Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT thực hiện bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 47/2011/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Hồ Xuân Hùng |
Ngày ban hành: | 29/06/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
Ngày 19/06/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, để được tham gia thí điểm bảo hiểm, đối tượng tham gia bảo hiểm phải có đơn tự nguyện, cam kết tham gia thí điểm bảo hiểm; thực hiện quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, phòng dịch theo quy định tại Thông tư này hoặc quy trình của của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Khi xảy ra thiệt hai do thiên tai, dịch bệnh, người sản xuất phải báo cáo cho chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức xác định thiệt hại; đồng thời phối hợp với các bên liên quan để hạn chế tổn thất và thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định.
Về mức độ thiệt hại được bảo hiểm, Thông tư quy định: Năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 03 năm gần nhất; chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên thì được bảo hiểm. Đối với cây lúa nước, vật nuôi, thủy sản được cơ quan thú y, bảo vệ thực vật hoặc người chăm sóc, chữa trị thì được trả tiền thuốc, tiền công chữa bệnh nhưng không quá 20% giá trị bảo hiểm.
Cũng theo Thông tư này còn có danh sách các địa bàn thực hiện thí điểm bảo hiểm, như: Bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; Bảo hiểm chăn nuôi tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai…; Bảo hiểm thủy sản tại Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau.
Mỗi tỉnh lựa chọn địa bàn thí điểm bảo hiểm phải có quy mô sản xuất mang tính đại diện cho đối tượng được bảo hiểm tại địa phương; các huyện, xã được đại diện phải đảm bảo tính đại diện, hợp lý trong khu vực, thuận lợi cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, giám sát, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011.
Xem chi tiết Thông tư47/2011/TT-BNNPTNT tại đây
tải Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 47/2011/TT-BNNPTNT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2011 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRONG TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI, NUÔI THỦY SẢN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 315/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn các quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí quy mô sản xuất, quy trình sản xuất; quy định các loại thiên tai, dịch bệnh và xác định mức độ thiệt hại đối với cây lúa nước; chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa; lợn (thịt, nái, đực giống); gà, vịt (đẻ, thịt); thủy sản nuôi (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng) được lựa chọn tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh).
Các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản (sau đây gọi tắt là người sản xuất) tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 theo Khoản 2, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp;
- Thực hiện bảo hiểm đối với chăn nuôi: Lợn (thịt, nái, đực giống) tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Gà (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng Nai; Vịt (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai; Bò (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai; Bò sữa tại Hà Nội, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Trâu (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An;
- Thực hiện bảo hiểm đối với thủy sản nuôi: Cá tra tại Bến Tre, Trà Vinh; Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố và xác nhận loại thiên tai, dịch bệnh xảy ra tại địa phương theo Khoản 1, 2 Điều 3 của Thông tư này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận mức độ thiệt hại tại địa phương để làm căn cứ giải quyết bồi thường theo điều kiện của hợp đồng bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn.
- Đối với trâu, bò (thịt, cày kéo): Tính từ 06 tháng tuổi trở lên, không phân biệt tính dục, sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh;
- Đối với trâu, bò (sinh sản), bò sữa: Tính từ 12 tháng tuổi trở lên có tính dục rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn giống.
- Chăn nuôi lợn thịt: Thời gian được bảo hiểm tối đa là 150 ngày (Lợn ngoại tính từ khi lợn 50 ngày tuổi đưa vào nuôi thịt đến 200 ngày tuổi khi giết thịt; Lợn lai tính từ 60 ngày tuổi đưa vào nuôi thịt đến 210 ngày tuổi khi giết thịt);
- Chăn nuôi lợn nái: Thời gian được bảo hiểm tối đa là 180 ngày (tính từ khi lợn nái phối giống có chửa đến khi cai sữa lợn con);
- Chăn nuôi lợn đực giống: Thời gian bắt đầu được bảo hiểm từ 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 10 tháng tuổi đối với lợn ngoại và lợn lai. Thời gian tính bảo hiểm không quá 34 tháng đối với lợn đực khai thác tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo và 28 tháng đối với lợn đực phối giống trực tiếp.
- Chăn nuôi gà, vịt thịt: Từ 01 - 50 ngày đối với gà, vịt công nghiệp; 01 - 70 ngày đối với gà, vịt kiêm dụng và 01 - 150 ngày đối với gà, vịt bản địa;
- Chăn nuôi gà, vịt đẻ: Từ 01 - 365 ngày đối với gà đẻ và 700 ngày đối với vịt đẻ.
- Vùng nuôi cá tra thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên;
- Vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên; bán thâm canh có diện tích 10 ha, quảng canh cải tiến có diện tích 15 ha trở lên;
- Vùng nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải đảm bảo có đường giao thông; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ liên quan và Tổng cục Thủy sản tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phạm vi trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi được phân công;
- Hàng quý tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và gửi Bộ Tài chính.
Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi được phân công và hàng quý gửi báo cáo về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các cấp và người sản xuất tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA NƯỚC THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật về canh tác lúa nước áp dụng cho các tỉnh (Nam Định, Thái Bình, An Giang, Đồng Tháp, Bình Thuận) tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
B. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
I. CÁC TỈNH NAM ĐỊNH, THÁI BÌNH
1. Vụ Đông - Xuân
a) Thời vụ: Vụ Đông - Xuân chủ yếu sử dụng các giống lúa ngắn ngày, gieo cấy trong trà xuân muộn.
Lấy mốc thời điểm lúa trỗ an toàn từ ngày 01 đến ngày 15/5 để làm căn cứ tính thời điểm xuống giống phù hợp cho từng giống và từng trà lúa. Hướng chung cần bố trí gọn từng trà, ở từng địa phương, mỗi trà tập trung gieo mạ trong khoảng 07 - 10 ngày, cụ thể:
- Trà Xuân sớm gieo mạ từ ngày 15 đến ngày 20/11, Xuân chính vụ gieo mạ từ ngày 5 đến ngày 15/12, cấy từ ngày 20/01 đến ngày 10/02.
- Trà Xuân muộn tập trung gieo mạ sau tiết đại hàn từ ngày 20/01 đến ngày 10/02. Cấy tập trung sau lập xuân từ ngày 10/02 đến ngày 25/02, kết thúc cấy lúa xuân trước ngày 28/02.
Gieo mạ: từ ngày 10/02 đến ngày 15/02;
* Định hướng gieo cấy các giống lúa:
Mỗi địa phương chọn từ 3 - 4 giống lúa chủ lực và 1 - 2 giống bổ sung để vừa tạo điều kiện sản xuất hàng hóa, đồng thời giảm sức ép về thời vụ, sâu bệnh, giá cả. Một số giống lúa chủ lực cho các trà gieo cấy như sau:
- Trà Xuân sớm, Xuân trung sử dụng các giống: VN10, Xi23, X21, Hương cốm, ĐS1 …
- Trà Xuân muộn tập trung 2 nhóm giống:
+ Nhóm năng suất cao, chất lượng trung bình: Khang dân 18, Q5, TBR1, TBR36, ĐB5, ĐB6, DT37, Khang dẫn đột biến, Nhị ưu 838, Nhị ưu 86B, Nhị ưu 69, Phú ưu số 1, VL20, VL24, TH3-4, HYT83, HYT100, Thực Hưng 6, Vân Quang 14, B-TE1, D.ưu 527, D.ưu 725, Syn.6, Thiên ưu 1025,...
+ Nhóm năng suất khá, chất lượng cao: QR1, HT1, Bắc thơm 7, Nàng xuân, NĐ1, NĐ5, VHC, QR1, BC15, Nếp 87, Nếp 97, HYT100, TH3-3 và một số giống mới đã được công nhận cho sản xuất thử như HT6, TL6, T10 …
b) Mật độ cấy: tùy theo đặc điểm của các giống lúa và loại đất mà cấy với mật độ phù hợp:
- Các giống lúa lai cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm.
- Các giống lúa thuần cực ngắn cấy khoảng 50 khóm/m2, giống ngắn ngày cấy 45 - 50 khóm/m2, giống dài và trung ngày cấy 40 - 45 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm.
c) Phân bón: lượng phân bón tùy theo giống và chân đất khác nhau
- Lượng bón cho một ha:
+ Phân chuồng 8 - 10 tấn (hoặc 500 - 600 kg phân hữu cơ vi sinh);
+ Đạm urê 200 - 300 kg;
+ Supe lân 500 - 600 kg;
+ Kali clorua 160 - 200 kg;
(đối với chân ruộng chua trũng cần bón lót thêm 500 - 700kg vôi bột/ha)
- Cách bón:
+ Đối với giống ngắn ngày:
• Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + 40% đạm + 30% kali;
• Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm + 30% kali;
(chú ý: Vụ xuân khi trời ấm mới bón đạm).
• Bón đón đòng: 10% đạm + 40% kali.
+ Đối với giống trung và dài ngày:
• Bón lót trước khi cấy: Toàn bộ phân chuồng, lân + 40% đạm;
• Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% đạm + 50% kali;
• Bón đón đòng: 20% đạm + 50% kali.
d) Chế độ nước: Khi cấy để nước nông giúp cho các thao tác cấy thuận tiện, cấy nông đều. Sau đó rút cạn nhẹ (còn 2 - 3cm nước mặt ruộng) để cho lúa đẻ mạnh. Cấy mạ dày xúc, mạ sân thì điều chỉnh nước cho phù hợp. Khi lúa kết thúc đẻ thì rút nước đến nẻ chân chim, sau đó tháo vào ruộng ở mức bình thường để lúa phân hóa đòng, trỗ bông và vận chuyển chất khô vào hạt. Khi lúa chín sáp rút cạn nước cho cây cứng không bị đổ.
đ) Làm cỏ: dùng thuốc trừ cỏ để trừ cỏ dại theo hướng dẫn hoặc làm cỏ sục bùn 1 - 2 lần, kết hợp với bón phân.
e) Các loại sâu bệnh cần phòng trừ: Bọ trĩ hay gây hại thời kỳ mạ và lúa non. Sâu cuốn lá, rầy vào thời kỳ lúa con gái, đứng cái và bắt đầu trỗ. Bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện vào thời kỳ đứng cái, trỗ bông; sâu đục thân giai đoạn lúa trỗ … Cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
2. Vụ Mùa
a) Thời vụ:
- Mùa sớm: gieo ngày 10/6 - 20/6 với các giống lúa thuần: Khang dân 18, Q5, BC15, QR1, HT1, Bắc thơm 7, Việt hương chiếm, Nam Định 1, Nam Định 5, Nếp 87, Nếp 97, Nếp IRi352 và một số giống lúa đặc sản địa phương;
Các giống lúa lai: Phú ưu số 1, Nam Dương 99, N. ưu 69, HYT100, TH3-3, Việt lai 20, TX111, CNR02, Thiên ưu 1025, TH3-3;
- Mùa trung: gieo ngày 15/6 - 25/6 với các giống lúa: X21, Xi23, VN10, NX30, Bắc ưu 903 KBL, Bte-1…; QR1, Việt hương chiếm, Khang dân 18, Nam Định 1, TX111, Phú ưu 1, CNR02, Nam Dương 99, N.ưu 69, HYT100, Thiên ưu 1025, Nếp N87, N97, TH3-3, BC15, TBR1 (Q5), Bắc thơm số 7;
- Mùa muộn: Gieo mạ ngày 25/5 - 5/6; cấy: ngày 25/6 - 5/7 với các giống lúa: Nếp Bắc, Nếp Cái Hoa Vàng, Dự, Tám thơm các loại …
b) Mật độ cấy: Tùy theo đặc điểm của các giống lúa và loại đất mà cấy với mật độ phù hợp:
- Các giống lúa lai cấy mật độ 40 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm;
- Các giống lúa thuần cực ngắn cấy khoảng 50 khóm/m2, giống ngắn ngày cấy 45 - 50 khóm/m2, giống dài và trung ngày cấy 40 - 45 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm;
- Gieo thẳng 40 - 50 kg thóc giống/ha;
c) Phân bón: lượng phân bón tùy theo giống và chân đất khác nhau
- Lượng bón tính cho một ha:
+ Phân chuồng 8 - 10 tấn (hoặc 500 - 600kg phân hữu cơ vi sinh);
+ Đạm urê 200 - 250kg;
+ Supe lân 450 - 500kg;
+ Kali clorua 160 - 220kg.
(đối với những chân ruộng thấp cần bón lót thêm 500 - 700 kg vôi bột/ha)
- Cách bón:
+ Đối với giống ngắn ngày:
• Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + 40% đạm + 30% kali;
• Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm + 30% kali;
• Bón đón đòng: 10% đạm + 40% kali.
+ Đối với giống trung và dài ngày:
• Bón lót trước khi cấy: Toàn bộ phân chuồng, lân + 40% đạm;
• Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% đạm + 50% kali;
• Bón đón đòng: 20% đạm + 50% kali.
d) Chế độ nước: Điều tiết nước hợp lý để gieo cấy thuận tiện, giai đoạn đẻ nhánh điều chỉnh mực nước 2 - 3cm để cho lúa đẻ thuận lợi. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh, rút nước để ruộng đến nẻ chân chim, sau đó tháo nước vào ruộng ở mức trung bình để lúa phân hóa đòng, trỗ bông và vận chuyển chất khô vào hạt được thuận lợi. Khi lúa chín sáp rút cạn nước cho cây cứng không bị đổ.
đ) Làm cỏ: dùng thuốc trừ cỏ để trừ cỏ dại theo hướng dẫn hoặc làm cỏ sục bùn 1 - 2 lần, kết hợp với bón phân.
e) Các loại sâu bệnh cần phòng trừ: Bọ trĩ hay gây hại thời kỳ mạ và lúa non. Sâu cuốn lá, rầy vào thời kỳ lúa con gái, đứng cái và bắt đầu trỗ. Bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện vào thời kỳ đứng cái, trỗ bông; sâu đục thân giai đoạn lúa trỗ …. Cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
II. CÁC TỈNH NGHỆ AN, HÀ TĨNH
1. Vụ Đông - Xuân
a) Thời vụ:
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống để quyết định thời gian gieo mạ, sao cho đảm bảo lúa trổ tập trung vào ngày 25/4 - ngày 05/5; mỗi trà tập trung gieo cấy trong 5 ngày, cụ thể:
- Xuân sớm có thể gieo từ ngày 25/12 năm trước đến ngày 05/01 năm sau.
- Xuân chính vụ có thể gieo từ ngày 10 - 25/01 hàng năm.
* Định hướng cơ cấu giống:
Việc bố trí cơ cấu giống sẽ căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử và công nhận giống mới hàng năm; trước mắt sử dụng một số giống chủ lực sau:
- Xuân sớm: Sử dụng các giống AC5, BT-E1, BC15;
- Xuân chính vụ: Sử dụng các giống Khải phong số 1, Nhị ưu 986, Thiên nguyên ưu 9, Kim ưu 725, Nhị ưu 725, Syn6, Nghi Hương 2308, Bio.404, Dương Quang 18, N.ưu 69, PHB71, Nam Dương 99, Khải phong số 7, Q.ưu 6, Q.ưu 1, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7; Vật tư-NA1, nếp 352, nếp 97, nếp 87;
b) Mật độ cấy: Tùy theo đặc điểm của các giống, loại đất, trình độ thâm canh để cấy mật độ cho phù hợp, cụ thể:
- Những vùng áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) cấy với mật độ 25 - 30 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm.
- Những vùng không áp dụng kỹ thuật thâm canh cải tiến:
+ Các giống lúa lai cấy mật độ 40 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm;
+ Các giống lúa thuần cực ngắn cấy khoảng 50 khóm/m2, giống ngắn ngày cấy 45 - 50 khóm/m2, giống dài và trung ngày cấy 40 - 45 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm.
c) Phân bón:
- Lượng bón tính cho 1 ha:
+ Phân chuồng 8 - 10 tấn (hoặc 500 - 600 kg phân hữu cơ vi sinh);
+ Đạm urê 200 - 250 kg;
+ Supe lân 500 - 600 kg;
+ Kali clorua 160 - 200 kg;
(đối với những chân ruộng thấp cần bón lót thêm 400 - 500kg vôi bột/ha)
- Cách bón:
+ Đối với giống cây ngắn ngày:
• Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + 40% đạm + 30% kali;
• Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm + 30% kali;
• Bón đón đòng: 10% đạm + 40% kali.
+ Đối với giống trung và dài ngày:
• Bón lót trước khi cấy: Toàn bộ phân chuồng, lân + 40% đạm;
• Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% đạm + 50% kali;
• Bón đón đòng: 20% đạm + 50% kali.
d) Chế độ nước: Điều tiết nước hợp lý để gieo cấy thuận tiện, giai đoạn đẻ nhánh điều chỉnh mực nước 2 - 3cm để cho lúa đẻ thuận lợi. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh, rút nước để ruộng đến nẻ chân chim, sau đó tháo nước vào ruộng ở mức trung bình để lúa phân hóa đòng, trỗ bông và vận chuyển chất khô vào hạt được thuận lợi. Khi lúa chín sáp rút cạn nước cho cây cứng không bị đổ.
đ) Làm cỏ: dùng thuốc trừ cỏ để trừ cỏ dại theo hướng dẫn hoặc làm cỏ sục bùn 1 - 2 lần, kết hợp với bón phân.
e) Các loại sâu bệnh cần phòng trừ: Bọ trĩ hay gây hại thời kỳ mạ và lúa non. Sâu cuốn lá, rầy vào thời kỳ lúa con gái, đứng cái và bắt đầu trỗ. Bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện vào thời kỳ đứng cái, trỗ bông; sâu đục thân giai đoạn lúa trỗ …. Cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
2. Vụ Hè - Thu, vụ Mùa
a) Thời vụ:
- Vụ Hè - Thu:
Quan điểm về bố trí thời vụ sản xuất Hè - Thu là “càng sớm, càng tốt” và phải đảm bảo yêu cầu là né tránh được lụt cuối vụ, vì vậy cần căn cứ vào thời điểm lúa Xuân trổ để ra giống và tốt nhất là lúa Xuân trổ được 10 - 15 ngày là ra giống Hè thu. Việc bố trí thời vụ, lựa chọn cơ cấu giống phải đảm bảo được yêu cầu sau:
+ Vùng Hè - Thu chạy lụt: Thu hoạch trước ngày 05/9;
+ Vùng Hè - Thu thâm canh: Thu hoạch chậm nhất là ngày 15/9.
- Vụ Mùa: Phải đảm bảo thời gian thu hoạch như sau:
+ Mùa sớm: Thu hoạch trong tháng 9;
+ Mùa chính vụ: Kết thúc cấy trước ngày 10/8.
b) Chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh tương tự như vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc (Nam Định, Thái Bình).
III. CÁC TỈNH AN GIANG, ĐỒNG THÁP
An Giang và Đồng Tháp có một số điều kiện tương đồng về sản xuất lúa. Quy trình này phần lớn có thể áp dụng chung cho cả hai tỉnh.
1. Thời vụ
a) Vụ Đông - Xuân: bắt đầu từ ngày 26/10 đến ngày 31/12;
b) Vụ Hè - Thu: bắt đầu từ ngày 20/03 đến ngày 10/5;
c) Vụ Thu - Đông: bắt đầu từ ngày 25/6 đến ngày 30/8.
2. Làm đất
Mặt ruộng phải được san bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và dọn sạch cỏ dại trước khi sạ, cấy.
c) Vụ Đông - Xuân: Sau khi thu hoạch xong vụ Hè - Thu trên vùng đất 2 vụ, đất được cày thả, đến khi nước rút tiến hành trục, san bằng mặt ruộng; đối với vùng đất 3 vụ sau khi thu hoạch lúa Thu đông thì tiến hành làm đất như vụ Hè - Thu.
b) Vụ Hè - Thu: Sau khi thu hoạch lúa Đông - Xuân, cày ải trước khi gieo sạ (độ sâu cày nhỏ nhất 20cm) và phơi đất ít nhất 2 tuần.
c) Vụ Thu - Đông: Sau khi thu hoạch xong vụ Hè - Thu trên nền đất 3 vụ, biện pháp làm đất như vụ Hè - Thu.
3. Chuẩn bị giống
a) Chọn giống: Chọn các giống lúa trong danh mục khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở từng thời điểm và có chất lượng gạo trắng đáp ứng yêu cầu chất lượng cao theo tiêu chuẩn quy định.
- Về nguyên tắc cơ cấu giống trong từng vụ được bố trí 3 - 5 giống chủ lực là những giống lúa chất lượng cao, có diện tích chiếm trên 15% diện tích sản xuất trong vụ, đồng thời bố trí 2 - 3 giống lúa bổ sung là những giống đã tỏ ra thích nghi với điều kiện canh tác của địa phương nhưng còn phải tiếp tục theo dõi trên diện rộng. Hầu hết đều là những giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90 - 105 ngày. Tỉ lệ các giống lúa chủ lực có thể thay đổi theo từng vụ;
- Xếp theo thứ tự tỉ lệ từ cao đến thấp thường sử dụng các giống lúa sau: IR 50404, OM 4218, OM 2514, OM 2517, JASMINE 85, OM 5472, OM 4900, OMCS 2000, VD 20, VNĐ 95-20 và Nếp;
b) Chất lượng giống: Lúa giống phải có độ đồng đều cao, không có lẫn cỏ dại, lúa cỏ và giống khác.
4. Mật độ sạ
Tùy theo giống, mùa vụ, độ bằng phẳng của mặt ruộng và khả năng thoát nước của từng thửa ruộng để quyết định mật độ sạ, mật độ sạ thích hợp từ 80kg - 120kg/ha. Những nơi có điều kiện thì sạ bằng công cụ sạ hàng.
5. Ngâm ủ giống và xử lý hạt giống
Giống được ngâm trực tiếp vào dung dịch nước muối nồng độ 15% trong vòng 15 - 30 phút vớt bỏ hạt lép lửng nổi phía trên, phần chìm còn lại vớt ra rửa và ngâm tiếp với nước sạch 48 giờ, ủ kỹ trong thời gian 24 giờ cho đến khi hạt giống nẩy mầm. Sau đó tiến hành gieo sạ bằng công cụ sạ hàng.
6. Phân bón
a) Nguyên tắc bón phân cho lúa: bón theo nhu cầu của cây vào các thời điểm sinh trưởng (mạ, đẻ nhánh, tượng đòng); bón đúng liều lượng; không bón thừa phân đạm. Thời kỳ bón cho cây lúa, có thể chia làm 3 đợt bón chính: Đợt 1: từ 7 - 10 ngày sau sạ, đợt 2: từ 18 - 22 ngày sau sạ, đợt 3: từ 40 - 45 ngày sau sạ.
* Chú ý: tùy điều kiện sinh trưởng, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống lúa đang canh tác mà gia giảm thời gian bón.
Lượng phân bón khuyến cáo tham khảo theo từng vùng canh tác
Loại đất |
Lượng phân nguyên chất cần bón (Kg/ha) |
|||||
Đạm (N) |
Lân (P2O5) |
Kali (K2O) |
||||
ĐX |
HT |
ĐX |
HT |
ĐX |
HT |
|
Đất phù sa ven sông |
90 - 100 |
75 - 90 |
40 - 50 |
50 - 60 |
30 - 50 |
30 - 50 |
Đất phèn nhẹ |
80 - 100 |
70 - 80 |
40 - 60 |
50 - 60 |
30 - 50 |
30 - 50 |
Đất phèn trung bình |
60 - 80 |
60 |
40 - 60 |
60 - 80 |
30 - 50 |
30 - 50 |
* Ghi chú: ĐX: Đông - Xuân, HT: Hè - Thu
Riêng đối với đất 3 vụ canh tác nhiều năm có thể bón thêm 20% tổng lượng phân đạm, nên bổ sung phân hữu cơ nhằm cải tạo đất.
Sử dụng bảng so màu lá để kiểm soát việc dư thừa đạm ở 2 đợt bón cuối.
b) Thời điểm và liều lượng phân bón:
- Bón lót: trước khi gieo sạ. Vùng đất phèn nên bón lót phân lân nung chảy Văn điển (16% P2O5) từ 100- 400 kg/ha tùy độ phèn của đất, giúp hạ phèn ngay từ đầu, bộ rễ sẽ phát triển tốt hơn;
- Bón phân lần 1: từ 7 - 10 ngày sau mạ (NSS), bón theo bảng hướng dẫn sau đây tùy theo mùa vụ và loại đất.
Loại đất |
Lượng phân cần bón (Kg/ha) |
|||||
Urê |
DAP |
KCl |
||||
ĐX |
HT |
ĐX |
HT |
ĐX |
HT |
|
Đất phù sa ven sông |
40 - 45 |
30 - 35 |
45 - 55 |
55 - 65 |
20 - 30 |
20 - 30 |
Đất phèn nhẹ |
35 - 45 |
25 - 30 |
45 - 65 |
55 - 65 |
20 - 30 |
20 - 30 |
Đất phèn trung bình |
25 - 30 |
15 - 20 |
45 - 65 |
65 - 87 |
20 - 30 |
20 - 30 |
* Chú ý: Bù lạch (bọ trĩ) thường gây hại giai đoạn bón phân lần 1. Phải đưa nước vào ngập ruộng 1 - 3cm trước khi bón phân
- Bón phân lần 2: từ 18 - 22 ngày sau sạ theo bảng hướng dẫn sau:
Loại đất |
Lượng phân cần bón (Kg/ha) |
|||
Urê |
DAP |
|||
ĐX |
HT |
ĐX |
HT |
|
Đất phù sa ven sông |
80 - 90 |
60 - 73 |
45 - 55 |
55 - 65 |
Đất phèn nhẹ |
70 - 80 |
55 - 65 |
45 - 65 |
55 - 65 |
Đất phèn trung bình |
50 - 65 |
30 - 40 |
45 - 65 |
65 - 87 |
(Lưu ý bón vá áo vào những chỗ xấu để điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa)
Đối với ruộng sạ mật độ thấp hoặc giống nảy chồi kém, sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng phun ngay sau khi bón phân để làm gia tăng số chồi hữu hiệu.
* Chú ý: Sâu đục thân, sâu phao, sâu cuốn lá, bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn lá trong giai đoạn này.
- Bón phân lần 3: lúc 40 - 45 ngày sau sạ theo bảng hướng dẫn sau:
Loại đất |
Lượng phân cần bón (Kg/ha) |
|||
Urê |
Kali |
|||
ĐX |
HT |
ĐX |
HT |
|
Đất phù sa ven sông |
40 - 45 |
30 - 35 |
30 - 55 |
30 - 55 |
Đất phèn nhẹ |
35 - 45 |
25 - 30 |
30 - 55 |
30 - 55 |
Đất phèn trung bình |
25 - 30 |
15 - 20 |
30 - 55 |
30 - 55 |
(Lưu ý: nên quan sát đồng lúa để bón phân giúp đòng phát triển tốt hơn)
Sau bón phân giữ nước đến lúa chín sáp (từ 60 - 70 ngày sau sạ) vì ở giai đoạn này nếu để ruộng khô thiếu nước thì lúa sẽ dễ bị lép.
* Chú ý: Bệnh đạo ôn, vàng lá, đốm vằn, lem lép hạt, sâu cuốn lá, rầy nâu.
- Bón phân cho vụ Thu - Đông có thể áp dụng công thức phân giống như khuyến cáo trong vụ Hè - Thu.
Riêng đối với đất 3 vụ canh tác nhiều năm có thể bón thêm 20% tổng lượng phân đạm, nên bổ sung phân hữu cơ nhằm cải tạo đất.
Tùy theo loại giống và điều kiện đất đai của từng vùng cụ thể có thể thay đổi lượng phân bón cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất và có thể sử dụng phân lân super, phân hợp chất khác như 20-20-15, 16-16-8, … để bón cho lúa, nhưng phải đảm bảo đúng lượng phân nguyên chất;
Nếu đất bị nhiễm phèn (các ruộng đều có pH < 5)="" nên="" dùng="" các="" biện="" pháp="" thủy="" lợi="" thoát="" phèn,="" ém="" phèn="" và="" bón="" thêm="" các="" loại="" phân="" giúp="" hạ="" phèn="" như:="" vôi="" bột="" (200="" -="" 400kg/ha)="" trước="" khi="" làm="" đất,="" hoặc="" phân="" lân="" nung="" chảy="" (lân="" long="" thành,="" lân="" văn="" điển="" 100="" -="" 400kg/ha).="" 5)="" nên="" dùng="" các="" biện="" pháp="" thủy="" lợi="" thoát="" phèn,="" ém="" phèn="" và="" bón="" thêm="" các="" loại="" phân="" giúp="" hạ="" phèn="" như:="" vôi="" bột="" (200="" -="" 400kg/ha)="" trước="" khi="" làm="" đất,="" hoặc="" phân="" lân="" nung="" chảy="" (lân="" long="" thành,="" lân="" văn="" điển="" 100="" -="">
7. Chăm sóc
a) Quản lý nước:
- 5 ngày sau sạ cho nước vào ruộng, mực nước xâm xấp (tráng gốc cây lúa) giúp ruộng giữ ẩm tốt hoặc ngập 2 - 3cm. Quan sát ốc bưu vàng trên ruộng;
- Từ 7 - 10 ngày sau sạ tiếp tục cho nước vào ruộng ngập 5 - 7cm;
- 28 ngày sau sạ bắt đầu tháo khô ruộng lần thứ nhất (nếu các hàng lúa lá đã giáp tán với nhau);
- Từ 35 - 49 ngày sau sạ cho nước vào ruộng, giữ mực nước 5cm (chuẩn bị bón phân đợt 3), sau khi bón phân để nước rút tự nhiên, đến khi xuống dưới mặt đất 15cm thì bơm nước vào cao nhất là 5cm;
- Từ 80 - 85 ngày sau sạ bắt đầu tháo khô nước ruộng để lúa chín đều và để thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp.
Chú ý: Tùy thời gian sinh trưởng của giống lúa mà điều chỉnh thời gian tưới tiêu, không để lúa bị ngập úng suốt vụ.
b) Cấy dặm: Lúa khoảng 15 - 20 ngày, tiến hành cấy dặm những nơi bị chết; tỉa những nơi mật độ quá dầy.
c) Khử lẫn: Thường xuyên khử lẫn những cây khác dạng hình và lúa cỏ, khâu khử lẫn thực hiện dứt điểm 15 ngày trước khi thu hoạch.
8. Quản lý dịch hại
Trên cơ sở của việc áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp như chuẩn bị đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, xuống giống theo lịch thời vụ, sử dụng giống có độ đồng đều cao, sạ thưa, bón phân cân đối, hợp lý và quản lý nước tốt sẽ giúp cho cây lúa khỏe mạnh với tán lúa không dày đặc, đây sẽ là điều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên không cần sử dụng thuốc trừ sâu và chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ bệnh cháy bìa lá, đạo ôn và đốm vằn là chủ yếu.
a) Cỏ dại: Làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng, giữ ruộng ngập nước trong giai đoạn đầu để khống chế cỏ dại. Sử dụng thuốc tiền nẩy mầm hoặc hậu nẩy mầm áp dụng theo liều khuyến cáo trên nhãn và ruộng phải đủ ấm; nên luân phiên các loại thuốc cỏ có hoạt chất khác nhau để hạn chế tính kháng của cỏ dại.
b) Ốc bưu vàng: Biện pháp hiệu quả kinh tế nhất là thu gom ốc bươu vàng trước khi gieo sạ, đánh đường nước gom ốc xuống nơi trũng để bắt và kiểm soát. Nếu sau khi sạ, ruộng lúa bị nhiễu ốc bươu vàng với mật độ cao thì sử dụng thuốc hóa học.
c) Rầy Nâu: Quản lý rầy nâu theo Sổ tay Hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không nên dùng thuốc gốc cúc tổng hợp để trừ rầy vì dễ bộc phát tính kháng và gây cháy rầy. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis và nấm Beauveria, Metarhizium, …
* Chú ý: Không dùng thuốc có gốc Acetamiprid để phòng trừ rầy từ giai đoạn lúa trổ.
d) Sâu cuốn lá nhỏ: Áp dụng Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (nguyên tắc chính: cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia) và không sử dụng thuốc trong 40 ngày đầu sau sạ vì cây lúa lúc này có khả năng phục hồi. Sử dụng thuốc hóa học theo 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách).
đ) Dịch bệnh:
- Cháy lá (Đạo ôn): Tùy theo đặc tính giống (giống nhiễm) và điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh cháy lá gây hại (sương mù nhiều và trời lạnh vào ban đêm) thì phải bơm nước vào ruộng và sử dụng thuốc để trị.
Để phòng trị bệnh đạo ôn cổ bông cần phải chú ý phun thuốc phòng ngừa trước và sau trổ … vì bệnh này ngoài việc làm giảm năng suất còn làm giảm rất đáng kể chất lượng gạo khi xay xát như tăng tỷ lệ gạo gãy và gạo bạc bụng.
- Đốm vằn.
- Vệ sinh đồng ruộng nhằm làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.
- Cày ải phơi đất giúp cho vi sinh vật có lợi phát triển để diệt mầm bệnh.
- Chú ý nguồn nước trên kênh rạch có nhiều lục bình mang bệnh, hạch nấm sẽ theo nước đi vào ruộng, khi dùng nguồn nước này cần cho qua lưới để hạch nấm không vào ruộng được.
- Vàng lá: Do sạ với mật độ thích hợp và bón phân vừa phải nên không cần phải sử dụng thuốc trị bệnh vàng lá. Trường hợp có bệnh vàng lá chín sớm phát sinh ở giai đoạn đòng trổ phát hiện có hơn 30% số lá có vết bệnh có thể phun thuốc có hoạt chất Benomyl.
- Cháy bìa lá: Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để quản lý bệnh chủ yếu sử dụng giống chống chịu kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo. Tránh bón thừa đạm khi phát hiện trên ruộng có triệu chứng bệnh. Nếu bệnh phát triển trong điều kiện mưa nhiều cần xử lý bằng thuốc đặc trị theo liều hướng dẫn.
- Lem lép hạt: Trong vụ Hè - Thu nếu lúa trổ gặp điều kiện mưa bão có thể phun phòng ngừa trước và sau trổ 7 - 10 ngày bằng các loại thuốc phòng trị bệnh lem lép hạt.
* Chú ý: Việc phun hóa chất bảo vệ thực vật cần áp dụng theo 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách).
IV. TỈNH BÌNH THUẬN
1. Thời vụ
a) Vụ Đông - Xuân: bắt đầu từ ngày 15/11 đến ngày 15/12;
b) Vụ Hè - Thu: bắt đầu từ ngày 15/3 đến ngày 30/6;
c) Vụ Mùa: bắt đầu từ ngày 15/8 đến ngày 30/9.
2. Làm đất
Mặt ruộng phải được san bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và dọn sạch cỏ dại trước khi sạ, cấy.
3. Chuẩn bị giống
- Sử dụng hạt giống xác nhận;
- Giống lúa chính: ML 202, ML 214, ML 48, IR 59606, OM 4900.
4. Mật độ sạ
Tùy theo giống, mùa vụ, độ bằng phẳng của mặt ruộng và khả năng thoát nước của từng thửa ruộng để quyết định mật độ sạ, mật độ sạ thích hợp từ 150kg - 200kg/ha.
5. Ngâm ủ giống và xử lý hạt giống
Giống được ngâm với nước sạch 48 giờ, ủ kỹ trong thời gian 24 giờ cho đến khi hạt giống nẩy mầm. Sau đó tiến hành gieo sạ lan hoặc bằng công cụ sạ hàng.
6. Phân bón
- Nguyên tắc bón phân cho lúa: bón theo nhu cầu của cây vào các thời điểm sinh trưởng (mạ, đẻ nhánh, tượng đòng); bón đúng liều lượng; không bón thừa phân đạm. Thời kỳ bón cho cây lúa, có thể chia làm 3 đợt bón chính: Đợt 1: 7 - 10 ngày sau sạ, đợt 2: 18 - 22 ngày sau sạ, đơt 3: 40 - 45 ngày sau sạ.
Riêng đối với đất 3 vụ canh tác nhiều năm có thể bón thêm 20% tổng số lượng phân đạm, nên bổ sung phân hữu cơ nhằm cải tạo đất.
Sử dụng bảng so màu lá để kiểm soát việc dư thừa đạm ở 2 đợt bón cuối.
Tùy theo đặc điểm vùng canh tác, các loại đất khác nhau, giống lúa khác nhau, phổ biến việc sử dụng phân bón như sau:
- Lượng bón cho một ha:
+ Đạm (N): 90 - 100 N
+ Lân (P2O5): 30 - 40 P2O5
+ Kali (K2O): 30 - 40 K2O
Riêng đối với giống có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày và đất 3 vụ canh tác nhiều năm có thể bón thêm 20% tổng lượng phân đạm.
- Cách bón:
+ Bón lót: Trước khi gieo sạ. Vôi bón sau lần làm đất đầu tiên. Tùy theo độ chua của đất để tăng hoặc giảm lượng vôi bón cho phù hợp. Vùng đất phèn bón lót phân lân từ 100 - 400 kg/ha tùy độ phèn của đất, giúp hạ phèn ngay từ đầu, bộ rễ sẽ phát triển tốt hơn.
+ Bón thúc: 03 đợt bón phân thúc chính được chia ra như sau:
Đợt 1: Lúc lúa được 2 - 3 lá (sau sạ 7 - 12 ngày) hoặc sau cấy 5 ngày để mạ nhanh phát triển, đẻ nhánh sớm, với 30% lượng đạm, 100% lượng lân nếu sử dụng phân lân đơn, 50% nếu sử dụng DAP và 50% lượng kali.
Đợt 2: Bón thúc lần 2 lúc lúa được 18 - 22 ngày. Lượng phân bón khoảng 40% tổng lượng đạm và 50% lượng lân còn lại nếu sử dụng DAP.
Đợt 3: Bón thúc lần 3 thực chất là bón đón đòng, trước trổ khoảng 15 - 20 ngày. Lượng bón số đạm và kali còn lại. Ở giai đoạn này cần quan sát đồng lúa (tim đèn dài 0,5 - 1cm) để xác định thời điểm bón và màu sắc lá để quyết định lượng bón.
7. Quản lý nước
Tùy thời gian sinh trưởng của giống lúa mà điều chỉnh thời gian tưới tiêu, không để lúa bị ngập úng suốt vụ. Giữ mực nước trong ruộng khoảng 05 - 10cm.
8. Quản lý dịch hại
- Phòng trừ cỏ dại từ đầu vụ lúa bằng các loại thuốc tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm tùy theo tình trạng và điều kiện quản lý nước của ruộng.
- Ốc bươu vàng: đánh rãnh, thu bắt trước khi xuống giống; nếu mật độ ốc bươu vàng cao có thể sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép để diệt trừ, chú ý tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách).
- Sâu cuốn lá: giai đoạn lúa trước 40 ngày sau sạ (ngày sau sạ, giai đoạn sau 40 ngày sau sạ nếu mật độ dưới 10 con/m2 không cần xử lý thuốc.
- Rầy nâu: Giải pháp quan trọng nhất là xuống giống tránh đợt rầy di trú trong giai đoạn lúa 20 ngày sau sạ; do đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy vào đèn để xuống giống; an toàn nhất là sau đỉnh cao rầy vào đèn thì tiến hành ngâm ủ giống để gieo sạ; sau gieo sạ nếu rầy còn di trú rải rác kết hợp dùng nước che chắn, thực hiện tốt điều này sẽ không cần phải phun thuốc trừ rầy cho lúa trong giai đoạn dưới 1 tháng tuổi. Khi lúa trên 1 tháng tuổi nếu mật độ rầy hơn 3 con/tép thì xử lý thuốc theo 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). Giai đoạn lúa trên 40 ngày sau sạ lợi dụng ẩm độ ruộng có thể đẩy mạnh phòng trừ rầy nâu bằng sử dụng thuốc sinh học hoặc tự nhiên (nguồn bệnh có ích sẵn trên ruộng) để tạo cân bằng hệ sinh thái, giúp khống chế mật số rầy nâu một cách bền vững.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ VÀ BÒ SỮA THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa, áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
2. Điều kiện áp dụng
a) Giống:
- Bao gồm các giống trâu, bò và bò sữa có trong danh mục được phép chăn nuôi và Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11, ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Con giống từ các cơ sở chăn nuôi, vùng an toàn dịch đối với bệnh, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y và được cách ly, theo dõi trong ít nhất 21 ngày đối với các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát thành ổ dịch;
- Đối với gia súc mới mua về, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo cho thú y có thẩm quyền tại địa phương.
b) Chuồng trại:
- Đảm bảo chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa. Cách xa sông suối nơi thường xuyên ngập úng và có nguy cơ lũ ống, lũ quét, cháy nổ đã được cảnh báo trước. Đảm bảo vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường tránh gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư xung quanh khu vực chăn nuôi;
- Diện tích: Từ 3 - 4m2/con;
- Nếu nuôi lấy sữa phải bố trí đủ chỗ vắt sữa hoặc bố trí chỗ vắt sữa riêng, chuồng phải sạch sẽ, dễ dọn rửa và làm vệ sinh.
c) Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Thức ăn: Thức ăn phải đảm bảo nhu cầu sản xuất, sinh trưởng, phát triển cho từng giống, đối tượng, mục đích chăn nuôi. Có thức ăn xanh, thức ăn khô hoặc thức ăn ủ chua dự trữ vào mùa đông. Không được sử dụng các chất cấm trộn vào thức ăn theo quy định hiện hành.
* Khẩu phần ăn cho bê, nghé:
Ngày tuổi |
Khẩu phần (kg/ngày) |
|||
Sữa nguyên |
Thức ăn hỗn hợp |
Cỏ khô |
Cỏ tươi |
|
10 - 30 |
6 |
|
|
|
30 - 80 |
3 |
0.4 |
0.2 - 0.7 |
|
80 - 160 |
|
1.0 |
0.2 - 0.7 |
4 |
160 - 180 |
|
1.5 |
0.2 - 0.7 |
5 - 10 |
* Khẩu phần ăn cho trâu, bò thịt, cày kéo, sinh sản:
Trọng lượng cơ thể (kg) |
Khẩu phần (kg/ngày) |
||
Thức ăn hỗn hợp |
Cỏ khô |
Cỏ tươi |
|
100 - 175 |
1.2 |
1 - 1.5 |
10 - 16 |
175 - 320 |
1.5 |
2 |
20 - 30 |
230 - 260 |
2.0 |
3 |
20 - 30 |
260 - 290 |
3.5 |
4 |
35 |
320 - 350 |
5.0 |
5 |
35 |
* Khẩu phần ăn cho trâu, bò mang thai, khai thác sữa:
Đối tượng |
Khẩu phần (kg/ngày) |
||
Thức ăn hỗn hợp |
Cỏ khô (ủ chua) |
Cỏ tươi |
|
Trâu, bò mang thai |
3 - 4 |
4 - 5 |
30 - 40 |
Trâu bò vắt sữa |
4 - 5 |
4 - 5 |
40 - 50 |
- Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của trâu, bò.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe, nếu có hiện tượng lại phải báo ngay cho người có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra.
d) Vệ sinh thú y
- Định kỳ tiêu độc, khử trùng môi trường xung quanh chuồng trại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin theo quy định của thú y;
- Thời điểm tiêm phòng: Thường kỳ 2 đợt (mùa xuân và mùa thu); tiêm bổ sung định kỳ; tiêm đột xuất do thú y địa phương quyết định;
- Liều lượng: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
PHỤ LỤC III
QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn (thịt, nái, đực, giống) áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
B. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
I. LỢN THỊT
1. Chọn giống
- Nguồn gốc: con giống phải được sản xuất ở những cơ sở có uy tín, an toàn về dịch bệnh;
- Ngoại hình và thể chất: con giống có ngoại hình cân đối (không dị dạng, khuyết tật); khỏe mạnh; hoạt bát, nhanh nhẹn;
Với lợn giống mua từ bên ngoài về phải có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của cơ quan thú y; nuôi theo dõi trong ít nhất 21 ngày;
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
a) Chuồng trại:
- Chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở, bếp nấu ăn, các công trình khác phục vụ sinh hoạt trong chăn nuôi hộ gia đình; có địa điểm, khoảng cách an toàn sinh học đối với chăn nuôi tập trung, trang trại;
- Diện tích chuồng phải đảm bảo cho lợn ăn, ngủ và vận động tốt;
- Chuồng phải có mái đảm bảo che nắng và không dột nước khi mưa, ấm về mùa đông;
- Nền chuồng và tường xung quanh chuồng phải đảm bảo dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
b) Thức ăn, nước uống:
- Cung cấp đủ thức ăn đảm bảo vệ sinh cho lợn theo các giai đoạn phát triển;
- Mức ăn/lợn/ngày (khuyến cáo áp dụng):
Khối lượng cơ thể sống |
Khối lượng thức ăn hỗn hợp/con/ngày |
|
Lợn giống ngoại |
Lợn giống lai (nội x ngoại) |
|
Từ 12 - 30 kg |
0,7 -0,9 kg |
0,6 - 0,8 kg |
Từ 30 - 60 kg |
1,0 - 1,7 kg |
0,9 - 1,6 kg |
Từ trên 60 kg |
1,8 - 2,2 kg |
1,7 - 2,0 kg |
Ghi chú: Nếu sử dụng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn, mức cho ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Số bữa ăn/ngày:
+ Từ khi đưa vào nuôi đến - 30 kg/con: cho ăn 4 bữa/ngày;
+ Lợn 31 - 65 kg/con: cho ăn 3 bữa/ngày;
+ Lợn trên 66 kg/con: cho ăn 2 bữa/ngày;
+ Cung cấp đủ nước sạch theo nhu cầu của lợn.
c) Vệ sinh thú y:
- Hàng ngày thu gom chất thải rắn, vệ sinh máng ăn, máng uống và nền chuồng;
Định kỳ thực hiện rắc vôi bột hoặc phun hóa chất khử trùng xung quanh chuồng nuôi, khu chăn nuôi 01 lần/tuần khi không có dịch; thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất các hóa chất sát trùng khi có dịch;
- Sau mỗi lứa hoặc chu chuyển lợn phải tổng vệ sinh tẩy uế, sát trùng chuồng nuôi; để trống chuồng ít nhất 7 ngày mới đưa đàn khác hoặc lứa khác vào nuôi;
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy trình của cơ quan Thú y.
3. Quản lý chăn nuôi
- Không chăn nuôi lợn thả rông;
- Thực hiện cùng vào, cùng ra trong chăn nuôi;
- Tuổi đưa vào nuôi thịt không ít hơn 50 ngày tuổi đối với lợn giống ngoại và 60 ngày tuổi đối với lợn giống lai;
- Tuổi giết thịt không nhiều hơn 200 ngày tuổi đối với lợn giống ngoại và 210 ngày tuổi đối với lợn giống lai.
II. LỢN NÁI
1. Chọn giống
- Nguồn gốc: con giống phải sản xuất ở những cơ sở có uy tín, an toàn về dịch bệnh;
- Ngoại hình và thể chất: con giống có ngoại hình cân đối (không dị dạng, khuyết tật); khỏe mạnh; hoạt bát, nhanh nhẹn;
Với lợn giống mua từ bên ngoài về phải có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của cơ quan thú y; nuôi theo dõi trong ít nhất 21 ngày.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
a) Chuồng trại:
- Chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở, bếp nấu ăn, các công trình khác phục vụ sinh hoạt trong chăn nuôi hộ gia đình; có địa điểm, khoảng cách an toàn sinh học đối với chăn nuôi tập trung, trang trại;
- Diện tích chuồng phải đảm bảo cho lợn ăn, ngủ và vận động tốt;
- Chuồng phải có mái đảm bảo che nắng và không dột nước khi mưa: ấm về mùa đồng;
- Nền chuồng và tường xung quanh chuồng phải đảm bảo dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
b) Thức ăn, nước uống:
- Cung cấp đủ thức ăn đảm bảo vệ sinh cho lợn mẹ, lợn con theo các giai đoạn.
- Đối với loại lai ngoại x nội:
Trọng lượng lợn |
Thức ăn tinh (kg/ngày) |
Thức ăn nhanh (kg/ngày) |
Số bữa ăn/ngày |
1. Lợn cái hậu bị: |
|
|
|
Từ 21 - 40 kg |
1,0 - 1,3 |
3 |
3 |
Từ 41 kg - phối giống |
1,4 - 1,5 |
3 |
2 |
2. Lợn nái chửa: |
|
|
|
Chửa kỳ 1 (85 ngày) |
1,0 - 1,3 |
3-4 |
2 |
Chửa kỳ 2 (30 ngày) |
1,4 - 1,7 |
3-4 |
2 |
3. Ngày lợn nái đẻ: |
0,0 - 0,5 |
2 |
|
Sau đẻ 3 ngày đầu |
1-2 |
1 |
3-4 |
Từ ngày đẻ thứ 4 trở đi (tùy thuộc vào số con nuôi) |
2,5 - 5,0 |
2 |
3-4 |
- Đối với lợn giống ngoại:
Trọng lượng lợn |
Thức ăn tinh (kg/ngày) |
Số bữa ăn/ngày |
1. Lợn cái hậu bị: |
|
|
Từ: 20-25 kg |
1,0 - 1,2 |
3 |
26-30 kg |
1,3 - 1,4 |
3 |
31-40 kg |
1,4 - 1,6 |
3 |
41-45 kg |
1,7 - 1,8 |
2 |
46 - 50kg |
1,9 - 2,0 kg |
2 |
51-65 kg |
2,1 - 2,2 |
2 |
66-80 kg |
2,1 - 2,2 |
2 |
81-90 kg |
2,2 - 2,3 |
2 |
2. Lợn nái chửa: |
|
|
Chửa kỳ 1 (85 ngày) |
2,0 - 2,5 |
2 |
Chửa kỳ 2 (30 ngày) |
2,5 - 3,0 |
2 |
3. Ngày lợn nái đẻ: |
0,0 - 0,5 |
|
Sau đẻ 3 ngày đầu |
1,0 - 2,0 |
3-4 |
Từ ngày đẻ thứ 4 trở đi (tùy thuộc vào số con nuôi) |
2,5 - 5,0 |
3-4 |
- Cung cấp đủ nước sạch theo nhu cầu của lợn mẹ và lợn con.
c) Vệ sinh thú y:
- Hàng ngày thu gom chất thải rắn, vệ sinh máng ăn, máng uống và nền chuồng;
- Định kỳ thực hiện rắc vôi bột hoặc phun hóa chất khử trùng xung quanh chuồng nuôi, khu chăn nuôi 01 lần/tuần khi không có dịch; thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất các hóa chất sát trùng khi có dịch;
- Sau mỗi lứa hoặc chu chuyển lợn phải tổng vệ sinh tẩy uế, sát trùng chuồng nuôi; để trống chuồng ít nhất 7 ngày mới đưa đàn khác hoặc lứa khác vào nuôi;
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy trình của cơ quan Thú y.
d) Quản lý và khai thác:
- Không chăn nuôi lợn thả rông;
- Thực hiện cùng vào, cùng ra trong chăn nuôi;
- Thời gian cai sữa lợn con không nhiều hơn 30 ngày sau khi sinh đối với nái giống ngoại và không nhiều hơn 65 ngày sau khi sinh đối với lợn nái giống nội hoặc giống lai.
III. LỢN ĐỰC GIỐNG
1. Chọn giống
- Nguồn gốc: con giống phải được sản xuất ở những cơ sở có uy tín, an toàn về dịch bệnh;
- Ngoại hình và thể chất: con giống có ngoại hình cân đối (không dị dạng, khuyết tật); khỏe mạnh; hoạt bát, nhanh nhẹn;
Với lợn giống mua từ bên ngoài về phải có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của cơ quan thú y; nuôi theo dõi trong ít nhất 21 ngày.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
a) Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Chuồng trại:
+ Chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở, bếp nấu ăn, các công trình khác phục vụ sinh hoạt trong chăn nuôi hộ gia đình; có địa điểm, khoảng cách an toàn sinh học đối với chăn nuôi tập trung, trang trại;
+ Diện tích chuồng phải đảm bảo cho lợn ăn, ngủ và vận động tốt;
+ Chuồng phải có mái đảm bảo che nắng và không dột nước khi mưa; ấm về mùa đông;
+ Nền chuồng và tường xung quanh chuồng phải đảm bảo dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
b) Thức ăn, nước uống:
- Cung cấp đủ thức ăn đảm bảo vệ sinh cho lợn theo các giai đoạn phát triển, khai thác và sử dụng. Mức ăn 2,0 - 2,3 kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày;
- Sau mỗi lần khai thác tinh cho lợn ăn thêm 0,2 - 0,3 kg giá đỗ hoặc 1-2 quả trứng;
- Cung cấp đủ nước sạch theo nhu cầu của lợn.
c) Vệ sinh thú ý:
- Hàng ngày thu gom chất thải rắn, vệ sinh máng ăn, máng uống và nền chuồng.
- Định kỳ thực hiện rắc vôi bột hoặc phun hóa chất khử trùng xung quanh chuồng nuôi, khu chăn nuôi 01 lần/tuần khi không có dịch; thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất các hóa chất sử dụng sát trùng khi có dịch;
- Khi chu chuyển lợn phải tổng vệ sinh tẩy uế, sát trùng chuồng nuôi; để trống chuồng ít nhất 7 ngày mới đưa cá thể lợn khác vào nuôi;
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy trình của cơ quan Thú y.
d) Quản lý và khai thác:
- Lợn đực nuôi để sản xuất tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo là lợn đực đã được kiểm tra năng suất cá thể và phải đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm tra năng suất cá thể. Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lơn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi;
- Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp không quá ba lần/tuần. Tuổi lợn đực bắt đầu phối giống trực tiếp không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm.
PHỤ LỤC IV
QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ, VỊT THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi gà, vịt (đẻ, thịt) áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
B. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
I. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ
1. Quy trình chăn nuôi gà thịt
a) Chọn giống:
Giống nuôi phải khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, được kiểm dịch, xuất phát từ vùng không có dịch.
b) Úm gà con:
Trong tuần đầu tiên, gà được nuôi trong các quây tròn. Quây được làm bằng cót ép hoặc lưới mắt cáo. Mỗi quây từ 300 - 500 con. Trong quây trải đệm lót bằng phoi bào, dày 10cm. Giữa quây có chụp sưởi bằng khí ga. Gà được sưởi liên tục trong tuần đầu với nhiệt độ giảm dần từ 330C xuống 300C. Ẩm độ 60 - 70%. Chiếu sáng suốt ngày đêm. Thức ăn là loại thức ăn dùng úm gà, được cho vào các khay vuông bằng tôn, chế độ ăn là tự do. Nước uống dùng trong các máng galon. Nếu mùa lạnh, phải dùng nước ấm. Bổ sung các loại vitamin tăng cường sức đề kháng cho gà theo quy trình của ngành thú y.
c) Nuôi gà thịt:
Sau 1 tuần tuổi, gà được ra quây, bỏ hết các quây cho gà ra chuồng. Nền chuồng có đệm lót bằng phoi bào hoặc trấu dày 10cm. Quây tròn các góc chuồng để tránh gà dồn vài góc dễ chết ngạt bằng cót ép, Tiếp tục sưởi cho gà đến 21 ngày tuổi. Nếu là mùa đông rét, lạnh, cần cho gà sưởi thêm đến 28 ngày tuổi, sau đó đảm bảo nhiệt độ trong chuồng từ 22 - 250C. Bỏ máng uống galon; lắp máng uống vú tự động. Bỏ khay ăn gà con, dùng máng tròn P50 cho gà thịt. Dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng dùng cho gà thịt hoặc thức ăn đậm đặc phối trộn với ngô, cám, gạo, tấm của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có uy tín. Sử dụng các loại tùy theo giai đoạn và hướng dẫn của nhà sản xuất.
d) Phòng chống bệnh dịch:
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của ngành thú y. Thường xuyên kiểm tra, loại thải những gà ốm, bệnh. Luồn kiểm tra, giữ cho nền chuồng khô, nếu bị ẩm phải thay lớp đệm lót. Máng ăn, máng uống hàng ngày được thay, cọ rửa, phơi khô rồi mới đưa vào sử dụng. Thực hiện cách ly, không để người, súc vật ra vào khu chăn nuôi, không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng nuôi. Chủ động diệt chuột, chim, côn trùng trong khu chăn nuôi. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Thực hiện an toàn sinh học, cùng vào, cùng ra trong chăn nuôi. Để trống chuồng tối thiểu 21 ngày giữa mỗi lứa nuôi. Nếu trước đó bị dịch phải để trống chuồng tối thiểu 3 tháng.
2. Quy trình chăn nuôi gà đẻ
a) Chọn giống:
Trước khi đưa vào nuôi đẻ, cần chọn giống ở giai đoạn gà dò và hậu bị. Chọn con mái có vùng hông phát triển, ngực sâu, lông bóng mượt, mào tích đỏ tươi. Giống mua phải được kiểm dịch và xuất phát từ vùng không có dịch.
b) Kỹ thuật chăn nuôi:
Gà hậu bị chuẩn bị vào đẻ bói (5%) được đưa lên để nuôi để. Các giống công nghiệp thường được nuôi trong các chuồng lồng công nghiệp. Lồng thường có 3 ô, mỗi lồng 3 con, có thể xếp chồng nhiều tầng chuồng. Phía dưới máng ăn, máng uống là giá đỡ trứng để thu gom trứng. Dưới nền chuồng có lớp đệm lót, thường xuyên rắc vôi bột để làm khô lớp phân rơi xuống. Thức ăn: là loại thức ăn chuyên dùng cho gà đẻ trứng, có thể dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hoặc loại đậm đặc phối trộn với ngô, tấm, gạo, thóc …. Chất lượng và khối lượng thức ăn tùy theo công thức cho từng chủng loại, giai đoạn gà đẻ. Trong đó, protein thô: 15 - 17%, ME: 2.700 - 2.800 kcal/kg, mức ăn từ 110 gr - 120 gr/con/ngày.
Đối với giống kiêm dụng, giống lai có thể nuôi trong chuồng sàn hoặc chuồng sàn kết hợp với chăn thả. Mật độ 3 -4 con/m2. Trong chuồng bố trí các ổ đẻ, chuồng đẻ. Nền chuồng có lớp đệm lót bằng trấu, phoi bào.
Chiếu sáng: gà đẻ cần nhiều ánh sáng. Khi gà bắt đầu lên đẻ, cần tăng cường thời gian chiếu sáng, mỗi ngày thêm 15 phút cho đến khi đạt 14h/ngày và giữ ổn định đến khi kết thúc nuôi. Cường độ chiếu sáng: 5W/m2.
c) Phòng chống dịch bệnh:
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của ngành thú y. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độ, khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Hàng ngày theo dõi đàn gà, loại thải những con ốm, bệnh, nếu có dấu hiệu của dịch bệnh, cần báo ngay cho cán bộ thú y và thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch.
II. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VỊT
1. Quy trình chăn nuôi vịt thịt
a) Chọn giống:
Chọn con 1 ngày tuổi khỏe mạnh, lông bông, trọng lượng vừa phải tùy theo loại giống. Loại con lông ướt, xác lông, khèo chân, vẹo mỏ, dị tật. Con giống phải được kiểm dịch, rõ nguồn gốc.
b) Nuôi vịt con:
Trong tuần đầu tiên, cần nuôi vịt trong các quây tròn. Quây bằng cót ép hoặc lưới mắt cáo. Mỗi quây từ 200 - 300 con. Trong quây có đệm lót; giữa quây có chụp sưởi. Sưởi liên tục trong 2 tuần đầu với nhiệt độ giảm dần từ 320C xuống 280C. Ẩm độ: 60 - 70%. Chiếu sáng 24/24h. Thức ăn là loại thức ăn dùng riêng cho vịt gột, được cho vào các khay vuông bằng tôn, chế độ ăn tự do. Nước uống dùng trong các máng galon. Nếu mùa lạnh, phải dùng nước ấm.
c) Nuôi vịt thịt:
Sau 1 tuần tuổi, ra quây; tiếp tục sưởi cho đến 14 ngày tuổi, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng từ 22 - 250C. Chế độ ăn là chế độ ăn tự do. Đối với vịt chuyên thịt nuôi nhốt có thể dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hoặc thức ăn đậm đặc phối trộn với ngô, cám, gạo, tấm … sử dụng các loại tùy theo giai đoạn. Đối với vịt có nuôi chăn thả, có thể tùy theo mức độ thu nhận thức ăn trong tự nhiên để điều phối thức ăn bổ sung. Thức ăn cho 2 lần, trước khi đưa ra chăn thả và cuối giờ chiều khi đưa vịt vào chuồng. Trong đó, protein thô: 20 - 21%; ME: 2.800 - 3.000 kcal/kg.
Chuồng cần thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên chiếu vào để diệt khuẩn. Nền cứng để dễ vệ sinh. Có thể nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng. Có thể nuôi kết hợp chăn thả (sau 1 tuần tuổi) đối với vịt lai, vịt bản địa. Máng uống là máng galon cho 1 tuần đầu và máng uống dài giai đoạn từ 2 - 7 - 8 tuần tuổi được lắp ở giữa chuồng. Máng ăn là máng tôn, thép hoặc máng bêtông lắp hoặc xây 2 bên thành chuồng.
d) Phòng chống dịch bệnh:
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của ngành thú y. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Hàng ngày theo dõi đàn vịt, loại thải những con ốm, bệnh, nếu có dấu hiệu của dịch bệnh, cần báo ngay cho cán bộ thú y và thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch.
2. Quy trình chăn nuôi vịt đẻ
a) Chọn giống:
Vịt giống là vịt thuộc các giống chuyên trứng như CV 2000, Khakhicambell, Star 13, Triết Giang, các giống kiêm dụng lai giữa vịt cỏ với vịt ngoại và vịt cỏ bản địa. Trước khi đưa vào nuôi đẻ, cần chọn giống ở giai đoạn hậu bị. Con giống phải được kiểm dịch, rõ nguồn gốc.
b) Kỹ thuật chăn nuôi:
Đối với vịt ngoại, nuôi nhốt hoàn toàn, tuy nhiên nên kết hợp với nơi có nguồn nước, mật độ 3 con/m2. Chiếu sáng suốt ngày đêm cường độ 5 W/m2. Đối với vịt kiêm dụng và vịt nội chủ yếu là chăn thả, tuy nhiên vẫn phải có chuồng trại để quản lý, cho ăn và thu nhặt trứng. Trong chuồng bố trí các ổ đẻ, máng ăn, máng uống. Cần có lớp đệm lót, được thay thường xuyên để tránh ẩm. Đối với vịt chuyên trứng nuôi nhốt có thể dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hoặc thức ăn đậm đặc phối trộn với ngô, cám, gạo, tấm … sử dụng các loại tùy theo giai đoạn. Đối với vịt có nuôi chăn thả, có thể tùy theo mức độ thu nhận thức ăn trong tự nhiên để điều phối thức ăn bổ sung. Thức ăn cho 2 lần, trước khi đưa ra chăn thả và cuối giờ chiều khi đưa vịt vào chuồng. Trong đó, protetin thô: 17 - 18%, ME: 2.700 2.800 kcal/kg, mức ăn 130 - 150gr/con/ngày.
Nuôi khô không có nước bơi lội phải tăng gấp đôi so với nhu cầu bình thường và thay nước thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Máng uống bố trí ở sân chơi để tránh bị ướt chuồng, không để quá xa nơi vịt ăn. Khi để máng uống ở ngoài chuồng nuôi mùa hè phải che máng uống, tránh uống nước nóng.
Hàng ngày kiểm tra tình hình đàn vịt tăng trọng, tỷ lệ đẻ, thu nhận thức ăn …. Loại những con ốm, bệnh, kém ăn; dọn sạch máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, mốc; bổ sung thêm độn chuồng, đặc biệt là vị trí ổ đẻ. Hạn chế những tác động mạnh về ánh sáng, âm thanh và những tác động bất thường khác. Nếu có hiện tượng mổ cắn cần cân đối lại khẩu phần thức ăn, giãn mật độ nuôi, bổ sung rau xanh cắt mỏ hoặc áp mỏ; thu nhặt trứng vào buổi sáng từ 6 - 7 giờ.
c) Phòng chống dịch bệnh:
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của ngành thú y. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng máng ăn, máng uống, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Hàng ngày theo dõi đàn gà, loại thải những con ốm, bệnh. Nếu có dấu hiệu của dịch bệnh, cần báo ngay cho cán bộ thú y và thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch.
PHỤ LỤC V
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH CÁ TRA THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao, áp dụng cho các cơ sở nuôi tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
2. Điều kiện áp dụng
a) Điều kiện ao nuôi:
- Ao nuôi có diện tích từ 1.000m2 trở lên; độ sâu nước từ 3m trở lên;
- Ao phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt, bờ ao phải đảm bảo chắc chắn không rò rỉ, không tràn bờ khi mùa mưa nước lên.
b) Môi trường nước ao trong quá trình nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
- Nhiệt độ nước thích hợp từ 26 đến 300C;
- pH thích hợp: 7 - 8,5;
- Hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 3mg/lít;
- Chất lượng nguồn nước cấp cho ao để nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm.
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Mức tối ưu |
Gia hạn cho phép |
Ghi chú |
1 |
BOD5 |
mg/l |
≤ 20 |
< 30=""> |
|
2 |
NH3 |
mg/l |
≤ 0,1 |
≤ 0,3 |
Độc hơn khi pH và nhiệt lên cao |
3 |
H2S |
mg/l |
£ 0,02 |
≤ 0,05 |
Độc hơn khi pH giảm thấp |
4 |
pH |
|
7,0 ÷ 8,5 |
7 ÷ 9 |
Dao động trong ngày không quá 0,5 |
5 |
DO |
mg/l |
≥ 3,0 |
≥ 2,0 |
|
6 |
Độ kiềm |
mg CaCO3/l |
80 ÷ 120 |
60 ÷ 180 |
|
3. Nội dung quy trình nuôi thâm canh cá Tra trong ao
a) Chuẩn bị ao nuôi:
- Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch cỏ quanh mái bờ, lấp hết hang hốc, đắp sửa những chỗ bờ bị sạt lở, kiểm tra cống cấp, cống thoát nước;
- Vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao với lượng vôi khoảng 7 - 10kg/100m2; phơi đáy ao từ 1 đến 2 ngày;
- Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc để ngăn ngừa địch hại cho cá nuôi. Khi mức nước ao đến độ sâu theo quy định khoảng 3m thì thả cá giống.
b) Thả cá giống:
- Chất lượng cá giống: Cá Tra giống để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 170:2001 (Cá nước ngọt - Cá giống các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật) hoặc theo các quy định hiện hành của nhà nước. Được cơ quan nhà nước chứng nhận chất lượng con giống. Cá Tra giống phải có giấy kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền;
- Mùa vụ thả: Tuân theo lịch mùa vụ hàng năm của từng địa phương;
- Mật độ thả nuôi từ 20 đến 40 con/m2.
c) Quản lý chăm sóc:
- Cho ăn: Thức ăn hỗn hợp dạng viên chế biến công nghiệp (thức ăn công nghiệp) do các nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp. Thức phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
+ Yêu cầu chất lượng thức ăn trong các giai đoạn nuôi: đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn để nuôi cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176:2002 hoặc theo các quy định hiện hành của nhà nước.
+ Phương pháp cho ăn:
Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần, khẩu phần ăn với thức ăn công nghiệp theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
Khi cho ăn, thức ăn phải được đưa xuống ao từ từ để toàn bộ số cá trong ao nuôi đều có thể ăn được; cá sử dụng hết lượng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
- Quản lý ao nuôi:
+ Hàng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và đạt hiệu quả.
+ Thường xuyên kiểm tra quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sụt lở, đăng cống hư hỏng.
+ Khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Thay nước cho ao nuôi hàng ngày, mỗi ngày khoảng 25 - 30% lượng nước ao. Có thể kết hợp sục khí cho ao nếu có điều kiện và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý và giữ ổn định môi trường ao nuôi.
+ Kiểm tra cá: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá một lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên khoảng 25 - 30 cá thể để xác định khối lượng, đánh giá sự tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá trong ao nuôi để có biện pháp xử lý.
- Phòng và trị bệnh cho cá:
+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước ao để đảm bảo giữ nguồn nước ao trong sạch. Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Khi thấy cá có dấu hiệu bị bệnh thì cần báo cho cán bộ kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý thú y thủy sản địa phương để xác định loại bệnh và hướng dẫn xử lý. Việc sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất để phòng trị bệnh cho cá phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phải có nhật ký ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh và sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất, cách điều trị, kết quả điều trị.
d) Thu hoạch:
- Khi cá đã đạt chất lượng thương phẩm và tùy theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ cá nuôi trong ao;
- Cơ sở nuôi cá Tra phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch cá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
PHỤ LỤC VI
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon, Fabricus 1798), áp dụng cho các cơ sở nuôi tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
2. Điều kiện áp dụng
a) Điều kiện ao nuôi:
- Ao nuôi có diện tích từ 2000m2 trở lên; độ sâu nước từ 1,2m trở lên;
- Ao phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt, bờ ao phải đảm bảo chắc chắn không rò rỉ. Đáy ao phải được gia cố chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát.
b) Môi trường nước ao trong quá trình nuôi tôm phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Mức tối ưu |
Gia hạn cho phép |
1 |
BOD5 |
mg/l |
£ 20 |
< 30="" 30=""> |
2 |
NH3 |
mg/l |
£ 0,1 |
< 0,3=""> |
3 |
H2S |
mg/l |
£ 0,03 |
< 0,05=""> |
4 |
NO2 |
mg/l |
£ 0,25 |
< 0,35=""> |
5 |
pH |
|
7,5 ¸ 8,5 8,0 ¸ 8,3 |
7 ¸ 9, dao động trong ngày không quá 0,5 |
6 |
Nhiệt độ |
0C |
20 ¸ 30 |
18 - 33 |
7 |
Độ muối |
‰ |
10 ¸ 25 |
5 ¸ 35 |
8 |
Ôxy hòa tan (DO) |
mg/l |
³ 4 |
³ 3,5 |
9 |
Độ trong |
cm |
30 ¸ 35 |
20 ¸ 50 |
10 |
Kiềm |
mg/l |
80 ¸ 120 |
60 ¸ 180 |
3. Nội dung quy trình nuôi thâm canh tôm sú
a) Chuẩn bị ao: Trước mỗi vụ nuôi tôm phải chuẩn bị ao theo các nội dung sau:
- Tháo cạn nước trong ao, nạo vét, cày, bón vôi, phơi ao;
- Đối với ao mới xây dựng và ao ở vùng chua, phèn, trước khi nuôi phải khử chua bằng biện pháp như sau:
+ Rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ ao. Lượng vôi bột sử dụng tùy thuộc vào pH của đất, tham khảo bảng sau:
Bảng: Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm
pH của đất ở đáy, bờ ao |
Lượng vôi (kg/ha) |
5,1 - 5,5 |
800 - 1000 |
5,6 - 6,0 |
500 - 800 |
6,1 - 6,5 |
200 - 500 |
6,6 - 7,0 |
100 - 200 |
+ Giữ ao khô trong khoảng 7 - 10 ngày;
+ Lấy nước đã xử lý lắng lọc từ ao chứa vào nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a = 5mm; mức nước từ 1,5m trở lên;
+ Đối với ao cũ bón vôi với lượng 100 - 200 kg/ha;
+ Diệt tạp: Sử dụng một số loại thuốc diệt tạp được phép lưu hành tại Việt Nam và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa;
+ Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên: Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao. Sử dụng các chế phẩm vi sinh bổ sung, hoặc tảo nhân tạo để gây màu nước và cấy vi khuẩn có lợi trong ao;
Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm;
+ Sử dụng thuốc, chất xử lý và cải tạo môi trường phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
b) Thả tôm giống:
- Thời gian nuôi một vụ: 3 - 4 tháng (nuôi từ PL 15);
- Số vụ nuôi trong năm: 1 - 2 vụ;
- Mùa vụ thả: Tuân thủ lịch mùa vụ thả nuôi của từng địa phương;
- Tôm giống để nuôi phải đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và những quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành. Mua tôm giống từ cơ sở đã được cấp chứng nhận đạt chất lượng;
- Mât độ giống thả: Trên 20 con/m2;
- Quy cỡ giống thả: PL15;
- Phương pháp thả: thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi nước ao nuôi có nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 - 15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.
c) Chăm sóc:
Cho tôm ăn: Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu để cho tôm ăn. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30 đến 40%. Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm: Tham khảo tại bảng sau:
Bảng: Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày
Thời điểm trong ngày |
Tỷ lệ % cho ăn so với tổng khối lượng thức ăn hàng ngày |
6 giờ |
20 |
10 giờ |
10 |
16 giờ |
20 |
20 giờ |
25 |
23 giờ |
25 |
- Lượng thức ăn tính theo ngày tuổi và khối lượng của tôm nuôi trong ao theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Phương pháp cho ăn: Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp. Cách kiểm tra, điều chỉnh như sau:
+ Mỗi ha ao nuôi tôm đặt từ 6 đến 8 khay (sàn ăn) ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn khoảng 0,4 - 0,8m2. Sau khi đã rải thức ăn khắc mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2 - 4% lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 - 3 giờ sau, tiến hành kiểm tra lại các sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho lần sau;
+ Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 - 30% lượng thức ăn cho lần sau;
+ Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm;
+ Vào những ngày trời mát có thể tăng lượng thức ăn cho tôm.
d) Quản lý nước:
- Xử lý nước cấp cho ao nuôi: Trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm giống phải lấy nước vào ao chứa lắng để xử lý sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn phải tiến hành xử lý bằng chlorin với nồng độ khoảng 30ppm trong 12 giờ hoặc fomol nồng độ 30ppm hoặc hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.
- Lấy nước vào ao nuôi: Thường xuyên duy trì độ sâu nước ao nuôi tôm từ 1,5m trở lên.
- Bổ sung nước cho ao nuôi: Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn nước tăng cao phải kịp thời bổ sung nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và độ mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới bổ sung mỗi lần khoảng 10 - 15 % khối lượng nước ao.
- Thay nước cho ao nuôi:
+ Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị bệnh hoặc tôm khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 - 15% khối lượng nước ao, để thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý cho ao;
+ Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30%o phải bổ sung nguồn nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới 30%o.
- Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi:
+ Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ sâu, độ trong, độ sâu và màu nước ao nuôi;
+ Định kỳ quan trắc các chỉ tiêu các yếu tố môi trường nước ao nuôi như BOD, NH3-N, H2S, NO2-N để điều chỉnh cho phù hợp với tôm nuôi.
đ) Quản lý ao nuôi: Nội dung quản lý ao nuôi bao gồm các công việc sau đây:
- Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò, hổng, sạt lở;
- Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc nước, sàn ăn, vớt rác bẩn, rong tảo quanh bờ ao, góc ao, cửa cống, quạt nước.
- Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn hơn 4 mg/lít theo yêu cầu kỹ thuật nuôi bằng các biện pháp sau:
+ Mỗi ao phải nên có 1 máy nén thổi khí sục từ đáy ao lên để tăng lượng oxy hòa tan và phân bố đều oxy trong nước;
+ Mỗi ao phải đặt ít nhất 2 dàn quạt nước để tăng lượng oxy hòa tan và tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao;
+ Thời gian, chế độ hoạt động của các máy trên phụ thuộc vào lượng oxy hòa tan trong nước, mật độ và kích cỡ tôm nuôi. Nói chung, số giờ hoạt động tăng từ vài giờ mỗi ngày trong tháng nuôi đầu tiên đến 14 - 16 giờ mỗi ngày khi đến gần thời điểm thu hoạch. Những ngày thời tiết xấu có thể cho máy hoạt động liên tục cả ngày; Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt nước, máy sục khí để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời chỗ hỏng hóc;
- Định kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30 con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Hai tháng đầu lấy mẫu bằng vó, từ tháng thứ 3 trở đi lấy mẫu bằng chài;
- Thường xuyên kiểm tra ao, nếu phát hiện có cá tạp phải kịp thời dùng thuốc diệt tạp để xử lý.
e) Quản lý sức khỏe tôm:
- Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào ban đêm để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong ao nuôi;
- Định kỳ 10 ngày lấy mẫu 1 lần để quan sát phần phụ, màu sắc thân tôm, thức ăn trong dạ dày, ruột, mang, gan, tụy;
- Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu bệnh lý phải xác định rõ nguyên nhân để xử lý.
g) Thu hoạch:
- Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cở quy định bình quân trên 25g/cá thể thì tiến hành thu hoạch;
- Cơ sở nuôi tôm phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
PHỤ LỤC VII
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI BÁN THÂM CANH TÔM SÚ THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi bán thâm canh tôm sú (Penaeus monodon, Fabricus 1798), áp dụng cho các cơ sở nuôi tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với tôm sú.
2. Điều kiện áp dụng
a) Điều kiện ao nuôi:
- Ao nuôi có diện tích từ 1000m2 trở lên; độ sâu nước từ 1,2m trở lên;
- Ao phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt, bờ ao phải đảm bảo chắc chắn không rò rỉ, không thẩm lậu. Đáy ao phải được gia cố, nền đáy bằng phẳng, dốc về phía cống thoát (hoặc dùng máy bơm nước ra vào ao).
b) Môi trường nước ao trong quá trình nuôi tôm: Tham khảo tại bảng sau:
Bảng: Chỉ tiêu chất lượng nước trong môi trường ao nuôi
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Mức tối ưu |
Gia hạn cho phép |
1 |
BOD5 |
mg/l |
£ 20 |
< 30="" 30=""> |
2 |
NH3 |
mg/l |
£ 0,1 |
< 0,3=""> |
3 |
H2S |
mg/l |
£ 0,03 |
< 0,05=""> |
4 |
NO2 |
mg/l |
£ 0,25 |
< 0,35=""> |
5 |
pH |
|
7,5 ¸ 8,5 8,0 ¸ 8,3 |
7 ¸ 9, dao động trong ngày không quá 0,5 |
6 |
Nhiệt độ |
0C |
20 ¸ 30 |
18 ¸ 33 |
7 |
Độ muối |
‰ |
10 ¸ 25 |
5 ¸ 35 |
8 |
Ôxy hòa tan (DO) |
mg/l |
³ 4 |
³ 3,5 |
9 |
Độ trong |
cm |
30 ¸ 35 |
20 ¸ 50 |
10 |
Kiềm |
mg/l |
80 ¸ 120 |
60 ¸ 180 |
3. Nội dung quy trình (tham khảo quy trình nuôi thâm canh tôm sú áp dụng thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp)
a) Chuẩn bị ao:
Trước mỗi vụ nuôi tôm phải chuẩn bị ao theo các nội dung sau:
- Tháo cạn nước trong ao, nạo vét, cày, bón vôi, phơi ao;
- Đối với ao mới xây dựng và ao ở vùng chua, phèn, trước khi nuôi phải khử chua bằng biện pháp như sau:
+ Rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ ao. Lượng vôi bột sử dụng tùy thuộc vào pH của đất, tham khảo bảng sau:
Bảng: Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm
pH của đất ở đáy, bờ ao |
Lượng vôi (kg/ha) |
5,1 - 5,5 |
800 - 1000 |
5,6 - 6,0 |
500 - 800 |
6,1 - 6,5 |
200 - 500 |
6,6 - 7,0 |
100 - 200 |
+ Giữ ao khô trong khoảng 7 - 10 ngày;
+ Lấy nước đã xử lý lắng lọc từ ao chứa vào nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a = 5mm, mức nước từ 1,5m trở lên;
+ Đối với ao cũ bón vôi với lượng 100 - 200 kg/ha;
+ Diệt tạp: Sử dụng một số loại thuốc diệt tạp được phép lưu hành tại Việt Nam và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa;
+ Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên: Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao. Sử dụng các chế phẩm vi sinh bổ sung, hoặc tảo nhân tạo để gây màu nước và cấy vi khuẩn có lợi trong ao;
Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm;
+ Sử dụng thuốc, chất xử lý và cải tạo môi trường phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
b) Thả tôm giống:
- Thời gian nuôi một vụ: 3 - 4 tháng (nuôi từ PL 15);
- Số vụ nuôi trong năm: 1 - 2 vụ;
- Mùa vụ thả: Tuân thủ lịch mùa vụ thả nuôi của từng địa phương;
- Tôm giống để nuôi phải đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và những quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành. Mua tôm giống từ cơ sở đã được cấp chứng nhận đạt chất lượng;
- Mât độ giống thả: dưới 20 con/m2;
- Quy cỡ giống thả: PL15;
- Phương pháp thả: thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi nước ao nuôi có nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 - 15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.
c) Chăm sóc:
Cho tôm ăn: Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu để cho tôm ăn. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30 đến 40%. Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
-Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm: Tham khảo tại bảng sau:
Bảng: Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày
Thời điểm trong ngày |
Tỷ lệ % cho ăn so với tổng khối lượng thức ăn hàng ngày |
6 giờ |
20 |
10 giờ |
10 |
16 giờ |
20 |
20 giờ |
25 |
23 giờ |
25 |
- Lượng thức ăn tính theo ngày tuổi và khối lượng của tôm nuôi trong ao theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Phương pháp cho ăn: Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp. Cách kiểm tra, điều chỉnh như sau:
+ Mỗi ha ao nuôi tôm đặt từ 6 đến 8 khay (sàn ăn) ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn khoảng 0,4 - 0,8m2. Sau khi đã rải thức ăn khắp mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2 đến 4% lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 - 3 giờ sau, tiến hành kiểm tra lại các sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho lần sau;
+ Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 - 30% lượng thức ăn cho lần sau;
+ Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm;
+ Vào những ngày trời mát có thể tăng lượng thức ăn cho tôm.
d) Quản lý nước:
- Xử lý nước cấp cho ao nuôi: Trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm giống phải lấy nước vào ao chứa lắng để xử lý sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn phải tiến hành xử lý bằng chlorin với nồng độ khoảng 30ppm trong 12 giờ hoặc fomol nồng độ 30ppm hoặc hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.
- Lấy nước vào ao nuôi: Thường xuyên duy trì độ sâu nước ao nuôi tôm từ 1,5m trở lên.
- Bổ sung nước cho ao nuôi: Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn nước tăng cao phải kịp thời bổ sung nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và độ mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới bổ sung mỗi lần khoảng 10 - 15 % khối lượng nước ao.
- Thay nước cho ao nuôi:
+ Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị bệnh hoặc tôm khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 - 15% khối lượng nước ao, để thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý cho ao;
+ Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30%o phải bổ sung nguồn nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới 30%o.
- Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi:
+ Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ sâu, độ trong, độ sâu và màu nước ao nuôi;
+ Định kỳ quan trắc các chỉ tiêu các yếu tố môi trường nước ao nuôi như BOD, NH3-N, H2S, NO2-N để điều chỉnh cho phù hợp với tôm nuôi.
đ) Quản lý ao nuôi: Nội dung quản lý ao nuôi bao gồm các công việc sau đây:
- Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò, hổng, sạt lở;
- Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc nước, sàn ăn, vớt rác bẩn, rong tảo quanh bờ, góc ao, cửa cống, quạt nước.
- Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn hơn 4 mg/lít theo yêu cầu kỹ thuật nuôi bằng các biện pháp sau:
+ Mỗi ao phải nên có 1 máy nén thổi khí sục từ đáy ao lên để tăng lượng oxy hòa tan và phân bố đều oxy trong nước;
+ Mỗi ao phải đặt ít nhất 2 dàn quạt nước để tăng lượng oxy hòa tan và tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao;
+ Thời gian, chế độ hoạt động của các máy trên phụ thuộc vào lượng oxy hòa tan trong nước, mật độ và kích cỡ tôm nuôi. Nói chung, số giờ hoạt động tăng từ vài giờ mỗi ngày trong tháng nuôi đầu tiên đến 14 - 16 giờ mỗi ngày khi đến gần thời điểm thu hoạch. Những ngày thời tiết xấu có thể cho máy hoạt động liên tục cả ngày;
Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt nước, máy sục khí để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời chỗ hỏng hóc;
- Định kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30 con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Hai tháng đầu lấy mẫu bằng vó, từ tháng thứ 3 trở đi lấy mẫu bằng chài;
- Thường xuyên kiểm tra ao, nếu phát hiện có cá tạp phải kịp thời dùng thuốc diệt tạp để xử lý.
e) Quản lý sức khỏe tôm:
- Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào ban đêm để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong ao nuôi;
- Định kỳ 10 ngày lấy mẫu 1 lần để quan sát phần phụ, màu sắc thân tôm, thức ăn trong dạ dày, ruột, mang, gan, tụy;
- Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu bệnh lý phải xác định rõ nguyên nhân để xử lý.
g) Thu hoạch:
- Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đặt kích cở quy định bình quân trên 25g/cá thể thì tiến hành thu hoạch;
- Cơ sở nuôi tôm phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
PHỤ LỤC VIII
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI QUẢNG CANH CẢI TIẾN TÔM SÚ THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricus 1798), quảng canh cải tiến (QCCT), áp dụng cho các cơ sở nuôi tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
2. Điều kiện áp dụng
- Ao nuôi có diện tích từ 7000m2 trở lên; độ sâu nước khoảng 1,2m trở lên; Những ao có diện tích lớn hơn 1 ha thì cần có từ 1/3 đến 1/2 diện tích ao đạt độ sâu tối thiểu 1,2m. Bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ nhằm giữ nước và tránh sự lây nhiễm dịch bệnh khi môi trường khu vực nuôi không tốt.
3. Quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
a) Chuẩn bị ao nuôi:
- Nạo vét lớp bùn dưới đáy ao với bề sâu khoảng 20cm tránh vét quá sâu vì vùng đất ngập mặn có tầng phèn tiềm cách mặt đất chỉ khoảng 50cm. Tu sửa bờ ao, dọn sạch cỏ, rác bẩn;
- Bón vôi: Tùy theo độ pH của đất để bón lượng vôi phù hợp;
- Phơi khô đáy ao.
b) Xử lý nước:
Lấy nước vào ao qua lưới chắn tạp, địch hại. Mức nước ao nuôi từ 1,2m trở lên. Dùng Chlorine lượng 30g/mét khối nước hoặc dùng các hóa chất khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất để xử lý nước, sau 5 ngày tiến hành gây màu nước. Sử dụng phân vô cơ DAP hòa nước tạt đều quanh ao lượng 300 - 500g/100m2 ao nuôi để màu mau lên. Khuyến khích cơ sở nuôi dùng các chế phẩm sinh học để xử lý nước. Khi nước có màu vàng vỏ đậu xanh thì tiến hành thả giống. Nếu sử dụng thuốc, chất xử lý và cải tạo môi trường thì phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Diệt cá tạp:
Tùy trường hợp trong ao nuôi có nhiều cá dữ hay không mà ta diệt cá bằng các hình thức sau: Sử dụng các hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc diệt cá bằng cách như: Câu, giăng lưới … Nên giữ lại các loài cá ăn thức ăn tự nhiên, ăn lọc, không ăn tôm để làm sạch môi trường nước đồng thời có thêm thu nhập phụ.
d) Chọn giống:
Chọn những con giống khỏe không nhiễm bệnh từ các trại sản xuất có uy tín đã được cấp chứng nhận đạt chất lượng. Tốt nhất nên thả tôm cỡ PL12-PL15. Tôm giống phải có giấy kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền. Phương pháp chọn giống như sau:
- Phương pháp cảm quan: Tôm giống khỏe có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn. Tôm thon, dài, đuôi xòe hình quạt khi lội râu khép hình chữ V. Có thể đánh giá sức khỏe tôm bằng cách dùng thau nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khỏe sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng nước; tôm yếu sẽ bi gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau, tôm khỏe sẽ phản ứng búng nhảy nhanh; ngoài ra có thể kiểm tra bằng "sốc" độ mặn.
- Phương pháp gây sốc bằng độ mặn: Lấy 100 con tôm giống cho vào ly nước (một nửa nước lấy từ trại giống và một nửa là nước ngọt) để thời gian 45 phút - 1 giờ. Nếu tôm chết dưới 5 con thì có thể chọn giống đó về thả nuôi.
đ) Thả và luyện giống:
- Luyện giống: Phương pháp thuần (độ mặn, pH, nhiệt độ ….): Cho tất cả tôm và nước trong bao tôm vào thùng nhựa 60 lít sau đó ta lấy nước trong ao nuôi tôm đổ (5 phút đổ 1 lít) vào thùng nhựa có chứa tôm giống,hoặc dùng bọc nước treo trên miệng thùng và cho nước chảy từ từ vào thùng. Đến khi nào nước đầy thùng thì ta có thể tiến hành thả tôm xuống ao nuôi tôm.
- Thả giống: Nên thả tôm đầu hướng gió, thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối (không thả tôm giống lúc trời mưa lớn). Mật độ thả từ 8 - 10 con/m2.
e) Quản lý môi trường trong ao nuôi:
Do hình thức nuôi quảng canh QCCT nên rất khó để quản lý các yếu tố như: Độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ, khí độc NH3 và H2S … vì vậy ta chỉ có thể quản lý được các yếu tố như: pH, độ trong và màu nước.
Nước ao nuôi tôm là điều kiện tốt cho các loài vi sinh vật và tảo phát triển, vì vậy tùy theo loài tảo nào chiếm đa số thì sẽ làm cho màu nước khác nhau và cũng làm ảnh hưởng đến tôm nuôi:
- Nước màu vàng nâu: Chủ yếu là tảo khuê gây ra, đây là tảo làm thức ăn tốt cho tôm;
- Nước màu xanh nhạt: do các loài tảo lục gây nên đây cũng là thức ăn tốt cho tôm;
- Nước màu xanh đậm: do tảo lam gây ra, loại tảo này không tốt cho tôm sinh trưởng (tôm chậm lớn) và gây nên hiện tượng tôm có màu xanh (Xử lý bằng cách thay 30 - 50% nước trong ao);
- Nước có màu nâu đen: Do tảo giáp gây ra. Tảo này có thể làm cho môi trường nhiễm bẩn, rất có hại đối với tôm nuôi. (xã nước ra vô liên tục để làm sạch môi trường kết hợp với dùng vợt vớt các Lap Lap trong ao đem lên bờ);
- Nước màu vàng: Do tảo vàng gây nên, làm cho môi trường thiếu dinh dưỡng nên tôm sẽ chậm lớn và tỷ lệ sống thấp. (Xử lý bằng cách thay 30 - 50% nước trong ao và bón vôi CaCO3 với liều lượng 15 - 20 kg/1000m3 nước);
- Nước trong suốt hoặc có màu vàng rỉ sét: Do đất phèn tạo thành nên pH rất thấp. Tảo ít phát triển, tôm thiếu thức ăn, chậm lớn và tỷ lệ sống thấp;
Để ổn định chất lượng nước trong ao tôm cần phải chú ý đến nguồn nước lấy vào, không lấy nước vào ao khi nước ngoài kênh (sông) quá bẩn, phải xả nước mặt trong ao nuôi tôm đồng thời bón vôi CaCO3 15 - 20kg/1000m2 trên bờ bao vào những lúc trời mưa lớn. Tốt nhất nên sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 15 - 20kg/1000m3 sau khi kết thúc đợt thu hoạch nhằm diệt tạp, khử trùng, kích thích tảo phát triển và để tránh tôm có thể bị sốc do pH thay đổi.
g) Quản lý thức ăn trong ao nuôi:
Do ta nuôi với hình thức QCCT với mật độ dưới 10 con/m2 không sử dụng thức ăn công nghiệp mà chỉ sử dụng nguồn thức ăn cho tôm chủ yếu là thức ăn tự nhiên (tảo và các vi sinh vật phù du) sẵn có trong ao nuôi tôm. Để bổ sung thức ăn cho tôm nuôi ta có thể cho vào ao nuôi tôm các loại lá cây như: lá Đước, lá Mắm (có hàm lượng đạm cao nhất), Dà, Giá, cỏ dại, dây leo …. Vì vi khuẩn phân hủy các loại lá này là thức ăn tốt cho tôm nuôi, đồng thời đây cũng là nguồn phân xanh giúp cải thiện màu nước trong ao nuôi tôm và tạo điều kiện cho các loài tảo có lợi sinh trưởng và phát triển. Có thể định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
h) Quản lý dịch bệnh: Đây là một trong những việc rất khó trong quá trình nuôi tôm QCCT, vì nuôi với mật độ trong diện tích rộng nên không thể dựa vào các phương pháp xử lý bằng thuốc và hóa chất, chỉ khống chế dịch bệnh qua các yếu tố đầu vào. Một số lưu ý để người nuôi tôm có thể hạn chế được dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm:
- Cải tạo ao đúng kỹ thuật;
- Chọn và thả những giống tốt, đã được kiểm dịch;
- Vận dụng phương pháp lấy và xổ nước qua cống xổ (nêu ở mục 1) để làm sạch môi trường nước;
- Trong trường hợp tôm gặp sự cố ta phải hạ thấp mực nước trong ao nuôi tôm xuống còn 1/3 trong thời gian từ 15 - 30 ngày đồng thời dùng phương pháp thủ công (lượm, nhặt các con tôm bệnh) nhằm để tránh lây lan dịch bệnh.
i) Thu hoạch tôm: Sau thời gian từ 4 - 5 tháng tuổi có thể thu hoạch tôm.
* Lưu ý: Trong suốt quá trình nuôi tôm không được sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng (Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT). Nếu sử dụng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi tôm phải nằm trong các danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
PHỤ LỤC IX
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THAM GIA THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong ao, áp dụng cho các cơ sở nuôi tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
2. Điều kiện áp dụng
- Nguồn nước cung cấp từ nguồn nước biển, không bị ô nhiễm;
- Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh bên ngoài như: cua, còng, rắn …
- Diện tích ao nuôi từ 1000m2 trở lên, mức nước đạt 1,4m trở lên;
- Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt đảm bảo chắc chắn không rò rỉ. Cống cấp phải có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ cá tạp, dịch hại và cỏ rác khi cấp nước vào ao (hoặc dùng máy bơm nước ra vào ao);
- Cơ sở hạ tầng nuôi phải đáp ứng yêu cầu sản xuất.
3. Nội dung quy trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng
a) Chuẩn bị ao nuôi:
- Cải tạo ao:
+ Vét bùn đáy, cày đáy ao, bón vôi với lượng thích hợp. Tu sửa bờ ao, kiểm tra hệ thống cống, hệ thống kênh cấp, thoát nước. Gia cố lại bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, thẩm lậu;
+ Phơi khô đáy ao 3 - 4 ngày để diệt trùng đáy ao;
+ Lấy nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức 1,4m trở lên.
- Xử lý nước:
+ Khử trùng nước: Có thể sử dụng một trong các loại hóa chất như hợp chất của Iod, thuốc Tím … với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
+ Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước, nên khử trùng nước bằng Chlorine nồng độ 20 ppm.
- Bổ sung vi sinh có lợi và gây màu nước:
+ Sau 2 -3 ngày sau khi xử lý nước nên sử dụng các chế phẩm sinh học để gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống;
+ Gây mày nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm. Thường sử dụng phân NPK (loại 20 - 20 -0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 1 - 2 kg/1000m3 trong 2-3 ngày;
+ Thời gian gây màu nước khoảng 4 - 5 ngày, khi màu nước trong ao tốt thì mới tiến hành thả giống. Màu nước tốt là màu nâu hoặc màu xanh lá chuối non, độ trong từ 30cm đến 40cm;
+ Cần kiểm tra pH, độ kiềm … để khống chế các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
- Các chỉ tiêu lý hóa nước ao nuôi cần đạt trước khi thả giống:
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Mức tối ưu |
Gia hạn cho phép |
1 |
BOD5 |
mg/l |
£ 20 |
< 30="" 30=""> |
2 |
NH3 |
mg/l |
£ 0,1 |
< 0,3=""> |
3 |
H2S |
mg/l |
£ 0,03 |
< 0,05=""> |
4 |
NO2 |
mg/l |
£ 0,25 |
< 0,35=""> |
5 |
pH |
|
7,5 ¸ 8,5 8,0 ¸ 8,3 |
7 ¸ 9, dao động trong ngày không quá 0,5 |
6 |
Nhiệt độ |
0C |
20 ¸ 30 |
18 ¸ 33 |
7 |
Độ muối |
‰ |
10 ¸ 25 |
5 ¸ 35 |
8 |
Ôxy hòa tan (DO) |
mg/l |
³ 4 |
³ 3,5 |
9 |
Độ trong |
cm |
30 ¸ 35 |
20 ¸ 50 |
10 |
Kiềm |
mg/l |
80 ¸ 120 |
60 ¸ 180 |
b) Thả giống:
- Chọn tôm giống:
+ Nguồn gốc: Tôm giống chân trắng PL12 phải được sản xuất từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định, có xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
Tôm giống để nuôi phải đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và những quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Chỉ tiêu cảm quan:
Trạng thái hoạt động: tôm bơi thành đàn ngược dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu, có phản xạ tốt khi có tác động đột ngọt của tiếng động mạnh hoặc ánh sáng;
- Ngoại hình: các phụ bộ hoàn chỉnh, các đốt bụng hình chữ nhật; đầu và thân cân đối, không có dị tật; chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi;
Màu sắc: màu tự nhiên của loài.
Chiều dài thân: chiều dài thân lớn hơn 9mm, tôm đồng đều về kích cỡ, tỷ lệ chênh lệch đàn không lớn hơn 10%.
- Thả giống:
+ Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước tốt đủ thức ăn tự nhiên cho tôm. Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn … giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh sốc cho đàn giống;
+ Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi nước ao nuôi có nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 - 15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi:
+ Mùa vụ thả: Tuân thủ lịch mùa vụ của từng địa phương;
+ Mật độ thả trên 60 con/m2.
c) Chăm sóc quản lý:
+ Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;
+ Việc cho ăn (số lần cho ăn, lượng cho ăn, cách cho ăn) theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
+ Thường xuyên theo dõi việc sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh phù hợp tránh lãng phí và dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.
- Quản lý môi trường ao nuôi: Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời.
* Một số lưu ý:
+ Mực nước trong ao nuôi duy trì thấp nhất là 1,4m;
+ Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiễm môi trường;
+ Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ;
+ Khi lấy nước cần tham khảo thông tin quan trắc môi trường của cơ quan quản lý thủy sản địa phương.
* Lưu ý: Trong suốt quá trình nuôi tôm không được sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng (Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT). Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phải nằm trong các danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
d) Thu hoạch
- Cơ sở nuôi tôm chân trắng phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Khi tôm đạt kích cỡ 70 - 100 con/kg, nên tiến hành thu hoạch. Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm vỏ vào thời điểm trên./.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on guiding implementation for pilot agricultural insurance in farming, livestock husbandry, aquaculture under the decision No.315/QD-TTg dated March 01, 2011 by the Prime Minister
Pursuant to the Decree No.01/2008/ND-CP dated January 03, 2008 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of Ministry of Agriculture and Rural Development; the Decree No.75/2009/ND-CP dated September 10, 2009 of the Government amending Article 3 of the Decree No.01/2008/ND-CP dated January 03, 2008;
Pursuant to the Decision No.315/QD-TTg dated March 01, 2011 by the Prime Minister on the implementation of pilot agricultural insurance of the phase from 2011 to 2013;
The Ministry of Agriculture and Rural Development guides the implementation of pilot agricultural insurance in farming, livestock husbandry, aquaculture under the Decision No.315/QD-TTg dated March 01, 2011 of the Prime Minister as follows:
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of governing and application subjects
1. Scope of governing
This Circular guides the provisions at Clause 5, Article 1 of the Decision No.315/QD-TTg dated March 01, 2011 by the Prime Minister on the criteria, scale of production and manufacturing processes; regulates types of natural disasters, epidemic diseases and determines the extent of damage to the rice; breeding cattle (meat, plowing, reproduction) and dairy cows; pigs (meat, sows, boars); chickens, ducks (laying, meat), aquaculture (cat fish, shrimp, white shrimp) which were selected to participate in the implementation of pilot agricultural insurance in the period of 2011-2013 in 20 provinces and cities directly under the Central Government ( hereinafter referred to as provinces).
2. Subjects of application
a) The subjects who are supported insurance pilot:
Households of farmers, fishermen, ranchers, cooperative team, cooperatives, enterprises and other organizations and individuals producing agriculture, fisheries (hereinafter referred to as producers) participating in pilot agricultural insurance of the phase of 2011 - 2013 under Clause 2, Article 1 of the Decision No.315/QD-TTg dated March 01, 2011 by the Prime Minister.
b) The objects to be covered and areas piloting insurance:
- To implement insurance for the rice in Nam Dinh, Thai Binh and Nghe An, Ha Tinh and Binh Thuan, An Giang, Dong Thap;
- To implement insurance for livestock husbandry: Pigs (meat, sows, boars) in Hanoi, Vinh Phuc and Hai Phong, Bac Ninh, Thanh Hoa, Nghe An, Binh Dinh, Binh Duong, Dong Nai; Chicken (Meat, laying) in Bac Ninh, Hai Phong, Vinh Phuc, Dong Nai; Duck (meat, laying) in Bac Ninh, Hai Phong, Dong Nai; bull, cow (meat, plowing, reproduction) in Vinh Phuc, Thanh Hoa, Nghe An, Binh Dinh, Dong Nai; Dairy cow in Hanoi, Binh Dinh, Binh Duong, Dong Nai; buffalo (meat, plowing, reproduction) in Vinh Phuc, Thanh Hoa, Nghe An;
- To implement insurance for aquaculture: Cat fish in Ben Tre, Tra Vinh; shrimp (Penaeus monodon), shrimp (Litopenaeus vannamei) in Ben Tre, Bac Lieu, Ca Mau, Soc Trang.
Article 2. Principles for selection of areas to implement and conditions to support pilot agricultural insurance
1. Principles for selection of areas to implement
a) Each province shall select locations of insurance pilot with scale of manufacturing representatively for the insured objects of the locality;
b) The rural districts and communes that were selected must ensure representation and reasonableness in the regions; facilitate the preliminary review, summing up, evaluation, monitoring, drawing experience, and expansion;
c) Ensuring the principles the majority covering the few;
d) In accordance with the policy of development of agriculture, farmers, rural areas of the State.
2. Conditions to be supported pilot of insurance
a) To comply with Clause 4, Article 1 of the Decision No.315/QD-TTg of the Prime Minister;
b) Subjects participating in insurance are required to apply for voluntary insurance, commit to participate in insurance pilot; conduct the process of cultivation, livestock husbandry, aquaculture, epidemic prevention as prescribed in this Circular or the processes of the Departments of Agriculture and Rural Development approved by the provincial-level People s Committee.
Chapter 2.
SPECIFIC PROVISIONS
Article 3. Regulations on the types of natural disasters, dangerous epidemics and identification of the extent of damage to support agricultural insurance pilot
1. The types of natural disasters: Hurricane, floods, drought, heavy cold weather, frost, salinity, and tsunamis.
2. The types of epidemics
a) For the rice: Rice grassy stunt strain 2 disease,, twisted leaves, black stripe dwarf; pests epidemic;
b) For buffalo, bull: foot and mouth disease;
c) For pigs: blue ear, foot and mouth disease;
d) For the chicken, duck: bird flu;
đ) For cat fish: liver and kidney pus disease;
e) For shrimp (Penaeus monodon): white spot virus, yellow head disease, liver and pancreas necrosis and atrophy disease;
g) For shrimp (Litopenaeus vannamei): white spot virus, yellow head disease, Taura syndrome disease, liver and pancreas necrosis and atrophy disease.
3. Competence to declare disasters, epidemics
Chairmen of provincial-level People s Committees shall make decision on announcement and certify the types of natural disasters, epidemics occurred in the localities under Clause 1, 2 and 3 of this Circular.
4. Responsibilities of participants in insurance pilot: Upon the occurrence of damages caused by natural disasters, epidemics, the producers must notify the commune-level local authorities to organize the certification of damage and at the same time coordinate with the concerned parties to limit losses and conduct procedures for settlement of compensation as prescribed.
5. The level of damage to be covered
a) Under the influence of types of natural disasters, epidemic diseases specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Circular, makes yield of the harvested rice of the region be lower than 75% (<75%) of the average yield per production season in 03 latest years; livestock husbandry be lost at 20%; aqua-farming products be lost at 30% or more (by economic value), it shall be covered.
Chairmen of provincial-level People s Committees confirm the extent of damage in the localities for used as a basis for settlement of compensation under the terms of the insurance contracts approved by the Finance Ministry.
b) For the rice, breeding animals, aquaculture products insured pilot which were treated, cared by veterinary agencies, plant protection agencies or producers shall be paid for drugs, treatment wages, but not more than 20% of insured value.
Article 4. Regulations on the criteria of scale, production processes for the rice
1. The criteria and scale, locations of rice production
a) The scale and location of rice production: Each province is selected 03 rural districts; scale of coverage of the entire rural district for locations specialized in rice production (the area of arable land at least 05 hectares or more) in the main season of the rice production: East - Spring, Season, Summer – Autumn.
b) Infrastructure of the rice production areas: there are convenient roads; system of irrigation to meet basically production and harvesting of rice in normal weather conditions in the locality.
2. Rice production processes: comply with provisions in Appendix 1 attached to this Circular or processes of the Departments of Agriculture and Rural Development approved by the Provincial-level People s Committees.
Article 5. Regulations of criteria of scale, production processes for livestock husbandry
1. The criteria and scale of the breeding areas: Each province is selected 03 rural districts, each rural district is selected 03 communes; scale of insurance is the entire commune.
2. For breeding buffalo, bull (meat, plowing, reproduction) and dairy cows.
a) The farming scale: The households raising buffalo, bull in the form of captivity or controlled grazing (not applicable to buffalo, bull roamed freely) with from 01 buffalo/bull or more.
b) Raising process: Applicable to provisions in Appendix II issued together with this Circular.
c) The time to calculate insurance:
- For buffalo, bull (meat, plowing): from 06 months of age or more, irrespective of sex, normal health, without congenital malformations;
- For buffalo, bull (reproduction), dairy cow: calculated from 12 months of age or more with explicit sexuality, ensuring the breeding standards.
3. For pig breeding (meat, sows, boars)
a) Livestock husbandry scale: the breeding households having number of pigs from 02 pigs/batch or more, sows from 01 sow or more; boars from 01 boar or more.
b) Raising process: Applicable to provisions in Appendix III issued together with this Circular.
c) The time to calculate insurance:
- Raising pigs for meat: Time covered is maximum 150 days (the exotic pigs calculated as from they are 50 days old to be raised till 200 days old when slaughtered; hybrid pigs calculated as from they are 60 days old to be raised till 210 days old when slaughtered);
- Raising sows: Time covered is a maximum period of 180 days (from when sows mated are pregnant until piglets are weaned);
- Raising boars: time starting to be covered is from 8 months old for domestic pigs and 10 months old for exotic and hybrid pigs. Time starting to calculate insurance is not more than 34 months for sperm exploited boars used in artificial insemination and 28 months for direct inseminating boars.
4. Raising chickens, ducks (meat, laying)
a) Livestock husbandry scale: The total herd has from 200 chickens/ducks or more for chickens, ducks used as meat and from 100 chickens/ducks with chickens, ducks laying eggs.
b) Raising process: Applicable to provisions in Appendix IV issued together with this Circular.
c) The time to calculate insurance
- Raising chickens and ducks as meat: From 01 to 50 days for industrial chickens, ducks; 01-70 days for chickens, ducks of twofold purposes and 01-150 days for native chickens, ducks;
- Raising chickens and ducks laying eggs: From 01-365 days for laying hens and 700 days for laying ducks.
Article 6. Regulations on criteria of scale, production processes for aquaculture (cat fish, shrimp (Penaeus monodon), shrimp (Litopenaeus vannamei).
1. Criteria for selecting farming areas, farms
a) The scale and areas of the breeding: Each province is selected 03 rural districts, each rural district is selected 03 communes; each commune is selected raising areas; scale of insurance is the entire commune.
b) Conditions for breeding facilities, breeding areas:
- The intensive cat fish farming area must have an area of 05 hectares or more;
- The intensive shrimp (Penaeus monodon), shrimp (Litopenaeus vannamei) farming area must have an area of 05 hectares or more; semi-intensive area must have an area of 10 ha, improved extensive farming area must have an area of 15 hectares or more;
- The catfish, shrimp (Penaeus monodon), shrimp (Litopenaeus vannamei) farming area must be ensured to have traffic road; irrigation system basically meeting the production requirements.
2. Production process:
a) For intensive catfish farming: Applicable to Appendix V, issued together with this Circular.
b) For shrimp (Penaeus monodon): Applicable to provisions in Appendix VI (intensive farming), Appendix VII (semi-intensive farming), and Appendix VIII (improved extensive farming) issued together with this Circular.
c) For intensive farming, semi-intensive farming of shrimp (Litopenaeus vannamei): Applicable to provisions in Appendix IX, issued together with this Circular.
Chapter 3.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 7. Responsibilities of the agencies
1. Responsibilities of the Departments and the Directorate of Fisheries
a) Department of Economic Cooperation and Rural Development shall:
- Preside over and coordinate with other concerned departments and the Directorate of Fisheries to organize the implementation of the tasks under the scope of responsibility of the Ministry of Agriculture and Rural Development at the Decision No.315/QD-TTg of the Prime Minister;
- Examine, supervise and evaluate the pilot implementation of agricultural insurance under the assigned range;
- Quarterly synthesize, make reports of the Ministry of Agriculture and Rural Development on the implementation of pilot agricultural insurance, and send to the Finance Ministry.
b) The other concerned Departments and the Directorate of Fisheries shall:
Direct, guide and inspect, monitor and evaluate the implementation of pilot agricultural insurance within the scope of the assignment and submit quarterly reports to the Department for Economic Cooperation and Rural Development.
2. Responsibilities of the provincial-level People s Committees
a) To direct and organize the implementation of agricultural insurance pilot;
b) To disclose and certify types of natural disasters, epidemics occurred in the specific areas of the localities;
c) To direct the provincial Bureau of Statistics to announce the actual yield after each crop, rice prices of the latest crop and economic value of livestock husbandry, aquaculture for use as a basis for charging and settling an insurance claim;
d) To direct the Departments of Agriculture and Rural Development, Departments of Finance, People s Committees at all levels in the areas covered, the subjects participating in agricultural insurance pilot, the relevant agencies to implement following the guidance and the manufacturing processes specified in this Circular;
đ) To examine, supervise and evaluate the pilot implementation of agricultural insurance in the localities;
e) Quarterly to report the evaluation of the implementation and propose the measures to implement the insurance pilot and send to the Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Responsibilities of Insurers
a) To implement pilot agricultural insurance under the scope and application subjects defined in Article 1 of this Circular;
b) To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance and People s Committees at all levels in the provinces participating in the insurance pilot for better service of participants in pilot agricultural insurance in accordance with regulations;
c) Quarterly to report the performance result and propose measures to implement and send to the Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial People s Committees where pilot agricultural insurance is made.
Article 8. Effect
This Circular takes effect from July 01, 2011.
In the course of implementation if any problems arise, the People s Committees at all levels and producers participating in the pilot agricultural insurance report to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance and the Insurers implementing the pilot agricultural insurance for researching and supplementing accordingly.
For The Minister
Deputy Minister
Ho Xuan Hung
APPENDIX I
RICE CULTIVATION PROCESS PARTICIPATED IN PILOT INSURANCE
(Issued together with the Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
A. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
This procedure shall specify the order, content and technical requirements for rice cultivation applied to the provinces (Nam Dinh, Thai Binh, An Giang, Dong Thap, Binh Thuan) participating in the pilot agriculture insurance.
B. CONDITIONS OF APPLICATION
I. PROVINCES OF NAM DINH, THAI BINH
A. Winter – Spring crop
a) Seasons: Winter - Spring mainly using short-term varieties of rice, cultivation period in late spring.
Landmark time of safely flowering rice from 01/5 to 15/5 is used as a basis to calculate the time of sowing varieties suitable for each variety and each rice season. General direction is a neat arrangement at each period, in each locality, each period, focusing on sowing rice seed in about 07-10 days, in particular:
- Period of early spring sowing from 15 to 20/11, Spring of the main crop sowing from day 5 to the day of 15/12, transplanting from 20/01 until 10/02.
- Late spring period concentrated to sow rice seed after cold spell from 20/01 until 10/02. Focus on transplanting rice after commencement of spring on 10/02 to 25/02, ending transplanting of spring rice prior to 28/02.
Sowing rice seed: from 10/02 till 15/02;
* Orientation of cultivating rice varieties:
Each locality selects from 3-4 major rice varieties and 1-2 additional rice varieties to facilitate the production of goods, and reducing pressure on crop, pests, and prices. Several major rice varieties for the cultivation periods as follows:
- Periods of Early Spring, Mid Spring use the varieties: VN10, Xi23, X21, Huong Com, DS1 ...
- Late Spring period focuses on 2 groups of varieties:
+ Group of high yield, average quality: Khang Dan 18, Q5, TBR1, TBR36, DB5, DB6, DT37, Mutation Khang Dan, Nhi Uu 838, Nhi Uu 86B, Nhi Uu 69, Phu Uu No. 1, VL20 , VL24, TH3-4, HYT83, HYT100, Thuc Hung 6, Van Quang 14, B-TE1, D.uu 527, D.uu 725, Syn.6, Thien uu 1025, ...
+ Group of relatively yield, high quality: QR1, HT1, Bac Thom 7, Nang Xuan, ND1, ND5, VHC, QR1, BC15, Nep 87, Nep 97, HYT100, TH3-3 and some new varieties which have been recognized for trial production such as HT6, TL6, T10 ...
b) Transplanting density: depending on the characteristics of rice varieties and soil type to transplant with the appropriate density:
- The hybrid rice variety: transplant density 35-40 clusters/m2, transplant 1-2 units of rice seedling/cluster.
- The very short pure rice varieties: transplant about 50 clusters/m2; few-day varieties: transplant 45-50 clusters/m2; many-day and medium-day varieties: transplant about 40-45 clusters/m2, transplant 2-3 units of rice seedling/cluster.
c) Fertilizer: quantity of fertilizer is depended on the different varieties and soil.
- The quantity of fertilizer per ha:
+ Cattle manure: 8-10 tons (or 500 to 600 kg of organic microrganism fertilizer);
+ Ureanitrogenous fertilizer: 200-300 kg;
+ Superphosphate: 500-600 kg;
+ Potassium chloride: 160-200 kg;
(Sunken, aluminous field bases need to be fertilized additionally 500 - 700kg lime/ha)
- Method to fertilize:
+ For the few-day varieties
• Basal fertilizing: full cattle manure + phosphate + 40% nitrogen + 30% potassium;
• Top dressing as rice taken green roots: 50% nitrogen + 30% potassium;
(Note: fertilizing nitrogen if the weather is warm in the spring season).
• Pre-earing pressing fertilizing: 10% nitrogen + 40% potassium.
+ For the medium and many-day varieties:
• Basal fertilizing before transplanting: full cattle manure, phosphate + 40% nitrogen;
• Top dressing as rice take green roots: 40% nitrogen + 50% potassium;
• Pre-earing pressing fertilizing: 20% nitrogen + 50% potassium.
d) The water level: When transplanting rice, let water level be shallow to help the manipulations to be convenient, regular; then, drain slightly (to 2 - 3 cm of water away from field surface) for rice to breed strongly. When transplanting “ma day xuc”, “ma san”, needs to adjust water accordingly. When rice’s breeding is finished, drain water to the parched field, then lead water into the field at normal level for the rice to flower, and transmit dry matter in grains. When rice is ripe, drain off water for rice trees to be hard, not being fallen.
đ) Weeding: Herbicide use for clearing weeds as guided or weeding grass and stirring mud1-2 times, combined with fertilizer.
e) The pests need to be prevented: Thrips always damaging at the stage of rice seedling and tender rice; leaf rolling insect (Cnaphalocrosis medinalis Guenee), Brown planthopper at the stage of rice’s development as a girl, mother-stalk and starting the flowering; shilver leaf, sheath blight, blast, bacterial striped spots appearing at the stage of mother-stalk, flowering; schoenobius at the stage of flowering ... should be monitored regularly for pest control in time.
2. Crops
a) Season:
- Early season: sowing on 10/6 - 20/6 with pure rice varieties: Khang Dan 18, Q5, BC15, QR1, HT1, Bac Thom 7, Viet Huong Chiem, Nam Dinh 1, Nam Dinh 5, Nep 87, Nep 97, Nep IRi352 and some varieties of local specialties;
The hybrid rice varieties: Phu uu No.1, Nam Duong 99, N. uu 69, HYT100, TH3-3, Viet lai 20, TX111, CNR02, Thien Uu 1025, TH3-3;
- Middle season: sowing on 15/6 - 25/6 with rice varieties: X21, Xi23, VN10, NX30, Bac uu 903 KBL, BTE-1 ...; QR1, Viet Huong Chiem, Khang Dan 18, Nam Dinh 1, TX111, Phu uu 1, CNR02, Nam Duong 99, N.uu 69, HYT100, Thien uu 1025, Nep N87, N97, TH3-3, BC15, TBR1 (Q5), Bac Thom No.7;
- Late season: sowing on 25/5 - 5/6; transplanting: on 25/6 - 5/7 with rice varieties: Nep Bac, Nep Cai Hoa Vang, Du, Tam Thom of all types ...
b) Transplanting density: depending on the characteristics of rice varieties and soil type to transplant with the appropriate density:
- The hybrid rice varieties: transplant density 40 clusters/m2, transplant 1-2 units of rice seedling/cluster;
- The very short pure rice varieties: transplant about 50 clusters/m2; few-day varieties: transplant 45-50 clusters/m2; many-day and medium-day varieties: transplant about 40-45 clusters/m2, transplant 2-3 units of rice seedling/cluster;
- Sowing directly 40-50 kg rice seeds/ha;
c) Fertilizer: quantity of fertilizer is depended on the different varieties and soil
- The amount of fertilizer for one ha:
+ Cattle manure: 8-10 tons (or 500 to 600 kg of organic microrganism fertilizer);
+ Ureanitrogenous fertilizer: 200-250 kg;
+ Superphosphate: 450 - 500 kg;
+ Potassium chloride: 160 - 220kg.
(Low field bases need to be fertilized additionally 500 - 700kg lime/ha)
- Method to fertilize:
+ For the few-day varieties
• Basal fertilizing: full cattle manure + phosphate + 40% nitrogen + 30% potassium;
• Top dressing as rice taken green roots: 50% nitrogen + 30% potassium;
(Note: fertilizing nitrogen if the weather is warm in the spring season).
• Pre-earing pressing fertilizing: 10% nitrogen + 40% potassium.
+ For the medium and many-day varieties:
• Basal fertilizing before transplanting: full cattle manure, phosphate + 40% nitrogen;
• Top dressing as rice taken green roots: 40% nitrogen + 50% potassium;
• Pre-earing pressing fertilizing: 20% nitrogen + 50% potassium.
d) The water level: When transplanting rice, adjust water properly to help the manipulations to be convenient; adjust water level to 2 - 3 cm for rice to breed strongly at the stage of rice’s branches breeding. When rice’s breeding is finished, drain water to the parched field, then lead water into the field at normal level for the rice to flower, and transmit dry matter in grains. When rice is ripe, drain off water for rice trees to be hard, not being fallen.
đ) Weeding: Herbicide use for clearing weeds as guided or weeding grass and stirring mud1-2 times, combined with fertilizer.
e) The pests need to be prevented: Thrips always damaging at the stage of rice seedling and tender rice; leaf rolling insect (Cnaphalocrosis medinalis Guenee), Brown planthopper at the stage of rice’s development as a girl, mother-stalk and starting the flowering; shilver leaf, sheath blight, blast, bacterial striped spots appearing at the stage of mother-stalk, flowering; schoenobius at the stage of flowering ... should be monitored regularly for pest control in time.
II. NGHE AN, HA TINH PROVINCES
1. Winter – Spring
a) Season:
Based on the growth duration of each variety to determine sowing time, so make sure that rice’s flowering is focused on 25/4 - 05/5; each period is concentrated to cultivate for 5 days, namely:
- Early Spring: Can be sown from 25/12 of previous year to the day of 05/01 of next year.
- Spring of the main crop may be sown from 10 - 25/01 each year.
* Orientation for the variety structure:
The arrangement of the variety structure will be based on test results, trial production and recognition of new seeds every year; to use a number of top varieties in the short-term as follows:
- Early Spring: Using the varieties AC5, BT-E1, BC15;
- Spring of the main crop: Using the varieties: Khai Phong No.1, Nhi Uu 986, Thien nguyen uu 9, Kim uu 725, Nhi Uu 725, Syn6, Nghi huong 2308, Bio.404, Duong Quang 18, N.uu 69, PHB71, Nam Duong 99, Khai phong No. 7, Q.uu 6, Q.uu 1, Huong thom No. 1, Bac thom No. 7; Vat tu-NA1, Nep 352, Nep 97, Nep 87;
b) Transplanting density: Depending on the characteristics of the varieties, soil type, level of culture intensive to transplant an appropriate density, namely:- The areas applied the culture intensive technique for improved rice (SRI) are transplanted with a density of 25-30 clusters/ m2, 1-2 units of rice seedling/cluster.
- The areas are not applied improved intensive technique:
+ The hybrid rice varieties: transplant density 40 clusters/m2, transplant 1-2 units of rice seedling/cluster;
+ The very short pure rice varieties: transplant about 50 clusters/m2; few-day varieties: transplant 45-50 clusters/m2; many-day and medium-day varieties: transplant about 40-45 clusters/m2, transplant 2-3 units of rice seedling/cluster.
c) Fertilizer:
- The quantity of fertilizer per ha:
+ Cattle manure: 8-10 tons (or 500 to 600 kg of organic microrganism fertilizer);
+ Ureanitrogenous fertilizer: 200-250 kg;
+ Superphosphate: 500-600 kg;
+ Potassium chloride: 160-200 kg;
(Low field bases need to be fertilized additionally 400 - 500kg lime/ha)
- Method to fertilize:
+ For the few-day varieties
• Basal fertilizing: full cattle manure + phosphate + 40% nitrogen + 30% potassium;
• Top dressing as rices take green roots: 50% nitrogen + 30% potassium;
• Pre-earing pressing fertilizing: 10% nitrogen + 40% potassium.
+ For the medium and many-day varieties:
• Basal fertilizing before transplanting: full cattle manure, phosphate + 40% nitrogen;
• Top dressing as rice taken green roots: 40% nitrogen + 50% potassium;
• Pre-earing pressing fertilizing: 20% nitrogen + 50% potassium.
d) The water level: When transplanting rice, adjust water properly to help the manipulations to be convenient; adjust water level to 2 - 3 cm for rice to breed strongly at the stage of rice’s branches breeding. When rice’s breeding is finished, drain water to the parched field, then lead water into the field at normal level for the rice to flower, and transmit dry matter in grains. When rice is ripe, drain off water for rice trees to be hard, not being fallen.
đ) Weeding: Herbicide use for clearing weeds as guided or weeding grass and stirring mud1-2 times, combined with fertilizer.
e) The pests need to be prevented: Thrips always damaging at the stage of rice seedling and tender rice; leaf rolling insect (Cnaphalocrosis medinalis Guenee), Brown planthopper at the stage of rice’s development as a girl, mother-stalk and starting the flowering; shilver leaf, sheath blight, blast, bacterial striped spots appearring at the stage of mother-stalk, flowering; schoenobius at the stage of flowering ... should be monitored regularly for pest control in time.
2. Summer - Fall crop
a) Season:
- Summer – Fall season:
The concept of arranging the Summer - Fall production season is "as soon as possible" and to ensure the requirement to avoid flooding at the end of the season, so it should be based on the flowering time of Spring rice to produce seeds and it is better to produce seeds of Summer - Fall when Spring rice flowers about 10-15 days. The layout of the season, selection the variety structure must ensure the following requirements:
+ The flood running Summer – Fall region: Harvest prior to 05/9;
+ The intensive farming Summer – Fall region: Harvest not later than the day of 15/9.
- Season Crop: Ensure the harvest duration as follows:
+ Early Season: Harvest in September;
+ Main crop season: Finish the transplanting before 10/8.
b) Take care, fertilization and pest control are similar to the season in the northern provinces (Nam Dinh, Thai Binh).
III. AN GIANG, DONG THAP PROVINCES
An Giang and Dong Thap have some similarities in terms of rice production. This process is most applicable to both provinces.
1. Season
a) Winter – Spring season: starting from 26/10 to 31/12;
b) Summer – Fall season: starting from 20/03 to 10/5;
c) Fall – Winter season: starting from 25/6 to 30/8.
2. Land preparation
The field surface must be leveled flatly, made drains and cleaned up the weeds before sowing, transplanting.
a) The Winter – Spring season: After the Summer – Fall rice season is harvested completely in the 2-season land, the land is plowed until the water recedes, then it is lifted, leveled; and for the 3-seasons land, carry out to prepare soil similar to the Summer – Fall season after Fall – East rice is harvested.
b) The Summer - Fall season: After Winter – Spring rice season is harvested, plough the soil loose before sowing (minimum plowing depth is 20 cm) and dry soil for at least 2 weeks.
c) The Fall – Winter season: After the Summer - Fall rice season is harvested in the 3-season land, soil preparation measure is similar to the Summer – Fall season.
3. Seeds preparation
a) Seed selection: Select the rice varieties in the list recommended by the Ministry of Agriculture and Rural Development from time to time and with white rice quality meeting high quality requirement by the prescribed standards.
- In the principle of seed structure in each season, it is arranged 3-5 top varieties to be high-quality rice varieties, with an area accounting for over 15% of the production area in a season, and arranged 2-3 additional varieties to be the one which are adapted to conditions of local farming but required to be continued monitoring on a large scale. Most are few-day rice varieties with growth duration from 90-105 days. The rate of top rice varieties may vary according to each season;
- It is arranged by an order from high to low rates of rice varieties often used as follows: IR 50404, OM 4218, OM 2514, OM 2517, JASMINE 85, OM 5472, OM 4900, OMCS 2000, VD 20, VND 95-20 and Nep;
b) Quality of seeds: rice varieties must have high uniformity, not mixed with weeds, grass and other varieties of rice.
4. Sowing density
Depending on variety, season, field surface flatness and drainage capabilities of each field plot to determine seeding density, appropriate seeding density is from 80kg - 120kg/ha. It should sow by row seeding tool in the places where conditions permit.
5. Soak of seeds and seed treatment
Seeds are soaked directly into the saline solution of 15% concentration within 15-30 minutes, then pick up the imperfect grains floating above, the remaining sinking part shall be taken out to wash and soak with clean water for 48 hours, keep carefully for 24 hours until the seeds germinate. Then proceed to sow with row seeding tool.
6. Fertilizer
a) Principles of fertilization for rice: to fertilize by the plant needs at time of growth (rise seeding, tillering, rice flowers); fertilize the correct dosage; not to fertilize in excess of nitrogen. Fertilization period for rice can be divided into 3 main batches: Batch 1: from 7-10 days after sowing, Batch 2: from 18-22 days after sowing, Batch 3: from 40-45 days after sowing.
* Note:depending on growing conditions, season, time of growth of rice variety being cultivated to reduce the time of fertilization.
Quantity of fertilizer recommended for reference by each region of cultivation
Types of soil | Quantity of pure fertilizer need to be fertilized (Kg/ha) | |||||
Nitrogen (N) | Phosphate (P2O5) | Potassium (K2O) | ||||
DX | HT | DX | HT | DX | HT | |
Alluvial soil along the river | 90 - 100 | 75 - 90 | 40 - 50 | 50 - 60 | 30 - 50 | 30 - 50 |
Slightly alum soil | 80 - 100 | 70 - 80 | 40 - 60 | 50 - 60 | 30 - 50 | 30 - 50 |
Medium alum soil | 60 - 80 | 60 | 40 - 60 | 60 - 80 | 30 - 50 | 30 - 50 |
* Note: DX: Winter - Spring, HT: Summer – Fall
Particularly for land cultivated 3 seasons in many years, it could be added 20% of total amount of nitrogen, and should be added organic fertilizer for soil improvement.
Use the leaf color reference sheets to control the excess of nitrogen in the last 2 batches of fertilization.
b) The time and dose of fertilizer:
- Basal fertilizing: before sowing. Acidic soil should be fertilized Van Dien fused phosphate (16% of P2O5) from 100-400 kg/ha depending on the acidity of the soil, to lower acidity right from the beginning, the roots will grow better;
- Fertilization for the first time: 7 - 10 days after seeding (NSS), fertilize according to the following table, depending on season and soil type.
Types of soil | Quantity of fertilizer required to be used (Kg/ha) | |||||
Urea | DAP | KCl | ||||
DX | HT | DX | HT | DX | HT | |
Alluvial soil along the river | 40 - 45 | 30 - 35 | 45 - 55 | 55 - 65 | 20 - 30 | 20 - 30 |
Slightly alum soil | 35 - 45 | 25 - 30 | 45 - 65 | 55 - 65 | 20 - 30 | 20 - 30 |
Medium alum soil | 25 - 30 | 15 - 20 | 45 - 65 | 65 - 87 | 20 - 30 | 20 - 30 |
* Note:thrips often cause harm at the first period of fertilization, so it must flood the field with water for 1 - 3cm before fertilizing.
- Fertilization for the 2nd time: from 18-22 days after sowing in the following table
Types of soil | Quantity of fertilizer required to be used (Kg/ha) | |||
Urea | DAP | |||
DX | HT | DX | HT | |
Alluvial soil along the river | 80 - 90 | 60 - 73 | 45 - 55 | 55 - 65 |
Slightly alum soil | 70 - 80 | 55 - 65 | 45 - 65 | 55 - 65 |
Medium alum soil | 50 - 65 | 30 - 40 | 45 - 65 | 65 - 87 |
(Note: fertilize the field like clothing amendment in bad places to adjust the uniformity of the paddy field)
For low-density sowing fields or where seed sprouted badly, using growth stimulants to spray immediately after fertilization to increase the number of effective buds.
*Note:borers, worms, rice leaf folder, blast, Banded disease at this stage.
- Fertilization for the third times: 40-45 days after sowing in the following table:
Types of soil | Quantity of fertilizer required to be used (Kg/ha) | |||
Urea | Potassium | |||
DX | HT | DX | HT | |
Alluvial soil along the river | 40 - 45 | 30 - 35 | 30 - 55 | 30 - 55 |
Slightly alum soil | 35 - 45 | 25 - 30 | 30 - 55 | 30 - 55 |
Medium alum soil | 25 - 30 | 15 - 20 | 30 - 55 | 30 - 55 |
(Note: it should observe rice flowers to fertilize for the paddy fields to develop better)
After fertilization is made, then retain water until rice are waxy (from 60-70 days after sowing) because at this stage if the fields are lack of water or dry, rice will be vulnerable to be flat.
* Note:blast, yellow leaf, Banded disease, flat grain, sheath blight, Brown planthopper.
- Fertilization for Fall – Winter season can apply the formula similar to the one recommended for doing in the Summer – Fall season.
Particularly for three-season land cultivated many years, it could add 20% of total nitrogen, and should add organic fertilization for soil improvement.
Depending on variety and soil conditions of each specific region, it can be changed the amount of fertilizer for suitableness to achieve the highest efficiency and can be used super phosphate, other compound fertilizers such as 20-20-15 , 16-16-8, ... to fertilize rice, but it is required to ensure the right amount of pure fertilizer;
If soil is catch alum (the fields have pH <5), it should take measures of irrigation to get rid of alum, reduce alum and add fertilizers to help lower alum such as lime (200 - 400kg/ha) prior to soil preparation, or fused phosphate (Long Thanh, Van Dien phosphates 100 - 400kg/ha).
7. Care
a) Water Management:
- Lead water into the field 5 days after sowing, water level should be average (cover the rice roots) to help the field to hold moisture well or water level is about 2 - 3 cm. It should observe golden snails (pomacea canaliculata) in field;
- From 7-10 days after sowing, continue to lead water into the field with water level of 5 - 7 cm;
- 28 days after sowing, start to dry off the field for the first time (if the rice rows’ leaves are adjacent to each other);
- From 35-49 days after sowing, lead water into the field, keep the water at level of 5 cm (preparing to fertilize for the third batch), after fertilization is made, let water naturally recede, until 15 cm below ground surface, then pump water into the field at highest level of 5cm;
- From 80-85 days after sowing, start to dry off the field for rice to be raped and for harvest by reaping machine and the paddy harvesting machine.
Note:Depending on the time of growth of rice to adjust the time of irrigation, not to let rice be flooded throughout the crop.
b) Transplanting: when rice are about 15-20 days old, to transplant additional rice at the places where rice was dead; trim the rice at the places where the density is too thick.
c) Removal: Regularly remove the trees other than rice and weedy rice, the removal stage must be made completely 15 days before the harvest.
8. Pest Management
On the basis of the uniform application of measures, such as careful soil preparation, the flat field, sowing according to the seasonal calendar, use of seeds with high uniformity, sparse seeding, reasonable, balanced fertilizing and good water management to help the rice healthy with thin canopy, thus, it is not favorable conditions for pest development, so it should not need to use pesticide and only use herbicide, except for rice leaf blight, blast, Banded disease as a major.
a) Weeds: Prepare soil carefully and level the field, keep it flood in the early stage to control weeds. Use of drugs of pre or post-germination must be followed the recommended dosage on the label and the field must be warm enough; it should alternate herbicides with different active ingredients to reduce the resistance of weeds.
b) Golden snails (Pomacea canaliculata): Measures of most economic efficiency is to collect Golden snails (Pomacea canaliculata) before sowing seed, lead water to attract them to the sunken places for catching and controlling. If after sowing, paddy fields still have Golden snails (Pomacea canaliculata) with high density, then use chemicals.
c) Brown planthopper: Manage Brown planthopper by the manual instructing the prevention and fighting against Brown planthopper, dwarf yellow disease, twisted leaf dwarf of the Ministry of Agriculture and Rural Development. It should not use Pyrethroids to kill Brown planthopper because it is easy to make resistance and fire pests. It is encourages to use biological products derived from Bacillus thuringiensis and Beauveria fungus, Metarhizium, ...
* Note: Not to use pesticide derived from Acetamiprid to prevent pests from rice’s flowering stage.
d) Small leaf rolling insect (Cnaphalocrosis medinalis Guenee): Applying the method of integrated pest management IPM (main principles: the healthy rice plant, protection of natural enemies, regularly farm visiting, the farmers becoming experts) and not to use drugs in first 40 days after sowing because the Rice at this time is capable of resilience. Use chemicals by 4 rights (right time, right medication, right dosage, right way).
đ) Disease:
- Blast (blast in rice): based on variety characteristics (infected variety) and weather conditions which are convenient for damaging leaf blight’s development (fogs and cold weather at night), it must pump water into the field and use chemicals to treat.
To prevent rice flowers’ neck blast, it should be sprayed chemicals for prevention before and after the rice flowers... because when the rice is got this disease, in addition to reduction of productivity, it shall cause the significant reduction of the quality of rice as milled like increase of percentage of broken rice and rice chalkiness.
- Banded disease.
- Sanitation of field for cleaning grasses and the residues of the previous season.
- Plowing and exposure of soil to help profitable microorganisms’ development to kill germs.
- Water source in the small irrigation canals with water hyacinth, sclerotia should be paid attention when it is led into the fields, when this source of water is used, it should use the net to prevent sclerotia from the fields.
- Yellow leaf: Because the sowing of seeds is made with appropriate seeding density and fertilizer is used reasonably, so it should not need to use chemicals to treat leaf yellow disease. In case yellow leaf disease arising in the early ripening stage is detected to have more than 30% of leaves with disease signal, it can be sprayed chemicals with Benomyl active element.
- Rice leaf blight: The disease spreads by way of seeds. To manage disease, mainly using resistant varieties combined with seed treatment as recommended. Avoid fertilizing in excess of nitrogen in the field detected symptoms of disease. If the disease grows in rainy condition, it should be treated with special medications under instructed dose.
- Flat seeds: In the Summer – Fall season, if the rice flowers in the storm conditions, it may spray chemicals for prevention for 7-10 days before and after flowering with chemicals that prevent flat seeds disease.
*Note:The spraying of plant protection chemicals need to be applied by 4 rights (right chemicals, right time, right dosage, right way).
IV. Binh Thuan Province
1. Seasons
a) Winter – Spring season: starting from 15/11 to 15/12;
b) Summer – Fall season: starting from 15/3 to 30/6;
c) Crops: starting from 15/8 to 30/9.
2. Soil preparation
The field surface must be leveled flatly, made drains, and cleaned up the weeds before the sowing, transplanting is made.
3. Variety preparation
- Use certified seeds;
- The main rice varieties: ML 202, ML 214, ML 48, IR 59606, OM 4900.
4. Seeding density
Depending on variety, season, surface flatness of field surface and drainage capability of the field plot to determine seeding density, appropriate seeding density is from 150kg - 200kg/ha.
5. Soak of seeds and seed treatment
Seeds are soaked with clean water for 48 hours, keep carefully for 24 hours until the seeds germinate. Then proceed to sow freely or with row seeding tool
6. Fertilizers
- Principles of fertilization for rice: to fertilize by the plant needs at time of growth (rise seeding, tillering, rice flowers); fertilize the correct dosage; not to fertilize in excess of nitrogen. Fertilization period for rice can be divided into 3 main batches: Batch 1: from 7-10 days after sowing, Batch 2: from 18-22 days after sowing, Batch 3: from 40-45 days after sowing:
Particularly for land cultivated 3 seasons in many years, it could be added 20% of total amount of nitrogen, and should be added organic fertilizer for soil improvement.
Use the leaf color reference sheets to control the excess of nitrogen in the last 2 batches of fertilization.
Depending on the characteristics of cultivated area, the different soil types, different rice varieties, to publicize the use of fertilizers as follows:
- The amount of fertilizer per ha:
+ Nitrogen (N): 90-100 N
+ Phosphate (P2O5): 30-40 P2O5
+ Potassium (K2O): 30-40 K2O
Particularly for the varieties with growth time of more than 100 days and land cultivated 3 seasons in many years, it could be added 20% of total amount of nitrogen.
- Method to fertilize:
+ Basal fertilizing: Before sowing. Lime shall be fertilized after the first soil preparation. Depending on the acidity of the soil, to increase or decrease the amount of lime applied accordingly. Alum land is applied basal fertilization of phosphate fertilizer from 100-400 kg/ha depending on the acidity of the soil, to lower acidity from the beginning, for the roots to grow better.
+ Top dressing: 03 main batches of top dressing are divided as follows:
Batch 1: When the rice is 2-3 leaves (after sowing about 7-12 days) or after transplanting about 5 days to faster rice seedling’s development, for rice seeding to early tiller, with 30% nitrogen, 100% of phosphate if using single phosphate fertilizer, 50% of phosphate if using DAP and 50% of potassium.
Batch 2: Top dressing for the second time is made when rice is 18-22 days. Use 40% of total amount of nitrogen and 50% of remaining phosphate if using DAP.
Batch 3: Top dressing for the third time is made before the rice flowers about 15-20 days. Use the amount of remaining nitrogen and potassium fertilizer. At this stage, it needs to observe the rice’s top (length of 0.5 - 1 cm) to determine the time of fertilization and leaves’ color to determine the amount of fertilizer.
7. Water management
Depending on the time of growth of rice to adjust the time of irrigation, not to let rice be flooded throughout the crop; keep the water level in the field about 05 - 10cm.
8. Pest Management
- Prevent weeds from the beginning of rice season with chemicals of pre- or post-germination, depending on the status and condition of the field’s water management.
- Golden snails: dig drains, catch Golden snails before sowing; if density of golden snails is high, then use the chemicals in the allowed list for the eradication, it should pay attention to comply with Rule of 4 rights (right chemicals, right time, right dosage, right way).
- Rice leaf folder: rice at the period of within 40 days after sowing (or rice at the period of after 40 days after sowing but the density is under 10 folders/ m2) shall be no need treatment with chemicals.
- Brown planthopper: The most important solution is to select time for the sowing so that it can avoid planthoppers’ migration waves in the period of rice’s 20 days after sowing; therefore it needs to closely monitor the quantity of planthoppers to jump into the lights for the sowing; the most safety to sow rice is the time after the peak batch of planthoppers to jump into the lights; after sowing if planthoppers are also scattered, then use water to shield, if this measure is taken well, it will be no need to use pesticide to spray for rice of less than 1 month old. When rice is more than 1 month old, if the density of planthoppers is more than 3 planthoppers/branch, then use chemicals by the rule of four rights (right chemicals, right time, right dosage, and right way). At period of rice’s 40 days after sowing, take advantage the field’s moisture to promote prevention of planthoppers by using biological or natural chemicals (useful disease sources available on the field) to create a balanced ecosystem and help to control density of planthoppers in a sustainable way.
APPENDIX II
PROCESS OF LIVESTOCK HUSBANDRY OF BUFFALO, BULL, AND MILKING COW SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Subjects and scope of application
This procedure shall specify the order, content and technical requirements in breeding buffalo, bull, milking cow (meat, plowing, reproduction), applied to the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
2. Conditions of application
a) Breeds:
- Including breeds of buffalo, bull, milking cow on the list of permitted livestock husbandry and the Ordinance on Domestic Animals No.16/2004/PL-UBTVQH11, dated March 24, 2004 of the National Assembly Standing Committee;
- Breeds from livestock husbandry facilities, areas free from epidemics, having quarantine certificates of veterinary agencies and isolated and observed for at least 21 days for infectious diseases at risk of outbreaking into epidemic nest;
- For newly purchased cattle, the livestock husbandry facilities must report to the competent local veterinary agencies.
b) Breeding facilities:
- Breeding facilities must be ensured to locate at the high places, cool in summer and warm in winter, avoided crossing rain, blowing wind; away from the rivers and streams where flooding frequently happens and at risk of flood, flash floods, fires and explosions which have been warned. Environmental hygiene and disease prevention must be made;
- Breeding facilities must be ensured to prevent contamination of communities around the area of animal husbandry;
- Area: From 3 - 4 m2/animal;
- If the facilities raise cow for milk, they must allocate enough space to milk or allocate separate milking area, breeding facilities must be clean, easy to clean and sanitize.
c) Care:
- Animal feed: Food must be ensured production needs, growth and development for each breed, object, purpose of animal husbandry; with green feed, dried feed or silage stored in winter. Not to use prohibited substances to mix into feed under current regulations.
* Rations for calves:
Days old | Rations (kg/day) | |||
Pure milk | Mixed animal feed | Hay | Silage | |
10 - 30 | 6 |
|
|
|
30 - 80 | 3 | 0.4 | 0.2 - 0.7 |
|
80 - 160 |
| 1.0 | 0.2 - 0.7 | 4 |
160 - 180 |
| 1.5 | 0.2 - 0.7 | 5 - 10 |
* Rations for buffalo, bull, cow (meat, plowing, reproduction):
Body weights (kg) | Rations (kg/day) | ||
Mixed animal feed | Hay | Silage | |
100 - 175 | 1.2 | 1 - 1.5 | 10 - 16 |
175 - 320 | 1.5 | 2 | 20 - 30 |
230 - 260 | 2.0 | 3 | 20 - 30 |
260 - 290 | 3.5 | 4 | 35 |
320 - 350 | 5.0 | 5 | 35 |
* Rations for pregnant buffalo, cow, milking cow:
Subjects | Rations (kg/day) | ||
Mixed animal feed | Hay (fermented) | Silage | |
Pregnant buffalo, cow | 3 - 4 | 4 - 5 | 30 - 40 |
Milking cow | 4 - 5 | 4 - 5 | 40 - 50 |
- Water: Provide adequate clean drinking water to meet the needs of growth and development of cattle.
- Regularly monitor their health, if any strange phenomenon happens, it must immediately notify the responsible person for monitoring and inspection.
d) Veterinary sanitation
- Periodically disinfect, sterilize ambient stables, clean stables regularly, raising tool;
- Completely vaccinate in accordance with provisions on animal health;
- The time of vaccination: 2 periodic batches (spring and fall); periodically supplemented injection; irregular injection decided by local veterinarians;
- Dose: As instructed by the manufacturer.
APPENDIX III
PROCESS OF LIVESTOCK HUSBANDRY OF PIGS SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
A. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
This procedure shall specify the order, content and technical requirements in breeding pigs (meat, sows, boars, breeds), applied to the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
B. CONDITIONS OF APPLICATION
I. PIG FOR MEAT
1. Selection of breeds
- Origin: breeds must be produced in the prestigious facilities, free from the pandemics;
- Appearance and constitution: breeds must have healthy, active, agile and balanced appearance (non-deformity, non-disability);
Breeding pigs bought from outside are required to have the quarantine certificates in accordance with provisions of veterinary offices; raising to monitor for at least 21 days;
2. Care
a) Breeding facilities:
- Breeding facilities must be isolated with housing, cooking stoves, or other facilities for living of farming households; it must have biological safety location, distances for concentrated animal husbandry, farms;
- Areas of stables must be ensured enough space for the pigs to eat, sleep and well exercise;
- Stables must be roofed to shield the sun and avoid leaking from rain water, to be warm in winter;
- Stable floor and walls around the stable must be ensured to be easy to implement hygiene, disinfection, and sterilization.
b) Feed and drinking water:
- Provide adequate hygiene feed for pigs by the growing stages;
- The feed rate/pig/day (recommendation for application):
Weight of live bodies | Weight of mixed feed/pig/day | |
Exotic breeding pigs | Hybrid breeding pigs (domestic x exotic) | |
From 12 - 30 kg | 0.7 -0.9 kg | 0.6 – 0.8 kg |
From 30 - 60 kg | 1.0 – 1.7 kg | 0.9 – 1.6 kg |
More than 60 kg | 1.8 – 2.2 kg | 1.7 – 2.0 kg |
Note:If using a mixture of availably processed feed, feeding level shall be followed recommendation by the manufacturer.
- Number of meals/day:
+ From the starting date of raising till it is 30 kg/pig: to feed four meals/day;
+ Pigs about 31-65 kg/pig: to feed 3 meals/day;
+ Pigs of more than 66 kg/pig: to feed 2 meals/day;
+ Provide sufficient clean water by demands of pigs.
c) Veterinary hygiene:
- Every day, collect solid waste, clean pig troughs, drinking troughs and the stable floor;
Periodically sprinkle lime powder or spray disinfectants around the barns, livestock areas once a week when there is no epidemic; frequently comply with recommendations of the manufacturers of the sanitizers when epidemic diseases outbreak;
- After each litter of pigs was sold out or after pigs were transferred to another place, the barns must be conducted sanitation, disinfection; to be empty for at least 7 days for raising another herd or litter of pigs;
- Implement full vaccination according to the process of the Veterinary offices.
3. Livestock husbandry management
- No to breed free ranging pigs;
- To perform the same in, and the same out in animal husbandry;
- Pigs at age put into breeding for meat is not less than 50 days old for exotic breeding pigs and 60 days old for hybrid breeding pigs;
- Pigs at age slaughtered for meat are not more than 200 days old for exotic breeding pigs and 210 days old for hybrid breeding pigs.
II. SOWS
1. Breed selection
- Origin: breeds must be produced in the prestigious facilities, free from the pandemics;
- Appearance and constitution: breeds must have healthy, active, agile and balanced appearance (non-deformity, non-disability);
- Breeding sows bought from outside are required to have the quarantine certificates in accordance with provisions of veterinary offices; raising to monitor for at least 21 days.
2. Care
a) Breeding facilities:
- Breeding facilities must be isolated with housing, cooking stoves, or other facilities for living of farming households; it must have biological safety location, distances for concentrated animal husbandry, farms;
- Areas of stables must be ensured enough space for the sows to eat, sleep and well exercise;
- Stables must be roofed to shield the sun and avoid leaking from rain water, to be warm in winter;
- Stable floor and walls around the stable must be ensured to be easy to implement hygiene, disinfection and sterilization.
b) Feed and drinking water:
- Provide adequate hygiene feed for sows, piglets in the periods;
- With regard to hybrid type from exotic x domestic sows:
Weight of sows | Fine feed (kg/day) | Fast feed (kg/day) | Number of meals/day |
1. Reserve sows: |
|
|
|
From 21 - 40 kg | 1.0 – 1.3 | 3 | 3 |
From 41 kg - coupling | 1.4 – 1.5 | 3 | 2 |
2. Pregnant sows: |
|
|
|
Pregnant of period 1 (85 days) | 1.0 – 1.3 | 3-4 | 2 |
Pregnant of period 2 (30 days) | 1.4 – 1.7 | 3-4 | 2 |
3. Dropping date of sows: | 0.0 – 0.5 | 2 |
|
First 3 days after dropping | 1-2 | 1 | 3-4 |
From the forth dropping day onwards (depending on number of raised piglets) | 2.5 – 5.0 | 2 | 3-4 |
- For exotic breeding sows:
Weight of sows | Fine feed (kg/day) | Number of meals/day |
1. Reserve sows: |
|
|
From: 20-25 kg | 1,0 – 1.2 | 3 |
26-30 kg | 1.3. – 1.4 | 3 |
31-40 kg | 1.4 – 1.6 | 3 |
41-45 kg | 1.7 – 1.8 | 2 |
46 - 50kg | 1.9 – 2.0 kg | 2 |
51-65 kg | 2.1 – 2.2 | 2 |
66-80 kg | 2.1 – 2.2 | 2 |
81-90 kg | 2.2 – 2.3 | 2 |
2. Pregnant sows: |
|
|
Pregnant of period 1 (85 days) | 2.0 – 2.5 | 2 |
Pregnant of period 1 (30 days) | 2.5 – 3.0 | 2 |
3. Dropping date of sows: | 0.0 – 0.5 |
|
First 3 days after dropping | 1.0 – 2.0 | 3-4 |
From the forth dropping day onwards (depending on number of raised piglets) | 2.5 – 5.0 | 3-4 |
- Provide sufficient clean water by demands of sows and piglets.
c) Veterinary hygiene:
- Every day, collect solid waste, clean pig troughs, drinking troughs and the stable floor;
Periodically sprinkle lime powder or spray disinfectants around the barns, livestock areas once a week when there is no epidemic; frequently comply with recommendations of the manufacturers of the sanitizers when epidemic diseases outbreak;
- After each litter of sows was sold out or after pigs were transferred to another place, the barns must be conducted sanitation, disinfection; to be empty for at least 7 days for raising another herd or litter of sows;
- Implement full vaccination according to the process of the Veterinary offices.
d) Management and exploitation:
- No to breed free ranging sows;
- To perform the same in, and the same out in animal husbandry;
- Piglets at age weaned are not more than 30 days old after being dropped for exotic breeding sows and not more than 65 days old after being dropped for domestic or hybrid breeding sows;
III. BOARS
1. Breed selection
- Origin: breeds must be produced in the prestigious facilities, free from the pandemics;
- Appearance and constitution: breeds must have healthy, active, agile and balanced appearance (non-deformity, non-disability);
- Breeding boars bought from outside are required to have the quarantine certificates in accordance with provisions of veterinary offices; raising to monitor for at least 21 days.
2. Care
a) Care
- Breeding facilities:
- Breeding facilities must be isolated with housing, cooking stoves, or other facilities for living of farming households; it must have biological safety location, distances for concentrated animal husbandry, farms;
- Areas of stables must be ensured enough space for the boars to eat, sleep and well exercise;
- Stables must be roofed to shield the sun and avoid leaking from rain water, to be warm in winter;
- Stable floor and walls around the stable must be ensured to be easy to implement hygiene, disinfection and sterilization.
b) Feed and drinking water:
- Provide adequate hygiene feed for boars by the growing stages, for exploitation and use. Feed amount is from 2.0 to 2.3 kg of compound feed/boar/day.
- After each time of exploiting sperm, feed boars additionally 0.2 to 0.3 kg bean sprouts or 1-2 eggs;
- Provide adequate clean water by demand of the boars.
c) Veterinary hygiene:
- Every day, collect solid waste, clean boar troughs, drinking troughs and the stable floor;
Periodically sprinkle lime powder or spray disinfectants around the barns, livestock areas once a week when there is no epidemic; frequently comply with recommendations of the manufacturers of the sanitizers when epidemic diseases outbreak;
- After boars were transferred to another place, the barns must be conducted sanitation, disinfection; to be empty for at least 7 days for raising another boar;
- Implement full vaccination according to the process of the Veterinary offices.
d) Management and exploitation:
- Boars bred to produce sperm used in artificial insemination are the boars that are tested the individual productivity and must meet the requirements of quality according to standards of individual productivity test. Number of times of exploiting sperm is not more than twice/week for breeding boar under two years old and not more than three times/week for breeding boar over two years old. Age began for exploiting sperm of the breeding boar is no less than eight months old for domestic boars, ten months old for exotic boar and use age is not more than three and a half years;
- Breeding boars are used for coupling directly not more than three times/week. Age of boar began for coupling directly is no less than eight months old for domestic boars, ten months old for exotic boar and use age is not more than three years.
APPENDIX IV
PROCESS OF LIVESTOCK HUSBANDRY OF CHICKENS, DUCKS SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
A. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
This procedure shall specify the order, content and technical requirements in breeding chickens, ducks (laying, meat), applied to the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
B. CONDITIONS OF APPLICATION
I. PROCESS OF RAISING CHICKENS
A. The process of raising chickens
a) Breed selection:
Breeds must be healthy, have clearly-known origin, be quarantined, free from the epidemic areas.
b) Care of chicks:
In the first week, chicks are kept in the circle enclosure. Enclosure is made of compressed weaved bamboo or trellis. Each enclosure contains from 300 – 500 chicks. It must be lined by trimming of 10cm thick in the enclosure. Right in the middle of the enclosure, there must be heating tool by gas. Chicks are heated constantly in the first week with heating temperature reduced gradually from 330C to 300C. Humidity is from 60-70%. Lighting must be conducted all day and night. The feed is the one for chick care, is contained in the square trays made of toile, and dietary is freedom. Water is contained in gallons trough. If the cold season comes, it must use warm water. Supplement vitamins to strengthen the resistance of chickens according to veterinary sector process.
c) Raising chickens for meat:
After 1 week of age, the chicks are let out of the enclosure and raised in the stables. The stable floor is lined with trimming or rice husk of 10cm thick. Enclose the corners of stable for chicken to avoid being dead by compressed weaved bamboo, continue heating chicks until they are 21 days old. If cold winter comes, it needs to heat additionally chickens until they are 28 days old, and then keep stable’s temperature stably at 22 - 250C. Quit gallons trough; fit automatic breast drinking troughs. Remove chick feeding trays, use round trough P50 for meat chickens. Use a mixture feed for meat chickens or mixed feed with corn, bran, rice, broken rice of prestigious animal feed production establishments. Use these types depending on the stages and the manufacturer s instructions.
d) Prevention of epidemics:
Implement full vaccination according to provisions of veterinary sector. Regular inspect and weed out sick chickens. Always check, keep the stable floors dry, if they are wet, change other pad layers. Feeding, drinking troughs must be replaced daily, cleaned and dried before put into use. Implement isolation, not to let people or animals be in or out the breeding area; not to use the same raising instruments between the raising stables. Actively kill rat, birds, insects in the breeding area. Regular make cleaning, disinfection, sterilization of the environment, breeding facilities, farming tools. Implement biosafety, the same in, and the same out in animal husbandry; be empty stable at least 21 days between each rearing litter. If it was epidemic before, empty stables at least 3 months.
2. The process of breeding hens
a) Breed selection:
Before put into breeding for laying, it needs to choose breeds at the stage of broiler chickens and preservation chickens. Select the hens having developed hips, deep chest, shiny hair, bright red crest. Breeds brought must be quarantined and free from the pandemics.
b) Breeding technique:
Preservation hens preparing for laying the first time (5%) are chosen for breeding for laying eggs. The industrial hens are often raised in industrial stables. The stables usually have 3 boxes, each stable contains 3 hens, and can be piled into many stable layers. Under the feeding, drinking troughs is the stand to collect eggs. It must have padding layer under the stable floor, usually sprinkle lime powder to dry falling stools. Feed: is the one exclusively used for hens, and can be used mixed feed for directly feeding or type of concentrated feed mixed with corn, broken rice, rice, paddy .... The quality and quantity of feed depend on the formula for each type, laying stage. In particular, crude nitrogen: 15-17%, ME: 2,700-2,800 kcal/kg, the ration is from 110 gr - 120 gr/hen/day.
For the breeds with a twofold purpose, hybrids can be raised in floor stables or floor stables combined with floor grazing. Density is from 3 -4 hens/m2. Layout the laying litters. Line the stable with padding layer by rice husk, shavings.
Lighting: hens need more light. When hens began to lay, it needs to enhance the lighting period, an additional 15 minutes per day until reaching 14h/day and stabilize until the end of culture. Lighting intensity: 5W/m2.
c) Epidemic disease prevention:
Implement full vaccination according to provisions of veterinary sector; regular make hygiene, antitoxic, disinfection of feeding, drinking troughs, farming facilities, livestock equipment. Daily monitor flocks of hens, weed out the sick hens, if signs of disease are detected, it should immediately notify the veterinary officers and immediately take preventive measures.
II. PROCESS OF RAISING DUCKS
1. The process of breeding ducks for meat
a) Selection of breeds:
Choose the healthy, one-day-old ducks with moderate weight, depending on varieties. Weed out the ducks with wet hair, rare hair, bent legs, crooked beak, anomalies. Breeds should be quarantined, must be known clearly their origins.
b) Raising ducklings:
In the first week, ducklings are kept in the circle enclosure. Enclosure is made of compressed weaved bamboo or trellis. Each enclosure contains from 200 – 300 ducklings. It must be lined by pad in the enclosure. Right in the middle of the enclosure, there must be heating tool by gas. Ducking is heated constantly in two first weeks with heating temperature reduced gradually from 320C to 280C. Humidity is from 60-70%. Lighting must be conducted 24/24. The feed is the one for duckling care, is contained in the square trays made of toile, and dietary is freedom. Water is contained in gallons trough. If the cold season comes, it must use warm water.
c) Raising ducks for meat:
After 1 week of age, the ducklings are let out of the enclosure; continued to heat until they are 14 days old; keep stable’s temperature stably at 22 - 250C; dietary is freedom. For captive ducks for meat, it can be used mixed feed for directly feeding or type of concentrated feed mixed with corn, bran, rice, broken rice…Use these types depending on the stages. For grazing ducks, depending on the rate of collecting natural food to distribute additional feed; feed twice: one before grazing and one for late afternoon when ducks are brought to stables, including rude nitrogen: 20 - 21%; ME: 2,800 – 3,000 kcal/kg.
Farming facilities need ventilation projected with natural light to kill bacteria. Its floor surface is hard for easy cleaning. It can be raised completely captive in the stables, and can be combined with grazing (after 1 week of age) for the hybrid ducks, native ducks. Drinking troughs are the gallon one used for the first week and the long troughs used for the stages from 2 - 7 - 8 weeks old to be fitted in middle of stables. Feeding troughs are the toile, steel or concrete one installed or constructed at two sides of the stables.
d) Prevention of epidemic disease:
Implement full vaccination according to provisions of veterinary sector; regular make hygiene, antitoxic, disinfection of feeding, drinking troughs, farming facilities, livestock equipment. Daily monitor flocks of ducks, weed out the sick one, if signs of disease are detected, it should immediately notify the veterinary officers and immediately take preventive measures.
2. The process of breeding laying ducks
a) Selection of breeds:
Breeding ducks are the one to be of the varieties like CV 2000, Khakhicambell, Star 13, Zhejiang, the twofold purpose varieties between grass ducks and exotic ducks with native grass ducks. Before raised for laying eggs, it needs to choose breeds at the stage of preservation. Breeds should be quarantined, must be known clearly their origins.
b) Breeding technique:
Exotic ducks should be raised in complete captivity, but it should combine with the places having water source, density of three ducks/m2. Lighting is conducted all day and night with intensity of 5 W/m2. Domestic ducks and ducks of twofold purpose are raised mainly as grazing, but it is still required to have stables to manage, feed and collect eggs. It needs to layout the laying nests, feeding troughs, drinking troughs in the stables, and the padding layer changed usually to avoid humidity. Eggs laying ducks raised in complete captivity can be eaten mixed feed for directly feeding or type of concentrated feed mixed with corn, bran, rice, broken rice…Use these types depending on the stages. For grazing ducks, depending on the rate of collecting natural food to distribute additional feed; feed twice: one before grazing and one for late afternoon when ducks are brought to stables, including rude protein: 17 - 18%; ME: 2,700 – 2,800 kcal/kg. Feeding rate is 130 - 150gr/duck/day.
Dry farming without water for ducks to swim is required to double drinking water compared with normal needs and it is needed to change water regularly to ensure that it is always clean. Drinking troughs are arranged in the playground to avoid getting stables wet, not to place too far away from the places ducks eat. When drinking troughs are placed outside the stables in summer, it is required to cover them, avoid ducks drinking hot water.
Daily inspect the situation of ducks flock such as weight, laying rate, feed collection.... Weed out the one to be illness, poor eating; clean up troughs, sweep away the leftovers, foul, mold feeds; add more litter, especially laying nest. Limit the strong impact of light, sound and other unusual effects. If the phenomenon of biting each other of ducks, it should rebalance the ration, stretch breeding density, add more vegetables, cut beak; collect eggs in the morning from 6-7 o’clock.
c) Epidemic disease prevention:
Implement full vaccination according to provisions of veterinary sector; regular make hygiene, antitoxic, disinfection of feeding, drinking troughs, farming facilities, livestock equipment. Daily monitor flocks of ducks, weed out the sick one, if signs of disease are detected, it should immediately notify the veterinary officers and immediately take preventive measures.
APPENDIX V
TECHNOLOGY PROCESS OF INTENSIVE FARMING OF CATFISH SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Subjects and scope of application
This procedure shall specify the order, content and technical requirements in intensive farming of catfish (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878), in ponds, applied to the farms in the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
2. Conditions of application
a) Pond conditions:
- Pond has an area of 1,000 m2or more; water depth from 3m or more;
- Pond must have separate water supply and sewage drainage, pond banks are required firmly, not being leaked, not being overflow upon raining season.
b) The pond water environment in the process of breeding must be ensured to meet the following criteria:
- Appropriate water temperature from 26 to 300C;
- Proper pH: 7 to 8.5;
- Dissolved oxygen content more than 3mg/lit;
- Water quality for breeding ponds to be clean, unpolluted.
No. | Criteria | Unit | Optimal level | Permitted extension | Note |
1 | BOD5 | mg/l | ≤ 20 | < 30 |
|
2 | NH3 | mg/l | ≤ 0.1 | ≤ 0.3 | More toxic as pH and heat are high |
3 | H2S | mg/l | ≤ 0.02 | ≤ 0.05 | More toxic as pH is down |
4 | pH |
| 7.0 ÷ 8.5 | 7 ÷ 9 | Fluctuates throughout the day not exceeding 0.5 |
5 | DO | mg/l | ≥ 3.0 | ≥ 2.0 |
|
6 | Alkali | mg CaCO3/l | 80 ÷ 120 | 60 ÷ 180 |
|
3. Contents of catfish intensive farming process in the pond
a) Preparation of ponds:
- Drain the pond, remove all trash fishes, the fierce fishes, clean up the grass around the banks, fill all cavities, fix the erosion, landslide, check water supply and sewage drainage;
- Dredge bottom sediments, spread lime powder in bottom and pond banks with an amount of lime around 7 - 10kg/100 m2; expose pond bottom from 1 to 2 days;
- Supply water into the pond through the filtering net to prevent harms for the breeding fish. When the pond water level is at a prescribed depth of about 3m, let breeding fishes out into the pond.
b) Let breeding fishes out into the pond:
- The quality of breeding fishes: Breeding catfish for being commercial products must meet quality requirements in accordance with provisions of sector standards 28TCN 170:2001 (Freshwater Fishes – Breeding Fish of species: Tai Tuong, Catfish and Basa – Requirements on technique) or by the current regulations of the state, certified breed quality by the State agency. Breeding Catfish is required to have the quarantine certificate of the competent agency;
- Stocking-season: Follow the seasonal calendar every year in each locality;
- Breeding density: from 20 to 40 catfishes/m2.
c) Management, care:
- Feed: mixture feed in the form of pellet processed industry (industrial feed) supplied by the plants manufacturing animal feed. Feed must be on the list of feed which are allowed to circulate in Vietnam issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
+ Requirements on quality of feed in the breeding stages: assurance of quality and hygiene, safety for breeding catfish must comply with the provisions of Sector Standard 28TCN 176:2002 or under the current regulations of the state.
+ Method of feeding:
Every day, feed fishes 2-4 times, with the industrial feed ration under the guidance of the manufacturer;
When feeding, the feed must be brought down to the pond gradually for the entire fishes in the pond to be edible; and feed to be used up, not causing waste and environmental pollution.
- Pond Management:
+ Daily, pay attention to monitor the operation of the fishes, feed utilization levels, weather conditions to adjust the amount of feed for reasonableness and effectiveness.
+ Regularly check, observe ponds for detection and timely treatment of abnormal phenomena such as pond water leak, banks collapse, culverts damage.
+ When detecting fish’s floating phenomenon different from the normality, it must quickly determine the cause for taking timely measures.
+ Daily, change water for the pond, about 25-30% of pond water volume. It can combine the pond aeration if it has conditions and use biological products to treat and stabilize pond environment.
+ Fishes inspection: Once every month, inspect the fishes. During the inspection, catch randomly about 25-30 individuals to determine the volume, assess the growth of fishes and find the illness status of fishes in the pond for taking treatment measures.
- Prevention and treatment for fishes:
+ Regular monitor, check pond water environment to ensure pond water to be clean. If the water environment is detected to be bad, fishes are detected to poorly eat, or illness occurs, must take timely treatment measures.
+ When the fishes show signs of illness, it should notify the technician or fisheries veterinary management agencies of locality for determining the type of disease and guiding treatment. The use of veterinary drugs, biological products, microorganisms, and chemicals to prevent disease for fishes shall comply with the manufacturer s instructions and regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development. It must have a diary to record fully changes in disease and use of veterinary drugs, biological products, microorganisms, and chemicals, method of treatment, treatment outcomes.
d) Harvest:
- When the fishes have reached commercial product quality and depending on the requirements of the market, it can carry the harvest for the entire fishes in the pond;
- Establishments of breeding catfish must stop using antibiotics, chemicals before harvesting fishes under the manufacturer s instructions.
APPENDIX VI
TECHNOLOGY PROCESS OF INTENSIVE FARMING OF SHRIMP (PENAEUS MONODON) SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Subjects and scope of application
This procedure shall specify the order, content and technical requirements for intensive shrimp (Penaeus monodon, Fabricus 1798), applied to farms in the provinces and cities directly under the Central Government to participate in pilot agricultural insurance.
This procedure shall specify the order, content and technical requirements for intensive farming of shrimp (Penaeus monodon, Fabricus 1798), applied to the farms in the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
2. Conditions of application
a) Pond conditions:
- Pond has an area of 2,000 m2or more; water depth from 1.2m or more;
- Pond must have separate water supply and sewage drainage, pond banks are required firmly, not being leaked. Pond bottom must be reinforced waterproof, flat base, steep tilt toward the drains.
b) The pond water environment in the process of breeding shrimp must be ensured to meet the following criteria:
No. | Criteria | Unit | Optimal level | Permitted extension |
1 | BOD5 | mg/l | ≤ 20 | < 30 |
2 | NH3 | mg/l | ≤ 0.1 | < 0.3 |
3 | H2S | mg/l | ≤ 0.03 | < 0.05 |
4 | NO2 | mg/l | ≤ 0.25 | < 0.35 |
5 | pH |
| 7.5 ÷ 8.5 8.0 ÷ 8.3 | 7 ÷ 9, fluctuation in day not exceeding 0.5 |
6 | Temperature | 0C | 20 ÷ 30 | 18 - 33 |
7 | Saltiness | ‰ | 10 ÷ 25 | 5 ÷ 35 |
8 | Dissolved oxygen (DO) | mg/l | ≥ 4 | ≥ 3.5 |
9 | Clarity | cm | 30 ÷ 35 | 20 ÷ 50 |
10 | Alkali | mg/l | 80 ÷ 120 | 60 ÷ 180 |
3. Contents of process of shrimp intensive farming
a) Pond preparation: Before each season of shrimp, it must prepare ponds according to the following contents:
- Drain the water in ponds, dredge, plow, lime, dry pond;
- For ponds which just have been built and ponds which are of the acidic, alkaline regions, prior to breeding, it must remove acidity by the following measures:
+ Sprinkle lime on the pond bottom and inside of the pond banks. The amount of lime powder used depends on soil’s pH, refer to the following table:
Table: The amount of lime to remove the acidity of pond used for breeding shrimp
pH of soil in bottom, pond banks | Amount of lime (kg/ha) |
5.1 – 5.5 | 800 - 1000 |
5.6 – 6.0 | 500 - 800 |
6.1 – 6.5 | 200 - 500 |
6.6 – 7.0 | 100 - 200 |
+ Keep dry pond in about 7-10 days;
+ Get the deposited water from the containing pond into the breeding pond through filtering net with mesh size 2a = 5 mm; water level of 1.5 m or more;
+ For the old pond: lime an amount of 100-200 kg/ha;
+ Removal of extraneous matter: Use some types of chemicals killing extraneous matter permitted for circulation in Vietnam and use according to directions on labels;
+ Fertilization creating natural feed culture: 7 days prior to stocking breeding shrimps, use inorganic fertilizers to fertilize the pond. Use additional biological products, or artificial algae to create water color and culture beneficial bacteria in the pond;
After 7 days, if breeding shrimps have not been dropped, it must re-conduct the measure fertilizing to create natural feed for the pond;
+ Drugs, substances of treatment and improvement of the environment used must be the one included in the list of those permitted for circulation in Vietnam and as directed by the manufacturer.
b) Stocking the breeding shrimp:
- Time to raise per season: 3-4 months (from PL 15);
- The number of breeding seasons per year: 1-2 seasons;
- Stocking season: In compliance with farming seasonal calendar of each locality;
- Breeding shrimp must be ensured quality by Vietnam standards and current regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development; it must have quarantine certificates of specialized management agencies. Breeding shrimps must be bought from the facilities which have been issued certificates of achieving quality standard;
- Stocking density: more than 20 shrimps/m2;
- Regulated size of breeds: PL15;
- Stocking method: stock at dawn or dusk, when pond water’s temperature is low in day. Avoid stocking shrimps when it is hot; water temperature is high or when it is raining. It needs to soak breed bag in the breeding pond for about 10-15 minutes before stocking shrimp into the pond.
c) Care:
Feeding shrimps: use industrial pellet feed processed domestically or imported feed for feeding shrimp. Quality of feed must be ensured to have the total nitrogen content from 30 to 40%. Feed and its additives must be on the list of feed which are allowed to circulate in Vietnam.
- Time of feeding shrimps and amount of feed each time in day: Refer to in the following table:
Table: The time of feeding shrimps and amount of feed each time in day
Time in day | Percentage % feeding compared with total weight of feed per |
6 o’clock | 20 |
10 o’clock | 10 |
16 o’clock | 20 |
20 o’clock | 25 |
23 o’clock | 25 |
- The amount of feed based on age and weight of shrimp raised in pond are under the manufacturer s instructions.
- Method of feeding: When feeding shrimp, it must spread evenly throughout the pond surface. Each feeding, it needs to check the status of shrimp’s feed use to adjust feed intake accordingly for the next time. Method to check and adjust as follows:
+ Each ha of shrimp breeding pond is placed from 6 to 8 trays (floor of feeding) around the pond. Area of each floor of feeding is about 0.4 to 0.8m2. After spreading feed evenly throughout the pond surface, retain from 2-4% of the amount of feed which has just fed shrimp to spread in the floor of feeding; about 1-3 hours later, re-inspect the floor of feeding to decide on the increase or decrease of the amount of feed for the next time;
+ When finding the shrimp to be molt, reduce 20-30% of amount of feed for the next time;
+ When finding the shrimps to get feed poorly, pond water to be unclear or on the hot sunny days, water temperature is high, reduce the amount of feed for shrimp;
+ In the cool days, it can increase the amount of feed for shrimp.
d) Water Management:
- Treatment of water to supply to the breeding pond: During the pond preparation and before stocking breeding shrimp, it must take water into sedimentation containing ponds for biological treatment. If water is contaminated, it must be handled by chlorine treatment with a concentration of about 30 ppm for 12 hours or fomol with a concentration of 30ppm or chemicals on the list of permitted circulation in Vietnam. Not to get water into the pond in the rainy, storm days.
- Get water into the breeding pond: Regular maintain the water pond depth of 1.5 m or more.
- Supplement water for the breeding pond: On the hot days, water temperature and salinity increase highly, it must timely to add new water treated to stabilize the temperature and salinity for shrimp breeding ponds. Amount of newly added water each time is about 10-15% by volume of pond water.
- Change water for the breeding pond:
+ When the pond water is contaminated or shrimps are ill or shrimps are difficult to mould, it must carry out withdrawal of pond bottom water layer of about 10-15% of volume of pond water to replace with new water treated for the pond;
+ When the pond water salinity exceeds 30%, it must add fresh water to reduce salinity below 30%.
- Check the quality of pond water:
+ Daily monitor the indicators of dissolved oxygen, pH, temperature, depth, clarity and color of pond water;
+ Periodically, monitor the indicators of environmental factors of the pond water such as BOD, NH3-N, H2S, NO2-N to adjust to suit the raised shrimp.
đ) Pond Management: Contents of pond management include the following tasks:
- Every day, check the pond banks, culverts, ditches, detect and promptly handle leaks, hollows, landslides;
- Regularly clean trash nets, water filter, floor of feeding, remove trash and dirt, algae around the pond, banks, pond corners, manholes, water fan.
- Always ensure content of dissolved oxygen in water more than 4 mg/liter according to the breeding technical requirements by the following measures:
+ Each pond should have an air compressor to blow air from the pond bottom to increase volume of dissolved oxygen and evenly distribute water oxygen;
+ Each pond should put at least two water fans to increase volume of dissolved oxygen and produce flow for the waste collection into the middle of pond bottom;
+ Time and mode of operation of the above machinery depend on the amount of oxygen dissolved in water, density and size of shrimp. In general, the number of hours of operation is increased from a few hours each day in the first month of culture to 14-16 hours per day when approaching harvest time. On the days of bad weather, it can operate the machines continuously all day; in the course of use, regularly check the system of water fans; aeration machine to repair, adjust promptly the damages;
- Once every 10 days, sample breeding shrimp (30 shrimps/sample) to check the growth rate. In the first two months, it is sampled with hooves, from third month onwards, it is sampled with casting-net;
- Regularly check ponds, if trash fishes are detected, it must be handled timely by use of chemicals killing miscellaneous matters.
e) Management of shrimp health:
- Regularly observe shrimp activity, especially at night in order to promptly detect abnormalities in the pond;
- Once every 10 days, sample one time to observe supplementation, the color of shrimp body, the feed in the stomach, intestines, gills, liver, pancreas;
- When finding the shrimps to have abnormal or pathological signs, must clearly identify the reasons for handling.
g) Harvest:
- Use casting-net to catch sampling to check medium volume and the expression of shrimp diseases. If the shrimps have reached an average size of more than 25g/individual, then conduct the harvest;
- The shrimp farms must stop using antibiotics, chemicals before the shrimp harvest as directed by the manufacturer.
APPENDIX VII
TECHNOLOGY PROCESS OF SEMI-INTENSIVE FARMING OF SHRIMP (PENAEUS MONODON) SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Subjects and scope of application
This procedure shall specify the order, content and technical requirements for semi-intensive farming of shrimp (Penaeus monodon, Fabricus 1798), applied to the farms in the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance for shrimp (Penaeus monodon).
2. Conditions of application
a) Pond conditions:
- Pond has an area of 1,000 m2or more; water depth from 1.2m or more;
- Pond must have separate water supply and sewage drainage, pond banks are required firmly, not being leaked. Pond bottom must be reinforced waterproof, flat base, steep tilt toward the drains (or use pumper to pump water in and out).
b) The pond water environment in the process of breeding shrimp must be ensured to meet the following criteria:
Table: Indicators of water quality in the pond environment
No. | Criteria | Unit | Optimal level | Permitted extension |
1 | BOD5 | mg/l | ≤ 20 | < 30 |
2 | NH3 | mg/l | ≤ 0.1 | < 0.3 |
3 | H2S | mg/l | ≤ 0.03 | < 0.05 |
4 | NO2 | mg/l | ≤ 0.25 | < 0.35 |
5 | pH |
| 7.5 ÷ 8.5 8.0 ÷ 8.3 | 7 ÷ 9, fluctuation in day not exceeding 0.5 |
6 | Temperature | 0C | 20 ¸ 30 | 18 ÷ 33 |
7 | Saltiness | ‰ | 10 ¸ 25 | 5 ÷ 35 |
8 | Dissolved oxygen (DO) | mg/l | ≥ 4 | ≥ 3.5 |
9 | Clarity | cm | 30 ÷ 35 | 20 ÷ 50 |
10 | Alkali | mg/l | 80 ÷ 120 | 60 ÷ 180 |
3. The contents of the process (see process of intensive farming shrimp (Penaeus monodon) of pilot application of agricultural insurance)
a) Preparation of pond:
Before each shrimp season, it must prepare ponds according to the following contents:
- Drain water in pond, dredge, plow, lime, dry pond;
- For new ponds and pond construction in the acidic, alkaline, acidic removal prior to adoption by the following measures:
+ Sprinkle lime are present in the pond and the pond. The amount of lime used depending on soil pH, refer to the following table:
Table: The amount of lime to remove the acidity of pond
- For ponds which just have been built and ponds which are of the acidic, alkaline regions, prior to breeding, it must remove acidity by the following measures:
+ Sprinkle lime on the pond bottom and inside of the pond banks. The amount of lime powder used depends on soil’s pH, refer to the following table:
Table: The amount of lime to remove the acidity of pond used for breeding shrimp
pH of soil in bottom, pond banks | Amount of lime (kg/ha) |
5.1 – 5.5 | 800 - 1000 |
5.6 – 6.0 | 500 - 800 |
6.1 – 6.5 | 200 - 500 |
6.6 – 7.0 | 100 - 200 |
+ Keep dry pond in about 7-10 days;
+ Get the deposited water from the containing pond into the breeding pond through filtering net with mesh size 2a = 5 mm; water level of 1.5 m or more;
+ For the old pond: lime an amount of 100-200 kg/ha;
+ Removal of extraneous matter: Use some types of chemicals killing extraneous matter permitted for circulation in Vietnam and use according to directions on labels;
+ Fertilization creating natural feed culture: 7 days prior to stocking breeding shrimps, use inorganic fertilizers to fertilize the pond. Use additional biological products, or artificial algae to create water color and culture beneficial bacteria in the pond;
After 7 days, if breeding shrimps have not been stocked, it must re-conduct the measure fertilizing to create natural feed for the pond;
+ Drugs, substances of treatment and improvement of the environment used must be the one included in the list of those permitted for circulation in Vietnam and as directed by the manufacturer
b) Stocking the breeding shrimp:
- Time to raise per season: 3-4 months (from PL 15);
- The number of breeding seasons per year: 1-2 seasons;
- Stocking season: In compliance with farming seasonal calendar of each locality;
- Breeding shrimp must be ensured quality by Vietnam standards and current regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development; it must have quarantine certificates of specialized management agencies. Breeding shrimps must be bought from the facilities which have been issued certificates of achieving quality standard;
- Stocking density: less than 20 shrimps/m2;
- Regulated size of breeds: PL15;
- Stocking method: stock at dawn or dusk, when pond water’s temperature is low in day. Avoid stocking shrimps when it is hot; water temperature is high or when it is raining. It needs to soak breed bag in the breeding pond for about 10-15 minutes before stocking shrimp into the pond.
c) Care:
Feeding shrimps: use industrial pellet feed processed domestically or imported feed for feeding shrimp. Quality of feed must be ensured to have the total nitrogen content from 30 to 40%. Feed and its additives must be on the list of feed which are allowed to circulate in Vietnam.
- Time of feeding shrimps and amount of feed each time in day: Refer to in the following table:
Table: The time of feeding shrimps and amount of feed each time in day
Time in day | Percentage % feeding compared with total weight of feed per |
6 o’clock | 20 |
10 o’clock | 10 |
16 o’clock | 20 |
20 o’clock | 25 |
23 o’clock | 25 |
- The amount of feed is based on age and weight of shrimp in ponds under the manufacturer s instructions;
- Method of feeding: When feeding shrimp, it must spread evenly throughout the pond surface. Each feeding, it needs to check the status of shrimp’s feed use to adjust feed intake accordingly for the next time. Method to check and adjust as follows:
+ Each ha of shrimp breeding pond is placed from 6 to 8 trays (floor of feeding) around the pond. Area of each floor of feeding is about 0.4 to 0.8m2. After spreading feed evenly throughout the pond surface, retain from 2-4% of the amount of feed which has just fed shrimp to spread in the floor of feeding; about 1-3 hours later, re-inspect the floor of feeding to decide on the increase or decrease of the amount of feed for the next time;
+ When finding the shrimp to be molt, reduce 20-30% of amount of feed for the next time;
+ When finding the shrimps to get feed poorly, pond water to be unclear or on the hot sunny days, water temperature is high, reduce the amount of feed for shrimp;
+ In the cool days, it can increase the amount of feed for shrimp.
d) Water Management:
- Treatment of water to supply to the breeding pond: During the pond preparation and before stocking breeding shrimp, it must take water into sedimentation containing ponds for biological treatment. If water is contaminated, it must be handled by chlorine treatment with a concentration of about 30 ppm for 12 hours or fomol with a concentration of 30ppm or chemicals on the list of permitted circulation in Vietnam. Not to get water into the pond in the rainy, storm days.
- Get water into the breeding pond: Regular maintain the water pond depth of 1.5 m or more.
- Supplement water for the breeding pond: On the hot days, water temperature and salinity increase highly, it must timely to add new water treated to stabilize the temperature and salinity for shrimp breeding ponds. Amount of newly added water each time is about 10-15% by volume of pond water.
- Change water for the breeding pond:
+ When the pond water is contaminated or shrimps are ill or shrimps are difficult to mould, it must carry out withdrawal of pond bottom water layer of about 10-15% of volume of pond water to replace with new water treated for the pond;
+ When the pond water salinity exceeds 30%, it must add fresh water to reduce salinity below 30%.
- Check the quality of pond water:
+ Daily monitor the indicators of dissolved oxygen, pH, temperature, depth, clarity and color of pond water;
+ Periodically, monitor the indicators of environmental factors of the pond water such as BOD, NH3-N, H2S, NO2-N to adjust to suit the raised shrimp.
đ) Pond Management: Contents of pond management include the following tasks:
- Every day, check the pond banks, culverts, ditches, detect and promptly handle leaks, hollows, landslides;
- Regularly clean trash nets, water filter, floor of feeding, remove trash and dirt, algae around the pond, banks, pond corners, manholes, water fan.
- Always ensure content of dissolved oxygen in water more than 4 mg/liter according to the breeding technical requirements by the following measures:
+ Each pond should have an air compressor to blow air from the pond bottom to increase volume of dissolved oxygen and evenly distribute water oxygen;
+ Each pond should put at least two water fans to increase volume of dissolved oxygen and produce flow for the waste collection into the middle of pond bottom;
+ Time and mode of operation of the above machinery depend on the amount of oxygen dissolved in water, density and size of shrimp. In general, the number of hours of operation is increased from a few hours each day in the first month of culture to 14-16 hours per day when approaching harvest time. On the days of bad weather, it can operate the machines continuously all day;
In the course of use, regularly checks the system of water fans, aeration machine to repair, adjust promptly the damages;
- Once every 10 days, sample breeding shrimp (30 shrimps/sample) to check the growth rate. In the first two months, it is sampled with hooves, from third month onwards, it is sampled with casting-net;
- Regularly check ponds, if trash fishes are detected, it must be handled timely by use of chemicals killing miscellaneous matters.
e) Management of shrimp health:
- Regularly observe shrimp activity, especially at night in order to promptly detect abnormalities in the pond;
- Once every 10 days, sample one time to observe supplementation, the color of shrimp body, the feed in the stomach, intestines, gills, liver, pancreas;
- When finding the shrimps to have abnormal or pathological signs, must clearly identify the reasons for handling.
g) Harvest:
- Use casting-net to catch sampling to check medium volume and the expression of shrimp diseases. If the shrimps have reached an average size of more than 25g/individual, then conduct the harvest;
- The shrimp farms must stop using antibiotics, chemicals before the shrimp harvest as directed by the manufacturer.
APPENDIX VIII
TECHNOLOGY PROCESS OF IMPROVING EXTENSIVE FARMING OF SHRIMP (PENAEUS MONODON) SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Subjects and scope of application
This procedure shall specify the order, content and technical requirements for improving extensive farming of shrimp (Penaeus monodon, Fabricus 1798), applied to the farms in the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
2. Conditions of application
- Pond has an area of 7,000 m2or more; water depth of 1.2 m or more; The ponds having area of more than 1 ha will be required to have from 1/3 to 1/2 pond’s area reached a depth of at least 1.2m. Pond banks must be firmly; not be leaked to keep the water and prevent the spread of disease if the environment of the breeding area is not good.
3. The process of improving extensive farming of shrimp (Penaeus monodon)
a) Preparation of ponds:
- Dredge the pond bottom mud layer about 20cm deep to avoid dredging too deep because the salt-water lands have potential acid layer away the ground surface only about 50cm. Repair pond banks, clean grasses, trash and dirt;
- Lime: Depending on the pH of the soil to fertilize appropriate amount of lime;
- Dry the pond bottom.
b) Water treatment:
Get water into pond through net preventing miscellaneous matters, damages. Pond water level is from 1.2 m or more. Use chlorine with an amount of 30g/ water cupid meter or other chemicals according to manufacturer s instructions for water treatment, after 5 days, conduct the creation of watercolor; mix DAP inorganic fertilizer with water to spread evenly around the pond with an amount of 300 - 500g/100 m2of pond for water quickly to have color. Encourage the farms use biological products for water treatment. When water’s color is the yellow color of the green peas cover, then stock breeds. If drugs, substances of treatment and improvement of the environment are used, they must be the one included in the list of those permitted for circulation in Vietnam and as directed by the manufacturer.
c) Removal of trash fishes:
The case by case basis, if there are many fierce fishes in the pond, kill them by the following forms: Use chemicals as directed by the manufacturer or kill them by such means as: fishing, spreading a net ... It should keep the fishes eating natural food, eating selectively, not eating shrimp to clean water and have extra income.
d) Selection of breeds:
Choose the uninfected, healthy breeds which have been supplied by the prestigious producing farms that have been grant certificate of qualification. It should stock PL12-PL15-sized shrimps. Shrimp breeds must be granted certificate of quarantine by the competent authority. Method of selection of breeds is as follows:
- Methods of sense organs: Healthy breeding shrimps shall have bright color, no uninjured, same sizes, agile; slender, long, spreading fan-shaped tail, closed V-shaped beard when swimming. It can assess health of shrimps by using water basin to stock shrimp in, rotate water, healthy shrimp will cling to the basin wall, swim upstream; and weak shrimp will be primarily collected in the middle of the basin, when tap into the basin wall, healthy shrimp will respond quickly by flip jump, in addition, it can check with "shock" salinity.
- Method of causing shock by salinity: Take 100 breeding shrimps and stock into the glass of water (a half of the water taken from the breeds farms and a half to be fresh water) and wait for 45 minutes - 1 hour. If shrimps are died under-5 shrimps, that breed can be chosen for stocking.
đ) Stocking and training of breeds:
- Training of breeds: pure method (salinity, pH, temperature ....): Stock all shrimps and water of the shrimp bag into a plastic barrel of 60 liters, then take water of the shrimp breeding pond to pour into the plastic barrel containing shrimp breeding (5 minutes pour 1 liter), or use water bag to hang on the barrel mouth for water to flow gradually into the barrel. Until the barrel is filled with water, then it can proceed to stock shrimps into the pond.
- Stocking breeds: It should stock shrimp in a wind-swept place, stock at dawn or dusk (not stocking when it is heavy rain). Stocking density is from 8-10 shrimps/ m2.
e) Environmental management in the pond:
Because of extensive farming form, so it is difficult to manage factors such as alkalinity, dissolved oxygen, temperature, NH3 and H2S toxic gas ... so we can only manage factors such as pH, water clarity and color.
Pond water is good conditions for micro-organism and algae to grow, so depending on which algae dominates, it will make the water color be different and also affect shrimps:
- Yellow-brown water: Mainly caused by Tao Khue (Diatomeae), this algae is a good type of feed for shrimp;
- Pale blue water: caused by green algae, this is also a good type of feed for shrimp;
- Dark blue water: caused by deep blue algae, this algae is not good for shrimp’s growth (growth retardation) and causes the phenomenon of blue shrimp (treatment by replacing 30-50% of water in the pond);
- Dark brown water: caused by Tao giap (dinoflagellata). This algae can cause environmental contamination, be very harmful to the shrimps. (Discharge water in, out constantly to clean up the environment combined with the use of racket to pick up the Lap Lap in the pond);
- Yellow water: caused by yellow algae, causing malnutrition to environment, so shrimp shall be slow to grow and survival rate is low. (Handling by replacing 30-50% of water in pond and lime CaCO3 with a dose of 15-20 kg/1,000 m3water);
- Clear water or water with rusty yellow: formed by alkaline soil so pH is very low. Algae is less developed, shrimps are lack of feed, slow to grow and survival rate is low;
To stabilize the water quality in shrimp pond, it needs to pay attention to water intake, do not get water into the pond when water of the channel (river) is too dirty, to discharge surface water in pond and lime CaCO3 of 15 - 20kg/1,000 m2on pond banks at the times of heavy rain. It is better to use lime of CaCO3 with a dose of 15 - 20kg/1,000 m3after the end of harvest to kill miscellaneous matters, disinfect, stimulate algae growth and to avoid the shrimp’ being shocked by the pH change.
g) Management of feed in the pond:
Because shrimps are raised under form of improving extensive farming, so the shrimp density is less than 10 shrimps/m2, not using industrial feed, its major feed source is natural feed (algae and micro-phytoplankton) which is available in shrimp ponds. To complement feed for raised shrimps, leaves can be added into pond such as Mangrove leaves, “Mam” leaves (with the highest nitrogen content), “Da”, “Gia”, weeds, vines .... Because bacteria decompose these leaves into good feed for shrimps, and this is also the source of green manure to improve the color of pond water and enable the beneficial algae growth and development. It can periodically use biological products under the manufacturer s instructions.
h) Epidemic management: This is one of the very difficult tasks in the process of improving extensive farming of shrimps, because shrimps are raised in a wide area, so it could not be based on treatment with drugs and chemicals, but can only control epidemics through the inputs. A few notes for farmers to be able to limit the epidemics during the shrimp farming process:
- Repair pond according to proper technique;
- Select and stock the good breeds which have been quarantined;
- Apply the method of taking and discharging water through the sewer (referred to in section 1) to clean water;
- In the case shrimps got trouble, the water level in the pond must be lowered down to one third for a period from 15-30 days, at the same time use the manual method (pick up the shrimp got disease) in order to avoid spread of disease.
i) Harvest of shrimps: After shrimps are about 4-5 months old, it can harvest them.
*Note:During the shrimp farming, not to use drugs, chemicals, antibiotics which are in the banned list (the Circular No.15/2009/TT-BNNPTNT). If feed, drugs, biologic products, products of treatment and improvement of the environment are used in shrimp farming, they must be the one included in the list of those permitted for circulation in Vietnam.
APPENDIX IX
TECHNOLOGY PROCESS OF INTENSIVE FARMING OF SHRIMP (LITOPENAEUS VANNAMEI) SUBJECT TO PILOT INSURANCE
(Issued together with Circular No.47/2011/TT-BNNPTNT dated June 29, 2011 of Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Subjects and scope of application
This procedure shall specify the order, content and technical requirements for intensive farming of shrimp (litopenaeus vannamei), applied to the farms in the provinces and cities directly under the Central Government participating in pilot agricultural insurance.
2. Conditions of application
- Water supplied from sea water, not polluted;
- Fence with net around the pond for avoiding intermediate host species causing disease such as crabs and mall crabs, snakes ...
- Pond area is from 1,000 m2or more, the water level reaches 1.4 m or more;
- Pond must have separate inlet and outlet culverts and made sure not being leaked. Inlet culvert must have a water filter to remove trash, pest and waste lawn into the pond when supplying the water into pond (or use pumper to pump water into or out the pond);
- Raising infrastructure must meet production requirements.
3. Contents of intensive farming process of shrimp (litopenaeus vannamei)
a) Preparation of pond:
- Pond repair:
+ Dredge sediments, plow pond bottom, lime with an appropriate amount. Repair pond banks, check sewers system, the channels system of water supply and drainage. Reinforce pond banks firmly, not being leaked, osmotic;
+ Dry pond bottom 3-4 days for sterilizing pond bottom;
+ Get water in pond through the filter, reaching 1.4 m or more.
- Water treatment:
+ Water disinfection: it can use one of the types of chemicals such as iodine compounds, potassium permanganate... with an amount as instructed by the manufacturer;
+ If the pond raised sick shrimps at the previous season, so it should make water disinfection by chlorine with concentration of 20 ppm.
- Add beneficial bacteria to create water color:
+ 2 -3 days after water treatment was conducted, use biologic products to create water color to create natural feed for breeding shrimps;
+ Creation of water color should be done in the warm weather. NPK fertilizer is often used (type 20-20 -0) with urea in a 1:1 ratio for an amount of 1-2 kg/1,000 m3in 2-3 days;
+ Time to create watercolor is about 4-5 days, when the color of water in the pond is good, then stock breeding shrimps. Good water color is brown or green of premature banana leaves, clarity degree is from 30cm to 40cm;
+ It should check pH, alkalinity ... to control these factors in the suitable range for shrimp farming.
- Physical-chemical indicators of pond water are required to achieve before stocking breeding shrimps:
No. | Criteria | Unit | Optimal level | Permitted extension |
1 | BOD5 | mg/l | ≤ 20 | < 30 |
2 | NH3 | mg/l | ≤ 0,1 | < 0,3 |
3 | H2S | mg/l | ≤ 0.03 | < 0.05 |
4 | NO2 | mg/l | ≤ 0.25 | < 0.35 |
5 | pH |
| 7.5 ÷ 8.5 8.0 ÷ 8.3 | 7 ÷ 9, fluctuation in day not exceeding 0.5 |
6 | Temperature | 0C | 20 ÷ 30 | 18 ÷ 33 |
7 | Saltiness | ‰ | 10 ÷ 25 | 5 ÷ 35 |
8 | Dissolved oxygen (DO) | mg/l | ≥ 4 | ≥ 3,5 |
9 | Clarity | cm | 30 ÷ 35 | 20 ÷ 50 |
10 | Alkali | mg/l | 80 ÷ 120 | 60 ÷ 180 |
b) Stocking breeds:
- Selection of breeding shrimp:
+ Origin: PL12 white legs breeding shrimp must be produced from brood stock of quality assurance in accordance with provisions, with a clear origin and quarantine certificates by competent agencies.
Breeding shrimps for farming must be ensured quality by standards of Vietnam and the current regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
+ Criteria of sense organs:
The operating status: shrimps swim by herd, upstream run continuously around the tank or basin, well reflect upon the impact of sudden loud noise or light;
- Appearance: complete auxiliary parts, the rectangular belly internode; balance head and body, no defects; tail opened V-shaped when swimming;
Color: natural color of the species.
Body length: body length is more than 9mm, shrimps have the same size, and different ratio is not more than 10%.
- Breeding stocking:
+ Stock shrimps into the pond when the pond water has been created color well for enough natural feed for shrimps. Before shrimps are stocked, it needs to check the environmental factors such as pH, alkalinity, salinity ... between the breeding farms and ponds. If there is a difference, it must be adjusted appropriately to avoid causing shock to the breeding herd;
+ Stock at dawn or dusk, when pond water’s temperature is low in day. Avoid stocking shrimps when it is hot; water temperature is high or when it is raining. It needs to soak breed bag in the breeding pond for about 10-15 minutes before stocking shrimp into the pond:
+ Stocking season: Compliance with seasonal calendar of each locality;
+ Stocking densities: more than 60 shrimps/ m2.
c) Care, Management:
+ Feed and feed supplements must be the one included in the list of those permitted for circulation in Vietnam;
+ Feeding (number of times to feed, amount of feeding, method of feeding) is in compliance with instruction of the manufacturer;
+ Regularly monitor the use of shrimp feed to adjust properly to avoid causing waste and feed excess polluting the water in the pond.
- Management of ponds environment: Regular monitor water color changes, changes of environmental indicators, shrimp health to take measures of timely handling.
* A few notes:
+ The water level in the pond should be maintained at lowest level as 1.4 m;
+ Periodically, supplement probiotics to limit environmental pollution;
+ Raise the water level to achieve maximum level for temperature stability;
+ When getting the water in, it needs to consult environmental monitoring information provided by the agency of local fisheries management.
* Note:During the shrimp farming, not to use drugs, chemicals, antibiotics which are in the banned list (the Circular No.15/2009/TT-BNNPTNT). If feed, drugs, biologic products, products of treatment and improvement of the environment are used in shrimp farming, they must be the one included in the list of those permitted for circulation in Vietnam.
d) Harvest
- The farms raising shrimp (litopenaeus vannamei) must stop using antibiotics, chemicals before harvest of shrimp occurs as directed by the manufacturer.
- When the shrimps reach the size of 70-100 shrimps/kg, it should conduct the harvest. Before proceeding the harvest, it needs to monitor molting cycle, limit state of shrimp’s soft shell at the above period./.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây