Quyết định 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 - 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 321/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 321/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 18/02/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Năm 2020, du lịch đạt doanh thu từ 18 - 19 tỷ USD
Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 - 2020.
Theo đó, với quyết tâm phấn đấu đến năm 2020, phát triển du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, đồng bộ và hiện đại, Thủ tướng đặt ra mục tiêu đến năm 2015 thu hút 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36 - 37 lượt khách nội địa với tổng thu đạt 10 - 11 tỷ USD; đến năm 2020, thu hút 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 47 - 48 lượt triệu khách nội địa với tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD.
Thủ tướng cũng yêu cầu đến năm 2015, phải xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 20 sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù, có chất lượng cao cho các địa phương và đến năm 2020, con số này là 50 sản phẩm với 30 thương hiệu cho loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp.
Cũng theo Chương trình, Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, trong đó hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của 7 vùng du lịch Việt Nam.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì triển khai các hoạt động của Chương trình trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, tiến hành nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua các hoạt động hỗ trợ lập đề án khai thác hợp lý tài nguyên du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và triển khai một số Chương trình kích cầu du lịch...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định321/QĐ-TTg tại đây
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 321/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2013-2020
------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch (Chương trình) giai đoạn 2013-2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Chương trình
a) Mục tiêu chung
- Góp phần thực hiện mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới;
- Xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch của các vùng miền, đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Phát triển được những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, phù hợp với thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày;
- Xây dựng được thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu sản phẩm du lịch theo vùng, thương hiệu loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;
- Nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường thể chế, chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể
- Góp phần đạt được chỉ tiêu về lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đã đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Đến năm 2015 thu hút 7-7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36-37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD; Đến năm 2020 thu hút 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47-48 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD;
- Đến năm 2015 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 20 sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù, có chất lượng cao cho các địa phương. Đến năm 2020 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 50 sản phẩm du lịch tiêu biểu đặc thù, có chất lượng cao cho các địa phương. Trung bình mỗi năm xây dựng được ít nhất 5-6 sản phẩm du lịch tiêu biểu phù hợp với từng thị trường/nhóm thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và 3-4 sản phẩm du lịch chất lượng cao cho thị trường khách du lịch nội địa. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái... theo định hướng phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm tới phát triển du lịch tại vùng đồng bào thiểu số, dân tộc ít người;
- Đến năm 2015, xây dựng và vận hành được ít nhất 5 chương trình quản lý chất lượng du lịch như quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ lữ hành du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ du lịch khác;
- Đến năm 2015 nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho 30% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc; đến năm 2020 nâng cấp được khoảng 70% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc;
- Hỗ trợ được 30% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong việc khai thác, phát triển sản phẩm du lịch thông qua hình thức các nhóm doanh nghiệp cùng liên kết xây dựng khai thác một loại hình sản phẩm; liên kết cùng khai thác một thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch Việt Nam hoặc cùng triển khai chương trình kích cầu du lịch trên cơ sở kết hợp với các hãng hàng không, các cơ sở cung ứng dịch vụ, các trung tâm mua sắm...;
- Đến năm 2020, hỗ trợ 100% khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, địa bàn du lịch trọng điểm triển khai được chương trình nâng cao chất lượng môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn) góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch;
- Đến năm 2015 xây dựng 3-4 thương hiệu du lịch cấp vùng và tổ chức các hoạt động phát triển thương hiệu; đến năm 2020 xây dựng thương hiệu và thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu cho cả 7 vùng du lịch của Việt Nam;
- Đến năm 2020, hỗ trợ xây dựng được 30 thương hiệu cho loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp;
- Đến năm 2015, 90% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý du lịch, cập nhật kiến thức mới, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu công tác; 50% cán bộ công tác tại các lĩnh vực liên quan đến du lịch như hải quan, công an, biên phòng... được bồi dưỡng, cập nhật thông tin, văn hóa ứng xử trong lĩnh vực du lịch; đến năm 2020, 100% đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương được bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ du lịch.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện Chương trình
a) Đối tượng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì triển khai các hoạt động của Chương trình trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai các hoạt động liên ngành tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.
b) Phạm vi
Chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, căn cứ theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch Việt Nam.
c) Thời gian
Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2013 đến năm 2020. Năm 2015 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2020 thực hiện tổng kết Chương trình.
3. Các hoạt động của Chương trình
a) Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch
- Thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp.
+ Nghiên cứu, tổ chức điều tra, thu thập thông tin về thị trường khách du lịch nội địa phục vụ việc xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong nước của người dân, tăng tiêu dùng du lịch trong nước, hướng tới các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi cuối tuần, mua sắm...;
+ Nghiên cứu, tổ chức điều tra, thu thập thông tin thị trường khách quốc tế nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của 7 vùng du lịch Việt Nam;
+ Thực hiện công tác đánh giá thực trạng các khu du lịch, điểm du lịch đề xuất dự kiến công nhận ở cấp quốc gia, cấp địa phương phục vụ công tác quản lý và định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch.
+ Nghiên cứu, tổ chức các chương trình khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia để lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù có chất lượng cao theo chủ đề các Năm Du lịch quốc gia để tạo điểm nhấn thu hút khách và đảm bảo việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả khai thác tài nguyên. Gắn việc xây dựng sản phẩm du lịch với việc bán sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành. Chuyển giao mô hình khai thác, quản lý và kiểm soát chất lượng cho địa phương. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sau:
. Các sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái...;
. Các sản phẩm du lịch chuyên đề phục vụ các Năm du lịch quốc gia; các sản phẩm du lịch khai thác lợi thế về giao thông vận tải như du lịch đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ, đường sông; một số sản phẩm du lịch bổ trợ khác như du lịch MICE, du lịch ẩm thực, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe...;
. Các sản phẩm du lịch khai thác thế mạnh trên cơ sở liên kết vùng, sản phẩm du lịch liên quốc gia...
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua một số hoạt động
. Hỗ trợ lập đề án khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, phát triển một số khu, điểm du lịch quốc gia theo định hướng phát triển bền vững.
. Xây dựng và vận hành các Chương trình quản lý chất lượng dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác...;
. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh du lịch đạt chuẩn phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch;
+ Nâng cao chất lượng môi trường du lịch (tự nhiên và xã hội)
. Phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, nâng cao ý thức của toàn dân về ứng xử văn hóa, văn minh trong hoạt động du lịch;
. Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp liên ngành, nâng cao vai trò của địa phương trong việc phối hợp đảm bảo trật tự vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích trách nhiệm của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường tại các khu, điểm du lịch quốc gia;
. Xây dựng, triển khai Kế hoạch hành động "Vệ sinh - Văn minh - Lịch sự" trong hoạt động du lịch tại các địa phương;
+ Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
. Phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế; đề án chuẩn hóa, hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Hướng dẫn, giám sát việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch, các Chương trình khung đã được phê duyệt;
. Định kỳ tổ chức một số chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch đặc biệt chú trọng các chương trình bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch;
. Tổ chức một số chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, khai thác, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương trong khai thác các sản phẩm du lịch theo định hướng phát triển bền vững;
. Định kỳ tổ chức các hội thi tay nghề, thi chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tập trung vào các nghề trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn du lịch... nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch;
. Tổ chức thi sát hạch cấp thẻ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.
- Hỗ trợ các kênh phân phối sản phẩm du lịch và triển khai các Chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch.
+ Hỗ trợ hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam
. Xây dựng đề án phối hợp giữa cơ quan du lịch quốc gia, địa phương, các đơn vị quản lý khu, tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp để cùng quảng bá các sản phẩm du lịch tại các thị trường gửi khách mục tiêu;
. Tổ chức hoạt động tôn vinh các hãng lữ hành gửi khách đến Việt Nam, các doanh nghiệp đón khách quốc tế đến Việt Nam theo các thị trường mục tiêu;
. Hỗ trợ đưa các sản phẩm du lịch ra chào bán tại các thị trường mục tiêu thông qua hệ thống phân phối là các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước.
+ Triển khai một số Chương trình Kích cầu du lịch
. Tổ chức, phát động một số chương trình khuyến mãi, giảm giá dịch vụ, kích cầu du lịch với sự tham gia của địa phương, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong và ngoài ngành du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến và khuyến khích du lịch nội địa vào các mùa thấp điểm hoặc các thời điểm du lịch bị tác động tiêu cực bởi các điều kiện khách quan;
. Phối hợp với Bộ Công Thương triển khai Chương trình khuyến mãi hàng hóa kết hợp với du lịch định kỳ trong năm nhằm thu hút và tăng chi tiêu của khách du lịch;
. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ áp dụng một số chính sách đặc biệt, cụ thể dành cho khách du lịch của một số thị trường và phân đoạn thị trường hoặc những đoàn khách mua tour trọn gói qua đầu mối là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.
b) Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam
- Xây dựng thương hiệu du lịch
+ Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam
. Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: Thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch;
- Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách, cơ chế bảo vệ, chia sẻ lợi ích và phát triển thương hiệu du lịch sau khi đã được công nhận.
+ Xây dựng và phát triển hệ thống thương hiệu du lịch quốc gia
. Hỗ trợ các vùng, các địa phương, doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương, thương hiệu du lịch của doanh nghiệp;
. Tổ chức các cuộc thi bình chọn danh hiệu trong ngành Du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam như: tổ chức bình xét các doanh nhân tiêu biểu trong lĩnh vực du lịch, các danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển, các khu, điểm du lịch, các điểm dừng nghỉ, các trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch...; tổ chức hội thi ẩm thực, các cuộc thi, hội thi khác trong ngành Du lịch.
- Định vị, truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam
+ Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu du lịch
. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam;
. Xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam;
. Xây đựng cơ chế thuê chuyên gia, công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo chuyên chuyên nghiệp tư vấn, thực hiện một số hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài.
+ Tổ chức các chương trình, sự kiện du lịch lớn trong nước để truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam
. Tổ chức các hoạt động PR, các chương trình truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, tại các trung tâm du lịch, tại những nơi tập trung nhiều khách du lịch như sân bay, bến cảng, nhà ga, trên các đường cao tốc, đường dẫn đến các khu du lịch...;
. Tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến, tọa đàm trên các phương tiện thông tin đại chúng về phát triển thương hiệu du lịch;
. Phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa-du lịch, thể thao-du lịch quốc tế tại Việt Nam với quy mô lớn để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam, đặc biệt chú trọng các hoạt động truyền thông thương hiệu gắn với chủ đề của các Năm Du lịch quốc gia;
+ Tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch hình ảnh điểm đến Việt Nam ở nước ngoài
. Phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài tổ chức các chiến dịch quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam; các chương trình, sự kiện giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch Việt Nam hoặc kết hợp tổ chức Tuần Việt Nam, Ngày Việt Nam, Festival Du lịch Văn hóa tại các thị trường gửi khách mục tiêu; Tổ chức Chương trình gặp gỡ Hội người Việt tại nước ngoài để khuyến khích, thu hút đồng bào về tham quan du lịch Việt Nam, tham gia giới thiệu quảng bá về Việt Nam và vận động bạn bè nước ngoài đi du lịch Việt Nam; Triển khai chiến dịch quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam thông qua hệ thống nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài;
. Sản xuất các ấn phẩm và vật phẩm tiêu biểu để truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm;
. Tổ chức mời một số đoàn làm phim nước ngoài để làm phim về du lịch Việt Nam và phát sóng tại một số thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam;
. Tổ chức mời các hãng lữ hành gửi khách lớn, hãng thông tấn báo chí lớn đến Việt Nam thăm quan khảo sát và truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam;
. Tổ chức mời một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, âm nhạc, giải trí, thể thao, điện ảnh... đến Việt Nam tham quan nghỉ dưỡng để truyền thông về thương hiệu du lịch Việt Nam.
c) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh và phổ biến những nội dung quy định của Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan đến du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý du lịch;
- Xây dựng cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt các đơn vị, cá nhân chủ quản các khu, điểm du lịch vi phạm các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch;
- Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy du lịch phát triển: chính sách thu hút đầu tư vào các trọng điểm du lịch, đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới; đầu tư nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch; khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực quản lý lữ hành, vận chuyển, khách sạn, quảng bá du lịch...; nghiên cứu bổ sung và đề xuất cơ chế đặc thù cho các vùng, miền và các thành phố nhằm tạo nguồn lực và thực hiện hoạt động quy hoạch thuận lợi, đạt hiệu quả.
- Triển khai các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực quản lý ngành Du lịch
+ Xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Du lịch phục vụ công tác quản lý;
+ Xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành quản lý chất lượng dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế;
+ Xây dựng hệ thống, vận hành quy trình, cơ chế kiểm tra, giám sát và chất lượng dịch vụ du lịch thông qua hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành đã được công nhận;
+ Củng cố hệ thống thống kê du lịch và triển khai áp dụng hệ thống Tài khoản vệ tinh theo quy định của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trong thống kê du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách;
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và phát triển du lịch. Xây dựng, nâng cấp một số phần mềm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
- Rà soát, triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành, liên vùng, liên quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
d) Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch
- Củng cố hệ thống tổ chức quản lý về du lịch
+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương. Củng cố bộ máy phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng hoạt động du lịch, hình thành các tổ thức giám sát, kiểm định chất lượng dịch vụ du lịch;
+ Nâng cao năng lực các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, thông tin, du lịch ở Trung ương;
+ Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý du lịch cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hoàn thiện cơ quan, bộ máy phục vụ công tác quản lý tài nguyên, quản lý điểm đến du lịch, xúc tiến du lịch tại các địa phương;
+ Rà soát củng cố tổ chức, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở Trung ương và địa phương thông qua việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng, ngoại ngữ...; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về quản lý du lịch, xúc tiến du lịch, văn hóa ứng xử, cập nhật kiến thức mới cán bộ các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh huyện, xã); cán bộ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến du lịch ở các ngành như Công an; Hải quan; Biên phòng; Ban quản lý di tích văn hóa, lịch sử; Ban quản lý khu du lịch, điểm du lịch....
4. Các giải pháp thực hiện Chương trình
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với hoạt động phát triển du lịch.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch, huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội trong phát triển du lịch.
- Thiết lập hệ thống giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển du lịch.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương, cán bộ nhà nước một số ngành khác có liên quan đến du lịch như hải quan, an ninh, thuế... và cán bộ quản lý du lịch ở vùng sâu, vùng xa có tài nguyên du lịch phát triển.
- Rà soát, xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ, ngành khác tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
- Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mô hình hợp tác công - tư; khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch.
- Xây dựng cơ chế, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, góp phần xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch, hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch...
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác dự báo, quy hoạch, hoạch định chính sách phục vụ quản lý và định hướng phát triển du lịch.
- Tranh thủ hợp tác quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí, kinh nghiệm trong việc xây dựng, triển khai các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ... phục vụ phát triển du lịch.
5. Kinh phí thực hiện Chương trình
- Kinh phí thực hiện Chương trình được huy đông từ các nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác. Trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương theo phân cấp nhà nước hiện hành;
- Hàng năm, cùng thời điểm xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của Luật ngân sách;
- Giao Bộ Tài chính bố trí ngân sách nhà nước từ năm 2013 theo dự toán kinh phí thực hiện Chương trình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan chủ trì Chương trình HĐQG về Du lịch giai đoạn 2012 - 2020;
- Chủ trì, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình; xây dựng cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Chương trình;
- Trên cơ sở các nội dung của Chương trình và các quy định hiện hành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án cụ thể (bao gồm mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nhu cầu nguồn lực, tiến độ thực hiện, phân công trách nhiệm...). Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm để triển khai Chương trình;
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách nhà nước đối với những nội dung do ngân sách trung ương bảo đảm gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến mức kinh phí đối với những nhiệm vụ do ngân sách địa phương bảo đảm và nguồn kinh phí huy động ngoài ngân sách nhà nước;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình;
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình, để giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền;
- Quý IV năm 2015, sơ kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình; Quý IV năm 2020 tổng kết thực hiện Chương trình;
- Giao Tổng cục Du lịch là đơn vị chủ trì thực hiện các hoạt động của Chương trình, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình; Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất những biện pháp phù hợp để điều chỉnh Chương trình đạt được mục tiêu.
2. Bộ Tài chính
- Căn cứ tiến độ thực hiện các dự án, tổng hợp, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chủ trì xây dựng quy chế quản lý, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng để ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung của Chương trình.
4. Các Bộ, ngành khác
Trong phạm vi quản lý đối với lĩnh vực được phân công có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Trên cơ sở Chương trình, xây dựng, lập kế hoạch, bố trí kinh phí hàng năm để triển khai hoạt động trên địa bàn.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về Chương trình cấp tỉnh; xây dựng và triển khai các đề án, dự án để triển khai Chương trình tại địa phương; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch có liên quan trên địa bàn.
- Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành liên quan trên địa bàn xây dựng các Chương trình phối hợp cùng với cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch ở Trung ương triển khai Chương trình HĐQG về Du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến các hoạt động của Chương trình tại địa phương;
- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép với các hoạt động dự án liên quan đến du lịch trên địa bàn để đạt được mục tiêu của Chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
Decision No.321/QD-TTg dated February 18, 2013 of the Prime Minister on approving the National Action Program for Tourism 2013 – 2020
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2473/QD-TTg dated December 30, 2011, approving the Strategy for Vietnam’s tourism development by 2020, and the orientation towards 2030;
At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,
DECIDES:
Article 1. Approving the national action program for tourism 2013 – 2020, in particular:
1. Targets
a) General targets
- Contribute to the achievement of targets set in the Strategy for Vietnam’s tourism development by 2020, and the orientation towards 2030. Develop tourism into a major, professional industry by 2020, with relatively comprehensive and modern facilities; develop high-quality and diverse tourism products imbued with national identities, trademarks, and able to compete other countries in the region and in the world;
- Build a tourism product system based on the advantage or resources towards investment in the improvement of services quality and distinctive values of tourism resources in various areas; ensure the sustainable tourism development. Development the competitive tourism products that are suitable for the target market of Vietnam’s tourism, focus on long-time and lucrative markets;
- Build the national tourism trademark and regional trademarks of tourism products and typical kinds of tourism associated with regions and enterprises; locate the trademark of Vietnam’s tourism at home and abroad in order to improve the competitiveness of Vietnam’s tourism in the region and in the world, enhance the effectiveness of tourism, contribute to the socio-economic development of the country;
- Improve the managerial capability via strengthening the structure of the State management mechanism; enhance the regulations and policies on inter-sectoral cooperation in order to facilitate the development of tourism; enhance the effectiveness of State management and the quality of State management officers in charge of tourism.
b) Specific targets
- Contribute to the achievement of for the quantity tourists and the revenue from tourism in the Strategy for Tourism development by 2020 and the orientation towards 2030: attract 7 – 7.5 million of arrivals of international tourists by 2015, serve 36 – 37 million of domestic tourists, the total revenue from tourists reaches 10 – 11 billion USD by 2015;: attract 10 – 10.5 arrivals of international tourists, serve 47 – 48 domestic tourists, the total revenue from tourists reaches 18 – 19 billion VND by 2020;
- By 2015: build and transfer the management and use of 20 high-quality, typical and distinctive tourism products to localities. By 2020: build and transfer the management and use of 50 high-quality, typical and distinctive tourism products to localities. Provide at least 5 – 6 typical tourism products every year that are suitable of each important market and group of market of Vietnam’s tourism, and 3 – 4 high-quality tourism products serving domestic tourism. Prioritize the sustainable development of sea island tourism, cultural tourism, community tourism, ecotourism, especially the development of tourism in the ethnic area;
- By 2015: finish and run at least 5 tourism quality control programs such as tourism residence quality control; travel quality control; service quality control at tourist attractions and resorts; tourist transit service quality control; other tourism service quality control;
- By 2015: improve the quality of 30% of tourism products of tourist attraction and resorts nationwide; by 2020: finish upgrading approximately 70% of tourism products of tourist attractions and resorts nationwide;
- Support 30% international travel agencies in utilizing and developing tourism products by cooperation in utilizing a kind of products; cooperation in exploiting the same pivotal international tourism market of Vietnam’s tourism, or in running the tourism demand stimulation based on the cooperation with airlines, service providers, shopping malls, etc.;
- By 2020: support 100% national tourist attractions and resorts in running the program for improving tourism environment (natural and cultural environment), contributing to the improvement of tourism quality.
- By 2015: build 3 – 4 regional tourism trademarks, and run trademark development programs; by 2020: build develop trademarks in all 7 tourism regions of Vietnam;
- By 2020: support the development of 30 trademarks of typical kinds of tourisms associated to localities and enterprises;
- By 2015: 90% of Central State management officers in charge of tourism are provided with knowledge about tourism management, updated with new knowledge, skills in foreign languages and IT that satisfy work demand; 50% officers in the sectors related to tourism such as customs, polices, border guard, etc. are updated with tourism information and manners; by 2020, 100% of officers in charge of local tourism management are provided with tourism knowledge and skills.
2. The subjects, scale, and period of program
a) Subjects
The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall preside the activities of the Program based on the cooperation with relevant Ministries, agencies, and local governments in the inter-sectoral activities, in order to boost the tourism development.
b) Scale
The program is run nationwide, according to the Master Plan for the Development of Vietnam’s tourism and the Master Plan for the Development of Vietnam’s tourism areas.
c) Period
The Program shall be run from 2013 to 2025. The Program shall be assessed in 2015. The Program shall be closed in 2020.
3. Activities of the programs
a) Supporting the development of tourism products
- Survey the target market of Vietnam’s tourism in order to plan the development of suitable tourism products.
+ Research, investigate, and collect information about the domestic tourism market serving the development of tourism products that satisfy the demand for domestic travel of the people, increase the domestic tourism sale, aiming to cultural, ecological, relaxing, weekend, and shopping tourism;
+ Research, investigate, and collect information about international tourism market in order to develop tourism products that suit the tastes of key markets of Vietnam’s tourism, which are identified in the Strategy for Vietnam’s tourism development by 2020 and the orientation towards 2030;
- Support the development of tourism products that suit the target market of Vietnam’s tourism based on the advantages of tourism resources and the distinction of 7 tourism areas of Vietnam;
+ Assess the conditions of tourist attractions and resorts; suggest the national and local accreditation serving the management and orientation of tourism product development.
+ Study and organize surveys, seminars, and collect experts’ opinions for deciding the development of typical and distinctive tourism products of high quality, according to the themes of the Years of National tourism in order to attract tourists and ensure the investment in concentration development tourism products that create efficiency in resources exploitation. Attach the development of tourism products to the sale of tourism products from travel agencies. Transfer the model of quality control, management, and exploitation to localities. Prioritize the development of the following tourism products:
. The advantageous tourism products of Vietnam such as sea and island tourism, cultural tourism, ecotourism, etc.;
. The thematic tourism products serving the Years of National tourism; the tourism products that exploit the transport advantages such as marine, air, railway, road, river tourism; some other supplementary tourism products such as MICE tourism, culinary tourism, golfing tourism, health care tourism, etc.;
. The tourism products that exploit the advantages of regional connection, international tourism products, etc…
- Improve the tourism service quality
+ Improve the tourism service quality through some activities
. Support the formulation of the scheme on the reasonable use of tourism resources, and sustainable development of some national tourist attractions and resorts.
. Formulate and run the Service quality control program applicable to hotels, restaurants, travel, tour guiding, tourist transit, and other tourism services;
. Guide, supervise, and inspect the development of the standard restroom system serving tourism at tourist attractions and resorts;
+ Improve the quality of tourism environment (natural and cultural environment).
. Cooperate with Ministries and agencies in running publicity and education programs for raising the awareness of tourism, the protection of tourism resources, and tourism manners;
. Formulate and implement the plan for intersectoral cooperation, emphasize the roles of local governments in ensuring the order, security, and hygiene for tourists at tourist attractions and resorts; provide a mechanism for cooperation, for sharing benefits and responsibilities of local communities and enterprise for the protection of resources and the environment at national tourist attractions and resorts;
. Formulate and implement the Action plan “Hygiene – Civilization – Politeness” in tourism at localities;
+ Support the enhancement of the quality of tourism human resources
. Cooperate with Ministries, agencies, and training institutes specialized in tourism, and Services of Culture, Sports and Tourism nationwide in boosting the construction progress, applying the professional skills; the scheme for standardizing and completing the framework tourism training programs. Guide and supervise the application of tourism skill standards and approved framework programs;
. Periodically organize some advanced tourism training programs, information update program, and knowledge provision for tourism worker, especially the training provided for speakers and tour guides in the policies of the State and the Communist Party on tourism, in order to improve the quality of tour guides;
. Provide some programs for training the skills in managing and serving tourists for tourism companies and local communities towards sustainable development;
. Periodically hold tourism competitions, concentrating on the occupations in hotels, restaurants, travel, tour guiding, etc. in order to improve the tourism skills and encourage and development of tourism human resources;
. Hold tests for issuing tour guide’s cards and tourism’s speaker cards.
- Support distribution channels for tourism products, and run the Programs for stimulating tourism demand in order to attract tourists.
+ Support distribution channels for Vietnam’s tourism products.
. Formulate schemes for the cooperation between national tourism agencies, local governments, the units in charge of tourist routes, tourist attractions and resorts, and enterprise for advertising tourism products on target markets;
. Hold events to honor the travel agencies that send tourists to Vietnam, the enterprises that take care of international tourisms coming to Vietnam according to the target markets;
. Support offering tourism products on target markets via the distribution channels being Vietnamese and foreign travel agencies.
+ Run some Tourism Demand Stimulation Programs
. Hold and setup programs for tourism stimulation, service discount and promotion, together with the participation of local governments, service providers inside and outside the tourism industry, for the purpose of further attracting international tourists and encourage domestic tourism during off-seasons, or over the period when tourism is under the negative impacts of objective conditions;
. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in periodically running Goods Promotion Programs associated with tourism in order to attract and increase the spending of tourists;
. Cooperate with other Ministries, agencies, and local governments in formulating and request the Prime Minister to adopt some special and specific policies on tourism in some markets, market segments, or on the tour packages via Vietnamese international travel agencies.
b) Develop Vietnam’s tourism trademarks
- Build up tourism trademarks
+ Develop the identity system for Vietnam’s tourism trademarks
. Study and develop the trademark identity system including the National tourism trademark, regional and local tourism trademark, trademarks of tourism products and tourism enterprises;
- Hold surveys, researches, and conventions to obtain opinions from consultants, travel agencies, and market survey result to build Vietnam’s tourism trademarks.
. Study, develop, suggest policies and mechanisms for protecting, sharing benefits, and development tourism trademarks after they are accredited
+ Create and development the National tourism trademark system
. Support the regions, localities, and enterprises in creating and developing local and corporate tourism trademarks;
. Hold competitions to awards titles in the tourism industry for the purpose of improving the services quality and asserting the Vietnam’s tourism trademarks such as: voting for representative business people in the tourism industry, awarding prestigious titles to hotels, restaurants, travel agencies, tourist attractions, resorts, rest stops, and shopping malls that serve tourists, etc.; hold culinary competitions and other competition in the tourism industry.
- Locate and publicize Vietnam’s tourism trademarks
+ Improve the quality of the publicity for tourism trademarks
. + Research and apply information technology in the developing and advertising system Vietnam’s tourism trademarks;
. Build the data bank serving the publicity for Vietnam’s tourism trademarks
. Provide a mechanism for hiring experts, professional advertising and event companies to provide consultancy and publicize Vietnam’s tourism trademarks abroad.
+ Hold major tourism programs and events in Vietnam to publicize Vietnam’s tourism trademarks
. Organize PR activities and programs for Vietnam’s tourism trademark publicity on the media, at tourism centers, and where tourists are dense such as airports, ports, train stations, and on the route to tourist attractions, etc.;
. Hold online information exchange and seminars on the mass media about tourism trademark development;
. Cooperate in the organization of large-scale programs for culture-tourism, sport-tourism in Vietnam in order to publicize Vietnam’s tourism trademarks, especially the publicity for trademarks associated with the themes of the Years of Tourism;
+ Organize publicity events and advertisements for Vietnam’s tourism trademark and destination of Vietnam overseas
. Cooperate with representative agencies of Vietnam overseas to hold the publicity campaigns for the destination of Vietnam; the programs and events for introducing and publicizing Vietnam’s tourism products and trademarks, or organize Weeks of Vietnam, Days of Vietnam, and Cultural Tourism Festivals in target tourism markets; hold programs for meeting overseas Vietnamese associations in other countries to encourage them to visit Vietnam, participate in the presentation on Vietnam, and encourage foreign friends to visit Vietnam; conduct campaigns for advertising Vietnam’s tourism trademarks through the Vietnamese restaurant system overseas;
. Produce publications and items for publicize Vietnam’s tourism trademarks in key tourism markets;
. Invite foreign film crews to make films about Vietnam’s tourism, and broadcast them on the primary tourism markets of Vietnam;
. Invite major travel agencies and press agencies to Vietnam for surveying and publicize Vietnam’s tourism trademarks;
. Invite world’s economic, political, musical, entertainment, sport, and movie celebrities to Vietnam for sightseeing and relaxing in order to serve the publicity for Vietnam’s tourism trademarks.
c) Complete the system of laws and policies on tourism
- Review, adjust, supplement, complete, and disseminate the contents of the Law on Tourism, its guiding documents, and the documents related to tourism in order to serve tourism management;
- Develop the legal foundations and penalties against the organizations and individuals in charge of the tourist attractions and resorts that violate the regulations on the tourism establishment and the assurance of safety for tourists;
- Research and develop mechanisms and policies for boosting tourism development: policies on attracting investment in tourist attractions, investment in the development of new tourism services; investment in upgrading tourism service provide; promoting investment in new technologies for travel management, transport, hotel, and tourism publicity, etc.; study the supplementation and suggest distinctive mechanisms for regions, areas, and cities in order to create resources and facilitate planning.
- Deploy other activities to improve the capability of tourism management
+ Build and efficiently use the tourism database that serves the management;
+ build and apply the system of specialized standards and regulations on tourism service quality control according to international standards;
+ Build a system and operate the process of inspection, supervision, and tourism service quality via the system of specialized standards and regulations that have been accredited;
+ Strengthen the system of tourism statistics and apply the satellite account system in accordance with the regulations of United Nations World Tourism Organization (UNWTO) on tourism statistics for serving the management and policy adoption;
+ Study the application of new technologies to tourism development and management. Develop and upgrade software of State management agencies in charge of tourism.
- Review and deploy the intersectoral, interregional, and international cooperation in order to facilitate tourism.
d) Strengthen the organization and quality of tourism management officers
- Strengthen the tourism management system.
+ Complete the organizational structure and enhance the capability of central State management agencies in charge of tourism. Strengthen the mechanism serving the inspection and supervision of tourism quality, establish the organizations that inspect and assess the quality of tourism services;
+ Complete the organizational structure and enhance the capability of central State management agencies in charge of tourism.
+ Support the improvement of managerial capability of the Services of Culture, Sports and Tourism; complete the mechanism serving the management of resources and tourist destinations, and the tourism promotions at localities;
+ Review and strengthen the organization and mechanism for the cooperation among Ministries, agencies, and local governments in resolving difficulties and facilitating tourism development.
- Organize the activities for improving the capability of central and local tourism management officers through the programs that improve knowledge, managerial skills, and foreign language skills, etc.; provide knowledge on tourism management, tourism promotion, manners, and new knowledge for local governments and the officers that perform duties related to tourism such as the police, the customs, the border guard; the management boards of cultural and historical remains, the management boards of tourist attractions and resorts, etc.
4. Solutions for running the Program
- Enhance the leadership and direction of the Communist Party, the government, and the State management agencies in charge of tourism in tourism development.
- Enhance the propagation for raising awareness of tourism, encourage the participation of the people, local communities, and social organizations in the tourism development.
- Establish a system to supervise the exploitation of tourism resources, ensure the sustainable tourism development. Review and complete the planning for the use of resources and tourism development.
- Formulate the plan for training and raising the tourism management capability of central and local officers, and the state officials in other industries related to tourism such as customs, security, taxation, etc. and state management officers in remote areas where tourism resources are abundant.
- Review, formulate, and run the programs for the cooperation between the Ministry of Culture, Sports and Tourism with other Ministries in order to facilitate the tourism development.
- Provide a mechanism for private cooperation and the private-public cooperation model; encourage the participation of social and occupational association, non-governmental organizations, and the community in tourism development.
- Provide a mechanism for encouraging the participation of all economic sectors in the investment in the tourism infrastructure, contributing to the development of tourism product system, complete and improve tourism service quality, etc.
- Enhance the scientific research activities serving the forecast, planning, and adoption of policies that serve tourism management and orient the tourism development.
- Utilize the international cooperation in technologies, funding, and experience of developing and running training programs that serve tourism development.
5. Budget for running the Program
- The budget for running the program is raised from the central budget, local budget, contributions from enterprises, and other lawful sources. The funding from the State budget is allocated in State budget estimates of Ministries, central agencies, and local governments according to current state decentralization;
- Annually, when formulating the State budget plans, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall estimate the funding for the Program, and send it to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall then submit it to competent authorities for consideration and decision in accordance with the Law on Budget;
- The Ministry of Finance shall allocate the State budget from 2013 according to the budget estimate made by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
Article 2. Organization of Program implementation
1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:
- Preside the National Action Program for Tourism 2012 – 2020;
- Preside and cooperate in the development of mechanisms and policies on the management and implementation of the Program, and request the Prime Minister to promulgate them, or promulgate them itself;
- Cooperate with the Ministry of Finance in formulating the Regime for the management and use of funding sources; provide a financial mechanism for mobilizing resources outside the State budget to run the Program;
- Based on the program content and current regulations, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall direct the development and approve specific projects (including the purposes, requirements, tasks, demand for resources, progress, responsibilities, etc.) Formulate, approve and organize the implementation of annual plans for running the Program;
- Make and send budget estimates for running the Program annually as prescribed in the Law on State budget, applicable to the contents covered by the central budget, to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall then submit it to competent authorities for consideration and decision. Cooperate with the Ministry of Finance in estimating the funding for performing the tasks covered by the local budget, and the funding outside the State budget;
- Carry out inspection and supervision, periodically review assess the progress of the Program;
- Make and send annual reports to the Prime Minister on the result of the Program for resolving the ultra virus difficulties;
- Review and report the result of the Program to the Prime Minister in Q4 2015; summarize the Program in Q4 2020;
- Assign Vietnam National Administration of Tourism to preside the activities of the Program, cooperate with relevant units to do some activities in order to improve the effectiveness of the Program; review the progress every year, suggest appropriate solutions for adjusting the Program in order to achieve the targets.
2. The Ministry of Finance shall:
- Allocate budget to the Program based on the progress of the projects, in accordance with the Law on State budget.
- Preside the formulation of the regulation on management; guide the management and use of budget for the Program.
3. The Ministry of Planning and Investment shall:
Cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in studying, formulating, and promulgating the mechanism for mobilizing resources outside the State budget to run the Program.
4. Other Ministries and sectors shall
Cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in facilitate the tourism development under their management.
5. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall:
- Plan and grant annual funding for local activities based on the Program.
- Formulate and implement provincial action plans for running the Program; formulate and execute schemes and projects to run the Program locally; review and adjust the relevant local planning ad plan.
- Direct Services of Culture, Sports and Tourism and relevant organizations to develop programs for cooperating with central State management agencies in charge of tourism to run the National Action Program for Tourism.
- Propagate and disseminate activities of the Program locally;
- Mobilize more resources and integrate activities relevant to tourism to achieve the program targets.
Article 3.This Decision takes effect on the signing date.
Article 4.The Minister, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decision.
For the Prime Minister
Deputy Prime Minister
Nguyen Thien Nhan
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây