Quyết định 173/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 173/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 173/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/11/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 173/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 173/2001/QĐ-TTG
NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005, nhằm:
Khai thác tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên nước (nước ngọt, nước lợ, nước mặn), rừng... và lao động để tiếp tục phát huy vị thế về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nông sản khác của cả nước.
Nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành: lương thực, rau quả, chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp, bao gồm: chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp và các ngành nghề nông thôn; triển khai xây dựng các cụm công nghiệp khí điện đạm Tây Nam và tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ...
Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và đào tạo...), xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng lũ lụt, vùng cửa sông, ven biển. Tăng cường khả năng phòng, chống thiên tai, hạn chế thiệt hại khi có lũ lụt và thiên tai xẩy ra, bảo đảm người dân vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn ổn định không phải di dời khi có lũ lụt xẩy ra.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, tăng giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân; tập trung phát triển một số ngành sản xuất, có sức cạnh tranh cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Điều 2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 phải đạt được là:
1. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 9,8%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 13,5%/năm; dịch vụ tăng 10%/năm.
2. Đến năm 2005: tỷ trọng trong cơ cấu GDP của nông, lâm, nghiệp, thủy sản chiếm 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5%, dịch vụ chiếm 31,5%. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 550 USD/năm.
3. Tạo việc làm cho khoảng 1,8-2 triệu lao động, bình quân 1 năm trên 35 vạn lao động.
4. Đến năm 2005 không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 10%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 22 - 25%; 70 - 80% số hộ nông thôn được cung cấp điện; 75 - 80% số hộ dân ở thành phố và khoảng trên 60% số hộ dân vùng nông thôn được dùng nước sạch. Không còn cầu khỉ.
5. Thu hút trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 85 - 90%; tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi đạt 95 - 97%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đạt 78 - 80%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 42 - 45%; phát triển mạnh các loại hình giáo dục nghề nghiệp. Tăng quy mô tuyển sinh trung học chuyên nghiệp hàng năm từ 10 - 15%; mở rộng quy mô sinh viên cao đẳng và đại học, phấn đấu đạt 60 -70 sinh viên trên 1 vạn dân. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong vùng đạt 20 - 25%.
6. Đầu tư xây dựng xong các cụm, tuyến dân cư phù hợp với quy hoạch chung, bảo đảm người dân vùng ngập lũ không phải di dời, các xã đều có trạm y tế, nhân dân được khám chữa bệnh kịp thời, học sinh vùng ngập lũ không phải nghỉ học trong mùa lũ, từng bước có cuộc sống an toàn và ổn định, xã hội ngày càng văn minh trong điều kiện hàng năm thường xuyên có lũ.
7. Cải thiện và nâng cao rõ rệt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào Khơ me. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu về xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đất sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn và hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách.
Điều 3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội một số ngành và lĩnh vực chủ yếu sau:
1. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
a) Về sản xuất lúa:
Sản xuất lúa vẫn là ngành sản xuất có lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ổn định diện tích khoảng 1,8 triệu ha đất có điều kiện thủy lợi tưới tiêu chủ động để sản xuất 2 vụ ăn chắc, trong đó có 1 triệu ha trồng lúa có chất lượng cao để xuất khẩu, duy trì mức sản lượng lúa từ 15 đến 16 triệu tấn/năm. Điều chỉnh lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa cho phù hợp với diễn biến của lũ lụt và thị trường tiêu thụ. Nâng trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo đến năm 2005 ngang mức tiên tiến trong khu vực, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Đối với diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp, bấp bênh; vùng đất bãi ven sông, đất cao không ngập lũ; diện tích trồng lúa ở vùng ven đô, các trục đường giao thông và ở các vùng khác thì chuyển dần sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn hoặc nuôi trồng thủy sản.
b) Về phát triển các cây trồng làm nguyên liệu công nghiệp:
Mở rộng diện tích trồng ngô, đậu tương... kết hợp sử dụng giống mới, năng suất cao để cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
ổn định diện tích trồng mía khoảng 90.000 ha để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đường hiện có. áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống kết hợp với thâm canh để tăng năng suất cây mía đến năm 2005 đạt bình quân trên 80 tấn/ha.
Tiếp tục nâng cao công nghệ chế biến dừa, đa dạng và nâng cao giá trị sản phẩm dừa. Đồng thời từng bước nghiên cứu các giống dừa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để thay thế vườn dừa đã già cỗi, năng suất thấp; thực hiện phương thức xen canh cây dừa với các loại cây trồng khác hoặc kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, để nâng hiệu quả sử dụng đất lên gấp 1,5 - 2 lần hiện nay.
Trên cơ sở kết luận khoa học về hiệu quả và khả năng phát triển cây bông ở trong vùng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt May Việt Nam có kế hoạch và biện pháp mở rộng diện tích trồng bông với giống bông lai có năng suất, chất lượng cao ở nơi có điều kiện. Việc phát triển cây bông phải gắn với phát triển công nghiệp cán bông và công nghiệp dệt. Phát triển cây đay ở nơi có điều kiện làm nguyên liệu bao bì và công nghiệp giấy.
c) Về các loại cây ăn quả:
Phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới có lợi thế cạnh tranh, có giá trị hàng hoá kinh tế cao như xoài, nhãn, cam sành, quýt đường, bưởi, dứa, vú sữa, măng cụt, sầu riêng và các cây ăn quả khác. Việc phát triển các loại cây ăn quả phải gắn với thị trường xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Vùng thường xuyên bị ngập lụt cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích hợp với điều kiện ngập nước.
d) Về chăn nuôi: tiếp tục phát triển đàn lợn, gia cầm, bò thịt và phát triển nhanh đàn bò sữa để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa ở Long An, Cần Thơ và một số địa phương khác.
đ) Về phát triển lâm nghiệp:
Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Nam Bộ, nhất là rừng ngập mặn ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh ... coi đây là vấn đề sống còn của hệ sinh thái toàn vùng Nam Bộ.
Gắn bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng là địa danh lịch sử với phát triển hình thức du lịch sinh thái.
Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế trên các vùng đất phèn và nơi có điều kiện; trồng mới khoảng 100 ngàn ha rừng tràm ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và Nam bán đảo Cà Mau.
Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ở các vùng sinh thái đất ngập nước, khoanh nuôi, tái sinh rừng gắn với nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng lực phòng hộ, đảm bảo hiệu quả kinh tế của nghề rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển mạnh trồng cây phân tán, cây chắn sóng, coi trọng trồng cây lấy gỗ ở các khu dân cư tập trung, các tuyến, cụm dân cư, dọc các tuyến đường, bờ kênh, xung quanh nhà ở của dân.
Đưa tỷ lệ che phủ của rừng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 15%.
e) Về phát triển thủy sản:
Phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước (ngọt, lợ và mặn); đồng thời từng bước phát triển nuôi biển các loại tôm, cá và các loại nhuyễn thể có giá trị cao, theo quy hoạch chung của vùng và từng địa phương.
Đến trước năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt trên 700.000 ha, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 1,7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 1.500 triệu USD.
Đa dạng hoá các phương thức nuôi trồng thủy sản: xen canh, luân canh, chuyên canh, thâm canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái và đa dạng hoá các đối tượng nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế rủi ro, đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối với thị trường có tiềm năng lớn.
ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là hệ thống các công trình thủy lợi (đê, kênh, cống chính cấp nước, thoát nước, trạm bơm điện...) hình thành các vùng dự án có quy mô vừa và lớn cho nuôi trồng thủy sản để được đầu tư đồng bộ, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn thủy sản nhanh, bền vững và có hiệu quả cao.
Khai thác hải sản xa bờ phải gắn với dịch vụ trên biển để nâng cao hiệu quả kinh tế; tổ chức lại sản xuất và tạo việc làm cho ngư dân ven bờ theo hướng chuyển mạnh sang nuôi trồng thủy sản, làm dịch vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ.
Tập trung đầu tư để đổi mới công nghệ chế biến, giảm dần chế biến thô, tăng tỷ trọng hàm lượng chế biến có giá trị gia tăng cao, đa dạng hoá sản phẩm và sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của thị trường; đồng thời thực hiện tốt quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
2. Về phát triển công nghiệp: tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:
a) Chế biến nông, lâm, thủy sản, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản. Ưu tiên cải tạo mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở chế biến thủy sản tại Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh,.... đưa công suất chế biến lên hơn 25 vạn tấn/năm vào năm 2005; sử dụng tối đa công suất các nhà máy chế biến sữa tươi, sữa chua và kem ở Long An và Cần Thơ.
b) Cơ khí phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
c) Sản xuất vật liệu xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở. Đến năm 2005 sản lượng xi măng tăng 4,17 triệu tấn, trong đó xi măng ở tỉnh Kiên Giang (khoảng 3,05 triệu tấn).
d) Ngành dệt may, xây dựng 2 cụm liên hợp dệt, may, nhuộm ở Cần Thơ và Long An có quy mô mỗi cụm: kéo sợi 2 - 3 vạn cọc, dệt vải mộc (vải nhẹ) với tổng công suất 20 triệu mét/năm; dệt kim 1.500 tấn/năm, nhuộm hoàn tất cho vải bông, tổng hợp 45 triệu mét/năm. Thu hút khoảng hơn 20.000 lao động dư thừa từ nông nghiệp.
đ) Sản xuất da giầy, hoá chất, phân bón, bao bì, giấy, chế biến gỗ... ở các địa phương có điều kiện phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.
e) Về ngành điện, đầu tư xây dựng nhà máy điện Ô Môn (I + II) công suất 600 MW, hệ thống dây dẫn điện 110 KW và trạm đồng bộ với nhà máy. Triển khai xây dựng nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Cà Mau công suất 720 MW và hệ thống đường dây cao thế Cà Mau - Ô Môn; khẩn trương xây dựng công nghiệp điện, đạm tại Cà Mau và Cần Thơ (triển khai xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm 800.000 tấn/năm tại Cà Mau trong năm 2002) theo quy hoạch khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2001.
g) Về sản xuất thuốc lá, ổn định sản lượng 230 - 240 triệu bao/năm; tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để hiện đại hoá các nhà máy, nâng cao chất lượng thuốc lá điếu, đưa thuốc lá có đầu lọc, bao cứng lên 90%.
h) Về ngành rượu, bia, nước giải khát, tập trung nâng cao chất lượng bia thuộc 5 đơn vị quốc doanh địa phương, mở rộng công suất, tổ chức sắp xếp lại cơ sở để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng.
Giải quyết thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm các loại nước giải khát trái cây, nước ngọt có ga và không ga; nghiên cứu đầu tư thêm nhà máy có công suất trên 10 triệu lít/năm để tiêu thụ sản phẩm trái cây có sản lượng lớn như xoài, nhãn, cam, quýt, chôm chôm ...
i) Phát triển và thu hút các nhà đầu tư vào 6 khu công nghiệp tập trung hiện có, đồng thời từng bước quy hoạch và hình thành thêm một số khu công nghiệp mới với quy mô vừa và nhỏ.
Tiếp tục hình thành các khu công nghiệp tập trung, các cụm, điểm công nghiệp ở thị trấn, huyện để đáp ứng nhu cầu bảo quản, chế biến nông sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần kích cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông thôn.
3. Về phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ:
a) Làm tốt công tác dự báo, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước bằng các nguồn vốn của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức và cá nhân, có sự hỗ trợ của nhà nước. Xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu ở những tỉnh có điều kiện.
Khuyến khích thành lập và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Nghiên cứu thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, các Quỹ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng, của từng doanh nghiệp và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm thông tin thị trường, trung tâm xúc tiến thương mại, hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản, hệ thống chợ bán buôn nông sản, thủy sản... Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại (chợ, trung tâm thương mại...) cho các địa phương vùng có nhiều đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Nâng tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của toàn vùng đạt 15%/năm và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18 - 20%/năm.
b) Khai thác các tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch thời kỳ 2001 - 2005 đạt hơn 20%/năm, đến năm 2005 doanh thu của ngành du lịch đạt trên 800 tỷ đồng.
c) Đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành dịch vụ, trong đó phát triển nhanh các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu và phục vụ dân sinh như: giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, kho ngoại quan, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất, xuất khẩu lao động, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ vật tư, kỹ thuật đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thời kỳ 2001 - 2005 đạt từ 8 - 10%/năm.
4. Về khoa học, công nghệ và môi trường:
a) Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ trong vùng, huy động lực lượng khoa học và công nghệ ngoài vùng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao giá trị đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của các sản phẩm hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quy luật phân bố và diễn biến, có luận cứ khoa học để có biện pháp xử lý lũ lụt, sạt lở v.v... và các giải pháp công trình như đê ven biển, đê cù lao, đê bảo vệ các khu dân cư tập trung; xử lý môi trường nông thôn và môi trường các khu nuôi trồng tập trung có hiệu quả.
Đầu tư nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học nông, lâm, ngư nghiệp của vùng nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là về các khâu giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản), công nghiệp chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
b) ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới về xây dựng, sản xuất vật liệu và kết cấu công trình... thích hợp với vùng đất yếu, vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt; nghiên cứu nạo vét luồng tàu Định An vào cảng Cần Thơ để tàu 1 vạn tấn ra vào cảng.
c) Nghiên cứu để thiết lập công nghệ phần mềm tại Cần Thơ và xây dựng, khai thác mạng Internet của vùng.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành liên quan có kế hoạch bố trí kinh phí trong kế hoạch nghiên cứu 5 năm (2001 - 2005) và hàng năm cho các chương trình và dự án để phục vụ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
5. Về y tế, giáo dục và đào tạo:
a) Về y tế:
Củng cố và phát triển hệ thống các bệnh viện đa khoa phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa của vùng tại thành phố Cần Thơ, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng cao hơn cho nhân dân trong vùng.
Tiếp tục củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, nhất là tuyến xã và thôn ấp; có chính sách khuyến khích đưa bác sĩ về xã, đến năm 2005 sẽ có khoảng 80% xã có bác sĩ.
Đảm bảo cơ số thuốc dự phòng cần thiết cho các vùng ngập lũ, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về việc sử dụng nước sạch, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Có biện pháp phòng, chống, hạn chế các bệnh nguy hiểm như: thương hàn và các loại bệnh khác.
b) Về giáo dục và đào tạo:
Nhanh chóng tạo bước chuyển biến cơ bản đối với giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo dục của các tầng lớp dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của vùng; chú trọng thu hút con em đồng bào dân tộc Khơ me và các dân tộc thiểu số khác đến trường.
Củng cố và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học mầm non và phổ thông (bao gồm cả trường dân tộc nội trú) gắn liền với quy hoạch cụm dân cư, phù hợp với vùng thường xuyên bị lũ lụt; cơ bản xoá phòng học 3 ca trong năm học 2001 - 2002, đến năm 2005 xây dựng trường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ 80%, bảo đảm ổn định việc học tập và là nơi tránh lũ khi có lũ lụt.
Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng đã được Chính phủ phê duyệt, xúc tiến việc thành lập một số trường đại học và cao đẳng ở những tỉnh có điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là các ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, y khoa và đào tạo đội ngũ giáo viên.
Trên cơ sở khoa Y dược hiện có của trường đại học Cần Thơ, triển khai trong năm 2002 việc thành lập và đầu tư xây dựng trường đại học Y dược, đào tạo cán bộ chuyên khoa, đa khoa cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu giáo viên tiểu học vào năm 2002, giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2005. Trước mắt tăng quy mô đào tạo giáo viên cho Khoa sư phạm của trường đại học Cần Thơ, trường cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và một số trường cao đẳng Sư phạm địa phương để bổ sung kịp thời và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong vùng. Triển khai trong năm 2002 việc thành lập và đầu tư xây dựng trường đại học Sư phạm để đào tạo giáo viên cho vùng.
Tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 22% tổng ngân sách giáo dục đào tạo vào giai đoạn 2001 - 2005.
c) Về lao động và việc làm:
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới thu hút lao động tại chỗ.
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các Tổng công ty 91 nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện chương trình đào tạo, dạy nghề để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; phấn đấu chuyển mỗi năm khoảng 24 vạn người trong số lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 4%; đưa cơ cấu lao động trong vùng đến năm 2005 ở khu vực nông, lâm nghiệp 53%, công nghiệp 17%, khu vực dịch vụ khoảng 30%.
Điều 4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế - xã hội trong vùng (có Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).
Các quy hoạch về giao thông, xây dựng, quy hoạch cụm, tuyến dân cư và nhà ở của dân, quy hoạch điện, nước .... phải được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch thủy lợi, quy hoạch kiểm soát lũ nhằm đáp ứng yêu cầu thoát lũ; đồng thời bảo đảm an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng khi lũ lụt xẩy ra hàng năm.
1. Về thủy lợi: đầu tư xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi gắn với phát triển giao thông, xây dựng cụm, tuyến, điểm dân cư theo nội dung Quyết định số 99/TTg ngày 09 tháng 02 năm 1996 để phục vụ có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và dân sinh.
Trên cơ sở các số liệu về lũ năm 2000 và năm 2001, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về hệ thống thủy lợi, tiêu thoát lũ, thau chua, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt... đáp ứng các yêu cầu của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng; bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch kiểm soát lũ, trên cơ sở tính hoàn nguyên lũ năm 2000, gắn với toàn lưu vực sông Mê Kông cho phù hợp với diễn biến lũ lụt và các vấn đề mới nẩy sinh, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội của vùng.
a) Mục tiêu đến năm 2005, hoàn thành hệ thống công trình thủy lợi và kiểm soát lũ chủ yếu của vùng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, an toàn các cơ sở kinh tế và kết cấu hạ tầng.
Tiếp tục triển khai và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi kết hợp tưới tiêu, rửa phèn, ngăn mặn với kiểm soát lũ tại vùng tứ giác Long Xuyên. Đẩy nhanh việc nghiên cứu để có căn cứ khoa học triển khai đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, công trình kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười và vùng sông Vàm Cỏ.
b) Hoàn thành các hạng mục thuộc dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) là Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít và Ô Môn - Xà No; dự án thủy lợi Ba Lai, tỉnh Bến Tre...; xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi nội đồng tưới tiêu chủ động cho diện tích quy hoạch sản xuất lúa xuất khẩu khoảng 1 triệu ha; xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ và hoàn chỉnh để phục vụ cho khoảng 700 nghìn ha diện tích nuôi tôm và thủy sản các loại.
Triển khai các hệ thống thủy lợi vùng Tây sông Hậu, Nam bán đảo Cà Mau... các vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của sản xuất.
Rà soát, hoàn chỉnh lại quy hoạch đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển nhằm đáp ứng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bảo vệ dân cư và thoát lũ của vùng.
2. Về giao thông vận tải:
a) Trong 5 năm tới giải quyết được cơ bản về giao thông, trong đó chú ý cả giao thông đường bộ và khai thác thế mạnh của giao thông đường thủy của vùng; các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ vào cấp và kiên cố bền vững, đạt 90% nhựa hoá; mở một số tuyến mới N1, N2 song song với trục Bắc Nam quốc lộ 1A, mở tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam sông Hậu (91c).
b) Nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ quan trọng tạo thành hệ thống giao thông đường bộ thông suốt trên toàn vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Việc xây dựng các tuyến giao thông, hệ thống cầu, cống cần phải phối hợp chặt chẽ với các công trình thủy lợi tạo thành một hệ thống đồng bộ kiểm soát lũ, khai thác tài nguyên nước, bảo vệ môi trường bền vững, xây dựng các cụm, tuyến và điểm dân cư.
c) Trước mắt, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm, cải tạo nâng cấp một số tuyến giao thông và một số cảng chính, thực hiện đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả thiết thực, tạo động lực để phục vụ kịp thời cho lưu thông, xuất khẩu và phát triển sản xuất của vùng, củng cố thế trận an ninh, quốc phòng.
Khởi công mới tuyến N2, đoạn Thạnh Hoá - Đức Hoà, tuyến N1 đoạn Bến Thuỷ - Tịnh Biên - Hà Tiên, tuyến Nam sông Hậu (91c), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Mở quốc lộ 1A đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, quốc lộ 60 (Bến Tre - Trà Vinh, Sóc Trăng và 2 bến phà Cổ Chiên, Đại Ngải; quốc lộ 80 (đoạn Mỹ Thuận - Vàm Cống), quốc lộ 50 đoạn Cầu Nhị Thiên Đường - Gò Công - Mỹ Tho), cầu Tô Châu quốc lộ 80 và một số tuyến đường nối ra các cửa khẩu; triển khai xây dựng cầu Cần Thơ; khôi phục quốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn.
Triển khai dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ (giai đoạn 1), cầu Rạch Miếu, cầu Vàm Cống theo hình thức BOT.
d) Tiếp tục xây dựng mạng lưới đường nông thôn liên huyện, liên xã, liên thôn ấp từ các nguồn vốn: vốn ngân sách, huy động trong dân, vốn của các nhà tài trợ JBIC, ADB và WB; sớm hoàn thành chương trình xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2005, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã.
đ) Đầu tư cơ bản hoàn thành các tuyến giao thông bộ trên các đảo (chủ yếu là đảo Phú Quốc) để đảm bảo cho phòng thủ và an ninh, cùng với giải quyết vấn đề điện, nước, cầu cống, y tế, giáo dục... nhằm nâng cao đời sống nhân dân và phát triển sản xuất.
e) Nâng cấp các cảng sông nằm trên tuyến vận tải chính: cảng Vĩnh Long, cảng Cao Lãnh trên sông Tiền; cảng Mỹ Thới trên sông Hậu, các cảng sông Cà Mau, cảng Mỹ Tho (Tiền Giang), cảng Đại Ngải; nâng khẩu độ cầu Một Tháng Giêng, Sóc Trăng, cầu Vĩnh Thuận, nâng cấp cầu Sa Đéc, xây dựng cầu Thới Bình.
Hoàn thành dự án 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ; tiếp tục giai đoạn 2 nâng cấp cảng Cần Thơ gồm làm tiếp nối 76 m cầu tàu, xây dựng đường bãi, trang bị bốc xếp. Đầu tư xây dựng cảng Cái Cui (Cần Thơ), cảng Cần Giuộc (Long An), cảng Định An (Trà Vinh).
Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán, xác định khẩu diện, vị trí cầu trên các lộ giao thông với hệ thống kênh trục thủy lợi, có giải pháp công trình thích hợp (vượt lũ, cầu cạn, đường tràn thoát lũ...) để vừa bảo đảm giao thông, vừa không ảnh hưởng dòng chảy và nâng cao mực nước lũ.
3. Về kế hoạch xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt.
a) Xây dựng các cụm, tuyến, điểm dân cư vượt lũ, (lấy đỉnh lũ năm 1961 và năm 2000 làm chuẩn).
Việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư, các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trạm xá ..., phải bảo đảm không bị ngập lụt so với mức nước lũ năm 1961 và lũ năm 2000, người dân vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn, ổn định, không phải di dời khi lũ lụt xẩy ra; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện và tập quán sinh hoạt của nhân dân vùng này, đưa cuộc sống nhân dân toàn vùng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các tuyến, cụm dân cư, nhà ở của dân đều được xây dựng theo quy hoạch gồm các phương thức tôn nền, bao đê hoặc làm sàn nhà trên cọc, bảo đảm an toàn trong mùa lũ phù hợp với quy hoạch do ủy ban nhân dân tỉnh duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.
Tạo được các cơ sở phúc lợi công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội...) hoạt động bình thường trong mùa lũ.
b) Phải bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng, bố trí dân cư theo cụm, tuyến dân cư, đê bao bảo vệ khu dân cư tập trung gắn với các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ đời sống nhân dân, trước mắt ưu tiên làm trước đối với các vùng ngập sâu.
- Đối với các thị xã, thị trấn, thị tứ đông dân cư: kết hợp nâng nền cục bộ và làm đê bao bảo vệ khu dân cư, cùng với các giải pháp cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các công trình phúc lợi công cộng cấp thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi.
- Đối với các cụm trung tâm xã, trong đó có trụ sở xã, trường học, trạm xá, chợ, nhà ở .... thực hiện giải pháp tôn nền vượt lũ là chủ yếu với quy mô phù hợp khoảng từ 3 - 5 ha; cụm dân cư thì có thể tổ chức với quy mô khoảng 2 - 3 ha cho khoảng 100 - 120 hộ dân, gắn với đồng ruộng phù hợp với điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và bố trí các công trình phúc lợi.
- Tuyến dân cư xây dựng trên cơ sở tuyến kênh trục, kênh cấp I và các trục lộ giao thông là chính. Trên các tuyến bố trí các cụm dân cư. Cụm dân cư có thể được bố trí ở một hoặc cả hai bên trục kênh, trục đường, có thể ở liên tục hoặc từng đoạn trên tuyến phù hợp với quy hoạch thoát lũ và điều kiện cụ thể của từng vùng.
- Đối với đê bao bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của dân có diện tích lớn qui mô cả ấp, xã, huyện phải được quy hoạch cụ thể, nhất thiết không được làm tự phát tràn lan, có lợi cục bộ nhưng gây thiệt hại chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xem xét, phê duyệt quy hoạch cụ thể cho từng tỉnh trên cơ sở quy hoạch thủy lợi và quy hoạch kiểm soát lũ chung của cả vùng.
c) Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, tập trung đầu tư để cơ bản hoàn thành việc xây dựng tuyến, cụm dân cư và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng ngập lũ và các vùng cửa sông ven biển; đảm bảo hệ thống trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hoá... hoạt động bình thường trong mùa lũ lụt, từng bước kiên cố, bảo đảm không bị ngập lụt.
Trong 2 năm 2001 - 2002 hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng các trung tâm xã, các cụm dân cư trong vùng ngập lũ; tập trung chỉ đạo hoàn thành đồng bộ 5 khu dân cư thí điểm ở vùng ngập lũ đang đầu tư dở dang, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng. Đến năm 2005, phải xây dựng xong các tuyến, cụm dân cư vượt lũ.
Bộ Xây dựng chủ trì cùng các tỉnh lập chương trình kế hoạch xây dựng các cụm, tuyến dân cư an toàn trong vùng ngập lũ và chương trình phát triển nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 5 năm 2001 - 2005 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình.
d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp về nhà ở đối với các gia đình chính sách, đồng bào nghèo, đặc biệt là số hộ gia đình đồng bào Khơ me có đời sống khó khăn, không có khả năng tự tạo lập nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2001.
Cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước, các địa phương và nhân dân trong vùng vận động phong trào giúp đỡ đồng bào giải quyết về đất đai, xây dựng nhà ở nhằm ổn định đời sống.
đ) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng dân cư, các thị trấn, thị tứ, trong đó phải kết hợp tốt việc chỉnh trang, nâng cấp mở rộng các khu đô thị cũ gắn liền với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở các thị trấn, thị tứ của vùng; phối hợp cùng các địa phương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cải thiện chỗ ở cho nhân dân, nhất là đối với nhân dân vùng ngập lũ.
e) Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn ...; giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý tốt môi trường các khu công nghiệp, khu dân cư, sông rạch.
Điều 5. Một số cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đảm bảo thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả; phát triển kết cấu hạ tầng; giải quyết các vấn đề nổi cộm của vùng như đói nghèo, dịch bệnh, học hành, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào Khơ me.
1. Về huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất:
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm và đào tạo ngành nghề; ngân sách nhà nước dành kinh phí ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu.
Đối với các dự án nuôi trồng thủy sản ở vùng mới khai hoang, các địa phương có quy hoạch dành đất và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó thực hiện bán, khoán, cho thuê để thu hồi vốn như cơ chế đầu tư đối với khu công nghiệp.
2. Về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông, lâm, thủy sản:
Xây dựng cơ chế tổ chức liên kết: hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp với các cơ chế chính sách thích hợp, để hướng tới phần lớn người nông dân sản xuất hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng.
Đến năm 2005, có trên 50% số hộ nông dân sản xuất hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng với các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại. Trước hết, thực hiện sản xuất theo hợp đồng kinh tế đối với mía, bông, sữa bò, thủy sản và từng bước mở rộng sản xuất theo hợp đồng đối với nguyên liệu sản xuất khác.
Việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một nghĩa vụ của các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ thuộc mọi thành phần kinh tế.
Hình thành các Hiệp hội giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người sản xuất, kinh doanh của từng ngành hàng.
3. Về đầu tư:
Ngân sách (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), huy động sức dân và các nguồn tài trợ từ bên ngoài để tăng thêm nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các tuyến dân cư, cụm dân cư và các công trình phúc lợi công cộng tại cụm dân cư.
Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp để làm nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4. Về tín dụng:
a) Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước bảo đảm đủ vốn cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế, dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, dự án nông, lâm, thủy sản, ... vay vốn theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ, Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Quỹ hỗ trợ phát triển nhanh chóng triển khai các hình thức tín dụng: bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999.
Dành một phần vốn từ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để cho hộ chính sách, hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi để làm nền nhà và nhà ở theo phương thức trả dần trong nhiều năm; hỗ trợ đầu tư tuyến dân cư, cụm dân cư.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách cho vay cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Ngân hàng Thương mại thực hiện cho người sản xuất hàng hoá vay vốn theo quy định, đồng thời sớm ban hành quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp người không có điều kiện về tài sản thế chấp vay được vốn của ngân hàng. Khuyến khích mở rộng các hình thức dịch vụ về vốn cho người sản xuất, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ vốn cho dân dưới hình thức ứng vốn trước và thu hồi bằng sản phẩm nông sản.
5. Xây dựng chính sách khuyến công: hỗ trợ đào tạo nghề; miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư, ưu đãi tín dụng cho các loại doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng Quỹ khuyến công (được hình thành từ ngân sách nhà nước, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và thu hồi vốn hỗ trợ ...) để phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.
6. Giải quyết cơ bản vấn đề nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất:
Tạo thêm quỹ đất bằng cách khai hoang.
Rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, nông, lâm trường quốc doanh để thu hồi ngay trong năm 2001 và đầu năm 2002 diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả giao lại cho địa phương để giao cho các hộ nông dân sản xuất.
Tạo điều kiện để một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất được đến lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới.
Tăng cường quản lý đất đai, hoàn thành hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý chặt chẽ biến động đất đai. Nghiêm cấm việc chuyển nhượng đất đai không đúng pháp luật, giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, tranh chấp đất đai.
Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho vùng lũ lụt và các địa phương có khó khăn về thị trường tiêu thụ. Miễn thuế sử dụng đất cho các hộ nghèo (theo tiêu chí mới), cho các hộ dân ở các xã thuộc Chương trình 135.
7. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: tiếp tục thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho đồng bào dân tộc phù hợp với điều kiện và tập quán của đồng bào; nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các hộ đồng bào Khơ me thực sự khó khăn về nhà ở.
ưu tiên giải quyết cho đồng bào vay vốn để sản xuất từ ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn khác; thực hiện tốt công tác khuyến nông và tăng cường hướng dẫn cách làm ăn, sản xuất cho đồng bào.
Từ năm 2002, thực hiện đối với các gia đình đồng bào dân tộc nghèo, hộ chính sách:
- Miễn đóng góp xây dựng trường, đóng học phí, tiền sách giáo khoa cho các con em đi học; ưu tiên giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc đã qua đào tạo.
- Miễn phí tiền khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, Trung tâm y tế, bệnh viện.
Điều 6. Tổ chức thực hiện:
1. ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long phải xác định việc thực hiện các nội dung của Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân trong vùng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đề ra.
Trên cơ sở thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Thủy sản, Tổng cục Địa chính và các cơ quan liên quan, các tỉnh rà soát điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng các khu dân cư, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất (lúa - tôm; lúa - hoa màu, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp ...) trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm của địa phương; cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện.
2. Các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì cùng với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể. Các Bộ, ngành, địa phương mỗi năm 01 lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nội dung của Quyết định này.
3. Để giải quyết vấn đề nhà ở cho các hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo vùng ngập sâu, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính xây dựng chính sách cho vay bằng hiện vật nhà ở, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các dự án xây dựng cụm, tuyến dân cư cấp bách trong năm 2001 - 2002, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phải lập và trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ cần trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo quy định và cho phép được áp dụng hình thức chỉ định thầu để thực hiện, nhưng không được để xảy ra tiêu cực.
Trước mắt, Bộ Xây dựng làm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ủy ban nhân dân các tỉnh vùng ngập lũ, xác định, lựa chọn các công trình xây dựng cụm, tuyến dân cư, đê bao bảo vệ các khu dân cư tập trung cấp bách ở vùng ngập sâu, phù hợp với quy hoạch để đầu tư trước trong năm 2001 - 2002 trình Thủ tướng Chính phủ.
Miễn thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng tuyến, cụm dân cư.
4. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét và bố trí cấp đủ kinh phí cho chương trình giống; bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân cư cấp bách.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo ưu tiên dành nguồn tín dụng ưu đãi cho dân vay để đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tranh thủ sự đồng tình và hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA, hỗ trợ thực hiện các chương trình và dự án phát triển cơ sở kinh tế và xã hội.
5. Tổng cục Khí tượng thủy văn tiếp tục tăng cường năng lực đo đạc, điều tra, khảo sát để thu thập đầy đủ, chính xác số liệu khí tượng thủy văn, môi trường nước để làm tốt công tác dự báo khí tượng thủy văn, nghiên cứu đầy đủ hơn quy luật thời tiết, thủy văn của vùng; tạo cơ sở khoa học để các ngành, địa phương xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm hoàn thiện các giải pháp kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách hợp lý, hiệu quả.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
PHỤ LỤC I
CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU VÀ CÁC DỰ ÁN
NÔNG, LÂM NGHIỆP 5 NĂM 2001-2005 VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự
| Tên dự án
| Địa điểm
| Quy mô
| Nhiệm vụ công trình
| Khởi công xây dựng 2001- 2005
| ||
|
|
| Diện tích (ha)
| Chiều dài (km)
| Thủy lợi (ha)
| Dân cư (1000 người)
|
|
| Tổng số
|
| 24.453
| 1.930
| 990.705
| 3.401
|
|
A
| Vùng ngập lũ
|
| 23.673
| 1.855
| 403.806
| 2.644
|
|
I.
| Tứ giác Long Xuyên
|
| 10.177
| 707
| 59.862
| 1.070
|
|
1
| CT Ba Hòn - T3
| Kiên Giang
|
|
| 15.400
|
|
|
2
| HTTL ven biển Tây
| Kiên Giang
|
|
| 35.900
|
|
|
3
| Cống Luỳnh Quỳnh
| Kiên Giang
|
|
| 6.562
|
|
|
4
| Cống Vàm Răng
| Kiên Giang
|
|
|
|
|
|
5
| Cống Bình Giang 1
| Kiên Giang
|
| 8
|
| 2
|
|
6
| Cống Bình Giang 2
| Kiên Giang
|
| 8
|
| 2
|
|
7
| Cống kênh Cái Tre
| Kiên Giang
|
| 8
|
| 2
|
|
8
| Cống Tam Bản
| Kiên Giang
|
| -
|
| -
|
|
9
| Cống Tà Xăng
| Kiên Giang
|
| -
|
| -
|
|
10
| Cống kênh Sơn Kiên
| Kiên Giang
|
| 5
|
| 1
|
|
11
| Kênh Trà Sư-Tri Tôn
| AG-KG
|
| 75
|
| 20
|
|
12
| Kênh Hà Giang
| Kiên Giang
|
| 20
|
| 5
|
|
13
| Kênh T2
| Kiên Giang
|
| 22
|
| 6
|
|
14
| Kênh Nông trường
| Kiên Giang
|
| 20
|
| 5
|
|
15
| K. Mỹ Thái-10 Châu Phú
| AG-KG
|
| 50
|
| 15
|
|
16
| Kênh Ba Thê
| AG-KG
|
| 50
|
| 15
|
|
17
| K.Kiên Hảo-Núi Chóc-Năng Gù
| AG-KG
|
| 50
|
| 15
|
|
18
| K. Rạch Giá - Long Xuyên - C. Cà Đao
| AG-KG
|
| 50
|
| 15
|
|
19
| Kênh Tròn
| AG-KG
|
| 50
|
| 15
|
|
20
| Kênh Cái Sắn (kết hợp giao thông)
| AG-KG
|
| 50
|
| 15
|
|
21
| Kênh Ba Thê Mới
| An Giang
|
| 20
|
| 5
|
|
22
| Kênh Mặc Cần Dưng
| An Giang
|
| 40
|
| 10
|
|
23
| Kênh Cần Thảo
| An Giang
|
| 21
|
| 5
|
|
24
| Kênh Đào
| An Giang
|
| 20
|
| 5
|
|
25
| DA Bắc Vàm Nao
| An Giang
|
|
|
|
|
|
26
| Kênh Tám Ngàn
| AG-KG
|
| 35
|
| 10
|
|
27
| Kênh H7
| Kiên Giang
|
| 20
|
| 5
|
|
28
| Kênh H9
| Kiên Giang
|
| 20
|
| 5
|
|
29
| Tuyến dân cư bờ Nam kênh Vĩnh Tế
| AG-KG
|
| 65
|
| 10
|
|
30
| Một số đê bao cấp thiết
|
|
|
|
|
|
|
31
| Trạm bơm 3/2
| An Giang
|
|
| 2.000
|
|
|
32
| Các dự án khác
|
|
|
|
|
|
|
II
| Đồng Tháp Mười
|
| 7.000
| 1.133
| 60.000
| 903
|
|
1
| K. Sở Hạ - Cái Cỏ - Long Khốt
| ĐT-LA
|
| 90
|
| 22
|
|
2
| Kênh Tân Thành - Lò Gạch
| ĐT-LA
|
| 53
|
| 13
|
|
3
| Kênh Hồng Ngự
| ĐT-LA
|
| 43
|
| 10
|
|
4
| Kênh An Bình
| ĐT-LA
|
| 35
|
| 7
|
|
5
| Kênh Đồng Tiến - D.V. Dương - Lagrang
| ĐT-LA
|
| 80
|
| 20
|
|
6
| Kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông
| ĐT-LA
|
| 85
|
| 20
|
|
7
| Kênh Nguyễn Văn Tiếp
| ĐT-LA-TG
|
| 93
|
| 45
|
|
8
| Kênh 2/9 - Đốc Vàng Thượng
| ĐT
|
| 35
|
| 9
|
|
9
| Kênh Kháng Chiến
| ĐT
|
| 40
|
| 10
|
|
10
| Kênh Bình Thành
| ĐT
|
| 37
|
| 10
|
|
11
| K.Tân C Chi - Phú Hiệp - Đốc Vĩnh Hạ
| ĐT
|
| 50
|
| 15
|
|
12
| Kênh Sa Rài - Phú Đức
| ĐT
|
| 32
|
| 10
|
|
13
| Kênh T. Thành- Đường Thét
| ĐT
|
| 50
|
| 15
|
|
14
| Kênh Cái Cái - Phước Xuyên - 28
| LA-TG
|
| 80
|
| 40
|
|
15
| Kênh 79
| LA
|
| 70
|
| 20
|
|
16
| Dự án Tứ Thường
| ĐT
|
|
|
| 10
|
|
17
| Kênh 61
| LA
|
| 45
|
| 22
|
|
18
| Kênh 28
| LA
|
| 47
|
| 15
|
|
19
| Kênh Sông Trăng-Cả Gừa
| LA
|
| 25
|
| 6
|
|
20
| Kênh Tân Hưng
| LA
|
| 25
|
| 6
|
|
21
| Kênh Hưng Điền
| LA
|
| 26
|
| 6
|
|
22
| Kênh Rạch Chàm - Mỹ Bình
| LA
|
| 32
|
| 8
|
|
23
| Kênh Trà Cú Thượng
| LA
|
| 30
|
| 7
|
|
24
| Kênh Ba Reng - Rạch Gốc
| LA
|
| 30
|
| 7
|
|
25
| Một số đê bao cấp thiết
|
|
|
|
|
|
|
26
| Dự án Bảo Định
| LA-TG
|
|
| 60.000
|
|
|
27
| Kênh 12
| LA
|
|
|
|
|
|
28
| Kênh Bà Vòm
| LA
|
|
|
|
|
|
29
| 5 kênh Bắc QL1
| TG
|
|
|
|
|
|
30
| Các dự án khác
|
|
|
|
|
|
|
III
| Vùng Tây Sông Hậu
|
| 2.654
|
| 194.944
| 269
|
|
1
| Dự án Ô Môn - Xà No
| CT-KG
|
|
| 50.000
|
|
|
2
| Kênh Nàng Mau 2
| CT
|
|
| 22.419
|
|
|
3
| Dự án Cần Thơ - Long Mỹ
| CT
|
|
| 122.525
|
|
|
4
| Dự án Cái Sắn-Thốt Nốt
| CT-KG
|
|
|
|
|
|
5
| Ô Môn
| CT-KG
|
|
|
|
|
|
6
| Một số đê bao cấp thiết
|
|
|
|
|
|
|
7
| Các dự án khác
|
|
|
|
|
|
|
IV
| Vùng giữa Sông Tiền - Sông Hậu
|
| 3.842
| 15
| 89.000
| 402
|
|
1
| Kênh 7 xã
| An Giang
|
| 15
| 30.000
| 8
|
|
2
| Dự án Bắc Lấp Vò
| ĐT
|
|
| 18.000
|
|
|
3
| Dự án Nam Lấp Vò
| ĐT
|
|
| 34.000
|
|
|
4
| Dự án Xẻo Mát - Cái Vồn
| ĐT-VL
|
|
| 7.000
|
|
|
5
| Một số đê bao cấp thiết
|
|
|
|
|
|
|
6
| Dự án Bưng Trường - Ngãi Chánh
| VL
|
|
|
|
|
|
7
| Dự án đê bao vườn cây ăn quả
| VL
|
|
|
|
|
|
8
| Kè TX Vĩnh Long
| VL
|
|
|
|
|
|
9
| Kè TT Tam Bình
| VL
|
|
|
|
|
|
10
| Kè TT Măng Thít
| VL
|
|
|
|
|
|
11
| Các dự án khác
|
|
|
|
|
|
|
B
| Vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn
|
|
|
| 553.440
|
|
|
I
| Dự án Quản lộ Phụng Hiệp
| ST-BL-CM
|
|
| 204.814
|
|
|
II
| Dự án Nam Măng Thít
| VL-T.Vinh
|
|
| 171.626
|
|
|
III
| Dự án Ba Lai
| Bến Tre
|
|
| 88.500
|
|
|
1
| Cống đập Ba Lai
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
2
| Công trình Giao Hòa
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
3
| Công trình Chẹt Sậy
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
4
| Công trình Bến Rớ
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
5
| HTTL Cầu Sập
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
6
| Các công trình khác
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
IV
| Dự án Hương Mỹ
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
1
| Cống Cái Quao
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
2
| HTTL Mỏ Cày
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
3
| Các công trình khác
| Bến Tre
|
|
|
|
|
|
V
| Các dự án khác
|
|
|
| 88.500
|
|
|
1
| Kênh Xuân Hòa - Cầu Ngang
| TG
|
|
|
|
|
|
2
| Dự án U Minh Hạ
| CM
|
|
|
|
|
|
3
| DA U Minh Thượng
| KG
|
|
| 300
|
|
|
4
| Hồ Dương Đông
| CM
|
|
|
|
|
|
5
| Kè Gành Hào
| CM
|
|
|
|
|
|
6
| Công trình thủy lợi sản xuất muối
| BL
|
|
|
|
|
|
7
| Công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
|
|
|
|
|
|
|
8
| Nước sạch - VSMT nông thôn
|
|
|
|
|
|
|
9
| Nâng cấp đê biển, đê cửa sông
|
|
|
|
|
|
|
10
| Các công trình khác
|
|
|
|
|
|
|
C
| Các dự án về nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
1
| Viện Lúa ĐBS Cửu Long
|
|
|
|
|
|
|
2
| Viện Cây ăn quả
|
|
|
|
|
|
|
3
| Chương trình giống các tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
D
| Các dự án lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
1
| Chương trình rừng sinh thái
|
|
|
|
|
|
|
| Cho mỗi tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 11năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
| Danh mục dự án
| Khởi công hoàn thành
| Năng lực
| Dự kiến tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
| Khởi công xây dựng 2001 - 2005
|
1
| 2
| 3
| 4
| 5
| 6
|
| Tổng cộng:
|
|
|
|
|
I.
| Các dự án ODA (Tr USD)
|
|
|
|
|
1
| Khôi phục QL1 - WB3
| 2001- 2 005
| 232 km
| 143,7
|
|
2
| Cầu Cần Thơ
| 2002 - 2004
| 1.120 mét
| 295,0
|
|
3
| Cầu giai đoạn 3 - Cần Thơ - Năm Căn
| 2003 - 2005
|
| 80,0
|
|
4
| Tuyến Nam sông Hậu
| 2002 - 2007
| 120 km
| 60,0
|
|
5
| Cầu Bến Lức
| 2002 - 2005
| 600 mét
| 10,0
|
|
6
| Cầu Tân An
| 2002 - 2005
| 450 mét
| 12,0
|
|
7
| Các dự án khác
| 2002 - 2005
|
| 100,0
|
|
| Quy đổi VNĐ (tỷ đồng)
|
|
|
|
|
II.
| Các dự án BOT
|
|
|
|
|
1
| Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ giai đoạn I
| 2002 - 2005
| 60 km
| 7.000,0
|
|
2
| Cầu Rạch Miễu
| 2002 - 2005
| 3.030 mét
| 600,0
|
|
3
| Cầu Vàm Cống
| 2002 - 2005
| 1.500 mét
| 800,0
|
|
III.
| Các dự án vốn trong nước
|
|
|
|
|
1
| Quốc lộ 1 - mở rộng thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương
| 2001 - 2003
| 62 km
| 217,0
|
|
2
| Quốc lộ 30 - nâng cấp đoạn An Hữu - Cao Lãnh
| 2001 - 2002
| 36 km
| 90,0
|
|
3
| Quốc lộ 50 - Nhị Thiên Đường - Gò Công
| 2001 - 2005
| 50 km
| 220,0
|
|
4
| Quốc lộ 53:
|
|
|
|
|
| - Đoạn Trà Vinh + cầu LT
| 2000 - 2002
|
| 100,0
|
|
| - Đoạn Vĩnh Long
| 2002 - 2005
| 22 km
| 90,0
|
|
5
| Quốc lộ 54 (Đồng Tháp - Vĩnh Long - Trà Vinh)
| 2000 - 2003
| 167 km
| 248,0
|
|
6
| Quốc lộ 57 (Bến Tre - Vĩnh Long)
| 2000 - 2003
| 48 km
| 124,0
|
|
7
| Quốc lộ 60 (Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng)
| 2001 - 2002
| 116 km
| 202,0
|
|
8
| Quốc lộ 61 (Cần Thơ - Kiên Giang)
| 2000 - 2003
| 60 km
| 250,0
|
|
9
| Quốc lộ 62:
|
|
|
|
|
| - Tân An - Tân Thạnh
| 1998 - 2001
|
| 81,5
|
|
| - Tân Thạnh - Bình Hiệp
| 2000 - 2002
| 31 km
| 91,0
|
|
10
| Quốc lộ 63 (Kiên Giang - Cà Mau)
| 2000 - 2003
|
| 174,0
|
|
11
| Quốc lộ 80
|
|
|
|
|
| - Nam Mỹ Thuận - Vàm Cống
| 2003 - 2005
| 60 km
| 300,0
|
|
| - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi
| 2002 - 2006
| 75 km
| 200,0
|
|
12
| Quốc lộ 91
|
|
|
|
|
| - Đoạn Nguyễn Trung Trực
| 2000 - 2003
| 65 km
| 240,0
|
|
| - Bến Thủy
|
|
|
|
|
13
| Quốc lộ 91 B
| 2001-2006
| 16 km
| 185,0
|
|
14
| Tuyến N1
|
|
|
|
|
| - Đoạn Bến Thủy - Tịnh Biên - Hà Tiên (91 kéo dài)
| 2002 - 2005
| 65 km
| 150,0
|
|
| - Các đoạn khác
| 2003 - 2008
| 230 km
| 1.331,0
|
|
15
| Tuyến N2
|
|
|
|
|
| - Đoạn Thạnh Hóa - Đức Hòa
| 2001 - 2003
| 40 km
| 344,0
|
|
| - Các đoạn khác
| 2003 - 2006
| 210 km
| 1.154,0
|
|
16
| Tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp
| 2003 - 2008
| 101 km
| 1.700,0
|
|
| Các cầu lớn
|
|
|
|
|
17
| Cầu Tô Châu
| 2000 - 2002
| 538 mét
| 82,0
|
|
18
| Sửa chữa cầu Bến Lức
| 2000 - 2001
| 538 mét
| 26,4
|
|
19
| Sửa chữa cầu Tân An
| 2000 - 2001
| 406 mét
| 25,4
|
|
20
| Phà Cổ Chiên - Đại Ngãi công trình chuyển tiếp
| 2002 - 2005
|
| 50,0
|
|
21
| Quốc lộ 1 - Cà Mau - Năm Căn
| 1999 - 2001
| 54 km
| 192,0
|
|
22
| Khắc phục bão lũ năm 2000
| 2000 - 2001
|
| 200,0
|
|
23
| Các công trình khác
|
|
| 500,0
|
|
PHỤ LỤC III
KẾ HOẠCH TÔN NỀN VƯỢT LŨ CÁC CỤM TUYẾN DÂN CƯ
VÙNG NGẬP LŨ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 173/ 2001/ QĐ-TTg
ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
| Năm
| Tổng số cụm tuyến
| Vùng ngập sâu > 3m
| Vùng ngập vừa 2 - 3m
| Vùng ngập nông 1 - 2m
| Vùng ven biển, cửa sông
| Dự kiến Kinh phí đầu tư (tỷ đồng)
| ||||
|
|
| Số điểm
| Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng)
| Số điểm
| Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng)
| Số điểm
| Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng)
| Số điểm
| Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng)
|
|
1
| 2
| 3
| 4
| 5
| 6
| 7
| 8
| 9
| 10
| 11
| 12
|
1
| 2002
| 164
| 77
| 256
| 51
| 150
| 36
| 94
| -
| -
| 500
|
2
| 2003
| 415
| 90
| 333
| 150
| 495
| 150
| 405
| 25
| 68
| 1.300
|
3
| 2004
| 388
| 19
| 72
| 128
| 435
| 176
| 510
| 65
| 176
| 1.200
|
4
| 2005
| 76
| -
| -
| -
| -
| 50
| 135
| 26
| 70
| 200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng
| 1.043
| 186
| 661
| 329
| 1.081
| 412
| 1.144
| 116
| 313
| 3.200
|
PHỤ LỤC III B
DANH MỤC CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGẬP LỤT CÓ NHU CẦU
XÂY DỰNG CỤM, TUYẾN DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/QĐ/TTg
ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
| Danh mục
| Ghi chú
| |
A
| Vùng ngập sâu trên 3 m
| Bao gồm 73 xã + 1 phường + 3 thị trấn
| |
I
| Tỉnh An Giang
| 41 xã + 1 phường + 3 thị trấn
| |
1
| Thị xã Châu Đốc
| 3 xã + 1 phường
| |
1.1
| Phường Châu Phú B
|
| |
1.2
| Xã Vĩnh Ngươn
|
| |
1.3
| Xã Vĩnh Tế
|
| |
1.4
| Xã Vĩnh Mỹ
|
| |
2
| Huyện An Phú
| 12 xã + 1 thị trấn
| |
2.1
| Thị Trấn An Phú
|
| |
2.2
| Xã Phú Hữu
|
| |
2.3
| Xã Phú Hội
|
| |
2.4
| Xã Vĩnh Lộc
|
| |
| Xã Vĩnh Hậu
|
| |
| Xã Vĩnh Trường
|
| |
| Xã Vĩnh Hội Đông
|
| |
| Xã Đa Phước
|
| |
| Xã Khánh An
|
| |
| Xã Khánh Bình
|
| |
| Xã Quốc Thái
|
| |
| Xã Nhơn Hội
|
| |
| Xã Phước Hưng
|
| |
| Huyện Tân Châu
| 9 xã
| |
| Xã Phú Lộc
|
| |
| Xã Vĩnh Xương
|
| |
| Xã Vĩnh Hoà
|
| |
| Xã Tân An
|
| |
| Xã Long An
|
| |
| Xã Long Phú
|
| |
| Xã Châu Phong
|
| |
| Xã Phú Vĩnh
|
| |
| Xã Lê Chánh
|
| |
4
| Huyện Phú Tân
| 11 xã + 1 thị trấn
| |
4.1
| Thị trấn Chợ Vàm
|
| |
4.2
| Xã Long Sơn
|
| |
4.3
| Xã Phú Long
|
| |
4.4
| Xã Phú Lâm
|
| |
4.5
| Xã Phú Xuân
|
| |
4.6
| Xã Phú Hiệp
|
| |
4.7
| Xã Phú Thạnh
|
| |
4.8
| Xã Hoà Lạc
|
| |
4.9
| Xã Phú Thành
|
| |
4.10
| Xã Hiệp Xương
|
| |
4.11
| Xã Phú Bình
|
| |
4.12
| Xã Phú Thọ
|
| |
5
| Huyện Tịnh Biên
| 5 xã + 1 thị trấn
| |
5.1
| Thị trấn Nhà Bàng
|
| |
5.2
| Xã Nhơn Hưng
|
| |
5.3
| Xã An Phú
|
| |
5.4
| Xã Thới Sơn
|
| |
5.5
| Xã Văn Giáo
|
| |
5.6
| Xã Vĩnh Trung
|
| |
6
| Huyện Tri Tôn
| 1 xã
| |
6.1
| Xã Lạc Quới
|
| |
7
|
|
| |
II
| Tỉnh Đồng Tháp
| 25 xã
| |
1
| Huyện Tân Hồng
| 8 xã
| |
1.1
| Xã Tân Công Chí
|
| |
1.2
| Xã Tân Hội Cơ
|
| |
1.3
| Xã Tân Thành A
|
| |
1.4
| Xã Tân Thành B
|
| |
1.5
| Xã Thông Bình
|
| |
1.6
| Xã Bình Phú
|
| |
1.7
| Xã Tân Phước
|
| |
1.8
| Xã An Phước
|
| |
2
| Huyện Hồng Ngự
| 15 xã
| |
2.1
| Xã An Bình A
|
| |
2.2
| Xã An Bình B
|
| |
2.3
| Xã Tân Hội
|
| |
2.4
| Xã Bình Thạnh
|
| |
2.5
| Xã Thường Lạc
|
| |
2.6
| Xã Thường T Hậu A
|
| |
2.7
| Xã Thường T Hậu B
|
| |
2.8
| Xã Thường Phước 1
|
| |
2.9
| Xã Thường Phước 2
|
| |
2.10
| Xã Thường Th Tiền
|
| |
2.11
| Xã Long Khánh A
|
| |
2.12
| Xã Long Khánh B
|
| |
2.13
| Xã Long Thuận
|
| |
2.14
| Xã Phú Thuận A
|
| |
2.15
| Xã Phú Thuận B
|
| |
3
| Huyện Tam Nông
| 2 xã
| |
3.1
| Xã An Long
|
| |
3.2
| Xã An Hoà
|
| |
III
| Tỉnh Long An
| 7 xã
| |
1
| Huyện Tân Hưng
| 4 xã
| |
1.1
| Xã Hưng Hà
|
| |
1.2
| Xã Hưng Điền
|
| |
1.3
| Xã Hưng Điền B
|
| |
1.4
| Xã Thạnh Hưng
|
| |
2
| Huyện Vĩnh Hưng
| 2 xã
| |
2.1
| Xã Hưng Điền A
|
| |
2.2
| Xã Khánh Hưng
|
| |
3
| Huyện Mộc Hoá
| 1 xã
| |
3.1
| Xã Tuyên Thanh
|
| |
B
| Vùng ngập vừa
| Bao gồm 122 xã
| |
I
| Tỉnh An Giang
| 37 xã
| |
1
| Huyện Tân Châu
| 1 xã
| |
2
| Thị Xã Châu Đốc
| 1 xã
| |
3
| Huyện Phú Tân
| 3 xã
| |
4
| Huyện Châu Phú
| 13 xã
| |
5
| Huyện Tịnh Biên
| 6 xã
| |
6
| Huyện Tri Tôn
| 8 xã
| |
7
| Huyện Châu Thành
| 5 xã
| |
II
| Tỉnh Đồng Tháp
| 41 xã
| |
1
| Huyện Tam Nông
| 9 xã
| |
2
| Huyện Thanh Bình
| 12 xã
| |
3
| Huyện Tháp Mười
| 12 xã
| |
4
| Huyện Cao Lãnh
| 8 xã
| |
III
| Tỉnh Long An
| 40 xã
| |
1
| Huyện Tân Hưng
| 7 xã
| |
2
| Huyện Vĩnh Hưng
| 5 xã
| |
3
| Huyện Mộc Hoá
| 10 xã
| |
4
| Huyện Thanh Hoá
| 5 xã
| |
5
| Huyện Tân Thạnh
| 13 xã
| |
IV
| Tỉnh Cần Thơ
| 4 xã
| |
1
| Huyện Thốt Nốt
| 4 xã
| |
C
| Vùng ngập nông
| Bao gồm 326 xã + 13 thị trấn + 11 phường
| |
I
| Tỉnh An Giang
| 46 xã + 3 thị trấn + 9 phường
| |
1
| Huyện Phú Tân
| 2 xã
| |
2
| Huyện Thoại Sơn
| 12 xã + 1 thị trấn
| |
3
| Thành Phố Long Xuyên
| 9 phường + 3 xã
| |
4
| Huyện Chợ Mới
| 1 thị trấn + 16 xã
| |
5
| Huyện Châu Thành
| 7 xã + 1 thị trấn
| |
6
| Huyện Tịnh Biên
| 1 xã
| |
7
| Huyện Tri Tôn
| 5 xã
| |
II
| Tỉnh Đồng Tháp
| 43 xã
| |
1
| Huyện Cao Lãnh
| 9 xã
| |
2
| Huyện Lấp Vò
| 12 xã
| |
3
| Huyên Lai Vung
| 11 xã
| |
4
| Huyện Châu Thành
| 11 xã
| |
III
| Tỉnh Long An
| 35 xã + 4 thị trấn
| |
1
| Huyện Thạnh Hoá
| 5 xã
| |
2
| Huyện Đức Huệ
| 4 xã + 1 thị trấn
| |
3
| Huyện Thủ Thừa
| 10 xã + 1 thị trấn
| |
4
| Huyện Bến Lức
| 4 xã
| |
5
| Huyện Đức Hoà
| 5 xã + 1 thị trấn
| |
6
| Huyện Châu Thành
| 5 xã
| |
7
| Huyện Vĩnh Hng
| 2 xã
| |
8
| Huyện Mộc Hoá
| 1 thị trấn
| |
IV
| Tỉnh Kiên Giang
| 41 xã+ 4 thị trấn
| |
1
| Thị xã Rạch giá
| 1 xã
| |
2
| Huyện Hòn Đất
| 7 xã + 1 thị trấn
| |
3
| Huyện Kiên Lương
| 5 xã + 1 thị trấn
| |
4
| Huyện Tân Hiệp
| 7 xã
| |
5
| Huyện Châu Thành
| 6 xã + 1 thị trấn
| |
6
| Huyện Giồng Riềng
| 12 xã + 1 thị trấn
| |
7
| Huyện Gò Quao
| 3 xã
| |
V
| Tỉnh Cần Thơ
| 23 xã + 2 thị trấn
| |
1
| Huyện Thốt Nốt
| 9 xã + 1 thị trấn
| |
2
| Huyện Ô Môn
| 14 xã + 1 thị trấn
| |
VI
| Tỉnh Tiền Giang
| 81 xã
| |
1
| Huyện Cái Bè
| 24 xã
| |
2
| Huyện Cai Lậy
| 26 xã
| |
3
| Huyện Tân Phước
| 12 xã
| |
4
| Huyện Châu Thành
| 19 xã
| |
VII
| Tỉnh Vĩnh Long
| 57 xã + 2 phường
| |
1
| Thị xã Vĩnh Long
| 4 xã + 2 phường
| |
2
| Huyện Bình Minh
| 16 xã
| |
3
| Huyện Tam Bình
| 10 xã
| |
4
| Huyện Long Hồ
| 7 xã
| |
5
| Huyện Trà Ôn
| 7 xã
| |
6
| Huyện Vũng Liêm
| 6 xã
| |
7
| Huyện Mang Thít
| 7 xã
| |
D
| Vùng sạt lở thuộc các khu vực cửa sông ven biển
| Gồm các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang (riêng 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã tính vào xã ngập nông).
| |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO
PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
| Tên dự án
| Địa điểm
| Quy mô
| Nội dung đầu tư trong các dự án
| Khởi công xây dựng 2001 - 2005
|
| Tổng:
|
|
|
|
|
A
| Nuôi trồng thủy sản
|
| 292.388
|
|
|
1
| Dự án nuôi công nghiệp
|
| 2.020
|
|
|
1
| Vĩnh Hậu - Vĩnh Lợi
| Bạc Liêu
| 200
| Đê, cống, trạm bơm, điện
|
|
2
| Bình Đại - Bến Tre
| Bến Tre
| 389
| Đê, cống, trạm bơm
|
|
3
| Vĩnh Châu - Sóc Trăng
| Sóc Trăng
| 514
| Đê, cống, trạm bơm, điện
|
|
4
| Gò Công - Tiền Giang
| Tiền Giang
| 247
| Đê, cống, mương cấp, thoát
|
|
5
| Duyên Hải - Trà Vinh
| Trà Vinh
| 200
| Đê, cống, mương cấp, thoát
|
|
6
| Đầm Dơi - Cà Mau
| Cà Mau
| 270
| Đê, cống, mương cấp, thoát
|
|
7
| Kiên Lương - Kiên Giang
| Kiên Giang
| 200
| Đê, cống, mương cấp, thoát
|
|
2
| Các dự án chuyển tiếp
|
| 25.902
|
|
|
1
| Dự án Nam Gò Công Đông
| Tiền Giang
| 400
| Đê, cống, mương
|
|
2
| Giao Thạnh - Thạnh Phú
| Bến Tre
| 400
| Đường giao thông, cống
|
|
3
| Bảo Thuận - Ba Tri
| Bến Tre
| 253
| Kênh cấp thoát nước, đường
|
|
4
| Vĩnh Hiệp - Vĩnh Châu
| Sóc Trăng
| 3.000
| Đê bao, kênh mương
|
|
5
| Trà Niên II - Vĩnh Châu
| Sóc Trăng
| 2.520
| Kênh cấp, thoát, đường
|
|
6
| Vĩnh Hậu - Vĩnh Lợi
| Bạc Liêu
| 2.200
| Đê, giếng nước, đường
|
|
7
| An Phúc - Giá Rai
| Bạc Liêu
| 1.250
| Đê, kênh mương, cống
|
|
8
| Tạ An Khương - Đầm Dơi
| Cà Mau
| 2.994
| Kênh cấp, thoát nước, cống
|
|
9
| Búng Bình Thiên - An Phú
| An Giang
| 203
| Giao thông, đê, bờ bao, điện
|
|
10
| Đồng Láng - Duyên Hải
| Trà Vinh
| 12.682
| Đê bao chống triều cường
|
|
3
| Các dự án theo quy hoạch cũ
|
| 264.466
|
|
|
1
| Nuôi tôm Cổ Chiêu
| Vinh Long
| 80
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
2
| Nam Gò Công Đông
| Tiền Giang
| 400
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
3
| Nam Trần Văn Đông
| Tiền Giang
| 250
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
4
| Dự án nuôi Artemia
| Tiền Giang
| 5
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
5
| Ven biển Bạc Liêu
| Bạc Liêu
| 700
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
6
| Tôm lúa Vĩnh Hiệp
| Sóc Trăng
| 3.500
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
7
| Mỹ Long - Cầu Ngang
| Trà Vinh
| 1.500
| Hạ tầng vùng nuôi
|
|
8
| Giao Thạnh - Thạnh Phú
| Bến Tre
| 1.000
| Kênh cống cấp, thoát nước
|
|
9
| Tân Xuân - Ba Tri
| Bến Tre
| 1.300
| Kênh cống cấp, thoát nước
|
|
10
| Thới Thuận - Bình Đại
| Bến Tre
| 500
| Hạ tầng nuôi QCCT
|
|
11
| Dự án nuôi thủy sản
| Đồng Tháp
| 250.731
| Hạ tầng nuôi tại các huyện
|
|
12
| Thanh Bình, Vũng Liêm
| Vĩnh Long
| 2.000
| Mương, hạ tầng vùng nuôi
|
|
13
| Lộc Hoà - Hoà Phú - Long Hồ
| Vĩnh Long
| 1.000
| Hạ tầng nuôi tôm ruộng lúa
|
|
14
| Nuôi cá tra công nghiệp
| Vĩnh Long
| 500
| Xây dựng khu nuôi cá tra
|
|
15
| Nuôi tôm Long Hồ - Bình Minh
| Vĩnh Long
| 1.000
| Đê bao, kênh, cống chính
|
|
16
| Nuôi cá bè trên sông
| Vĩnh Long
|
|
|
|
17
| Trung tâm giống Cái Bè
| Tiền Giang
|
| Nâng cấp Trung tâm giống
|
|
4
| Các dự án phát sinh khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo 09
|
|
|
|
|
1
| 7 dự án NTTS nước ngọt các huyện
| Trà Vinh
|
| Kênh, mương
|
|
2
| Nâng cấp các trại giống
| Bạc Liêu
|
| Bể, ao mương
|
|
3
| Trạm quan trắc môi trường
| Bạc Liêu
|
| Trang thiết bị quan trắc, đo
|
|
4
| Dự án tôm lúa Nam QL1 - Giá Rai
| Bạc Liêu
| 35.000
| Kênh cấp, thoát, cống
|
|
5
| Dự án nuôi tôm Vĩnh Phước
| Sóc Trăng
| 6.000
| Kênh, mương cấp, thoát
|
|
6
| Dự án tôm lúa Phước Tân
| Sóc Trăng
|
|
|
|
7
| Dự án nuôi tôm Thạnh Mỹ
| Sóc Trăng
|
|
|
|
8
| Dự án nuôi tôm Thạnh Phú
| Sóc Trăng
|
|
|
|
9
| Nuôi tôm công nghiệp Nam Chánh
| Sóc Trăng
| 5.000
| Kênh cấp, thoát, cống
|
|
10
| Nuôi tôm càng xanh Long Phú
| Sóc Trăng
| 500
| Kênh cấp, thoát, cống
|
|
B
| Các cảng, bến cá
|
|
|
|
|
1
| Cảng cá 3 huyện biển
| Bến Tre
| 200.000 tấn
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
2
| Cảng cá Hòn Khoai
| Cà Mau
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
3
| Cảng cá An Thới
| Kiên Giang
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
4
| Cảng cá Vàm Láng
| Tiền Giang
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
5
| Cảng cá Láng Chim
| Trà Vinh
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
6
| Bến cá Định An - Trà Cú
| Trà Vinh
|
| Bến, hạ tầng bến cá
|
|
7
| Cảng cá Nhà Mát - Bạc Liêu
| Bạc Liêu
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
8
| Cảng cá sông Đốc - Cà Mau
| Cà Mau
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
9
| Cảng cá Xẻo Nhào, Ba Hòn
| Kiên Giang
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
10
| Cảng bến cá Tô Châu - Hà Tiên
| Kiên Giang
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
11
| Cảng và Trung tâm nghề cá Cành Hào
| Bạc Liêu
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
C
| Chế biến, thương mại
|
|
|
|
|
1
| Long Xuyên
| An Giang
|
| Xây dựng mới
|
|
2
| Châu Thành
| An Giang
|
| Xây dựng mới
|
|
3
| Nâng cấp xí nghiệp 30/4
| Vĩnh Long
|
| Nâng cấp nhà xưởng
|
|
4
| Chợ tôm đồng bằng sông Cửu Long
| Bạc Liêu
|
| Xây dựng mới hạ tầng chợ
|
|
5
| Nâng cấp 5 nhà máy chế biến
| Bạc Liêu
|
| Nâng cấp nhà xưởng
|
|
6
| Nhà máy CBTS Láng Chim
| Trà Vinh
| 500T/năm
| Xây dựng mới
|
|
7
| Nhà máy CBTS đông lạnh Duyên Hải
| Trà Vinh
| 500T/năm
| Xây dựng mới
|
|
8
| Nâng cấp CAFATEX
| Cần Thơ
| 12.500T/năm
| Nâng cấp nhà xưởng
|
|
9
| Nhà máy bột cá Vàm Láng
| Tiền Giang
|
| Xây dựng mới
|
|
10
| Chợ cá biển Kiên Hải - Kiên Giang
| Kiên Giang
|
| Cầu cảng, hạ tầng cảng
|
|
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 173/2001/QD-TTg | Hanoi, November 06, 2001 |
DECISION
ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE MEKONG RIVER DELTA REGION IN THE 2001-2005 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Ministers of: Agriculture and Rural Development; Planning and Investment; Finance; Communications and Transport; Construction; Health; Education and Training; and Aquatic Resources,
DECIDES:
Article 1.-To orient the production restructuring and socio-economic development in the Mekong river delta region in the 2001-2005 period, aiming to:
Tap the potentials and advantages with respect to geographical position, land, water resources (fresh water, blackish water, sea water), forests and labor in order to continue promoting the whole country’s status in the export of rice, aquatic products and other farm produce.
Raise the production effectiveness of the branches: food, vegetables and fruits, husbandry, aquatic resources and industry, including processing of agricultural, forestrial and aquatic products, mechanical engineering in service of agriculture and rural trades; deploy the building of Southwestern gas-electricity-nitrogenous fertilizer industrial clusters and make a quick step in the economic restructuring along the direction of increasing the ratios of industries and services
Continue to invest in developing socio-economic infrastructures (communications, irrigation, health, education and training), build population clusters and lines and dwelling houses in flood-prone, river-mouth and coastal areas. Strengthen the capability of preventing and fighting natural calamities, restricting damages caused by floods or other natural calamities, ensuring a safe and stable life for people in the flood-prone areas who shall not have to evacuate when floods occur.
Effect the agricultural restructuring along the direction of raising effectiveness and ensuring sustainable development, increasing the value created per acreage unit, increasing peasants incomes; concentrate efforts on developing a number of production branches with a high competitive edge in association with the processing industry and the consumption market, and at the same time ensure the requirements of sustainable development and protection of the ecological environment.
Article 2.-Major socio-economic development objectives to be attained in the 2001-2005 period:
1. The annual GDP growth rate shall reach over 9.8%, in which agriculture, forestry and fishery will remain to be major production branches of the region, with an annual growth rate of 6%; industry and construction will rise 13.5% a year and services 10% a year.
2. By 2005: Agricultural, forestrial and aquatic products shall account for 45.5% of the GDP; industry and construction 22.5%, and services 31.5%. The annual average per-capita income shall reach over USD 550.
3. Jobs shall be created for 1.8 to 2 million laborers, or an average of 350,000 laborers a year.
4. By 2005, there shall be no hungry households, the percentage of poor households shall drop to 10%; the percentage of malnourished children shall reduce to 22 - 25%; 70-80% of the rural households shall be supplied with electricity; 75-80% of the urban households and more than 60% of rural households may use clean water. There shall be no footbridges.
5. 85-90% of the five-year children shall be sent to kindergartens before going to primary schools; 95-97% of the children in the eligible age bracket shall go to primary schools; 78-80% of the children in the eligible age bracket shall go to junior-high schools; 42-45% of the children in the eligible age bracket shall go to senior-high schools; to strongly develop vocational education in various forms. To raise the enrolment in vocational secondary schools by 10-15% a year; to increase the number of college and university students, striving to have 60-70 students per 10,000 people. The percentage of trained laborers in the region shall reach 20-25%.
6. To make investment so as to complete the construction of population clusters and lines in line with the overall planning, ensuring that inhabitants living in flood-prone areas shall not have to evacuate, that all communes have health centers, inhabitants have timely medical examination and treatment, pupils in flood-prone areas shall not have to stay away from schools during the flooding season, inhabitants shall step by step have a safe and stable life, society shall become more and more civilized in spite of annual floods.
7. To markedly improve and raise the living standards of ethnic minority people, especially Khmer people. To effectively implement the hunger elimination and poverty alleviation programs and attain the set targets, settle problems related to employment and production land, to guide ways of making a livelihood and provide dwelling house support for poor households and policy beneficiary households.
Article 3.-Contents of the production restructuring and socio-economic development in a number of the following major branches and domains:
1. Agricultural production, forestry and fishery:
a/ On rice production:
Rice production shall remain to be an advantageous production branch of the Mekong river delta region. To stabilize the rice acreage of around 1.8 million hectares of land with good irrigation conditions for growing two surely successful crops, of which one million hectares shall be grown with high-quality rice varieties for export, thus maintaining a yearly rice output of 15 to 16 million tons. To readjust the crop structure and the rice variety structure to suit the development of floods and consumption markets. To raise the levels of rice production, processing and preservation technologies on par with the advanced level in the region by 2005, with a high competitiveness on the international market.
For land areas planted with rice of low and unstable productivity, riverside land areas, flood-free high-lying land areas, rice cultivation areas in the outskirts, along traffic roads and in other areas, they shall be gradually shifted to cultivation of trees of higher economic value or aquaculture.
b/ On the development of plants for use as industrial raw materials:
To expand the areas under corn, soybean in combination with the use of new high-yield strains so as to supply raw materials for production of animal feed.
To stabilize the sugarcane areas of around 90,000 hectares in order to ensure raw materials for existing sugar mills. To apply scientific and technical advances in strains in combination with intensive farming in order to raise the sugarcane productivity to an average of 80 tons per hectare by 2005.
To continue to improve the coconut-processing technology, diversify and increase the value of coconut products. At the same time, to step by step carry out research into high-yield and high-quality coconut varieties, suitable to consumers tastes, in order to supplant old and stunted, low-yield coconut orchards; to implement the method of inter-planting coconuts with other plants or in combination with husbandry or aquaculture, in order to increase the current land use efficiency by 1.5 - 2 times.
On the basis of scientific conclusions on the effectiveness and possibility of development of cotton in the region, the provincial People’s Committees, the Ministry of Agriculture and Rural Development and Vietnam Garment Corporation shall work out plans and measures to expand the areas under hybrid cotton strains of high yield and quality in areas where conditions permit. The cotton development must be associated with the development of cotton-spinning and textile industries. To develop jute planting in areas where conditions permit for use as raw materials for packaging and paper industries.
c/ Regarding fruit trees:
To develop assorted tropical fruit trees with competitive edge and high economic commodity value, such as mango, longan, thick-skinned orange, sweet mandarins, shaddock, pineapple, star apple, mangosteen, durian and others trees. The development of fruit trees must be associated with export markets and import substitution.
Frequently-flooded areas should change their plant- and -crop structures suitable to inundation conditions.
d/ Regarding husbandry: To continue developing herds of pigs, poultry, beef cows and quickly develop herds of milch cows in order to supply raw materials for milk-processing plants in Long An, Can Tho and other localities.
e/ Regarding forestry development:
To protect and develop submerged forests in southern South Vietnam, particularly coastal ones in the provinces of Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, Tra Vinh, considering it a vital issue of the ecosystem of the whole southern South Vietnam.
To associate the protection and development of special-use forests, nature conservation parks, and forests being historical places with the development of eco-tourism.
To speed up the plantation of economic forests on alkaline soil areas and in areas where conditions permit, to grow around 100,000 new hectares of cajeput forests in the Plain of Reeds, Long Xuyen Quadrangle, western Hau river area and southern Ca Mau peninsula.
To intensify the protection and development of forests in submerged ecological land areas, to associate forest zoning and regeneration with aquaculture, to enhance the protection capability, ensure economic efficiency of forestry and protect the ecological environment.
To strongly develop the planting of scatter trees and wave-shielding trees, attaching importance to planting timber trees in populous areas, population lines and clusters, along roads, canals and around dwelling houses.
To increase the forest coverage in the Mekong river delta provinces to over 15%.
f/ Regarding aquatic resource development:
To bring into full play potentials and advantages of the country’s largest aquatic product production and export region. To strongly develop aquaculture on water surface of various types (fresh, blackish and salt); at the same time, to develop step by step the sea-rearing of assorted shrimps, fishes and mollusks of high value according to the overall plannings of the region and each locality.
Before 2005, the aquaculture areas in the whole region shall reach over 700,000 ha; the fishing and aquaculture output shall be 1.7 million tons and the export value over USD 1,500 million.
To diversify aquaculture methods: inter-farming, farming rotation, specialized farming, intensive and semi-intensive farming, ecological rearing and diversification of reared animals in order to achieve high economic efficiency, protect the ecological environment, limit risks, meet the demands of domestic and international markets, especially markets with huge potentials.
To prioritize investment in building the aquaculture infrastructure system, especially the network of irrigation projects (dykes, canals, main water supply and drainage culverts, electricity-operated pumping stations), to form small- and medium-sized aquaculture project areas with a view to receiving synchronous investment, ensuring the requirements of rapid, sustainable and highly-effective development of aquatic resources.
Offshore fishing must be associated with marine services so as to raise economic efficiency; to re-organize production and create jobs for coastal fishermen along the direction of strong shift to aquaculture, provision of services and protection of aquatic resources in coastal areas.
To concentrate investment in renewing processing technologies, gradually downsizing the crude processing; increasing the processing contents of high added value, diversifying products and turning out high-quality products to meet the market demands; at the same time, to well manage the quality, ensuring aquatic food hygiene and safety.
2. Regarding industrial development: To concentrate investment in developing the key industries:
a/ Processing of agricultural, forestrial and aquatic products, especially the aquatic product-processing industry. To give priority to renovating, expanding and bettering aquatic product-processing establishments in Ca Mau, Soc Trang, Can Tho, Tra Vinh, to bring the processing capacity to over 250,000 tons a year by 2005; to use to the utmost the capacity of fresh milk-, yogurt- and ice-cream-processing factories in Long An and Can Tho.
b/ Mechanical engineering in service of infrastructure development, agricultural production and rural development.
c/ Production of construction materials to develop infrastructure and build dwelling houses. By 2005 the cement production output shall reach 4.17 million tons, of which cement produced in Kien Giang shall be 3.05 million tons.
d/ For the textile and garment industry, to build two combined textile, garment and dyeing complexes in Can Tho and Long An, each shall have 20,000 to 30,000 spindles for yarn-spinning, a total capacity of 20 million meters/year for coarse cloth weaving; 1,500 tons a year for knitting, 45 million meters a year for finished dyeing for cotton and synthetic fabric. To attract over 20,000 redundant labors from the agricultural sector.
e/ Manufacture of shoe leather, chemicals, fertilizers, packaging, paper, wood processing In localities where condition permit, to develop handicraft and cottage industries.
f/ Regarding the electricity industry, to invest in building the O Mon power plant (I + II) with a capacity of 600 MW, a 110kW electricity transmission line network and stations compatible with the plant. To deploy the building of the Ca Mau mixed gas turbine power plant with a capacity of 720 MW and the Ca Mau - O Mon high-voltage power line network; to expeditiously build the electricity and nitrogenous fertilizer industries in Ca Mau and Can Tho (to build in 2002 the nitrogenous fertilizer plant with an annual capacity of 800,000 tons in Ca Mau) according to the Ca Mau gas-electricity-nitrogenous fertilizer industrial park planning, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 776/QD-TTg of June 26, 2001.
g/ Regarding cigarette production, to stabilize an annual output of 230-240 million packs; to continue intensive investment in order to modernize factories, raise the quality of cigarettes, with filter cigarettes in hard packs to account for 90%.
h/ Regarding the brewery industry, to concentrate efforts on improving the quality of beer in five local State-run establishments, expand their capacity, re-organize and re-arrange establishments so as to raise the beer quality to meet the consumption demands in the region.
To find outlet markets, raise the quality of assorted fruit juices, aerated and non-aerated soft drinks; to study and make additional investment in building a plant with a capacity of over 10 million liters/year in order to consume fruits of large yield like mango, longan, orange, mandarin, rambutan
i/ To develop and attract investors into six existing industrial parks, at the same time to step by step plan and form some more new industrial parks of small and medium sizes.
To continue setting up industrial parks, industrial clusters and spots in townships and districts so as to meet the needs of preservation and processing of farm produce; to develop industries, handicraft and cottage industries and craft villages to turn out more products to meet the domestic demands; to boost export, contributing to stimulating demand and quickly stepping up the rural industrialization process.
3, Development of commerce, tourism and services:
a/ To well perform the work of market forecasting and information as well as trade promotion in order to expand domestic and foreign markets with funding sources of enterprises, financial support of organizations and individuals, and the State’s support. To build and develop the border-gate economy in provinces where conditions permit.
To encourage the founding, and promoting the role of, commodity-line associations. To study and set up a Trade Promotion Fund, Funds for insurance of animals and plants; to formulate and organize the implementation of programs to raise the competitiveness of each commodity item, of each enterprise and of the Mekong river delta region as a whole.
To build and develop trade centers, market information centers, trade promotion centers, systems of warehouses for storage and preservation of farm produce, networks of wholesale markets for farm and aquatic products To invest in trade technical infrastructure (market, trade centers’) for localities in areas mainly inhabited by ethnic minority people, deep-lying and remote areas.
To increase the growth rate of goods and service retail sales of the whole region to 15% a year and the export growth rate to 18-20 % a year.
b/ To tap the region’s potentials and advantages so as to develop tourism and eco-tourism. The tourism sector shall strive for a yearly growth rate of over 20% in the 2001-2005 period; by 2005 its turnover shall surpass VND 800 billion.
c/ To diversify and raise the efficiency of production and business activities of various services, focusing on quickly developing services of various forms to boost goods production and export, and serve the people’s daily life, such as communications and transport, post and telecommunications, banking, insurance, customs bonded warehouses, transit, border gate-to-border gate delivery, temporary import for re-export, labor export, technology transfer, provision of input and output supplies and techniques for agriculture and aquaculture. The annual growth rate of the service sector in the 2001-2005 period shall reach 8-10%.
4. Science, technology and the environment:
a/ To enhance the scientific and technological capability in the region, to mobilize scientific and technological forces outside the region, making a fresh and effective development step in scientific and technological research and application with a view to increasing scientific and technological contributions to the added value of commodity products, creating a driving force for socio-economic development in the Mekong river delta region.
To continue deeper research into the flood distribution and development rules, to work out scientific grounds for measures to deal with floods, landslides’ as well as construction solutions like coastal dykes, island dykes and protection dykes for densely-populated areas; to effectively treat the rural environment and the environment in concentrated rearing and planting areas.
To invest in upgrading the region’s agricultural, forestrial and fishery scientific research institutions in order to quickly apply scientific advances to the production restructuring, especially for breeds (of plants, animals, aquatic resources), the industry of processing and preservation of agricultural, aquatic and forestrial products, thus meeting domestic and export demands.
b/ To apply new scientific and technological achievements in construction, material production and construction structure suitable to landslide prone areas and frequently-flooded areas; to study the dredging of Dinh An ship passage leading to Can Tho port so that ships with a capacity of up to 10,000 tons can enter or leave the port.
c/ To study so as to build the software industry in Can Tho, build and exploit the region’s Internet network.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall coordinate with the provincial People’s Committees and the concerned ministries and branches in planning the allocation of funding in the five-year (2001-2005) and annual research plans for attainment of the economic restructuring objectives in the Mekong river delta region.
5. Health, education and training:
a/ Health:
To consolidate and develop the network of general hospitals in service of the primary healthcare, epidemic prevention and fight and medical examination and treatment for people.
To finish soon the investment in building the region’s general hospital in Can Tho city, with a view to better meeting medical examination and treatment needs of people in the region.
To continue strengthening and upgrading the grassroots medical network, especially in communes, hamlets and villages; to adopt policies to encourage medical doctors to work in communes, with 80% of communes to have medical doctors by 2005.
To ensure the necessary reserve amounts of medicines for flooded areas, at the same time intensify the propaganda and education on the use of clean water, safe and proper use of medicines. To take measures to prevent, fight and restrict such dangerous diseases as typhoid and other diseases.
b/ Education and training:
To quickly generate a basic change in education and training to meet the education needs of all population strata and socio-economic development in the region; to attach importance to attracting children of Khmer and other ethnic minority peoples to schools.
To strengthen and perfect the planning on the network of pre schools and general education schools (including boarding schools for ethnic minority children) in association with the planning on population clusters, making them suitable to frequently-flooded areas; to basically eliminate three-shift classrooms in the 2001-2002 school-year, to build solid and semi-solid general education schools which shall account for 80% of schools by 2005, ensuring stable study and use as shelters when floods occur.
On the basis of the planning on the network of colleges and universities, already approved by the Government, to start the founding of a number of universities and colleges in provinces where conditions permit so as to enhance the capability of training human resources on the spot, and meet the region’s socio-economic development needs, especially in the domains of agriculture, aquatic resources, processing of agricultural, forestrial and aquatic products, medicine and training of teachers.
On the basis of the existing Medicine and Pharmacy Faculty of Can Tho university, to deploy in 2002 the founding of, and investment in building, a medicine and pharmacy university for training specialized and general medical practitioners for the Mekong river delta provinces.
To definitely put an end to the shortage of primary school teachers in 2002, junior- high school and senior-high school teachers by 2005. For the immediate future, to expand the teachers-training scale of the Pedagogy Department of Can Tho university, the Vinh Long Pedagogy and Technical College and a number of local pedagogy colleges so as to supplement in time and raise the qualifications of the contingent of teachers in the region. To deploy in 2002 the establishment of, and investment in building, a pedagogy university for training teachers in the region.
To gradually increase the investment ratio for education and training in the Mekong river delta region to around 22% of the total education and training budget in the 2001-2005 period.
c/ Labor and employment:
Together with the economic restructuring, to strongly develop traditional crafts and trades, to invest in building rural infrastructure in line with the planning, to effect production restructuring, to create more jobs for local laborers.
The Mekong river delta provinces shall closely coordinate with the ministries, branches and Corporations 91 in studying, supplementing and finalizing job training and teaching programs to satisfy human resource needs; to strive to transfer annually around 240,000 laborers from the rural sector to the industrial and service sectors; to reduce the unemployment rate in urban areas to below 4%; to achieve the percentages of labor in the agricultural and forestry sector at 53%, the industrial sector 17% and the service sector around 30% by 2005 in the region.
Article 4.-On development of infrastructure
To continue strongly developing infrastructure with a view to creating conditions for rapid socio-economic development in the region.
The plannings on communications, construction, population clusters and lines and dwelling houses, electricity, water must be further supplemented and revised to suit the irrigation and flood control plannings so as to meet the flood drainage requirements, and at the same time to ensure safety for infrastructural works when floods occur every year.
1. Regarding irrigation: To invest in building systems of irrigation works in association with the communications development and construction of population clusters, lines and centers according to Decision No. 99/TTg of February 9, 1996 in order to serve effectively the production restructuring and people’s life.
On the basis of the 2000 and 2001 figures on floods, to assign the Ministry of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches and the provincial People’s Committees in supplementing and finalizing the overall planning on irrigation and flood drainage systems, acidity and alum neutralization, salinization prevention, freshwater containment to meet the requirements of the region’s economic restructuring program; supplementing and revising the flood control planning on the basis of calculating the 2000 flood reversion in the whole Mekong river basin, making it suitable to the flood development and newly-arising issues, thereby ensuring the requirements of rapid and sustainable socio-economic development in the region.
a/ Regarding the objectives for 2005, to perfect the system of key irrigation and flood control projects in the region in order to better meet the production requirements, minimize flood consequences, ensure safety for the people’s lives and properties as well as economic establishments and infrastructure.
To continue implementing and perfecting the irrigation system, combining water supply and drainage, alum neutralization, salinization prevention with flood control in the Long Xuyen Quadrangle. To speed up research so as to have scientific grounds for investment in building irrigation and flood control works in the Plain of Reeds and the Vam Co river area.
b/ To complete the construction items under the World Bank-funded project, including Quan Lo - Phung Hiep, Nam Mang Thit and Omon - Xa No; the Ba Lai irrigation project in Ben Tre province;to build a synchronous intra-field irrigation system capable of controlling the water supply and drainage for the areas of around one million hectares planned for production of rice for export; to build a synchronous and complete irrigation system in service of around 700,000 hectares for rearing shrimps and assorted aquatic species.
To operate the irrigation systems in the western Hau river area, southern Ca Mau peninsula U Minh Thuong and U Minh Ha areas in order to meet the requirements of diversified production development.
To revise and finalize the planning on sea and river-mouth dykes in the coastal provinces with a view to facilitating the production restructuring, safeguarding people and draining flood water in the region.
2. Regarding communications and transport:
a/ Over the five coming years, to solve basically traffic problems, with attention paid to both land-road traffic and exploitation of the strengths of waterway traffic in the region; to upgrade and solidify national and provincial roads, of which 90% shall be asphalted; to open new roads N1 and N2 in parallel with the North-South national highway 1A, to open the Quan Lo - Phung Hiep route and the southern Hau river route (91c).
b/ To upgrade the systems of national highways, provincial roads and key district roads in order to formulate a smooth land road traffic system throughout the flooded region of the Mekong river delta.
The construction of communications lines, bridge and culvert systems must be closely coordinated with irrigation projects, thus forming a synchronous system for flood control, exploitation of water resources, protection of the sustainable environment, and construction of population clusters, lines and centers.
c/ For the immediate future, to concentrate on completing key projects, renovating and upgrading a number of communications lines and main ports; to make concentrated investment so as to achieve practical efficiency, creating a driving force in timely service of circulation, export and production development in the region, consolidating the security and defense posture.
To begin the construction of route N2, the Thanh Hoa - Duc Hoa section, route N1, the Ben Thuy - Tinh Bien - Ha Tien section, the southern Hau river route (91c), and the Quan Lo - Phung Hiep route.
To open national highway 1A at the Ho Chi Minh city - Trung Luong section, national highway 60 (Ben Tre - Tra Vinh, Soc Trang and two ferries of Co Chien and Dai Ngai); national highway 80 (the My Thuan - Vam Cong section); national highway 50 (the Cau Nhi Thien Duong - Go Cong - My Tho section), To Chau bridge on national highway 80 and a number of roads linking to the border gates; to deploy the construction of Can Tho bridge; to restore national highway 1 at the Ca Mau - Nam Can section.
To deploy the projects to build an expressway from Ho Chi Minh City to Can Tho (stage 1), Rach Mieu and Vam Cong bridges in the BOT form.
d/ To continue constructing inter-district, inter-commune and inter-village rural road networks with the funding sources: budgetary capital, capital mobilized from the population, capital provided by JBIC, ADB and WB donors; to complete soon the program on elimination of foot bridges and building of new rural bridges; to strive for all communes to have motorways leading to their centers by 2005.
e/ To make investment in order to basically complete the construction of traffic roads on islands (mainly on Phu Quoc island), aiming to ensure defense and security, at the same time settle matters related to electricity and water supply, bridges and culverts, health, education’in order to raise the people’ living standards and develop production.
f/ To upgrade river ports located along the main communications line: Vinh Long port, Cao Lanh port on Tien river; My Thoi port on Hau river, Ca Mau river port, My Tho port (Tien Giang), Dai Ngai port; to raise the span of the First of January bridge in Soc Trang, Vinh Thuan bridge, to upgrade Sa Dec bridge, to build Thoi Binh bridge.
To complete the projects on two southern waterway routes and Can Tho port; to continue upgrading Can Tho port, stage 2, including completion of the remaining 76 meters of pier, building of yard roads and furbishment of loading and unloading equipment. To invest in building Cai Cui port (Can Tho), Can Giuoc port (Long An) and Dinh An port (Tra Vinh).
The Ministry of Communications and Transport shall closely coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in calculating and determining the span width and positions of the bridges along the traffic roads and the systems of axis irrigation canals, to work out appropriate construction solutions (over-the-flood bridges, viaducts, floodways’) so as to both ensure traffic and avoid affecting the flow and raising the flood level.
3. On the plan for building population clusters and lines and dwelling houses in frequently-flooded areas.
a/ To build over-the-flood population clusters and lines (taking the peaks of the 1961 and 2000 floods as standard).
For the construction of population clusters and lines, public welfare facilities such as schools, health centers, it must ensure that they shall not be inundated as in 1961 and 2000, inhabitants in flood-prone areas shall have a safe and stable life, not have to evacuate when floods occur; at the same time create favorable conditions for production development, suit the living conditions and habits of the people in the region, help the people in the whole region to lead a civilized and modern life, meet the requirements of agricultural industrialization and modernization and rural development.
The population lines and clusters and dwelling houses shall be constructed according to planning, by methods of elevating house bases, building protection dykes or building house floors on piles, ensuring safety in the flood season and compliance with the plannings which are approved by the provincial People’ Committees after obtaining the evaluation opinions of the Ministry of Construction.
To build public welfare facilities (education, health, cultural and social which can operate normally in the flood season.
b/ To supplement and finalize the construction planning, to arrange population in clusters and lines; protection dykes surrounding population quarters shall be associated with socio-economic infrastructures in service of the people’ life; for the immediate future deeply-submerged areas shall be given priority.
- For populous provincial towns, district townships and suburban centers: To combine the elevation of their bases and the building of protection dykes surrounding population quarters with solutions to water drainage, environmental sanitation and construction of urgent essential public welfare facilities, suited to the practical conditions of each locality.
- For commune center clusters, consisting of commune’ headquarters, schools, health stations, dwelling houses to apply mainly the solution of raising their bases to an over-the-flood level on an appropriate scale of between 3 and 5 ha; for each population cluster, around two to three ha may be arranged for 100 to 120 households, in association with rice fields and compatibility with living and production conditions of the people and the location of public welfare facilities.
- Population lines shall be built mainly along axis canals, grade I - canals and major traffic roads. Population clusters shall be arranged along population lines. Population clusters may be arranged along one side or both sides of such canals or roads, interruptedly or successively along each line, suited to the flood drainage planning and concrete conditions of each area.
- For large surrounding dykes to protect people’s production and daily-life activities on a village, commune or district scale, detailed plannings must be worked out so as to avoid spontaneous widespread construction thereof which serves sectional interests at the expense of common interests. The Ministry of Agriculture and Rural Development must consider and approve detailed plannings for each province on the basis of the whole region’s irrigation and flood control plannings.
c/ In the 2001-2005 five-year plan, to concentrate investment so as to basically complete the construction of population lines and clusters and essential infrastructure in flood-prone, river-mouth and coastal areas; to ensure that schools, hospitals, medical and cultural establishments operate normally in the flood season, step by step solidify them to avoid inundation.
Within two years 2001 and 2002, to complete the formulation of detailed plannings on the construction of commune centers and population clusters in the flood-prone areas; to concentrate on directing the simultaneous completion of five pilot population clusters in flood-prone areas, which are now being invested incompletely, to sum up and draw experiences for wide application. By 2005 the construction of over-the-flood population lines and clusters must be completed.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for formulating, together with the provinces, programs and plans on the construction of safe population clusters and lines in flood-prone areas and the 2001-2005 five-year program on housing development in the Mekong river delta region, submit them to the Prime Minister for approval and direction of the program implementation.
d/ To implement appropriate housing support policies for policy beneficiary families, poor inhabitants, especially households of Khmer people who are leading a difficult life and unable to build their houses. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in formulating specific support policies and submit them to the Prime Minister in the fourth quarter of 2001.
Together with the State’s support policies, the localities and people in the region shall launch campaigns to help people solve problems regarding land and dwelling house construction with a view to stabilizing their life.
e/ To review and adjust the plannings of population areas, district townships and suburban centers, well combining the embellishment, upgrading and expansion of old urban centers with the investment in building new ones; to upgrade and renovate infrastructures in district townships and suburban centers in the region; to coordinate with the localities in directing the effective implementation of support policies and creating conditions for improving the people’s dwelling houses, particularly for inhabitants in flood-prone areas.
f/ The State encourages the localities to mobilize resources and organize the effective implementation of the program on investment in development of rural infrastructure such as investment in rural traffic roads, aquaculture infrastructures, rural craft village infrastructure; to ensure clean water and environmental sanitation in rural areas; to well deal with the environment in industrial parks, population quarters, rivers and canals.
Article 5.-A number of mechanisms and policies
The mechanisms and policies for the Mekong river delta region must ensure the accelerated economic restructuring in an effective manner; the development of infrastructures; the solution of burning issues in the region, such as hunger and poverty, diseases, schooling, so as to raise the living standards of ethnic minority people, especially the Khmer people.
1. Regarding the mobilization of investment resources for production development:
To encourage all economic sectors to participate in making investment in socio-economic development, creating jobs and providing vocational training; the State budget shall prioritize the allocation of fundings for investment in building key infrastructure.
For aquaculture projects in newly-reclaimed areas, the localities shall have plans on reserving land for them and encourage investors to invest therein and enterprises to act as investors to build infrastructure then sell, contract or lease them for capital recovery according to the investment mechanisms for industrial parks.
2. Regarding the consumption of agricultural, forestrial and aquatic goods:
To build an organizational mechanism for associating farmers households, cooperatives and enterprises, together with appropriate mechanisms and policies in order to strive for a majority of farmers engaged in goods production to be able to produce these goods under contracts.
By 2005, over 50% of farmers households engaged in commodity production shall be able to produce goods under contracts signed with economic cooperation organizations, processing and trading enterprises. First of all, to effect the production under economic contracts of sugarcane, cotton, cow milk, aquatic products and step by step expand the contractual production to other production raw materials.
The signing of commodity product consumption contracts shall be an obligation of processing and consumption enterprises of all economic sectors.
To set up associations for mutual assistance in production and consumption, protection of interests of producers and business people in each commodity line branch.
3. Regarding investment:
Besides the budgets (including central and local budgets), human force and external financial sources shall be mobilized to increase resources for investment in building socio-economic infrastructures like roads, irrigation, education, health, population lines and clusters and public welfare facilities in population clusters.
To adopt policies to encourage all economic sectors to invest in manufacturing construction materials suitable for building dwelling houses and socio-economic infrastructure in the Mekong river delta region.
4. Regarding credit:
a/ The State’s development investment credit shall ensure sufficient capital for investment projects for economic development, projects on manufacturing and processing of export goods, agricultural, forestrial and aquaculture projects, which may borrow capital under the provisions of the Government’s Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999, the Prime Minister’s Decision No. 02/2001/QD-TTg of January 2, 2001 and Decision No. 133/2001/QD-TTg of September 10, 2001.
The Development Assistance Fund shall apply various credit forms: guarantee, post-investment support under the provisions of Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999.
To earmark part of the State’s development investment credit capital for policy beneficiary households and poor households to borrow at a preferential interest rate to lift their house bases or build dwelling houses by mode of installment payment over many years; to support investment in population lines and clusters.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Bank of Vietnam, the Development Assistance Fund and the concerned ministries and branches in formulating capital-lending mechanisms and policies, then submit them to the Prime Minister for decision.
b/ Commercial banks shall provide loans to goods producers according to regulations, at the same time set up soon credit guarantee funds so as to help those who have no collateral conditions to borrow bank capital. To encourage the expansion of capital service forms for producers, to especially encourage enterprises to provide capital services for people in the form of capital advance and repayment in farm produce.
5. To elaborate industrial promotion policies: To support job training, reduce the land use levy for investors, provide preferential credit for enterprises to invest in industrial and handicraft production in the Mekong river delta region.
To set up an industrial promotion fund (from the sources of State budget, financial support of organizations and individuals and recovered support capital) for the development of industries and handicraft and cottage industries.
6. To basically settle the problem of peasants having no land or lacking production land:
To create more land fund by virgin-land reclamation.
To review the land funds of State-run organizations, agricultural and forestrial farms in order to recover right in 2001 and early 2002 unused or ineffectively-used land areas and assign them to the localities for assignment to farmers households for production.
To create conditions for a section of land-hungry and land-less peasants to settle down in new economic zones.
To enhance the land management; to complete cadastral dossiers, grant land use right certificates, and strictly manage land-related fluctuations. To strictly forbid the illegal land cessions, to definitely settle land-related complaints and disputes.
To continue well implementing the policy on exemption of agricultural land use levy for flood-prone areas as well as localities that face outlet market difficulties. To exempt the land use levy for poor households (according to new criteria), for households in communes covered by Program 135.
7. For ethnic minority people: To continue implementing freight and price subsidy support policies for ethnic minority people suited to their conditions and habits; the State shall adopt support policies suitable to Khmer households facing real housing difficulties.
To give priority to them to borrow capital for production from the Bank for the Poor and other sources; to well perform the agricultural promotion work and give further guidance on ways of living and production to ethnic minority people.
As from 2002, to implement the following policies towards poor ethnic minority households:
- Exempting them from making school building contributions, paying school and textbook charges for their children; giving priority to ethnic minority children to have jobs after finishing training courses.
- Exempting them from paying charges for medical examination and treatment at health stations, health centers or hospitals.
Article 6.-Organization of implementation:
1. The People’s Committees of the Mekong rive delta provinces must consider the implementation of the contents of this Decision a major task of the Party committees and local administrations at all levels as well as of the people in the region; at the same time, closely coordinate with the ministries and central branches in elaborating, and organizing the implementation of, the programs and projects.
On the basis of the agreement with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Construction, the Ministry of Aquatic Resources, the General Land Administration and concerned agencies as well as provinces shall review and adjust the plannings on the construction of population quarters, on the land use, and detailed plannings on production areas (rice-shrimps; rice-subsidiary food crops; fruit trees, forestrial development) in their respective localities. The presidents of the provincial People’s Committees shall approve detailed plannings on production areas suited to the characteristics of each locality; concretize them into programs and plans, then organize the implementation thereof.
2. The ministries and branches shall base themselves on their respective functions and tasks to assume the prime responsibility together with the Mekong river delta provinces in organizing and directing the implementation of specific programs and projects. The ministries and localities shall report once a year to the Prime Minister on the results of the implementation of the contents of this Decision.
3. In order to settle the housing problem for policy beneficiary households and poor households in deeply-flooded areas, to assign the Ministry of Construction to assume the prime responsibility and coordinate with the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance in formulating policies on providing loans in kind being dwelling houses to these households, then submit them to the Prime Minister for decision.
The projects on construction of urgent population lines and clusters in 2001 and 2002, which have been approved by competent authorities, shall not be required to make pre-feasibility study reports and have them approved but only need to submit technical designs and total cost estimates for approval according to regulations, be allowed to apply the form of bidder appointment for implementation, but they must not let negative acts happen.
For the immediate future, the Ministry of Construction shall work with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People’s Committees of the provinces having flood-prone areas to determine and select projects on the construction of urgent population clusters and lines, and protection dykes surrounding population quarters in deeply-flooded areas, compatible with the planning, for early investment in 2001 and 2002, then submit them to the Prime Minister.
To exempt the charge for changing the purpose of agricultural land use to construction of population lines and clusters.
4. To assign the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance to consider and allocate adequate fundings for the breed program; arrange plans on investment capital for construction of traffic and irrigation works, urgent population quarters.
The State Bank of Vietnam shall direct the prioritized lending of preferential credit to people for investment in production development and rural infrastructure construction.
The Ministry of Planning and Investment shall make full use of the sympathy and support of foreign countries and international organizations, prioritize the use of ODA capital sources to support the implementation of programs and projects on development of economic and social establishments.
5. The General Department of Hydrology and Meteorology shall continue enhancing the measuring, surveying and exploring capacities so as to collect adequate and accurate data on hydrology, meteorology and water environment so as to perform well the hydrological and meteorological forecasting work, study more comprehensively the climatic and hydrological rules in the region; create scientific grounds for the branches and localities to consider, revise and/or supplement the plannings with a view to bettering solutions to control and use flood water in the Mekong river delta region in a rational and effective way.
Article 7.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 8.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the Mekong river delta provinces shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây