hành quy hoạch đất cho quốc phòng, an ninh gắn với quy hoạch hệ thống công trình quốc phòng, an ninh, chủ yếu là điểm cao và vị trí xung yếu, có tính đến yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, du lịch.

- Xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ bảo đảm vai trò tiền đồn và làm lá chắn phía biển Tây Nam của Tổ quốc và đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế có hiệu quả.

- Bố trí phù hợp các lực lượng quốc phòng, an ninh để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ giữ vững chủ quyền quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Xây dựng vững thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên Đảo.

- Xây dựng, củng cố, bổ sung các phương án đảm bảo an ninh, trật tự vùng Đảo.

 

Điều 6. Các giai đoạn phát triển đảo Phú Quốc:

1. Từ nay đến năm 2010:

- Hoàn thành việc nâng cấp sân bay Phú Quốc hiện có; khởi công xây dựng các công trình hạ tầng chính (đường ô tô xuyên Đảo và cảng biển cho tàu khách), công trình cấp nước và một số công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu trước mắt cho xây dựng Đảo.

- Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển; các quy hoạch xây dựng thành phố Phú Quốc, quy hoạch các khu du lịch và các quy hoạch chuyên ngành. Lập các dự án kêu gọi và thu hút đầu tư.

Tập trung đầu tư (cả vốn ngân sách và ngoài ngân sách) để hình thành những đường nét chủ yếu của một đảo du lịch. Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, các công trình dịch vụ tài chính, tàu biển, hàng hải, hải quan, xuất nhập cảnh. Nghiên cứu lập xong Dự án xây dựng sân bay Quốc tế mới, cảng, đường cao tốc.

2. Giai đoạn 2011- 2020:

Hoàn thiện phát triển Đảo theo quy hoạch, bảo đảm yêu cầu du lịch chất lượng cao, đồng thời phát triển các loại dịch vụ và sản xuất khác để đưa kinh tế - xã hội của Đảo lên trình độ phát triển mới.

- Xây dựng xong những hạng mục quan trọng của thành phố Phú Quốc.

- Hoàn thành các cảng biển, các công trình cấp nước và các công trình dịch vụ công cộng cao cấp khác.

- Hoàn thành các khu du lịch chất lượng cao, các trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế...

 

Điều 7. Biện pháp và cơ chế, chính sách cho đảo Phú Quốc:

1. Tạo vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách: Chính phủ ưu tiên đầu tư vốn ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng Phú Quốc. Ngân sách nhà nước đầu tư ở giai đoạn đầu nhằm tạo hạ tầng chủ yếu và tạo mặt bằng để các doanh nghiệp tới Đảo đầu tư. Đặc biệt ưu tiên xây dựng sân bay, cảng, đường xuyên Đảo, đường quanh Đảo, công trình cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải, công trình chiếu sáng.

- Vốn đầu tư bên ngoài: ban hành cơ chế hấp dẫn thu hút vốn đầu tư từ các nơi khác trong nước và từ nước ngoài (kể cả để kinh doanh kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất).

2. Cơ chế, chính sách:

- Về chính sách đầu tư: tập trung ngân sách nhà nước để tiến hành xây dựng trước các công trình hạ tầng (đường, điện, nước, cảng, sân bay...) và tu bổ, bảo tồn di tích lịch sử... hoàn thành trong 3 - 5 năm đầu. Có chính sách ưu đãi về mức thuế, giá thuê đất,... và thủ tục hành chính thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và nhân dân đầu tư theo mục tiêu được xác định. Có phân biệt mức độ khác nhau giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đầu tư vào kinh doanh (đầu tư hạ tầng được ưu đãi hơn).

Cho phép Phú Quốc được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước ta ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư cho khu công nghiệp, khu chế xuất; cho các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế thương mại tự do, khu kinh tế mở.

Phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc cổ phiếu công trình đối với những dự án hạ tầng có quy mô lớn và có vai trò then chốt đối với sự phát triển của Đảo.

Huy động vốn theo các hình thức BOT, BT, BTO với ưu đãi cao hơn khung ưu đãi trong các quy định hiện hành.

- Áp dụng cơ chế thông thoáng về xuất, nhập cảnh.

Thực hiện chế độ cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu cho các nhà đầu tư, kinh doanh, khách du lịch nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền cùng gia đình vào cư trú tại Phú Quốc và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ về cư trú theo luật pháp Việt Nam.

- Về chính sách phát triển nguồn nhân lực: áp dụng chế độ khuyến khích cán bộ có trình độ, năng lực đến Đảo làm việc; không khuyến khích dân cư ra quá đông mà phải có chọn lọc, không để ảnh hưởng môi trường được xác định lâu dài là phát triển du lịch.

 

Điều 8. Tổ chức thực hiện:

1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và Uỷ ban nhân dân huyện Phú Quốc:

- Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và Uỷ ban nhân dân huyện Phú Quốc có biện pháp quản lý chặt chẽ đất đai trên đảo Phú Quốc, ngăn chặn bằng được tình trạng phân chia, bao chiếm, mua bán đất đang diễn ra nghiêm trọng trên Đảo và xử lý kiên quyết các trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất trái pháp luật, sai mục đích và tình trạng phá rừng đang gia tăng tại Đảo. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho nhân dân.

- Có các biện pháp khắc phục tình trạng di dân tự phát ra Đảo tăng nhanh, làm ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch, đến môi trường tự nhiên và xã hội.

- Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang làm chủ đề án, chọn tổ chức làm chủ đầu tư để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao về phát triển đảo Phú Quốc; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội của Tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Cho phép Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang mời các công ty tư vấn ngoài nước có trình độ cao tham gia quy hoạch không gian phát triển trên Đảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương triển khai các công việc tiếp theo để nhanh chóng tổ chức thực hiện Đề án phát triển Phú Quốc có hiệu quả.

- Phát triển du lịch đảo Phú Quốc phải có sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc cũng là địa bàn để đầu tư phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh; do đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần bàn bạc thống nhất xây dựng phương án, kế hoạch hợp tác phát triển một cách cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương:

Các Bộ, cơ quan Trung ương cùng với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch và các cơ chế, chính sách cần thiết, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc; tăng cường và phối hợp với địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

a) Bộ Xây dựng phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc kể cả các thị trấn và tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; trong đó, xác định chức năng du lịch dịch vụ, kết hợp phát triển công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế có lợi khác, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai các quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển ngành, các dự án đầu tư và tổ chức quản lý đầu tư theo quy hoạch được duyệt.

b) Tổng cục Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc theo hướng chủ yếu là du lịch sinh thái với chất lượng cao và mang tính đặc thù và phấn đấu xây dựng Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch hấp dẫn trong nước và khu vực với các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao, góp phần tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng.

c) Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông, vận tải trên Đảo phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển; các dự án phải phù hợp với quy hoạch chung phát triển Phú Quốc và có kế hoạch đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trước mắt, triển khai ngay việc thi công xây dựng tuyến đường ven biển từ Dương Đông đi An Thới, quy hoạch hệ thống cảng biển. Cục Hàng không Việt Nam xây dựng dự án mở rộng sân bay hiện có để bảo đảm cho máy bay lớn có thể hạ cánh và cất cánh được.

d) Bộ Quốc phòng tiến hành rà soát, điều chỉnh lại phương án phòng thủ, đảm bảo quốc phòng, gắn với nhiệm vụ ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội phục vụ thiết thực cho phát triển du lịch của Đảo; rà soát và quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, xác định rõ các khu vực và diện tích đất nhất thiết phải bố trí sử dụng cho mục đích quốc phòng thời gian sớm nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; diện tích đất dôi ra giao cho địa phương quản lý, khai thác, sử dụng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu phòng thủ, Bộ Quốc phòng phải đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án, công trình đã đầu tư; xem xét bố trí hợp lý các công trình phòng thủ phía Bắc Đảo.

đ) Bộ Công an tiến hành rà soát, điều chỉnh phương án bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội phục vụ cho mục tiêu phát triển Đảo; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và với chính quyền địa phương, lực lượng quân đội, Bộ đội Biên phòng, Hải quan có cơ chế quản lý phù hợp theo hướng đơn giản hoá thủ tục việc tiếp nhận, quản lý khách du lịch, nhưng phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự trên Đảo.

e) Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, cơ quan liên quan và tỉnh Kiên Giang xây dựng Đề án về việc cấp thị thực xuất, nhập cảnh; định cư tại Đảo.

g) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập quy hoạch và có biện pháp bảo vệ tốt rừng nguyên sinh hiện có, vườn quốc gia Phú Quốc; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi trên Đảo để tạo nguồn nước phục vụ phát triển các ngành kinh tế và phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân.

h) Bộ Tài chính xây dựng cơ chế huy động vốn để tạo vốn phát triển.

i) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nước.

k) Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập quy hoạch phát triển thuỷ sản cho khu vực đảo Phú Quốc gắn với phát triển du lịch.

l) Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước lập quy hoạch mạng lưới bưu chính, viễn thông.

m) Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và Uỷ ban nhân dân huyện Phú Quốc nâng cấp bệnh viện huyện, trung tâm y tế đa năng và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ y tế; tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo nhằm từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống nhà văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới.

n) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cùng với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang theo dõi và giám sát thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên Đảo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Xây dựng, Tổng cục Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch mời các công ty tư vấn trong nước và công ty tư vấn nước ngoài có đủ năng lực triển khai xây dựng các quy hoạch tổng thể không gian và quy hoạch chi tiết cho Đảo.

 

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 178/2004/QD-TTg

Hanoi, October 5, 2004

 

DECISION

APPROVING THE OVERALL SCHEME ON DEVELOPMENT OF PHU QUOC ISLAND, KIEN GIANG PROVINCE, TILL 2010, WITH A VISION TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report No. 3309/BKH-CLPT of June 1, 2004,

DECIDES:

Article 1.- To approve the overall scheme on development of Phu Quoc island, Kien Giang province, till 2010, with a vision towards 2020 for use as basis for elaborating and directing the implementation of socio-economic development plan, ensuring security and defense for the island.

Phu Quoc island locates as the southwestern outpost, having great potentials for economic development and occupying a military position of particular importance in the national defense strategy. The development of Phu Quoc island must be based on the following principles:

- Giving priority to sustainable socio-economic development in association of the maintenance of landscapes and ecological environment. Concentrating efforts on building and developing Phu Quoc island according to a proper plan and step into a big and modern tourist, convalescent and international trade center of the Mekong river delta region to the southwest of the country and step by step formulating a regional and international tourist and trade center.

- Development of Phu Quoc island must link to the defense and security requirements of the island and the whole country.

- Development of Phu Quoc island must link to, and be in close coordination with, the Mekong river delta region, Ho Chi Minh city and in its relation with Southeast Asian region. Development of Phu Quoc island also aims to boost the sustainable development of the Mekong river delta region as well as the whole country.

- Concentrating efforts on prioritizing the vigorous development of tourism and continuing to develop high-quality tourism as planned; at the same time boosting the development of other tourist services so as to meet the requirements of bringing into full play the strength of the island.

- Mobilizing resources of all economic sectors at home and abroad for development of Phu Quoc island. The State budget shall prioritize the investment in essential infrastructure of the island.

Article 2.- Striving to achieve the following major development objectives:

- To create a step of vigorous development of economic potentials, contributing to the common national development, strengthening security and defense of Phu Quoc island. To step by step build Phu Quoc island into a tourist center (ecological tourism, convalescence and marine tourism) of regional and international magnitude with form of high-quality tourism, attracting foreign tourists and meeting the requirements of domestic tourists.

- By 2010, to strive to have formed a number of high-quality tourist and entertainment as well recreation resorts, annually attracting around 300- 350 thousand tourists and considerably contributing to creation of jobs for, and raising the cultural and social life of, people in Phu Quoc and islands within Phu Quoc island district.

- By 2020, to basically complete the construction of Phu Quoc island into a tourist center with the development of high-quality marine eco-tourism, annually attracting around 2 to 3 million tourists.

Article 3.- Major tasks and solutions to boost the development of key branches and domains of Phu Quoc island

1. To concentrate on building Phu Quoc island into a tourist center, first of all and largely high-quality island-marine eco-tourism typifying Kien Giang and the whole country.

To bring into full play the strength of many beautiful white sand beaches on both western and eastern coasts in order to form coastal tourist spots and lines, develop island tourism of particular coloring, create rich and diversified tourist products all year round, attracting tourists to stay for long and to come time and again...

At the same time to link the tourist development of Phu Quoc island to the tourist development of Ho Chi Minh city, the southern key economic region and national tourist lines.

With characteristics and great tourist potentials, to develop Phu Quoc tourism along the direction of diversifying forms of tourism and passenger transportation by land, waterway and air, prominently being:

a) Sea bath and convalescence in association with water sport center (swimming, diving, rowing...); oceanic park (dolphin show, aquarium);

b) Eco-tourism (tour of the island and islets, study of the values of indigenous nature and culture) in combination with honeymoon, fishing, squid fishing ...tourism;

c) Sport tourism (including marine sports, mountain sports and risky mountain climbing sport);

d) Entertainment and recreation tourism, particularly with a number of forms of high-grade entertainment and recreation and services attracting larger numbers of tourists;

e) Shopping tourism and other tempting tourist forms to attract tourists;

f) Organization of conferences, seminars (at big hotels with conference centers, trade and gastronomic centers).

The State shall provide budget capital support for the planning and construction of infrastructure; mobilize capital of various economic sectors and permit the attraction of foreign investment in reasonable forms of investment for development of tourist infrastructure and key domains.

g) From now till 2005, to concentrate investment in building Phu Quoc tourist center and developing the Phu Quoc - Ha Tien - Con Dao tourist line; to mobilize domestic capital sources and enter into cooperation as well as joint ventures with foreign countries in opening tourist lines from Phu Quoc to Thailand, Cambodia, Malaysia. To invest in the exploitation of the Nui Sam-An Giang- Phu Quoc cultural festival tourist line. To invest in the training of human resources for the tourist industry.

2. Development of services

a) First of all, services must be prioritized and take one step forward (financial, banking, insurance, communication, aviation, maritime, trade, medical services, sports, entertainment....), ensuring adequate conditions for the attainment of development objectives of the island while boosting the economic restructuring along the direction of modernization;

b) In the immediate future, to concentrate on strongly developing services for the objectives of tourist development of the island. Apart from transiting tourists, to develop a number of forms of services of regional significance linking Phu Quoc island and the Mekong river delta region with other regions at home and abroad;

c) For a long term, to build trade centers of Duong Dong, Duong To, An Thoi; to build the marketplaces of Cua Can, Ham Ninh, Ganh Dau, Bai Thom, Tho Chau and Duong To. To strongly develop domestic and international conference, seminar services in association with tourism.

3. To develop forestry, agriculture along the direction of creating bio-diversity, landscapes, environment in service of tourist development, partly meeting the demands of local population and visitors.

a) To develop agriculture and forestry of Phu Quoc island along the direction of protecting forest resources in service of eco-tourism; to develop agriculture mainly along the direction of cleanness and high quality in service of tourism;

b) To strictly protect precious primitive forests of Phu Quoc island, develop bio-diversity. The main tasks in forestry are to well protect and manage national conservation zones and to afforest bare hills, raising the area under planted forests from 4,344 ha at present to around 6,500-7,000 ha by 2010. The forest area of Phu Quoc island will stand stably at around 38,000-39,000 ha (accounting for 68-69% of the natural area);

c) To study the acclimatization of plants of landscape value from various regions of the country and from overseas so as to increase the value of landscapes at tourist spots and in urban centers of Phu Quoc island; to build up zones for protection of aquilaria on mountains into unique aquilaria tourist spots;

d) To form orchid gardens, bird gardens, cactus gardens, spotted deer and ostrich zoos in order to create diversified and attractive tourist products, deal in small and super-small bonsais convenient for tourists to keep as souvenirs;

e) Phu Quoc's agriculture shall develop along the direction of high-quality clean agriculture on the basis of stabilizing the agricultural land area at around 6,600 ha (including 1,000 ha of fruit trees, 300 ha of vegetables; around 1,200 ha of pepper plants, around 3,000 ha of cashew, 270 ha of coconut; growing flower and bonsai plants) and forming a number of farms in service of tourism.

To set up a center for research into, and production of, fruit tree and precious and rare plant varieties.

4. To develop fishery in combination with visits, tourism.

To observe the guiding principle: developing fishery without causing adverse impacts but contributing to tourist development.

- To develop an area of about 30 ha in An Thoi for concentrated industrial production of marine breeds, the production of assorted shrimp, abalone, ornamental fish breeds (including the production and conservation of prototype parental breeds)... for supply to the Mekong river delta region. To develop the culture of specialty aquatic resources such as pearl oyster, sea turtle, lobsters, caged fish... in service of tourism (for use as food, souvenirs, tourist spots) and export as well.

- To develop the rearing of ornamental fish for export.

- To develop fishing of surface fishes in association with the industry of processing of Phu Quoc specialty fish sauce, processing high-quality cuttle fish in Duong Dong and An Thoi.

- In An Thoi port area, to invest in the construction of an aquatic product market of around 20,000 m2.

- To upgrade the fish ports of An Thoi and Duong Dong and the system of storm shelter anchorage and moorage for vessels in An Thoi, which can accommodate 600 ships of 600 CV each.

5. Development of industries, cottage industry and handicraft

To develop clean industries, create jobs and produce goods in service of tourists without causing pollution and harming the tourist environment of the island.

To orientate the long-term development of Phu Quoc island’s industries including food and drink industry, consumer goods industry, jewelry and souvenir industry, aquatic transport and fishing service industry, specialty fish sauce processing industry (without affecting tourism). Industries, cottage industries and aquatic product processing should turn out traditional and new products of high quality and better patterns as well as designs (such as Phu Quoc fish sauce, wood articles, processed aquatic products...) to serve souvenir-buying tourists.

Industries should be arranged into small industrial clusters in association with population quarters of around 2-5 ha each, paying special attention to waste water treatment without causing pollution.

6. To develop infrastructure along the direction of modernization to meet the socio-economic development requirements of the island district mainly in good service of tourist development and security as well as defense assurance.

With the State budget capital sources and every possible measures to quickly modernize the infrastructure along the direction of prioritizing the development of tourism and high-quality services suitable to tourists' needs.

a) To develop the communication network, including roads, overhead railways, cable cars, airways, waterways and port systems.

+ To develop the system of high-quality roads which are not so big but ensure high-speed traffic, with beautiful and clean landscapes along road sides.

The development shall focus on renovation and upgrading of existing routes and building of a number of new routes in order to ensure smooth travel between economic centers, population quarters and tourist resorts on the island.

- First of all to renovate and build a new route around the island which runs through An Thoi along the western coast of the island to Duong Dong, through Cua Can, Ganh Dau along the northern coast of the island to Bai Thom and along the eastern coast of the island to Ham Ninh before linking to Ham Ninh - Duong Dong - An Thoi road. Such route shall stretch over 125 km.

- To upgrade the North-South centerline route running through the island (An Thoi- Duong Dong- Bai Thom) to high-quality standards through the following localities: An Thoi (running inside the island through Phu Quoc prison area) to Duong Dong, Suoi Cai, then turning to Ganh Dau and Bai Thom. The route is around 70 km in length.

- To build a new road of around 12 km from Cua Lap to Khe Tao Ru.

- To build outbound roads linking the island centerline route and around-island route to tourist resorts, economic centers and population quarters on the around-island; the around-island leisure road to coastal tourist spots; the up-mountain leisure road to sight-seeing spots; roads to farms, intra-urban thoroughfares.

- Besides, to develop trails running through jungles and mountains for exploring tourists and to build a number of cable cars to carry visitors up to mountain peaks but to preserve natural landscape and environment. To study the construction of an overhead railway running around the island, with some sections running through jungles and some running through mangrove forests and with many spots along the route for sight-seeing or visit.

In the immediate future, to draw up plans on investment in upgrading Duong Dong - Cua Can road of 12.6 km, Suoi Cai - Ganh Dau road of 19.7 km, Duong Dong - An Thoi road of 24 km (being adjusted to run not close to the coast so as not to affect tourist development), Duong Dong - Bai Thom road of 30 km, Ham Ninh - Bai Thom road of 38 km, Ganh Dau-Cua Can road of 15 km.

To build Bai Thom - Ganh Dau route of 33 km. To early asphalt inter-commune roads, to macadamize all roads from commune centers to hamlets, ensuring smooth motor traffic.

+ To develop the port system

- In the immediate future: To concentrate investment in the construction of An Thoi port with the capacity of 300 thousand tons of cargo and 450 thousand turns of passengers. To study the construction of a wharf for ships of 3,000 DWT; wharves for coastal passenger ships of 200-300 passengers and one dry dock for mooring ships of 30,000 DWT or passenger ships of 1,000-2,000 passengers.

- At the next stage: To develop passenger-cum-cargo sea port in Vinh Dam for passenger ships of up to 2,000 passengers and freighters of up to 30,000 DWT, with its size being suitable to socio-economic development of Phu Quoc island. To build anchorages and moorages in Duong Dong for passenger ships of up to 2,000 passengers; to renovate routes and channels on Duong Dong river and build a coastal passenger ship port on Duong Dong river. Ganh Dau, Bai Thom and Ham Ninh locations shall be planned for construction of ports for leisure ships traveling on routes along the island's coast.

To separate fish ports from passenger ports.

+ Airports: In the immediate future, to complete the upgrading and expansion of the existing airport ensuring the landing and take-off by medium-sized aircraft so as to satisfy the tourist development of the island; to organize air routes and small flight squadrons in service of tourism.

b) To develop networks of clean water supply, electricity supply, telecommunications, hospitals and job-training establishments.

- Electricity and energy supply: To build a uniform all-island power-grid system with around 372 km of medium-voltage transmission lines and 669 km of low-voltage transmission lines. The total capacity of all transformer stations shall reach 3,720 KVA. To build a central power generation plant with its estimated initial capacity of 50 MW, adequately satisfying the demand till 2010. Three diesel power generation clusters are expected to be built in Duong Dong, An Thoi and Suoi Cai T-junction (Bai Thom). To study the possibility of supplying electricity to the island under a scheme of building underground cable systems to transmit electricity from the mainland.

To study the generation of electricity from wind and solar energy.

To build the electricity- or gas-using networks in service of daily-life needs of the island so as to step by step limit the use then proceed to non-use of firewood as fuel.

- Water supply: According to observatory documents, annually Phu Quoc receives a rainfall of around 1.6 billion cubic meters, including 900 million cubic meters pouring into rivers and streams (the rainfall is unevenly distributed throughout the year, with 80% being in the rainy season). Phu Quoc has three main rivers and numerous small ones, largely stemming from Ham Ninh mountain range with basins covering a total area of around 456 km2 (accounting for 78% of the island's natural area. These rivers see high slanting degrees, thus being unable to accumulate rainwater and causing great erosion in the flood season. To build reservoirs and clean-water supply works so as to be able to supply about 200 thousand cubic meters/day/night. By 2020, the island shall have around 500-550 thousand inhabitants per year, whose daily life requires the building of a water supply system of a capacity of around 100 thousand cubic meters/day/night, or 120 thousand cubic meters/day/night if the reserve capacity is included.

From now till 2005, to build the reservoirs of Duong Dong (10 million cubic meters), Suoi Lon, and after 2005, the reservoirs of Cua Can (35 million cubic meters), Rach Ca and Cua Lap as well as water treatment establishments.

For the immediate future, to consolidate 721 drilled wells, which are supplying water for 75 thousand people. In the future, a number of water reservoirs can be built in areas with conditions to ensure the supply of surface water, satisfying the island's need and step by step replacing the groundwater sources currently exploited.

To additionally build two water reservoirs (with a total holding capacity of 20 million cubic meters) and a water plant of a capacity of some 100,000 m3/day/night.

- Waste water: Waste water must necessarily be treated up to the requirements before being discharged into rivers, canals or sea or re-used for street cleaning, plant watering, fire fighting...

For the immediate future, to invest in renovation of canals for better water drainage, and to build, when needed, waste water treatment establishments in urban centers and areas most frequented by tourists.

- Post and telecommunications: To build modern post and telecommunications networks capable of providing international telecommunications services (to be located in the new urban center of Duong To). To build a telecommunications center, radio and television stations; an island-based telephone center for use of mobile phone systems and an optical cable system to ensure stable communications, to keep economic, defense and security confidentiality. The existing optical cable running under sea near Phu Quoc island can be connected to Phu Quoc to open high-quality communications lines from Phu Quoc to the mainland and to foreign countries. By 2005, the entire island shall be covered by mobile phone, radio and television waves.

- Public lighting: The public lighting in urban centers, tourist resorts and along roads aims to mainly serve tourism, permitting the prolongation of daily activities of tourists, creating the beautiful appearance of architectural works by night and contributing to beautifying the landscape. Therefore, attention should be paid to the aesthetical elements in the public lighting in Phu Quoc and to the use of modern public lighting technologies to save electric energy. At the central square and the new urban center of Duong To, the laser public lighting technology shall be used to create more attraction.

- Culture, education, health:

+ To upgrade the district hospital and the multi-functional medical center to be capable of serving the local population and tourists with some 500-1,000 hospital beds.

+ To completely build the system of general education of all levels, job-training, educational, cultural, tourist centers in general education schools in Phu Quoc.

+ To build the system of cultural houses, libraries, biological museum and aquarium.

7. To develop green parks: To build parks of big and small sizes in all areas and line parks, particularly along across-island express way, with such trees blossoming all the year round as royal ponciana, celandine, rose mallow, bombax, pansy... and trees of strange shapes acclimatized from other tropical countries.

To develop a number of cultural, sport, entertainment and recreation parks on the island, ensuring both the ecological requirements and the service of tourists.

Article 4.- On organization of development space of the island

- The general orientation for arrangement of development space of Phu Quoc island must ensure the principle of green and beautiful space in association with seascapes and having modern island urban centers under the guiding principle that the tourist space and the urban space shall become factors decisive to the island's space.

To ensure the density of additional construction, reserving satisfactory space for park greenery.

- To develop the system of concentrated urban spots and population spots in association with tourist and service activities on the island.

- Environmental protection orientations: To strictly adhere to the principle that every development on the island must not harm its natural environment, must not reduce its forest areas, water quality and air quality. The production development on the island must ensure clean and non-polluting production (including agricultural, forestry, fishery and industrial production). All waste matters discharged from the process of production, business and daily life (including solid wastes and waste water) must necessarily be treated up to the requirements before being discharged into the environment, rivers, canals or sea.

Article 5.- Planning on defense and security consolidation

- To formulate planning on defense and security land in association with planning on systems of defense, security works, mainly high points and key positions, taking into account socio-economic and tourist development requirements.

- To build the system of defense works ensuring the role of southwestern outpost and shield of the Fatherland and ensuring the service of economic development with efficiency.

- To properly arrange defense and security forces in order to fulfill the tasks of firmly maintaining the national sovereignty as well as social order and safety.

- To firmly build up the entire-people defense posture, people's security posture on the island.

- To elaborate, improve and add schemes for ensuring security and order on the island.

Article 6.- Stages of development of Phu Quoc island

1. From now till 2010:

- To complete the upgrading of the existing Phu Quoc airport; to start the construction of key infrastructures (across-island motor roads and sea ports for passenger ships), water supply works and a number of social infrastructure works in service of immediate demands for island construction.

- To finalize the overall development planning; Phu Quoc city construction plannings, tourist zone planning and specialized plannings. To formulate projects calling for and attracting investment.

To concentrate investment (with both budget capital and non-budget capital) so as to formulate the principal outlines of a tourist island. To build tourist, entertainment and recreation zones, high-class hotels, trade centers, financial service works, ship-building, maritime, customs, entry and exit areas. To study and finalize the project on construction of new international airports, ports, express ways.

2. The 2011-2020 stage:

To complete the island development under the plannings, ensuring the requirements of high-quality tourism and at the same time develop other types of services and production in order to further develop the island socially and economically to a new level.

- To complete the construction of important items of Phu Quoc city.

- To complete sea ports, water-supply works and other high-grade public-service works.

- To complete high-quality tourist zones, trade centers, international exchange centers...

Article 7.- Measures and mechanisms, policies for Phu Quoc island

1. Creation of investment capital:

- Budget capital: The Government prioritizes the budget investment capital for construction of infrastructure in Phu Quoc. The state budget investment in the first stage aims to create key infrastructures and land ground for enterprises to invest in Phu Quoc. To give special priority to the construction of airports, ports, across-island roads, around-island roads, water-supply and drainage works, waste treatment works, public lighting works,

- Non-budget investment capital: To promulgate tempting mechanisms to attract investment capital from other localities in the country and from overseas (including capital for dealing in infrastructure and production development).

2. Mechanisms, policies:

- Regarding investment policies: To concentrate state budget first on the construction of infrastructure works (road, electricity supply, water supply, ports, airports...) and renovation as well as conservation of historical relics... to be completed within the first three to five years. To adopt tax, land rent,... preference policies and open and convenient administrative procedures to attract enterprises of all economic sectors (including foreign-invested enterprises) and people to make investment under the set objectives. To differentiate between investment in infrastructures and investment in business (with more preferences for investment in infrastructure).

To permit Phu Quoc to apply the highest preference mechanisms and policies promulgated by the Vietnamese state regarding foreign investment, domestic investment, investment in industrial parks, export processing zones, border-gate economic zones, free economic and trade zones, open economic zones.

To issue government bonds or project shares for large-scale infrastructure projects which play a key role in the development of the island.

To mobilize capital in form of BOT, BT, BTO with preferences higher than the preference brackets under the current regulations.

- To apply open and convenient export and import mechanisms.

To implement the regime of granting entry visas at border gates to foreign investors, business people, tourists.

Foreign investors and overseas Vietnamese are entitled to reside together with their families in Phu Quoc and enjoy the residence interests and obligations under Vietnamese law.

- Regarding human resource development policies: To apply the regime of encouraging highly qualified and capable officials to come and work in Phu Quoc; not to encourage people to migrate en mass but to adopt selective migration so as not to affect the determined long-term objective of tourist development.

Article 8.- Implementation organization

1. Responsibilities of the People's Committees of Kien Giang province and of Phu Quoc district:

- To assign the People's Committees of Kien Giang province and Phu Quoc district to adopt measures to strictly manage land on Phu Quoc island, to prevent by all ways and means the serious situation of land division, occupation and trading, which is occurring on the island and resolutely handle cases of illegal land trading, transfer, land use for wrong purposes and forest destruction being on the rise in the island. To enhance the work of law propagation and dissemination to people.

- To work out measures to overcome the situation of increasing spontaneous migration to the island, which adversely affects the tourist development as well as the natural and social environment.

- To assign the People's Committee of Kien Giang province to act as scheme owner, selecting investors for continued performance of assigned tasks of development of Phu Quoc island; to coordinate with the concerned ministries and branches in adjusting the socio-economic planning of the province to suit the development objectives of Phu Quoc island till 2010 and the orientations towards 2020. To permit the People's Committee of Kien Giang province to invite highly qualified foreign consultancy companies to participate in planning the development space on the island and submit it to the Prime Minister for approval.

- To coordinate with ministries, central agencies in deploying the next tasks so as to quickly organize the efficient materialization of the scheme on development of Phu Quoc.

- The tourist development of Phu Quoc island requires the cooperation and active support of Ho Chi Minh city and Phu Quoc is also a geographical area for investment in tourist development of Ho Chi Minh city; hence, the Kien Giang province People's Committee and the Ho Chi Minh City People's Committee should discuss and unanimously draw up plannings, plans for development cooperation in a concrete, practical and efficient manner.

2. Responsibilities of ministries and central agencies:

Ministries and central agencies shall joint the People's Committee of Kien Giang province in quickly finalizing the plannings, plans as well as necessary mechanisms and policies suitable to the socio-economic development model of Phu Quoc island; to enhance and coordinate with the locality in directing and organizing the implementation thereof.

a) The Ministry of Construction shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in elaborating a general planning on construction of Phu Quoc island covering district townships and Kien Giang province till 2020, clearly identifying the function of services tourism in combination with the development of industries, aquaculture and other beneficial economic branches, and submit it to the Prime Minister for approval, which shall serve as basis for deployment of detailed plannings on construction, plannings on branch development, investment projects and organization of investment management under the approved plannings.

b) Vietnam National Tourism Administration shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in elaborating plannings, plans on development of Phu Quoc tourism along the main direction of eco-tourism of high quality and particular character and strive to build Phu Quoc into an attractive domestic and regional tourist center with highly competitive tourist products, positively contributing to boosting the economic restructuring in association with the tasks of ensuring security and defense.

c) The Ministry of Transport shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in elaborating plannings, plans on development of communications and transport on the island in accordance with the development orientations and objectives; projects must conform with the general planning on development of Phu Quoc and investment plans must be worked out to accelerate the implementation thereof. For the immediate future, to immediately deploy the construction of the coastal road from Duong Dong to An Thoi, the planning on the sea port system. Vietnam Aviation Department shall formulate a project on expansion of the existing airport to ensure the landings and take-offs by big aircraft.

d) The Ministry of Defense shall scrutinize and adjust the defense plans, ensuring that defense is associated to the priority tasks of socio-economic development and practically serves the tourist development of the island; revise and plan the use of defense land and clearly identify zones and land areas to be necessarily used for defense purposes as soon as possible and submit them to the Prime Minister for approval; assign the redundant land areas to the locality for management, exploitation and use for the socio-economic development tasks.

To meet the defense requirements, the Ministry of Defense must speed up the investment, the completion of investment projects, works; and consider and rationally arrange defense works to the north of the island.

e) The Ministry of Public Security shall review and adjust the protection plans, ensuring security and social safety in service of the development objectives of the island; coordinate with concerned ministries and agencies as well as the local administration, army forces, Border Guards, the Customs in formulating appropriate management mechanism along the direction of simplifying the procedures for reception and management of tourists but ensuring safety, security and order on the island.

f) The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Public Security, concerned ministries and agencies as well as Kien Giang province in working out schemes on grant of entry and exit visas and on permanent residence on the island.

g) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in formulating the planning on, and taking measures for, the protection of the existing primary forests, the Phu Quoc national garden; coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in conducting surveys for construction of water reservoirs, irrigation works on the island in order to create water sources in service of economic development and people's daily life.

h) The Ministry of Finance shall develop mechanisms for capital mobilization in order to create investment capital.

i) The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in formulating plannings on land use, environmental protection and water source use.

j) The Ministry of Fisheries shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in formulating plannings on fisheries development for Phu Quoc region in association with tourist development.

k) The Ministry of Post and Telematics shall coordinate with the Kien Giang province People's Committee, concerned ministries and agencies as well as domestic and foreign consultancy organizations in elaborating planning on post and telecommunication networks.

l) The Ministry of Health, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Culture and Information shall coordinate with the People's Committees of Kien Giang province and Phu Quoc island district in upgrading the district hospital, multi-functional medical center and organizing the training of health workers; organizing the education and training system so as to step by step raise the people's intellectual level, train human resources, build the system of cultural houses, meeting the requirements of development of tourism and services in the coming years.

m) The Ministry of Planning and Investment shall join the Kien Giang province People's Committee in monitoring and supervising the materialization of the overall planning on socio-economic development on the island. The Ministry of Planning and Investment shall, together with the Ministry of Construction, Vietnam National Tourism Administration, coordinate with the Kien Giang province People's Committee in formulating plans to invite fully capable domestic and foreign consultancy companies to formulate overall spatial planning and detailed plannings for the island.

Article 9.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The president of the Kien Giang province People's Committee, the concerned ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of Government-attached agencies shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 178/2004/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất