Quyết định 09/2002/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế tổ chức thực hiện dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam trung bộ Việt Nam (PACSA)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 09/2002/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2002/QĐ-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Văn Đẳng |
Ngày ban hành: | 17/01/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 09/2002/QĐ-BNN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 09/2002/QĐ-BNN, NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2001 VỀ VIỆC
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG RỪNG
TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM (PACSA)
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 562 QĐ/BNN/HTQT ngày 20/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tại Tờ trình số 1130 DALN/PACSA ngày 22/11/2001 về việc xin phê duyệt quy chế tổ chức thực hiện dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành "Quy chế tổ chức thực hiện dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam"(viết tắt là PACSA).
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Ban điều hành dự án Trung ương và Tỉnh, Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Giám đốc dự án Trung ương và Giám đốc dự án các tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quy chế tổ
chức thực hiện dự án trồng rừng
trên đất cát ven biển nam trung bộ việt nam (pacsa)
(Ban hành theo Quyết định số
09/2002/QĐ/BNN-TCCB,
ngày 17 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
Những quy định chung
Điều 1.- Dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam (Viết tắt là PACSA) - là dự án đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam. Việc thực hiện PACSA phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại.
Điều 2.- Trong quy chế này, các từ viết tắt được hiểu như sau:
PACSA : Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam (chữ đầu của các từ tiếng Anh)
JICA : Tổ chức Hợp tác Phát triển Nhật Bản
JFEC : Công ty Tư vấn kỹ thuật lâm nghiệp Nhật Bản
BĐHDATU : Ban điều hành dự án Trung ương
BĐHDAT : Ban điều hành dự án Tỉnh
BQLDATU : Ban quản lý dự án Trung ương
BQLDAT : Ban quản lý dự án Tỉnh
UBND : Uỷ ban nhân dân
BQLCDALN : Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp
Bộ Nông nghiệp &PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp &PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
KH và ĐT : Kế hoạch và Đầu tư
TC : Tài chính
HTQT : Hợp tác Quốc tế
PTLN : Phát triển Lâm nghiệp
TCKT : Tài chính Kế toán
KHQH : Kế hoạch Quy hoạch
KH-KT : Kế hoạch, kỹ thuật
Điều 3.- Toàn bộ kinh phí của PACSA gồm nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, là nguồn thu của ngân sách Nhà nước để đầu tư cho mục tiêu "Trồng rừng trên vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ " tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hoà. Không được dùng nguồn kinh phí này để đầu tư cho các mục đích khác .
Điều 4.- Dự án PACSA được tổ chức, điều hành và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương (Bộ Nông nghiệp & PTNT đến các tỉnh tham gia dự án) theo hướng phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện dự án cho cấp tỉnh.
Điều 5.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền về việc quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm toàn diện về PACSA theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4305/VPCP-QHQT, ngày 06/10/2000 của Văn phòng Chính phủ.
Điều 6.- Chủ tịch UBND các tỉnh có dự án quyết định thành lập: Ban điều hành và Ban quản lý dự án cấp tỉnh, Ban quản lý dự án cấp huyện để tổ chức triển khai những công việc cụ thể của dự án tại hiện trường theo thỏa thuận của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt dự án PACSA.
Chương II
chức năng và nhiệm vụ quản lý dự án của các cấp
MỤC 1: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CẤP TRUNG ƯƠNG.
Điều 7.- Ban điều hành dự án Trung ương.
1- Ban điều hành dự án Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, gồm các thành viên đại diện các Bộ: KH và ĐT, TC; các Cục, Vụ liên quan của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp; đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh và các Sở Nông nghiệp và PTNT có dự án.
2- Ban Điều hành dự án Trung ương là tổ chức chịu trách nhiệm trước Bộ Nông nghiệp và PTNT về mọi hoạt động của PACSA, có nhiệm vụ:
a) Điều hành và chỉ đạo việc thực hiện, quản lý dự án theo đúng mục tiêu, nội dung đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
b) Thông qua kế hoạch hàng năm của dự án để trình Bộ phê duyệt và giao kế hoạch cho BĐHDAT thực hiện.
c) Hướng dẫn các nguyên tắc, chính sách và quy định của Nhà nước, của Ngành về thực hiện dự án.
d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như mối quan hệ với đối tác là Chính phủ và các tổ chức đại diện cho Chính phủ Nhật Bản.
đ) Báo cáo định kỳ với Bộ Nông nghiệp & PTNT và các Bộ, Ngành có liên quan theo quy định.
Điều 8.- Ban quản lý dự án Trung ương.
1- Ban quản lý dự án Trung ương là cơ quan thường trực của BĐHDATU. Văn phòng Ban quản lý PACSA Trung ương là thành viên Ban QLCDALN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.
Văn phòng Ban quản lý dự án có Giám đốc Dự án, Điều phối viên, KH-KT, Kế toán và các cán bộ dự án. Giám đốc và Điều phối viên dự án do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Các cán bộ khác do Giám đốc PACSA đề nghị, Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp quyết định. Văn phòng Ban quản lý dự án đặt tại số 1 A Nguyễn Công Trứ - Hà Nội, địa chỉ liên lạc hiện tại: Phòng 308, Điện thoại:(84 4) 8210176 ; Fax (84 4) 9710972.
2- Ban quản lý dự án Trung ương có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản tiếp nhận nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án.
b) Quản lý và điều hành việc thực hiện dự án theo sự chỉ đạo của BĐHDATU.
c) Lập kế hoạch hoạt động và trình duyệt kế hoạch hàng năm của dự án.
d) Phối hợp thường xuyên với các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản trong việc thiết kế dự án, chuẩn bị các tài liệu hợp đồng và tài liệu thầu cho dự án.
đ) Theo dõi tiến độ và chất lượng các công trình của dự án.
e) Chứng nhận thanh toán cho công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản theo tiến độ đã thoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Công ty nêu trên.
g) Tổ chức việc triển khai thực thi dự án và thiết lập mối quan hệ giữa các Công ty Tư vấn, Nhà thầu Nhật Bản với các đơn vị liên quan phía đối tác Việt Nam.
h) Tiếp nhận và phân phối các thiết bị của dự án tới các địa chỉ theo quy định của văn kiện dự án đã được ký kết.
i) Hướng dẫn Ban quản lý dự án các tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai dự án, giúp Ban quản lý dự án các tỉnh phối hợp với các Công ty Tư vấn và Nhà thầu tổ chức thực hiện tốt dự án theo Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
k) Thay mặt Ban điều hành dự án Trung ương trong việc quản lý, giám sát mọi hoạt động của các Công ty Tư vấn, Nhà thầu Nhật Bản, Ban quản lý dự án các tỉnh và các Nhà thầu phụ Việt Nam.
MỤC 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CẤP ĐỊA PHƯƠNG.
Điều 9.- Ban điều hành dự án Tỉnh.
1- Ban điều hành dự án Tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, do phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Thành phần BĐHDAT gồm đại diện của các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh (Địa chính, KH&ĐT, TC và NN&PTNT); lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT làm thường trực.
2- Ban Điều hành dự án Tỉnh là tổ chức thay mặt UBND tỉnh quản lý và điều hành mọi hoạt động của dự án trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và BĐHDATU theo đúng mục tiêu, nội dung của dự án đã được hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam ký Công hàm trao đổi và nội dung PACSA đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thay mặt Chính phủ phê duyệt.
Điều 10.- Ban quản lý dự án Tỉnh.
1- Ban quản lý dự án Tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT) là cơ quan thường trực giúp việc cho BĐHDAT.
Ban quản lý dự án Tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT làm Giám đốc dự án. Các cán bộ KHKT, kế toán và cán bộ khác do Giám đốc dự án đề nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định.
2- Ban quản lý dự án Tỉnh có nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực thi dự án.
b) Lập kế hoạch hàng năm ở địa phương, báo cáo BQLDATU
c) Phối hợp với các Công ty Tư vấn, Nhà thầu Nhật Bản trong việc giám sát, kiểm tra tiến độ việc thực hiện các nội dung của PACSA, chất lượng các công trình của các Nhà thầu phụ Việt Nam tại hiện trường.
d) Tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị của PACSA được giao.
Điều 11.- Ban Quản lý dự án Huyện
1- Ban Quản lý dự án huyện có dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, gồm phó Chủ tịch UBND huyện làm Giám đốc, lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm thường trực. Thành viên khác do Giám đốc dự án Huyện đề nghị, Chủ tịch UBND huyện quyết định.
2- Ban quản lý dự án Huyện có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với các Nhà thầu tổ chức triển khai thực hiện các công việc của dự án đúng tiến độ và chất lượng tại hiện trường.
b) Chỉ đạo các xã có dự án huy động tối đa lực lượng quần chúng tham gia vào việc triển khai các công việc cụ thể tại hiện trường của từng xã có dự án.
c) Tiếp nhận những công trình hoàn thành đã được nghiệm thu và tổ chức bảo quản, bảo vệ và khai thác theo quy định hiện hành.
CHƯƠNG III
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN,
CÁC NHÀ TƯ VẤN, NHÀ THẦU VÀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, BÁO CÁO
Điều11- Chế độ làm việc và trách nhiệm của các cấp quản lý dự án.
1/. Ban điều hành dự án Trung ương:
a) Là tổ chức cao nhất thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện PACSA như nội dung các Công hàm đã ký giữa hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
b) Ban điều hành dự án Trung ương làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các thành viên của Ban có trách nhiệm giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực phụ trách do Trưởng ban phân công.
c) BĐHDATU họp thường kỳ mỗi năm 02 lần và có thể họp đột xuất do Trưởng ban triệu tập.
2./ Ban quản lý dự án Trung ương:
a) Là đơn vị thường trực của BĐHDATU, chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban điều hành dự án Trung ương và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện dự án.
b) Ban quản lý dự án Trung ương thường xuyên liên hệ với các Ban quản lý dự án Tỉnh, các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản để tổ chức thực hiện và giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các công việc của PACSA;
c) Chỉ đạo BQLDA Tỉnh trong việc theo dõi, giám sát tiến độ và chất lượng các công trình của PACSA.
d) Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm lên Trưởng Ban điều hành dự án Trung ương và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
đ) Tổ chức họp thường kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc dự án.
3/. Ban điều hành dự án Tỉnh:
a) Là tổ chức thay mặt UBND tỉnh điều hành và chỉ đạo việc tiếp nhận nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với BĐHDATU và BQLDATU để nắm chủ trương chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức thực hiện PACSA từng thời kỳ theo nội dung của các Công hàm được ký giữa hai Chính phủ.
c) Hàng năm họp thường kỳ 02 lần và có thể họp đột xuất do Trưởng ban BĐHDAT triệu tập.
4/. Ban quản lý dự án Tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước BĐHDAT và BQLDATU trong việc phối hợp với các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản; trong việc chỉ đạo các Nhà thầu phụ Việt Nam tổ chức triển khai tất cả các hoạt động của PACSA tại hiện trường.
b) Báo cáo kịp thời lên Trưởng ban BĐHDAT và BQLDATU khi có những vướng mắc trong việc thực hiện PACSA tại địa phương hoặc giữa các đơn vị thực hiện dự án để giải quyết sớm, tránh kéo dài gây thiệt hại chung cho PACSA.
c) Báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện PACSA tại địa phương cho BQLDATU và Trưởng Ban BĐHDAT tỉnh theo quy định.
d) Tổ chức họp thường kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban BQLDAT.
Điều13.- Đối với Công ty Tư vấn và các Nhà thầu.
1/. Công ty Tư vấn Nhật Bản:
Được Tổ chức JICA Nhật Bản lựa chọn, được ký hợp đồng với Bộ Nông nghiệp và PTNT để tư vấn dịch vụ liên quan tới thiết kế, đấu thầu và giám sát việc mua sắm cho dự án; tư vấn cho Ban quản lý dự án Trung ương và Tỉnh phía Việt Nam triển khai dự án; phối hợp với Ban quản lý dự án Trung ương để kiểm tra, giám sát các Nhà thầu trong việc thực hiện kế hoạch, các biện pháp kỹ thuật cũng như tiến độ thực hiện và kết quả hoạt động của dự án tại hiện trường.
2/. Nhà thầu chính Nhật Bản:
a) Tổ chức thực hiện các hoạt động của PACSA theo hợp đồng đã ký với Bộ Nông nghiệp và PTNT; chịu trách nhiệm trước JICA, Công ty Tư vấn Nhật Bản và các Ban quản lý dự án phía Việt Nam về tổ chức thực hiện các hoạt động nêu trên.
b) Phải báo cáo cho Công ty Tư vấn Nhật Bản và BQLDATU tiến độ và kết quả thực hiện các hạng mục công trình theo quy định của các hợp đồng đã ký giữa các bên.
3./ Nhà thầu phụ Việt Nam:
Chịu sự chỉ đạo, giám sát của Nhà thầu chính Nhật Bản và các Ban quản lý dự án Việt Nam trong việc thực hiện các hợp đồng đã ký với Nhà thầu.
CHƯƠNG IV
NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN PACSA
Điều 14.- Quản lý kế hoạch và kỹ thuật.
Nội dung quản lý kế hoạch và kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kế hoạch và biện pháp kỹ thuật được xác định trong tài liệu thiết kế cơ bản và được xác định lại bằng các thiết kế chi tiết của tư vấn Nhật Bản và Bộ Nông nghiệp và PTNT theo từng giai đoạn cụ thể. Theo nội dung các Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Nhật bản và Việt Nam, việc tổ chức thực thi dự án cụ thể do các Nhà thầu Nhật Bản đã trúng thầu thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bên để quản lý các kế hoạch và chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.
Nguyên tắc chung về quản lý kế hoạch và kỹ thuật của dự án:
1- Căn cứ vào chỉ tiêu đã ghi trong tài liệu thiết kế cơ bản của PACSA, các địa phương có dự án phải chuẩn bị đủ diện tích đất đai và hoàn tất các thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất để đảm bảo tiến độ thực hiện PACSA tại địa phương (không tăng, giảm diện tích ra ngoài các Huyện mà dự án đã thiết kế). Việc đo đạc xác định chi tiết diện tích, ranh giới vùng PACSA do Công ty Tư vấn Nhật Bản đảm nhiệm. Ban QLDA các tỉnh giúp Công ty Tư vấn Nhật Bản chọn lựa các Nhà thầu Việt Nam đủ khả năng để thực hiện tốt công việc nêu trên.
2- Công ty Tư vấn Nhật Bản đảm nhiệm việc thiết kế chi tiết PACSA. Căn cứ Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, dựa vào kết quả của thiết kế cơ bản, Bộ Nông nghiệp và PTNT ký các thoả thuận với Công ty Tư vấn Nhật Bản để tổ chức thiết kế chi tiết cho từng hạng mục công việc. BQLDATU phối hợp với BQLDAT giám sát việc thực hiện những thoả thuận trên. Trường hợp có vướng mắc về thủ tục hành chính, phía Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết với địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Tư vấn Nhật Bản hoàn thành công việc.
3- Công ty Tư vấn Nhật Bản giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT chuẩn bị các tài liệu đấu thầu cho từng giai đoạn của PACSA; phối hợp với Bộ Nông nghiệp &PTNT(đại diện là Ban điều hành dự án Trung ương) tổ chức đấu thầu có sự chứng kiến của JICA để chọn Nhà thầu chính Nhật Bản cho việc thực thi PACSA để báo cáo Chính phủ hai nước. Sau khi chọn được Nhà thầu chính Nhật Bản (được Chính phủ hai nước phê duyệt), Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ký kết hợp đồng thực hiện theo từng giai đoạn của PACSA.
4- Nhà thầu chính Nhật Bản tham khảo ý kiến của các Ban quản lý dự án phía Việt Nam trước khi chọn các Nhà thầu phụ Việt Nam để tổ chức thi công thực hiện các phần việc cụ thể.
Các Nhà thầu phụ Việt Nam được chọn phải là những đơn vị có đủ năng lực thực hiện các hạng mục công trình do phía Nhà thầu chính Nhật Bản yêu cầu.
5- Ban quản lý dự án PACSA các cấp có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ, chất lượng công trình, tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành.
Kết thúc mỗi hạng mục công trình, BQLDAT báo cáo BQLDATU để cùng tiến hành (hoặc được uỷ quyền) nghiệm thu, làm cơ sở cho việc thanh quyết toán cho các đơn vị thi công (Tư vấn, Nhà thầu chính, Nhà thầu phụ...)
Điều 15.- Quản lý tài chính và tổ chức kế toán dự án.
Nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cho PACSA là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước đầu tư cho công việc trồng rừng trên vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ với mục đích phòng hộ ven biển, bảo vệ các công trình và mùa màng trong vùng. Nguồn vốn này phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng theo kế hoạch, định mức, đúng mục tiêu của PACSA.
Ngoài việc tổ chức theo dõi và báo cáo tài chính phải thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của Nhà tài trợ; công tác quản lý tài chính và tổ chức kế toán phải chấp hành đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Nguyên tắc chung là:
1) Việc quản lý tài chính của PACSA thực hiện theo Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.
2) Kế toán dự án thực hiện theo Quyết định số 999/TC-QĐ/BTC ngày 02/11/ 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
3) Kinh phí hoạt động của các Ban quản lý dự án các cấp được sử dụng nguồn kinh phí đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Việc quản lý nguồn vốn này được quy định cụ thể như sau:
A- ĐỐI VỚI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRUNG ƯƠNG.
1. Nội dung chi, bao gồm:
a) Phí chuyển tiền trả cho Ngân hàng: Được thực hiện theo văn bản số 1551 TC/TCĐN ngày 19/12/2000 và văn bản số 01/VCB-TC/TCĐN ngày 18/7/2001 của Bộ Tài chính.
b) Chi thường xuyên cho hoạt động văn phòng của PACSA, gồm :
1- Chi lương và phụ cấp lương.
2- Chi cho hoạt động xe cộ
3- Chi văn phòng phẩm, biên dịch, phiên dịch, phúc lợi tập thể, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, sửa chữa bảo dưỡng v.v...
4- Chi phí bảo hiểm ô tô, thuế, phí nhận xe
5- Chi phí tiếp khách
6- Chi hội nghị, hội thảo
7- Chi công tác phí, phụ cấp hiện trường
8- Chi khác
2. Định mức chi: Chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
B- ĐỐI VỚI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TỈNH:
Kinh phí hoạt động hàng năm của BQLDAT được cấp từ ngân sách của địa phương.
1. Nội dung chi tiêu:
Căn cứ nội dung chi tiêu của BQLDATU trên đây, Ban điều hành dự án Tỉnh quyết định các nội dung chi tiêu phù hợp, bao gồm:
a) Chi phí cho hoạt động thường xuyên của Ban quản lý dự án Tỉnh.
b) Chi phí cho các công việc khác do phía Việt Nam phải đảm nhận theo văn bản đã thoả thuận với Chính phủ Nhật Bản, như xác định ranh giới, đóng cột mốc tạm cho vùng dự án, làm đường vào vùng dự án...
Đối với chi phí này, hàng năm Ban quản lý dự án Tỉnh lập dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt để chi vào nguồn vốn đối ứng do Chính phủ Việt Nam đóng góp. Mọi đóng góp của phía Việt Nam phải được thực hiện đầy đủ và kịp thời.
2. Định mức chi: Chi theo chế độ hiện hành của Nhà nước và các quy định riêng của địa phương.
Toàn bộ kinh phí đối ứng hoạt động hàng năm theo kế hoạch được duyệt, cuối năm BQLDA Tỉnh tổng hợp quyết toán với Sở Tài chính Vật giá và báo cáo về Ban quản lý dự án Trung ương để tập hợp chung theo quy định của Nhà nước.
Điều 16.- Quản lý thiết bị, vật tư, tài sản rừng trồng của PACSA.
1/. Đối với thiết bị gồm ôtô, xe máy, do BQLDATU tiếp nhận và phân phối theo kế hoạch của PACSA. Các BQLDAT có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước, tuyệt đối không được dùng những thiết bị này để bán, trao đổi, chuyển nhượng hoặc cho thuê trong thời gian thực hiện dự án.
2/. Các công trình xây dựng (Vườn ươm, Nhà kho, Văn phòng làm việc, đường sá...) được đầu tư trong thời gian thực hiện PACSA do Nhà thầu Nhật Bản chịu trách nhiệm xây dựng và được bàn giao ngay cho Ban quản lý dự án Tỉnh (giao tay ba) để phục vụ duy nhất cho các công việc thực hiện PACSA. Trường hợp sử dụng vào việc khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Nhà thầu chính Nhật Bản và Ban quản lý dự án Trung ương. Khi các công việc của PACSA kết thúc, các công trình nêu trên sẽ được bàn giao cho UBND tỉnh để tiếp tục quản lý và sử dụng cho các mục đích chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng đã được trồng trong thời gian thực hiện PACSA.
3/. Đối với các loại tài sản khác:
Tài sản của văn phòng BQLDA các cấp được tiếp nhận từ nguồn PACSA hoặc được mua sắm từ nguồn vốn đối ứng là tài sản của Nhà nước, thuộc quyền quản lý của các Ban quản lý dự án. Việc kiểm kê đánh giá tài sản hàng năm phải tuân thủ theo chế độ quản lý tài sản hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.
4/. Tài sản dự án là Rừng trồng được quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5/. Khi kết thúc dự án, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phê duyệt tổng quyết toán dự án hoàn thành, xác định kinh phí kết dư và quyết định việc bàn giao tài sản, thành quả dự án PACSA cho UBND các tỉnh vùng dự án theo quy định hiện hành.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17.- Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có khó khăn vướng mắc và phát sinh những vấn đề mới, yêu cầu các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về BQLDATU để báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 09/2002/QD-BNN | Hanoi, January 17, 2002 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION OF THE IMPLEMENTATION OF PROJECT FOR AFFORESTATION ON COASTAL SANDY AREAS OF SOUTHERN CENTRAL VIETNAM
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Government’s Decree No.73/CP of November 1, 1995 defining the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Decision No.562 QD/BNN/HTQT of February 20, 2001 of the Minister of Agriculture and Rural Development approving the project for afforestation on coastal sandy areas of Southern Central Vietnam;
At the proposal of the head of the Forestrial Projects Management Board in Report No.1130 DALN/PACSA of November 22, 2001 applying for the approval of the regulation on organization of the implementation of the project on afforestation on coastal sandy areas of Southern Central Vietnam;
At the proposal of the Director of the Organization- Personnel Department,
DECIDES:
Article 1.-To promulgate the "Regulation on organization of the implementation of the project on afforestation on coastal sandy areas of Southern Central Vietnam" (abbreviated to PACAS).
Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.-The director of the Office, the director of the Organization-Personnel Department, heads of the concerned units, of the Ministry, the Central and Provincial Project Administration Boards, the head of the Forestrial Projects Management Board, manager of the central project and managers of the provincial projects shall have to implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
REGULATION
ON ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF PROJECT FOR AFFORESTATION ON COASTAL SANDY AREAS OF SOUTHERN CENTRAL VIETNAM ( PACAS)
(Promulgated together with Decision No. 09/2002/QD/BNN-TCCB of January 17, 2002 of the Minister of Agriculture and Rural Development)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-The project for afforestation on coastal sandy areas of Southern Central Vietnam (abbreviated to PACSA) is an investment project in the field of forestation, implemented with the Japanese Government’s non-refundable aid to the Vietnamese Government. The implementation of PACSA must comply with the stipulations of the Japanese Government and the Vietnamese Government on the reception, management and use of non-refundable aid sources.
Article 2.-In this Regulation, the below abbreviations shall be construed as follows:
PACSA: Project for Afforestation on Coastal Sandy Areas of Southern Central Vietnam.
JICA: Japanese International Cooperation Agency
JFEC: Japanese Forestrial Technical Consultancy Company
CPAB: Central Project Administration Board.
PPAB: Provincial Project Administration Board.
CPMB: Central Project Management Board
PPMB: Provincial Project Management Board
PC: The People’s Committees
FPMB: Forestrial Projects Management Boards.
MARD: Ministry of Agriculture and Rural Development
PSARD: Provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development.
P& I: Planning and Investment
F: Finance.
IC: International cooperation
FD: Forestrial development
FA: Financial accounting
PP: Plans and Planning
P-T: Plans, techniques.
Article 3.-The entire funding of PACSA includes the non-refundable aid sources of the Japanese Government and the reciprocal capital sources of the Vietnamese Government, constituting a State budget revenue source for investment in afforestation on the coastal sandy areas of Southern Central Vietnam in 4 provinces: Quang Nam, Quang Ngai, Phu Yen and Khanh Hoa. This funding source must not be used for other investment purposes.
Article 4.-The PACSA is organized, administered and managed uniformly from the central to the local levels (from the Ministry of Agriculture and Rural Development to provinces covered by the project) along the direction of decentralizing the project management and implementation to the provincial authorities.
Article 5.-The Minister of Agriculture and Rural Development shall be authorized by the Prime Minister to decide the investment and take full responsibility for PACSA according to the Prime Minister’s stipulations in Document No.4305/VPCP-QHQT of October 6, 2000 of the Government Office.
Article 6.-The presidents of the People’s Committees of the provinces under the project shall decide to set up the provincial-level Boards for Project Administration and Management, the district-level Project Management Boards for organizing the deployment of specific tasks of the project on the field under the agreement between the two Governments of Vietnam and Japan, and the decision of the Minister of Agriculture and Rural Development ratifying the PACSA.
Chapter II
PROJECT MANAGEMENT FUNCTIONS AND TASKS OF VARIOUS LEVELS
Section 1. THE CENTRAL-LEVEL MANAGEMENT ORGANIZATIONS
Article 7.-The Central Project Administration Board
1. The Central Project Administration Board is set up by decision of the Minister of Agriculture and Rural Development, consisting of members being representatives of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the relevant Departments of the Ministry of Agriculture and Rural Development; the Forestrial Projects Management Board; the leaderships of the People’s Committees and the Services of Agriculture and Rural Development of the provinces covered by the project.
2. The Central Project Administration Board is the organization answerable to the Ministry of Agriculture and Rural Development for all activities of the PACSA, being tasked:
a) To administer and direct the implementation and management of the project strictly according to the objectives and contents already approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) To adopt the annual plans of the project for submission to the Ministry for approval and assign plans to the Provincial Project Administration Boards for implementation.
c) To guide the principles, policies and regulations of the State and branches regarding the project implementation.
d) To inspect and supervise the implementation of the State’s regimes and policies as well as the relationship with the partners being the Japanese Government and organizations representing the Japanese Government.
e) To send periodical reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development as well as the concerned ministries and branches as prescribed.
Article 8.-The Central Project Management Board
1. The Central Project Management Board is the standing body of the Central Project Administration Board. The office of the Central PACSA Management Board is a member of the Forestrial Projects Management Board set up by decision of the Minister of Agriculture and Rural Development.
The office of the project management board is composed of the project manager, coordinator, planner- technicians, accountant and project officials. The project manager and coordinator shall be decided by the Minister of Agriculture and Rural Development. Other officials shall be decided by the head of the Forestrial Projects Management Board at the proposal of the PACSA manager. The office of the Project Management Board is located at 1A Nguyen Cong Tru street, Hanoi; the present contact address: Room 308. Telephone: (84-4) 8210176; Fax: (84-4) 9710972.
2. The Central Project Management Board is tasked:
a) To coordinate with the Japanese consultancy companies and contractors in receiving aid sources from the Japanese Government and the reciprocal capital of the Vietnamese Government for implementation of the project.
b) To manage and administer the project implementation under the direction of the Central Project Administration Board.
c) To draw up operation plans and submit for approval the annual plans of the project.
d) To regularly coordinate with the Japanese consultancy companies and contractors in designing the project, preparing contractual documents and bidding dossiers for the project.
e) To monitor the tempo and quality of the project’s constructions.
f) To certify the payments to Japanese consultancy companies and contractors according to schedule agreed upon between the Ministry of Agriculture and Rural Development and the above-said companies.
g) To organize the deployment of the implementation of the project and establish the relationship between Japanese consultancy companies and contractors with the concerned units of the Vietnamese partners.
h) To receive and distribute equipment of the project to addresses prescribed in the project documents already concluded.
i) To guide the Provincial Project Management Boards in preparing necessary conditions for deployment of the project, help the Provincial Project Management Boards coordinate with Japanese consultancy companies and contractors in well implementing the project according to the notes exchanged between the two Governments of Japan and Vietnam.
j) To act on behalf of the Central Project Administration Board in managing and supervising all activities of the Japanese consultancy companies and contractors, the Provincial Project Management Boards and the Vietnamese subcontractors.
Section 2. LOCAL-LEVEL MANAGEMENT ORGANIZATIONS
Article 9.-The Provincial Project Administration Boards.
1. A Provincial Project Administration Board is set up by decision of the president of the provincial People’s Committee and headed by a vice-president of the provincial People’s Committee. It is composed of representatives of the concerned Services, Departments and branches of the province (Land Administration, Planning and Investment, Finance, Agriculture and Rural Development); a leading official of the Service of Agriculture and Rural Development shall act as its standing member.
2. The Provincial Project Administration Boards are organizations representing the provincial People’s Committees in managing and administering all activities of the project in the provinces and answerable to the presidents of the provincial People’s Committees and the Central Project Administration Board for their compliance with the objectives and contents of the project as agreed upon by the two Governments of Japan and Vietnam in their exchanged notes, and the PACSA contents already approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development on behalf of the Government.
Article 10.-The Provincial Project Management Boards
1. The Provincial Project Management Boards (under the Services of Agriculture and Rural Development) are the standing bodies assisting the Provincial Project Administration Boards.
A Provincial Project Management Board is set up by decision of the president of the provincial People’s Committee with the leader of the Service of Agriculture and Rural Development acting as the project manager. The planning and technical officials, accountant and other officials shall be decided by the director of the Service of Agriculture and Rural Development at the proposal of the project manager.
2. The Provincial Project Management Boards are tasked:
a) To receive and efficiently use the non-refundable aid sources of the Japanese Government and the reciprocal capital of the Vietnamese Government for the implementation of the project.
b) To draw up annual plans in their respective localities and report thereon to the Central Project Management Board.
c) To coordinate with the Japanese consultancy companies and contractors in supervising and inspecting the tempo of implementation of the PACSA contents, the quality of constructions by the Vietnamese subcontractors in the field.
d) To receive, distribute, manage and efficiently use the assigned equipment of the PACSA.
Article 11.-The District Project Management Boards
1. The project management board of a district covered by the project is set up by decision of the president of the provincial People’s Committee and composed of a vice-president of the district People’s Committee as manager and the leader of the Section of Agriculture and Rural Development as standing member. Other members shall be decided by the president of the district People’s Committee at the proposal of the district project manager.
2. The District Project Management Boards are tasked:
a) To coordinate with contractors in organizing the deployment of the implementation of the project’s works according to tempo and quality in the field.
b) To direct communes covered by the project in mobilizing to the utmost the mass for participation in the deployment of the specific works in the field of each commune covered by the project.
c) To receive the completed constructions, already tested before acceptance, and organize the preservation, protection and exploitation thereof according to current regulations
Chapter III
RELATIONSHIPS AMONG VARIOUS PROJECT MANAGEMENT LEVELS, CONSULTANTS, CONTRACTORS AND THE MEETING AND REPORTING REGIMES
Article 12.-Working regime and responsibilities of the project management bodies of various levels:
1. The Central Project Administration Board:
a) It is the supreme body representing the Ministry of Agriculture and Rural Development in administering and directing the organization of implementation of PACSA as stated in the notes signed between the two Governments of Japan and Vietnam.
b) It works according to the regime of collective leadership and individuals taking charge. Its members shall have to settle matters in the fields they take respective charge of under the assignment by the head of the Board.
c) It holds two regular meetings a year and may hold extraordinary meetings convened by its head.
2. The Central Project Management Board:
a) It is the standing unit of the Central Project Administration Board, taking full responsibility before the latter and the Forestrial Projects Management Board for the management and organized implementation of the project.
b) It maintains regular contacts with the Provincial Project Management Boards and Japanese consultancy companies as well as contractors for organizing the implementation and settling problems arising in the course of performing PACSA- related jobs;
c) It directs the Provincial Project Management Boards in monitoring and supervising the tempo and quality of the constructions of PACSA;
d) It sends biannual and annual reports to the heads of the Central Project Administration Board and the Forestrial Projects Management Board on the situation, tempo and results of the project implementation according to current regulations.
e) It organizes monthly, quarterly, biannual, annual and extraordinary meetings at the request of the project manager.
3. The Provincial Project Administration Boards:
a) They are organizations representing the provincial People’s Committees in administering and directing the reception of aid sources from the Japanese Government and the reciprocal capital source from the Vietnamese Government in order to organize the project implementation in the provinces.
b) They coordinate with the Central Project Administration Board and the Central Project Management Board in grasping the guidelines of the Ministry of Agriculture and Rural Development for organizing the implementation of PACSA in each period according to the contents of the notes signed between the two Governments.
c) They hold two regular meetings a year and may hold extraordinary meetings convened by the heads of the Provincial Project Administration Boards.
4. The Provincial Project Management Boards:
a) To take full responsibility before the Provincial Project Administration Boards and the Central Project Management Board for the coordination with the Japanese consultancy companies and contractors; the direction of Vietnamese subcontractors in organizing all PACSA’s activities in the field.
b) To promptly report to the head of the Provincial Project Administration Boards and the Central Project Management Board on troubles met in the implementation of PACSA in the localities or problems arising among project-executing units for early settlement and avoidance of their prolongation which cause damage to PACSA in general.
c) To monthly, quarterly, biannually and annually report on the situation, tempo and results of PACSA implementation in the localities to the Central Project Management Board and the heads of the Provincial Project Administration Boards according to regulations.
d) To organize monthly, quarterly, biannual, annual and extraordinary meetings at the request of the heads of the Provincial Project Management Boards.
Article 13.-For consultancy companies and contractors
1. The Japanese consultancy companies:
To be selected by JICA, to sign contracts with the Ministry of Agriculture and Rural Development to advise on services related to designing, bidding and supervise the procurement for the project; to advise the Central and Provincial Project Management Boards of the Vietnamese party on the project deployment; to coordinate with the Central Project Management Board in inspecting and supervising contractors in the implementation of plans, technical measures as well as the tempo and results of operation of the project in the field.
2. Japanese contractors:
a) To carry out PACSA activities under contracts already signed with the Ministry of Agriculture and Rural Development; to take responsibility before JICA, the Japanese consultancy companies and the project management boards of Vietnam for organizing the above-mentioned activities.
b) To report to the Japanese consultancy companies and the Central Project Management Board on the tempo and results of implementation of project items under the provisions of the contracts signed between the parties.
3. The Vietnamese subcontractors;
To submit to the direction and supervision by the Japanese contractors and the Vietnamese project management boards in the performance of contracts signed with the contractors.
Chapter IV
CONTENTS OF PACSA MANAGEMENT
Article 14.-Management of plans and techniques
The contents of the management of plans and techniques cover the plan targets and technical measures determined in the basic designing documents and reconfirmed with detailed designs of Japanese consultants and the Ministry of Agriculture and Rural Development according to each specific period. According to the contents of notes exchanged between the two Governments of Japan and Vietnam, the organization of implementation of specific projects shall be undertaken by the Japanese contractors winning the bids with close and synchronous coordination among parties to manage the plans and technical norms already set.
The general principle for management of plans and techniques of the project:
1. Basing themselves on the targets inscribed in the basic designing documents of PACSA, the localities covered by the project must ready adequate land areas and complete all legal procedures regarding the land use right in order to ensure the PACSA implementation tempo in the localities (not increasing or reducing the land areas to the districts not covered by the project). The measurement to determine acreage details and PACSA boundaries shall be undertaken by the Japanese consultancy companies. The Provincial Project Management Boards shall assist the Japanese consultancy companies in selecting Vietnamese contractors fully capable of well performing the above-mentioned jobs.
2. The Japanese consultancy companies undertake the detailed design of PACSA. Based on the notes exchanged between the two Governments of Japan and Vietnam and the results of basic designing, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall sign agreements with the Japanese consultancy companies on organizing detailed designing for each project item. The Central Project Management Board shall coordinate with the Provincial Project Management Boards in supervising the realization of the above agreements. In case of any troubles in the administrative procedures, the Vietnamese party shall have to settle them with the localities in order to create favorable conditions for the Japanese consultancy companies to fulfill their jobs.
3. The Japanese consultancy companies shall assist the Ministry of Agriculture and Rural Development in preparing bidding documents for each stage of the PACSA; coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development (represented by the Central Project Administration Board) in organizing bidding to JICA’s witness in order to select the Japanese contractors for the implementation of PACSA and report thereon to the Governments of the two countries. After the Japanese contractors are selected (with the approval of the two Governments), the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall sign contracts for the implementation of PACSA according to each stage.
4. The Japanese contractors shall consult with the Vietnamese project management boards before selecting Vietnamese subcontractors for performing specific construction jobs.
The selected Vietnamese subcontractors must be units fully capable of undertaking project items required by the Japanese contractors.
5. The PACSA management boards at all levels shall have to supervise and inspect the implementation tempo and quality of project constructions, organize the pre-acceptance tests and hand-over of completed project constructions.
Upon the completion of each project item, the concerned Provincial Project Management Boards shall report thereon to the Central Project Management Board for joint (or authorized) pre-acceptance tests which serve as basis for making payments to construction units (consultants, contractors, subcontractors…).
Article 15.-Financial management and accounting of projects
The non-refundable aid sources of the Japanese Government and the reciprocal capital sources of the Vietnamese Government for PACSA constitute sources of State budget revenue invested in afforestation on coastal sandy areas of Southern Central Vietnam for the purposes of coastal prevention and protection of works and crops in the region. This source of capital must be strictly managed and used according to plans, norms and for the right purposes of PACSA.
Apart from organizing the monitoring and financial reports, the donors’ requests must be seriously met with; the work of financial management and accounting must strictly comply with the current regulations of the Vietnamese State. The general principles are:
1. The financial management of PACSA shall comply with Circular No.70/2001/TT-BTC of August 24, 2001 of the Ministry of Finance guiding the regime of State financial management over the sources of non-refundable aids.
2. The accounting of the project shall comply with the Finance Minister’s Decision No.999/TC-QD/BTC of November 2, 1996 promulgating the system of non-business administrative accounting regimes.
3. The fundings for operations of the project management boards of all levels shall be channeled from the reciprocal capital sources of the Vietnamese Government. The management of this capital source is specified as follows:
A. For the Central Project Management Board
1. The spending contents, including:
a) Charges for transfer of money to pay banks: To comply with Document No.1551-TC/TCDN of December 19, 2000 and Document No.01/VCB-TC/TCDN of July 18, 2001 of the Ministry of Finance.
b) Regular spending for operation of the PACSA office, including:
1) Salaries and salary allowances.
2) Expenses for vehicle operation.
3) Expenses for stationery, translation, interpretation, collective welfare, public services, information and communications, repair and maintenance, etc.
4) Expenses for car insurance, tax, charge.
5) Expenses for guest reception.
6) Expenses for conferences, seminars.
7) Expenses for working trip allowances, field allowances.
8) Other expenses.
2. Spending norms: To comply with the State’s current regulations.
B. For the Provincial Project Management Boards
The annual fundings for operation of the Provincial Project Management Boards shall be allocated from local budgets.
1. The spending contents:
Basing themselves on the above spending contents of the Central Project Management Board, the Provincial Project Administration Boards shall decide on the appropriate spending contents, including:
a) Expenses for regular operation of the Provincial Project Management Boards.
b) Expenses for other jobs undertaken by the Vietnamese party according to the written agreement with the Japanese Government, such as determination of boundaries, planting of marker posts for the project areas, building roads into the project areas….
For these expenses, the Provincial Project Management Boards shall annually make the estimates thereof and submit them to the provincial People’s Committees for approval of their inclusion into the reciprocal sources contributed by the Vietnamese Government. All contributions of the Vietnamese party must be made fully and in time.
2. Spending norms: To comply with the State’s current regulations and the localities’ separate stipulations.
All the annual operation reciprocal funding according to the approved plans shall be summed up and settled by the Provincial Project Management Boards with the provincial Services of Finance and Pricing and reported to the Central Project Management Board for general sum up as provided for by the State.
Article 16.-Management of equipment, supplies, assets and planted forests of PACSA
1. For equipment being automobiles, motorbikes, the Central Project Management Board shall receive and distribute them according to PACSA’s plans. The Provincial Project Management Boards shall have to receive, manage and use them according to the current regulations of the State and must absolutely not sell, exchange, assign or lease these equipment during the project implementation period.
2. Constructions (nurseries, storehouses, working offices, roads…) for investment during the PACSA implementation period shall be built by the Japanese contractors and handed over immediately to the Provincial Project Management Boards (tripartite hand-over) in service only of the work of PACSA implementation. Where they are used for other purposes, there must be the written consents of the Japanese contractors and the Central Project Management Board. Upon the completion of all PACSA works, the above-mentioned constructions shall be handed over to the provincial People’s Committees for continued management and use for the purposes of tending and protecting the planted forest areas during the PACSA implementation period.
3. For other assets:
Assets of the offices of the Project Management Boards at all levels, which have been received from the PACSA source or procured with the reciprocal capital source, are the State property and placed under the management by the project management boards. The annual inventory and evaluation of assets must comply with the current property management regimes promulgated by the Ministry of Finance.
4. The project assets being planted forests shall be managed according to the State’s current regulations and the specific guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
5. Upon the project completion, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall ratify the final settlement of the completed project, determine the funding remainder and decide on the hand-over of assets and fruits of the PACSA to the People’s Committees of the provinces in the project area according to current regulations.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 17.-If in the course of implementation of this Regulation any difficulties, troubles or new issues arise, agencies and units are requested to report them in time to the Central Project Management Board for study and appropriate amendments or supplements by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
| FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây