Nghị quyết 23/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2010

thuộc tính Nghị quyết 23/NQ-CP

Nghị quyết 23/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2010
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:07/05/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kiên quyết hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu - Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 07/5/2010 về phiên họp thường kỳ tháng 4/2010, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung điều hành vĩ mô, tăng cường kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu, lương thực; triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả; xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm; phấn đấu kiềm chế chỉ số lạm phát khoảng 8%. Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Quyết liệt điều hành bằng các biện pháp tổng hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm dần nhập siêu xuống mức không cao hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, kiên quyết không nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết, sử dụng các biện pháp thuế, phi thuế và hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Cũng theo Nghị quyết này, Nhà nước chỉ ứng vốn năm 2011 cho các công trình thiết yếu, hoàn thành trong năm 2010; chú trọng thu hút và giải ngân vốn FDI, ODA, đẩy mạnh đầu tư gián tiếp. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; chú trọng giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài. Tập trung thực hiện đúng tiến độ cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong giai đoạn 3 của Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thuế, đất đai, hải quan, xây dựng cơ bản, cấp phép đầu tư…, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Xem chi tiết Nghị quyết23/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
----------

Số: 23/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010

 

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 4 NĂM 2010

 

 

Ngày 05 tháng 5 năm 2010, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4 năm 2010, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Chính phủ thảo luận và thông qua các báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2010; tình hình triển khai Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Chương trình công tác tháng 4 năm 2010; tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính tháng 4 năm 2010; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 4 năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia trình.

Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2010 tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Công nghiệp tăng khá; nông, lâm, ngư nghiệp vẫn phát triển ổn định mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước đạt mức cao nhất trong nhiều tháng qua và tính chung 4 tháng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; thị trường trong nước phát triển tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng cao, hoạt động du lịch sôi động. Kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định, kiểm soát được giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chỉ tăng 0,14%, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Thị trường tiền tệ, ngoại hối tương đối ổn định; thu ngân sách đạt khá, chi ngân sách bảo đảm cân đối. Đầu tư phát triển tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động đối ngoại được tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân được bảo đảm. Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn được tổ chức trang trọng, tạo khí thế tự hào, phấn khởi trong nhân dân.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn: Chỉ số giá tiêu dùng tuy đã giảm song vẫn còn cao; giải ngân các nguồn vốn đạt thấp; thiên tai và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp. Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao; mức tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng thấp; xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, nhập siêu lớn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể. Tai nạn giao thông và tội phạm hình sự, bạo hành phụ nữ và trẻ em có xu hướng gia tăng.

Chính phủ kiên định mục tiêu nhiệm vụ năm 2010 theo Nghị quyết của Quốc hội; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 về các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, trọng tâm là:

a) Tập trung điều hành vĩ mô: Tăng cường kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu, lương thực…, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả; xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm. Phấn đấu kiềm chế chỉ số lạm phát khoảng 8%.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Khẩn trương trình Đề án công khai, minh bạch hệ thống ngân hàng thương mại.

Quyết liệt điều hành bằng các biện pháp tổng hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm dần nhập siêu xuống mức không cao hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, kiên quyết không nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết, sử dụng các biện pháp thuế, phi thuế và hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.

b) Tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm bội chi ở mức khoảng 6%. Chỉ ứng vốn năm 2011 cho các công trình thiết yếu, hoàn thành trong năm 2010. Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy giải ngân hết nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch. Chú trọng thu hút và giải ngân vốn FDI, ODA, đẩy mạnh đầu tư gián tiếp. Kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2010 để sớm đưa công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư. Coi trọng bảo đảm điện cho sản xuất và đời sống. Tập trung nghiên cứu, sớm có sản phẩm trọng điểm quốc gia.

Bộ Công thương khẩn trương trình Đề án phát triển công nghiệp phụ trợ. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đầu tư ngay hệ thống trang thiết bị dẫn đường tự động hạ cánh, cất cánh tại các sân bay.

c) Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; chú trọng giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài. Tập trung thực hiện đúng tiến độ cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong giai đoạn 3 của Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thuế, đất đai, hải quan, xây dựng cơ bản, cấp phép đầu tư…, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

d) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nhất là công tác giảm nghèo, tạo việc làm, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, học sinh nghèo và chế độ bảo hiểm y tế.

đ) Tập trung phòng chống thiên tai, dịch bệnh, nhất là phòng chống cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chủ yếu, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

e) Khẩn trương xây dựng và trình ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; rà soát việc chuẩn bị các đề án để xây dựng và thực hiện đúng tiến độ chương trình công tác hàng tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn bị tốt các đề án, dự án, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 7. Coi trọng công tác tổ chức thực hiện và thông tin tuyên truyền.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ dành thời gian tập trung nghiên cứu, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp huy động tối đa nguồn lực, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và đời sống.

2. Chính phủ đã thảo luận Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và Báo cáo đánh giá việc xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình.

Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp bách của đất nước. Ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp để xử lý nhanh nhạy, thông suốt, thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước, trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, vì mục tiêu cải cách hoạt động của Chính phủ và các cơ quan nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành.

Vì vậy, cần đánh giá kỹ tình hình thực hiện nhiệm vụ này thời gian qua, tham khảo kinh nghiệm các nước, nêu mục tiêu cụ thể cho từng năm và 5 năm tới; lấy ý kiến thẩm định của các chuyên gia và các địa phương, hoàn thiện khung pháp lý, tập trung đào tạo nhân lực, bố trí kế hoạch hàng năm để đầu tư.

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực của Chương trình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các đại biểu tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và Báo cáo đánh giá việc xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 5 năm 2010./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------

No. 23/NQ-CP

Hanoi, May 07, 2010

 

RESOLUTION

THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING - APRIL 2010

 

The Government on May 05, 2010 convened its regular meeting for April to discuss and decide the following issues:

1. The Government discussed and approved reports on socio-economic performance in April and the first four months of 2010; the implementation of the Government’s Resolution 18/NQ-CP dated on April 06, 2010 on key measures to stabilize macro-economy, curb inflation and achieve a GDP growth rate of 6.5% in 2010; the execution of the Resolution approved at the Government’s March 2010 regular meeting and the Government’s working agenda for April; administrative reforms in April; inspection work, settlement of complaints and accusations, and anti-corruption in April. Those reports were presented by the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Governor of State Bank of Viet Nam, the Minister of Industry and Trade; the Minister of Home Affairs, the Government Inspector-General, and the Minister, Chairman of the Office of Government; and the Chairman of the National Financial Supervisory Commission.

The Government applauded the socio-economic achievements in April and the first four months of 2010. Industry grew at a moderate rate; agriculture-forestry-aquaculture saw stable development despites negative effects of natural calamities and epidemics; April’s export turnover achieved a year-on-year bloom of 8.9%, the so-far highest rate achieved during recent months; domestic market developed well with a high retail sale and service revenue, especially in tourism. Macro-economy was secured, prices were kept under control, and April’s CPI only increased 0.14% at the lowest rate since the beginning of the year. Monetary and foreign exchange markets remained stable; budget collection was high; and budget spending was ensured. Investment continued to be put forth. External activities were enhanced. Political security, social safety, and public life were safeguarded. Important national anniversaries and celebrations were solemnly organized, rousing pride and excitement among the public.

However, economic difficulties emerge when CPI figure remains high; capital disbursements are low; natural calamities and animal epidemics have hindered agricultural production. Macro-economy encounters risks of instability and high inflation; economic liquidity growth and outstanding credit are low. Export meets challenges as trade deficit is standing high, which can affect the total payment scale. Traffic accidents, criminal cases, the violations against women and children are on the rise.

The Government consistently set out yearly targets for 2010 in line with the Resolution of the National Assembly. Ministries, sectors, and localities are asked to drastically carry out solutions stipulated in the Government’s Resolution 03/NQ-CP dated on January 15, 2010 on key measures for implementing the socio-economic development plan and State budget estimation in 2010 and Resolution 18/NQ-CP dated on April 06, 2010 on key measures to stabilize macro-economy, curb inflation and achieve a GDP growth rate of 6.5% in 2010, particularly:

a) To concentrate on macro operations by tightening price supervision, especially prices of primary commodities such as electricity, coal, oil and petrol, and food; comprehensively carrying out measures to manage market and stabilize prices; imposing strict punishments on any violation; and controlling inflation rate at 8%.

The State Bank of Viet Nam must take actions to lower mobilization and lending interest rates to 10% and 12% respectively while boosting the economy’s liquidity and total outstanding credit. It must quickly adopt the Project on Publicity and Transparency of Commercial Bank System.

Meanwhile, the Government also calls for drastic aggregate measures to promote export, control import, and reduce excess of imports below 20% of the country’s total export turnover by stopping the import of unnecessary commodities while imposing tax, non-tariff and technical barriers on import, domestic elevating domestic production and consumption, so as to narrow the balance of international payments.

b) To strengthen the management over State budget collection and disbursement, thriving for a budget overspending of 6%. To advance the budget of 2011 to important projects that must be completed within this year. To complete the disbursement of State budget and governmental bonds on schedule. To attract and quickly distribute FDI and ODA funds and other indirect investments. To supervise and speed up the construction of key projects and quickly put them into operation, so as to enhance the investment effectiveness. To ensure electricity supplies for production and public life. To find out and churn out national keynote products.

The Government assigned the Ministry of Industry and Trade to submit the Project on developing auxiliary industries. The Government requested the Ministry of Transport to immediately start constructing new landing and taking-off automatic direction-guide device system at airports.

c) To lift difficulties and promote business and production activities. To boost administrative reforms, anti-corruption, and prodigality; settling complaints, accusations, and pending lawsuits. To cut down at least 30% of administrative procedures during the 3rd period of Project 30 on simplifying administrative procedures in State management, especially in tax, land, customs, capital construction, and investment licensing, in favor of both enterprises and the public.

d) To carry out social security and social welfare policies, centering on poverty alleviation, job generation, supports for poor households and students, and health insurance.

đ) To avert and battle against natural calamities and epidemics, especially forest fire, floods, and epidemic diseases on plants and animals, so as to minimize damages in production and people’s life.

e) To promptly draft and issue legal documents instructing the enforcement of laws and ordinances; to actively review the preparations of plans in order to build up and timely execute the Government and the PM’s monthly working programs; to outline the Government’s new projects, plans and reports which will be presented at the 7th sitting session of the 12th National Assembly; and to prepare for the dissemination and realization of these documents.

Minister and leaders of ministerial-level bodies must research, propose and submit the Government and the PM for consideration different mechanisms, policies and measures that can uphold the country’s different resources, untangle difficulties, and offer favorable conditions for domestic production, business and life.

2. The Government discussed the National Program on applying information technology (IT) in all activities of State agencies during the period of 2011-2015 and the Report on the construction and operation of e-government, presented by the Minister of Information and Communications.

At present, applying IT in activities of State agencies and moving toward the e-government development is an inevitable tendency and the country’s urgency. IT application is a smart choice for making the performance of the State apparatus fast, consistent, and smooth as well as facilitating the interrelationship between State agencies and people and enterprises, for the purpose of renovating the operations of the Government and State agencies, thereby ensuring their democratic, transparent and effective governance.

Thus, it is necessary to thoroughly assess the realization of this duty over the past time, study experience of other countries, and sketch out specific targets for each and every year and the next 5 years; to collect comments from experts and localities to finalize the legal framework, to train manpower, and to design yearly investment strategies.

The Ministry of Information and Communications functions as the main implementer, in collaboration with relevant agencies, to collect comments of the participants to this regular meeting, to complete the draft National Program on applying information technology (IT) in all activities of State agencies during the period of 2011-2015 and the Report on the construction and operation of e-government, then submit the documents to the PM for consideration and approval in May 2010.

 

 

ON BEHAFL OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




NGUYEN TAN DUNG

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 23/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe