Quyết định 113/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt (điều chỉnh) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà nẵng thời kỳ 2001 đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 113/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 113/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/07/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 113/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 113/2001/QĐ-TTG
NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT (ĐIỀU
CHỈNH) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ
2001 ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 125/TT-UB ngày 16 tháng 01 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1627 BKH/VPTĐ ngày 21 tháng 3 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt (điều chỉnh) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của miền Trung và cả nước, với các chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; là Thành phố cảng, đầu mối giao thông (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ) quan trọng về trung chuyển và vận tải trong cả nước và quốc tế; là trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung; Đà Nẵng còn là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng.
- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai trò trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thủy sản, nông lâm nghiệp, trong mối quan hệ với cả nước, khu vực hành lang Đông - Tây và ASEAN.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh; phát huy tốt nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân tài. Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Phát huy truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù của nhân dân Đà Nẵng và hoà nhập với các thành phố lớn trong nước và khu vực.
- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
+ GDP tăng 13%/năm thời kỳ 2001 - 2005; tăng 14%/năm thời kỳ 2006 - 2010; tăng 13,5%/năm cả thời kỳ 2001 - 2010.
+ GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.000 USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21 - 23%/năm giai đoạn 2001 - 2010, đạt 1.720 triệu USD vào năm 2010.
+ Tốc độ phát triển dân số ở mức dưới 1,2% vào năm 2010.
+ Đến 2010 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 10%, số hộ được sử dụng điện 100% và nước sạch là 95%.
+ Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,2 - 2,5 vạn lao động.
+ Cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 vẫn theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp:
- Công nghiệp + xây dựng: 46,7%.
- Dịch vụ: 50,1%.
- Thủy sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%.
4. Phát triển ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội:
1- Công nghiệp:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân 16,62% thời kỳ 2001 - 2005 và 15,5% thời kỳ 2006 - 2010, cả thời kỳ 2001 - 2010 đạt bình quân 16,1%/năm.
- Nhanh chóng hình thành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và tăng cường các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường: công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển và những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu.
- Triển khai xây dựng và có cơ chế quản lý thích hợp đối với các khu công nghiệp Liên Chiểu - Hoà Khánh, Đà Nẵng. Đẩy mạnh việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh, công nghiệp chế biến, dịch vụ khu vực nông thôn. Di chuyển các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành theo quy hoạch phát triển công nghiệp của Thành phố.
2- Thương mại:
- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đầu mối trung chuyển quá cảnh và giao lưu hàng hoá, dịch vụ của miền Trung; làm tốt chức năng của ngành là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu của Thành phố, gắn thương mại nội địa với xuất khẩu, từng bước tiến hành xuất khẩu dịch vụ, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội.
- Phát triển kho trung chuyển, nhanh chóng xây dựng và hình thành các trung tâm thương mại, khu dịch vụ thương mại tổng hợp và trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế.
3- Du lịch:
- Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GDP lên 13,3% vào năm 2006 và 16,5% vào năm 2010.
- Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, tham quan, coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế và hợp tác đầu tư.
- Quy hoạch phát triển du lịch từ khu Bà Nà đến bán đảo Sơn Trà và du lịch ven hai bờ sông Hàn. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng- Quảng Nam - Tây Nguyên, đồng thời phát triển du lịch Đà Nẵng trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam á.
4- Dịch vụ:
Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, hướng vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cảng như: cảng biển, sân bay, kho vận, vận tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, thông tin tiếp thị ...
5- Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn:
Thực hiện phương thức kinh doanh tổng hợp. Xây dựng các đội tàu đánh bắt cá xa bờ với trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hiện đại và cơ sở hậu cần nghề cá đảm bảo đánh bắt lâu dài trên biển.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hình thành các làng cá với các hộ gia đình vừa làm nghề cá kiêm dịch vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng cảng cá Thuận Phước, âu thuyền Thọ Quang - Nại Hiên Đông cùng với việc sắp xếp, cải tạo, nâng cấp các cơ sở đóng tầu thuyền, dịch vụ nghề đánh bắt thuỷ sản.
Phát triển một nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá. Đồng thời phát triển nhanh các cây thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, chăn nuôi ..., với tỷ suất hàng hoá nông sản ngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, coi trọng chất lượng giống. Mở rộng nuôi bò lai, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp công nghiệp để tăng hiệu quả chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
Bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc, trồng rừng chống cát và rừng cảnh quan ven biển theo phương thức kết hợp cây lâm nghiệp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc v.v... Xây dựng và bảo vệ các khu rừng Bà Nà, Nam Hải Vân và khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
6- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông:
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hệ thống đường nội thành, đường 14B từ cảng Tiên Sa đến cầu Tuyên Sơn, đường Liên Chiểu - Thuận Phước, đường ven biển Sơn Trà - Non Nước, phát triển hệ thống giao thông từ Thành phố đến các khu công nghiệp, khu du lịch và vùng nông thôn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Nam Ô.
b) Cấp nước:
Nâng cấp và xây mới một số nhà máy nước: Cầu Đỏ, Cẩm Đại, Liên Chiểu; trạm cấp nước Sơn Trà. Tiếp tục đầu tư thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn đến năm 2010 đạt 95% số hộ được dùng nước sạch.
c) Cấp điện:
Cải tạo và nâng cấp các trạm biến áp, hệ thống lưới điện phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, du lịch và sinh hoạt của Thành phố.
Điện khí hoá toàn Thành phố, đến năm 2010 đạt chỉ tiêu: 100% số xã khu vực nông thôn có điện và 100% số hộ dân được sử dụng điện.
d) Bưu chính viễn thông:
Phát triển ngành bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại để thực sự là trung tâm bưu chính viễn thông của miền Trung. Phát triển Internet, xây dựng Trung tâm kỹ thuật viễn thông quốc tế, phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu 38 máy điện thoại/100 dân.
đ) Mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường:
Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn chỉnh hệ thống thoát nước nội thành. Từng bước nghiên cứu tách thoát nước mặt và thoát nước bẩn, nước sinh hoạt vào cống bao về khu xử lý trước khi thải ra cống chung.
Xây dựng lò đốt rác thải bệnh viện, xây dựng đài điện táng và trạm xử lý nước thải Đầm Rong, xây dựng bãi rác mới ở chân đèo Đại La.
7- Về các lĩnh vực giáo dục, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội:
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu ngành nghề, trình độ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của Thành phố. Phát triển hệ thống trường dạy nghề, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động được đào tạo nghề khoảng 45%.
Ưu tiên đổi mới công nghệ trong những ngành kinh tế chủ lực của Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các cơ sở sản xuất nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Nâng cấp Trung tâm thông tin tư liệu khoa học công nghệ của Thành phố, hình thành mạng lưới dịch vụ khoa học và công nghệ làm cơ sở cho thị trường khoa học công nghệ và thị trường chất xám phát triển. Xây dựng Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng.
Xây dựng một hệ thống cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh hợp lý, hiện đại, đồng bộ về nhân lực cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 giảm đến mức thấp nhất các bệnh thiếu Vitamin A, lao, suy dinh dưỡng, rối loạn do thiếu iốt và hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Xây dựng một bệnh viện đa khoa mới với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhân dân Đà Nẵng và khu vực.
Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Hiện đại hoá hệ thống phát thanh truyền hình và đẩy mạnh công tác xã hội hoá thể dục thể thao. Tập trung đầu tư để phát triển một số môn thể thao mũi nhọn như bóng đá, điền kinh, bơi lội, võ, cờ vua, cờ tướng... để có những vận động viên đạt thành tích cao ở các giải quốc gia và quốc tế.
8- Phát triển đô thị và nông thôn:
Xây dựng thành phố Đà Nẵng theo quy hoạch để phát huy vai trò là Thành phố trung tâm của khu vực miền Trung.
Phát triển không gian đô thị theo hướng Tây - Tây Bắc dọc theo sông Cu Đê đến Trường Định và hướng Tây - Tây Nam theo quốc lộ 1A và 14B về phía các xã Hoà Thọ, Hoà Phát.
Nội thành Đà Nẵng chia thành 5 khu vực: Khu vực trung tâm (quận Hải Châu và quận Thanh Khê); quận Liên Chiểu; quận Sơn Trà; quận Ngũ Hành Sơn và khu vực phát triển mới (bao gồm phường Khuê Trung, xã Hoà Phát, xã Hoà Thọ).
Hình thành các điểm dân cư đô thị gắn với huyện lỵ, các khu công nghiệp tập trung, hình thành hệ thống đô thị vệ tinh để giảm áp lực về dân số và cơ sở hạ tầng đối với đô thị trung tâm.
Quy hoạch cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành và phát triển trung tâm cụm xã.
Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự trong quản lý kiến trúc và xây dựng đô thị, chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.
Trước mắt cần tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai và tăng cường quản lý sử dụng đất đai theo quy định hiện hành.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ:
+ Chủ trì, có sự giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, lập quy hoạch chi tiết, xây dựng các chương trình mục tiêu và các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ sự phát triển của Thành phố.
+ Nghiên cứu và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện của Thành phố nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
+ Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo động lực phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.
Điều 3. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ thành phố Đà Nẵng trong quá trình thực hiện quy hoạch này để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật - xã hội phải được cụ thể hoá trên địa bàn Thành phố bằng kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư cụ thể trong từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 903/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2000.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 113/2001/QD-TTg | Hanoi, July 30, 2001 |
DECISION
APPROVING THE OVERALL PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF DA NANG CITY IN THE PERIOD 2001-2010 (READJUSTED)
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the president of the People’s Committee of Da Nang city in Report No. 125/TT-UB of January 16, 2001;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 1627/BKH/VPTD of March 21, 2001,
DECIDES:
Article 1.-To approve the overall plan for socio-economic development of Da Nang city up to 2010 (readjusted) with the following main contents:
1. Objective: To build Da Nang city into one of the major economic-cultural centers of Central Vietnam and the whole country, with its fundamental functions of an industrial, commercial, tourist and service center of Central Vietnam; a port city, an important communication hub (sea, air, rail and land) for intermediate transport and transport in the whole country and with the world; a postal, telecommunications, financial and banking center; and one of the cultural, sport, education, training, scientific and technological centers of Central Vietnam; Da Nang is also one of the geographical areas holding an important strategic position in national defense and security for Southern Central Vietnam, the Central Highlands and the whole country.
2. Orientation for socio-economic development of Da Nang city
- To build Da Nang city into a modern and civilized one with a healthy cultural and social environment, developing in stable and sustainable conditions and holding the role of a center of the whole Central Vietnam and the Central Highlands with an economic structure composed of industry, trade, service, tourism, aquatic resources service, agriculture and forestry in its relations with the whole country and with the East-West Corridor and ASEAN.
- To effect an economic restructuring along the line of industrialization and modernization. To increase the industrial growth rate by strongly developing the processing industry, the production of export-led consumer goods, construction materials and chemicals, and step by step increase the service and tourism ratios.
- To develop the economy in association with protecting the ecological environment aimed at ensuring the sustainable development of the city, the protection of health and raising the quality of life of the population.
- To link economic growth with social progress and justice. To create many jobs for the laborers, to raise the intellectual level of the people. To increase investment in public utility works in the rural, mountain and remote areas aimed at continually raising the living standard of all strata of the population.
- To develop the integrated strength of all economic sectors; to diversify the forms of production and business; to develop well the internal force and create a favorable and investment environment in order to attract capital and new technology from outside, to increase economic interflow with the localities in the country and the world.
- To develop and raise the quality of the manpower source in order to meet the needs of development; to raise the standard of the contingent of leading cadres and policy counseling cadres, enterprise managers and technical workers, to adopt policies for development and use of talents. To attach importance to the application of scientific and technological advances. To promote the traditions of culture, courage and hardworking of the people of Da Nang and to integrate with the other major cities in the country and in the region.
- To carry out sustainable socio-economic development in close association with national defense and maintenance of political security and social safety.
3. A number of main targets:
+ Increase of GDP by 13%/year in the period 2001-2005; by 14%/year in the period 2006-2010; by 13.5%/year in the whole period 2001-2010.
+ GDP per capita in 2010: USD 2,000.
+ Export turnover shall increase 21-23%/year in the period 2001-2010 to reach USD 1,720 million by 2010.
+ Population growth rate of under 1.2% by 2010.
+ Rate of child malnutrition shall drop to under 10% by 2010; supply of electricity to 100% and clean water to 95% of households by 2010.
+ Provision of jobs for 22,000 - 25,000 more persons annually.
+ Economic structure: until 2010 still in the direction of Industry- Service - Agriculture:
- Industry + construction : 46.7%.
- Service: 50.1%.
- Aquatic products, agriculture, forestry: 3.2%.
4. Development of social- economic services and domains:
1. Industry:
- To strive for an average growth rate of 16.62% in the period 2001- 2005 and 15.5% in the period 2006-2010, and 16.1%/year for the whole period 2001-2010.
- To quickly develop key industries by bringing into play the advantages and consolidating equipment and advanced and modern technology to create competitive products on the market: processing industry for aquatic products, software industry, sea-going ship building and repair, port industry in service of maritime economy and export-led industries.
-To begin the construction and to adopt an appropriate managerial mechanism for the Lien Chieu - Hoa Khanh and Da Nang Industrial Parks. To strongly promote domestic and foreign investment to develop industry. To develop groups of satellite industries, processing industries and service industries in the rural areas. To relocate polluting industrial establishments from the inner city under the industrial development plan of the city.
2. Trade:
- To build Da Nang city into a hub for transit transport and goods interflow and service of Central Vietnam; to fulfill well the function of trade as the link between production and consumption. To promote marketing in order to expand the export market of the city, to link domestic trade with export, step by step conduct the exportation of services and create the motive force to accelerate socio-economic industrialization and modernization.
- To develop the entrep’t, to speedily build and form trade centers and an integrated commercial service center and an international fair and exposition center.
3. Tourism:
- To strive to raise the ratio of tourism to 13.3% of GDP by 2006 and 16.5% by 2010.
- To build Da Nang into a tourist center, to diversify the forms of tourism, such as vacation, sea bathing, ecological tourism, sightseeing, attached importance to both international and domestic tourism, to contribute to expanding international relations and investment cooperation.
- To plan tourist development from Ba Na zone to Son Tra peninsula and on both banks of Han river. To develop tourism in Da Nang in association with the overall tourism of Hue - Da Nang - Quang Nam the Central Highlands, at the same time to develop tourism of Da Nang in the national relations and in the relations with Southeast Asia.
4. Service:
To strongly develop service activities directed toward serving socio-economic development of the port city, such as: seaport, airport, warehouses, transport, insurance, finance, banking, information on marketing...
5. Aquatic products, agriculture, forestry and rural development:
To adopt the mode of integrated business. To build fleets for offshore fishing equipped with modern technical means and logistic establishments to ensure long-term fishing on the sea.
To develop aquaculture. To form fishing villages composed of households of fishermen who also engage in tourist service and farming.
To build the Thuan Phuoc fishing port, the Tho Quang - Nai Hien Dong dock along with rearranging, transforming and upgrading the shipbuilding yards and fishing service establishments.
To develop a clean agriculture through diversification. At the same time to quickly expand food crops, vegetables, leguminous plants, fruit trees, flower plants, ornamental trees, livestock breeding..., with an ever higher rate of agricultural merchandise to meet the consumption and export demands.
To strongly develop livestock and poultry breeding, paying importance to the quality of the breeds. To expand the raising of hybrid calves, milch cows, lean pigs and chicken raising by industrial method to raise the efficacy of livestock breeding and meeting the taste of consumers.
To develop sideline occupations and services in the countryside.
To protect, restore natural forests, to develop afforestation on bare land and hills, to plant trees against sand encroachment and landscape forests along the coast by combining forest trees with industrial trees, fruit trees, herbal plants, big stock raising, etc. To build and protect the Ba Na and South Hai Van forests and the Son Tra nature reserve.
6. Development of the technical infrastructure system:
a/ Communications:
To transform, upgrade and build Tien Sa port, Song Han port, Lien Chieu port, the Da Nang international airport, the system of inner city roads, road 14B from Tien Sa port to Tuyen Son bridge, the Lien Chieu - Thuan Phuoc road, the coastal road from Son Tra to Non Nuoc, to develop the traffic system from the city to its industrial parks, tourist park and the countryside, Tuyen Son bridge, Cam Le bridge and Nam O bridge.
b/ Water supply:
To upgrade and build a number of new water plants such as Cau Do, Cam Dai, Lien Chieu and the Son Tra water supply station. To continue investing in carrying out the rural clean water program till 2010 when 95% of the households will have clean water.
c/ Electricity supply:
To transform and upgrade the transformer stations and the electric grid in order to meet the development of industry and tourism and the needs of daily life in the city.
To electrify the whole city so that by 2010 electricity will reach 100% of the rural communes and 100% of the households.
d/ Post and telecommunications:
To develop the post and telecommunications service along the modernization line so that it may become really the postal and telecommunication center of Central Vietnam. To develop the Internet, to build the international telecommunications technical center, to strive to install 38 telephones for every 100 persons by 2010.
e/ Technical infrastructure network to protect the environment:
To strive to complete fundamentally the inner city drainage system by 2010. To study to step by step separate the drainage of surface water from that of waste and dirty water and discharge the latter into sewers and the treatment center before discharging it into the common canal.
To build an incinerator for hospital waste, to build a crematory and the Dam Rong waste water treatment station and a new garbage dump at the foot of Dai La pass.
7. Education, science, healthcare, culture and social affairs:
To raise the quality of education and training, to ensure the source of manpower commensurate with the trade and service structure, the level of economic development and the national defense and security requirements of the city. To develop the system of job-training schools so that by 2010 about 45% of the labor force shall have received job training.
To give priority to renewing technology in the key economic branches of the city, to create favorable conditions and encourage the production establishments to conduct scientific research and develop technology. To upgrade the Scientific and Technological Data Information Center of the city, to establish a network of scientific and technological service as basis for the development of the scientific and technological market and the gray matter market. To build the Da Nang software technology center.
To build a rational and modern system of disease prevention and treatment establishments with compatible manpower and material bases to meet the need of the people in medical examination and treatment. To strive for a reduction by 2010 to the lowest level possible of Vitamin A deficiency diseases, tuberculosis, malnutrition, iodine deficiency disorders and also to the lowest level possible the rate of HIV/AIDS infection. To build a new polyclinic with modern equipment to care for the population of Da Nang and the whole region.
To develop and raise the quality of the cultural and information activities, to build a healthy cultural lifestyle aimed at preserving and promoting the national cultural identity. To modernize the radio and television system and step up the socialization of physical culture and sports. To concentrate investment in developing a number of spearhead sports such as soccer, athletics, swimming, martial arts, chess, Chinese chess... to train athletes with high performances at national and international tournaments.
8. Urban and rural development:
To build Da Nang city under the planning in order to develop its role as the central city of the whole Central Vietnam region.
To develop the urban space in the West-Northwest direction along Cu De river to Truong Dinh and in the West-Southwest direction along National Highways 1A and 14B to Hoa Tho and Hoa Phat communes.
The inner city of Da Nang shall be divided into five quarters: the central sector quarter (Hai Chau and Thanh Khe districts); Lien Chieu district, Son Tra district, Ngu Hanh Son district and the newly developed area (including Khue Trung ward, Hoa Phat and Hoa Tho communes).
To form urban population centers near the district capitals industrial parks, and a system of satellite towns in order to reduce the pressure in population and infrastructure on the central towns.
To plan the transformation of the rural areas combined with the formation and development of the centers of communal clusters.
To carry out the task of restoring order in the management of urban designing and construction, to take the initiative in controlling urban development according to the planning, plan, and law.
In the immediate future, it is necessary to focus guidance on the detailed planning of the use of land and to enhance the management of land use according to the current regulations.
Article 2.-The People’s Committee of Da Nang has the tasks:
+ To assume the prime responsibility and with the support of the related ministries and branches, study the elaboration of the strategy and programs of socio-economic development, work out detailed plans and formulate target programs and investment projects suited to the planning already approved by the competent authorities; at the same time to propose synchronous solutions aimed at making the maximum use of the resources in service of the development of the city.
+ To study and propose to the Prime Minister concrete policies and mechanisms suited to the conditions of the city aimed at encouraging all economic sectors to invest in production, expanding the market, developing the manpower resource, and protect the environment in order to materialize the targets of socio-economic development already set.
+ To renovate the organization, management and carry out administrative reforms and create a favorable environment to encourage domestic and foreign investments.
+ To direct the investment to key areas in order to quickly bring about practical effects; to give priority to investment in building the technical and social infrastructure and create the motive force for the development of a number of spearhead economic branches of the city.
Article 3.-The ministries and central branches shall have to coordinate with and assist Da Nang city in the course of implementing this plan in order to achieve the set targets. The planning for the development of the economic, technical and social branches must be concretized on the territory of the city through plans, target programs, and specific investment projects in each period. In the course of implementation, the president of the People’s Committee of Da Nang city shall have to inspect and monitor the implementation in order to take timely measures of readjustment.
Article 4.-This Decision takes effect 15 days after its signing, replacing Decision No. 903/1997/QD-TTg of October 23, 1997 of the Prime Minister ratifying the overall plan for socio-economic development of Da Nang city up to the year 2000.
The president of the People’s Committee of Da Nang city, the ministers, the heads of ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây