Quyết định 1722/QĐ-TTg 2016 về mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1722/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1722/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 02/09/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mục tiêu đến 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1 - 1,5%/năm
Ngày 02/09/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản…
Chương trình đề ra các mục tiêu như: Giai đoạn 2016 - 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân…
Các tiểu dự án thuộc Chương trình bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài…
Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 48.397 tỷ đồng.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1722/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1722/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1722/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
-------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.
- Phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân:
+ Từ 80% - 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Từ 70% - 80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Từ 60% - 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% - 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;
+ 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.
- Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.
- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% - 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.
- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 100 huyện và khoảng 600 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động; thiết lập ít nhất 20 cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.
- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; Hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho khoảng 10.000 hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc rất ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;
- Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo;
- Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 48.397 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
- Ngân sách trung ương: 41.449 tỷ đồng (vốn đầu tư: 29.698 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 11.751 tỷ đồng);
- Ngân sách địa phương: 4.848 tỷ đồng (vốn đầu tư: 3.452 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 1.396 tỷ đồng).
- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.100 tỷ đồng.
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo.
+ Đối tượng: Các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;
. Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, bản, ấp;
. Công trình y tế đạt chuẩn;
. Công trình giáo dục đạt chuẩn;
. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
. Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;
. Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
. Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn các huyện nghèo.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 18.745 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 14.917 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 14.085 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 832 tỷ đồng);
. Ngân sách địa phương: 2.928 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 2.600 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 328 tỷ đồng);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 900 tỷ đồng.
- Tiểu dự án 2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
. Công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất;
. Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao;
. Trạm y tế đạt chuẩn;
. Trường, lớp học đạt chuẩn;
. Bến cá, bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối;
. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
. Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
. Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.148 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 1.648 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 1.550 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 98 tỷ đồng);
. Ngân sách địa phương: 400 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
+ Mục tiêu:
. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
. Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
+ Đối tượng:
. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
. Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
. Tổ chức và cá nhân có liên quan;
. Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y…; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;
Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
. Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 4.217 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 3.937 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
. Ngân sách địa phương: 230 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.
+ Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
+ Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
. Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 618 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 368 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
. Ngân sách địa phương: 200 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
. Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản;
. Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;
. Trạm y tế xã đạt chuẩn;
. Công trình trường, lớp học đạt chuẩn;
. Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;
. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
. Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
. Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
+ Phân công thực hiện:
. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị làm công tác Dân tộc của tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 15.936 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 14.905 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 14.022 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 883 tỷ đồng);
. Ngân sách địa phương: 481 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 452 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 29 tỷ đồng);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 550 tỷ đồng.
+ Mục tiêu:
. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
. Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
+ Đối tượng:
. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
. Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
. Tổ chức và cá nhân có liên quan;
. Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,…;
Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: cải tạo đất sản xuất, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
. Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Phân công thực hiện:
. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị làm công tác Dân tộc của tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 4.037 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 3.742 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
. Ngân sách địa phương: 145 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 150 tỷ đồng.
+ Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn:
. Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ thôn, bản; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, bản; người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực;
. Đối với cán bộ cơ sở: tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn bản về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và thôn, bản; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo;
. Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động của Chương trình.
+ Phân công thực hiện:
. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện;
. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho đơn vị làm công tác Dân tộc của tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
+ Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 679 tỷ đồng, trong đó:
. Ngân sách trung ương: 579 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
. Ngân sách địa phương: 40 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
. Vốn huy động hợp pháp khác: 60 tỷ đồng.
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y;
. Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến tiêu thụ sản phẩm;
. Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
. Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 842 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 522 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 210 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 110 tỷ đồng.
- Mục tiêu:
+ Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
+ Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
- Đối tượng:
+ Người dân, cộng đồng dân cư;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Truyền thông về giảm nghèo:
. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo;
. Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ Trung ương tới cơ sở;
. Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;
. Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện Chương trình;
. Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo.
+ Giảm nghèo về thông tin:
. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản;
. Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;
. Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn;
. Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã;
. Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời;
. Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở;
. Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 600 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 500 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển 41 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp 459 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 50 tỷ đồng.
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp.
+ Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.
- Đối tượng:
+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;
+ Đối với công tác giám sát đánh giá: cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo;
+ Xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);
+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 575 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 331 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 164 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 80 tỷ đồng.
- Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân;
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình. Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn;
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình; thu hồi, luân chuyển trong cộng đồng một phần chi phí hỗ trợ hoặc vật nuôi (từ nguồn vốn ngân sách nhà nước) phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia;
- Thực hiện cơ chế đặt hàng với các cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện cơ chế đặt hàng với các cơ quan báo chí, xuất bản để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo;
- Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của Chương trình; có sự khác biệt về định mức hỗ trợ và mức độ ưu tiên theo đối tượng, địa bàn, nội dung hoạt động;
- Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong suốt quá trình thực hiện Chương trình;
- Các bộ, ngành trung ương: Xây dựng, trình ban hành cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng Chương trình khung và kế hoạch hằng năm cấp tỉnh; tổng hợp kế hoạch cấp quốc gia và phân bổ nguồn lực công khai, tạo chủ động cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định; giao mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình; công bố tỷ lệ hộ nghèo cấp quốc gia;
- Các cấp địa phương: thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hằng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra;
- Lồng ghép lập kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hằng năm ở cấp xã và có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn cấp xã, các tổ chức, đoàn thể và của cộng đồng. Lồng ghép các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch;
- Các bộ, ngành và các cấp địa phương sử dụng kết quả đo lường nghèo đa chiều làm căn cứ xác định ưu tiên đầu tư trong Chương trình, có tính kết nối với các chương trình, dự án khác.
- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo trung ương giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương;
- Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã nghèo;
- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các huyện nghèo, xã nghèo;
- Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về tổ chức mạng lưới, cơ chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ, chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác giảm nghèo từ nguồn ngân sách địa phương.
Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:
- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:
+ Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo;
+ Địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc (hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác Dân tộc) và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
- Cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp:
+ Ở Trung ương: Kiện toàn Văn phòng quốc gia về giảm nghèo giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương và trực tiếp giúp việc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Phó trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Văn phòng điều phối Chương trình 135 trực tiếp giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Việc kiện toàn Văn phòng giúp việc đảm bảo nguyên tắc: không tăng biên chế, không tăng chi phí; không tạo ra tầng nấc trung gian, không tăng thêm thủ tục hành chính; đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả, xử lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị;
+ Ở địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo theo các nguyên tắc và yêu cầu như đối với cấp Trung ương.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;
- Chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định đối tượng tiếp tục thuộc diện hưởng chính sách theo Chương trình 30a, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
- Chủ trì thực hiện Dự án 1 và Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình;
- Chủ trì thực hiện Dự án 2; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Chủ trì thẩm định, bố trí vốn sự nghiệp của Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, xây dựng và ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.
- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do bộ, ngành quản lý;
- Các bộ, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ-CP chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của bộ, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án của Chương trình;
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động được phân công ở các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình;
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình;
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát.
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
Decision No. 1722/QD-TTg datedSeptember 02, 2016 of the Prime Minister onapproving the national target program for sustainable poverty reduction during 2016 - 2020
Pursuant to the Law on organization of the government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law onpublic investment dated June 18, 2014;
Pursuant to the Law onstate budget dated December 16, 2002;
Pursuant to theResolution No.76/2014/QH13dated June 24, 2014 of the National Assembly on promoting sustainable poverty objectives until 2020;
Pursuant to the Resolution No. 100/2015/QH13 datedNovember 12, 2015of the National Assembly ongiving approval for investment policies for executing National target programs during 2016 – 2020;
Pursuant to the Resolution No. 30a/2008/NQ-CP datedDecember 27, 2008 by the Government on the rapid and sustainable poverty reduction program for 61 poor districts;
Pursuant to the Resolution No. 80/NQ-CP datedMay 19, 2011 by the Government on orientation to the sustainable poverty reduction during 2011 - 2020;
In consideration of the requests of Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the State Assessment Council for verification of the report on study on feasibility of the national target program of sustainable poverty reducing during 2016 – 2020,
DECIDES:
Article 1.The national target program for sustainable poverty reduction during 2016 - 2020is approved with the following main contents:
1.Name of the Program and the Program management agency:
a) Name of the Program:The national target program for sustainable poverty reduction during 2016 - 2020(hereinafter referred to as the Program).
b) The Program management agency: Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
2.The Program’s objectives:
a) General objectives: Achieve sustainable poverty reduction objectives and prevent poverty relapse; make contribution to the economic growth, guaranteesocial securitybenefits, improve the life, increase income of people, especially people in poor regions, facilitate the poor and poor households in accessing basic social services (health, education, housing,tap water, hygiene and access to information), and make contribution to the achievement of poverty reduction goal during 2016 – 2020 under the National Assembly’s Resolution.
b) Specific objectives
-Reduce the rate of poor households nationwide about 1% - 1.5%/year (particularly, reduce the rate of poor districts and communes about 4%/year, and that of poor households in ethnic minority areas about 3% - 4%/year) according to the poverty line by the multidimensional approaching methods employed during 2016 – 2020;
-Improve economic conditions and the quality of life of the poor, make the per capita income of poor households nationwide increase 1.5 times by 2020 in comparison with that at the end of 2015 (especially, that of poor households in poor districts/communes/hamlets, and that of poor households in ethnic minority areas must be increased 2 times);
-Implement poverty reduction policies in a consistent and effective way in order to improve living conditions and increase the capacity for accessing basic social services for the poor;
-Make consistent investment in economic - social infrastructure in poor districts/ communes/ hamlets according to new rural area criteria; firstly, make investment in basic infrastructure such as traffic system, schools, health facilities, small-scale irrigational works andtap waterworks; facilitate people in participating in the Program’s activities to increase their income by providing them jobs for the purpose of promoting efficiency of invested infrastructural works, minimizing natural disaster risk, responding to the climate change and improving the market access.
c) Major goals should be achieved by 2020
-Strive to make 50% of poor districts, 30% of extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands and 20 – 30% of extreme difficulty-hit communes/hamlets in ethnic minority and mountainous areas overcome extreme difficulties under the Resolution No.30a/2008/NQ-CP.
-Make investment in infrastructure to serve the production development and the people’s livelihood in districts/communes/hamlets under the Program in conformity with the residential area planning and production planning for effectively serving the life and production development of people:
+ Make 80% - 90% of communes have asphalted or concrete motor roads to the centers of communes, which must be constructed according to standards and specifications regulated byMinistry of Transport;
+ Make 70% - 80% ofhamlets/ mountainous villageshavefirm arterial roadswhich must be constructed according to standards and specifications regulated by Ministry of Transport;
+ Make 60% - 70% of communes meet national criteria for health; 80% - 90% of commune-level health facilities be qualified for providing medical examination and treatment services with health insurance;
+ Make 100% of communes have preschools, high schools and community learning centers qualified to meet learning demand and disseminate knowledge to people; 80% of communes have school facilities meet new rural area standards;
+ 75% of households will be provided with clean tap water;
+ Invested small-scale irrigational works may meet 75% - 80% of the annual irrigation water need for farming area.
-Make income of households participating in projects on production development, livelihood diversification and development of poverty reduction model increase about 20% - 25%/ year; at least 15% of households shall participate in projects for escape from poverty line every year.
-Provide vocational training and profession-oriented education to about 20,000 workers of poor households, nearly poor households and poor households in ethnic minority areas, among which60% - 70%of workers work abroad.
-100% of officials in charge of poverty reduction tasks in communes, and heads of hamlets/mountain villages are trained in basic knowledge and skills in management and organization of poverty reduction programs/ policies/ projects; participate in formulation and development of community development plans.
-100% of commune-level officials in charge of information and communications tasks are trained to improve skills in propaganda information; 50% of poor communes have outdoor propaganda sites; about 100 districts and 600 communes are equipped with means of propaganda; at least 20 information clusters are established in border areas and trade centers.
-90% of households in poor districts/ communes are accessed or provided with information about policies and laws of the Communist Party and those of the Government; experience in production; the national social - economic development by means of press, publications and other communications products; provide audio-visual equipment to about 10,000 poor households living on islands, poor households in ethnic minority areas and poor households in extreme difficulty-hit communes.
3.Entities and scope of the Program
a) Entities:
-Poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line nationwide; poor households in ethnic minority areas and women of poor households shall be given priority;
-People and communities in poor districts/ communes;
-Poor districts,extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands; communes in safety zones, border communes,extreme difficulty-hit communes,extreme difficulty-hit communes/hamletsin ethnic minority and mountainous regions under decisions approved by competent authorities;
-Involved organizations and individuals.
b) Scope:
The Program shall be executed nationwide; resources of the Program shall be firstly used to make investment in poor districts/communes (extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands;extreme difficulty-hit communes/hamletsin ethnic minority and mountainous regions, border communes andcommunes in safety zones) andextreme difficulty-hitmountainoushamlets/villages.
4.Duration for executing the Program: from 2016 to 2020.
5.Total expenditure of the Program:
Total expenditure for executing the Program: VND 48,397 billion, mobilized from the following sources:
-Funding provided by central-government budget: VND 41,449 billion (funding for investment: VND 29,698 billion; funding for public services: VND 11,751 billion);
- Funding provided bylocal-government budget:VND4,848 billion (funding for investment:VND3,452 billion; funding for public services:VND1,396 billion).
-Funding mobilized from other legitimate sources: VND 2,100 billion.
6.The Program’s projects:
a) Project 1: Program 30a
-Subproject 1. Investment in infrastructure in poor districts
+ Objectives: Improve critical infrastructure to serve the production and people’s livelihood in poor districts.
+ Entities: Poor districts defined in decisions approved by competent authorities and eligible for speedy and sustainable poverty reduction policies under the Resolution No.30a/2008/NQ-CP.
+ Support contents:
.Roads from districts to centers of communes, and traffic systems in communal regions;
.Works in serve of cultural activities in communal regions, including communal broadcasting stations, cultural houses, community houses, sports centers of communes/hamlets/villages;
.Healthcare works that meet standards;
.Educationalworks that meet standards;
.Works for provision oftap waterto people;
.Upgrade or construction of irrigational works;
.Other infrastructure works as proposed by communities in conformity with customs, practices and needs of such communities, and in consistent with the Program’s objectives and the laws. Works proposed by poor communities and those to serve benefits of the poor and women are given priority;
.Restoration and maintenance of fundamental infrastructure works in poor districts.
+ Assignment:
. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairsshall lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project;
.Provincial people’s committees shall instruct Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs to lead and coordinate with relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 18,745 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget:VND14,917 billion (funding for investment:VND14,085 billion; funding for public services:VND832 billion);
. Funding provided by local-government budget:VND2,928 billion (funding for investment:VND2,600 billion; funding for public services:VND328 billion);
. Funding mobilized from other legitimate sources:VND900 billion.
- Subproject 2. Investment in infrastructure inextreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands
+ Objectives: Improve critical infrastructure to serve the production and people’s livelihood inextreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands.
+ Entities:Extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islandsunder decisions by competent authorities.
+ Support contents:
.Rural roads in service of the production, business and the people’s livelihood;
.Electricity works to serve domestic activities and production;
.Works to serve cultural and sports activities;
. Healthcarefacilitiesthat meet standards;
.Schools and/or classes that meet standards;
.Fisherman’swharves, anti-flood banks, embankments, irrigationalworks, seawater pump stations for aquaculture and salt making;
. Works for provision of tap water to people;
. Othersmall-scaleinfrastructure works proposed by communities in conformity with customs, practices and needs of such communities, and in consistent with the Program’s objectives and the laws. Works proposed by poor communities and those to serve benefits of the poor and women are given priority;
. Restoration and maintenance of fundamental infrastructure worksin local regions.
+ Assignment:
. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project;
. Provincial people’s committees shall instruct Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs to lead and coordinate with relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required:VND2,148 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget: VND 1,648 billion (funding for investment: VND 1,550 billion; funding for public services: VND 98 billion);
. Funding provided by local-government budget:VND 400billion (funding for investmentand development);
. Funding mobilized from other legitimate sources:VND100 billion.
-Subproject 3: Support for production development, livelihood diversification and development of poverty reduction model in poor districts and extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands.
+ Objectives:
.Give support to agriculture, forestry, pisi-culture and salt industry by the way of productions of goods in association with production planning and response to climate change; increase income and improve life of people in local regions;
.Give support to the diversification of non-agricultural livelihood forms, and services in conformity with specific local conditions;
.Develop efficient poverty reduction models; facilitate the poor in accessing policies, resources and markets.
+Entities:
.Workers of poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line; poor householdsin ethnic minority areasand women of poor households shall be given priority;
.Local groups of households and communities;
.Relevant organizations and individuals;
.Facilitate workers who are rehabilitated drug abusers,HIV/AIDSpatients or returned trafficked women, etc. living in poor households in participating in the project.
+ Support contents:
.Support for production development and livelihood diversification:
Support for development of agriculture, forestry, pisci-culture and salt industry: Provide training and transfer of technologies, plant varieties and breedinganimals, production equipment, materials and devices, fertilizers, cattle-feed, pesticides, veterinary drugs, etc.; The support is given by contracting for forest caring and protection, allocation of forests, and allocation of land for cultivation of production forests;
Support for building farming land: reclaiming, restoring or building terraced fields and rocky crop fields;
Support for development of sectors and services: workshops; machinery and equipment; production materials; providing vocational training,career counseling, introduction of jobs and market access;
Give assistance to enterprises/co-operatives in associating with the poor to develop production, sectors, processing and consumption of products;
Give support to other livelihood diversification activities as proposed by communities in conformity with customs, practices and needs of such communities, and in consistent with the Program s objectives and the laws.
.Development of poverty reduction models:
Develop efficient poverty reduction models in large scale and combined models for development of production, sectors, maintenance, processing and consumption of products between poor households, nearly poor households, communities and enterprises, models for poverty reduction in association with national defense and security; poverty reduction models relating to livelihood shall be given priority in conformity with each region or residential area;
Build and develop employment models by investing in small-scaleinfrastructural constructionsin hamlets/villages to increase income for people; models for combined agricultural and forestry production, and introduction of jobs to the poor in association with forestation and forest protection; models for minimizing natural disaster risks and coping with the climate change.
+ Assignment:
. Ministry of Agriculture and Rural Developmentshall lead and coordinate withMinistry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project. In which,Ministry of Agriculture and Rural Developmentshall instruct the execution of support activities for production development and livelihood diversification, andMinistry of Labor, War Invalids and Social Affairsshall lead and coordinate withMinistry of National Defenceand relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the development of poverty reduction models in large scale;
. Provincial people’s committees shall instruct Departments ofAgriculture and Rural Developmentto lead and coordinate withDepartments of Labor, War Invalids and Social Affairs andrelevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.In which,Departments ofAgriculture and Rural Development shall directly instruct support activities for production development and livelihood diversification, and Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge of instructing the development of poverty reduction models in large scale.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 4,217 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget:VND3,937 billion (funding for public services);
. Funding provided bylocal-government budget: VND 230 billion (funding for public services);
. Funding mobilized from other legitimate sources: VND 50 billion.
-Subproject 4: Support for workers ofpoor households, nearly poor households and ethnic minority householdsto work for fixed term abroad.
+ Objectives: Improve the quantity and quality of workers in poor districts, extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands to work abroad on a fixed-term basis in order to create employment, increase income and reduce the poverty sustainably.
+ Entities: Workers of poor households, nearly poor households,ethnics and workers residing for long-term period in poor districts, extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal regions and on islands; unemployed young people, especially young people living in poor households in ethnic minority areas and poor women shall be given priority.
+ Support contents:
.Give support to entities for attending vocational training courses, foreign language classes and profession-oriented education courses to work abroad under contracts; support entities with food expenses, subsistence allowanceand accommodation expenses while they attend training courses; support entities with expenses for health examination, applying for issuance of passports, visas and criminal records for working abroad under fixed-term contracts;
.Improve capacity of officials in charge of leading workers to work abroad under fixed-term contracts and that of propagandists; support consulting activities to lead workers to work abroad;
.Provide consultancy and introduce jobs to workers who returned local regions after their employment abroad.
+ Assignment:
. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project;
. Provincial people’s committees shall instruct Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs to lead and coordinate with relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 618 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget: VND 368 billion (funding for public services);
. Funding provided by local-government budget: VND 200 billion (funding for public services);
. Funding mobilized from other legitimate sources: VND 50 billion.
b) Project 2: Program 135
-Subproject 1: Support for investment in infrastructure in extreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villages
+ Objectives: Improve critical infrastructural systems to serve the production and the livelihood of people living inextreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villages.
+ Entities:extreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villagesunder decisions by competent authorities.
+ Support contents:
. Rural roads in service of the production, business and the people’s livelihood;
.Electricity works to serve domestic activities and productionin mountain hamlets/ villages;
. Communal broadcasting stations, cultural houses, community houses;
. Healthcare facilities that meet standards;
. Schools and/or classes that meet standards;
. Upgrade or construction ofsmall-scaleirrigational works;
. Works for provision of tap water to people;
. Other small-scale infrastructure works proposed by communities in conformity with customs, practices and needs of such communities, and in consistent with the Program’s objectives and the laws. Works proposed by poor communities and those to serve benefits of the poor and women are given priority;
. Restoration and maintenance of fundamental infrastructure works in local regions.
+ Assignment:
.TheCommittee for Ethnic Affairs shall lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project;
. Provincial people’s committees shall instructagencies in charge of ethnic affairsto lead and coordinate with relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 15,936 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget: VND 14,905 billion (funding for investment: VND 14,022 billion; funding for public services: VND 883 billion);
. Funding provided by local-government budget:VND481 billion (funding for investment:VND452 billion; funding for public services:VND29 billion);
. Funding mobilized from other legitimate sources: VND 550 billion.
- Subproject 2: Support forthe production development, livelihood diversification and development of poverty reduction models in large scalein extreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villages.
+ Objectives:
.Supportagriculture, forestryand aquaculturebycombining theproduction of goods withtheproduction planning; exploit the potentials and strengths of local regions; make contribution to the reduction of natural disaster risks and coping with the climate change; increase income and improve the life of people in local regions;
.Supportthe diversification of non-agricultural livelihood forms and services in conformity with specific conditionsof each region;
. Develop efficient poverty reduction modelsin large scale; facilitate the poor in accessing policies, resources and markets.
+ Entities:
. Workers of poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line; poor households in ethnic minority areas and women of poor households shall be given priority;
. Local groups of households and communities;
. Relevant organizations and individuals;
. Facilitate workers who are rehabilitated drug abusers, HIV/AIDS patients or returned trafficked women, etc. living in poor households in participating in the project.
+ Support contents:
. Supporttheproduction development and livelihood diversification:
Supportthedevelopment of agriculture, forestryand aquaculture: Provide training and transfer of technologies, plant varieties and breeding animals, production equipment, materials and devices, fertilizers, cattle-feed, pesticidesandveterinary drugs;support the construction of breeding facilities and upgrade of aquaculture ponds, etc.;
Supportthebuildingoffarming land:improving production land,building terraced fields androcky cropfields;
Supportthedevelopment of sectors and services: workshops; machinery and equipment; production materials; providing vocational training, career counseling, introduction of jobs and market access;
Give assistance to enterprises/co-operatives in associating with the poor to develop production,businesssectors, processing and consumption of products.
Supportother livelihood diversification activities proposed by communities in conformity with customs, practices and needs of such communities, and in consistent with the Program s objectives and the laws.
. Development of poverty reduction modelsin large scale:
Develop efficient poverty reduction models in large scale and combined models for developingproduction, sectors, processing and consumption of products between poor households, nearly poor households, communities and enterprises, models for poverty reduction in association with national defense and security; poverty reduction models relating tothelivelihood shall be given priority in conformity with each region or residential area;
Build and develop employment models by investing in small-scale infrastructural constructions inmountainhamlets/villages to increase income for people; models for combined agricultural and forestry production, and introduction of jobs to the poor in association with forestation and forest protection; models for minimizing natural disaster risks and coping with the climate change.
+ Assignment:
. Ministry of Agriculture and Rural Development shall lead and coordinate with Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs,theCommittee for Ethnic Affairs,relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project. In which, Ministry of Agriculture and Rural Development shall instruct the execution of support activities for production development and livelihood diversification, and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall lead and coordinate with Ministry of National Defence and relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the development of poverty reduction models in large scale;
. Provincial people’s committees shall instruct Departments of Agriculture and Rural Development to lead and coordinate with Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, provincial agencies in charge of ethnic affairs,and relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis. In which, Departments of Agriculture and Rural Development shall directly instruct support activities for production development and livelihood diversification, and Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge of instructing the development of poverty reduction models in large scale.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 4,037 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget: VND 3,742 billion (funding for public services);
. Funding provided by local-government budget: VND 145 billion (funding for public services);
. Funding mobilized from other legitimate sources: VND 150 billion.
- Subproject 3:Improving capacity of communities and grassroots officials inextreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villages.
+ Objectives: Improve capacity of communities and grassroots officials inextreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villages.
+Entities:Communities andgrassrootsofficials in extreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villages:
.Communities: Communal community supervision boards; officials of mountainous hamlets/villages; representatives of communities; group/team leaders; officials of unions/associations; poverty reduction collaborators; groups in charge of restoring and maintaininginfrastructural constructionsin mountainous hamlets/villages;reputablepeople in communities and people; The improvement of capacity ofethnicsand women are given priority;
.Grassroots officials: Improve capacity of officials of mountainous hamlets/villages and communes for the execution of the Program, and of officials in charge ofagricultural extensionand veterinary medicine of mountainous hamlets/villages and communes; the improvement of capacity of officials in ethnic minority areas and female officials are given priority.
+ Support contents:
. Improve capacity of communities and officials in extreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villagesfor process and skills for executing the Program and other matters relating to the poverty reduction;
. Improve capacity of communities in extreme difficulty-hit communes, border communes, communes in safety zones, extreme difficulty-hit mountainous hamlets/villagesin order to improve the participation of communities in plan establishment, execution and supervision of communities performing activities of the Program.
+ Assignment:
. The Committee for Ethnic Affairs shall lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project;
. Provincial people’s committees shall instruct agencies in charge of ethnic affairs to lead and coordinate with relevant departments/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.
+ Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 679 billion. Where:
. Funding provided by central-government budget: VND 579 billion (funding for public services);
. Funding provided by local-government budget: VND 40 billion (funding for public services);
. Funding mobilized from other legitimate sources: VND 60 billion.
c)Subproject 3: Support for production development, livelihood diversification and development of poverty reduction modelsincommunes other than those defined in Program 30a and Program 135
- Objectives:
+Supportthe development ofagriculture, forestry, pisciculture and salt industry in association with generation of employment by producing goods under production planning in order toexploit the potentials and strengths of local regions;make contribution to the reduction of natural disaster risksandcopewith the climate change; increase income and improve the life of people in local regions;
+Support the diversification of non-agricultural livelihood forms and services in conformity with specific conditions of each region;
+Develop efficient poverty reduction models in large scale; facilitate the poor in accessing policies, resources and markets.
- Entities:
+Workers of poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line; poor households in ethnic minority areas and women of poor households shall be given priority;
+Local groups of households and communities;
+Relevant organizations and individuals;
+Facilitate workers who are rehabilitated drug abusers, HIV/AIDS patients or returned trafficked women, etc. living in poor households in participating in the project.
-Support contents:
+Support the production development and livelihood diversification:
. Supportthedevelopment of agriculture, forestry, pisciculture and salt industry: Provide training and transfer of technologies, plant varieties and breeding animals, production equipment, materials and devices, fertilizers, cattle-feed, pesticidesandveterinary drugs;
. Support the development ofbusinesssectors and services: workshops; machinery and equipment; production materials; providing vocational training, career counseling, introduction of jobs and market access;
. Give assistance to enterprises/co-operatives in associating with the poor to develop production, business sectors, processing and consumption of products;
. Support other livelihood diversification activities proposed by communities in conformity with customs, practices and needs of such communities, and in consistent with the Program s objectives and the laws.
+Development of poverty reduction models in large scale:
. Develop efficient poverty reduction models in large scale and combined models for development of production, sectors, maintenance, processing and consumption of products between poor households, nearly poor households, communities and enterprises, models for poverty reduction in association with national defense and security; poverty reduction models relating to livelihood shall be given priority in conformity with each region or residential area;
. Build and develop employment models by investing in small-scale infrastructural constructions in mountain hamlets/villages; models for combined agricultural and forestry production, and introduction of jobs to the poor in association with forestation and forest protection; models for minimizing natural disaster risks and coping with the climate change.
- Assignment:
+Ministry of Agriculture and Rural Development shall lead and coordinate with Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project. In which, Ministry of Agriculture and Rural Development shall instruct the execution of support activities for production development and livelihood diversification, and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall lead and coordinate with Ministry of National Defence and relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the development of poverty reduction models in large scale;
+Provincial people’s committees shall instruct Departments of Agriculture and Rural Development to lead and coordinate with Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis. In which, Departments of Agriculture and Rural Development shall directly instruct support activities for production development and livelihood diversification, and Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge of instructing the development of poverty reduction models in large scale.
- Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 842 billion. Where:
+Funding provided by central-government budget: VND 522 billion (funding for public services);
+Funding provided by local-government budget: VND 210 billion (funding for public services);
+Funding mobilized from other legitimate sources: VND 110 billion.
d) Project 4: Communications and reduction of poverty of information
- Objectives:
+ Disseminate information to improve awareness and responsibility of the whole society for the poverty reduction in order to raise the self-reliance for escape from the poverty line and mobilize resources for achieving sustainable poverty reduction objectives.
+ Build and strengthen information systems; improvepropagated information to serve the national political tasks and meet the social demands for information; improve the access to information by people.
- Entities:
+Peopleand communities;
+Involved organizations and individiduals.
- Support contents:
+ Disseminate information about the poverty reduction:
.Prepare and implement communications and information programs relating to the poverty reduction;
.Organize and develop the network of propagandists andspeakerson the poverty reduction from central to local governments;
.Organize talks on poverty reduction policies on a regular basis at all levels and sectors, especially grassroots levels;
.Organize communications activities aimed at reducing poverty under the form of stage to promote the exchange and sharing of experience between mountainous hamlets/ villages, communes and districts about the execution of Program;
.Develop activities of the poverty reduction portal.
+ Reducing poverty of information:
.Provide training in professional skills and practices to officials in charge of local information and communications, especially officials of communes, and mountainous hamlets/ villages;
.Support the production, edition, broadcasting, transmission, retention and promotion of journalistic products, information products with journalistic characteristics, radio and television programs, publications and other information products in order to disseminate policies and guidelines of the Communist Party, and the Government’s policies and laws, and disseminate typical examples, experience and other necessary information;
.Provide audio – visual equipment to poor households on islands, in ethnic minority areas, and in extreme difficulty-hit communes;
.Provide with operational facilities to perform propaganda activities in districts and communes;
.Establish outdoor fixed propaganda sites;
.Provide contents of propaganda programs to local information teams;
.Support the establishment of local information clusters at border areas and trade centers.
- Assignment:
+Ministry of Information and Communications shall lead and coordinate with Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project. In which, Ministry of Information and Communications shall instruct theperformance of activities to reduce the poverty of information, and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shallinstruct the performance of communications activities concerning the poverty reduction;
+Provincial people’s committees shall instruct Departmentsof Information and Communicationstolead and coordinate withDepartmentsof Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Projectin provinces;carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis. In which,Departmentsof Information and Communications shall instruct the performance of activities to reduce the poverty of information, andDepartmentsof Labor, War Invalids and Social Affairs shall instruct the performance of communications activities concerning the poverty reduction.
- Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 600 billion. Where:
+Funding provided by central-government budget: VND 500 billion (funding for investment: VND 41 billion; funding for public services: VND 459 billion);
+ Funding provided by local-government budget: VND 50 billion.
+ Funding mobilized from other legitimate sources: VND 50 billion.
dd) Project 5: Improvement of capacity, and supervision and assessment the Program s execution
- Objectives:
+ Improve capacity of officials in charge of poverty reduction at all levels.
+ Set up consistent and comprehensive supervision and assessment systems to meet managing requirements of the Program.
- Entities:
+ Improvement of capacity:Officials in charge of poverty reduction at all levels (officials of mountainous hamlets/villages,representatives of communities,group/team leaders,officials of unions/associations,poverty reduction collaboratorsandreputable people).The improvement of capacity offemale officialsare given priority;
+ Supervision and assessment of the Program’s execution: the program in-charge agencies, agencies in charge of projects/subprojects and officials who are assigned to take charge and organize the supervision and assessment thereof;
+ Involved organizations and individiduals.
- Support contents:
+ Prepare documents and provide training and improvement courses in knowledge and skills to officials in charge of poverty reduction;
+ Organize domestic and overseas training courses and/or experience exchange; organize seminars and/or conferences on poverty reduction;
+ Prepare the Program’s results framework, including the system of objectives and/or criteria for assessing the implementation results of policies, programs and projects on multidimensional poverty reduction; set up a detailed supervision and assessment system and the system of templates of reports and/or information collection mechanism; reporting contents and mechanism; methods of using information of the supervision and assessment system for management and implementation;
+ Inspect and evaluate the implementation of policies, programs and projects on poverty reduction on a periodical, annual or irregular basis (where necessary);
+ Check poor households and nearly poor household annually; carry out survey and assessment at the beginning, middle and end of period at all levels;
+ Set up database system and software for managing poverty reduction data at all levels.
- Assignment:
+Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the execution of the Project;
+Provincial people’s committees shall instruct Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs to lead and coordinate with relevant departments/ regulatory bodies/ sector authorities to instruct the execution of the Project in provinces; carry out inspection and assessment, and make aggregated reports on the execution of the Project on a periodical or irregular basis.
- Funding and sources of funding:
Total funding required: VND 575 billion. Where:
+ Funding provided by central-government budget: VND 331 billion (funding for public services);
+ Funding provided by local-government budget: VND 164 billion (funding for public services);
+ Funding mobilized from other legitimate sources: VND 80 billion.
7.Main solutions for executingthe Program:
a) Propaganda: Improve the propaganda of poverty reduction objectives to all levels, sectors, residential classes and the poor in order to make change in their awareness about the poverty reduction, raise the poor’s wish to escape from the poverty line, adopt and implement policies and support from the Government, and support of communities in an effective way for escaping from the poverty line; launch the movement “Cảnước chung tay vì người nghèo”(The nation-wide support for the poor); respect enterprises and/or individuals for their contribution of resources or effective measures for sustainable reduction of poverty.
b)Capital mobilizationmechanism: Diversify sources of capital to execute the Program and ensure that capital must be mobilized on a sufficient and timely manner according to the approved structure; improve the mobilization of funding from local-government budget, legitimate contributions by enterprises and assistance from domestic and foreign entities; reciprocal capital and/or contributions by people and/or beneficiaries.
c) Promotion of international cooperation: Promote both multilateral and bilateral cooperation with international organizations, and the cooperation with non-government organizations to share information and experience as well as court their assistance in technologies and resources for achieving the Program’s objectives.
d) Combine general and specific policies for poverty reduction with projects included in the National target program for sustainable poverty reduction in poor districts, poor communes and extreme difficulty-hit hamlets/villages.
dd) Execution mechanism
-Apply reduced specific mechanism to a number of small-scale investment projects with simple technologies. The government shall only provide a part of funding for execution of such projects, the remaining shall be contributed by people who shall supervise the execution thereof;
-Apply lump sum financial support mechanism, divide responsibility and grant power to local/grassroots authorities, and encourage the participation of people during the establishment and execution of the Program. Encourage and expand scope of activities generating employment to workers of poor households, nearly poor households, households just escaping from the poverty line and local people by means of construction of infrastructural projects, projects on production development,livelihood diversification and development of poverty reduction modelsin local regions;
-Implement the mechanism to support the livelihood of poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line by means of execution of projects approved by competent authorities on the basis of local production planning and/or schemes for change in structure of production; assist poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line in voluntarily participating in projects through household groups or communities; funding for execution of projects are derived from state budget, loans from bank for social policies, funding for combined execution of policies, programs and projects, and reciprocal capital contributed by households; take back or transfer a part of support ordomestic animals(derived from state budget) in communities in conformity with each project and specific conditions of each group of entities for the purpose of expand project s scale for participation by other poor households, nearly poor households and households just escaping from the poverty line;
-Implement order-placing mechanism with vocational training establishments or enterprises to introduce workers to work abroad; implement order-placing mechanism with press agencies and/or publishers topropagatethe Communist Party’s guidelines and policies, and the Government s policies and laws on poverty reduction;
-Make a consistent combination between mechanisms and processes in projects and subprojects of the Program; determine levels of support and priority according to entities and operating regions and contents;
-Raise self-reliance of people and communities for poverty reduction; adopt community-based approaching methods; improve and facilitate people in participating in the Program’s activities from the identification of beneficiaries to the plan establishment; perform Program’s activities, supervise and evaluate the implementation results for ensuring the openness, explicitness andaccountabilityduring the execution of the Program;
-Central ministries and regulatory bodies: Formulate and promulgate policies; instruct the formulation of annual plans and framework program at provincial level; aggregate national-level plans and provide resources to help local governments gain initiative in accordance with regulated rules, criteria and levels; assign objectives/tasks and allocate funding (including funding for investment and for public services) to local governments; supervise and evaluate the execution of the program; announce the rate of national-level poor households;
-Local governments: grant authority and determine financial support mechanism according to 5-year and annual plans; based on provided funding, local governments shall allocate funding and make 5-year and annual plans for executing the Program in order to solve urgent matters in local regions according to the Program’s objectives/tasks;
-Combine the formulation of 5-year and annual plans for executing the Program and that of annual socio-economic development plan at communal level with the participation of professional officials of communes, organizations, unions and communities. Combine market elements,gender equality, reduction of natural disaster risks and coping with the climate change with the formulation of plans;
-Ministries/regulatory bodies and local governments shall use poverty measuring results by employing multidimensional approach as the basis for determining the order of priority in the Program while taking into accounts the combination with other programs/projects.
e) Human resources for executingthe Program
-The resources for executing the Program include the National Office for Poverty Reduction that assist the Central Steering Committee for the national target programs during 2016 – 2020 and its assistant units in local regions;
-Implement policies for strengthening and assigning officials to work in poor communes;
-Implementincentivepolicies for young intellectuals to work in poor districts or communes;
-Use officials in local regions as poverty reduction collaborators. Provincial people’s committees shall request people’s councils of same level to make decisions on the network, operational structure, functions, duties and policies of poverty reduction collaborators with funding from local-government state budget.
g) Management of the Program
Establish steering boards for managing the execution of the Program from central to local government:
-Steering boards at all levels:
+ Central level: Establish the Central Steering Committee for the national target programs during 2016 – 2020, chaired by a Deputy Prime Minister.Ministry of Planning and Investmentshall be responsible for aggregating the two programs;Ministry of Agriculture and Rural Developmentshall take charge of executing the National target program for new countryside development;Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairsshall take charge of executing the National target program for sustainable poverty reduction; the Committee for Ethnic Affairs and relevant ministries/ regulatory bodies shall be members of theCentral Steering Committee for the national target programs during 2016 – 2020;
+ Local level: People’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces shall establish provincial steering committees for the national target programs during 2016 – 2020, chaired by chairpersons of provincial people’s committees. Departmentsof Planning and Investment shall be responsible for aggregating the two programs;Departmentsof Agriculture and Rural Development shall take charge of executing the National target program for new countryside development;Departmentsof Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge of executing the National target program for sustainable poverty reduction;Boards ofEthnic Affairs(or regulatory bodies in charge of ethnic affairs)and relevantdepartments/regulatory bodies shall be members ofsuch steering committees.
-Agencies giving advice or assisting steering committees at all levels:
+ Central level: Strengthen the National Office for Poverty Reduction to assist the Central Steering Committee and directly assistMinisterof Labor, War Invalids and Social Affairs– Deputy Head of the Central Steering Committee in managing and organizing the execution of the National target program for sustainable poverty reduction during 2016 – 2020; The Program 135 Coordination Office shall assistMinister, Chairman/Chairwoman of the Committee for Ethnic Affairsin organizing the execution of the Program 135 during 2016 – 2020. The strengthening of assisting offices must comply with the following principles: not increasing payroll, not increasing expenditure; not creating intermediate steps, not increasing administrative procedures; ensuring essential requirements, quickly handling works, monitoring and aggregating the situation for making suggestions in a timely manner;
+ Local level:Chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities or provinces shall establishunits to assiststeering committeesaccording to principles and requirements regulated at central level.
8.Implementation:
a) Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairswhich is the Program management agency shall discharge the following duties:
-Lead and coordinate with relevant ministries/regulatory bodies, people’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces to organize the execution of the Program as regulated;
-Lead and coordinate withMinistry of Planning and Investment, Ministry of Finance, relevant ministries/regulatory bodies and local governments to formulate principles, criteria and levels of funding provided by central-government budget and stipulate the percentage of reciprocal capital provided by local-government budget for executing the Program;
-Lead and coordinate with theCommittee for Ethnic Affairs,Ministry of Agriculture and Rural Development,Ministry of Information and Communicationsand relevant ministries/ regulatory bodies to instruct the supervision and assessment of the execution of the Program;
-Lead the examination and request the Prime Minister to approve the list of extreme difficulty-hit communes that are entities of the Program in alluvial and coastal areas and on islands;
-Lead and coordinate with relevant ministries/ regulatory bodies to propose to the Prime Minister regulations on criteria for identifying entities eligible for enjoying policies under the Program 30a, extreme difficulty-hit communes in alluvial and coastal areas and on islands;
-Lead the execution of Project 1 and Project 5; monitor, inspect and aggregate results of Program, make reports of the Program’s implementation results on a regular or irregular basis to the Government and/or Prime Minister.
b) TheCommittee for Ethnic Affairsdischarges the following duties:
- Lead the examination and request the Prime Minister to approve the list of extreme difficulty-hit communes, border communes and communes in safety zonesthat areeligible for enjoying policiesof the Program;
- Lead the execution of Project2; monitor, inspect and aggregate resultsof the project, and send reports thereof to the Program management agency for aggregating and reporting to theGovernment and/or Prime Minister.
c)Ministry of Agriculture and Rural Developmentshall take charge of executing the Project 3; monitor, inspect and aggregate results of the project, and send reports thereof to the Program management agency for aggregating and reporting to the Government and/or Prime Minister.
d)Ministry of Information and Communicationsshall take charge of executingProject 4; monitor, inspect and aggregate results of the project, and send reports thereof to the Program management agency for aggregating and reporting to the Government and/or Prime Minister.
dd)Ministry of Planning and Investment:
-Assume responsibility for general affairs of the Program;
-Lead and coordinate with Ministry of Finance to sum up, balance and allocate funding, verify sources of funding of the Program according to the progress and annual and/or medium-term investment plan, and submit reports thereof to the Prime Minister for consideration.
e) Ministry of Finance:
-Lead the verification and allocation of funding for public services of the Program;
-Coordinate with Ministry of Planning and Investment to allocate fundingfor executingthe Program according to the progress and annual and/or medium-term investment plan, and submit reports thereof to the Prime Minister for consideration;
- Lead and coordinate with relevant ministries/regulatory bodiesto check, formulate and promulgate regulations on management and use of funding, statement of expenditures for executing the Program.
g) Responsibilities of relevant ministries/ regulatory bodies:
-Take part in the execution of the Program’s contents within the scope, contents and duties in connection with their managing sectors;
-Ministries/regulatory bodies that are assigned to implement poverty reduction policies under the Resolution No.80/NQ-CPshall be responsible for examining, formulating and instructing the poverty reduction policies in association with their development policies, programs and plans, and instructing, inspecting andexpediting the implementation of such policies at grassroots levels.
h) People’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces
-Organize the execution of the Program in provinces and mobilize other resources for executing the Program’s projects;
- Organize the execution of the Program in provinces and mobilize other resources for executing the Program’s projectsand subprojects;
-Make regular or irregular reports (where necessary) on the execution of the Program;
-Assume responsibility for the proper use of sources of funding in order to ensure that provided funding is used in an effective and thrifty way without loss.
Article 2.Program’s management and implementation
The Program shall be managed and implemented according to Regulation for management and implementation of the national target programs during 2016 - 2020 approved by Prime Minister.
Article 3.This Decision takes effect on the signing date.
Article 4.Ministers, Heads of ministerial-level agencies and the Government s affiliates and Chairpersons of people’s committees ofcentral-affiliated citiesor provinces shall implement this Decision./.
The Prime Minister
Nguyen Xuan Phuc
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây