Thông tư liên tịch 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ và Tổng cục Hải quan về việc dán tem hàng nhập khẩu

thuộc tính Thông tư liên tịch 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ

Thông tư liên tịch 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ và Tổng cục Hải quan về việc dán tem hàng nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Thương mại; Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Hồ Huấn Nghiêm; Lê Thế Tiệm; Nguyễn Văn Cầm; Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành:16/03/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI - NỘI VỤ -
TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ
NGÀY 16 THÁNG 03 NĂM 1998 VỀ VIỆC DÁN TEM HÀNG NHẬP KHẨU

 

Căn cứ Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới;

Căn cứ Công văn số 311/VPCP-VI ngày 24/1/1998 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem hàng nhập khẩu;

Liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc dán tem 4 nhóm hàng điện tử, điện lạnh, động cơ nổ, vật liệu xây dựng nhập khẩu như sau:

 

A. ĐỐI TƯỢNG PHẢI DÁN TEM HÀNG NHẬP KHẨU

 

1. Kể từ 8 giờ ngày 1/4/1998, những mặt hàng sau đây sản xuất ngoài Việt Nam do các tổ chức và cá nhân kinh doanh nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường gồm hàng đang trong kho, đang bày bán, đang vận chuyển trên đường đều phải dán tem hàng nhập khẩu theo đúng quy định:

- Máy thu hình nguyên chiếc.

- Đầu Video nguyên chiếc.

- Tủ lạnh nguyên chiếc dùng cho gia đình.

- Máy điều hoà không khí loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường hoạt động độc lập.

- Động cơ nổ.

Những mặt hàng kể trên kể cả cũ và mới.

- Sứ vệ sinh: bệ xí, chậu rửa mặt.

1.1. Những mặt hàng quy định tại điểm 1 từ 1/4/1998 khi nhập khẩu do cơ quan Hải quan thực hiện tại nơi kiểm tra hàng hoá và phải dán tem xong trước khi hoàn thành thủ tục hải quan. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh nhập khẩu phải tạo mọi điều kiện cho cơ quan Hải quan tiến hành các thủ tục dán tem được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn đúng các quy định tại Thông tư này. Nếu lượng hàng hoá nhập khẩu dán tem tại cửa khẩu quá lớn, chủ hàng có trách nhiệm dỡ bỏ bao bì để Hải quan dán tem được nhanh chóng.

1.2. Tổ chức và cá nhân kinh doanh các mặt hàng quy định tại điểm 1 nêu trên kể cả hàng hoá dùng để khuyến mại, trả thưởng xổ số còn tồn lại đều phải kiểm kê, lập tờ khai (theo mẫu quy định) nộp cho cơ quan Quản lý thị trường để kiểm tra xác nhận và cơ quan thuế dán tem hàng nhập khẩu theo quy định:

a. Cấp phát tờ khai:

Tờ khai hàng nhập khẩu còn tồn lại phải dán tem do cơ quan Quản lý thị trường cấp phát, đối tượng kinh doanh các mặt hàng phải dán tem nhận tờ khai tại địa điểm nộp tời khai quy định tại điểm b dưới đây. Cơ quan thuế có trách nhiệm in, cấp phát đầy đủ cho cơ quan Quản lý thị trường để cơ quan Quản lý thị trường cấp phát cho đối tượng kinh doanh.

b. Địa điểm nộp tờ khai

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp tờ khai tại trụ sở cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, HTX nộp tờ khai tại trụ sở chi cục thuế quận, huyện, thị xã.

- Hộ kinh doanh cá thể nộp tờ khai tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn.

Cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan thuế cử cán bộ có mặt thường xuyên tại các địa điểm trên để phát và tiếp nhận tờ khai kịp thời. Tờ khai gồm 3 bản: 1 bản trả cho cơ sở kê khai, 1 bản chuyển cơ quan thuế, 1 bản cơ quan Quản lý thị trường lưu. Để tránh lợi dụng, khi nhận tờ khai cán bộ tiếp nhận phải kiểm tra nội dung khai và ký xác nhận tờ khai.

c. Thời hạn nộp tờ khai:

Thời hạn nộp tờ khai bắt đầu từ 8 giờ ngày 1/4/1998 và kết thúc chậm nhất là 16 giờ ngày 6/4/1998.

Hết hạn nộp tờ khai, cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan thuế phải lập biên bản xác nhận số tờ khai đã nhận của các đối tượng kinh doanh.

d. Thời hạn dán tem: Bắt đầu từ ngày 1/4/1998 và kết thúc 16 giờ ngày 15/4/1998. Trong thời hạn nêu trên cơ quan thuế bố trí đủ lực lượng cán bộ để tiến hành dán tem đảm bảo đúng thời gian quy định.

e. Cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá kê khai, ký xác nhận hàng hoá thực tế để cơ quan thuế dán tem. Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá kê khai thực hiện theo mục B Phần II Thông tư số 73 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xuất trình hoá đơn, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan thuế và cơ quan Quản lý thị trường.

1.3. Các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 nêu trên bị tịch thu trước khi bán phải dán tem. Cơ quan ra quyết định tịch thu phải thông báo với cơ quan thuế về số hàng tịch thu để được dán tem. Đối với hàng hoá vi phạm do cơ quan hải quan ra quyết định tịch thu thì cơ quan hải quan trực tiệp dán tem.

2. Các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 không phải dán tem trong các trường hợp sau:

2.1. Tổ chức và cá nhận nhập khẩu thuộc diện được miễn nộp thuế nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nếu đem bán thì phải khai báo với cơ quan Hải quan để nộp thuế nhập khẩu và phải dán tem trước khi bán.

2.2. Bán tại các cửa hàng miễn thuế.

2.3. Vận chuyển quá cảnh, tạm nhập tái xuất hoặc do Hải quan di lý từ cửa khẩu đầu tiên, đến địa điểm kiểm tra phải kèm theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan hải quan và hàng hoá vận chuyển phải được niêm phong kẹp chì hoặc có cán bộ hải quan áp tải khi cần thiết.

2.4. Hàng hoá nhập vào kho ngoại quan, khu chế xuất.

3. Để phân biệt những mặt hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lặp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh tiêu thụ trong nội địa, phải thông báo công khai nhãn hiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các địa điểm bán hàng hoặc đại lý bán hàng để các lực lượng kiểm tra, kiểm soát và nhân dân biết để tránh bị lợi dụng.

 

B. TEM HÀNG NHẬP KHẨU VÀ DÁN TEM.

 

1. Quy định về dán tem:

Các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 Mục A được quy định dán tem như sau:

1.1. Máy thu hình nguyên chiếc: vị trí dán tem ở phía trên phần đuôi.

1.2. Đầu Video: vị trí dán tem ở nắp trên góc sau bên phải

1.3. Tủ lạnh nguyên chiếc dùng trong gia đình: vị trí dán mặt trên bên phải.

1.4. Máy điều hoà không khí: vị trí dán tem mặt phải trên bên phải. Đối với máy điều hoà không khí loại 2 cục thì dán tem vào mặt trên bên phải cục lạnh.

1.5. Động cơ nổ: vị trí dán tem ở thân máy phía lắp bánh đà

1.6. Bệ xí sứ: vị trí dán tem ở mặt trên phía sau. Đối với bệ xí có bình xả nước thì chỉ dán tem vào bệ xí.

1.7. Chậu rửa mặt sứ: vị trí dán tem ở phía trên bên phải. Đối với loại chậu rửa có chân thì dán tem vào chậu rửa.

2. Phát hành và quản lý tem:

2.1. Tem hàng nhập khẩu do bộ Tài chính thống nhất phát hành. Tổng cục thuế có trách nhiệm in, cấp phát đầy đủ, kịp thời tem hàng nhập khẩu cho các địa phương và ngành Hải quan để tổ chức dán tem theo quy định.

Mọi trường hợp in ấn, phát hành và tiêu thụ tem giả, sử dụng tem giả đều bị xử lý theo pháp luật.

2.2. Tem hàng nhập khẩu được quản lý và sử dụng theo Quyết định số 529/TC/TCT ngày 22/12/1992 về chế độ quản lý ấn chỉ thuế và Quyết định số 297 TC/QĐ/TCT ngày 16/3/1998 về ban hành, in ấn, quản lý, sử dụng tem hàng nhập khẩu của Bộ Tài chính.

Nghiêm cấm việc giao tem cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự dán.

2.3. Khi dán tem hàng nhập khẩu, các tổ chức và cá nhân kinh doanh không phải nộp khoản chi phí nào.

 

 

C. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG:

1. Xử lý vi phạm:

1.1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh các mặt hàng quy định dán tem kê khai không trung thực sẽ bị xử lý như sau:

- Nếu kê khai thấp hơn số tồn thực tế thì chỉ dán tem bằng số kê khai, số không kê khai nếu phát hiện được sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hoá, nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Nếu kê khai cao hơn số lượng thực tế thì chỉ dán tem theo số lượng thực tế còn tồn đồng thời bị xử phạt vi phạt hành chính, mức xử phạt tuỳ theo mức độ vi phạm.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường, đối với những tổ chức và cá nhân đã kê khai, vẫn được tiếp tục mua vào, bán ra nhưng phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ để giải trình số chênh lệch so với kê khai.

- Trường hợp lợi dụng chủ trương dán tem hàng nhập khẩu, kê khai cả những hàng hoá sản xuất, lắp ráp trong nước để được dán tem hàng nhập khẩu nhằm lừa gạt người tiêu dùng sẽ bị xử lý tịch thu hàng hoá. Nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.2. Đối với số hàng hoá nhập khẩu còn tồn lại đã kê khai nếu không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh nguồn gốc hợp pháp thì xử lý thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông. Việc dán tem đối với số hàng hoá này chỉ được thực hiện khi đối tượng kinh doanh đã chấp hành quyết định xử lý. Trường hợp không chấp hành quyết định xử lý sẽ bị tịch thu hàng hoá.

1.3. Kể từ ngày 16/4/1998 các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 phần A nêu trên lưu thông trên thị trường bao gồm hàng tồn kho, đang bầy bán, đang vận chuyển không có tem dán theo quy định đều coi là hàng nhập lậu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hoá, nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.4. Tổ chức và cá nhân kinh doanh các mặt hàng phải dán tem nếu hàng hoá không dán tem theo quy định sẽ bị kiểm tra hành chính và xử lý tịch thu những hàng hoá không dán tem, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.5. Tổ chức, cá nhân vi phạm qui định dán tem hoặc tiếp tay cho hành vi tiêu thụ, hợp thức các mặt hàng nhập khẩu quy định tại điểm 1 mục A sẽ bị xử lý theo pháp luật.

2. Khen thưởng:

Tổ chức và cá nhân có công phát hiện hoặc giúp các lực lượng kiểm tra, kiểm soát phát hiện, thu giữ các mặt hàng nhập khẩu dán tem nhưng không dán tem hoặc dán tem giả sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.

3. Quản lý hàng tịch thu:

Cơ quan quyết định tịch thu hàng hoá nhập khẩu vi phạm qui định dán tem phải quản lý và tổ chức bán hàng tịch thu, sử dụng nguồn thu bán hàng theo đúng quy định hiện hành của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

 

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện đúng các quy định trong Thông tư này, giải quyết kịp thời các vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân kinh doanh để thực hiện tốt việc dán tem.

2. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các ngành, các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương dán tem đối với hàng hoá nhập khẩu, kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông hàng hoá trên thị trường theo đúng quy định.

3. Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tư vấn và giúp Liên Bộ triển khai khi có yêu cầu.

4. Bộ Thương mại (Cục Quản lý thị trường) chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng nhập khẩu quy định phải dán tem lưu thông trên thị trường nội địa.

5. Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương dán tem hàng nhập khẩu; hướng dẫn, giải thích nội dung Thông tư để các tổ chức và cá nhân kinh doanh biết và thực hiện, nhân dân đồng tình ủng hộ.

6. Việc dán tem đối với 3 mặt hàng rượu chai, xe đạp nguyên chiếc, quạt điện các loại nhập khẩu vẫn thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 77/1997/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ ngày 1/11/1997.

7. Trong quá trình triển khai thực hiện, các ngành, các địa phương theo dõi và tổng hợp những vướng mắc để phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan. Hàng ngày báo cáo nhanh kết quả triển khai, những vướng mắc phát sinh cần xử lý gấp về bộ phận thường trực Ban chỉ đạo dán tem hàng nhập khẩu để rút kinh nghiệm chỉ đạo kịp thời.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/4/1998.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 


TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU PHẢI DÁN TEM CÒN TỒN
ĐẾN NGÀY......./4/1998

 

Tên đơn vị (hoặc cá nhân) kinh doanh:.....................

Địa chỉ trụ sở hoặc địa điểm kinh doanh:..................

 

Số TT

Mặt hàng

Số lượng cơ sở tự kê khai

Số lượng thực tế qua kiểm tra

Ghi chú

 

 

Có hoá đơn chứng từ hợp lệ

Không có hoá đơn chứng từ hợp lệ

Có hoá đơn chứng từ hợp lệ

Không có hoá đơn chứng từ hợp lệ

 

1

2

3

4

5

6

7

1

Máy thu hình

 

 

 

2

Đầu video

 

 

3

Tủ lạnh

 

 

4

Máy điều hoà không khí

 

 

5

Động cơ nổ

 

 

6

Bệ xí

 

 

7

Chậu rửa mặt sứ

 

 

 

Tờ khai hàng hoá nhận lúc ..., ngày... tháng 4 năm 1998

... giờ ngày... tháng 4 năm 1998 Thủ trưởng đơn vị

Cán bộ tiếp nhận tờ khai ký tên (hoặc chủ hộ kinh doanh)

Ký tên

Xác nhận của cán bộ kiểm tra về số lượng

hàng hoá thực tế còn tồn

Ngày... tháng 4 năm 1998

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTRY OF THE INTERIOR
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 30/1998/TTLT/BTC-BTM-BNV-TCHQ
Hanoi, March 16, 1998
 
JOINT CIRCULAR
ON THE AFFIXTURE OF IMPORT GOODS STAMPS
Pursuant to Directive No.853/1997/CT-TTg of October 11, 1997 of the Prime Minister on the fight against smuggling in the new situation;
Pursuant to Official Dispatch No.311/VPCP-VI of January 24, 1998 of the Office of the Government notifying the Prime Minister's direction on the affixture of import goods stamps;
The Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of the Interior and the General Department of Customs hereby jointly provide the following guidance on the stamping of the imported goods OF four groups including electronic goods, electric-refrigerating goods, motors and construction materials:
A. GOODS SUBJECT TO THE AFFIXTURE OF IMPORT GOODS STAMPS
1. As from 8.00 hours on April 1st, 1998 all the following goods items which are manufactured outside Vietnam and imported or circulated on the market by business organizations and individuals, including goods left in stock, being on sale or transported en route, shall have to be affixed with import goods stamps as prescribed:
- Complete television sets.
- Complete video cassette recorders.
- Complete refrigerators for domestic use.
- Independently-operated air-conditioners of window or wall types.
- Motors.
The above-mentioned goods items include both brand new and used ones.
- Sanitary ceramics: toilet bowls, wash basins.
1.1. The goods items prescribed in Point 1 which are imported from April 1st, 1998 must be affixed with stamps by the customs office(s) at the goods inspection place and before the completion of customs procedures. Importing organizations and individuals shall have to create every condition for the customs office(s) to carry out the stamping procedures in a smooth, fast and safe manner according to the provisions of this Circular. If the quantity of imported goods to be stamped at a border gate is too large, the goods owners shall have to unpack them to help the customs officer affix stamps quickly.
1.2. Organizations and individuals that deal in the goods items prescribed in Point 1 above, including those to be used for trade promotion or lottery prizes but still left in stock, shall have to take stock of them, then make and submit declarations (according to the set form) to the market management agency for examination and verification before the tax agency affixes import goods stamps as prescribed.
a/ Distribution of declaration forms:
Declaration forms for imported goods left in stock and subject to stamp affixture shall be distributed by the market management agency. Organizations and individuals dealing in the goods items subject to stamp affixture shall receive declaration forms at the place of submission of declarations forms stated in Point b below. The tax agency shall have to print and distribute declaration forms sufficiently to the market management agency for distribution to business subjects.
b/ Place of submission of declaration forms:
- State enterprises and foreign-invested enterprises shall submit declaration forms at the head office of the Taxation Departments of the provinces or cities directly under the Central Government.
- Limited liability companies, private enterprises, stock company and cooperatives shall submit declaration forms at the head office of the taxation bureaus of districts, precincts or provincial towns.
- Private business households shall submit declaration forms at the head office of the People's Committees of communes, wards or district townships.
The market management agency and the tax agency shall send their staff to the above-mentioned places to regularly distribute and receive declaration forms in time. Each declaration form shall be made in three copies: one copy shall be returned to the declarer, one sent to the tax agency and the third kept by the market management agency. To avoid wrong doings, officers who receive declaration forms shall have to check the declared contents and sign to verify them.
c/ Time limit for submission of declaration forms:
The time limit for submission of declaration forms starts from 8 hours on April 1, 1998 and ends at the latest at 16 hours on April 6, 1998.
Upon the expiry of this time limit, the market management agency and the tax agency shall make reports confirming the number of declaration forms received from business subjects.
d/ Time limit for stamp affixture shall start on April 1st, 1998 and end at 16:00 hours on April 15, 1998. Within such time limit the tax agency shall position an adequate number of tax officers to affix stamps according to the prescribed schedule.
e/ The market management agency shall check invoices and vouchers proving the lawful origin of the declared goods and sign to certify the actual quantity of goods to be affixed with stamps by the tax agency. Invoices and vouchers that prove the lawful origin of the declared goods shall comply with Section B, Part II of Circular No.73-TC/TCT of October 20, 1997 of the Ministry of Finance guiding the regime of invoices and vouchers for goods circulated on the market. Organizations and individuals shall have to produce invoices and vouchers at the request of the tax agency and the market management agency.
1.3 The imported goods items prescribed in Point 1 above must, if confiscated, be affixed with stamps before sale. The agency that issues a decision to confiscate them shall have to inform the concerned tax agency of the quantity of confiscated goods for stamp affixture. For goods which are confiscated by decision of the customs agency due to some violation, they shall be affixed with stamps directly by the customs agency.
2. The imported goods items prescribed in Point 1 shall not be subject to stamp affixture in the following cases:
2.1. They are imported to meet daily life needs and the importing organizations or individuals are eligible for import tax exemption. If the importing organizations or individuals want to sell them, they shall have to declare to the customs agency for import tax payment and such goods must be affixed with stamps before sale.
2.2. They are imported to be sold at duty-free shops.
2.3. They are transported in transit, temporarily imported for re-export or brought by the customs agency from the first entry border gate to the place of inspection. In the last case, there must be a decision of the head of the customs agency and the transported goods must be lead-sealed or escorted by customs officers when necessary.
2.4. They are imported into bonded warehouses or export processing zones.
3. In order to distinguish home-made goods from imported goods, organizations and individuals that are permitted to import raw materials, materials, accessories and components for the production or assembly of complete products to be consumed domestically shall have to publicize the trade marks of their products already registered with competent State agencies and at the same time announce them on the mass media and at the sale places or agents so that the inspection and control forces and the people can know and avoid possible fraudulent acts.
B. IMPORT GOODS STAMPS AND AFFIXTURE OF STAMPS
1. Stamping regulations:
The imported goods items prescribed in Point 1 of Section A shall be affixed with stamps as follows:
1.1. Complete television sets shall be affixed with stamps on the top at the rear.
1.2. Video cassette recorders shall be affixed with stamps on the top cover to the right of the rear corner.
1.3. Complete refrigerators for domestic use shall be affixed with stamps on the top surface to the right.
1.4. Air-conditioners shall be affixed with stamps on the top surface to the right or on the right of the top surface of the cooling block for two-block ones.
1.5. Motors shall be affixed with stamps on the engine body to the side where the starting wheel is fit.
1.6. Ceramic toilet bowls shall be affixed with stamps on the top surface to the rear, even for toilet bowls accompanied with toilet tanks.
1.7. Ceramic wash basins shall be affixed with stamps on the top surface to the right, even for wash basins with support.
2. Distribution and management of stamps:
2.1. Import goods stamps shall be uniformly issued by the Ministry of Finance. The General Department of Taxation shall have to print and distribute in time and sufficiently import goods stamps to localities and the customs branch for organizing the stamp affixture according to regulations.
All cases of printing, issuing, distributing or using counterfeit stamps shall be strictly dealt with according to law.
2.2. Import goods stamps shall be managed and used according to Decision No.529-TC/TCT of December 22, 1992 regarding the regulation on the management of tax stamps and Decision No.297-TC/TCT of March 16, 1998 on the issuance, printing, management and use of import goods stamps of the Ministry of Finance.
The hand-over of stamps to business organizations or individuals to affix by themselves is strictly forbidden.
2.3. Business organizations and individuals shall not have to pay any fee for the affixture of import goods stamps.
C. HANDLING OF VIOLATIONS AND COMMENDATION
1. Handling of violations:
1.1. Organizations and individuals dealing in goods items subject to stamp affixture that make false declarations shall be handled as follows:
- If the declared quantity of goods is smaller than the actual quantity of goods, only the declared quantity of goods shall be affixed with stamp, any undeclared goods, if detected, shall be confiscated and the goods owner shall be administratively sanctioned or, in serious cases, examined for penal liability.
- If the declared quantity of goods is larger than the actual quantity of goods, only the actual quantity of goods shall be affixed with stamps and the goods owner shall be administratively sanctioned and the level of sanction shall depend on the seriousness of his/her violation.
To ensure normal business operations, organizations and individuals that have made declarations shall be allowed to continue buying in or selling out goods given that they have adequate valid invoices and vouchers explaining the difference between the actual quantity of goods and the declared quantity of goods.
- In cases where the policy for import goods stamp affixture is abused by a business organization or individual that declares home-made or -assembled goods for import goods stamp affixture in order to cheat consumers, such goods shall be confiscated or, For serious cases, the violator shall be examined for penal liability.
1.2. For imported goods that have been declared but without sufficient and valid invoices and vouchers proving their lawful origins, they shall be subject to turnover tax and profit tax when circulated. These goods shall be affixed with stamps only after the goods owners have executed the handling decision. If they fail to do so, the goods shall be confiscated.
1.3. As from April 16, 1998 all the imported goods items prescribed in Point 1, Section A above which are circulated on the market, including goods left in stock, being on sale or transported en route, without stamp affixed thereon as prescribed shall be regarded as smuggled goods and confiscated and the goods owner shall be administratively sanctioned or, in serious cases, examined for penal liability.
1.4. Organizations and individuals dealing in goods which are subject to stamp affixture but not yet affixed with stamps as prescribed shall be administratively inspected or, in serious cases, examined for penal liability, and the goods not yet affixed with stamps shall be confiscated.
1.5. Organizations or individuals that violate the regulations on stamp affixture or assist in consuming or legitimizing imported goods prescribed in Point 1, Section A shall be handled according to law.
2. Commendation:
Organizations and individuals that detect or assist inspection and control forces in detecting or seizing imported goods which are subject to stamp affixture but not yet affixed with stamps or affixed with counterfeit stamps, shall be commended according to current regulations.
3. Management of confiscated goods:
The agency that decides to confiscate imported goods involved in the violation of the stamping regulations shall have to manage and organize the sale of the confiscated goods as well as use the proceeds therefrom according to current stipulations of the Government and the guidance of the Ministry of Finance.
D. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of the Interior and the General Department of Customs shall have to direct their attached units to implement the provisions of this Circular; and to promptly solve problems confronted by ministries, branches, localities and business organizations as well as individuals for fruitful implementation of the stamp affixture.
2. The presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct the local branches and levels to implement the policy of affixing stamps on imported goods, inspect and control their circulation on the market as prescribed.
3. The Ministry of Industry, the Ministry of Construction and the Ministry of Science, Technology and Environment shall have to give advice and assist the above-mentioned four ministries in implementing the Circular at the latter's request.
4. The Ministry of Trade (the Market Management Department) shall assume the prime responsibility and coordinate with various branches and levels in inspecting and controlling imported goods subject to stamp affixture which are circulating on the domestic market.
5. The central and local news and press agencies are requested to intensify the propaganda for the stamp affixture policy; to guide and explain the contents of the Circular so that business organizations and individuals shall better understand and implement them and the people render their sympathy and support.
6. The affixture of stamps on three imported goods items: bottled alcohol, complete bicycles and electric fans of all kinds shall still comply with Joint Circular No.77/1997/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ of November 1, 1997.
7. In the course of implementation, the branches and localities shall oversee, sum up and report problems to the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches. They shall daily send flash reports on the implementation results and arising problems that need to be promptly addressed to the standing bureau of the Steering Committee for affixture of import goods stamps for drawing experiences and timely direction.
This Circular takes effect from April 1, 1998.
 
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao
THE MINISTRY OF TRADE
VICE MINISTER




Ho Huan Nghiem
THE MINISTRY OF THE INTERIOR
VICE MINISTER




VICE MINISTER
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Van Cam
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 30/1998/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất