Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

thuộc tính Nghị quyết 44/NQ-CP

Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/06/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

 Tiến tới gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học
Ngày 09/06/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 44/NQ-CP việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề ra tại Chương trình này là đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo. Cụ thể, đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập; tăng cường quản lý chất lượng đầu ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động…
Bên cạnh đó, tiến hành đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học… Trong đó, khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trên toàn quốc; xây dựng hệ thống ngân hàng bài giảng điện tử để giáo viên và học sinh có thể tham khảo trong quá trình học; đổi mới chương trình giáo dục công dân, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chính trị, quốc phòng - an ninh trong các cấp học…
Tại Chương trình này, Chính phủ cũng chủ trương nghiên cứu chính sách tiền lương nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo: Mức lương nhà giáo được hưởng trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính theo thời gian trực tiếp giảng dạy. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế tín dụng để tạo điều kiện về nhà ở và học tập nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên trẻ…

Xem chi tiết Nghị quyết44/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------
Số: 44/NQ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2014
 
 
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2013 HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
--------
CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
 
 
QUYẾT NGHỊ:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
 

 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBQG Đổi mới giáo dục và đào tạo;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TTK HĐGD, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b). 240
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2013 HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ)
 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây viết tắt là Nghị quyết 29), Chính phủ ban hành Chương trình hành động (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH
Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
a) Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo chí chủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dung của Nghị quyết 29, tập trung vào các nội dung:
- Quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp, các kết quả, kinh nghiệm phát triển giáo dục và đào tạo của cả nước, của các địa phương;
- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình trong việc tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời;
- Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
b) Các cơ quan báo chí đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp để có sự thống nhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin và truyền thông. Mở kênh phát thanh, truyền hình giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường tuyên truyền về đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
2. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và hội nhập quốc tế.
a) Rà soát và điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân theo các cấp học và trình độ đào tạo.
b) Rà soát việc thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước và tham gia thị trường lao động quốc tế; ưu tiên đầu tư phát triển một số trường và ngành đào tạo chất lượng cao.
c) Triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; phân loại các cơ sở giáo dục đại học theo hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
d) Tiếp tục triển khai việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
đ) Ban hành khung trình độ quốc gia phù hợp với khung trình độ của khu vực và thế giới.
3. Đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo
Triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học.
a) Rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khai chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục.
b) Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết 29, chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
c) Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Xây dựng hệ thống ngân hàng bài giảng điện tử để giáo viên và học sinh có thể tham khảo trong quá trình dạy và học.
d) Rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo. Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội.
đ) Đổi mới chương trình giáo dục công dân, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chính trị, quốc phòng - an ninh trong các cấp học và trình độ đào tạo; giáo dục kỹ năng sống với nội dung thiết thực và các hình thức linh hoạt hiệu quả.
e) Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, khoa học giáo dục và khoa học quản lý; xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên.
4. Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.
a) Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập.
b) Tăng cường quản lý chất lượng đầu ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động.
c) Xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
d) Định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục trên phạm vi cả nước và từng địa phương; tham gia các kỳ đánh giá quốc tế về chất lượng giáo dục phổ thông để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
đ) Định kỳ kiểm định và công khai kết quả kiểm định các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề và các chương trình đào tạo; thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục và trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
e) Xây dựng quy chế đào tạo theo hướng người học được bảo lưu kết quả học tập để học liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.
5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục (sau đây viết tắt là cán bộ quản lý giáo dục)
Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
a) Sắp xếp, kiện toàn hệ thống và điều chỉnh nhiệm vụ các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; tập trung chỉ đạo và triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
b) Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
c) Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo: mức lương nhà giáo được hưởng trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính cho thời gian trực tiếp giảng dạy. Xây dựng cơ chế tín dụng để tạo điều kiện về nhà ở và học tập nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên trẻ.
d) Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà giáo đầu ngành ở các cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước hội nhập quốc tế; nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
đ) Thu hút các nghệ nhân, nghệ sỹ tài năng, người có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm trong ngành, có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
e) Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống chức danh nhà giáo và vị trí việc làm; chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
g) Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học tham gia giảng dạy và giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, giáo viên và đội ngũ cán bộ nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đặc biệt đối với giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
a) Sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề ngoài công lập; cơ chế cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.
b) Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân; doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
c) Bảo đảm sự công bằng về mọi chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
d) Xây dựng chính sách hỗ trợ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập và ngoài công lập.
đ) Xây dựng cơ chế và lộ trình điều chỉnh học phí theo hướng linh hoạt, trên cơ sở chất lượng và chi phí đào tạo để phát huy năng lực của từng loại hình cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
7. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
a) Xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề công lập và phổ cập giáo dục.
b) Rà soát, ban hành bổ sung, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá các cấp quản lý, các cơ sở và cá nhân trong hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề; tuyển dụng, đãi ngộ, quy hoạch, bổ nhiệm dựa trên kết quả đánh giá thực tế hiệu quả cống hiến và năng lực của người dạy, người học; chính sách khuyến khích người học các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, kém hấp dẫn nhưng xã hội có nhu cầu; kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
c) Định kỳ rà soát, điều chỉnh dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thống nhất trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
d) Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo cho các Bộ, ngành, địa phương; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề một cách thống nhất và hiệu quả; rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế để các cơ quan quản lý giáo dục địa phương được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và các nguồn tài chính dành cho giáo dục.
đ) Rà soát, bổ sung nhiệm vụ quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học và công nghệ trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời phát triển các sản phẩm và giải pháp mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
e) Quy định trách nhiệm của các cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo trong việc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, hỗ trợ các điều kiện thực hành, thực tập trong hoạt động đào tạo.
g) Củng cố bộ máy thanh tra giáo dục; tăng cường vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra giáo dục.
h) Xây dựng quy chế quy định trách nhiệm các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội trong việc chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề giải quyết các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc xã hội.
i) Nghiên cứu việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
8. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
a) Phân bổ ngân sách cho giáo dục, đào tạo được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và lực lượng vũ trang.
b) Thực hiện giao ngân sách giáo dục, đào tạo và dạy nghề dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật và nhiệm vụ được giao; tiến tới ngân sách nhà nước chủ yếu hỗ trợ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm hoặc khó huy động sự tham gia của xã hội.
c) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập hiện có, đặc biệt hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất rèn luyện thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để đạt yêu cầu tối thiểu thực hiện chương trình giáo dục mới; bảo đảm quy mô đào tạo không vượt quá khả năng cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; đầu tư xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm, trường dạy nghề chất lượng cao, trường đại học trọng điểm.
d) Bảo đảm đủ quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt cho việc xây dựng trường học phù hợp với quy hoạch các công trình phục vụ dân sinh.
đ) Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường không phân biệt công tư; phát triển hệ thống đào tạo từ xa và nguồn học liệu kỹ thuật số.
9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trình độ phù hợp với khu vực và quốc tế.
a) Rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước hội nhập quốc tế; nghiên cứu và gia nhập các tổ chức quốc tế về giáo dục.
b) Hoàn thiện chính sách hợp tác song phương và đa phương về giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Lựa chọn những nước thành công về phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc khu vực ASEAN và thế giới làm đối tác chiến lược, thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng; đàm phán, ký kết việc công nhận bằng cấp, chuyển đổi tín chỉ giữa các nước trong khu vực và thế giới; mở rộng các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế.
c) Triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; xây dựng cơ chế quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các loại học bổng, tài trợ của nước ngoài.
d) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại Việt Nam và cử chuyên gia, giảng viên của Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở Việt Nam.
đ) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách dạy học tiếng Việt và truyền bá văn hóa, truyền thống của dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cho người nước ngoài tại Việt Nam.
e) Tiếp thu, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển trong việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và quản lý giáo dục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị quyết 29, các chiến lược, chính sách pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình đối với lĩnh vực dạy nghề.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình đối với lĩnh vực dạy nghề, định kỳ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực dạy nghề để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan liên quan trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bảo đảm nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối vốn đầu tư phát triển thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Căn cứ vào Chương trình này, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của Bộ, ngành; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Xây dựng dự toán chi để thực hiện kế hoạch hành động của Bộ, ngành, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở địa phương.
b) Bố trí các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề được phân cấp theo quy định; rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề thuộc thẩm quyền quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực và các quy hoạch mạng lưới giáo dục, đào tạo và dạy nghề của cả nước; xây dựng chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với điều kiện của địa phương; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các Tỉnh ủy, Thành ủy và các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình.
9. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia phổ biến, thực hiện, vận động các tổ chức và người dân tích cực tham gia và giám sát thực hiện Chương trình.
Trong quá trình thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình, các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
 
DANH MỤC
CÁC ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ)
 

TT
Nhiệm vụ
Sản phẩm hoàn thành
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian ban hành
1
Đề án truyền thông về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan
2015
2
Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Các bộ, ngành liên quan
2014
3
Rà soát, hoàn thiện mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông và dạy nghề giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan
2015
4
Đề án triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các bộ, ngành liên quan
2015
5
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các bộ, ngành liên quan
2015
6
Đề án đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Các bộ, ngành liên quan
2016
7
Đề án đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2015 - 2020.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Các bộ, ngành liên quan
2015
8
Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Các bộ, ngành liên quan
2015
9
Đề án đổi mới cơ chế đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan
2015
10
Đề án huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
2015
11
Đề án đổi mới chính sách hỗ trợ, chính sách tài chính cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Tài chính
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan
2015
12
Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan
2016
13
Đề án đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên đánh giá thực chất năng lực của người dự tuyển.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Nội vụ
Các bộ, ngành liên quan
2016
14
Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
2016
15
Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2016 - 2020.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
2016
16
Đề án bảo đảm cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ và đổi mới hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2016
17
Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ
2015
18
Đề án phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Ủy ban Dân tộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
2014
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT 

Resolution No. 44/NQ-CP  dated June 09, 2014 of the Government promulgation of action program of the Government in furtherance of Resolution No. 29-NQ/TW on radical changes in education and training to meet requirements of industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy in course of international integration

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 04, 2013 of the 8thConference of the 11thCentral Executive Committee on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy in the course of the international integration

At the request of the Minister of Education and Training, Minister of Labor - Invalids and Social Affairs,

RESOLVES:

Article 1.The Action Program of the Government implementing the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 04, 2013 at the 8thConference of the 11thCentral Executive Committee on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a Socialist-oriented market economy in the course of the international integration is issued together with this Resolution.

Article 2.This Resolution takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of People s Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 


 

GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM

IN ACCORDANCE WITH THE RESOLUTION NO. 29-NQ/TW DATED NOVEMBER 04, 2013 AT THE 8THCONFERENCE OF THE 11THCENTRAL EXECUTIVE COMMITTEE ON RADICAL CHANGES IN EDUCATION AND TRAINING TO MEET REQUIREMENTS OF INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION IN A SOCIALIST-ORIENTED MARKET ECONOMY IN THE COURSE OF INTERNATIONAL INTEGRATION
(Issued together with the Resolution No. 44/NQ-CP dated June 09, 2014 of the Government)

To implement the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 04, 2013 at the 8thConference of the 11thCentral Executive Committee on radical changes in education and training to meet the requirements of the industrialization and modernization in a Socialist-oriented market economy in the course of the international integration (hereinafter referred to as the Resolution 29), the Government has issued the Action Program (hereinafter referred to as the Program) including these following contents:

I. OBJECTIVES:

Identify key tasks and primary solutions for the Government to direct Ministries, Regulatory authorities and local authorities to make the action plan, implement, examine, monitor and evaluate the implementation of the Resolution 29 in order to make radical changes in education and training; the education of Vietnam is expected to reach a high level in the region by 2030.

II. MAJOR TASKS AND SOLUTIONS

1. Propagation and provision of education in order to raise their awareness of the radical changes in education and training.

a) Ministries, regulatory authorities and local authorities, especially the education and training authorities and the press agencies must proactively provide training, carry out propagation, and explain the contents of the Resolution 29, focusing on:

- The guidelines, tasks, solutions, results and experience of the nationwide and local educational development;

- The responsibilities of all of the levels, regulatory authorities, enterprises and families participation in educational development; the constitution of sources to develop education and vocational training in the socialist-oriented market economy; the establishment of a healthy educational environment, a society whose citizens always have a desire to study.

- The praise for persons positively contributing to education and vocational training

b) The press agencies must change the contents, form and cooperating mechanism to ensure the uniformity and achieve high results in the information and media activities. The channels should broadcast education and vocational training in order to disseminate the changes in the contents, form and cooperating mechanism in education and vocational training.

2. Completion of the national education system

Complete the national education system towards flexibility and continuity between study levels, training levels, educational forms in order to meet the needs for the lifelong study and international integration.

a) Check and adjust the national educational system according to the study levels and training levels.

b) Check the implementation of the planning for the university system and vocational center system according to the career structure and training levels suiting the plan for the development of the national manpower  in order to meet the requirements of the domestic and international labor market; preferably develop some high quality schools and training majors.

c) Categorize students after secondary education and provide career guidance during compulsory education; classify universities as those specialized in research, application and practice

d) Continue to arrange the continuing education centers, centers of general technical training- vocational guidance and vocational training centers of districts.

dd) Promulgate the national educational framework conformable to regional and international educational frameworks.

3. Changes in educational Programs of various study levels and training levels

Change the educational Programs towards simplicity, modernity, and practicality; develop the ability and qualities of the learners; focus on the tradition, morality, lifestyles; enhance the foreign language and IT skills; sharpen the skills in applying the theories to reality; develop the creativity and learning autonomy.

a) Check and complete the preschool Program to ensure the physical and emotional development, knowledge, aesthetic taste of the children, the formation of primary qualities in order to prepare children for1stgrade. Run Program giving instructions on caring and educating children at home, in private kindergartens.

b) Draw up and approve a new compulsory education Program according to the Resolution 29, focusing on the enhancement of the practical activities in order to strengthen the morality, healthy lifestyle and sharpen the skills of the students

c) Encourage individuals and organizations to take part in producing the textbooks (printed and electronic ones) based on the compulsory education Program which has been approved by the Ministry of Education and Training and used nationwide. Constitute a source of electronic lectures for the reference of the teachers and students in learning and teaching.

d) Check and adjust the Program of higher education and vocational training to meet the requirements for training quality and manpower of each field, province and the whole society towards development of creativity, practical skills, professional ethics, and social knowledge. Introduce a mechanism for cooperation among the schools to ensure quality, consistency of curriculums and text books of each discipline and group of disciplines. Develop continuing education Programs to satisfy demands for learning and vocational restructuring of the society

dd) Change the education in ethics, Marxism–Leninism, Ho Chi Minh‘s Ideology, politics, national defense at all study levels and training levels; provide practical, flexible and effective education in life skills.

e) Increase the quality and result of research, application of science, technologies, education science and management science; make and implement the plan for the national research into education and vocational training; enhance the scientific research of students.

4. Changes in the form and methods for the examination and evaluation of the education and training results.

Change the form and methods for examination and evaluation of the education and training results so that the learners’ ability can be evaluated; combine the overall evaluation with the term and year evaluations according to the model of the countries having development education.

a) Change the organization of the GCSE examination, the recognition for the high school graduation and the university entrance examination; organize integrated examinations whose result can be used for recognition of the high school graduation, and admission to universities and colleges; establish independent testing centers.

b) Enhance the management of the quality of the learners graduating from the vocational schools and universities to ensure the quality of the manpower to meet the requirements of the labor market

c) Establish the mechanism for determining annual enrolment targets of vocational training centers, colleges and universities according to the needs of the labor market, training capacity and the percentage of students that are employed after graduation.

d) Carrying out nationwide and local evaluation of the education quality periodically; undergo the international education quality assessment to introduce policies and solutions to improve the education quality.

dd) Inspect the education and vocational training institutes, training Programs periodically and publish their inspection results; establish educational testing centers and national vocational skill evaluation centers.

e) Introduce training regulations in order for the learners to retain their study result to continue to attend the universities after graduating from colleges or secondary vocational schools.

5. Development of the teaching staff and education management officials and civil servants (hereinafter referred to as educational management officials).

Make radical changes in the aims, contents, methods of training, retraining and evaluation of the study and training of the teachers and management officials to enhance the quality, responsibility, morality and capacity.

a) Manage the system and adjust the duties of the centers providing training for teachers and management officials; direct and implement the changes in the aims, contents, methods and form to improve the training quality of teachers and management officials.

b) Train and re-train the compulsory education teachers and kindergarten teachers to meet the requirements of the plan for the new Programs and textbooks. Develop and run training Programs for the teachers, lecturers and management officials of the vocational schools and universities to meet the requirements of the changes in the education and vocational training.

c) Introduce the policies on salary to attract the high quality manpower for the education field: teachers shall receive salaries according to the administrative salary scale, allowance according to job requirements and locations, seniority benefits. Introduce a credit mechanism for support in housing and advanced training for young teachers and lecturers.

d) Develop a force of leading experts and teachers in all education levels and appropriate training level in the course of international integration; complete the regulations on the appointment to the title of Professor and Associate Professor

dd) Encourage the talented craftsmen and artists, who have many years of practical experience and career skills to teach in the education and vocational training institutes.

e) Check and amend the regulations on teacher title system and posts; the working regulations for the teachers and management officials of the education and training establishments to suit the requirements of the radical change in education and training.

g) Introduce the polices that encourage researchers to take part in teaching and encourage the teachers to conduct scientific research. Improve the scientific research ability of the teachers, lecturers and scientific research staff of the universities and vocational schools

6. Enhancement of the private sector involvement in education and vocational training.

Enhance the private sector involvement in education and vocational training, especially in the preschool, vocational and higher education. Encourage the involvement of the whole society to promote the investment in the educational facilities and support for activities of education, training and vocational institutes.

a) Adjust the mechanism for the investment and incentive in terms of land and capital to support the private education, training and vocational institutes; the mechanism for the lease of the facilities to develop the private preschool, vocational training and university education.

b) Encourage the cooperation among the education, training and vocational institutes, encourage the cooperation among the education, training, vocational institutes and individuals, reputable domestic and foreign enterprises to improve the education and training quality.

c) Ensure the equality in benefits and policies for students in public and private education institutes.

d) Introduce the policies that support the teachers in the public and private education and vocational institutes.

dd) Introduce the policies and plan for the flexible adjustment to the tuition fees according to the training quality and cost in order to develop the advantages of the education and vocational institutes.

7. Changes in management of education and vocational training

Specify the responsibilities of the governing bodies in charge of education and vocational training, the management responsibilities of the Ministries, Regulatory authorities and local authorities and the responsibilities of the Associations. Enhance the categorization and responsibilities, generate the motivations and promote the initiative and creativity of the education and vocational training institutes

a) Make and send a request to the National Assembly for the promulgation of the Law on amendment to some Articles of the Education Law. Introduce the amendments to the State Budget Law in order to ensure the sufficient budget for education quality of the preschool education, compulsory education, higher education, public vocational training institutes and the universalization of education.

b) Check, adjust the legal normative documents on the evaluation of the governing bodies, institutes and individuals involving in education and vocational training; the recruitment, treatment and appointment according to assessment of the devotion and ability of the teachers and learners; the policies that encourage the learners to take part in majors that are arduous, harmful, or unattractive but still needed by society; the inspection of education and vocational training.

c) Check and adjust the forecast and plans for the development of education and vocational training to meet the manpower requirements of the society periodically. Establish and develop the comprehensive management database for education and vocational training.

d) Complete the divisions of powers over management of education and training among Ministries, regulatory bodies, and local governments; promote autonomy and responsibility of the education and vocational training uniformly and effectively; check and adjust the mechanism in order for the local educational authorities to administer the workforce and financial sources for education.

dd) Check and add the administration tasks inthescientific research and technology in education and vocational training; combine the training with the scientific research and technology to improve the training quality and develop the products and solutions to contribute to the industrialization and modernization of the country.

e) Assign the responsibilities to the establishments employing trained employees to draw up and develop training Programs and support the practice condition.

g) Reinforce the education inspectorates; and enhance their roles, authority and responsibilities.

h) Introduce the policies that assign the responsibility to the local Communist Party authorities, local authorities and social-economic organizations to give instructions and cooperate with the governing bodies and education and vocational training institutes to deal with negative issues.

i) Consider the uniformity of the administration for education and vocational training.

8. Improvement in the facilities and application of the information technology to education and vocational training.

Investment in education and training is the investment in the development and modernization of facilities, especially the information technology infrastructure, for the radical changes in education and training to take place.

a) Allocate the budget for education and training, which is a priority of the Programs and plans for the social-economic development; preferably invest in education and vocational training in the mountainous and remote areas and localities of ethnic minorities; clearly distinguish between the budget for the preschool, compulsory, vocational and higher education and the budget for the training establishments affiliated to the political system and armed forces.

b) Provide funding for education and vocational training based on economic - technical norms and given tasks; government budget is expected to fund only the disciplines that are pivotal or not likely to be participated by the private sector.

c) Enhance the investment in the facilities of the public education and vocational training institutes, especially the information technology infrastructure, sports facilities and life skills education for students; check and add the facilities to the kindergartens and compulsory education establishments to meet the minimum requirement for the new educational Program; ensure that the training scale is not beyond the capacity of the vocational and higher education institutes in term of equipment and facilities; establish some priority Universities of Pedagogy, high quality vocational schools and priority universities.

d) Ensure sufficient land area for building school in the land planning approved by competent authorities in conformity with the planning for welfare constructions.

dd) Apply the information technology to the management, education and vocational training activities; support the application of technology in both public and private schools; develop the distance learning system and the digital learning resources.

9. Proactively seek and improve international cooperation in education and vocational training.

Expand and improve international cooperation in education and vocational training in order to exploit the sources, reasonably apply the experience of the developed education models, and increase the speed of the changes in the Program and the training quality to meets the requirements of the regions and countries all over the world.

a) Check and complete the law system of education and vocational training that suit the condition of Vietnam and gradually achieve the international integration; consider and take part in international education organizations.

b) Complete the policies on the bilateral and multilateral cooperation in education and vocational training. Make the countries with the developed education strategic partners, cooperate with the inspected foreign education establishments; negotiate and reach an agreement in the recognition for the qualifications and credit transfer among the countries in the region and all over the world; expand the international student exchange Program.

c) Implement the plan and Program of the international cooperation in education and vocational training; provide the management mechanism for the achievement and use of the scholarships and sponsorships from the foreign countries.

d) Provide the mechanism and introduce the policies to encourage foreign experts and overseas Vietnamese to conduct research and teach in Vietnam and appoint the experts and lecturers of Vietnam to teach and conduct scientific research in the foreign countries; encourage the foreign organizations and individuals, international organizations, overseas Vietnamese to invest and sponsor the scientific research, application of science, technology transfer and establishment of the education and vocational training institutes in Vietnam.

dd) Check and amend the policies on the teaching on Vietnamese, spread the Vietnamese culture and traditions to the overseas Vietnamese and foreigners in Vietnam

e) Gain and creatively apply the experience of the countries having the developed education to the establishment of the Program, production of the textbooks and education management.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Ministry of Education and Training shall

a) Take charge and cooperate with Central Propaganda Department, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, relevant ministries and agencies, People s Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provinces) in disseminating the Resolution 29, strategies, policies on the radical changes in education and training.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in monitoring, supervising, and inspecting the implementation of the Program, and periodically send a report to the Prime Minister.

c) Cooperate with the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment in balancing and allocating the State budget for the education and training in order to perform the tasks of the Program.

2. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall:

a) Draw up the plan for the implementation of the Program of vocational training.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training to monitor, supervise and check the implementation of the Program of vocational training and periodically send a report to the Ministry of Education and Training to notify the Prime Minister.

c) Cooperate with the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment in balancing and allocating the State budget for the vocational training in order to perform the tasks of the Program.

3. Ministry of Information and Communications shall instruct the press agencies to disseminate the policies of the Communist Party and policies of the Government on the result of the radical changes in education and vocational training; cooperate with the Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant Ministries and agencies in enhancing the application of the information technology to education and vocational training.

4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in ensuring necessary resources for performance of the tasks of the Program.

5. The Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance, Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in balancing the capital used for performing the tasks of the Program.

6. The ministries, ministerial-level agencies, agencies affiliated to the Government within their authority shall:

a) Draw up and implementation the plan of the Ministries and Regulatory authorities; periodically evaluate the implementation and send a report to the Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to notify the Prime Minister.

b) Estimate the cost used for the implementation of the plan of the Ministries and Regulatory authorities, include it in the State Budget estimate and send a report to the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment for approval under the regulations of  the State Budget Law.

7. The People’s Committee of provinces shall:

a) Direct the propagation for the line of the Communist Party, the policies and law of the Government on the radical changes in the local education and training.

b) Provide the capital used for performing the duties of the development of the education and vocational training; check and adjust the education and vocational training system within their authority in order to suit the plan for the development of the manpower and the plan for the education and vocational training system; introduce the polices that encourage and enhance the involvement of the private sector in education and vocational training that suits the local conditions; periodically evaluate the implementation and send a report to the Ministry of Education, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to notify the Prime Minister.

8. Central Propaganda Department shall instruct the People’s Committee of provinces and districts and the press agencies to propagate and encourage the organizations and people to take part in the Program.

9. Vietnam Fatherland Front Central Committee and the affiliated organizations shall propagate, implement and encourage the organizations and people to take part in and monitor the implementation of the Program.

Any difficulty or obstacle that arises during the implementation of this Program should be reported to the Prime Minister for consideration./.

*Appendix is not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 44/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 609/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch của Bộ Xây dựng thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Xây dựng, Chính sách

văn bản mới nhất