Nghị quyết 02/2003/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003

thuộc tính Nghị quyết 02/2003/NQ-CP

Nghị quyết 02/2003/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2003/NQ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:17/01/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 02/2003/NQ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/2003/NQ-CP NGÀY 17 THÁNG  01 NĂM 2003

VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN TẬP TRUNG

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

NĂM 2003

Năm 2003 là năm "bản lề" của kế hoạch 5 năm (2001-2005), những thành tựu và kết quả đạt được trong năm 2003 sẽ góp  phần rất lớn cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

Nhằm triển khai các Nghị quyết của Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ hai về nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách đã đề ra, Chính phủ xác định một số chủ trương, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo trong năm 2003 như sau:

I. THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thích ứng với nhu cầu và cơ chế hoạt động của thị trường, phát huy được lợi thế cạnh tranh, không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Thuỷ sản chủ động phối hợp và hướng dẫn các địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tăng tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ ngành nghề, giảm tỷ trọng giá trị của ngành trồng trọt, đa dạng ngành nghề để tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Bộ Công nghiệp chỉ đạo việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm công nghiệp để hình thành những ngành hàng và sản phẩm giữ vai trò động lực trong từng nhóm sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất của ngành công nghiệp, trước hết là những sản phẩm hiện ta có khả năng xuất khẩu cũng như các sản phẩm ta đang có tiềm năng thực hiện như : đóng tàu, động cơ nhỏ, xe ô tô khách, xe tải nhẹ thông dụng, đóng mới toa xe,...
 2. Trong năm 2003, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản, bảo đảm có đủ giống tốt, giá cả hợp lý cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nông dân; đa dạng hoá các hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin thị trường để giảm giá đầu vào của sản phẩm nông nghiệp.
Khuyến khích những địa phương có điều kiện thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quy mô đất đai phù hợp với yêu cầu của sản xuất lớn trong nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ, bảo đảm mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn gạo chất lượng cao để xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện cụ thể.
3. Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát lại quy hoạch, trước hết là quy hoạch sử dụng đất, mặt nước, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu công nghệ cao, quy hoạch các tuyến giao thông quan trọng, quy hoạch kết cấu hạ tầng du lịch, quy hoạch đô thị, quy hoạch các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu… để điều chỉnh, bổ sung những nội dung không còn phù hợp hoặc xây dựng quy hoạch mới nhằm phát huy tốt nhất lợi thế của từng ngành, từng vùng, từng địa phương để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với một số quy hoạch chuyên ngành quan trọng, trong nước chưa có kinh nghiệm, cần thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành quản lý sản xuất khẩn trương ngay trong           Quý I năm 2003 phối hợp với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành quy hoạch ngành và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước nhằm khai thác tối ưu tài sản, năng lực của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh cùng ngành nghề trên cùng địa bàn.
Từ năm 2003, việc phê duyệt các dự án thuộc mọi nguồn vốn, việc giao đất, giao rừng, giao mặt nước cho người sản xuất phải tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai và phải theo đúng quy hoạch được duyệt với thời gian phù hợp để người dân, doanh nghiệp yên tâm, chủ động đầu tư sản xuất. Các Bộ, ngành và chính quyền địa phương chỉ cho phép thực hiện các dự án phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể việc công bố công khai quy hoạch xây dựng chi tiết và các dự án đầu tư, đặc biệt là chủ trương đầu tư đối với dự án khởi công mới, các quyết định phê duyệt dự án khả thi (trừ những dự án hoặc những thông tin của dự án thuộc diện không được công bố công khai) trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức và nhân dân tham gia ý kiến, tham gia giám sát trong quá trình thực hiện dự án.
5. Các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để quan hệ liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, các cơ sở khoa học kỹ thuật, các tổ chức tín dụng được thuận tiện, có hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm sự hài hoà lợi ích của các bên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục theo dõi và sơ kết kịp thời phương thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giữa người sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm để bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
6. Tiếp tục coi xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2003. Khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu đối với những sản phẩm có sức cạnh tranh bằng mọi  hình thức: tín dụng xuất khẩu, thưởng khuyến khích xuất khẩu, xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu hàng hoá ... đi đôi với việc hạn chế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có thể sản xuất được, giảm bớt tình trạng nhập siêu. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Trong việc điều chỉnh thuế suất và phí, Bộ Tài chính chú trọng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất được.
7. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trong từng sản phẩm, nhất là những sản phẩm có lợi thế về sản xuất, có thị trường tiêu thụ và những sản phẩm thuộc nhóm hàng nằm trong lộ trình hội nhập với các nước trong khu vực.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất biện pháp cụ thể vào Quý I năm 2003.
8. Các Bộ quản lý sản xuất, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; có biện pháp cụ thể tổ chức lại sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm để chủ động hội nhập theo đúng lộ trình giảm thuế và phi thuế mà nước ta đã cam kết.
Bộ Tài chính và Bộ Thương mại công bố rõ các lộ trình và phối hợp với các Bộ quản lý sản xuất chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ngay từ tháng 01 năm 2003.
9. Thực hiện việc Nhà nước tăng cường kiểm soát độc quyền kinh doanh, giảm bảo hộ, kiểm soát, điều chỉnh giá của một số sản phẩm độc quyền nhà nước hiện nay nhằm tạo động lực về cạnh tranh để các doanh nghiệp tự vươn lên, phát triển. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm hoạt động của một số doanh nghiệp kinh doanh không thuộc lĩnh vực độc quyền nhưng tự bảo đảm điều kiện hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và đã thành công trong việc tạo ra được các mặt hàng có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài để có biện pháp xoá bỏ dần độc quyền trong kinh doanh hiện nay.
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc tổng kết trong Quý II năm 2003.
10. Đẩy mạnh việc lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp để đến năm 2005 hoàn thành cơ bản việc chuyển doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.
Tập trung kiện toàn tổ chức, cơ chế quản lý đối với các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ, doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang hình thức công ty cổ phần đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xử lý nghiêm khắc, kể cả việc thay thế, cho thôi chức vụ đang đảm nhiệm đối với những cán bộ không thực hiện nghiêm túc đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
Trong Quý III năm 2003, Bộ Tài chính cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ mô hình cụ thể về đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo hướng làm rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
11. Triển khai thực hiện các định chế trung gian trong lĩnh vực tài chính như Công ty đầu tư tài chính, Công ty mua bán nợ và hỗ trợ chuyển đổi sở hữu, Công ty tư vấn tài chính, định giá tài sản... để tạo thêm công cụ đổi mới phương thức đầu tư, lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3, Khoá IX.
12. Không chuyển các khoản nợ ngân sách nhà nước và nợ có nguồn gốc từ ngân sách, nợ vay ngân hàng thành vốn cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Hiệu suất sinh lời trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được coi là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
13. Đình, hoãn khởi công các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư. Tập trung vốn đầu tư của Nhà nước cho các dự án quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dự án có thể hoàn thành trong năm đưa vào khai thác sử dụng. Những đơn vị còn nhiều dự án dở dang, thời gian thi công kéo dài thì không được khởi công các dự án mới. Chấm dứt tình trạng ứng vốn để thực hiện dự án đối với dự án đầu tư xây dựng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kể cả những dự án do các cơ quan trung ương quản lý.
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước. Cho phép thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong nước đối với một số dự án, nếu phần vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp không đủ mức 30% thì sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong dự toán chi ngân sách đã được giao để bảo đảm tỷ lệ tối đa 30% như quy định tại Nghị định số 77/CP ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ. 
15. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành quy định giao quyền thu phí có thời hạn đối với các công trình cầu, đường được phép thu phí. Trước mắt, cho áp dụng thực hiện đối với quốc lộ 51, quốc lộ 5 và quốc lộ 10, đường Láng - Hoà Lạc.
16. Thực hiện thí điểm việc doanh nghiệp tư nhân trong nước đã được giao quyền sử dụng đất lâu dài được cho nhà đầu tư nước ngoài thuê lại đất trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất. Trong Quý II năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý cụ thể để có căn cứ thực hiện, giám sát việc thí điểm này.
II. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Các chủ đầu tư, các địa phương phải huy động tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy và mở rộng sản xuất để hoàn thành các mục tiêu phát triển năm 2003.
2. Doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực mới, tạo sản phẩm quan trọng, các lĩnh vực rủi ro cao, lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin, phần mềm tin học, dịch vụ phát triển mạng thông tin theo những tiêu chuẩn hiện đại, tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, ngoài ưu đãi được hưởng theo quy định, còn được xem xét bảo lãnh để nhập thiết bị phục vụ trực tiếp cho dự án đầu tư. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện cụ thể.
3. Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cần tập trung cho các khu vực, lĩnh vực then chốt, dự án quan trọng trực tiếp phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mở rộng diện được ưu đãi sau đầu tư, thu hẹp đối tượng vay vốn trực tiếp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
4. Khuyến khích đầu tư các công trình có khả năng thu hồi vốn bằng nguồn phát hành trái phiếu công trình.
Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ việc phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động ngoại tệ trong nước cho mục tiêu cơ cấu lại nợ quốc gia, đầu tư cho một số công trình trọng điểm của Nhà nước.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc đa dạng hóa các hình thức góp vốn đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng; khuyến khích và thực hiện hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước đối với việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng nông thôn, công trình ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc mọi thành phần kinh tế.
6. Các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, có điều kiện vay và khả năng trả nợ, được phát hành trái phiếu đầu tư để huy động vốn trong nước xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển lâu dài trên địa bàn, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, bảo đảm ổn định tình hình tài chính quốc gia.
 Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương này.
7. Tổng kết, đánh giá việc bố trí và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương cho địa phương theo các mục tiêu cụ thể như phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng du lịch, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề... để bảo đảm đúng chủ trương và mục tiêu đầu tư, thúc đẩy sự phát triển ngành, giải quyết việc làm, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa phương nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ và địa phương tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong Quý III năm 2003.
8. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh các ngành công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình xử lý, thẩm định, cấp phép và quản lý nhà nước sau cấp phép đối với các dự án đầu tư nước ngoài theo hướng quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành trong rà soát, điều chỉnh quy định về đầu tư nước ngoài, phối hợp xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, trong xúc tiến đầu tư nước ngoài. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh thực hiện lộ trình giảm các chi phí đầu tư, thu hẹp, tiến tới xoá bỏ chênh lệch về giá dịch vụ đầu vào, thu hẹp sự cách biệt về thuế suất giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể các nội dung để hướng dẫn thực hiện trong Quý II năm 2003, đồng thời có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, tập trung vào các địa bàn có tiềm năng.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị nội dung và biện pháp để triển khai thực hiện thí điểm cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần và chuyển một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động thành công ty cổ phần.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra khả năng hài hoà hơn về thủ tục giữa Việt Nam với nhà tài trợ để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, giao đất theo đúng tiến độ và bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án, nhất là các dự án hoàn thành trong năm 2003, năm 2004 để đẩy nhanh việc giải ngân thực hiện các dự án theo các hiệp định đã ký kết.
11. Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) ưu tiên đầu tư đối với các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, cho  áp dụng công nghệ mới của các doanh nghiệp, hỗ trợ để doanh nghiệp, hộ nông dân, cơ sở nghiên cứu khoa học thực hiện việc liên kết trong nghiên cứu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cơ quan nghiên cứu tạo lập mối liên kết với các công ty lớn và các cơ quan khoa học công nghệ của nước ngoài trong việc cung cấp, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại. Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu trình Chính phủ chính sách và giải pháp cụ thể.
12. Nghiên cứu xây dựng các quy định về điều kiện, năng lực, trách nhiệm của cá nhân và các cơ quan tư vấn trong việc lập dự án đầu tư và thiết kế; thẩm quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giao thầu, nhận thầu, trong thi công, giám sát, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng ban hành quy định cụ thể. 
Nghiên cứu để sớm sửa đổi Quy chế đấu thầu, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, đơn giá xây dựng, đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng thi công, giám sát giá xây dựng trong đầu tư, kịp thời phát hiện những sai phạm trong tổ chức thi công, nghiệm thu công trình. Nếu phát hiện có những sai phạm, phải đình chỉ thi công để có biện pháp khắc phục. Các tổ chức giám sát phải có vị thế độc lập với chủ đầu tư, với đơn vị tổ chức thi công xây dựng; khắc phục tình trạng các tổ chức giám sát và tổ chức thi công thuộc cùng một cơ quan quản lý nhằm ngăn chặn hiện tượng thông đồng, thoả hiệp trong giám sát, nghiệm thu, quyết toán làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ.
Người có thẩm quyền quyết định ở khâu nào phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình tại khâu đó. Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra những lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng ở các dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các cơ quan hữu quan đề xuất chủ trương điều chỉnh cơ chế đấu thầu và đầu tư xây dựng cơ bản nhằm giảm bớt sơ hở trong khâu đấu thầu và lãng phí lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản.
III. TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ
1. Các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các đơn vị ngay từ tháng 01 năm 2003. Nhiệm vụ thu phấn đấu cao hơn mức dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, nhiệm vụ chi phải đúng mức dự toán được giao. Thực hiện thông báo công khai việc phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách theo đúng quy định.
2. Triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra trước và sau hoàn thuế giá trị gia tăng, xử lý nghiêm vi phạm; thu hồi các khoản chiếm dụng tiền hoàn thuế. Kiên quyết chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, chống nợ đọng thuế.
3. Bảo đảm nguồn ngân sách năm 2003 để thực hiện cải cách tiền lương theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Ngân sách địa phương dành tối thiểu 50% số tăng thu năm 2002 so dự toán Hội đồng nhân dân đã quyết định; 50% số tăng thu dự toán năm 2003 so dự toán 2002 Thủ tướng Chính phủ đã giao; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 10% (không kể tiền lương và có tính chất lương) của dự toán chi năm 2003; 35 - 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp, hành chính; chủ động dành 50% số tăng thu của năm 2003 so dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2003 và năm sau. Sau khi đã thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không đủ nguồn thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung để bảo đảm nguồn thực hiện chế độ tiền lương mới.
4. Thực hiện bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thay cho cơ chế đầu tư trở lại (hoặc cấp lại) theo dự toán thu từ các nguồn thu trên địa bàn.
 5. Triển khai việc phát hành “công trái giáo dục” để thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học. Tiếp tục vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp và của toàn xã hội cho Chương trình này.
6. Từ năm 2003, không thực hiện việc trợ giá hoặc cấp cho không máy thu thanh cho đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa mà sử dụng kinh phí này hỗ trợ các địa phương để đầu tư phát triển các trạm phát thanh, truyền thanh cụm, xã dân cư ở các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc. ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ : Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hoá - Thông tin hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chủ trương này.
7. Các Bộ, các cơ quan Trung ương và ủy ban nhân dân các cấp sớm hoàn thành việc giao quyền tự chủ về tổ chức biên chế, cán bộ, tiền lương và tài chính, tài sản cho các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành và có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị sau khi được giao quyền.
8. Thực hiện cơ chế thưởng cho  ngân sách địa phương :
- Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước: thưởng 100% số vượt thu ngân sách Trung ương so với dự toán được giao.
- Đối với phần thu vượt dự toán được giao về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu : thưởng 100% số vượt thu từ 20 tỷ đồng trở xuống và 50% của phần vượt trên 20 tỷ đồng, tổng số thưởng tối đa không quá 50 tỷ đồng.
- Đối với các khoản thu phân chia: thưởng 20% của phần thực thu ngân sách Trung ương năm 2003 cao hơn thực thu 2002.
- Việc thưởng vượt thu của thành phố Hà Nội, thực hiện theo Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-UBTVQH ngày 28 tháng 12 năm 2000 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Số thưởng vượt thu nêu trên được sử dụng để bổ sung vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh ở địa phương và thưởng cho ngân sách cấp dưới.
9. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2003 :
a) Đối với ngân sách nhà nước:
- Số tăng thu so với dự toán (nếu có) được sử dụng để giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng chi trả nợ, tăng đầu tư phát triển, bổ sung nguồn thực hiện chế độ tiền lương mới, tăng quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách để chủ động đối phó với thiên tai và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.
- Nếu số thu giảm lớn so với dự toán, chủ động xây dựng phương án điều chỉnh dự toán trình ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Giữ mức bội chi ngân sách Nhà nước không quá 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
b) Đối với ngân sách địa phương :
- Số tăng thu so với dự toán (nếu có) được sử dụng để tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung nguồn để thực hiện chế độ tiền lương mới, tăng quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách để chủ động đối phó với thiên tai và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.
- Nếu số thu giảm so với dự toán, phải giảm chi tương ứng ở những khoản chi chưa thực sự cấp thiết.
10. Bộ Tài chính tổ chức tổng kết việc thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng các luật thuế mới nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh, phù hợp với tiến trình hội nhập.
11. Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định thẩm quyền chi tiêu tiền thuộc ngân sách thật chặt chẽ, rõ ràng và công khai; quy định rõ thủ trưởng của một đơn vị được chi những khoản gì, bao nhiêu; đồng thời, quy định quyền xuất toán của cán bộ tài chính, cán bộ kho bạc khi phát hiện khoản chi không đúng chế độ.
12. Giữ  ổn định giá trị đồng Việt Nam, bảo đảm kiểm soát được lạm phát không quá 5% để bảo đảm được cân đối chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoàn thiện và đổi mới điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực phân tích, dự báo để chủ động điều tiết thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp.
13. Các tổ chức tín dụng được chủ động lựa chọn, quyết định và tự chịu trách nhiệm việc cho vay không phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định về bảo đảm tiền vay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ban hành quy định về mức cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản đối với những người vay là hợp tác xã, hộ nông dân đã sản xuất hàng hoá lớn, có dự án khả thi, có khả năng trả nợ ngân hàng.
14. Các tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn huy động để góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bố trí vốn từ ngân sách để góp vốn điều lệ của Qũy theo đúng Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
15. Tập trung và có biện pháp tích cực trong việc xử lý nợ tồn đọng; bổ sung vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng chính sách; thực hiện đề án củng cố, hoàn chỉnh, lành mạnh hoá hệ thống các tổ chức tín dụng.
16. Mở rộng và phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Hoàn thiện các cơ chế pháp lý về thanh toán séc, thẻ ngân hàng; phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ban hành Quy định về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cho vay chiết khấu chứng từ; nâng tỷ lệ sử dụng tối đa vốn huy động ngắn hạn của các ngân hàng thương mại để cho vay trung và dài hạn.
18. ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để tiếp tục củng cố, phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, vững chắc; khuyến khích, tạo điều kiện để tăng thêm lượng hàng hoá có chất lượng, tăng thêm doanh nghiệp lớn, có uy tín, các ngân hàng thương mại cổ phần và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán; đồng thời, tập trung chỉ đạo để khẩn trương đưa Trung tâm Giao dịch chứng khoán ở thành phố Hà Nội vào hoạt động.
IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới chương trình giảng dạy, sách giáo khoa; tiếp thu ý kiến đóng góp về sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện; làm tốt việc biên soạn sách giáo khoa lớp 2, lớp 7; cung cấp kịp thời, đầy đủ thiết bị dạy học cho các trường học; thực hiện cải tiến chương trình, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các trường dân tộc nội trú để học sinh tốt nghiệp tại các trường này có đủ trình độ (khả năng) tham gia vào công việc quản lý xây dựng làng, bản. Triển khai thực hiện tốt các quy định về phát triển giáo dục mầm non, chương trình thực hiện kiên cố hoá trường, lớp học.
2. Tập trung làm tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục chấn chỉnh việc dạy thêm ở các trường phổ thông, chấn chỉnh việc mở rộng quy mô đào tạo hệ không chính quy. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá đi đôi với việc tăng cường quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tăng cường quản lý chất lượng đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo của hệ thống trường dân lập. Chỉ cho phép mở cơ sở đào tạo mới khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ngay trong Quý I năm 2003
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2003 việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Xây dựng cơ chế liên kết giữa cơ sở nghiên cứu, đào tạo với đơn vị sản xuất, kinh doanh; cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, sử dụng nhân lực khoa học.
4. Tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và các phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia; xây dựng Chiến lược phát triển khoa học công nghệ biển và công nghệ vũ trụ.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện Đề án Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời chuẩn bị các điều kiện để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Chủ động tập trung giải quyết nhanh, dứt điểm các bệnh dịch, không để dịch lớn xảy ra; làm tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tổ chức triển khai thực hiện việc lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Tăng cường công tác giáo dục về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong Quý II năm 2003, Bộ Y tế trình Chính phủ cơ chế và giải pháp triển khai Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng; đồng thời, triển khai có hiệu quả các mục tiêu Quốc gia phòng chống các bệnh xã hội, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện chính sách và biện pháp tích cực để đào tạo cán bộ y tế ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Triển khai thực hiện thí điểm giao quyền tự chủ quỹ lương ở bệnh viện.
7. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lồng ghép sử dụng nguồn lực của các chương trình, dự án xoá đói, giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện cơ chế các cơ quan, địa phương có điều kiện hơn giúp đỡ xã nghèo thực hiện xoá đói, giảm nghèo. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển làng nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chỉ đạo việc xây dựng thí điểm mô hình liên kết giữa Tổng công ty với hộ, với xã nghèo phát triển vùng nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mô hình canh tác trên ruộng bậc thang, bảo đảm an ninh lương thực ở xã vùng cao; xây dựng mô hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với xoá đói giảm nghèo ở xã bãi ngang ven biển và xây dựng mô hình nhà ở gắn với xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng mô hình xã tổ chức và hỗ trợ người nghèo đi xuất khẩu lao động. Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc theo đúng các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Lao động-  Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện cụ thể chủ trương này.
8. Bảo đảm đủ nguồn vốn và triển khai mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng Chính sách Xã hội; chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn thị trường với việc sử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội; kết hợp chương trình kinh tế với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình văn hoá - xã hội nhằm hỗ trợ người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro.
9.  Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh; tạo điều kiện để nhân dân được hưởng thụ, tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hoá. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá, khuyến khích và tạo điều kiện để huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người và đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
V. LẬP LẠI TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, DUY TRÌ VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
1. Lấy năm 2003 là năm thiết lập trật tự an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc. Khẩn trương triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá IX về việc vận động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Chính quyền địa phương các cấp chủ động xây dựng mục tiêu, nội dung cụ thể, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của từng địa phương để phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện cuộc vận động, tạo ra sự chuyển biến thực sự cả trong nhận thức và hành động của từng người dân trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
2. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng và thẩm quyền, phải chủ động triển khai thực hiện tốt 9 giải pháp cấp bách của Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, thị xã trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo trật tự, an toàn giao thông của địa phương. Mỗi địa phương phải xây dựng chương trình hành động cụ thể và chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn, ùn tắc giao thông.
3. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương, trước hết là các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể xử lý, ngăn chặn, giảm tai nạn giao thông đường bộ; đồng thời, đề ra biện pháp để hạn chế gia tăng số lượng xe máy ở các đô thị.
4. Bộ Nội vụ và Bộ Công an bổ sung lực lượng cảnh sát giao thông để bảo đảm có đủ lực lượng giữ gìn trật tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhất là đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện việc xử phạt vi phạm đối với mọi hành vi vi phạm khi tham gia giao thông (kể cả người đi bộ) với mức phạt hợp lý, tiến hành thường xuyên liên tục. Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính quy định cụ thể xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật lệ giao thông.
5. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức trong việc huy động các lực lượng tình nguyện tham gia với lực lượng cảnh sát giao thông thiết lập trật tự, an toàn giao thông trong năm 2003. Trước hết là sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với chính quyền các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ. Thí điểm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh việc phân định thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của từng cấp chính quyền trong việc tổ chức, quản lý khôi phục bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1640/CP-CCHC ngày 19 tháng 12 năm 2002.
6. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan pháp luật điều tra, truy xét đến cùng và xét xử công khai đối với những kẻ phạm tội, bất kỳ ở cương vị nào. Tấn công truy quét, trấn áp kịp thời tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm ma tuý, xoá bỏ các tụ điểm tệ nạn xã hội, buôn bán ma tuý. Phấn đấu năm 2003 giảm mạnh số vụ việc về tội phạm và tệ nạn so với năm 2002, nhất là các vụ trọng án. Tấn công trấn áp tội phạm hình sự theo từng chuyên đề, theo tuyến và cụm địa bàn trọng điểm như Hà Nội và các tỉnh giáp ranh; tuyến biên giới phía Bắc, Đông Bắc; tuyến miền Trung - Tây Nguyên; thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ.
7. Chính phủ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đúng trách nhiệm và thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan chính quyền các cấp trong việc giải quyết khiếu nại của công dân. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải dành thời gian thích đáng cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo việc xem xét giải quyết theo đúng quy định về khiếu nại, tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại phải thực hiện công khai, dân chủ, đúng pháp luật theo nguyên tắc là chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở phải trực tiếp xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân; chính quyền cấp trên phải tăng cường kiểm tra giám sát, tập trung và khẩn trương giải quyết dứt điểm những trường hợp cấp dưới đã xử lý để khắc phục oan, sai; đồng thời, phải xử lý kịp thời những cán bộ có sai phạm, cấp dưới không chấp hành nghiêm túc hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên.
Tổng Thanh tra Nhà nước xây dựng, trình Chính phủ Đề án giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, làm rõ các nội dung cụ thể về tiếp dân, xử lý đơn thư vượt cấp, thi hành các quyết định xử lý, giải quyết đã có hiệu lực pháp luật theo nguyên tắc trên.
8. Nghiên cứu trình ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các quy định giải quyết tình hình khiếu nại đông người, việc chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, xử lý những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xúi giục người khác đi khiếu nại, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
VI. CHẤN CHỈNH KỶ CƯƠNG TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH  NHÀ NƯỚC
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ chỉ đạo rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Bộ, ngành, địa phương mình. Tinh thần chỉ đạo của Quy chế này là phải làm rõ sự phân công theo nguyên tắc một việc chỉ do một người, một tổ chức chịu trách nhiệm; định rõ trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và thực hiện việc chỉ đạo sâu sát của người đứng đầu; mỗi cấp lãnh đạo, mỗi người thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, sử dụng đúng thẩm quyền, không ôm đồm làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm; giảm bớt và cải tiến nội dung các cuộc họp, dành nhiều thời gian nắm tình hình, kiểm tra và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.
2. Ban hành Nghị định của Chính phủ về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương theo nguyên tắc công việc do cấp nào làm có hiệu quả, tiện cho dân và doanh nghiệp thì giao cho cấp đó thực hiện, trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất về thể chế quản lý nhà nước; trách nhiệm thẩm quyền trong công việc phải đi liền với trách nhiệm và thẩm quyền về tổ chức, nhân sự và về sử dụng kinh phí. Năm 2003 thực hiện phân cấp quản lý biên chế sự nghiệp đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đổi mới cơ chế  quản lý tiền lương theo hướng xã hội hoá. Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan khẩn trương chuẩn bị đề án trình Chính phủ xem xét thông qua, triển khai áp dụng trong Quý I năm 2003.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và là nội dung kiểm tra của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên với cấp dưới.
4. Thực hiện nguyên tắc thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có quyền tạm thời đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ bất kể thuộc quyền trực tiếp quản lý của cấp nào và giao cho cơ quan quản lý cán bộ đó tiến hành kiểm điểm, xem xét kỷ luật hành chính. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm đầy đủ trong việc quản lý, điều hành cơ quan thực thi công vụ và chịu trách nhiệm liên đới về vi phạm pháp luật của tổ chức và cán bộ, công chức thuộc cơ quan mình phụ trách.
5. Trong Quý I năm 2003, sửa đổi Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, trong đó bổ sung trách nhiệm liên đới của cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra các vụ tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đơn vị được giao phụ trách.
6. Chính quyền địa phương các cấp phải thực hiện kiên quyết, đúng thẩm quyền việc thu hồi diện tích đất đã giao các doanh nghiệp nhà nước nhưng không sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích, nghiêm trị những trường hợp cưỡng lệnh. Thi hành kỷ luật cán bộ công chức vi phạm qui định của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt vi phạm về lấn chiếm đất công hoặc ép buộc dân để chiếm đất, chuyển nhượng đất trái phép; những sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản, xây trụ sở, mua sắm trang thiết bị sai tiêu chuẩn.
7. Trong Quý II năm 2003, Thanh tra Nhà nước hoàn chỉnh đề án đổi mới công tác tiếp dân và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước cùng với dự án Luật Thanh tra để Chính phủ xem xét trình Quốc hội.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cụ thể hoá và triển khai thực hiện ngay Chương trình công tác của Chính phủ năm 2003.
2. Từ năm 2003, tất cả các cơ quan, từ Trung ương đến địa phương thực hiện công bố công khai tất cả công việc (trừ những nội dung thuộc bí mật quốc gia đã quy định) của mình để nhân dân biết, tham gia ý kiến và giám sát thực hiện. Bộ Tư pháp và Bộ Công an hướng dẫn cụ thể nội dung thuộc bí mật quốc gia.
3. Các Bộ, cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp hàng tháng, hàng quý đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác, kế hoạch và ngân sách của đơn vị, của ngành mình; phát hiện và tìm các biện pháp khắc phục, hỗ trợ kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cấp dưới và cơ sở; những vấn đề vượt quá thẩm quyền, cần tập hợp và đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo cấp trên quyết định.
4. Chính phủ duy trì các biện pháp giao ban chuyên đề để triển khai kiểm điểm tình hình và đề ra các biện pháp đẩy mạnh thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước hàng quý.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 02/2003/NQ-CP

Hanoi, January 17, 2003

 

RESOLUTION

ON A NUMBER OF MAJOR UNDERTAKINGS AND SOLUTIONS FOR THE PERFORMANCE OF THE 2003 SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT TASKS, WHICH REQUIRE CONCENTRATED DIRECTION

As 2003 is the "hinge" year of the current five-year plan (2001-2005), achievements and results to be recorded in 2003 will greatly contribute to the successful realization of the IXth Party National Congress’s Resolution.

In order to implement the resolutions of the second session of the XIth National Assembly on the 2003 State budget tasks and estimates, and concretize the already formulated undertakings and policies, the Government hereby ascertains a number of major undertakings and solutions which require concentrated direction in 2003 as follows:

I. ACCELERATION OF THE RESTRUCTURING AND RAISING OF THE EFFICIENCY AND COMPETITIVENESS OF THE ECONOMY

1. To accelerate the economic restructuring in order to step up the industrialization and modernization, thus adapting the economy to market demands and operation mechanism, bringing into full play its competitive advantages and unceasingly raising its efficiency.

The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and the Ministry of Aquatic Resources shall take initiative in coordinating with and guiding the localities in carrying out the economic restructuring in agriculture and rural areas along the direction of creating areas for concentrated commodity production through specialized and intensive farming with high yield and quality, applying new scientific, technical and technological advances, raising the value ratio of husbandry, aquaculture and production and business services, reducing the value ratio of cultivation and diversifying production and business lines so as to raise the industrial production value in the rural economic structure.

The Ministry of Industry shall direct the restructuring of industrial products in order to form product lines and items which can play the role of motive force in each product group, with a view to promoting the industrial production, first of all products which we can export and those we have potentials to produce or build, such as ships, small-sized engines, passenger cars, common-type light trucks, train cars, etc.

2. In 2003, to continue organizing the efficient implementation of the program on development of agricultural and forestry plant varieties, domestic and aquatic animal breeds, thus ensuring the sufficient supply of good breeds at reasonable prices to satisfy farmers’ production demands; to diversify the forms of agriculture, forestry and fishery promotion, and provide support for the technology transfer and market information, in order to reduce the costs of agricultural products.

To encourage the localities where conditions permit to carry out field concentration and land plot swaps, land use right transfer and land use purpose change in strict compliance with the land planning and legislation, in order to build up land areas of sizes suitable to large-scale agricultural production along the direction of concentrated, specialized and intensive farming in association with processing establishments and outlets, thus ensuring the attainment of the target of one million tons of high-quality rice for export.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and guide in detail the localities in the implementation thereof.

3. The ministries, branches and localities shall expeditiously review their plannings, first of all the plannings on the use of land and/or water surface, the plannings on branch development, the plannings on industrial parks, export processing zones, open economic zones, hi-tech parks, the plannings on important traffic routes, the plannings on tourist infrastructure, the urban plannings, the plannings on trade centers or border-gate economic zones, etc., so as to readjust and/or supplement contents no longer appropriate or draw up new plannings with a view to bringing into the fullest play the advantages of each branch, region or locality for the fulfillment of economic development tasks and objectives. For a number of important specialized plannings beyond the domestic experiences, it is necessary to hire foreign experts and consultants to elaborate them.

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of the Interior and the production-managing ministries and branches shall expeditiously coordinate, right in the first quarter of 2003, with the authorities of Hanoi city and Ho Chi Minh City in finalizing plannings on branches as well as on State enterprise restructuring, with a view to tapping to the utmost the property and capabilities of enterprises of all economic sectors, which are engaged in the same production and business lines in the same locality.

From 2003 on, the approval of projects funded by all capital sources, the assignment of land, forests and water surface to producers shall have to strictly comply with the provisions of the land legislation and with the already approved plannings, and be done within appropriate time limits, so that people and enterprises can feel secured and take initiative in making production investment. The ministries, branches and local administrations shall only permit the implementation of projects in line with plannings already approved by competent agencies.

4. The Ministry of Planning and Investment shall specify the publicization of the detailed construction plannings and investment projects, especially investment policies toward newly started projects, decisions on approval of feasible projects (except for projects or project information which must not be publicized) on the mass media, so that concerned organizations and people can contribute their opinions and take part in the supervision throughout the course of project implementation.

5. The Government agencies and local administrations of all levels shall have to render support and create conditions for convenient and fruitful alignment between farmers and enterprises, scientific and technical institutions as well as credit organizations in the production and sale of farm produce, thus ensuring the harmony of interests of all parties and promoting the initiative and creativity of producers.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the ministries, branches and localities in monitoring and preliminarily reviewing in time the modes of selling farm produce through contracts between producers and sellers, in order to make timely supplements and adjustments.

6. To continue considering export as the pivotal task of 2003. To encourage and support the export of products with high competitiveness in all forms: export credit, export promotion reward, trade promotion, registration of trademark, etc., in parallel with the restriction of import of products which can be produced at home, thus reducing the trade deficit. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies in guiding in detail the implementation thereof.

In readjusting tax rates and charge rates, the Ministry of Finance shall attach importance to measures to encourage export and use of home-made products.

7. To continue creating favorable conditions for investors of all economic sectors to get access to capital sources for investment in production, renewal of equipment and technologies in service of the requirement for higher quality and lower production costs, with a view to raising the competitiveness of products, especially those with production advantages and outlets as well as those of commodity groups involved in the process of integration with the regional countries.

The State Bank of Vietnam shall coordinate with the Ministry of Finance in proposing specific measures in the first quarter of 2003.

8. The production-managing ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct the appraisal of production and/or business activities of enterprises under their management; take specific measures to reorganize the production and raise competitiveness of enterprises and products in order to take initiative in integration in strict compliance with tax reduction and non-tax schedules to which our country has committed.

The Ministry of Finance and the Ministry of Trade shall make public the said schedules and coordinate with the production-managing ministries in directing and guiding the enterprises to implement such schedules right from January 2003.

9. To enhance the State control over business monopoly, reduce the protection, control and readjustment of prices of a number of products currently under the State’s monopoly, in order to create motive force for competition so that enterprises shall strive for development on their own. To study and sum up operation experiences of a number of enterprises engaged in non-monopoly business lines, which have been able to ensure the conditions for themselves to operate under the market economy mechanism and have succeeded in turning out commodity items which can compete with foreign-made products, so as to devise measures to gradually eliminate the current business monopoly.

The Ministry of Planning and Investment shall conduct the review thereof in the second quarter of 2003.

10. To make enterprise finance more healthy so as to basically complete by 2005 the transformation of enterprises where the State holds 100% of capital into one-member limited liability companies and the equitization of State enterprises where the State needs not to hold 100% of capital.

To concentrate efforts on consolidating the organization and managerial mechanisms of State corporations and State enterprises; and at the same time step up the ownership transformation of small-sized enterprises, loss-making enterprises and enterprises where the State needs not to hold 100% of capital into joint-stock companies, which have already been approved by competent authorities. To effect the severe handling, including replacement or dismissal from incumbent posts of officials who fail to seriously implement the scheme on restructuring of State enterprises already approved by competent superior authorities.

In the third quarter of 2003, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall jointly submit to the Government the specific model of representatives of the State capital owners along the direction of clarifying the State management and owner representation functions of the State management agencies, and securing the State enterprises’ initiative in their production and business as well as autonomy in finance.

11. To organize the application of intermediary institutions in the financial domain such as financial investment companies, debt-purchasing and selling and ownership transformation support companies, financial consultancy companies, asset-valuation companies, etc., in order to create more tools for renewing investment modes, invigorating enterprise finance, and gearing up the process of equitization and ownership diversification of State enterprises according to the Resolution of the IXth Party Central Committee’s 3rd plenum.

12. Not to convert debts owed to the State budget, debts of the budgetary origin and bank loans into capital to be allocated to State enterprises. The profit-yielding efficiency of production and business activities must be considered one of the major criteria for appraisal of operation efficiency of enterprises.

13. To suspend or postpone the construction of projects for which investment procedures have not yet been completed. To concentrate the State’s investment capital on important projects, which directly affect the attainment of the economic restructuring objective, and those projects which can be completed within the year and put into exploitation and use. Units which have many uncompleted projects with prolonged construction duration shall not be permitted to start with new projects. To put an end to the situation of advancing project execution capital to construction investment projects not yet approved by competent agencies, including those managed by central agencies.

14. The Ministry of Planning and Investment shall study amendments and supplements to the Regulation on investment in the form of build-operate-transfer (BOT) contracts applicable to the domestic investment. To permit investment in the form of domestic build-operate-transfer (BOT) contracts in a number of projects; if the capital portion therein under the enterprises’ ownership is lower than 30%, the State budget capital in the already assigned budget expenditure estimates shall be used to ensure the maximum portion of 30% as prescribed in the Government’s Decree No. 77/CP of June 18, 1997.

15. The Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Finance shall jointly study and promulgate regulations on assignment of the right to collect tolls for a definite time on bridges and roads where toll collection is permitted. For the immediate future, such regulations shall be applied to national highways 51, 5 and 10 and Lang - Hoa Lac road.

16. To experimentally allow the domestic private enterprises which have already been assigned the long-term land use right to sublease land to foreign investors within the land use right assignment duration. In the second quarter of 2003, the Ministry of Natural Resources and Environment shall submit to the Prime Minister for promulgation the specific management mechanism to serve as basis for such experiment and supervision thereof.

II. MOBILIZATION OF RESOURCES FOR DEVELOPMENT INVESTMENT

1. Investors and localities shall have to mobilize to the utmost resources of all economic sectors at home and abroad to increase capital sources for development investment, considering it one of the important solutions to boost and expand the production, for the attainment of the 2003 development targets.

2. Enterprises directly investing in new fields, creating important products, engaged in high-risk fields, field of development of information technology, computer software, providing information network development services according to the world’s modern and advanced standards, which aim to raise the competitiveness of enterprises and the entire economy, shall, apart from the preferences they are entitled to as provided for, be considered for guarantees for import of equipment in direct service of their investment projects. The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall jointly provide the detailed implementation guidance.

3. The State’s investment credit capital must be concentrated on key areas and fields, important projects in direct service of the objective of economic restructuring and economic growth promotion. To expand subjects eligible for investment preferences and limit subjects eligible for borrowing capital directly from the Development Assistance Fund.

4. To encourage investment in projects with possibility of capital recovery with the source of capital from project bond issuance.

The Ministry of Finance shall expeditiously study and propose to the Prime Minister the issuance of foreign-currency bonds to mobilize foreign currencies in the country for the objective of restructuring of national debts and investment in a number of the State’s key projects.

5. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall jointly guide the diversification of forms of development investment capital contribution and infrastructure commercial operation; encourage and render adequate State budget support for investment in construction of rural infrastructure projects and projects outside the fence of industrial parks, export-processing zones and hi-tech parks of all economic sectors.

6. Localities in key economic zones, which have conditions to borrow capital and repay their debts, shall be allowed to issue investment bonds to mobilize domestic capital for socio-economic infrastructure construction, thus creating conditions for attracting investment and long-term development in their respective geographical areas, on the principle of self-borrowing and self-repayment and ensuring the stable national finance.

The Ministry of Finance shall guide, inspect and supervise the implementation of this undertaking.

7. To review and evaluate the disposition and use of support capital sources from the central level for localities according to such specific objectives as development of socio-economic infrastructure, tourist infrastructure, aquacultural infrastructure, craft villages, etc., in order to ensure the observance of investment policies and objectives, promote the branch development and create jobs, thus contributing to speeding up the economic growth of each locality in particular and the entire economy in general.

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries and localities in reviewing and reporting the implementation results to the Prime Minister in the third quarter of 2003.

8. To continue improving the investment environment to attract foreign investment capital, especially the creation of favorable conditions for rapid development of supporting industries; to step up the reform of administrative procedures and the process of processing, evaluation, licensing and post-licensing State management of foreign investment projects along the direction of clearly defining the responsibilities of each agency, level or branch in revising and readjusting regulations on foreign investment, jointly drawing up the list of projects calling for investment and in promoting foreign investment. To further diversify foreign investment forms. To step up the implementation of the schedule of reducing investment costs, narrow and proceed to eliminate the input service charge rate difference, and narrow the difference between tax rates applicable to domestic enterprises and those applicable to foreign-invested enterprises.

The Ministry of Planning and Investment shall specify contents which require implementation guidance in the second quarter of 2003, and at the same time devise plans to intensify foreign investment promotion activities, focusing on geographical areas with great potentials.

9. The Ministry of Planning and Investment shall prepare contents and measures to experimentally permit foreign investors to set up joint-stock companies and convert a number of operating foreign-invested enterprises into joint-stock companies.

10. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall prescribe specific measures to create a greater harmony between Vietnam and the donors in terms of procedures, in order to attract more ODA capital sources and raise their use efficiency; to speed up the ground clearance, assign land strictly according to the set schedules and allocate sufficient reciprocal capital for execution of projects, especially those expected to be completed in 2003 or 2004, so as to accelerate the capital disbursement for project execution under the already concluded treaties.

11. The State budget (at the central and local levels) shall prioritize the investment in scientific research or technological development programs in service of the economic restructuring, provide support for technological renewal and application of new technologies by enterprises, and support for enterprises, peasants’ households and scientific research institutions to effect their alignment in production research and product sale; support research institutions to establish relationships with foreign giant companies and scientific and technological agencies in the supply and transfer of new, advanced and modern technologies. The Ministry of Science and Technology shall study and submit to the Government specific policies and solutions.

12. To study and elaborate regulations on the conditions, capability and responsibilities of consultants and consultancy bodies in the formulation of investment projects and designing; powers and responsibilities of investors; responsibilities of organizations and individuals in contract awarding or undertaking, in project construction, supervision, pre-acceptance test, warranty and maintenance. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Construction shall promulgate specific regulations thereon.

To study and amend as soon as possible the Bidding Regulation, amend and supplement regulations on construction norms and unit prices, reform the mechanism of inspecting and supervising construction quality, supervising construction investment costs, thus promptly detecting misconducts or violations in organizing the project construction and pre-acceptance test. If any misconducts or violations are detected, the construction must be suspended for application of remedies. Supervising organizations must be independent from investors and construction organizing units; to put an end to the situation that the supervising organization and the construction unit both belong to the same management agency, with a view to preventing the collusion or compromise between them in the supervision, pre-acceptance test and settlement, which can affect the project quality, cause wastage and/or loss in construction investment. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Construction shall have to expeditiously study and submit the said amendments and supplements to the Prime Minister.

The persons competent to decide on a process shall have to bear responsibility for their decisions in such process. The unit heads shall be held responsible for wastage and/or loss in construction investment in projects under their management.

13. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in proposing the readjustment of bidding and capital construction investment mechanisms, in order to minimize loopholes in the bidding process and wastefulness in capital construction investment.

III. FINANCE AND MONETARY ISSUES

1. The ministries and agencies at the central level and the provinces and centrally-run cities shall assign the budgetary revenue and expenditure task to their attached units right from January 2003. To strive to overfulfill the task of collection with revenue amounts larger than estimated revenue levels assigned by the Prime Minister and fulfil the task of expenditure according to the assigned estimates. To publicize the allocation and assignment of budgetary revenue and expenditure estimates according to regulations.

2. To organize the performance of budget revenue task strictly according to the provisions of law. To intensify the inspection before and after the reimbursement of value added tax and strictly handle violations; to recover appropriated tax reimbursement amounts. To resolutely combat tax under-collection, smuggling, trade frauds, tax evasion and outstanding tax arrears.

3. To ensure the 2003 budget source for the wage reform strictly according to the National Assembly’s Resolution. To create source for the wage reform in 2003 and subsequent years, the local budgets must earmark at least 50% of revenue increase amounts of 2002 over the estimates decided by the People’s Councils; 50% of revenue increase amounts of the 2003 estimates over 2002 estimates already assigned by the Prime Minister; save regular expenditures by 10% (excluding wages and expenditures of wage nature) of the 2003 expenditure estimates; 35-40% of collected amounts left to non-business and administrative units according to the prescribed regime; take initiative in setting aside 50% of the revenue increase amount of 2003 as compared to the estimates assigned by the Prime Minister. After applying the above-said measures, if the sources are still insufficient, the central budget shall supplement them to ensure the implementation of the new wage regime.

4. To make purposed supplements from the central budget to the local budgets instead of the mechanism of reinvestment (or reallocation) according to the estimates of revenues from various sources in localities.

5. To organize the issuance of "educational bonds" for implementation of the program on solidification of schools and classrooms. To continue mobilizing contributions of enterprises and the entire society for such program.

6. From 2003 on, the price-subsidized or free-of-charge supply of radio receivers to inhabitants in deep-lying and remote areas shall be no longer effected, and the funding therefor shall be used to support localities to invest in the development of radio and public-addressing stations in commune clusters of the mountainous provinces and regions inhabited by ethnic minority people. The Nationality Committee shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Culture and Information in guiding in detail the implementation of this policy.

7. The ministries, the central agencies and the People’s Committees of all levels shall have to soon complete the assignment of rights to autonomy in payroll organization, personnel, wage, finance and property to non-business units according to the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002. The Ministry of Finance shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding in detail the implementation steps and adopting mechanisms to tightly manage, inspect and supervise the implementation units after they are assigned such rights.

8. To effect the mechanism of rewarding the local budgets:

- For special consumption tax on home-made goods: 100% of the over-collected central budget revenue amounts as compared with the assigned estimates shall be rewarded.

- For collected amounts in excess of the assigned estimates of revenues being export tax, import tax and special consumption tax on import goods: 100% of the over-collected amount of VND 20 billion or less and 50% of the over-collected amount exceeding VND 20 billion shall be rewarded, but the total reward amount must not exceed VND 50 billion.

- For divided revenues: 20% of the positive difference between the actually collected revenues to the central budget in 2003 and that in 2002 shall be rewarded.

- The revenue over-collection rewards of Hanoi city shall comply with Hanoi Capital Ordinance No. 29/2000/PL-UBTVQH of December 28, 2000 of the National Assembly Standing Committee.

The above-said revenue over-collection rewards shall be used to supplement the investment in infrastructure construction, performance of important or urgent tasks emerging in localities and rewards to the lower-level budgets.

9. To organize the implementation of the 2003 budget estimates:

a/ For the State budget:

- The revenue increase amounts (if any) over the estimates shall be used to reduce the State budget deficit, increase the sources for debt repayment and development investment, supplement the source for implementation of the new wage regime, increase the financial reserve fund and budgetary reserve, in order to take initiative in coping with natural disasters and handling unexpected tasks.

- If the collected revenue amounts are much lower than the estimates, the estimate-adjusting schemes must be drawn up and submitted to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision. The State budget deficit must be kept at 5% of the gross domestic product (GDP) at most.

b/ For the local budgets:

- The revenue increase amounts (if any) over the estimates shall be used to increase the sources for debt repayment and/or development investment, supplement the sources for implementation of the new wage regime, increase of the financial reserve fund and budgetary reserve in order to cope with natural disasters and handle unexpected tasks.

- If the collected revenue amounts are smaller than the estimates, expenditures not really necessary must be correspondingly cut down.

10. The Ministry of Finance shall organize the review of implementation of, and propose amendments and/or supplements to, the Value Added Tax Law, the Special Consumption Tax Law, the Enterprise Income Tax Law and the Agricultural Land Use Tax Law, and elaborate new tax laws in order to encourage and create conditions for raising competitiveness and compatibility of Vietnamese legislation with the integration process.

11. The Ministry of Finance shall study and submit to the Government for promulgation a decree prescribing the competence to spend budgetary money in a strict, clear and transparent manner, clearly defining which expenditures the unit heads can make as well as spending amounts; and at the same time providing for the right of financial or treasury officials to cancel non-purpose expenditures detected to be in contravention of the prescribed regime.

12. To keep stable the value of Vietnam dong, ensure that the inflation rate is controlled at 5% or lower, thus maintaining the general balance and boosting the economic growth. To improve and reform the administration of the monetary policy along the direction of raising the analyzing and forecasting capability, with a view to actively regulating the monetary market through indirect monetary policy tools.

13. Credit institutions may take initiative in selecting, deciding and take self-responsibility for providing loans without property-security measures according to the regulations on loan security. The State Bank of Vietnam shall study and promulgate regulations on loan levels requiring no property security applicable to borrowers being cooperatives and peasants’ households, which have already embarked on large-scale commodity production, have feasible projects and are capable of repaying bank loans.

14. Credit institutions may use the mobilized capital sources to contribute capital to set up the Credit Guarantee Fund for small- and medium-sized enterprises. The provinces and centrally-run cities shall have to set aside capital from their budgets to contribute to the Fund’s charter capital in strict compliance with the Prime Minister’s Decision No. 193/2001/QD-TTg of December 20, 2001.

15. To concentrate efforts on and take active measures for the settlement of outstanding debts; to supplement the charter capital of the State-run commercial banks and policy banks; to implement the scheme for consolidation, perfection and invigoration of the credit institutions’ system.

16. To expand and develop the modern banking utility services to meet the economy’s demands therefor. To perfect the legal mechanisms for check or bank card payment; to develop the inter-bank electronic payment system in order to expand the non-cash payment in the economy.

17. The State Bank of Vietnam shall study and promulgate the Regulation on export credit insurance, voucher discount loans; raise the maximum use rate of short-term capital mobilized by commercial banks for the provision of medium- and long-term loans.

18. The State Securities Commission should take specific measures to consolidate and develop the securities market in a stable, safe and steady manner; encourage and create conditions for the increase of quality commodity volume and the number of large and prestigious enterprises and joint-stock commercial banks as well as a number of foreign-invested enterprises to participate in the listing on the securities market; and at the same time concentrate its direction so as to put the Hanoi Securities Trading Center into operation as soon as possible.

IV. A NUMBER OF SOCIAL DOMAINS

1. The Ministry of Education and Training shall concentrate efforts on measures to renew the curricula and text books; assimilate comments on textbooks of grades 1 and 6 for revision, supplement and improvement thereof; well carry out the compilation of textbooks of grades 2 and 7; supply in time and adequately teaching equipment to schools; improve the study curricula and raise the educational quality and efficacy in the boarding ethnic minority schools, so that the graduates from those schools shall be qualified (capable) to take part in the management and construction of their villages and hamlets. To well implement the regulations on development of the pre-school education and the program on solidification of schools and classrooms.

2. To concentrate on well carrying out the university and college student enrollment, and making vigorous changes in vocational education. To continue rectifying the extra-class teaching in general education schools and the scaling up of non-formal training. To step up the socialization in parallel with the enhanced management in the field of education and training, enhance the control of quality of in-service training, correspondence training and training by people-founded schools. To permit the setting up of new training establishments only when all conditions on material foundation, teachers’ contingents and training programs are fully prepared. The Ministry of Education and Training shall work out plans thereon and organize the implementation thereof right in the first quarter of 2003.

3. The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance shall jointly study and propose to the Prime Minister in the second quarter of 2003 the setting up of the National Fund for Scientific and Technological Development. To formulate the mechanism for alignment between research and training institutions and production as well as business units, the mechanism and policies to create motive force for the development of scientific research, training and employment of scientific personnel.

4. To concentrate on directing the implementation of programs on information technology, biological technology, new materials technology and automation technology, building Hoa Lac hi-tech park, Ho Chi Minh City hi-tech park and key national laboratories; to formulate the strategy for development of oceanic and aerospace sciences and technologies.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall expeditiously finalize the national strategic scheme on environmental protection, then submit it to the Prime Minister for ratification; and at the same time prepare conditions for directing and guiding the implementation of the "plan on thorough handling of establishments causing serious environmental pollution" right after the Prime Minister approves it.

6. To take initiative in quickly and definitely dealing with epidemics, not letting epidemics occur on a wide scale; to well perform the work of managing and caring for the people’s health. To organize the setting up of the Fund for medical examination and treatment for the poor. To enhance the work of education about environmental sanitation and food hygiene and safety.

In the second quarter of 2003, the Ministry of Health shall propose to the Government the mechanism and solutions for implementation of the national strategy on reproductive health care and the national strategy on nutrition; and at the same time, effectively materialize the national targets of preventing and combating social diseases, HIV/AIDS and child malnutrition throughout the country. To implement policies and active measures to train medical personnel in difficulty-hit, deep-lying and remote areas. To organize the experimental assignment of the right to autonomy to hospitals over their wage funds.

7. To study and perfect the mechanism for combined use of resources of the hunger eradication and poverty alleviation programs and projects. To continue implementing the mechanism whereby well-off agencies and localities shall help poor communes eradicate hunger and alleviate poverty. To encourage and create conditions for development of craft villages and small- and medium-sized enterprises.

To direct the pilot formulation of models of alignment between corporations and households as well as poor communes in developing raw materials zones and signing product consumption contracts; to build models of cultivation on terraced fields, thus ensuring food security in highland communes; to build models of development of aquaculture in association with hunger eradication and poverty alleviation in coastal alluvial communes and models whereby dwelling houses are built in association with population clusters and lines in Mekong River delta; to build a model whereby communes organize and support poor people in labor export. To concentrate on directing the socio-economic development in the Central Highlands and Mekong River delta provinces and the northern mountainous provinces meeting with great difficulties strictly according to the Prime Minister’s decisions. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Nationality Committee shall, according to their respective functions and assigned tasks, coordinate with the concerned agencies in guiding in detail the implementation of this undertaking.

8. To ensure adequate capital sources and vigorous operation of the social policy banks; to direct the effective integration of programs and projects on production, business, restructuring, selection of crops, domestic animals, trades and crafts, programs on technology transfer, agriculture promotion, forestry promotion, fishery promotion, market guide with the use of credit capital of the social policy banks; to combine economic programs with infrastructure construction and socio-economic programs, in order to help borrowers use borrowed capital for right purposes, with efficiency and minimum risks.

9. To step up the campaign "The entire population unite to build a cultured lifestyle"; to build a civilized and healthy way of life; to create conditions for people to enjoy and participate in cultural activities and creation. To socialize cultural activities, encourage and create conditions for mobilizing resources for cultural development, and consider investment in culture as investment in human and investment in sustainable socio-economic development.

V. RESTORATION OF LAND-ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY, AINTENANCE AND ASSURANCE OF SOCIAL ORDER AND SAFETY

1. To take 2003 as the year for nationwide traffic order and safety restoration. To expeditiously implement the Resolution of the second session of the IXth National Assembly on the mobilization of the entire population to participate in maintaining traffic order and safety. The local administrations of all levels shall take initiative in setting forth specific targets and contents suitable to the requirements and characteristics of each locality, then coordinate with socio-political organizations in carrying out the compaign, creating actual improvements in the perception and action of everyone and raising the sense of traffic rule observance.

2. The ministries, branches and localities shall, within the ambit of their functions and powers, have to take initiative in well implementing 9 urgent measures defined in the Government’s Resolution No. 13/2002/NQ-CP of November 19, 2002 on measures to check the rise in, then proceed to gradually reduce, traffic accidents and congestion. The presidents of the People’s Committees of the provinces, cities and provincial towns shall personally act as heads of the traffic order and safety steering committees of their localities. Each locality shall have to work out specific action programs and closely direct the application of measures to check the rise in, then proceed to gradually reduce, traffic accidents and congestion.

3. The Ministry of Public Security and the Ministry of Communications and Transport shall coordinate with localities, first of all Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong and Da Nang cities, in working out plans and specific measures to deal with, prevent and reduce land-road traffic accidents; and concurrently devising measures to control the increasing number of motorbikes in urban centers.

4. The Ministry of the Interior and the Ministry of Public Security shall reinforce the traffic police force to maintain traffic order and safety suitable to conditions of each locality, especially Hanoi and Ho Chi Minh cities.

To impose fines for all violation acts committed by traffic participants (including pedestrians) at reasonable levels, in a regular and constant manner. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Finance in specifying the strict handling of acts of violating the traffic rules.

5. To formulate and implement the mechanism of coordination among units and organizations in mobilizing voluntary forces to join the traffic police force in restoring traffic order and safety in 2003, first of all the coordination between the Ho Chi Minh Communist Youth Union with the authorities of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong, Da Nang, Hue and Can Tho cities. To experimentally decentralize to each authority level in Hanoi and Ho Chi Minh City the competence and responsibilities for organizing, managing, restoring and maintaining traffic order and safety in urban districts under the Prime Minister’s direction in Official Dispatch No. 1640/CP-CCHC of December 19, 2002.

6. To continue directing the law enforcement bodies in thoroughly investigating, pursuing and examining and publicly trying all offenders, regardless of their official positions. To attack, sweep away and crack down in time organized crimes, corruption, smuggling, drug-related crimes, and blot out dens of social evils and narcotic trading. To strive to substantially reduce in 2003 the number of cases of committing crimes and evils as compared with 2002, especially serious crimes. To attack and suppress criminal offenses in each special domain, along key routes and regions such as Hanoi and neighboring provinces, the northern and northeastern border regions, the Central Vietnam and Central Highlands, Ho Chi Minh City, the southeastern and southwestern provinces.

7. The Government shall intensify the direction and inspection of the performance and exercise of responsibilities and powers of the heads of administrations of all levels in settling complaints of citizens. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to spare adequate time for the work of settling complaints and denunciations of citizens, thus ensuring that the settlement thereof is compliant with the regulations on complaints and denunciations. Complaints must be settled in a public, democratic and lawful manner and on the principle that the administrations of all levels, particularly the grassroots level, must directly examine and settle complaints of citizens; and the superior administrations must intensify their inspection and supervision, and concentrate efforts on expeditiously and definitely concluding the cases already settled by subordinate administrations, in order to remedy injustice or errors; and at the same time, promptly handle officials committing violations or misconducts, or subordinate administrations that fail to seriously or properly implement directions of the heads of the superior administrations.

The State Inspector General shall elaborate and submit to the Government the scheme on settlement of citizens’ complaints and denunciations, clearly specifying the contents regarding reception of citizens, settlement of complaints which are lodged without going through the administrations of the places where complainants reside, and execution of settling or handling decisions which have taken legal effect, according to the above-said principle.

8. To study and submit to the National Assembly Standing Committee for promulgation regulations on settlement of mass complaints, observance of complaint-settling decisions having taken legal effect, handling of persons who abuse the complaining and denouncing right to instigate others to lodge complaints, thus causing public disorder or opposing officials on duty.

VI. ENHANCING DISCIPLINES IN THE STATE ADMINISTRATIVE SYSTEM

1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of all levels shall base themselves on the Government’s Working Regulation to direct the revision of, amendment and supplement to, the working regulations of their respective ministries, branches and localities. The guiding spirit of this Regulation is to clarify the responsibility assignment on the principle that one person or one organization takes charge of only one work; to clearly define the heads’ responsibilities to urge, inspect and effect the close direction of implementation; each leading level and each person shall properly perform and exercise its/his/her own functions, tasks and powers, not to take on jobs in others’ charge nor to shirk and shift responsibilities to others; to reduce and improve contents of meetings, and spare more time for inquiring into actual situations, inspecting and guiding the subordinates in implementation.

2. To promulgate the Government’s decree on the State administrative management decentralization between the Central Government and local administrations on the principle that works shall be assigned to administrative levels which can carry out them with efficiency and convenience for people and enterprises, on the basis of ensuring the uniform State management institution; responsibilities and powers in assigned works must be associated with responsibilities and powers in organization, personnel and use of funding. In 2003, to assign the responsibilities for managing non-business payrolls to the provinces and centrally-run cities. To reform the wage management mechanism along the direction of socialization. The Ministry of the Interior shall coordinate with the other agencies in expeditiously preparing and submitting the scheme thereon to the Government for consideration, adoption and implementation in the first quarter of 2003.

3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to devise plans to examine and inspect the law observance by the services, branches and localities under their charge, considering it an important and regular task as well as a content of inspection by the heads of the superior administrative agencies over their subordinate authorities.

4. To observe the principle that the heads of the superior administrative agencies may temporarily suspend their subordinate officials from work when the latter violate laws, show irresponsibility or fail to fulfill their tasks, regardless of levels that directly manage them, and assign the agencies directly managing such officials to conduct the inspection and consider administrative disciplines. The heads of the State administrative agencies shall be fully competent and responsible for managing and administering the public-service agencies and bear joint liabilities for law violations committed by organizations, officials and/or public servants under their charge.

5. In the first quarter of 2003, to amend the Government’s Decree No. 97/1998/ND-CP of November 17, 1998 on imposing disciplining forms and material liabilities on public servants, adding joint liabilities of leading and managing officials who let negative phenomena or corruption cases occur in their units.

6. The local administrations of all levels must resolutely effect within their respective competence the recovery of land areas already assigned to the State enterprises but left unused or used for wrong purposes, severely punish those who disobey the land recovery orders. To discipline officials and public servants who violate the State’s regulations on land management and use, especially for violations being public land encroachment, force ordinary people to give up land or make illegal land transfer, and those who commit wrongdoings and violations in capital construction investment, building of offices and procurement of equipment not according to their criteria.

7. In the second quarter of 2003, the State Inspectorate shall finalize the scheme on reform of citizen reception and enhancement of inspection and examination of the system of the State administrative apparatuses, together with the Inspection Bill, for consideration and submission by the Government to the National Assembly.

VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall concretize and organize the implementation of the Government’s 2003 working program.

2. From 2003 on, all agencies from the central to local level shall publicly announce all their works (except for contents classified as national secrets) to the people, so that the latter can know, contribute their comments and supervise the performance thereof. The Ministry of Justice and the Ministry of Public Security shall guide in detail contents classified as national secrets.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the local administrations of all levels shall make monthly and quarterly appraisal of results of implementation of working programs, plans and budgets of their respective units and branches; detect difficulties and problems met by their subordinate authorities, then seek measures to remedy and support in time the latter to solve them. For problems falling beyond their competence, they shall gather and propose solutions thereto, then report them to their superior authorities for decision.

4. The Government shall maintain topical briefings as a solution to review the situation and propose measures to step up the implementation of quarterly plans and State budget.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 02/2003/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất