Nghị định 30/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh người cao tuổi

thuộc tính Nghị định 30/2002/NĐ-CP

Nghị định 30/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh người cao tuổi
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:30/2002/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:26/03/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 30/2002/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 30/2002/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 2002

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA PHÁP LỆNH NGƯỜI CAO TUỔI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Người cao tuổi Việt Nam là công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
2. Người cao tuổi Việt Nam định cư ở nước ngoài và người cao tuổi là người nước ngoài trong thời gian sinh sống, làm việc tại Việt Nam cũng được áp dụng theo quy định tại Điều 13, khoản 1 Điều 14, Điều 21 và Điều 24 của Pháp lệnh người cao tuổi.
Điều 2.
1. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi là vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể, cháu ruột của người cao tuổi (cháu ruột của ông, bà nội, ngoại).
2. Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập và người cao tuổi tàn tật nặng mà gia đình thuộc diện nghèo, được Nhà nước và xã hội trợ giúp.
Điều 3. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức vận động gia đình và xã hội đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Điều 4. Người cao tuổi có trách nhiệm nêu gương tốt trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và chấp hành pháp luật; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phấn đấu trở thành người cao tuổi mẫu mực.
CHƯƠNG II
PHỤNG DƯỠNG, CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
Điều 5.
1. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 9, Điều 10 của Pháp lệnh người cao tuổi.
2. Trường hợp người phụng dưỡng người cao tuổi ủy nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh người cao tuổi thì phải thoả thuận rõ nội dung, thời gian chăm sóc; chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và tiền công.
Điều 6.
1. Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước trợ cấp xã hội hoặc được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và khi chết được trợ cấp mai táng phí theo quy định tại Điều 7, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 3 năm 2000 về chính sách cứu trợ xã hội; được khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 95/CP của Chính phủ ngày 28 tháng 8 năm 1994 về việc thu một phần viện phí.
2. Người cao tuổi là người tàn tật, thuộc diện hộ nghèo được xem xét hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng.
3. Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu ruột, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập được xem xét hưởng các chế độ trợ giúp theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
4. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên, nếu không có lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngân sách địa phương.
Điều 7. Người cao tuổi được miễn đóng góp cho các hoạt động xã hội, cộng đồng, trừ trường hợp người cao tuổi tự nguyện tham gia.
Điều 8. Người quản lý phương tiện giao thông và công trình văn hóa, thể dục, thể thao phải ưu tiên sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng và hoạt động văn hóa, thể thao.
Điều 9. Người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989.
Người cao tuổi được hưởng dịch vụ ưu tiên khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24 tháng 01 năm 1991 về Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế.
Điều 10. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, phương tiện theo khả năng thực tế của địa phương để người cao tuổi tham gia luyện tập thể dục, thể thao, tập thể dục dưỡng sinh, hoạt động văn hóa, phù hợp với thể lực và tâm lý của người cao tuổi.
Tuỳ theo khả năng của mình, hàng năm Uỷ ban nhân dân cấp xã có hình thức mừng thọ thiết thực cho người cao tuổi.
CHƯƠNG III
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Điều 11.
1. Nhà nước khuyến khích người cao tuổi đóng góp những kinh nghiệm, hiểu biết của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; người cao tuổi trực tiếp tổ chức các hoạt động tạo thu nhập và việc làm được Nhà nước cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tuỳ theo khả năng của mình, người cao tuổi lựa chọn và tham gia các hoạt động được quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh người cao tuổi thông qua Hội người cao tuổi cơ sở và các Hội xã hội nghề nghiệp.
Điều 12. Người cao tuổi trực tiếp thành lập các cơ sở hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, học tập nâng cao trình độ, các cơ sở dịch vụ phục vụ người cao tuổi không vì mục tiêu lợi nhuận thì được Nhà nước khuyến khích, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 13. Hội người cao tuổi ở Trung ương và ở cấp xã được lập Qũy chăm sóc người cao tuổi theo Nghị định số 177/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 12 năm 1999 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Qũy xã hội, Qũy từ thiện.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 14.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi; tổ chức và quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý nhà nước về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi theo quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Pháp lệnh người cao tuổi và Điều 9 của Nghị định này.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành các văn bản quy phạm về thiết kế, xây dựng hoặc cải tiến các công trình công cộng đáp ứng nhu cầu hoạt động của người cao tuổi và công tác chăm sóc người cao tuổi.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn việc tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc thành lập, phát triển và điều hành Quỹ chăm sóc người cao tuổi; bố trí kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội người cao tuổi.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức, hướng dẫn việc giáo dục thường xuyên đối với người cao tuổi.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 25 và Điều 29 của Pháp lệnh người cao tuổi.
Điều 15.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với người cao tuổi, nắm vững số lượng, chất lượng người cao tuổi và vận động nhân dân chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi.
2. Căn cứ các quy định của Pháp lệnh người cao tuổi, hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách hỗ trợ các hoạt động thiết thực của người cao tuổi thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Thể dục Thể thao, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 18. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
 

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 30/2002/ND-CP

Hanoi, March 26, 2002

 

DECREE

PRESCRIBING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON ELDERLY PEOPLE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

Pursuant to the Ordinance on Elderly People of April 28, 2000;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. Vietnamese elderly people are citizens of the Socialist Republic of Vietnam, who are aged full 60 or older.

2. Elderly overseas Vietnamese and foreign elderly people, while living and working in Vietnam, shall also be governed by the provisions in Article 13, Clause 1 of Article 14, Article 21 and Article 24 of the Ordinance on Elderly People.

Article 2.-

1. Persons having the obligation to support elderly people are their spouses, biological children, lawfully adopted children, daughters-in-law, sons-in-law, and grandchildren (grandchildren of paternal or maternal grandparents).

2. Lonely elderly people without any support and income sources and disabled elderly people of poor families shall be assisted by the State and the society.

Article 3.-The State and the society have the responsibility to care for and promote the role of the elderly people in the cause of national construction and defense; organize and mobilize families and society to contribute to the cause of caring for and promoting the role of the elderly people.

Article 4.-Elderly people must set good examples in fostering their own ethical qualities and in observing law; educate young generations in preserving and developing the nation’s fine traditions; and try their best to become the exemplary elder.

Chapter II

SUPPORTING AND CARING FOR ELDERLY PEOPLE

Article 5.-

1. Those who have the obligation to support elderly people shall have to fulfill their obligations as prescribed in Article 9 and Article 10 of the Ordinance on Elderly People.

2. In cases where those who have the obligation to support elderly people authorize individuals or service organizations to take care of elderly people as prescribed in Article 11 of the Ordinance on Elderly People, there must be clear agreement on the contents and duration of the care; expenses for the nurture and healthcare, and remuneration.

Article 6.-

1. Lonely elderly people without any support and income sources shall be provided social allowances by the State or cared at social relief establishments and when they die, the burial costs shall be subsidized as prescribed in Article 7, Article 10 and Article 11 of the Government’s Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000 on social relief policies; entitled to medical examination and treatment as prescribed in Article 3 of the Government’s Decree No. 95/CP of August 28, 1994 on the partial collection of hospital fee.

2. Disabled elderly people of poor families shall be considered for entitlement to social allowances at their communities.

3. Elderly people, whose spouses are still alive, but old and weak, who have no biological children, grandchildren or relatives to rely and no income sources, shall be considered for entitlement to support regimes prescribed in Clause 1 of this Article.

4. Elderly people aged 90 or older, if having no pensions or other social allowances, shall be entitled to enjoy monthly social allowances from the local budget.

Article 7.-Elderly people shall be exempt from contributions to social and community activities, except for cases where they voluntarily take part therein.

Article 8.-Those who manage transport means as well as cultural and physical training and/or sport works must prioritize the arrangement of suitable seats for elderly people when the latter take part in public traffic, as well as cultural and sport activities.

Article 9.-Elderly people shall be given healthcare as prescribed in the Law on Protection of People’s Health of July 11, 1989.

Elderly people shall be given priority in medical examination and treatment at medical establishments according to Decree No. 23/HDBT of the Council of Ministers (now the Government) of January 24, 1991 on the Regulation on medical examination and treatment as well as functional rehabilitation.

Elderly people aged 100 or older shall be granted Health Insurance Cards free of charge.

Article 10.-The People’s Committees of all levels shall, depending on the actual capability of their localities, have to create favorable conditions regarding places, devices and facilities for elderly people to take part in physical training, sports, and cultural activities, suitable to their physical strength and psychology.

Depending on their capability, annually, the commune-level People’s Committees shall organize longevity parties for elderly people in practical forms.

Chapter III

PROMOTING THE ROLE OF ELDERLY PEOPLE IN THE CAUSE OF NATIONAL CONSTRUCTION AND DEFENSE

Article 11.-

1. The State encourages the elderly people to contribute their experiences and knowledge to the cause of national construction and defense; elderly people who directly organize activities, thus generating incomes and creating jobs, shall be provided with loans at preferential interest rates by the State and entitled to tax exemption and/or reduction according to current legislation.

2. Depending on their capabilities, the elderly people may select and participate in various activities prescribed in Article 24 of the Ordinance on Elderly People through grassroots Elderly People’s Associations and socio-professional societies.

Article 12.-Elderly people who directly set up cultural, physical training, sport, skills training and fostering establishments and/or service establishments for elderly people for non-profit purposes shall be encouraged by the State and entitled to tax exemption and/or reduction according to the provisions of current legislation.

Article 13.-The Association of Elderly People at central and commune levels may set up the elder-care fund under the Government’s Decree No. 177/1999/ND-CP of December 22, 1999 promulgating the Regulation on the organization and operation of social funds and charitable funds.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF THE STATE AGENCIES

Article 14.-

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform the function of State management over the elder-related work; assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in formulating and promulgating or submitting to the Government for promulgation legal documents on elderly people; organize and manage social relief centers.

2. The Ministry of Health shall exercise the State management over the provision of healthcare for elderly people according to the provisions in Article 14, Article 15 and Article 16 of the Ordinance on Elderly People and Article 9 of this Decree.

3. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in promulgating legal documents on the design, construction or renovation of public works, meeting the elderly people’s activities demands and the care for elderly people.

4. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the Commission for Physical Training and Sports in guiding the propagation, mobilization and creation of conditions for the elderly people to take part in cultural, physical training and sport activities.

5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with concerned ministries and branches in guiding the setting up, development and administration of the elder-care funds; allocate funding in support of the activities of the elderly people’s associations.

6. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in organizing and guiding the regular education for elderly people.

7. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to exercise the State management as prescribed in Article 25 and Article 29 of the Ordinance on Elderly People.

Article 15.-

1. The People’s Committees of all levels shall have to organize the implementation of the policies and regimes towards the elderly people, firmly grasp the number and quality of elderly people, and mobilize people to care for, support as well as promote the role of, the elderly people.

2. On the basis of the provisions of the Ordinance on Elderly People, annually, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall work out financial plans and estimates of budget funding to support the practical activities of elderly people in their localities.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16.-This Decree takes effect 15 days after its signing.

The previous provisions which are contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 17.-The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Construction, the Ministry of Communications and Transport, the Commission for Physical Training and Sports, the concerned ministries and branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 18.-The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 30/2002/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất