Quyết định 1187/QĐ-TTg 2020 Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 - 2025

thuộc tính Quyết định 1187/QĐ-TTg

Quyết định 1187/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 - 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1187/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:04/08/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mục tiêu đến 2025, 50% giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ

Đây là mục tiêu được đặt ra tại Quyết định 1187/QĐ-TTg ban hành ngày 04/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 - 2025.

Chương trình phát triển vật lý nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ ở khoa vật lý của các trường đại học trọng điểm đạt trên 50%.

Phấn đấu nâng cao vị thế lĩnh vực vật lý của Việt Nam trên thế giới. Đến năm 2025, lĩnh vực vật lý của nước ta được xếp vào nhóm 05 nước đứng đầu khu vực ASEAN theo xếp hạng của SCOPUS và tăng số công trình công bố trên tạp chí quốc tế uy tín bình quân đạt 30%/năm.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đào tạo sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ ngành vật lý, có chính sách học bổng cho học sinh, sinh viên giỏi vật lý, các học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, cần đầu tư xây dựng, nâng cấp một số phòng thí nghiệm vật lý ở các trường đại học và viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học ngành vật lý. Đồng thời xây dựng và xuất bản các giáo trình đào tạo học sinh chuyên vật lý, xây dựng chương trình giảng dạy vật lý đạt trình độ tiên tiến trên thế giới cho các trường đại học.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 04/8/2020.

Xem chi tiết Quyết định1187/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-------

Số: 1187/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

về việc ban hành Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 – 2025

------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật T chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết s 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát trin khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành "Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021 - 2025", (sau đây gọi là Chương trình), với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU                                          

1. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng cao với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Gắn kết nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.

2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tuổi tài năng. Đến năm 2025 tỷ lệ giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ ở khoa vật lý của các trường đại học trọng điểm đạt trên 50%.

3. Nâng cao vị thế của lĩnh vực vật lý của Việt Nam trên thế giới, phấn đấu đến năm 2025 lĩnh vực vật lý nước ta được xếp vào nhóm 5 nước đứng đầu trong khu vực ASEAN theo xếp hạng của SCOPUS và tăng số công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc danh mục ISI/SCOPUS) bình quân đạt 30%/năm.

II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG

1. Ưu tiên nghiên cứu một số chuyên ngành vật lý hiện đại, làm nòng cốt cho phát triển lĩnh vục khoa học công nghệ đa ngành, ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống, gắn với một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 và các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý mà Việt Nam có thế mạnh.

2. Ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của ngành vật lý đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bao gồm:

a) Nghiên cứu cơ bản:

- Vật lý lý thuyết và tính toán;

- Vật lý các chất đậm đặc và chất mềm;

-  Quang lượng tử và quang tử học;

- Vật lý hạt nhân;

- Vật lý kim loại.

b) Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng:

- Quan trắc và xử lý môi trường;

- Thiết kế, chế tạo linh kiện điện tử, thẻ điện tử và vi mạch;

- Vật liệu điện từ, điện tử và quang tử;

- Lưu trữ và chuyển hoá năng lượng;

- An toàn vệ sinh thực phẩm và y sinh;

- An toàn bức xạ hạt nhân;

- Phát triển một số thiết bị khoa học hiện đại, đặc chủng, đặc thù.

c) Một số nội dung nghiên cứu ứng dụng đặc thù khác theo yêu cầu đặt hàng của Nhà nước.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhà nước đặt hàng xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trong lĩnh vực vật lý có định hướng ứng dụng, đa ngành, liên ngành, gắn với một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.

2. Khuyến khích giảng viên vật lý ở các trường đại học đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Xây dựng và trin khai các chương trình nghiên cứu cho các giảng viên trẻ môn vật lý trong các trường đại học. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khối chuyên vật lý ở phổ thông.

3. Đẩy mạnh đào tạo sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ ngành vật lý; có chính sách học bổng cho học sinh, sinh viên giỏi vật lý, các học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế.

4. Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số phòng thí nghiệm vật lý ở các trường đại học và viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học ngành vật lý. Xây dựng và xuất bản các giáo trình đào tạo học sinh chuyên vật lý, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy vật lý đạt trình độ tiên tiến trên thế giới cho các trường đại học.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành vật lý, phát huy và khai thác hiệu quả vai trò thành viên của Việt Nam tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna, Liên bang Nga; tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu vật lý quốc tế, các dự án nghiên cứu quốc tế song phương và đa phương; quản lý hiệu quả hoạt động của Trung tâm quốc tế vật lý dạng 2 được UNESCO công nhận và bảo trợ.

6. Tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn về vật lý trong nước và quốc tế, các khoá học vật lý quốc tế ngắn hạn; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà vật lý trẻ có năng lực từ các nước xung quanh, nhằm tạo sức hút trong khu vực.

7. Nâng cao chất lượng, gia tăng số lượng các tạp chí chuyên ngành vật lý của Việt Nam trong danh mục ISI/SCOPUS; tăng cường công tác thông tin, truyền thông cho lĩnh vực vật lý.

8. Khuyến khích các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế tham gia vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành vật lý.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, tài trợ của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, hợp tác quốc tế và các nguồn vốn hp pháp khác; Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tập trung tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản ngành vật lý.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định này thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy định, chính sách đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; cụ thể hóa quan điểm và các định hướng ưu tiên tại Mục II Quyết định này trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của ngành vật lý đến năm 2025;

b) Lập, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình;

c)  Chủ trì thực hiện nhiệm vụ 1 tại Mục III Quyết định này; căn cứ các nội dung nhiệm vụ cụ thể của Chương trình, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án theo kế hoạch và quy định pháp luật hiện hành.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện các nhiệm vụ 2, 3, 4 tại Mục III Quyết định này; xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai các đề án, dự án thuộc Chương trình theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 5; chủ trì, phối hp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ số 6 và 7; chủ trì, phối hp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ số 7 và 8 tại Mục III Quyết định này.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ và sự nghiệp giáo dục để thực hiện Chương trình.

5. Các bộ, cơ quan liên quan tổ chức đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật liên quan; đối với những nhiệm vụ cụ thể có yêu cầu được gia hạn để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 thì tổng hợp, đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

-  Các Bộ: KH&ĐT, TC, GD&ĐT, CT, NN&PTNT, TN&MT, YT;

-  Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam;

-  Đại học Quốc gia HN;

-  Đại học Quốc gia TP.HCM;

-  Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam;

-  VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,

TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, Công báo;

-  Lưu: VT, KGVX (2b).

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG



Vũ Đức Đam

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Decision 1187/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1187/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất