Nghị quyết của Chính phủ vè một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000.

thuộc tính Nghị quyết 11/2000/NQ-CP

Nghị quyết của Chính phủ vè một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000.
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2000/NQ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/07/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 11/2000/NQ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 11/2000/NQ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2000

VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2000

Trong 3 ngày từ 12 đến 14 tháng 7 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 và tháng 7 năm 2000 để bàn một số chủ trương, biện pháp cần tập trung điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000.

Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm cao hơn 6 tháng đầu năm 2000, bên cạnh các giải pháp đã có, từ nay đến cuối năm 2000, Chính phủ quyết định tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp sau đây:

I. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tiêu thụ hàng hoá nông sản, đặc biệt quan tâm chỉ đạo tốt việc xuất khẩu gạo. Tiếp tục mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo xuất khẩu theo kế hoạch trước đây và mua tạm trữ thêm 40 vạn tấn gạo, toàn bộ số gạo này được bù lãi suất đến hết tháng 10 năm 2000.
Các ngành, các địa phương khẩn trương thực hiện công tác kiểm tra đê, kè cống, tu bổ, xử lý các vị trí xung yếu; có phương án cụ thể phòng, chống lụt bão, bảo đảm an toàn đê kè, an toàn dân cư và sản xuất; có kế hoạch di dời dân vùng xung yếu thường có thiên tai nặng nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất khi có sự cố xảy ra.
Tập trung sức chỉ đạo chống lũ lụt xảy ra sớm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trợ giúp những vùng gặp khó khăn. Trong 6 tháng cuối năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Thuỷ sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tận dụng các lợi thế so sánh và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Bộ Thương mại có biện pháp và hướng dẫn các Bộ, ngành và doanh nghiệp tìm thêm thị trường mới cho xuất khẩu lương thực, kể cả xuất khẩu theo phương thức trả chậm; mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ, hải sản, các sản phẩm dệt may, hàng thủ công, mỹ nghệ và các loại hàng tiêu dùng khác sang thị trường EU, Trung Đông, Bắc Phi và Cu Ba theo các cam kết của Chính phủ; tích cực chuẩn bị các điều kiện, phương án khai thác thị trường Mỹ.
3. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Thương mại chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài thăm dò, tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời về thương nhân và nhu cầu thị trường sở tại, phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại bám sát thị trường khu vực nông thôn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục cho nông dân vay vốn để đầu tư nuôi trồng thuỷ, hải sản (đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu), chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi gặp thiên tai gây thiệt hại lớn, có biện pháp khoanh nợ để cho vay tiếp.
5. Bộ Công nghiệp chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan đánh giá việc thực hiện chương trình hỗ trợ cơ khí trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp về tổ chức, cơ chế thực hiện nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất cơ khí trong thời gian tới. Cho các doanh nghiệp cơ khí được vay tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi 3,5% (bằng 50% lãi suất tín dụng Nhà nước), thời gian vay là 12 năm, 2 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ từ  năm thứ 5. Giao Bộ Công nghiệp chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quỹ hỗ trợ phát triển công bố danh mục các sản phẩm cơ khí được hưởng ưu đãi theo quy định này.
Các Bộ, ngành và các địa phương xem xét, lựa chọn các sản phẩm có lợi thế, có điều kiện phát triển như xi măng, sắt thép, các loại vật liệu xây dựng, giày dép, hàng may mặc, máy động lực nhỏ, cơ khí tiêu dùng, điện tử dân dụng,...; nhanh chóng đề xuất các giải pháp hỗ trợ để mở rộng sản xuất. Tìm biện pháp đẩy mạnh khai thác dầu khí nhằm đạt sản lượng khai thác như dự kiến kế hoạch đầu năm.
6. Tổng cục Hải quan chủ trì cùng Bộ Thương mại, Bộ Công an, các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các giải pháp để đẩy mạnh chống buôn lậu và gian lận thương mại có kết quả, tập trung vào công tác giám định chất lượng hàng hoá nhập khẩu; phân định rõ trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các cửa khẩu trên đất liền và ngoài biển. Trong quý III năm 2000, Tổng cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ xém xét các giải pháp nêu trên.
7. Trong tháng 8 năm 2000 các Bộ: Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi  trường, Công an, Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục ngành, nghề cụ thể cấm kinh doanh; các Bộ: Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành  quy chế về cấp chứng chỉ hành nghề để triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp.
Trước ngày 01 thánh 10 năm 2000, các Bộ, ngành công bố danh mục các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện do Luật, Pháp lệnh và Nghị định quy định và các điều kiện kinh doanh tương ứng đối với các ngành nghề đó; đồng thời, công bố các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, thời hạn, hiệu lực và lệ phí đối với từng loại giấy phép.
Trong quý III năm 2000, Thanh tra Nhà nước chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh tra chuyên ngành cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp và thường xuyên kiểm tra sau đăng ký kinh doanh theo hướng đảm bảo giám sát được việc thực hiện các điều kiện kinh doanh nhưng không gây phiền hà cho doanh nghiệp.
8. Những Bộ, ngành và địa phương chưa xây dựng xong đề án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, cần khẩn trương chỉ đạo hoàn thành phương án sắp xếp để trình Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá và các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê đối với doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ và kinh doanh thua lỗ.
9. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế bán trả góp về nhà ở để trình Thủ tướng Chính phủ.
10. Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam tập trung sức nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và khắc phục việc chậm trễ, bỏ chuyến bay.
II. CÁC GIẢI PHÁP  ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
 1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng triển khai phân bổ số vốn bổ sung theo Quyết định số 568/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 77 BKH/TH, ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi kế hoạch phân bổ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi làm căn cứ cấp phát.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện hết vốn đầu tư phát triển (vốn theo kế hoạch đầu năm và vốn bổ sung). Trường hợp xét thấy không thực hiện hết nguồn vốn đầu tư được giao, phải kiến nghị việc điều chuyển vốn cho công trình khác, không để chuyển sang năm 2001. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định việc điều chuyển vốn theo đề nghị của các Bộ, ngành và địa phương.
2. Tập trung chỉ đạo, điều hành, bố trí đủ vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng để hoàn thành ngay trong năm 2000 và đầu năm 2001 một số dự án quan trọng: quốc lộ 1 (đoạn Hà Nội - Vinh, thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Hà Nội - Lạng Sơn), nhà ga T1 sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, cảng Hải Phòng (giai đoạn 1), cảng Sài Gòn, đường ống - kho - cảng LPG (thuộc hệ thống khí Bạch Hổ), dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi và chống lũ (hệ thống sông Chu, Bắc Nghệ An, đê Hà Nội), dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi đồng bằng Sông Hồng (ADB2), dự án A Zun hạ, đê biển đồng bằng sông Cửu Long, hồ Sông Tiệm, hồ Truồi, hồ An Mã, hồ Cam Ranh, hồ Cà Giây, hồ Việt An, nâng cấp hồ Phú Ninh (giai đoạn 1), các công trình thoát lũ và ngăn mặn vùng tứ giác Long Xuyên (kênh Lung Lớn 2, kênh cầu số 9, T3-Ba Hòn, hệ thống thuỷ lợi ven biển Tây), nhà máy thuỷ điện Ya Ly (tổ máy số 2), nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, nhà máy xi măng Nghi Sơn, xi măng Hoàng Mai, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Đại học Quốc gia Hà Nội (giai đoạn 1), Học viện Quốc phòng, đề án đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước,v.v...
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khởi công hoặc chuẩn bị khởi công một số dự án quan trọng trong năm 2000 và đầu năm 2001: đường hầm qua đèo Hải Vân, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy, cầu Bính, công trình Rào Quán, Tả Trạch, hồ Định Bình, cống đập Ba Lai, Thảo Long, Cửa Đạt, thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long (WB2), cải tạo nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Hải Phòng (mới), khu liên hợp thể thao Quốc gia, trung tâm sản xuất chương trình truyền hình, Trung tâm thu phát truyền hình qua vệ tinh, hệ thống giống nông nghiệp, nhà máy điện Cần Đơn, nhà máy điện Na Dương, khí Nam Côn Sơn...
3. Bộ Tài chính và các địa phương thực hiện tạm ứng từ 60% - 70% khối lượng vốn xây lắp còn lại của kế hoạch năm 2000 cho các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn của các chương trình quốc gia); khi đã có khối lượng thực hiện, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu ngay và làm thủ tục để thanh toán; khi nhận được phiếu giá của chủ dự án, cơ quan giải quyết vốn làm ngay thủ tục thanh toán, nếu có vướng mắc thì tạm cấp 70 - 80% khối lượng đã thực hiện trong kế hoạch, sau khi xử lý xong vướng mắc thì thanh toán tiếp khối lượng còn lại.
4. Trong quý III năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính tìm thêm nguồn để bổ sung vốn đầu tư cho một số công trình quan trọng, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư một số công trình lớn của các năm sau.
5. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao Thông vận tải, Công nghiệp và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan có trách nhiệm thực hiện nhanh việc di dân, tái định cư và xử lý các vướng mắc để giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình, đặc biệt đối với các dự án ODA sau đây: Dự án khôi phục thuỷ lợi và chống lũ, dự án thuỷ lợi đồng bằng Sông Hồng, dự án khôi phục thuỷ lợi miền Trung và công trình Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (ở chạm bơm Đông Hưng, kênh Thọ Sơn, Nghi Phú, Nghi Đức); dự án cải tạo và phát triển lưới điện Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định, các thành phố, thị xã; Quốc lộ 1 (đoạn Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn Pháp Vân - Văn Điển), dự án giao thông đô thị Hà Nội, dự án thoát nước Hà Nội, dự án hạ tầng đô thị giai đoạn 1 Hà Nội, dự án khôi phục cầu trên Quốc lộ 1A (cầu Bắc Giang, cầu Tân Thịnh, cầu Đáp Cầu, cầu Đuống).
6. Tổng cục Địa chính cải tiến giảm thiểu các thủ tục cấp đất, giao hoặc cho thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
7. Quỹ hỗ trợ phát triển tập trung triển khai nhanh các hoạt động về bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển  khẩn trương phối hợp với các ngân hàng để xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chế phối hợp giữa Quỹ với các ngân hàng trong việc cùng cho vay đối với một dự án; quy trình, thủ tục bảo lãnh và phương pháp xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với dự án thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 43/CP/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ, kể cả hỗ trợ lãi suất đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành xác định dự án trọng điểm vay ngoại tệ với mức khoảng 200 triệu USD từ các ngân hàng thương mại theo cơ chế tại Quyết định số 118/1999/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ để nhập vật tư, thiết bị mới thuộc lĩnh vực điện, dầu khí, hàng không, xi măng... Các đầu mối cho vay chịu trách nhiệm thẩm định và cân đối vốn cho từng dự án. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét , quyết định cho từng dự án có nhu cầu vay vốn. Nghiên cứu việc cho Tổng Công ty Dầu khí vay để đầu tư ra nước ngoài.
8. Trong quý III năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn để thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài.
III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG
1. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan rà soát lại các khoản thu ngân sách Nhà nước, tích cực chống thất thu phấn đấu tăng khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm. Nguồn thu tăng thêm này sử dụng để: tăng vốn đầu tư, thực hiện chi trả một lần cho người có công với cách mạng, chi hỗ trợ nhà ở đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, bù lỗ nhiên liệu nhập khẩu, bổ sung vốn cho doanh nghiệp, tăng dự trữ tài chính và những nhiệm vụ chi đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Từ ngày 15 tháng 8 năm 2000 tạm thời chưa thu thuế đối với hoạt động buôn chuyến hàng nông sản, để thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với giá thị trường.
4. Giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ chế độ thưởng nhằm khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với pháp luật hiện hành.
5. Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước, thực hành tiết kiệm. Tăng cường công tác giám sát thi công đối với các công trình xây dựng cơ bản, nhằm bảo đảm chất lượng và chống lãng phí, tiêu cực. Ban hành cơ chế thí điểm khoán chi hành chính, cơ chế hỗ trợ ngân sách đối với các tổ chức sự nghiệp có thu, như bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu,...
6. Về cơ chế bảo đảm tiền vay, trong khi chờ hướng dẫn và tổ chức triển khai của các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện một số quy định trong Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng như sau:
a. Chưa thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cho đến khi các Bộ, ngành liên quan thành lập cơ quan đăng ký và hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.
b. Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, khi cầm cố tài sản là dây chuyền máy móc, thiết bị mà pháp luật không quy định hay chưa quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ cần có giấy tờ chứng minh là tài sản hợp pháp, cam kết với tổ chức tín dụng là tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của doanh nghiệp và không có tranh chấp.
c. Đối với doanh nghiệp được giao đất, thuê đất có đủ điều kiện để thế chấp vay vốn ngân hàng theo quy định của pháp luật đất đai nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cho phép tổ chức tín dụng căn cứ vào quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, giấy nộp tiền sử dụng đất để cho vay.
d. Cho phép các tổ chức tín dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các doanh nghiệp Nhà nước chưa đáp ứng được điều kiện "có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi 2 năm liền kề", nếu doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện yếu kém theo phương án sắp xếp của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được lỗ trong thời hạn nhất định và được các tổ chức tín dụng cho vay công nhận; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lỗ theo kế hoạch do mới đi vào hoạt động tại Việt Nam chưa quá 3 năm.
đ. Cho phép áp dụng tỷ lệ mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố thế chấp quy định trong Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ theo mức tối thiểu là 30% vốn đầu tư của dự án.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại xem xét nâng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên trên mức 10 triệu đồng đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hoá trên cơ sở người vay có phương án sản xuất hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng.
8. Mở rộng các đối tượng cho vay ngoại tệ so với các đối tượng quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP, ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối để đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng tái tạo lại ngoại tệ, các cá nhân người lao động có nhu cầu vay vốn để đi lao động ở nước ngoài.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng phục vụ người nghèo bổ sung cơ chế cho vay và tổ chức thực hiện tốt việc cho vay đối với các hộ nghèo; Uỷ ban nhân dân các cấp không thu lệ phí chứng thư đối với  tất cả các loại hồ sơ vay vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo của các hộ nghèo.
10. Trong quý III, Bộ Tài chính đẩy nhanh việc thành lập và hoàn chỉnh cơ chế hoạt động các quỹ: Quỹ bảo hiểm xuất khẩu theo ngành hàng, Quỹ bảo lãnh tín dụng; bổ sung chức năng của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để thúc đẩy đầu tư, đẩy nhanh sản xuất, xuất khẩu, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu; lập Công ty tài chính xử lý nợ tồn đọng và các giải pháp để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xúc tiến trình Chính phủ việc thành lập Công ty mua bán nợ tồn đọng của Ngân hàng, ban hành cơ chế tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng chính sách để tạo điều kiện đẩy nhanh việc cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, lành mạnh hoá tài chính và ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì cùng các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ; có giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm; hoàn chỉnh đề án phát triển công nghệ phần mềm để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2000; đồng thời, triển khai xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001-2005.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2000; khẩn trương triển khai đề án đưa cán  bộ khoa học - kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tìm mọi biện pháp để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo triển khai quy hoạch báo chí đã được phê duyệt; đánh giá tình hình quản lý xuất bản, báo chí, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; tiếp tục triển khai kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hoá và kinh doanh văn hoá phẩm trong cả nước.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại theo tinh thần Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg, ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan bổ sung, sửa đổi việc hướng dẫn cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, đơn giản các thủ tục vay vốn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Chương trình quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, chuyên gia, có biện pháp chấn chỉnh quản lý và nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế quản lý nhà nước về đào tạo lao động để xuất khẩu; củng cố, nâng cao chất lượng dạy nghề và lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề ở Trung ương và địa phương; xây dựng chính sách đối với lao động dôi dư do tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước; phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan tổ chức, vận động thực hiện "Ngày làm việc vì người nghèo" (ngày 17 tháng 10) hàng năm; tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo và tiêu chí hộ nghèo áp dụng trong những năm 2001-2005; nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung một số chính sách về lao động và bảo hiểm xã hội cho phù hợp với tình hình hiện nay.
5. Bộ Y tế chủ trì các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các đề án về chương trình hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo hiểm y tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III năm 2000.
6. Thực hiện chi trả một lần cho người có công với cách mạng theo Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBTVQH10, ngày 04 tháng 02 năm 2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; chi hỗ trợ nhà ở đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945 theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lồng ghép, hoàn tất các thủ tục về đầu tư, thực hiện hết vốn các chương trình quốc gia trên địa bàn theo mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được giao. Hết quý III, nếu không triển khai thực hiện (không có dự án khả thi), thì điều vốn cho các dự án khác thuộc chương trình đã giao. Các Bộ, cơ quan chức năng, chủ quản Chương trình tăng cường kiểm tra việc thực hiện các Chương trình ở địa phương.
8. Tiếp tục triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma tuý, mại dâm, đặc biệt chú trọng xây dựng chương trình hành động phòng, chống ma tuý và chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm năm 2001-2005; sau khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/1996/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ theo hướng tinh giản thủ tục xét duyệt đưa đi chữa trị cai nghiện ma tuý, giảm độ tuổi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm và kéo dài thêm thời gian cai nghiện, tạo điều kiện để cai nghiện đạt hiệu quả cao. Tổ chức và nâng cấp các trung tâm cai nghiện tập trung, kết hợp với cai nghiện tại cộng đồng; kết hợp giáo dục với lao động, dạy nghề, tạo việc làm...
Các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức nghiện ma tuý cần kiên quyết vận động và tạo điều kiện giúp họ tự giác cai nghiện, nếu sau một thời gian nhất định không cai được thì đưa ra khỏi biên chế nhà nước.
9. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các cấp chính quyền địa phương cần có giải pháp tích cực và hữu hiệu để giảm tai nạn giao thông.
10. Các cấp chính quyền cần tập trung giải quyết các khiếu kiện của dân. Thanh tra Nhà nước cùng Văn phòng Chính phủ tổng hợp tình hình khiếu tố trong 2 năm gần đây, làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đề ra giải pháp tháo gỡ. Đối với những việc đã có quyết định xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Nhà nước và Văn phòng Chính phủ kiểm tra kết quả thực hiện, đánh giá mức độ chấp hành của các cơ quan hành chính các cấp, báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người không làm đúng trách nhiệm, để khiếu kiện kéo dài.
Đối với các vụ khiếu kiện tập thể, phức tạp kéo dài, giao Thanh tra Nhà nước chủ trì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đoàn liên ngành đến kiểm tra và đôn đốc xử lý, tiến hành phân loại các vụ khiếu kiện để có giải pháp xử lý thích hợp.
Các cấp chính quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý kiến chỉ đạo của cấp trên, thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 11/2000/NQ-CP
Hanoi, July 31, 2000
RESOLUTION
ON A NUMBER OF SOLUTIONS TO MANAGING THE PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE LAST SIX MONTHS OF 2000
In three days from 12 to 14 July 2000, the Government met in a regular session for June and July 2000 to discuss a number of undertakings and measures for the concentrated management of the socio-economic development plan in the last six months of 2000.
In order to achieve an economic growth rate in the last six months higher than that in the first half of 2000, besides the existing solutions, the Government decides to concentrate on carrying out from now to the end of 2000 the four following groups of solutions:
I. PRODUCTION PROMOTING MEASURES
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall, together with other ministries and related agencies and the localities, speedily implement the Government’s Resolution No. 03/2000/NQ-CP of February 2, 2000 on the farm economy and Resolution No. 09/2000/NQ-CP of June 15, 2000 on restructuring the agricultural economy and the consumption of agricultural products, with special attention paid to guiding well the exportation of rice. To continue to buy for provisional stocking one million tons of rice for export under the previous plan and to buy for provisional stocking another 400,000 tons of rice; all this amount of rice shall be eligible for interest rate subsidies up to October 2000.
All branches and localities should urgently carry out the inspection of dykes and embankments, repair and strengthen the vital sections; adopt concrete plans to guard against and fight floods and storms, ensure safety for the dykes and embankments and for the population and production; adopt plans to evacuate the population from crucial areas prone to heavy disasters in order to limit the damage to the minimum in case of accidents.
To concentrate on directing the fight against precocious floods in the provinces of the Mekong River delta, to assist the areas meeting with difficulties. In the last six months of 2000, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Aquatic Resources and the Ministry of Planning and Investment in submitting to the Government the plan of developing agriculture in the direction of making the most of the comparative advantages and meeting the demands of the market in the country and export.
2. The Ministry of Trade should take meaures and guide the other ministries, branches and enterprises to seek for new markets for the food export, including deferred payment export; extend the market for the export of aquatic and marine products, textiles and garments, handicraft and art articles and other consumer goods to the EU market, the Middle East, North Africa and Cuba under the commitments of the Government; actively prepare conditions and plans to take up the US market.
3. The Ministry for Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Trade in guiding the Vietnamese diplomatic missions and trade representations abroad to probe and seek for markets, and supply sensitive and timely information on local traders and market demands in order to better serve the export and import business activities of the domestic enterprises.
4. The Vietnam State Bank shall guide the commercial banks to keep in close touch with the market of the rural area, remove the difficulties and hindrances, continue to lend capital to farmers for investment in aquaculture (especially raising of shrimps for export), raising of domestic livestock and fowl, the farm economy, development of planting of industrial crops, fruit trees, and development of the craft villages, small and medium enterprises. In the event of major natural disasters, it should suspend debt repayment in order to continue lending.
5. The Ministry of Industry shall assume the prime responbility and together with the related ministries and branches appraise the implementation of the program of support for the mechanical engineering industry in the past period, propose out solutions concerning organization and mechanism to realize the source of funding in order to step up mechanical engineering production in the period to come. To allow the mechanical engineering enterprises to borrow credit from the Development Assistance Fund at the preferential interest rate of 3.5% (equal to 50% of the State credit interest rate) for a duration of 12 years, without having to pay interest for the first two years and repayable as from the 5th year. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility and together with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Development Assistance Fund make public the list of mechanical engineering products eligible for preferences according to this provision.
The ministries, branches and localities shall examine and choose their advantageous products susceptible for development such as cement, iron and steel, various types of building materials, footwear, garments, small motors, consumer engineering machines, electronic home appliances...; quickly propose support meaures to broaden production. To seek measures to step up the exploitation of oil and gas with a view to achieving the target set in the plan at the beginning of this year.
6. The General Customs Department shall assume the prime responsibility and together with the Ministry of Trade, the Ministry of Public Security, concerned branches and the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities, devise solutions to successfully step up the fight against smuggling and trade fraud, focusing on the appraisal of the quality of imports, and making clear assignment of responsibilities in the inspection and control at the land border gates and on the sea. In the 3rd quarter of 2000, the General Customs Department shall have to submit the above mentioned solutions to the Prime Minister for consideration.
7. In August 2000 the Ministry of Industry, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Ministry of Education and Training shall submit to the Prime Minister for making public the list of specific branches and trades banned from business. The Ministry of Justice, the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Construction, the Ministry of Finance and the State Securities Committee shall promulgate the regulations on the granting of operation licenses for the implementation of the Law on Enterprises.
Prior to October 1st, 2000 the ministries and branches shall have to publish the list of branches and trades subject to conditional business as prescribed by the Laws, Ordinances and Decrees and the corresponding business conditions for these branches and trades; at the same time to publish the regulations on the dossier, process, procedures and conditions for the competent agencies to grant licenses, valid duration, effect and fee for each kind of license.
In the 3rd quarter of 2000, the State Inspectorate shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries and branches in studying the amendment and supplement to the regulations on specialized inspection to make them conform with the Law on Enterprises. It shall regularly inspect the post-registration business in order to ensure supervision of the observance of the business conditions without causing troubles to the enterprises.
8. Those ministries, branches and localities that have not yet worked out their plans of rearranging the State enterprises shall have to urgently direct the completion of the plan of rearrangement for submission to the Prime Minister.
To promote the equitization and the forms of assignment, sale, contracting and hire of the small and medium-sized State enterprises which have suffered from losses in business.
9. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and coordinate with the Vietnam State Bank and the related agencies in formulating the mechanism of installment sale of dwelling houses for submission to the Prime Minister.
10. The Vietnam Civil Aviation Administration shall concentrate on efforts raising the quality of services to passengers and overcome the delay and cancellation of scheduled flights.
II. SOLUTIONS TO STEP UP THE TEMPO OF DEVELOPMENT INVESTMENT
1. The ministers, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall quickly allocate supplementary funds according to Decision No. 568/QD-TTg of June 23, 2000 of the Prime Minister and Notice No.77/BKH/TH of June 30, 2000 of the Ministry of Planning and Investment and send the allocation plan to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for monitoring and serving as basis for the allocation.
The ministers, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to allocate all the development investment fund (according to the plan adopted at the beginning of the year and the plan for supplementary fund). In case it is deemed impossible to allocate all the assigned investment fund, suggestions must be made to transfer this fund to other projects, not to carry forward to 2001. The Minister of Planning and Investment is entrusted with deciding the transfer of the fund at the proposals of the ministers, branches and localities.
2. To focus the guidance and management and allocate enough fund to speed up the tempo of construction in order to complete right in the year 2000 and early 2001 a number of important projects: National Highway 1 (sections Hanoi - Vinh; Ho Chi Minh City - Nha Trang; Ho Chi Minh City - Can Tho; Hanoi - Lang Son), terminal T1 at Noi Bai airport, Da Nang airport, Hai Phong port (phase 1), Saigon port, LPG pipeline - storage - port (in the Bach Ho gas system), project of restoring the water conservancy and anti-flood system (in the Chu River, North Nghe An and Hanoi dyke system), the project of restoring the water conservancy system in the Red River delta (ADB2), the Lower A Zun project, the sea dyke in the Mekong River delta, the Song Tiem lake, Truoi lake, An Ma lake, Cam Ranh lake, Ca Giay Lake, Viet An lake, upgrading of the Phu Ninh lake (phase 1), the flood drainage and anti-salt infiltration projects in the Long Xuyen quadrangle (Lung Lon canal 2, canal the of Bridge No.9, T3 - Ba Hon, the water conservancy system on the Western sea coast), the Ya Ly hydroelectric power plant (2nd turbine), the Ham Thuan - Da Mi hydroelectric power plant, the Nghi Son cement plant, the Hoang Mai cement plant, the Bach Mai hospital, the Thong Nhat hospital, the Central hospital in Hue, the Thai Nguyen polyclinic, the Hanoi National University (phase 1), the National Defense Institute, the project of training scientific and technical cadres in foreign countries with State budget, etc.
To make adequate preparations to start or prepare the construction of a number of important projects in 2000 and in early 2001: the tunnel through Hai Van Pass, Can Tho bridge, Thanh Tri Bridge, Bai Chay bridge, Binh bridge, Rao Quan project, Ta Trach project, Dinh Binh lake, Ba Lai, Thao Long and Cua Dat dams, water conservancy projects in Mekong River delta (WB2), the transformation of Bim Son cement plant, Haiphong Cement plant (new), the National Sports Complex, the Television Programs Production center, the Satellite Television Reception and Transmission center, the agricultural seeds system, the Can Don power plant, the Na Duong power plant, the gas-fuelled power station in South Con Son...
3. The Ministry of Finance and the localities shall make temporary allocation of 60%-70% of the remaining capital for construction and assembly in 2000 to the projects funded with the State budget (including the funds of the national programs). Once the construction volume has taken shape, the investors must immediately conduct test and fill procedures for payment; upon receiving the invoice of the investor, the fund settlement agency shall immediately make procedures for payment. Should any difficulty happen, it shall advance 70%-80% of the volume already achieved under the plan. Payment for the remaining volume shall be made after settlement of the difficulty.
4. In the 3rd quarter of 2000, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and together with the Ministry of Finance find more sources to supplement the investment fund of a number of important projects, and begin preparations for investing in a number of big projects of the subsequent years.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Industry and the Vietnam Electricity Corporation shall coordinate with the localities in working out plans for ground clearance; the presidents of the People�s Committees of the concerned provinces or cities shall have to quickly evacuate the population, carry out the resettlement and remove the hindrances in order to clear the ground for the construction of the projects, especially the following ODA projects: the water conservancy restoration and anti-flood project, the water conservancy project for the Red River delta, the project of water conservancy restoration in Central Vietnam and the Hoc Mon - North Binh Chanh projects (at the Dong Hung pumping station, the Tho Son, Nghi Phu and Nghi Duc canals), the project of transforming and developing the Hanoi - Haiphong - Nam Dinh electrical grid, and the electrical grids of the cities and towns; National Highway 1 (section Hanoi - Lang Son, section Phap Van - Van Dien), the urban communication project in Hanoi, the Hanoi drainage project, the urban infrastructure project Phase 1 in Hanoi, the restoration project of bridges on National Highway 1A (Bac Giang bridge, Tan Thinh bridge, Dap Cau bridge and Duong bridge).
6. The General Land Administration shall improve and reduce the procedures for land allocation, assignment or lease to create favorable conditions for the enterprises that need to use land to carry out investment projects.
7. The Development Assistance Fund shall concentrate on quickly carrying out activities in guaranteeing loans and supporting post-investment interest rate. The Managing Board of the Development Assistance Fund shall quickly coordinate with the banks to work out, issue and guide the implementation of the regulations on cooperation between the Fund and the banks in joint lending for projects; the process and procedure of guarantee and method of determining the level of assistance to post-investment interest rate for projects in the categories stipulated in Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 of the Government, including interest rate support for the projects with foreign currency loans.
The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Vietnam State Bank and the ministries and branches in determining key projects for foreign exchange loans at a level of about 200 million USD from the commercial banks according to the mechanism laid down in Decision No. 118/1999/QD-TTg of May 4, 1999 of the Prime Minister for the import of new materials and equipment in the domains of electricity, petroleum, civil aviation, cement... The lending entities shall have to evaluate and balance the fund for each project. The Vietnam State Bank shall integrate into a report to the Prime Minister for examination and decision projects requiring fund borrowings. To study the provision of loans to the Oil and Gas Corporation for making investment abroad.
8. In the 3rd quarter of 2000, the Ministry of Planning and Investment and the concerned ministries and branches shall issue documents to guide the implementation of the Law on Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Foreign Investment.
III. FINANCIAL AND CREDIT SOLUTIONS
1. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies in revising the State budget revenues, actively combat losses of revenues so as to increase revenues by 3,000 - 4,000 billion VND over the target set at the beginning of the year. This increase of revenues shall be used to increase investment fund, to pay lump-sum allowances to people with meritorious services to the revolution, to provide housing supports to those engaged in revolutionary activities prior to 1945, to subsidize losses in fuel import, to supplement capital for the enterprises, increase financial reserve and other payment obligations already decided by the Prime Minister.
2. As from August 15, 2000, to temporarily suspend the collection of tax on wholesale trade of farm produce in order to promote goods circulation and the consumption of farm produce.
3. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall adjust the price of paddy for the calculation of agricultural land tax suitable to the market price.
4. The Ministry of Finance is assigned the task of coordinating with the Ministry of Planning and Investment in studying and submitting to the Prime Minister the regime of reward aimed at encouraging the enterprises to operate efficiently, pay ever higher enterprise income tax year after year in conformity with current legislation.
5. To closely manage the State budget expenditures, and to practice thrift. To intensify the supervision of construction at the capital construction projects aimed at ensuring quality and combating wastefulness and negativism. To promulgate the pilot mechanism of administrative spending package, the mechanism of budget assistance to the non-business organizations having revenues such as hospitals, universities, research institutes...
6. Regarding the mechanism of guarantee for the loans, pending guidance and organization for implementation by the concerned ministries and branches, the Vietnam State Bank shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the credit organizations to implement a number of prescriptions in Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999 of the Government on guaranteeing the loans of the credit organizations as follows:
a/ Not yet effecting the registration of security transactions for the contracts of mortgage, pledge and security until the relevant ministries and branches have set up the registration agencies and provided concrete guidance for the process and procedures for registration of security transactions.
b/ With regard to borrowers that are enterprises, when pledging property being lines of machinery and equipment which are not or not yet required by law to have a certificate of ownership, they need only papers proving that they are lawful properties, and to pledge with the credit organization that these properties belong to the ownership or the right to use of the enterprises and are free from dispute.
c/ With regard to the enterprises that are allocated land or that lease land and are eligible to make pledges for borrowing loans from the banks as stipulated by the legislation on land, but not yet granted land use right certificates, the credit organization is entitled to base itself on the decision on land allocation or the land lease contract, or the certificate of payment of land use to make the loans.
d/ With regard to the State enterprises which have not met the conditions of "profitable production and business for two consecutive years", the credit organizations are still allowed to provide them loans without property security if these enterprises do not fall into the category of weak enterprises according to the rating by the Government, the ministries, branches and localities having investment projects, and if they have efficacious production and business projects, if they have overcome losses in a given time-limit and are recognized as such by the lending credit organizations; the credit organizations are also allowed to provide loans without property security to foreign investment enterprises which sustain losses according to plan because they have operated in Vietnam for not more than 3 years.
e/ To allow the application of the rate of self-procured capital in participating in the project and the value of properties guaranteeing the loans by pledge and mortgage stipulated in Decree No. 178/1999/ND-CP of December 29, 1999 of the Government at the minimum rate of 30% of the investment capital of the project.
7. The Vietnam State Bank shall direct the commercial banks to consider the raising of the level of loan without property security to more than 10 million VND for the farmer households engaged in agricultural production, aquaculture and farm commodity economy provided that the borrowers have effective production plans and are capable of paying debts to the banks.
8. To broaden the range of foreign currency borrowers compared to the eligible subjects in Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 of the Government on the management of foreign exchange in order to promote the lending of foreign currencies to import-export enterprises with efficient business operations and capable of retrieving foreign currencies, and individual laborers who need to borrow fund to go and work abroad.
9. The Vietnam State Bank shall direct the Bank for the Poor to supplement the lending mechanism and well organize the lending to the poor households; the People’s Committees at all levels shall not collect certification fees for all kinds dossiers for borrowing capital from the Bank for the Poor of the poor households.
10. In the 3rd quarter, the Ministry of Finance shall speed up the formulation and completion of the operation mechanism of these funds: the Export Insurance Fund according to the business lines, the Credit Guarantee Fund; supplement the functions of the Export Assistance Fund in order to promote investment and promote production and export, protect the interests of the producers; submit to the Prime Minister for decision to handle the debts of the State enterprises that have changed the form of ownership; set up the Financial Company to handle the unsettled debts and initiate measures to promote the establishment and development of the real estate market. The Vietnam State Bank shall speedily submit to the Government the plan to establish the Company to buy and sell unsettled debts of the banks, issue the mechanism for the organization and operation of the Financial Company, the Financial Leasing Company and the Policies Bank in order to create conditions for stepping up the lending for production and business development, making healthy the financial operations and stabilize the operation of the banking system.
IV. SOCIAL SOLUTIONS
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and together with the concerned agencies speedily provide guidance for the implementation of the Law on Science and Technology; take measures to renovate the mechanism of managing science and technology; to set up key laboratories; to complete the plan for developing the software technology to submit to the Prime Minister within the 3rd quarter of 2000, at the same time start elaborating the strategy of developing the information technology in the 2001-2005 period.
2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches to complete the planning of the network of universities and colleges and submit it to the Prime Minister within the 3rd quarter of 2000, speedily carry out the plan for sending scientific and technical cadres for training abroad with State budget; coordinate with the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to seek all measures to overcome the situation of uncontrolled teaching and learning outside class-hours.
3. The Ministry of Culture and Information shall direct the carrying out of the approved press planning; appraise the situation of managing publication and press work and take measures to strengthen the State management in this domain; to continue the inspection of cultural service activities and business in cultural products in the whole country.
Specialized agencies shall have to intensify their management and step up the service of information to foreign audience in the spirit of Directive No. 10/2000/CT-TTg of April 26, 2000 of the Prime Minister.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and together with the concerned ministries and branches supplement and amend the guidance for lending by the National Employment Fund and set up the fund to settle the job problem in the localities in the direction of broadening the range of borrowers, simplifying the fund borrowing procedures in order to step up the disbursement of the National Program for Employment; to take measures to step up the export of labor and experts and to strengthen the management and raise the sense of responsibility of the ministries, branches, localities and units in the export of labor, build the mechanism of State management on training labor for export; to strengthen and raise the quality of job training and build the planning of the network of job training establishments at the center and the localities; to set forth policies toward the redundant labor due to the reorganization of the State enterprises; to coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the ministries and the branches and related agencies in organizing and campaigning for a "workday for the poor" (October 17) each year; to continue implementing the program of eradicating hunger and alleviating poverty and the criteria of poor households applied in the years 2001-2005, to study amendments and supplements to a number of policies on labor and social insurance to make them suitable to the present situation.
5. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and together with the concerned ministries and branches complete the projects on the Program of action to ensure food hygiene and safety and medical insurance, to submit to the Prime Minister for approval within the 3rd quarter of 2000.
6. To pay the lump-sum allowances to the persons with meritorious services to the revolution according to Ordinance No.19/2000/PL-UBTVQH10 of February 4, 2000 of the Standing Committee of the National Assembly; to provide housing supports to the persons engaged in revolutionary activities prior to 1945 according to Decision No. 20/2000/QD-TTg of February 3, 2000 of the Prime Minister.
7. The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to integrate and complete procedures on investment, spend all the fund of the national programs in their localities according to the assigned targets and tasks under the plan. By the end of the 3rd quarter, if the plan cannot be achieved (due to absence of feasible projects), the fund shall be transferred to other projects under the assigned programs. The ministries and specialized agencies responsible for the programs shall intensify their inspection of the implementation of the programs in the localities.
8. To continue implementing the prevention and fight against HIV/AIDS and drug abuse, prostitution, with special importance given to the elaboration of program of action to prevent and fight against drug abuse, and the program of action to prevent and fight against prostitution in the period 2001-2005. After the Standing Committee of the National Assembly has decided to amend the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, speedy steps must be taken to amend and supplement Decree No. 20/CP of April 13, 1996 of the Government in the direction of reducing the procedures of considering and approving the sending of drug addicts to detoxication centers, reducing the age of addicts forced to go to detoxication centers and prolonging the time of forcible detoxication, thus creating conditions for better detoxication. To organize and upgrade the concentrated detoxication centers combined with detoxication at the community; to combine education with labor, job training and job creation...
The agencies and units having addicted officials and employees must resolutely persuade them and create conditions for them to detoxicate at their own will. After a given time, if they fail to quit drugs, they shall be forced out of the State payroll.
9. The Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Public Security and the local administrations at various levels must take active and efficient measures to reduce traffic accidents.
10. The administrations at various levels shall have to concentrate on settling complaints of the population. The State Inspectorate together with the Government Office shall review the situation of complaints and denunciations in the last two years, clarify the real situation and causes and propose measures of remedy. For cases to which solutions have been decided by the Prime Minister, the State Inspectorate and the Government Office shall have to check the result of the implementation, appraise the implementation by the administrations at various levels, report to the Prime Minister and propose measures to seriously deal with those who have not fulfilled their responsibilities, thus letting the cases drag on.
With regard to the collective, complicated and prolonged suits, the State Inspectorate shall assume the prime responsibility and propose to the Prime Minister to set up a joint delegation to inquire and supervise the settlement, to classify the cases in order to take appropriate solutions.
The administrations at all levels shall have to seriously observe law, the instructions of the higher levels, and seriously carry out the Statute on Democracy at the grassroots.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 11/2000/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe