Quyết định 108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 108/1998/QĐ-TTg

Quyết định 108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:108/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:20/06/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 108/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 108/1998/QĐ-TTG
NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Công văn số 01/UBTP-BXD ngày 06 tháng 01 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

Xác định vị trí, vai trò đặc biệt của Thủ đô trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, phù hợp với phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kết hợp tốt giữa xây dựng, phát triển với bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải tạo với xây dựng mới, nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến; là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; tương xứng với Thủ đô của một nước có quy mô dân số một trăm triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam á và thế giới.

2. Phạm vi lập Quy hoạch và định hướng phát triển không gian:

Cơ cấu quy hoạch không gian bao gồm thành phố Hà Nội Trung tâm và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên với bán kính ảnh hưởng từ 30 đến 50 km.

Hướng phát triển lâu dài của thành phố Hà Nội chủ yếu về phía Tây, hình thành chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây (tỉnh Hà Tây); phía Bắc là cụm đô thị Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) - Xuân Hoà - Đại Lải - Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng. Trước mắt, hướng mở rộng thành phố Hà Nội Trung tâm về phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc; trong đó, ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng. Tại đây, hình thành một Hà Nội mới, gồm các khu vực Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển tại khu vực Nam Thăng Long.

3. Quy mô dân số:

Đến năm 2020, dân số đô thị Thủ đô Hà Nội và các đô thị xung quanh trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung khoảng 4,5 đến 5 triệu người, trong đó quy mô dân số nội thành của Thành phố Hà Nội Trung tâm là 2,5 triệu người với quy mô dân số các đô thị xung quanh khoảng 2 đến 2,5 triệu người.

4. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị:

a. Về chỉ tiêu sử dụng đất:

Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân là 100 m2/người, trong đó phải bảo đảm chỉ tiêu đất giao thông là 25 m2/người, chỉ tiêu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao là 18 m2/người và chỉ tiêu đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5 m2/người.

b. Về phân khu chức năng:

- Các khu dân cư bao gồm khu hạn chế phát triển, giới hạn từ vành đai 2 (Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân) trở vào trung tâm, về lâu dài khống chế quy mô dân số khoảng 0,8 triệu người; các khu phát triển chủ yếu nằm ven đô ngoài vành đai 2, có quy mô dân số ở phía Nam sông Hồng khoảng 0,7 triệu người và ở phía Bắc sông Hồng khoảng 1 triệu người.

- Các khu công nghiệp hiện có được cải tạo, sắp xếp lại phù hợp với quy hoạch xây dựng thành phố; đồng thời phát triển các khu công nghiệp mới như Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng A và B, Đông Anh; cải tạo, mở rộng các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Bươu, Pháp Vân, Đức Giang. Ngoài ra, trong các khu dân cư có thể bố trí xen kẽ các xí nghiệp nhỏ, sạch, kỹ thuật cao.

Diện tích đất dành để xây dựng các khu công nghiệp khoảng 3.000 ha.

- Hệ thống các trung tâm công cộng, bao gồm trung tâm thành phố hiện có như trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia Ba Đình, trung tâm hành chính - chính trị của thành phố tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và các trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ, văn hoá mới ở Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long (Xuân La, Xuân Đỉnh, Nghĩa Đô), Phương Trạch (Nam Vân Trì), Gia Lâm và trung tâm dịch vụ văn hoá - thể dục thể thao Cổ Loa.

Hỗ trợ cho các trung tâm thành phố nêu trên là hệ thống các trung tâm quận và trung tâm khu vực gắn với các đơn vị ở hoặc khu ở.

- Các trung tâm chuyên ngành gồm:

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp được bố trí tại trung tâm hành chính thành phố, quận, phường. Trụ sở của các công ty, các tổ chức và các cơ quan đại diện nước ngoài được bố trí trên các trục phố chính;

+ Các trường đào tạo tập trung ở các khu vực lớn như đường Giải Phóng, đường Nguyễn Trãi, đường 32, Trâu Quỳ, Mễ Trì và một số nơi khác;

+ Các viện nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ và khu vực Nghĩa Đô, bao gồm các cơ quan, viện nghiên cứu khoa học hiện có và các cơ sở dịch vụ được chỉnh trang, phát triển thành khu đô thị khoa học;

+ Các trung tâm y tế gồm các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa được bố trí tại các khu vực Bạch Mai, Trần Khánh Dư, Tràng Thi, Quán Sứ, Xuân La - Nhật Tân, Vân Trì và một số nơi khác.

Riêng các bệnh viện chuyên khoa đặc biệt sẽ được xây dựng tại các khu vực Gia Lâm, Sóc Sơn và một số vị trí thích hợp;

+ Trung tâm Liên hợp thể dục thể thao Quốc gia và của thành phố được bố trí tại Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). Các trung tâm thể dục thể thao khác được bố trí đồng đều trong thành phố như Hàng Đẫy, Quần Ngựa, Nhổn, Vân Trì, Cổ Loa, Triều Khúc v.v...

+ Cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa, cây xanh hiện có, kết hợp phát triển các công viên cây xanh, ở khu vực hồ Yên Sở, Linh Đàm, Triều Khúc, Mễ Trì, sông Nhuệ, Phú Thượng, Vân Trì, Cổ Loa, Gia Lâm, Sài Đồng v.v.... hình thành các dải cây xanh đặc dụng phòng hộ, cách ly, sinh thái cảnh quan ở ven các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Hồng, sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Đuống và dọc các hành lang kỹ thuật hạ tầng.

Tại vùng ven đô, hình thành vành đai xanh rộng từ 1 đến 4 km, tạo thành bộ khung bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái thành phố.

- Các cơ sở quốc phòng, an ninh hiện có và xây dựng mới, được quy hoạch sắp xếp hợp lý, bảo đảm việc xây dựng, quản lý sử dụng đất theo quy hoạch và quy định của pháp luật về đất đai.

c. Về kiến trúc và cảnh quan đô thị:

- Trong các khu phố hiện có: Phải giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và các công trình kiến trúc có giá trị; xây dựng một số tượng đài anh hùng dân tộc có công lớn với Tổ quốc; cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện ở, làm việc, đi lại, tạo thêm các khu vui chơi giải trí cho nhân dân; bảo tồn khu phố cổ, đồng thời nâng cấp các công trình phục vụ lợi ích công cộng; hạn chế chiều cao của các công trình xây dựng mới ở khu phố cũ và chỉ bố trí các công trình cao tầng ở những vị trí thích hợp;

- Trong các khu phát triển mới: Bao gồm các khu xây dựng mới và các làng xóm xen kẽ được bảo tồn, cải tạo và xây dựng theo hướng hiện đại, mang bản sắc dân tộc, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có nhiều vườn hoa, công viên, cây xanh tạo nên môi trường sinh thái của Thủ đô tốt, xanh, sạch, đẹp; chú ý nâng tỷ lệ trung bình tầng cao, khai thác không gian ngầm và trên không, để tiết kiệm đất.

5. Về quy hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

a. Về quy hoạch giao thông:

- Nguyên tắc chung:

+ Cơ sở hạ tầng giao thông phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng để hình thành cơ cấu quy hoạch thành phố hoàn chỉnh nhằm phục vụ một cách hiệu quả cho các hoạt động kinh tế - xã hội của Thủ đô;

+ Đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cả hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh, phải đạt tỷ lệ bình quân 25% đất đô thị;

+ Việc phát triển giao thông vận tải của Thủ đô phải lấy phát triển vận tải hành khách công cộng làm khâu trung tâm, bảo đảm tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 là 30% và đến năm 2020 là 50% số lượng hành khách.

- Về đường bộ:

+ Cải tạo và mở rộng các tuyến Quốc lộ hướng vào thành phố: Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 18 và Quốc lộ 32. Xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc Láng - Hoà Lạc;

+ Hoàn thiện việc xây dựng các tuyến vành đai số 1, số 2 và số 3; đồng thời cần nghiên cứu để chuẩn bị mở vành đai số 4;

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có trong thành phố, đặc biệt là việc cải tạo mở rộng các hành lang giao thông và các nút như: đường Tây Sơn với núi Ngã Tư Sở; đường Lê Duẩn với nút Ngã Tư vọng; Đường La thành với nút Kim Liên, nút Ô Chợ Dừa, nút Cầu Giấy; đường Trần Quang Khải với nút đầu cầu Chương Dương, đường Bạch Mai, Đại La với nút ngã tư Trung Hiền; đường Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khê với nút ngã Tư Bưởi; đường Láng Trung - đường Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Hoàng Hoa Thám; đồng thời cải tạo, chỉnh trang mạng lưới đường tại các khu phố cổ và khu phố cũ.

Bổ sung thêm các tuyến đường ở những khu vực mật độ đường còn thấp.

+ Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại mạng lưới đường kết hợp đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác tại các khu phát triển mới;

+ Chú trọng bố trí đồng đều hệ thống các bãi đỗ xe, các điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của mạng lưới xe buýt, bảo đảm cự ly trung bình từ các khu chức năng tới các điểm đỗ và đậu trên các tuyến vận tải công cộng khoảng từ 500 đến 600 m. Xây dựng các bến xe liên tỉnh như: Gia Lâm, Giáp Bát, Mai Dịch, Đông Anh...

- Ngoài các cầu Thăng Long và Chương Dương, xây dựng lại cầu Long Biên, xây dựng mới cầu Thanh Trì và các cầu khác qua sông Hồng, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của Thủ đô ở cả phía Nam và phía Bắc sông Hồng.

- Về đường sắt:

+ Đối với hệ thống đường sắt Quốc gia, giữ nguyên hệ đầu mối đường sắt phía Tây thành phố; xây dựng mới đoạn Văn Điển - Cổ Bi (qua cầu Thanh Trì) sau đó vượt sông Đuống ở trạm bơm Bốt Vàng và đi lên ga Bắc Hồng, tránh khu di tích Cổ Loa.

Hoàn chỉnh hệ thống ga đường sắt, trong đó gồm các ga Phú Diễn, Hà Đông, Việt Hưng, Giáp Bát, Gia Lâm, Yên Viên, Bắc Hồng, Vân Trì, Cổ Loa; trong đó, các ga Cổ Bi, Yên Viên, Việt Hưng, Bắc Hồng là các ga lập tầu hàng và các ga Giáp Bát, Gia Lâm, Phú Diễn là các ga lập tầu khách;

+ Ưu tiên cho việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để tạo nên những trục chính của mạng lưới vận hành khách công cộng của Thủ đô, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và đi ngầm. Trước mắt xây dựng tuyến Văn Điển - Hàng Cỏ - Gia Lâm - Yên Viên; tiếp đó là các tuyến Hà Đông - Ngã Tư Sở - Hàng Cỏ; Hàng cỏ - Cát Linh - Kim Mã - Thủ Lệ - Nghĩa Đô - Phú Diễn - Minh Khai; Giáp Bát - vành đai 3; cầu Thăng Long - Nội Bài và Kim Mã - Láng Trung - Hoà Lạc.

Cần chú trọng tổ chức và xây dựng các đầu mối trung chuyển hành khách có lưu lượng lớn và hiện đại như ga Hàng Cỏ, Nội Bài.

- Về đường không:

Mở rộng và xây dựng hoàn chỉnh sân bay Nội Bài theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/TTg ngày 04 tháng 4 năm 1994. Các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hoà Lạc là sân bay nội địa. Trong tương lai, xây dựng thêm sân bay Quốc tế tại Miếu Môn (tỉnh Hà Tây).

- Về đường sông:

Tích cực nạo vét, chỉnh trị tiến tới kênh hoá sông Hồng, nâng cấp các cảng Hà Nội (tại Phà Đen), Khuyến Lương, đồng thời mở thêm các cảng Vạn Kiếp, Thượng Cát.

b. Về chuẩn bị kỹ thuật đất đai:

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, bao gồm các trạm bơm và mạng lưới cống và kênh tiêu thoát, bảo đảm mật độ 0,6 đến 0,8 km/km2;

- Cải tạo và xây dựng hệ thống hồ điều hoà, kết hợp với việc tạo cảnh quan ven hồ, bảo đảm diện tích hồ bằng 5 đến 7% diện tích lưu vực;

- Gia cố hệ thống đê sông Hồng, đê sông Đáy để ngăn lũ cho khu vực thành phố Hà Nội Trung tâm;

- Xây dựng các đường ven sông và hồ trong nội thành, kết hợp với việc xây kè và bó vỉa.

c. Về cấp nước:

- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đến năm 2010 là 150 - 180 lít/người/ngày, với 90 - 95% dân số đô thị được cấp nước và đến năm 2020 là 180 - 200 lít/người/ngày, với 95 - 100% dân số đô thị được cấp nước;

- Khai thác hợp lý các nguồn nước dưới đất, bước đầu khai thác các nguồn nước mặt từ hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Công.

d. Về cấp điện:

- Xây dựng thêm 3 trạm 220 KV ở Đa Phúc, Tây Bắc đầm Vân Trì và Thành Công; đưa công suất các trạm nguồn lên 2.500 MVA và xây dựng mới 16 trạm khác;

- Cải thiện và Xây dựng các đường dây 220 KV, 110 KV và 22 KV, bảo đảm hiện đại, mỹ quan và sử dụng an toàn.

e. Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

- Cải tạo, nâng cấp và sử dụng hệ thống cống chung thoát nước bẩn và nước mưa tại các khu vực nội thành cũ và xây dựng hệ thống cống thoát nước bẩn riêng tại khu vực mới xây dựng;

- Đến năm 2020, bảo đảm 100% khối lượng chất thải rắn của thành được thu gom, vận chuyển, xử lý bằng công nghệ thích hợp;

- Cải tạo và xây dựng các nghĩa địa, nghĩa trang tập trung, kết hợp với việc xây dựng nghĩa địa, nghĩa trang nhỏ bố trí phân tán, phù hợp với điều kiện từng địa phương.

6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu:

Đến năm 2005, tập trung lập và thực hiện các chương trình trọng điểm về quản lý và phát triển đô thị, gồm:

a. Chương trình chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long;

b. Chương trình đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế - kỹ thuật, tạo động lực phát triển đô thị và giải quyết việc làm cho nhân dân;

c. Chương trình đầu tư, cải tạo, nâng cấp, phát triển các hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;

d. Chương trình đầu tư bảo vệ môi trường xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, cân bằng sinh thái đô thị;

e. Chương trình đầu tư và phát triển các khu đô thị mới, xây dựng nhà ở và các khu tái định cư, kết hợp với việc kiểm soát tăng trưởng dân số tại các quận nội thành;

g. Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đô thị.

 

Điều 2. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2020;

1. Phê chuẩn hồ sơ thiết kế điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.

2. Tổ chức công bố điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2020 để nhân dân biết, kiểm tra và thực hiện;

3. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện quy hoạch cải tạo và xây dựng Thủ đô;

4. Hoàn chỉnh, nâng cao năng lực cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch thành phố; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của kiến trúc sư trưởng trong việc giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về công tác quy hoạch, kiến trúc và quản lý xây dựng theo quy hoạch thành phố và các cấp cơ sở;

5. Tổ chức soạn thảo Điều lệ quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng thủ đô trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

6. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư để lại cho Thủ đô từ tổng thu ngân sách, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo và xây dựng Thủ đô;

7. Huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức để thực hiện các dự án cải tạo và xây dựng Thủ đô;

8. Hợp tác với các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn có uy tín của nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức quốc tế đã phối hợp với Việt Nam trong công tác điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và đầu tư xây dựng khu đô thị mới phía Bắc sông Hồng và các khu đô thị mới khác trong thời gian qua;

9. Xây dựng các đề án, văn bản pháp quy, bộ máy tổ chức và cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện thí điểm quản lý đầu tư và phát triển các khu đô thị mới, các khu nhà ở v.v... nhằm khai thác tối đa các khả năng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh Thủ đô Hà Nội.

10. Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Hồ Tây và Bắc sông Hồng sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Điều 3.

1. Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch và Xây dựng Thủ đô Hà Nội do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội làm Phó trưởng ban và các uỷ viên là lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành sau: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá - Thông tin, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Tổng cục Địa chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ban Chỉ đạo phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt.

2. Ban Chỉ đạo quy hoạch và xây dựng Thủ đô có bộ máy giúp việc tại Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo Quy chế do Trưởng Ban quyết định.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 108/1998/QD-TTg
Hanoi, June 20, 1998
 
DECISION
RATIFYING THE READJUSTED OVERALL PLANNING OF HANOI CAPITAL TILL THE YEAR 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the joint proposal of the President of the Hanoi City People's Committee and the Minister of Construction in Official Dispatch No.01/UBTP-BXD of January 6, 1998,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the readjusted overall planning of Hanoi Capital till the year 2020 with the following main contents:
1. Objectives:
To determine the Capital's special position and role in orienting the master plan for Vietnam's urban development in line with the socio-economic development orientations and objectives as well as the policy on accelerated industrialization and modernization; to well combine construction and development with the maintenance of security and defense, and renovation with new construction, in order to build Hanoi Capital into a national and modern city, with full identity and tradition of an age-old culture; a political nerve-center and at the same time a big cultural, technical and scientific, economic and international transaction center of the whole country; and city worthy to be the Capital of a country with 100 million people and a proper position in Southeast Asia and the world.
2. Scope of planning and spatial development orientations:
The spatial planning shall cover Central Hanoi city and satellite towns in Ha Tay, Vinh Phuc, Bac Ninh and Hung Yen provinces within a radius of from 30 to 50 km.
Under its long-term development orientation, Hanoi shall expand mainly to the West, with the creation of a cluster of towns Mieu Mon- Xuan Mai- Hoa Lac- Son Tay (Ha Tay province); and to the North with a cluster of towns Soc Son (Hanoi)- Xuan Hoa- Dai Lai- Phuc Yen (Vinh Phuc province) and other towns so as to make full use of advantages regarding geological position, natural conditions, traffic systems and infrastructure. In the immediate future, the Central Hanoi city shall expand to the northwest, southwest and the north, with priority given to investment in the development of the region north of the Red River, where a new Hanoi shall be created to encompass the areas of Northern Thang Long- Van Tri, Dong Anh- Co Loa, Gia Lam- Sai Dong- Yen Vien, while development investment projects in Southern Thang Long shall continue to be implemented.
3. Size of population:
By the year 2020, the population of Hanoi Capital and the surrounding towns under this readjusted overall planning shall be around 4.5 to 5 million with 2.5 million people living in the urban districts of Central Hanoi while another 2 to 2.5 million- in the surrounding towns.
4. Planning on the use of land and architecture of urban landscapes:
a/ On the land use criteria:
The average urban land use criterion is 100 m2/person, including 25 m2 for traffic land, 18 m2 for trees, parks, physical training and sport activities, and 5 m2 for the construction of public-utility projects.
b/ On the arrangement of functional quarters:
- The population quarters shall include a quarter with restricted population growth rate, stretching from belt 2 (Vinh Tuy- Nga Tu Vong (Vong Crossroad)- Nga Tu So (So Crossroad)- Cau Giay and Nhat Tan) inward the city's center, where the population shall be in the long-term restricted to about 0.8 million people; and development quarters mainly in peripheral areas outside belt 2 with a population of around 0.7 million people in the area south of the Red River and 1 million people in the area north of the Red River.
- The existing industrial zones shall be renovated and re-arranged in line with the municipal construction planning; at the same time to develop new industrial zones such as Soc Son, Northern Thang Long, Southern Thang Long, Sai Dong A and B and Dong Anh; to renovate and expand the industrial zones of Cau Dien, Cau Bieu, Phap Van and Duc Giang. Besides, small, clean and high-tech enterprises may be arranged intermingledly in the population quarters.
The land area reserved for the construction of industrial zones shall be around 3,000 ha.
- The system of public centers shall include the existing centers in the city, such as the national political - administrative center of Ba Dinh, the municipal political-administrative center in Hoan Kiem lake area and new commercial, financial, service and cultural centers in the western part of West Lake, the southern part of Thang Long (Xuan La, Xuan Dinh, Nghia Do), Phuong Trach (Southern Van Tri), Gia Lam and the Co Loa service, cultural, physical education and sport center.
Supportive to the above-said municipal centers shall be a system of district and regional centers linked to residential units or quarters.
- The specialized centers shall include:
+ State management agencies of different levels, which shall be arranged in the municipal, district and ward administrative centers. Head offices of companies, organizations and foreign representative missions shall be arranged along the thoroughfares;
+ Training institutions which shall center in big quarters, such as Giai Phong road, Nguyen Trai road, Road 32, Trau Quy, Me Tri and some other areas;
+ Scientific research institutes, which shall centralize mainly in the old urban districts and Nghia Do area, including the existing scientific research institutions and institutes, and service establishments, which shall be renovated and developed into an urban scientific quarter;
+ Medical centers, including policlinics and specialized hospitals, which shall be arranged in such quarters as Bach Mai, Tran Khanh Du, Trang Thi, Quan Su, Xuan La- Nhat Tan, Van Tri and others.
Particularly, the specialized hospitals of special category shall be built in Gia Lam and Soc Son areas and some other suitable locations;
+ The national and municipal physical education and sport center, to be arranged in My Dinh (Tu Liem district). Other physical education and sport centers shall be arranged evenly throughout the city, including Hang Day, Quan Ngua, Nhon, Van Tri, Co Loa, Trieu Khuc etc.
+ To renovate and upgrade the existing parks, flower gardens and botanical gardens, while building new parks in such areas as Yen So lake, Linh Dam, Trieu Khuc, Me Tri, Nhue river, Phu Thuong, Van Tri, Co Loa, Gia Lam, Sai Dong, etc. To create special-purpose tree belts for the protection and separation of natural landscapes along such rivers as To Lich, Lu, Set, Kim Nguu, Hong (Red River), Nhue, Ca Lo, and Duong and along the technical infrastructure corridors.
To build in the suburban area a green belt of from 1 to 4 km wide, formulating a frame to protect nature and maintain the city's ecological balance.
- The existing and to-be-built defense and security establishments, which shall be rationally planned and arranged so as to ensure the construction and land use management in accordance with the planning and provisions of the land legislation.
c/ On urban architecture and landscapes:
- In the existing urban areas: To preserve and embellish cultural and historical relics, natural landscapes and architectural works of high value; to build a number of statues of national heroes who rendered meritorious services to the Fatherland; to renovate and upgrade infrastructure, improve living, working and traveling conditions and create more recreation centers for people; to preserve ancient streets while upgrading public-utility works; to restrict height of new constructions in the area of ancient streets and to arrange high-rises only in suitable places;
- In the to-be-developed areas: These shall include to be newly built quarters intermingled with villages, which shall be preserved, renovated and built along the direction of modernity and national identity, with synchronous infrastructure systems, flower gardens, parks and trees, so as to create a good ecological environment for a green, clean and beautiful Capital city; to pay attention to raising the average height of stories, exploiting the underground and air space to save land area.
5. On traffic planning and technical infras-tructure:
a/ On traffic planning:
- General principle:
+ Priority must be given to the development of the traffic infrastructure together with other technical infrastructure projects in order to formulate a complete municipal planning structure aiming to efficiently serve the Capital's socio-economic activities;
+ The land area for traffic infrastructure construction, including motion and non-motion traffic systems, must make up 25% of the urban land area on average;
+ The development of the Capital's communications and transport must focus on the development of the mass transit system which shall attract 30% of the total commuters by the year 2010 and 50% by the year 2020.
- On the land road:
+ To renovate and broaden the city-bound national highways, including Highways No. 1, No. 2, No. 3, No. 5, No. 6, No. 18 and No. 32. To complete the construction of the Lang- Hoa Lac expressway;
+ To complete the construction of belts No. 1, No. 2 and No.3; and at the same time to study the establishment of belt No.4;
+ To renovate and upgrade the existing intra-municipal roads, with special attention to be paid to the renovation and expansion of traffic corridors and hubs, such as: Tay Son road with Nga Tu So (So Crossroad) hub; Le Duan road with Nga Tu Vong (Vong Crossroad) hub; La Thanh road with Kim Lien hub, O Cho Dua and Cau Giay hubs; Tran Quang Khai road with Chuong Duong bridgehead hub; Bach Mai and Dai La roads with Trung Hien Crossroad hub; Hoang Hoa Tham, Thuy Khue roads with Buoi Crossroad hub; and Lang Trung- Nguyen Chi Thanh- Lieu Giai- Hoang Hoa Tham roads; and at the same time to renovate and embellish the network of roads in the ancient and old street area.
To build new roads in the areas with low road density.
+ To build a complete and modern network of roads in uniform conjunction with other underground technical infrastructure constructions in the newly-developed areas;
+ To focus on an even arrangement of the system of car parks, bus stops and terminals so as to ensure the average distance of 500 to 600 m from functional quarters to the car parks and bus stops on the public transport lines. To build inter-provincial car terminals, such as Gia Lam, Giap Bat, Mai Dich and Dong Anh, etc.
- In addition to Thang Long and Chuong Duong bridges, to re-build Long Bien bridge and build a new bridge of Thanh Tri and other bridges across the Red River in order to promptly meet the Capital's requirements of development in both the southern and northern Red River regions.
- On the railways:
+ With regard to the national railway system, to maintain the railway hub in the western part of the city; to build the new railway section of Van Dien- Co Bi (crossing Thanh Tri bridge), which will cross the Duong river at Bot Vang pumping station and heading to Bac Hong railway station, avoiding the Co Loa historical relic area.
To complete a system of railway stations, including the stations of Phu Dien, Ha Dong, Viet Hung, Giap Bat, Gia Lam, Yen Vien, Bac Hong, Van Tri and Co Loa, of which Co Bi, Yen Vien, Viet Hung and Bac Hong are stations for cargo trains while Giap Bat, Gia Lam and Phu Dien are stations for passenger trains;
+ To give priority to the construction of the urban railway system in order to create main axes for the Capital's mass transit network, including overhead and underground lines. In the immediate future, to build the Van Dien- Hang Co- Gia Lam- Yen Vien line; then the Ha Dong- So Crossroad - Hang Co line; Hang Co- Cat Linh- Kim Ma- Thu Le- Nghia Do- Phu Dien - Minh Khai line; Giap Bat- belt No. 3 line; Thang Long bridge- Noi Bai line and Kim Ma- Lang Trung- Hoa Lac line.
To pay attention to the organization and construction of modern passenger entrepots with big passenger flows, such as Hang Co and Noi Bai stations.
- On air transport:
To expand and complete the construction of Noi Bai airport according to the planning already ratified by the Prime Minister in Decision No.152-TTg of April 4, 1994. Such airports as Gia Lam, Bach Mai and Hoa Lac are the domestic ones. In the future, to build another an international airport in Mieu Mon (Ha Tay province).
- On river transport:
To actively dredge, control and gradually canalize the Red river, to upgrade Ha Noi's ports (at Pha Den) and Khuyen Luong port and at the same time to build more ports, including Van Kiep and Thuong Cat.
b/ On technical preparation of land:
- To build a rainy water drainage system, with pumping stations and a network of sluices and canals, ensuring a density of 0.6 to 0.8 km/km2 ;
- To renovate and build a system of water-regulating lakes in combination with the creation of lake-side landscapes, ensuring that the acreage of lakes represents 5-7% of the lake basin acreage;
- To consolidate the dike systems along the Red and Day rivers in order to prevent floods for Central Hanoi;
- To build roads along inner city's rivers and lakes in conjunction with the embankment and bordering thereof.
c/ On water supply:
- To ensure the water supply norm of 150-180 liter/person/day for 90-95% of urban population by the year 2010, and 180-200 liter/person/day for 95-100% of urban population by the year 2020;
- To rationally tap underground water sources, and first of all to exploit surface water sources from the system of Red, Da, Cau and Cong rivers.
d/ On power supply:
- To build 3 power stations of 220 KV in Da Phuc, in the northwestern part of Van Tri swamp and in Thanh Cong quarter; to raise the capacity of the main stations to 2,500 MVA and build 16 new stations;
- To improve or build 220 KV, 110 KV or 22 KV transmision lines, ensuring their modernity, good-looking and safe use.
e/ On the drainage of waste water and environmental hygiene:
- To renovate, upgrade and use the common drainage system to carry off waste and rain water in the old city's inner quarters and build a new, separate waste water drainage system in the newly-built quarters;
- To ensure that by the year 2020, 100% of the city's solid waste volume will be gathered, transported and processed with appropriate technologies;
- To improve or build concentrated graveyards and cemeteries, while building small and scattered ones, suited to the conditions of each locality.
6. Construction planning in the first phase:
From now to the year 2005, to concentrate on the formulation and implementation of the key programs on the management and development of urban areas, including:
a/ The program on preparation for the Thang Long's millenium;
b/ The program on investment in the construction of economic-technical facilities so as to create the motive force for urban development and creation of jobs for people;
c/ The program on investment in the renovation, upgrading and development of urban traffic system and technical infrastructure;
d/ The program on investment in environmental protection, construction of a frame for the protection of nature and urban ecological balance;
e/ The program on investment and development of new urban quarters, construction of dwelling houses and resettlement areas, in combination with the control of population growth in the city's urban districts;
f/ The program on raising the capability and efficiency of urban management.
Article 2.- The Hanoi City People's Committee shall coordinate with the Ministry of Construction and the concerned ministries and branches in organizing the implementation of the readjusted overall planning of Hanoi Capital till the year 2020. More concretely:
1. To ratify the designing dossier of the readjusted overall planning of Hanoi Capital till the year 2020 after consulting the Ministry of Construction;
2. To publicize the readjusted overall planning of the Capital till the year 2020 so that people know, inspect and implement it;
3. To draw up annual and long-term plans for the implementation of the planning on the renovation and construction of the Capital.
4. To strengthen and raise the capability of the municipal planning and architecture management agencies; to clearly determine the power and responsibility of the chief architect in assisting the President of the municipal People's Committee to deal with the work of planning, architecture and construction management in accordance with the municipal and grassroots-level plannings;
5. To organize the drafting of the Regulation on the management of architecture and planning for the construction of the capital city and submit it to the Prime Minister for promulgation;
6. To increase the investment capital proportion left for the capital city from the total budget revenue, so as to meet the renovation and construction requirements of the capital city;
7. To mobilize investment capital from inside and outside the country in different forms in order to implement projects on the renovation and construction of the Capital;
8. To cooperate with foreign investors and prestigious consultancy organizations, especially international organizations which have over the past time, coordinated with Vietnam in readjusting the overall planning of Hanoi Capital and investing in the construction of a new urban quarter north of the Red River and other new urban areas;
9. To formulate projects and legal documents; to build organizational apparatuses and mechanism; and to draw up policies and solutions for the experimental management of investment in and development of new urban quarters and dwelling houses..., with a view to fully tapping all potentials to meet the demand for rapid development of Hanoi Capital;
10. To complete the detailed planning of the new urban quarters in the western part of West Lake and northern area of the Red River after getting evaluation results from the Ministry of Construction and submit it to the Prime Minister for ratification.
Article 3.-
1. To set up a Steering Board for the planning and construction of Hanoi Capital with a Deputy Prime Minister as its Head; the Minister of Construction and the President of the Hanoi City People's Committee as its Deputy Heads, and leaders of the following branches and ministries: The Ministry of Defense, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Finance, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Government Office, the Government Commission on Organization and Personnel, the General Land Administration and the State Bank of Vietnam as its members.
The Steering Board shall coordinate with the People's Committees of the relevant provinces in organizing the implementation of the ratified planning.
2. The Steering Board for the planning and construction of Hanoi Capital shall have an assisting apparatus, headquartered at the office of the Hanoi City People's Committee, and operates according to the Regulation approved by the Board's Head.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
The President of the Hanoi City People's Committee; the ministers, the heads of the ministerial-level agencies; the heads of the agencies attached to the Government; the presidents of the People's Committees of the relevant provinces and cities shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 108/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất