Quyết định 1670/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1670/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1670/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 08/11/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Năm 2022, đầu tư hệ thống đo đếm từ xa cho khách hàng sử dụng điện lớn
Đây là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 phê duyệt Đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam.
Theo đó, nhằm mục đích đến năm 2022, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn chỉnh tới tất cả các khách hàng sử dụng điện lớn; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm 10% chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống; nâng cao khả năng dự báo nhu cầu phụ tải điện và lập kế hoạch cung cấp điện, hạn chế việc tiết giảm điện do thiếu nguồn thông qua cơ chế dịch chuyển phụ tải đỉnh trong giờ cao điểm hoặc trường hợp khẩn cấp…, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chính.
Cụ thể như: Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; tổ chức thực hiện, xây dựng và phát triển đề án tại Việt Nam theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và vận hành hệ thống Lưới điện Thông minh trong tương lai; tổ chức thực hiện các dự án thí điểm ở Việt Nam phù hợp với các giai đoạn phát triển Lưới điện Thông minh được duyệt…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1670/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1670/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1670/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam với các nội dung sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển lưới điện thông minh với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện; góp phần trong công tác quản lý nhu cầu điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển nguồn và lưới điện; tăng cường khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành điện lực, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển lưới điện thông minh: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện có; xây dựng mới các văn bản về phát triển nguồn năng lượng tái tạo; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và tăng cường hệ thống giám sát, điều khiển tự động cho hệ thống điện, hệ thống đo đếm từ xa:
+ Đến năm 2013: Thiết lập hoàn chỉnh hệ thống thu thập số liệu, giám sát điều khiển SCADA, hệ thống đo đếm từ xa tới toàn bộ các nhà máy điện có công suất lớn hơn 30 MW, các trạm biến áp từ 110 kV trở lên trong hệ thống điện.
+ Đến năm 2016, khai thác được toàn bộ các chức năng của hệ thống quản lý năng lượng (EMS) trong hệ thống SCADA/EMS tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia và các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền.
+ Đến năm 2022: Hệ thống SCADA/DMS cho các Tổng công ty điện lực, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn chỉnh tới tất cả các khách hàng sử dụng điện lớn.
- Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện: Chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống (System average interruption frequency index - SAFI) giảm 10%; chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống (System average interruption duration index - SAIDI) giảm 20% sau mỗi giai đoạn 5 năm.
- Trang bị các thiết bị tự động hóa và điều khiển để tăng năng suất lao động trong ngành điện lực: Giảm số người trực tại các trạm biến áp 110 kV có trang bị thiết bị tự động hóa và điều khiển từ xa xuống còn 3-5 người/trạm; thực hiện thao tác đóng cắt lưới trung thế từ xa.
- Nâng cao khả năng dự báo nhu cầu phụ tải điện và lập kế hoạch cung cấp điện; hạn chế việc tiết giảm điện do thiếu nguồn thông qua cơ chế dịch chuyển phụ tải đỉnh trong giờ cao điểm hoặc trường hợp khẩn cấp: Giảm 1 - 2% phụ tải cao điểm thông qua các ứng dụng của cơ sở hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI - Advanced Metering Infrastructure).
- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý nhằm mục tiêu giảm tổn thất điện năng (tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại) trong hệ thống truyền tải và phân phối điện từ 9,23% năm 2011 xuống còn 8% vào năm 2015.
- Ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh để kết nối, vận hành ổn định các nguồn năng lượng mới và tái tạo nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả, góp phần khuyến khích phát triển, tăng tỷ lệ nguồn điện sử dụng năng lượng mới và tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
- Khuyến khích nghiên cứu, chế tạo trong nước một số sản phẩm điện tử thông minh trên lưới điện, đáp ứng được nhu cầu công nghệ cho Lưới điện Thông minh.
- Tạo điều kiện cho khách hàng được chủ động biết và quản lý các thông tin chi tiết về sử dụng điện, chi phí mua điện.
2. Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam
Phê duyệt Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh ở Việt Nam theo ba giai đoạn, cụ thể như sau:
a) Giai đoạn 1 (2012-2016):
- Chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện:
+ Hoàn chỉnh dự án SCADA/EMS cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền. Bổ sung các thiết bị để đảm bảo thu thập số liệu vận hành hệ thống điện tại các nhà máy điện, trạm biến áp từ cấp điện áp 110 kV trở lên; hoàn thiện hệ thống đọc tự động công tơ điện tử đo đếm đầu nguồn, giao nhận điện năng đến tất cả các nhà máy điện và các trạm 500 kV, 220 kV, 110 kV.
+ Triển khai các ứng dụng nhằm tăng cường độ tin cậy, tối ưu vận hành lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng; tăng cường hệ thống ghi sự cố, hệ thống phát hiện và chống sự cố mất điện diện rộng nhằm đảm bảo truyền tải an toàn trên hệ thống điện 500 kV.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiên các quy định về hệ thống thu thập số liệu bắt buộc trong các nhà máy điện, các trạm biến áp từ điện áp 110 kV trở lên.
+ Bước đầu trang bị hệ thống SCADA cho một số Tổng công ty phân phối điện; trang bị hệ thống phần mềm, phần cứng, hệ thống viễn thông, hệ thống tự động hóa và điều khiển từ xa cho một số trạm 110 kV lựa chọn.
+ Đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện Lưới điện Thông minh cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, các Tổng công ty, công ty điện lực.
+ Hoàn thành các dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phụ tải (load research), dự án điều chỉnh phụ tải điện (demand side response) cho các Tổng công ty, Công ty điện lực.
+ Phát triển và triển khai các công cụ vận hành tiên tiến nhằm tích hợp số lượng lớn các nguồn điện tái tạo không điều khiển được (điện gió, điện mặt trời...) vào hệ thống.
- Các chương trình thử nghiệm:
+ Dự án thử nghiệm hệ thống cơ sở hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI - Advanced Metering Infrastructure) tại một số khách hàng lớn của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện chương trình quản lý phụ tải.
+ Dự án thử nghiệm tích hợp các nguồn điện sử dụng năng lượng mới và tái tạo tại Tổng công ty Điện lực miền Trung: Áp dụng cho các nguồn thủy điện nhỏ, nguồn điện sử dụng năng lượng mới và tái tạo.
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
+ Hoàn thiện các quy trình nghiên cứu phụ tải điện.
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với các khách hàng tham gia chương trình quản lý phụ tải trong chương trình thử nghiệm tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá hiệu quả từ chương trình thử nghiệm, hoàn thiện cơ chế khuyến khích cho các khách hàng tham gia chương trình quản lý phụ tải.
+ Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho phép áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định điều độ - vận hành cho việc tự động hóa trạm biến áp và điều khiển từ xa trong hệ thống điện.
+ Đề xuất cơ chế tài chính cho việc phát triển Lưới điện Thông minh.
+ Căn cứ các kết quả nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các chương trình trong thực tế, ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai các ứng dụng của Lưới điện Thông minh.
- Xây dựng các quy định kỹ thuật: Nghiên cứu, ban hành các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cho Lưới điện Thông minh, bao gồm: Hệ thống AMI; tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống tự động hóa, điều khiển từ xa trạm biến áp; hệ thống SCADA/EMS/DMS; tiêu chuẩn tích hợp nguồn điện sử dụng năng lượng mới và tái tạo dạng phân tán; kết cấu của lưới điện phân phối thông minh và các quy định kỹ thuật có liên quan khác.
- Chương trình, truyền thông cho cộng đồng:
+ Xây dựng và phổ biến Chương trình phát triển lưới điện thông minh cho các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện và các khách hàng sử dụng điện lớn.
+ Bước đầu phổ biến về Chương trình phát triển lưới điện thông minh cho khách hàng sử dụng điện dân dụng.
b) Giai đoạn 2 (2017 - 2022):
- Tiếp tục thực hiện Chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện, tập trung vào lưới điện phân phối; trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông cho lưới điện phân phối:
+ Triển khai hoàn chỉnh các hệ thống SCADA cho các Tổng công ty điện lực, tiếp tục trang bị hệ thống tự động hóa các trạm biến áp 110 kV.
+ Triển khai hệ thống SCADA/DMS tại một số điện lực tỉnh, thành phố có phụ tải lớn trong hệ thống, kết nối với một số trạm biến áp phân phối trung áp lựa chọn.
+ Tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện Lưới điện Thông minh cho các Tổng công ty, Công ty điện lực.
+ Phát triển các thử nghiệm về tối ưu vận hành lưới điện truyền tải.
Triển khai các ứng dụng của Lưới điện Thông minh:
+ Phổ biến các bài học kinh nghiệm về hệ thống AMI. Triển khai mở rộng lắp đặt hệ thống AMI cho các khách hàng lớn tại tất cả các Tổng Công ty điện lực; triển khai dự án thử nghiệm cho khách hàng tham gia mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh (thị trường bán buôn cạnh tranh và thị trường bán lẻ cạnh tranh thí điểm) tại các Tổng Công ty điện lực.
+ Triển khai tích hợp các nguồn điện phân tán, các nguồn năng lượng mới, tái tạo đấu nối vào hệ thống điện bằng cấp điện áp trung áp và hạ áp.
+ Thực hiện các dự án thử nghiệm Căn nhà Thông minh (Smart Home).
+ Xây dựng các thử nghiệm Thành phố Thông minh (Smart City).
- Xây dựng văn bản pháp luật:
+ Nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế: Khuyến khích ứng dụng lưới điện thông minh trong việc phát triển các nguồn năng lượng mới, tái tạo; khuyến khích ứng dụng lưới điện thông minh các tòa nhà không tiêu thụ năng lượng bên ngoài (zero energy house); ứng dụng lưới điện thông minh mua bán trao đổi điện năng từ phía khách hàng với các công ty điện lực.
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng cho khách hàng dân dụng tham gia vào chương trình quản lý phụ tải.
- Xây dựng các quy định kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho công nghệ lưu trữ năng lượng, các thiết bị thông minh (smart appliances) sử dụng trong nhà có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng theo điều kiện cung cấp điện hoặc thay đổi biểu giá điện.
- Chương trình truyền thông cho cộng đồng:
+ Cập nhật chương trình truyền thông cho Lưới điện Thông minh có bổ sung các thay đổi về giá và phí mới.
+ Phổ biến rộng rãi - theo từng bước - về chương trình (Lưới điện Thông minh) đến các khách hàng dân cư.
c) Giai đoạn 3 (từ sau 2022):
- Tiếp tục Chương trình trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông cho lưới phân phối:
+ Phát triển hệ thống SCADA/DMS cho tất cả các công ty điên lực tỉnh tới một số lượng hợp lý các trạm phân phối trung áp.
+ Triển khai tiếp các công cụ tối ưu vận hành từ lưới điện truyền tải sang lưới điện phân phối.
+ Triển khai hệ thống AMI cho các khách hàng dân dụng, tạo điều kiện cho khách hàng tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
+ Tiếp tục khuyến khích việc phát triển các nhà máy điện phân tán.
- Chương trình triển khai các ứng dụng Lưới điện Thông minh: Triển khai các ứng dụng Lưới điện Thông minh cho phép cân bằng cung - cầu điện năng ngay ở cấp độ người sử dụng điện. Phổ biến việc sử dụng năng lượng mới, tái tạo ở lưới phân phối với cơ chế giá mua, giá bán điện theo từng thời điểm kết hợp với vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Xây dựng các văn bản pháp luật cho phép triển khai các ứng dụng của Lưới điện Thông minh trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện:
- Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam do một lãnh đạo Bộ Công Thương là Trưởng ban, Cục Điều tiết điện lực là cơ quan thường trực. Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện Thông minh có các đại diện của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học Công nghệ, Xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị có liên quan. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trong ngành điện xây dựng các dự án cụ thể, xác định các mục tiêu cụ thể trong từng dự án, giao cho các đơn vị thực hiện, giám sát việc thực hiện.
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.
- Ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách cần thiết theo thẩm quyền để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để huy động nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng Lưới điện Thông minh theo từng khu vực và giai đoạn cụ thể nhằm đạt mục đích sử dụng hiệu quả nguồn vốn, chia sẻ chi phí và lợi ích với khách hàng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích các ứng dụng Lưới điện Thông minh trong các tòa nhà không tiêu thụ điện từ bên ngoài (zero energy house), Thành phố Thông minh (Smart City).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan để tìm kiếm nguồn vốn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng khung pháp lý cho phát triển Lưới điện Thông minh; nghiên cứu tiêu chuẩn, xây dựng các chương trình cụ thể, tiến hành chương trình thử nghiệm Lưới điện Thông minh tại Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các dự án thử nghiệm đã được phê duyệt trong Lộ trình: Dự án thử nghiệm hệ thống AMI tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh; Dự án thử nghiệm tích hợp các nguồn điện phân tán tại Tổng công ty Điện lực miền Trung.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
- Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện cho chương trình, đề án, các nhóm công tác cho từng giai đoạn, trình Bộ Công Thương phê duyệt các mục tiêu cụ thể cho từng chương trình, đề án, các nhóm công tác.
- Tổ chức thực hiện các dự án Lưới điện Thông minh thí điểm ở Việt Nam phù hợp với các giai đoạn phát triển Lưới điện Thông minh được duyệt.
- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và vận hành hệ thống Lưới điện Thông minh trong tương lai.
- Đầu tư hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng cần thiết để thực hiện phát triển Lưới điện Thông minh theo Lộ trình được duyệt.
3. Các Bộ, cơ quan khác liên quan chủ động phối hợp với Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình trong quá trình thực hiện lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER No. 1670/QD-TTg | SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, November 8, 2012 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF INTELLIGENT POWER GRID IN VIETNAM
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government organization, of December 25, 2001;
Pursuant to the Electricity Law, of December 03, 2004; the Government s Decree No.105/2005/ND-CP, of August 17, 2005 detailing and guiding implementation of a number of articles of Electricity Law;
At the proposal of Minister of Industry and Trade,
DECIDES:
Article 1.To approve the scheme on development of intelligent power grid in Vietnam with the following content:
1.Objective:
a) General objective: To develop intelligent Power grid with modern technology aiming to enhance power quality, reliability of power supply; contribute in management of power demand, encouraging thrift and effective energy use; facilitate to enhance labor productivity, reduce demand of investment in power grid and source development; strengthen reasonable exploitation of energy resources, ensure national energy security, contribute in environmental protection and sustainable socio-economic development.
b) Specific objective:
-To finalize system of legal documents in electricity sector, to create legal basis for development of intelligent Power grid: To review, amend and supplement existing legal documents; formulate new legal documents on development of renewable energy source; formulate relevant technical standards, regulations.
-To build infrastructure of information technology, telecommunication and strengthen the supervision and automatic control system for electrical system, remote measurement system:
+ By 2013: To set up completely the system collecting figures, supervising SCADA control, the remote measurement system to all power plants with capacity of more than 30 MW, substations of from 110 kV or more in electrical system.
+ By 2016, to exploit all functions of the energy management system (EMS) in the system SCADA/EMS in the national electrical system moderation center and regional electrical system regulation centers.
+ By 2022, the system SCADA/DMS for Electric Corporations, remote measurement systems are invested completely to all big clients use electricity.
-To enhance the reliability of electricity supply: System average interruption frequency index – SAFI reduces 10%; System average interruption duration index – SAIDI reduces 20% after each period of 5 years.
-Equipping automatic devices and control devices in order to increase labor productivity in electricity sector: To reduce number of persons at the 110 kV substation with equipping automatic devices and remote controls at 3-5 persons/station; to implement remote manipulation switching on/off medium-voltage grid.
-To strengthen ability to forecast demand of sub-loadof electricityand make plan on power supply; restrain the power reduction due to lack of source through mechanism of displacement of peak sub loading in rush hour or emergency cases: To reduce 1-2% of rush-hour sub loading through applications of AMI - Advanced Metering Infrastructur.
-To implement technical solutions, management measures aiming to reduce electricity losses (technical losses and trade losses) in the system of power transmission and distribution from 9.23% in year 2011 down 8% in year 2015.
-To apply the intelligent Power grid technology in order to connect, operate stably new and renewable energy sources aiming to facilitate to exploit effectively, contribute in encouraging development, increasing rate of power sources using new and renewable energy, contributing in environmental protection, assurance of national energy security.
-To encourage domestic researching, manufacturing some intelligent electronic products on Power grid, meeting the technological demand for intelligent Power grid.
-To facilitate for clients to proactively know and manage detailed information on power use, cost of electricity buying.
2.The roadmap of intelligent power grid development in Vietnam
To approve the roadmap of intelligent power grid development in Vietnam according to three periods, specified as follows:
a) Period 1 (2012-2016):
-Program on enhancing effectiveness in electrical system operation:
+ To finalize the project SCADA/EMS for the National Electrical System moderation Center, regional Electrical System Regulation Centers. To supplement devices in order to assure collection of figures on electrical system operation in power plants, substations with voltage level of from 110 kV or more; to finalize the automatic recording system of electronic meter for measurement at output of source, deliver and receive electricity to all power plants and stations of 500kV, 220kV, 110kV.
+To develop applications aiming to strengthen the reliability, optimizeoperation of transmission Power grid, distribution Power grid, reduce power losses; strengthen the system recording incident, system detecting and preventing power failure malfunction on wide area aiming to assure the safety in transmission on electrical system 500 kV.
+ To examine, supervise implementation of regulations on compulsory system collecting figures in power plants, substations with voltage of 110 kV or more.
+ First step, equip system SCADA for some power distribution corporations; equip the software, hardware system, telecommunication system, automatic and remote control system for some stations of 110 kV being selected.
+ To train, enhance capability to implement the intelligent Power grid for the National power transmission corporation, the National electrical system moderation center, corporations and companiesof electricity.
+ To complete project on technical support for sub-load research, project on adjusting power sub-load (demand side response) for corporations, companies of electricity.
+ To develop and deploy the advanced operation instruments aiming to integrate a big quantity of renewable power sources which cannot control (wind power, solar power, etc) in to system.
-Testing programs:
+ The testing project of AMI - Advanced Metering Infrastructure at some big clients of the Ho Chi Minh city Power Corporation in order to implement program on sub-load management.
+ The testing project on integrating power sources using new and renewable energy at the Central region Electricity Corporation: To apply for small Hydro-power sources, power sources using new and renewable energy.
-To formulate the system of legal documents:
+ To finalize processes on researching sub-load of electricity.
+ To formulate a promotion mechanism for clients participating in the program on sub-load management in the testing program at the Ho Chi Minh city Electricity Corporation. + To assess effectiveness from the testing program, to finalize the promotion mechanism for clients participating in the program on sub-load management.
+ To formulate system of legal documents allowing to apply technical standards, regulations on moderation – operation for automation of substations and remote controls in electrical system.
+ To propose financial mechanism for development of intelligent Power grid.
+ Based on results of research and assessment on effectiveness of programs in reality, to promulgate newly or amend legal documents creating legal corridor for building infrastructure and deploying applications of intelligent Power grid.
-To formulate technical regulations: To research, promulgate technical standard regulations for intelligent Power grid, including: System AMI; technical standards of automatic system, remote control system of substation; System SCADA/EMS/DMS; standard to integrate power source using new and renewable energy in dispersal form; structure of the intelligent distribution Power grid and other relevant technical regulations.
- The mediaprogramfor community:
+ To build and popularize the Program on development of intelligent Power grid for state management agencies, units generating power, units distributing power and big clients using power.
+ First step, to popularize the Program on development of intelligent Power grid for clients using civil electricity.
b) Period 1 (2017-2022):
-To continue to implement the Program on strengthening effectiveness of electrical system operation, concentrating on distribution Power grid; equip the information technological and telecommunication infrastructure for distribution Power grid:
+ To deploy complete systems SCADA for Power corporations, continue to equip automatic systems for substations of 110 kV.
+ To deploy system SCADA/DMS at some electrical station of provinces, cities with big sub-load in the system, connecting with some substations distributing medium voltage being selected.
+ To continue to train, enhance capability to implement the intelligent Power grid for corporations and companies of electricity.
+ To develop tests on optimizing operation of transmission Power grid.
To deploy applications of intelligent Power grid:
+ To popularize experiences on system AMI. To deploy expansion of installment of system AMI for big clients at all Corporations of Electricity; deploy the testing project for clients participating in power purchase and sale in competitive electricity market (competitive wholesale market and pilot competitive retail market) at corporations of electricity.
+ To deploy integrating dispersal power sources, new and renewable energy sources connected into the electrical system by voltage level of medium and low voltage.
+ To implement testing projects on Smart Home.
+ To formulate Smart City tests.
-To formulate legal documents:
+ To research, propose competent agencies to promulgate mechanisms: encouraging application of intelligent Power grid in development of new, renewable energy sources; encouraging application of intelligent Power grid for buildings not using energy from outside (zero energy house); application of intelligent Power grid in buying, selling, exchanging electricity from side of clients with corporations of electricity.
+ To formulate a mechanism to encourage application for civil clients to participate in the program on sub-load management.
-To formulate technical regulations: Researching, proposing competent agencies to promulgate technical standards for the energy storing technology, smart appliances at home with ability to adjust energy-consumption rate under the electric supply condition or change of power price table.
-The media program for community:
+ To update the media program for intelligent Power grid supplemented changes on new prices and charges.
+ To popularize widely – gradually – on program (intelligent Power grid) to civil clients.
c) Period 3 (from after 2022):
-To continue the Program equipping information technological – telecommunication infrastructure for distribution grid:
+ To develop system SCADA/DMS for all provincial companies of electricity to a rational quantity of medium voltage distribution stations.
+ To deploy tools optimizing the operation from transmission Power grid to distribution Power grid.
+ To deploy system AMI for civil clients, facilitate for clients to participate in competitive electricity retail market.
+ To continue to encourage development of dispersal power plants.
-The program deploying applications of intelligent Power grid: To deploy applications of intelligent Power grid allowing balancing the electricity supply and demand at level of electricity user. To popularize use of new, renewable energy at distribution power grid with mechanism of price buying and selling electricity under each point time combined with operation of the competitive electricity retail market.
To formulate legal documents allowing to deploy applications of intelligent Power grid on the basis of the existing information technological infrastructure.
Article 2.Organizing implementation
1.To assign the Ministry of Industry and Trade to preside over implementation:
-To establish Steering Commitee of intelligent Power grid development in Vietnam, head is a leader of the Ministry of Industry and Trade, standing agency is Bureau of Electricity regulation. Steering Commitee of intelligent Power grid development has representatives of Ministriesof: Finance, Planning and Investment, Science and Technology, Construction, the Vietnam Electricity Group and some relevant agencies,units. The Steering Commitee has duty to direct units in electricity sector to formulate specific projects, define specific targets in each project, assign to units for implementation, supervision of implementation.
-To hold construction and development of intelligent power grid in Vietnam in accordance to the approved roadmap.
-To promulgate or submit to the Prime Minister for promulgation of legal documents, necessary mechanism, policies under their authority in order to create legal corridor boosting development of intelligent power grid in Vietnam.
-To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance to formulate a suitable financial mechanism in order to mobilize capital sources for investment in infrastructure of intelligent power grid under each region and specific period aiming to attain purpose of effectively using capital sources, sharing cost and benefits with clients.
-To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and relevant Ministries, agencies to formulate promotion mechanism for application of intelligent power grid in zero energy houses, Smart Cities.
-To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and relevant Ministries, agencies to find financing capital sources of countries and international organizations implementing projects on supporting technique in formulate legal frame for development of intelligent power grid; study on standards, formulate specific programs, implement the testing program of intelligent power grid in Vietnam.
-To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units to implement testing projects having been approved in the Roadmap: The testing project of system AMI at the Ho Chi Minh city Electricity Corporation; the testing project on integrating dispersal power sources at the Central Electricty Corporation.
2.The Vietnam Electricity Group:
-To make specific plan in order to implement program, project, task groups for each period, submit to the Ministry of Industry and Trade to approve specific targets for each program, project, task groups.
-To hold implementation of intelligent power grid projects in Vietnam in conformity with the periods of intelligent power grid development having been approved.
-To train to enhance capability of staff of management and operation of intelligent power grid system in the future.
-To invest completely necessary infrastructures in order to develop intelligent power grid in accordance to the approved roadmap.
3.The other relevant Ministries, agencies proactively coordinate with the Ministry of Industry and Trade under functions, tasks within their state management during the course of implementation of the roadmap on development of intelligent power grid in Vietnam having been approved in this Decision.
Article 3.This decision takeseffect on the day of signing.
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Vietnam Electricity Group and relevant agencies shall implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây