Quyết định 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020

thuộc tính Quyết định 1659/QĐ-TTg

Quyết định 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1659/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:07/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%
Đây là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.
Theo đó, nhằm mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, bao gồm 02 đô thị loại đặc biệt, 312 đô thị từ loại I đến loại IV và khoảng trên 620 đô thị loại V; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại đặc biệt đến loại IV đạt 90%; 100% chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường…, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số nhiệm vụ chiến lược cho các đơn vị, ban ngành có liên quan.
Cụ thể như: Triển khai tổ chức lập và thực hiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đối với các khu vực đô thị hiện hữu; bảo tồn tôn tạo các khu vực di sản đô thị; xây dựng cải tạo, tái phát triển và nâng cao chất lượng các khu vực đô thị cũ; thực hiện di dời các cơ sở công nghiệp, công sở, đào tạo… trong nội thị theo lộ trình, đảm bảo không tăng quy mô dân số khu vực trung tâm (đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), ưu tiên phát triển các không gian phục vụ công cộng đô thị tại các khu vực này; phát triển mạng lưới khung giao thông quốc gia kết nối hệ thống đô thị trung tâm các cấp và các khu vực là động lực tăng trưởng cấp quốc gia…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1659/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------
Số: 1659/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 với những nội dung chính sau đây:
I. QUAN ĐIM
1. Phát triển đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2. Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư giữa các khu vực đô thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển đô thị phải đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực.
3. Phát triển đô thị đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.
4. Hình thành các đô thị gắn với các khu kinh tế ven biển, cửa khẩu tạo cửa ngõ hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển hệ thống đô thị du lịch.
5. Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị tại các vùng miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
6. Phát triển đô thị trên cơ sở phân công trách nhiệm và cơ chế phi hp giữa các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn nhằm phát huy cơ hội và khắc phục thách thức trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo sức lan tỏa.
7. Phát triển đô thị trên cơ sở cạnh tranh đô thị gắn với nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền đô thị các cấp.
1. Đến năm 2015
a) Về hệ thống đô thị
Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38%, hệ thống đô thị cả nước phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có cấp quản lý hành chính đô thị đáp ứng yêu cầu qun lý phát triển, bao gồm 02 đô thị đặc biệt, 195 đô thị từ loại I đến loại IV và trên 640 đô thị V.
b) Về chất lượng đô thị
- Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 26 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 65%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại đặc biệt, I và loại II đạt từ 15 - 20%; đô thị từ loại III đến loại V đạt từ 15% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị đặc biệt và loại I đạt từ 15 - 20%; đô thị loại II và III đạt từ 6 - 10%; đô thị loại IV và V đạt từ 1 - 3%.
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại đô thị đặc biệt đến loại III đạt 90%, đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại IV đạt 70%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 100 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 50%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 80 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70 - 80% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị, tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung được thu gom và xử lý đạt 40 - 50%; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị; đạt 80% chất thải rắn, khu công nghiệp chất thi rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II đạt tỷ lệ 95%. Từng bước phát triển đng bộ chiếu sáng đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 85% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 80% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.
- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại đặc biệt, loại I đạt từ 8-10 m2/người, đô thị loại II, loại III đạt 7 m2/người, đô thị loại IV, loại V đạt 5 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị, đô thị loại đặc biệt đạt 6 m2/người; đô thị các loại từ đô thị loại I đến đô thị loại V đạt 3-5 m2/người.
2. Đến năm 2020
a) Về hệ thống đô thị
Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, bao gồm 02 đô thị loại đặc biệt, 312 đô thị từ loại I đến loại IV và khoảng trên 620 đô thị loại V.
b) Về chất lượng đô thị
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II đạt từ 20 - 25% trở lên; đô thị từ loại III đến loại V đạt từ 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại các đô thị loại đặc biệt và loại I đạt từ 20 - 30% trở lên; đô thị loại II và III đạt từ 10 - 15%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2 - 5%.
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại đặc biệt đến loại IV đạt 90%, đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 70%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 90 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80 - 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại đặc biệt đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thloại V.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại đặc biệt đến loại II đạt 100%; các đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.
- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị đặc biệt đạt 15 m2/người; đô thị loại I, loại II đạt 10 m2/người; đô thị loại III, loại IV đạt 7 m2/người; đô thị loại V đạt 3 - 4 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị, đô thị đặc biệt đạt 7 m2/người; đô thị các loại khác đạt từ 4 - 6 m2/người.
1. Địa phương xây dựng Chương trình phát triển đô thị, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác trên địa bàn đảm bảo phát triển đô thị bền vững.
2. Đảm bảo đô thị hóa gắn với tăng trưởng kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế ưu tiên phát triển các đô thị là động lực tăng trưởng cấp quốc gia, vùng để tạo sự lan tỏa quốc gia và quốc tế.
3. Phát triển nhà ở đô thị
a) Phát triển đa dạng các loại nhà ở có diện tích và mức độ tiện nghi đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lp dân cư, từng bước giải quyết nhu cu vnhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên. Rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực công nghiệp.
b) Khuyến khích phát triển nhà chung cư để tăng quỹ nhà ở, các loại nhà ở phù hp với phong tục tập quán, điều kiện của các vùng miền. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi các thành phần kinh tế và các tổ chức tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.
c) Nhà ở tại các khu vực đô thị phát triển phải đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật - xã hội và nối kết với khu vực đô thị hiện hữu.
4. Cải tạo chỉnh trang và nâng cấp đô thị
a) Triển khai tổ chức lập và thực hiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đối với các khu vực đô thị hiện hữu; bảo tồn tôn tạo các khu vực di sản đô thị; xây dựng cải tạo, tái phát triển và nâng cao chất lượng các khu vực đô thị cũ.
b) Thực hiện di dời các cơ sở công nghiệp, công sở, đào tạo... trong nội thị theo lộ trình, đảm bảo không tăng quy mô dân số khu vực trung tâm (đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), ưu tiên phát triển các không gian phục vụ công cộng đô thị tại các khu vực này.
c) Thực hiện triển khai Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2009 về Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009 - 2020.
5. Quản lý phát triển đô thị mới và khu vực phát triển đô thị
a) Các đô thị hình thành mới phải tuân thủ Chương trình phát triển đô thị quốc gia và phù hợp với yêu cầu phát triển của khu vực, các quy đnh pháp luật vviệc phát trin đô thị mới.
b) Các khu vực phát triển đô thị phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và bảo đảm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội đô thị theo từng giai đoạn đầu tư xây dựng.
c) Các khu vực phát triển đô thị phải đảm bảo hình thái kiến trúc cảnh quan phù hợp với điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của từng vùng, miền và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, đất nông nghiệp và rừng.
d) Rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các đô thị hiện hữu và các khu vực phát triển đô thị.
6. Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
a) Về giao thông
Phát triển mạng lưới khung giao thông quốc gia kết nối hệ thống đô thị trung tâm các cấp và các khu vực là động lực tăng trưởng cấp quốc gia. Phát triển mạng lưới đường chính đô thị kết nối với khung giao thông cấp vùng và quốc gia.
Đối với các đô thị loại đặc biệt và loại I: Hình thành các tuyến đường trên cao và tuyến vận tải công cộng lớn như xe buýt nhanh, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm...; nghiên cứu phát triển bãi đỗ xe ngầm gắn với các không gian công viên, quảng trường, các công trình hoặc thợp công trình lớn đáp ứng yêu cầu phát triển.
Phát triển các tuyến giao thông thủy nội vùng và liên vùng đối với các đô thị vùng đồng bằng sông Cu Long và các vùng có lợi thế về biển, sông, kênh, rạch.
Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng khoa học công nghệ và các trang thiết bị hiện đại trong quản lý, tchức giao thông. Khuyến khích nghiên cứu và phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
b) Về cấp nước
Đảm bảo thời gian cấp nước liên tục 24 giờ trong ngày đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; thời gian cấp nước phù hợp với nhu cu và điều kiện thực tế đối với các đô thị loại IV và loại V.
Hoàn thiện giải pháp cấp nước liên vùng, liên đô thị, xã hội hóa việc cấp nước sạch cho đô th. Hạn chế việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm, xây dựng giải pháp cp nước từ ngun nước mặt và bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt.
c) Về thoát nước
Nghiên cứu giải pháp tổng thể liên vùng thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường và nước biển dâng.
Chuẩn hóa cao độ thoát nước cho các đô thị vùng ven biển chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; lập quy hoạch tổng thể thoát nước của các vùng.
Tăng cường phục hồi và cải tạo lại lòng sông, hồ, kênh, mương... trong đô thị tạo cảnh quan và môi trường sinh thái bền vững.
d) Quản lý chất thải rắn
Tổ chức rà soát, xây dựng lộ trình đóng cửa các bãi rác hiện hữu không đảm bảo về mặt môi trường; nâng cao có hiệu quả công tác thu gom, phân loại chất thải rắn tại các đô thị lớn áp dụng công nghệ hiện đại trong thu gom và xử lý chất thải rắn.
đ) Cấp điện và chiếu sáng
Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và các nguồn năng lượng sạch. Đối với các đô thị khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ cần tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Xã hội hóa chiếu sáng đô thị, khuyến khích đa dạng hóa các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển chiếu sáng đô thị.
e) Cây xanh đô thị, bảo vệ môi trường cảnh quan
Bảo vệ và duy trì không gian xanh, mặt nước và di sản thiên nhiên của mỗi vùng, giá trị cảnh quan thiên nhiên đặc thù của mỗi đô thị.
Bảo tồn và phát triển không gian công cộng gắn với công trình nghệ thuật, công trình kiến trúc di sản, danh lam thắng cảnh, tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị.
Lựa chọn cây trồng phù hợp với khí hậu, chức năng và tính chất đô thị, tạo nét đặc trưng riêng cho từng vùng và mỗi đô thị.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Về cơ chế chính sách
a) Hoàn thiện thể chế về quản lý phát triển đô thị, từ công tác nghiên cứu cơ bản đến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các cấp.
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về hiện trạng phát triển đô thị cấp quốc gia và địa phương; nghiên cứu và ban hành bộ chỉ scạnh tranh đô thị.
c) Xây dựng mô hình chính quyền đô thị đảm bo hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý phát triển đô thị bền vững.
d) Nghiên cứu phát triển đô thị xanh đảm bảo đô thị hóa nhanh, bền vững thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
2. Về công tác quản lý quy hoạch
a) Tập trung rà soát việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong việc phối hợp với thực hiện quy hoạch ngành và quy hoạch kinh tế - xã hội.
b) Xây dựng các chế tài, cơ chế nhằm kiểm soát công tác triển khai thực hiện theo quy hoạch.
3. Về nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục tiêu quản lý phát triển đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc xây dựng đô thị văn minh hiện đại và phát triển bền vững.
b) Triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đô thị các cấp theo Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Về khoa học công nghệ và môi trường
a) Xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng các vật liệu xây dựng mới tiên tiến, thân thiện môi trường; công nghệ mới trong xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hạ cho các đối tượng thu nhập khác nhau;
b) Nghiên cứu các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình nhà ở, công sở, dịch vụ.
c) Xây dựng hệ thống thông tin về phát triển đô thị (có ứng dụng GIS) phục vụ quản lý nhà nước.
d) Nghiên cứu phát triển các không gian công cộng đô thị ngầm.
5. Về cơ chế tài chính
a) Ngân sách địa phương cùng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn hp pháp khác, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
b) Khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng, công viên cây xanh và khu đô thị mới, khu nhà ở ưu tiên các hình thức BOT, BTO, BT và PPP.
Điều 2. Tchức thực hiện
1. Thành lập Ban Chỉ đạo: Chương trình phát triển đô thị quốc gia:
a) Ban Chỉ đạo Chương trình được Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm các thành viên:
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Trưởng Ban Chỉ đạo, một Thứ trưởng Bộ Xây dựng là Phó Trưởng ban;
- Các thành viên khác trong Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình có Tổ công tác liên ngành là đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình. Tổ công tác liên ngành do Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập.
b) Ban Chỉ đạo Chương trình thực hiện các nhiệm vụ: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; chỉ đạo phối hợp các vấn đề liên ngành liên quan đến Chương trình; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện Chương trình tại các địa phương.
2. Bộ Xây dựng:
a) Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
c) Hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện và tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình, rút kinh nghiệm xây dựng Chương trình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo chi phí chung của các Bộ, ngành trong việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị quốc gia và vận động thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động thuộc Chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển đô thị từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước và quốc tế.
b) Chủ trì, phối hp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
4. Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ Chương trình phát triển đô thị quốc gia của các Bộ, ngành.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị.
b) Hướng dẫn các địa phương xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt làm cơ sở cho định hướng phát triển đô thị.
6. Bộ Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương liên quan quy hoạch, phát triển hệ thng giao thông quốc gia, vùng gắn kết với hệ thống đô thị trung tâm các cấp và các trục giao thông chính đô thị theo quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị được duyệt.
7. Bộ Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chính phủ quyết định thành lập các đơn vị hành chính đô thị.
b) Chủ trì, phối hp với Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong cả nước nghiên cứu đề xuất mô hình chính quyền đô thị.
8. Các Bộ, ngành liên quan:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý phát triển đô thị.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Chương trình phát triển đô thị quốc gia đã được phê duyệt.
b) Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Chương   trình phát triển đô thị của địa phương và lồng ghép các chương trình dự án khác liên quan, bố trí vốn để thực hiện và triển khai xây dựng Chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
(Ban hành theo Quyết định này là Phụ lục Danh mục nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2012 - 2015 và 2016 - 2020)./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Hoàng Trung Hải
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 1659/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLICOF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness
----------

Hanoi, November 07, 2012

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL PROGRAM ON URBAN DEVELOPMENT IN 2012-2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization, of December 25, 2001;

Pursuant to the Law on urban planning, of June 17, 2009;

Pursuant to Strategic on socio-economic development in 2011-2020;

Pursuant to the Resolution No.17/2011/QH13, November 22, 2011 of the National Assembly on the land use master plan up to 2020 and national five-year (2011-2015) land use plan;

Pursuant to the Decision No.số 445/QD-TTg, of April 07, 2009, of the Prime Minister on approving adjustment of orientation of master plan on Vietnam urban system development till 2025 and vision till 2050;

At the proposal of the Minister of Construction,

DECIDES:

Article 1.To approve the national program on urban development in 2012-2020 period with the principal contents as follows:

I. POINTVIEW

1.Thenational urbandevelopmentensures conformitywith the strategic on socio-economic development in 2011-2020, toward to a green economy, createsmotivation for socio-economic development, transfer of local, regional and whole nation economic structures in direction of industrialization and modernization.

2. The urban development meets requirement of labor structure transfer, population distribution between urban and rural areas, among socio-economic regions; agricultural land use for urban development must ensure requirement of food security.

3.The urban development ensures effective use of construction land, investment in synchronous construction of technical-social infrastructure, control over environmental quality, be harmonious between preservation, renovation and construction of new ones; construct urban areas with good living condition, enhance urban competition in region and international.

4.To form urban areas in association with coastal, border-gate economic areas creating gateway for international economic integration and development of tourism urban system.

5.To support and boost the urban development in mountainous, border, coastal, island areas adapting with course of global climate changes.

6.Urban development on the basis of duty assignment and coordination mechanism between urban areas in main economic areas, big urban areas aiming to promote opportunity and overcome challenges in using sources for investment in development, create pervasiveness.

7.Urban development on the basis of urban competition in association with enhancing the management capability and effectiveness of urban authorities of all levels.

II. OBJECTIVE

1.Till 2015

a)Regarding urban system

The national urbanization rateshallattain 38%, national urban system must meet requirement of socio-economic development and have urban administrative management level meeting the development management requirement, including 02 special urban areas, 195 urban areas offromtype I to type IV and more than 640 type-V urban areas.

b) Regarding urban quality

-The average urban dwelling-house floor area shall attain 26 m2/person; rate of permanent housesshall attain about 65%.

-The rate of traffic land comparing to land for urban construction in special, type-I and type-II urban areas shall attain 15-20%; infrom-type-III -to type-V urban areas shall attain 15% or more. The rate of public passenger transport meeting demand in special and type-I urban areas shall attain 15-20%; in type-II and type-IIIurban areas shall attain 6-10%; in type-IV and type-V urban areas shall attain 1-3%.

-The rate of urban population supplied clean water and the water supply standard infrom-special to type-III urban areas shall attain 90%, of 120 liter/person/day and night; in type-IV urban areas shall attain 70%, with the water supply standard of 100 liter/person/day and night; in type-V urban areas shall attain 50%, with the water supply standard of 80 liter/person/day and night.

-The covering rate of drainage system shall attain 70-80% area of drainage basin in urban areas, the living sewage rate concentrated, collected and processed shall attain 40-50%; 100% new production facilities applying clean technology or equipped pollution reduction devices; 85% of facilities causing serious environment pollution shall be handled.

-The living solid waste rate collected and processed shall attain 85%of total urban living solid waste; attain 80% of the hazardous solid waste from industrial zones, medical solid waste being collected and treated to ensure the environmental standard.

-The rate of length of main routes and dwelling house areas, alleys being lighted in the special-type, type-I, type-II urban areas shall attain 95%. Gradually, to develop synchronously lighting for the type-III, type-IV, type-V urban areas to attain 85% of length of main routes and attain 80% of length of roads in dwelling house areas, alleys.

-The urban green tree land, for special, type-I urban areas shall attain 8-10 m2/person; type-II, type-III urban areas shall attain 7m2/person, type-IV, type-V urban areas shall attain 5m2/person. The public green tree land in inner urban areas, special urban areas shall attain 6 m2/person; urban areas of all types from type I to type V shall attain 3-5 m2/person.

2.Till 2020

a) Regarding urban system

The national urbanization rate attains 45%, national urban system must meet quality in conformity with urban type and urban administrative management level, including 02 special urban areas, 312 urban areas offromtype I to type IV and more than 620 type-V urban areas.

b) Regarding urban quality

-The average dwelling-house floor area shall attain 29 m2/person; rate of permanent houses shall attain about 75%.

-The rate of traffic land comparing to land for urban construction in special, type-I and type-II urban areas shall attain 20-25% or more; infrom-type-III -to type-V urban areas shall attain 20% or more. The rate of public passenger transport meeting demand in special and type-I urban areas shall attain 20-30% or more; in type-II and type-III urban areas shall attain 10-15%; in type-IV and type-V urban areas shall attain 2-5%.

-The rate of urban population supplied clean water and the water supply standard infrom-special to type-IV urban areas shall attain 90%, of 120 liter/person/day and night; in type-V urban areas shall attain 70%, with the water supply standard of 90 liter/person/day and night.

-The covering rate of drainage system shall attain 80-90% area of drainage basin in urban areas, and 60% of living sewage collected and processed; 100% new production facilities applying clean technology or equipped pollution reduction devices. 95% of facilities causing serious environment pollution shall be handled. The rate of clean water volume being lost or failed to collect charges shall be fewer than 18% for urban areas from special type to type IV; fewer than 25% for type-V urban areas.

-The living solid waste rate from urban areas, industrial zones collected and processed shall attain 90%; attain 100% of the hazardous medical solid waste being collected and treated to ensure the environmental standard.

-The lighting rate for main routes and dwelling house areas in the from-special-to-type-II urban areas shall attain 100%; the type-III, type-IV, type-V urban areas shall attain 90% of length of main routes and 85% of length of roads in dwelling house areas, alleys being lighted.

-The urban green tree land, for special urban areas shall attain 15 m2/person; type-I, type-II urban areas shall attain 10 m2/person, type-III, type-IV urban areas shall attain 7 m2/person, type-V urban areas shall attain 3-4 m2/person. The public green tree land in inner urban areas, special urban areas shall attain 7 m2/person; urban areas of other types shall attain 4-6 m2/person.

III. DUTIES

1.Localities formulate Program on urban development, integrating with other programs, plans in their localities to ensure for sustainable urban development.

2.Ensuring urbanization in association with economic growth and enhancing economic density, prioritizing urban development serviced as motivation of national, regional-level growth in order to create national and international pervasiveness.

3.Development of urban dwelling houses

a) The diversity development of dwelling house types with area and amenity extent meeting demand of market and income condition of population classes, gradually solving the dwelling house demand for workers in industrial zones and pupils, students. Reviewing, adjusting or supplementing incentive policies for enterprises investing in dwelling house construction in industrial zones.

b) Encouraging development of apartment buildings in order to increase dwelling house fund, types of dwelling house in conformity with customs and habits, conditions of regions, areas. Encouraging and facilitating for economic sectors and organizations to participate in investment in dwelling house construction.

c) Dwelling houses in developed urban areas must be synchronous social-technical infrastructure and connect with existing urban areas.

4.The urban improvement, embellishment and upgrading

a) To formulate and implement partition plans, detailed plans for the existing urban areas; preservation and improvement of urban heritage areas; construction, improvement, redevelopment and enhancement of old urban area quality.

b) To implement relocation of industrial facilities, public office, training facilities, etc in inner urban areas according to roadmap, ensure to not increase population size in central areas (for Hanoi and Ho Chi Minh city), prioritize to develop spaces for urban public servicein these areas.

c) To implement the Decision No.758/QD-TTg, of August 06, 2009 on national program on the upgrading of urban centers during 2009-2020.

5.Management of new urban development and urban development area

a) The new formed urban areas must comply with The national program on urban development and in conformity with regional development requirement, legal provisions on new urban development.

b) The urban development areas must comply with construction planning, urban planning and ensure synchronous development of technical infrastructure and urban society under each construction and investment period.

c) The urban development areas must ensure landscape architecture morphology be conformable with natural, historical, cultural, social conditions of each region, area and ensure requirements on ecological environmental, agricultural land and forest protection.

d) To review to assess effectiveness of land use in existing urban areas and urban development areas.

6.Development of urban technical infrastructure

a) Regarding traffic

To develop national traffic frame network connecting the central urban system of levels and areas being motivation of national growth. To develop the urban main road network connecting with the national and regional-level traffic frames.

For the special and type-I urban area: To form routes above high position and big public transport routes such as fast bus, urban railway, subways, etc; research to develop underground parking in association with spaces of parks, squares, works or large combination of works, which meet development requirement.

To develop inner-regional and inter-regional waterway routes for urban areas in Mekong river delta and regions with advantageous situation of sea, river, canals, ditches.

To strictly control, restrain individual means of transport, especially motorbikes in Hanoi and Ho Chi Minh city. To use science-technology and modern equipments in traffic management and organization. To encourage research and development of means of transport using clean, friendly-with-environment energy.

b) Regarding water supply

To ensure uninterrupted water supply during 24 hours each day for special, type-I, type-II and type-III urban areas; the time of water supply is conformable with demand and actual condition for type-IV and type-V urban area

To finalize the inter-region, inter-urban water supply solution, socialization of clean water supply for urban area. To restrain use of underground water sources, build solution to supply water from surface Water sources and protect underground, surface water sources.

c) Regarding drainage

To research the inter-regional master solution adapting with impacts of climate changes, inundation, flood tide and sea-level rise.

To standardize the drainage high level for coastal urban areas suffering impact of climate changes; to make the drainage master plan of regions.

To strengthen restoration and re-improvement of river bed, pond, canal, etc in urban area creating landscape and sustainable ecological environment.

d) Management of solid waste

To review, build roadmap to close existing landfills which are not assured environmentally; enhance effectively collection, classification of solid waste in big urban areas, apply modern technology in collection and treatment of solid waste.

dd) Electricity supply and lighting

To encourage development of power sources using new and clean energy sources. For urban areas in the South Central and South region, need to strengthen use of solar and wind energy.

To implement socialization in urban lighting, encouragediversification of economic sectors to participate together in development of urban lighting.

e) Urban green trees, landscape and environmental protection

To protect and maintain green space, water surface and natural heritage of each region, the characteristic natural landscape value of each urban area.

To preserve and develop public space in association with art works, heritage architecture works, scenic places, create highlight point of urban landscape.

To select plants in conformity with urban climate, function and nature, create specific character for each region and each urban area.

IV.SOLUTIONS

1.Regarding mechanism and policy

a) To finalize institution on urban development management, from basic research to formulation of legal documents, enhancement of quality of planning work and management of planning implementation at levels.

b) To set up system of general database on present conditions of national and local urban development; research and promulgate set of urban competitive index.

c) To build model of urban authorities ensuring effectiveness, effect of sustainable urban development management work.

d) To research green urban development ensuring fast and sustainable urbanization, implementing the National Green Growth Strategic.

2.Regarding the planning management work

a) To concentrate to reviewing implementation of regional construction planning, urban planning which ensure uniformity, effectiveness in coordination with implementation or branch planning and socio-economic planning.

b) To formulate sanctions, mechanisms aiming to control the deployment work of planning implementation.

3.Regarding raising awareness and training human source

a) To push up propagation, education on the urban development management objective, enhance community consciousness in building a modern civilized and sustainable development urban area.

b) To deploy implementation of training, fostering urban cadres, civil servants of levels according to the Decision No. 1961/QD-TTg, of October 05, 2010 of the Prime Minister.

4.Regarding science-technology and environment

a) To formulate policy encouraging use of new, advanced and friendly-with-environment building materials; new technology in dwelling house construction ensure good quality, the lowered price for subjects with different incomes;

b) To research solutions using energy-saving in works for dwelling houses, public offices, services.

c) To formulate the urban development information system (with GIS application) serviced for state management.

d) To research development of public spaces, underground urban areas.

5.Regarding financial mechanism

a) The local budget together with capital sources aided from central budget and other lawful capital sources, will ensure for implementation of duties of Program.

b) To encourage investment in fields of drainage, sewage treatment, environment renovation, lighting, tree parks and new urban centers, dwelling house areas, which prioritizing BOT, BTO, BT and PPP forms.

Article 2. Organizing implementation

1.Establishing the steering committee The national program on urban development:

a) The steering committee is established by the Prime Minister including members:

-The Minister of Construction shall be Head of the steering committee; a deputy minister of Construction shall be vice head;

-Other members in the steering committee include representatives of leaders of Ministries of: Planning and Investment, Finance; Transport; Science and Technology; Natural Resources and Environment; Home Affairs; Agriculture and Rural Development.

-Assistant for the steering committee is the inter-branch working group including representatives of leaders of the Department level being member of the Program steering committee. The inter-branch working group established by decision of the Minister of Construction, as head of the steering committee.

b) The Program steering committee shall implement tasks: To direct formulation of annual and 5-year plan in order to implement objectives, tasks of Program; direct coordination of inter-branch issues relating to Program; expedite, inspect, supervise deployment, implementation of Program in localities.

2.The Ministry of Construction:

a) Being the Standing agency of the Program steering committee.

b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, branches and People’s Committeesof central-affiliated cities and provinces to hold implementation of Program.

c) To guide localities to make, appraise and approve the urban development Program.

d) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries, branches to hold deployment, inspection, supervision of implementation of projects under Program, synthesize situation of implementation and periodically report to the Prime Minister.

e) To organize preliminary for 5-year implementation and summarization for 10-year implementation of Program, give out experiences in formulation of Program.

3.The Ministry of Planning and Investment:

a) To balance the annual budget in order to ensure general expenditure of Ministries, branches in implementation of the national urban development program and mobilization to attract ODA capital source for activities of Program, hold promotion of investment in urban development from domestic and international lawful capital sources.

b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Construction and guide the preferential mechanisms, encourage economic sectors to participate in investment in urban development construction under objectives, tasks of Program.

4.The Ministry of Finance:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction to allocate non-business funding source for implementation of tasks of the National urban development Program of Ministries, branches.

5.The Ministry of Natural Resources and Environment:

a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction, Agriculture and Rural Development to review assessment of effectiveness of land use in the existing urban areas and areas expected for urban development.

b) To guide localities to define boundaries, areas of land cultivating rice, especially land for water rice cultivation which need be strictly protected as basis of orientation of urban development.

6.The Ministry of Transport:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and relevant localities to plan, develop the national, regional traffic system in connection with central urban system of levels and urban main traffic axles in according to regional construction planning, general urban planning having been approved.

7.The Ministry of Home Affairs:

a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction, People’s Committeesof central-affiliated cities and provinces to submit to the Prime Minister for decisions on establishment of urban administrative units.

b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction, relevant Ministries, branches in nationwide to research, propose for model of urban authorities.T

8.The relevant Ministries, branches:

Within the scope of their assigned functions, duties, shall coordinate to research, formulate mechanism, policy and guide deployment and implementation of policies relating to urban development management.

9.People’s Committees of central-affiliated cities and provinces:

a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and relevant Ministries, branches to hold implementation of duties defined in the approved national urban development Program.

b) To organize formulation, appraisal and approval of the local urban development Programs and integrate other related programs, projects, allocate capital source for implementation and deployment of Program formulation.

Article 3.This Decision takes effect on the day of signing.

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decision.

(The Annex of national list on lifting urban types in 2012-2012 period and 2016-2020 period is promulgated together with this Decision).(No English translationof Annexat here)

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1659/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Quyết định 2771/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư liên tịch 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng

Chính sách

văn bản mới nhất