Quyết định 111/1999/QĐ-TCHQ của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế tạm thời về dịch vụ thủ tục hải quan.

thuộc tính Quyết định 111/1999/QĐ-TCHQ

Quyết định 111/1999/QĐ-TCHQ của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế tạm thời về dịch vụ thủ tục hải quan.
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:111/1999/QĐ-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:08/04/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Hải quan
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 111/1999/QĐ-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 111/1999/QĐ-TCHQ NGÀY 08 THÁNG 04 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

 

- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;

- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định 16/CP ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;

- Căn cứ Nghị định 161999/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;

- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 162/CP-KTTH ngày 17 tháng 2 năm 1998 về cải tiến thủ tục hải quan;

- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục giám sát quản lý về hải quan.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành "Quy chế tạm thời dịch vụ thủ tục hải quan" để triển khai thí điểm dịch vụ thủ tục hải quan.

 

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 15/1999/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 01 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 4: Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thi hành "Quy chế tạm thời dịch vụ thủ tục hải quan" ban hành kèm theo Quyết định này.

 


QUY CHẾ

TẠM THỜI VỀ DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 111/1999/QĐ-TCHQ
ngày 08 tháng 04 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

CHƯƠNG I
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LÀM DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN

 

Điều 1: Doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan

1. Các doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan là các doanh nghiệp đã được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có đội ngũ nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm thủ tục hải quan đã được cấp chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan và được cấp thẻ chuyên dùng làm dịch vụ thủ tục hải quan;

2. Khi tiến hành làm dịch vụ thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan hải quan nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý nghiệp vụ, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp đã dăng ký được cơ quan hải quan tư vấn về nghiệp vụ, tạo thuận lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ làm thủ tục hải quan cho nhân viên của doanh nghiệp.

 

Điều 2:Thủ tục đăng ký

1. Thủ tục đăng ký được tiến hành tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan, bao gồm các loại giấy tờ:

a) Công văn đăng ký làm dịch vụ thủ tục hải quan (theo mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành);

b) Giấy phép thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao công chứng);

c) Chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan của từng nhân viên trực tiếp làm dịch vụ (Bản sao công chứng);

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cơ sở các giấy tờ và thông tin do doanh nghiệp cung cấp, lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan kèm theo các nhận xét, đề xuất. Trong thời hạn 15 ngày, Tổng cục Hải quan phải trả lời Cục hải quan tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp được chấp nhận hay không chấp nhận. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 1 Quy chế này, Tổng cục Hải quan ra thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc chấp nhận làm dịch vụ thủ tục hải quan của doanh nghiệp.

3. Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp thẻ chuyên dùng cho nhân viên đã được doanh nghiệp đăng ký và đã có chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan. Thẻ chuyên dùng được cấp có giá trị sử dụng làm thủ tục hải quan tại đơn vị hải quan nơi đăng ký có liên quan đến lô hàng làm thủ tục tại các cửa khẩu. Đối với trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký, nhưng chưa kịp đào tạo nhân viên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ cấp thẻ chuyên dùng tạm thời có hiệu lực trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp. Hết thời hạn 6 tháng nói trên, nhân viên muốn tiếp tục làm dịch vụ thủ tục hải quan phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng để được cấp chứng chỉ làm thủ tục hải quan;

4. Doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan phải nộp phí cấp thẻ chuyên dùng cho nhân viên theo quy định.

 

Điều 3: Phạm vi làm dịch vụ

Doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan, căn cứ hợp đồng hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương giữa người làm xuất khẩu và doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan theo pháp luật Việt Nam quy định, được thay mặt chủ hàng thực hiện một hoặc tất cả các việc sau:

1. Khai báo và ký tên trên tờ khai hải quan;

2. Hoàn tất và nộp/xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

3. Xuất trình hàng hoá để Hải quan kiểm tra;

4. Nộp thuế xuất, nhập khẩu, các loại thuế khác, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hàng hoá xuất, nhập khẩu;

5. Tiến hành các thủ tục khiếu nại, yêu cầu xét lại hay điều chỉnh liên quan đến hàng hoá xuất, nhập khẩu.

 

Điều 4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan

1. Không được cho đơn vị khác mượn danh nghĩa để làm dịch vụ thủ tục hải quan;

2. Không được tiết lộ những bí mật thu lượm được khi thực hiện công việc của mình làm tổn hại đến lợi ích của chủ hàng;

3. Bố trí phương tiện và nhân công phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá của cơ quan hải quan;

4. Lập sổ theo dõi, ghi chép trung thực, chính xác các số liệu có liên quan đến từng lô hàng xuất nhập khẩu do doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan, lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ, chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu theo pháp luật quy định trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan và có trách nhiệm xuất trình đầy đủ cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

 

Điều 5: Báo cáo hoạt động và những thay đổi của doanh nghiệp

1. Hàng năm khi làm báo cáo với cơ quan thuế, doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan có báo cáo gửi Cục hải quan tỉnh, thành phố, trong đó nêu rõ số lượng các dịch vụ thủ tục hải quan đã thực hiện trong năm, những sai sót xảy ra và nguyên nhân, tình hình chấp hành các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu và hải quan, các kiến nghị đối với cơ quan hải quan;

2. Khi giải thể hay bị phá sản, hay có thay đổi về tên gọi, địa chỉ, người chịu trách nhiệm trực tiếp về dịch vụ thủ tục hải quan, nhân viên trực tiếp làm dịch vụ thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cục hải quan tỉnh, thành phố biết. Trong trường hợp bị phá sản, doanh nghiệp chuyển giao cho Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký làm dịch vụ toàn bộ các sổ sách, chứng từ có liên quan trực tiếp đến các lô hàng hoá xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp đã làm dịch vụ thủ tục hải quan.

 

Điều 6: Trách nhiệm pháp lý

1. Doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động làm dịch vụ thủ tục hải quan của mình;

2. Trưòng hợp chứng minh được là đã làm đúng theo các chỉ dẫn của chủ hàng, doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan có thể được miễn trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết giữa người làm xuất nhập khẩu và doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan.

 

Điều 7: Xử lý vi phạm

Doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan có thể bị tạm ngừng không được làm dịch vụ thủ tục hải quan nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

1. Nhân viên trực tiếp làm dịch vụ thủ tục hải quan liên tục vi phạm pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan đến hoạt động làm dịch vụ thủ tục hải quan;

2. Không có nhân viên trực tiếp làm dịch vụ thủ tục hải quan đáp ứng các điều kiện quy định trong Quy chế này;

3. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quyết định xử phạt của cơ quan hải quan khi có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan hoặc các quy định khác có liên quan;

4. Không thông báo trước cho cơ quan hải quan các thay đổi trong những nội dung đã đăng ký của doanh nghiệp, cho mượn danh nghĩa trong hoạt động dịch vụ, không chấp hành đúng việc xây dựng hệ thống sổ sách, theo dõi dịch vụ, các quy định về lưu giữ hồ sơ.

 

CHƯƠNG II
NHÂN VIÊN LÀM DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN

 

Điều 8: Điều kiện đối với nhân viên làm dịch vụ thủ tục hải quan.

Nhân viên trực tiếp làm dịch vụ thủ tục hải quan phải đáp ứng các điều kiện quy định sau đây:

1. Người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý;

2. Đủ điều kiện tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm dịch vụ thủ tục hải quan theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan, được cấp thẻ chuyên dùng để xuất trình với cơ quan khi làm thủ tục hải quan.

 

Điều 9: Nghĩa vụ của nhân viên làm dịch vụ thủ tục hải quan.

Khi đi làm thủ tục hải quan, nhân viên làm dịch vụ thủ tục hải quan phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:

1. Xuất trình thẻ chuyên dùng do cơ quan hải quan cấp, trường hợp không xuất trình, không được làm dịch vụ thủ tục hải quan;

2. Xuất trình hợp đồng hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng làm dịch vụ thủ tục hải quan, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của chủ hàng (nếu có), cũng như của doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan, trách nhiệm, quyền hạn của hai bên;

3. Thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hải quan; có mặt trong thời gian kiểm tra hàng hoá; cung cấp các thông tin cần thiết cho nhân viên hải quan trong công tác kiểm tra chứng từ, kiểm tra thực tế hàng hoá; liên hệ với đơn vị chủ hàng theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

4. Không được cho người khác mượn chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan và thẻ chuyên dùng của mình, không được phép làm dịch vụ thủ tục hải quan cho nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan. Trường hợp muốn thay đổi doanh nghiệp làm việc thì phải thông báo cho cơ quan hải quan để đăng ký lại.

 

Điều 10: Xử lý vi phạm đối với nhân viên làm dịch vụ.

1. Nhân viên làm dịch vụ thủ tục hải quan, nếu vi phạm một trong các quy định dưới đây, có thể bị thu hồi thẻ chuyên dùng làm dịch vụ thủ tục hải quan:

a) Vi phạm ba (3) lần trở lên về các quy định liên quan đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất, nhập khẩu;

b) Cho phép người khác sử dụng thẻ chuyên dùng của mình hoặc sử dụng thẻ chuyên dùng của người khác;

c) Tự ý thay đổi đơn vị công tác mà không thông báo cho cơ quan Hải quan nơi cấp thẻ chuyên dùng;

d) Có hành vi hối lộ nhân viên hải quan và các hành vi tiêu cực khác liên quan đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất, nhập khẩu.

2. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tuỳ theo hành vi vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay bị truy tố trước pháp luật.

 

Điều 11: Đào tạo và cấp chứng chỉ.

1. Trường Cao đẳng Hải quan Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng cục Hải quan và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ làm thủ tục hải quan, cấp chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan cho những người đã qua khoá đào tạo, bồi dưỡng và đã qua kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu;

2. Hội đồng kiểm tra, sát hạch bao gồm đại diện của trường Cao đẳng Hải quan và các Vụ, Cục chuyên môn thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan được thành lập theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

3. Người đăng ký tham gia học khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm dịch vụ thủ tục hải quan phải nộp học phí và tiền tài liệu theo quy định của Nhà trường.

CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 12. Phạm vi điều chỉnh.

Mọi hoạt động làm dịch vụ thủ tục hải quan đều phải thực hiện theo các quy định của Quy chế này.

 

Điều 13. Tổ chức thực hiện.

1. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thi hành Quy chế tạm thời này;

2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận đăng ký cho các doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan, cấp thẻ chuyên dùng cho nhân viên làm dịch vụ; theo dõi và tổng kết hoạt động của các doanh nghiệp này tại địa phương và định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Tổng cục Hải quan;

3. Quy chế tạm thời này thay cho Quy chế tạm thời đã ban hành kèm theo Quyết định số 15/1999/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 01 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



TÊN CÔNG TY

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ
LÀM DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN

Kính gửi: - Cục hải quan tỉnh, thành phố.......................................

 

Căn cứ Pháp lệnh hải quan ngày 20/02/1990;

Căn cứ Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/08/1999 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;

Căn cứ Quyết định số: 111/1999/QĐ-TCHQ ngày 08/04/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế tạm thời về dịch vụ thủ tục hải quan.

Tên đơn vị ...............................................................................

Địa chỉ.....................................................................................

Điện thoại ................................Fax.........................................

Người đại diện hợp pháp là ông (bà)......................................

Chức vụ..................................................................................

Giấy phép/Quyết định thành lập Doanh nghiệp số..... ngày.../.../19...

Nơi cấp...........................................................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số:...................................... ngày.../.../199...

Nơi cấp.................................................................................................

Mã số doanh nghiệp................................................... ngày.../.../199...

Nơi cấp.................................................................................................

Số tài khoản....................................... tại Ngân hàng............................

Số vốn đăng ký.....................................................................................

Xin được làm dịch vụ thủ tục hải quan.

Tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin, nội dung nêu trên và hồ sơ của doanh nghiệp kèm theo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định về xuất nhập khẩu, hải quan và các điều khoản của Quy chế tạm thời về dịch vụ thủ tục hải quan.

 

Ngày... tháng... năm 199...

Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu)

 

Hồ sơ kèm theo:

- Giấy phép thành lập doanh nghiệp (bản sao công chứng);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng);

- Danh sách nhân viên đăng ký trực tiếp làm dịch vụ thủ tục hải quan kèm chứng chỉ làm dịch vụ thủ tục hải quan của từng người (bản sao công chứng) (nếu đã có);

- Mẫu dấu của doanh nghiệp và mẫu chữ ký của người đại diện doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan ký trên tờ khai hải quan và các giấy tờ khác có liên quan;


TÊN CÔNG TY

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH NHÂN VIÊN CỦA DOANH NGHIỆP
ĐĂNG KÝ TRỰC TIẾP LÀM DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN

 

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Số CMTND nơi, ngày cấp

Trình độ
văn hoá

Số chứng chỉ được cấp

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Làm tại....., ngày... tháng... năm 1999

Giám đốc doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 



TÊN CÔNG TY

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

MẪU DẤU CỦA DOANH NGHIỆP
DÙNG TRONG DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN

 

 

 

 

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

 

 

MẪU CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
LÀM DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN KÝ TÊN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN VÀ CÁC GIẤY TỜ KHÁC CÓ LIÊN QUAN

 

 

 

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

 

 

Làm tại......, ngày....... tháng...... năm 1999

Giám đốc doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục hải quan

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 111/1999/QD-TCHQ
Hanoi, April 08, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE PROVISIONAL REGULATION ON CUSTOMS PROCEDURE SERVICES
THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
Pursuant to the Ordinance on Customs of February 20, 1999;
Pursuant to Decree No. 15/CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, power and Sate management responsibility of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No. 16/CP of March 7, 1994 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs;
Pursuant to Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999 of the Government stipulating the customs procedures, customs supervision and customs fees;
Pursuant to the Prime Minister’s direction in Document No. 162/CP-KTTH of February 17, 1998 on the improvement of the customs procedures;
At the proposal of the director of the Department for Customs Management and Supervision.
DECIDES:
Article 1.- To issue the "provisional Regulation on customs procedure services" for the experimental provision of customs procedure services.
Article 2.- This Decision replaces Decision No. 15/1999/QD-TCHQ of January 8, 1999 of the General Director of Customs and takes effect 15 days after its signing.
Article 3.- The heads of the units attached to the General Department of Customs; the heads of the provincial/municipal Customs Departments; and the Rector of the Customs College shall have to implement this Decision.
Article 4.- The director of the Department for Customs Management Supervision shall have to guide, organize and direct the implementation of the "provisional Regulation on customs procedure services" issued together with this Decision.

  
GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS




Phan Van Dinh
 
PROVISIONAL REGULATION ON CUSTOMS PROCEDURE SERVICE
(Issued together with Decision No. 111/1999/QD-TCHQ of April 8, 1999 of the General Director of Customs)
Chapter I
PROCEDURES FOR REGISTRATION OF CUSTOMS PROCEDURE-SERVICE PROVISION
Article 1.- Customs procedure services-providing enterprises.
1. Enterprises providing customs procedure services are those established and having registered their business according to the provisions of law, and are staffed with personnel already trained and fostered professionally in customs procedure services provision, who have been granted customs procedure services provision certificates and special-use cards;
2. When providing customs procedure services, an enterprise shall have to make registration with the customs agency so as to create favorable conditions for the latter in the professional management work and the combat against trade frauds as well as tax losses for the State budget. The already registered enterprise shall be professionally advised by the customs agency and given favorable conditions for the professional training and fostering of its personnel in customs procedure services provision.
Article 2.- Registration procedures
1. The registration procedures shall be filled in at the Customs Department of the province or city where an enterprise provides customs procedure services, involving the following papers:
a/ The official dispatch on the registration of customs procedure-service provision (according to the form issued by the General Department of Customs);
b/ The enterprise’s establishment license and its business registration certificate (the notarized copies);
c/ The customs procedure-service provision certificate of each employee directly engaged in the provision of services (the notarized copy);
2. The provincial/municipal Customs Department shall, on the basis of the papers and information provided by the enterprise, compile a dossier and submit it to the General Department of Customs together with its remarks and/or suggestions. Within 15 days, the General Department of Customs shall have to reply the provincial/municipal Customs Department and the concerned enterprise whether such enterprise is accepted or not. If the enterprise fully meets the conditions stipulated in Article 1 of this Regulation, the General Department of Customs shall issue a notice to the provincial/municipal Customs Department, permitting the concerned enterprise to provide customs procedure services.
3. The provincial/municipal Customs Department shall issue special-use cards to those employees who have been registered by the enterprise and have customs procedure services provision certificates. The granted special-use cards shall be valid for the fulfillment of customs procedures at the customs agency where the registration is made and which is related to the lot of goods subject to the customs procedure clearance at border gates. In cases where the enterprise has made registration but not trained its personnel yet, the provincial/municipal Customs Department shall issue temporary special-use cards valid for 6 months from the date of their issuance. Upon the expiry of the above-mentioned time-limit, if such personnel wish to continue with the customs procedure services provision, they must go through training or refresher courses in order to be granted the customs procedures services provision certificates.
4. Enterprises providing customs procedure services shall have to pay fee for the issue of special-use cards to their personnel as prescribed.
Article 3.- Service-provision scope
An enterprise providing custom procedure services shall, basing itself on the contract or papers of equivalent contractual value made between it and the exporter/importer as prescribed by Vietnamese law, represent the goods owner in performing one or all of the following tasks:
1. Making customs declaration and affixing signature thereon;
2. Completing and submitting/producing the custom dossier related to the lot of import/export goods;
3. Showing goods to the customs for inspection;
4. Paying import/export taxes as well as other taxes and fees or making other payments related to the import/export goods;
5. Filling in procedures for making complaints, requesting the reconsideration or readjustment related to the import/export goods.
Article 4.- Obligations of the customs procedure services-providing enterprise
1. To refrain from letting other units use its name to provide customs procedure services;
2. Not to disclose secrets gathered during the performance of its work, which causes harms to the goods owner’s interests;
3. To arrange means and personnel in service of goods inspection by the customs agency;
4. To open book(s) for monitoring, truthfully and accurately recording data related to each lot of import/export goods for which the enterprise is providing customs procedure services; to keep on file all dossiers and vouchers related to the lot of import/export goods within 5 years, as prescribed by law, after completing the customs procedures and fully producing them to the customs agency when so requested.
Article 5.- Reports on the enterprise’s operation and changes.
1. Annually, when making reports to the tax agency, the customs procedure services-providing enterprises shall also submit reports to the provincial/municipal Customs Department, clearly stating the number of customs procedure services it has provided in the year, the errors it has made and the causes thereof, the situation on the observance of the regulations on import, export and customs, and the proposals to the customs agency;
2. When dissolved or bankrupt or when there are changes in its appellation and/or address, the replacement of person directly in charge of the customs procedure services or the personnel directly engaged in the provision of customs procedure services, the enterprise shall have to notify in writing the provincial/municipal Customs Department thereof. In case of bankruptcy, the enterprise shall hand over to the provincial/municipal Customs Department where it has registered the services provision all books and vouchers directly related to the lots of import/export goods for which it has provided the customs procedure services.
Article 6.- Legal responsibility
1. Enterprises providing customs procedures services shall take responsibility before law for their customs procedure services-providing activities;
2. Where it can prove that it has strictly followed the goods owner’s instructions, the customs procedure services-providing enterprise may be exempt from legal responsibility according to the provisions of law and the contract concluded between it and the exporter/importer.
Article 7.- Handling of violations
An enterprise providing customs procedures services may be suspended from the provision of customs procedure services if it commits one of the following violations:
1. Its personnel directly engaged in the provision of customs procedure services continuously breach the customs legislation and the regulations related to the provision of customs procedure services;
2. Its personnel directly engaged in the provision of customs procedure services fail to satisfy the conditions stipulated in this Regulation;
3. It fails to execute or improperly executes the sanctioning decisions of the customs agency when committing acts of violating the customs legislation or the related provisions of law;
4. If fails to notify in advance the customs agency of the changes in the contents it has registered, lets others to take its name in providing services, fails to strictly comply with the regulations on the opening of books and monitoring services as well as the regulations on file keeping.
Chapter II
CUSTOMS PROCEDURE-SERVICES PROVIDING PERSONNEL
Article 8.- Conditions for customs procedure services-providing personnel
The personnel directly engaged in the provision of customs procedure services must meet the following criteria:
1. Having full act capacity and legal capacity;
2. Being qualified to take part in professional training and refresher courses on customs procedure services provision as stipulated by the Ministry of Education and Training; having gone through the training and granted customs procedure services provision certificates and special-use cards, which shall be produced to the customs agency when they fill in the customs procedures.
Article 9.- Obligations of customs procedure services providing personnel
When coming to fill in the customs procedures, the personnel engaged in the provision of customs procedure services shall have to fulfill the following obligations:
1. To produce their special-use cards issued by the customs agency; if not, they shall not be allowed to provide customs procedures services;
2. To produce contracts or papers of equivalent contractual value for the provision of customs procedure services, which clearly state: the name, address and enterprise code (if any) of the goods owner as well as of the enterprise providing customs procedure services; responsibilities and powers of the two parties;
3. To fully observe the regulations on customs procedures; to be present during the goods inspection; to provide necessary information for the customs officers in the examination of documents as well as the actual inspection of goods; and to contact the goods owner at the customs agency’s request;
4. To refrain from lending other persons their customs procedure-service provision certificates and special-use cards, to refrain from performing customs procedure services for many customs procedure services-providing enterprises. If wishing to work for another enterprise, they shall have to notify it to the customs agency for re-registration.
Article 10.- Handling of violations by the service-provision personnel
1. Customs procedure-service providing personnel, who violate one of the following stipulations may have their special-use cards for customs procedures-service provision withdrawn:
a/ Violating for three times or more the regulations on filling in the customs procedures for import/export goods;
b/ Letting other persons to use their special-use cards or using others’ special-use cards;
c/ Changing the working unit at their own will without notifying it to the customs agency that has issued special-use cards;
d/ Committing acts of bribing customs officer(s) and other negative acts related to the filling of customs procedures for import/export goods.
2. For serious violations, they may be administratively handled or prosecuted before law, depending on the nature of their acts of violation.
Article 11.- Training and granting certificates
1. The Vietnam Customs College shall take responsibility to the General Department of Customs and the Ministry of Education and Training for organizing professional training and refresher courses as well as providing professional guidance on customs procedure services provision, issuing customs procedures-service provision certificates for persons who have gone through such training and refresher courses and pass the exams;
2. The inspection-examination council, composed of representatives of the Customs College and the specialized departments of the General Department of Customs, shall be established by decision of the General Director of Customs;
3. The persons who register to take part in professional training and/or refresher courses on customs procedure-service provision shall have to pay tuition and money for study materials according to the College’s regulations.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 12.- Scope of regulation
All activities related to the provision of customs procedure services shall have to comply with the provisions of this Regulation.
Article 13.- Organization of implementation
1. The director of the Department for Customs Management Supervision shall have to guide, organize and direct the implementation of this provisional Regulation;
2. The provincial/municipal Customs Departments shall have to organize the registration of enterprises providing customs procedure services, issue special-use cards to services providing personnel; monitor and review operations of these enterprises in the localities and biannually and annually report thereon to the General Department of Customs;
3. This provisional Regulation replaces the provisional Regulation issued together with the General Director of Customs’ Decision No. 15/1999/QD-TCHQ of January 8, 1999 and takes effect 15 after its signing.
 

 
GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS




Phan Van Dinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 111/1999/QD-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất