Quyết định 1845/QĐ-TTg 2019 quy hoạch phát triển Khu du lịch Sa Pa đến năm 2030
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1845/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1845/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 26/09/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhằm mục tiêu đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia; trước năm 2030, trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế, ngày 26/09/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1845/QĐ-TTg ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.
Khu du lịch quốc gia Sa Pa thuộc địa bàn toàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, với diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 1.500ha. Định hướng quy hoạch phát triển Khu du lịch thành 01 đô thị du lịch Sa Pa và 04 phân khu du lịch, gồm: Bản Khoang - Tả Giàng Phình; Tả Phìn; Tả Van - Séo Mý Tỷ và Thanh Kim, có sự kết nối với huyện Bát Xát. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho phép các tổ chức, cá nhân được đóng góp quỹ đất vào dự án đầu tư theo hình thức góp vốn cùng kinh doanh; sẽ miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai theo quy định.
Dự kiến đến năm 2030, Khu du lịch Sa Pa sẽ đón khoảng 5,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 11.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 13.000 lao động, trong đó có hơn 9.000 lao động trực tiếp…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1845/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1845/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1845/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA SA PA, TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030
---------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai (sau đây viết tắt là Khu DLQG Sa Pa) đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí, quy mô khu du lịch
a) Khu DLQG Sa Pa thuộc địa bàn toàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 1.500 ha.
b) Định hướng phát triển thành 01 Đô thị du lịch Sa Pa và 04 phân khu du lịch, gồm: Bản Khoang - Tả Giàng Phình (thuộc xã Bản Khoang và Tả Giàng Phình); Tả Phìn (thuộc xã Tả Phìn); Tả Van - Séo Mý Tỷ (thuộc xã Tả Van) và Thanh Kim (thuộc xã Thanh Kim), có sự kết nối với huyện Bát Xát.
2. Quan điểm phát triển
a) Phát triển khu du lịch đồng thời với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, cảnh quan); bảo đảm an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
b) Chú trọng khai thác thế mạnh đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển khu du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch cho Sa Pa.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển Khu DLQG Sa Pa; chú trọng liên kết với các khu du lịch khác để tạo tuyến du lịch liên hoàn, làm đa dạng sản phẩm du lịch.
3. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Trước năm 2030, Khu DLQG Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu về khách du lịch: Năm 2020 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách, trong đó khoảng 330.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế.
- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Năm 2020 đạt trên 2.600 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 11.000 tỷ đồng.
- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 5.600 lao động, trong đó khoảng 3.700 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho trên 13.000 lao động, trong đó hơn 9.000 lao động trực tiếp.
4. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Phát triển thị trường khách du lịch
- Khách du lịch quốc tế: Củng cố và giữ vững thị trường khách du lịch truyền thống: Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha); Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Úc và Trung Quốc. Thu hút, phát triển mạnh các thị trường khách du lịch gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); ASEAN (Bắc Thái Lan và Lào). Từng bước tiếp cận và khai thác thị trường khách quốc tế quá cảnh, khách kết nối chương trình du lịch đến từ các tỉnh Bắc Thái Lan, Bắc Lào và các tỉnh vùng Tây Nam Trung Quốc. Chú trọng khai thác phân khúc thị trường khách du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, thể thao, tìm hiểu bản sắc văn hóa.
- Khách du lịch nội địa: Ưu tiên phát triển các thị trường khách du lịch mục tiêu đến từ Hà Nội, các đô thị trong vùng đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; mở rộng thị trường từ các trung tâm phân phối khách lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cuối tuần, du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch chính:
+ Sản phẩm du lịch đặc thù: Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tận hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa theo các chương trình du lịch “Sa Pa - xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại hấp dẫn” và “Sa Pa - Vùng đất của sự trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao” gắn với đỉnh Fansipan, nóc nhà Đông Dương (huyện Sapa), đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhíu Cù San, thiên đường săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
+ Du lịch tham quan: Tham quan, ngắm cảnh đô thị du lịch Sa Pa và các điểm du lịch: thác Bạc, núi Hàm Rồng, Cổng trời, thác Tình yêu, bãi đá cổ, chợ Sa Pa, cầu Mây (huyện Sa Pa); cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô, động Mường Vi (huyện Bát Xát).
+ Du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng: Ngắm cảnh thiên nhiên theo mùa (ruộng bậc thang, mùa hoa Anh Đào, hoa Đỗ Quyên, hái đào, mận, lê....); tìm hiểu, trải nghiệm các quy trình sản xuất nông nghiệp tại các trang trại rau sạch, trang trại hoa, trang trại nuôi cá nước lạnh; nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược của người dân bản địa.
- Sản phẩm du lịch bổ trợ:
+ Du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm linh trong khu vực; từng bước kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận như: đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).
+ Du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống: Các lễ hội theo mùa vụ (lễ hội trên mây, lễ hội hoa, lễ hội bốn mùa) và hiện tượng thiên nhiên kỳ thú (ngắm mưa băng và tuyết rơi...)
+ Du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai như: thổ cẩm, cá nước lạnh, măng, nấm hương, hoa quả theo mùa...
+ Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh thái gắn với giáo dục môi trường: Tham quan Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.
+ Du lịch thể thao mạo hiểm: Leo núi, dù lượn, xe đạp địa hình,...
+ Du lịch gắn với sân golf Lào Cai tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Nguyên tắc tổ chức không gian phát triển khu du lịch: hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu với các điểm du lịch tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa với thiên nhiên; hạn chế tối đa chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp và di chuyển dân cư; giảm thiểu sự tác động đến cảnh quan môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất của người dân; bố trí không gian phát triển du lịch bảo đảm khai thác hợp lý lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên; bảo đảm hài hòa với các dự án thủy điện đã có trong khu vực.
- Tập trung phát triển vùng lõi khu du lịch với các phân khu chính:
+ Trung tâm của Khu DLQG Sa Pa là Đô thị du lịch Sa Pa: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sự kiện, tham quan, dịch vụ, lưu trú;
+ Phân khu du lịch Bản Khoang - Tả Giàng Phình (xã Bản Khoang và xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa): Phát triển du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Tả Phìn (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe; du lịch cộng đồng; du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Tả Van - Séo Mý Tỷ (xã Tả Van, huyện Sa Pa): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Thanh Kim (xã Thanh Kim, huyện Sa Pa): Đầu tư phát triển thành đầu mối đón tiếp khách du lịch từ phía Nam (kết nối với sân bay Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai); tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng.
- Định hướng phát triển các phân khu du lịch mới tại huyện Bát Xát nhằm giảm tải cho Khu DLQG Sa Pa và phát huy tiềm năng du lịch của khu vực phụ cận:
+ Trung tâm du lịch Mường Hum (xã Mường Hum, huyện Bát Xát): Phát triển dịch vụ, lưu trú; du lịch cộng đồng, du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp;
+ Phân khu du lịch Y Tý (xã Y Tý, huyện Bát Xát): Phát triển du lịch cộng đồng và du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp; du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát;
+ Phân khu du lịch Bản Qua (xã Bản Qua, huyện Bát Xát): Phát triển du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng gắn với sân golf Lào Cai;
- Phát triển các điểm du lịch: Phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với giáo dục môi trường tại vườn quốc gia Hoàng Liên (huyện Sa Pa), khu bảo tồn tự nhiên Bát Xát (huyện Bát Xát); các điểm du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc: Cát Cát, Lao Chải, bản Dền, Nậm Cang và bản Sài (huyện Sa Pa); Lũng Pô II, bản Xèo, Sàng Ma Sáo và Dền Sáng (huyện Bát Xát); các điểm tham quan: Thung lũng Mường Hoa; bãi đá cổ, thác Bạc, thác Tình yêu và động Tả Phìn (huyện Sa Pa); cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô và động Mường Vi (huyện Bát Xát).
d) Phát triển các tuyến du lịch chủ yếu
- Tuyến du lịch quốc tế:
+ Tuyến du lịch kết nối Khu DLQG Sa Pa tới Thạch Lâm (Côn Minh, Trung Quốc), Đại Lý, Lệ Giang (Vân Nam, Trung Quốc) qua cửa khẩu đường bộ quốc tế Hà Khẩu (Lào Cai).
+ Tuyến du lịch bằng ô tô tự lái (Caravan tour) nối Khu DLQG Sa Pa với Lai Châu, Điện Biên, Luang Prabang (Lào, qua cửa khẩu đường bộ quốc tế Tây Trang, Điện Biện), Viêng Chăn (Lào) và Chiang Mai (Thái Lan).
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Kết nối với Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên theo các tuyến quốc lộ: 4D, 37, 279 và quốc lộ 2.
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Kết nối Khu DLQG Sa Pa với thành phố Lào Cai, các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bảo Thắng, Si Ma Cai và Bát Xát.
- Tuyến du lịch trong Khu DLQG Sa Pa:
+ Các tuyến tham quan: Tuyến tham quan trong đô thị du lịch Sa Pa và kết nối đô thị du lịch Sa Pa tới các phân khu du lịch của Khu DLQG Sa Pa;
+ Các tuyến du lịch đi bộ dã ngoại (trekking): Từ đô thị du lịch Sa Pa đến các bản làng dân tộc: Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Sa Pả, Hầu Thào, Sử Pán...;
+ Tuyến du lịch chuyên đề: Tuyến du lịch leo núi, chinh phục đỉnh Fansipan (huyện Sa Pa).
- Tuyến mở rộng nối sang huyện Bát Xát:
+ Tuyến du lịch đi bộ dã ngoại (trekking) kết nối đến các bản làng dân tộc: Bản Xèo, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Y Tý, A Mú Sung, A Lù, Trịnh Tường...;
+ Tuyến du lịch chuyên đề: Tuyến chinh phục đỉnh Ky Quan San - Bạch Mộc Lương Tử, đỉnh Nhìu Cù San (huyện Bát Xát);
+ Tuyến du lịch đua xe đạp vượt núi: Kết nối từ thành phố Lào Cai đi Bát Xát, Sa Pa.
đ) Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Về cơ sở lưu trú: Tổng nhu cầu buồng lưu trú đến năm 2020 đạt 6.000 buồng. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 15.000 buồng, trong đó khoảng 3.000 buồng khách sạn từ 3 sao trở lên.
+ Ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các bản du lịch cộng đồng đạt chuẩn: Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn, Séo Mý Tỷ, bản Dền, Nậm Cang, Nậm Sài, Bản Khoang (huyện Sa Pa); Lũng Pô II, Lao Chải, bản Xèo, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng (huyện Bát Xát);
+ Phát triển khách sạn cao cấp, biệt thự cao cấp, khu nghỉ dưỡng tại đô thị du lịch Sa Pa và các phân khu du lịch: Bản Qua (huyện Bát Xát), Tả Van - Séo Mý Tỷ, Thanh Kim (huyện Sa Pa); khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe tại đô thị du lịch Sa Pa và phân khu du lịch Tả Phìn (huyện Sa Pa).
- Cơ sở vui chơi giải trí: Ưu tiên phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cao cấp tại đô thị du lịch Sa Pa; trung tâm huấn luyện và phục hồi sức khỏe vận động viên tại Sâu Chua (xã Sa Pả, huyện Sa Pa); sân golf Lào Cai (xã Bản Qua, huyện Bát Xát).
- Cơ sở thương mại, dịch vụ: Phát triển các siêu thị, chợ truyền thống tại đô thị du lịch Sa Pa, trung tâm du lịch Mường Hum (huyện Bát Xát), phân khu du lịch Tả Phìn (huyện Sa Pa). Từng bước hình thành các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm đạt chuẩn phục vụ du lịch tại các phân khu, điểm du lịch.
- Cơ sở ăn uống: Phát triển mô hình nhà hàng, phố ẩm thực, chợ ẩm thực tại đô thị du lịch Sa Pa; mô hình nhà hàng, điểm ăn uống ngoài trời tại các phân khu du lịch: Thanh Kim, Tả Phìn, Bản Khoang - Tả Giàng Phình, Tả Van - Séo Mý Tỷ (huyện Sa Pa) và tại trung tâm du lịch Mường Hum (huyện Bát Xát)
- Phát triển mô hình nhà văn hóa cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng; cơ sở y tế khám chữa bệnh, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các trung tâm, phân khu du lịch và các điểm du lịch cộng đồng.
5. Định hướng đầu tư
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Sa Pa, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, vốn ODA, vốn FDI, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ một phần cho công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu DLQG; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong Khu DLQG Sa Pa và bảo vệ tài nguyên du lịch.
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Công bố, triển khai các quy hoạch và dự án đầu tư trong Khu DLQG Sa Pa trên cơ sở rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư đã và đang đăng ký; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung, lập quy hoạch chi tiết các phân khu và các dự án thành phần của Khu DLQG; ban hành Quy chế quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch Khu DLQG Sa Pa.
- Thành lập Ban quản lý Khu DLQG Sa Pa để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng, các hoạt động khai thác, phát triển và vận hành Khu DLQG theo Quy hoạch đã được phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ 2 năm/lần kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch.
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Nghiên cứu xây dựng các cơ chế đặc thù của địa phương đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng vào Khu DLQG Sa Pa, bao gồm:
- Cho phép các tổ chức, cá nhân được đóng góp quỹ đất vào dự án đầu tư theo hình thức góp vốn cùng kinh doanh;
- Miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai theo quy định tại Khoản 10 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước.
c) Giải pháp về đầu tư
- Dành nguồn ngân sách hợp lý đầu tư kết cấu hạ tầng; tập trung nâng cấp hệ thống giao thông kết nối từ thị trấn Sa Pa đi các tuyến, điểm du lịch chính của huyện; đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu du lịch.
- Duy trì chỉ số PCI cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn từ các tập đoàn kinh tế lớn, các nguồn ODA tiếp tục đầu tư vào các kết cấu hạ tầng trọng điểm của địa phương và khu du lịch.
- Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo danh mục các dự án ưu tiên đầu tư ban hành theo Quyết định này và các dự án du lịch mở rộng tại trung tâm, phân khu du lịch huyện Bát Xát.
d) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức điều tra, khảo sát xác định nhu cầu đào tạo để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tập trung triển khai các chương trình đào tạo nghiệp vụ và giáo dục cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức đào tạo; hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ du lịch cho đồng bào dân tộc trong khu vực phát triển du lịch cộng đồng.
- Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại các cơ sở dịch vụ du lịch, nhất là đối với các cơ sở lưu trú du lịch từ 3 - 5 sao tại Khu DLQG Sa Pa.
- Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Lào Cai liên kết với các trường đào tạo chuyên ngành tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ du lịch.
đ) Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch, như: marketing trực tuyến (e-marketing), khai thác mạng xã hội... cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương.
- Xây dựng phần mềm quản lý, cập nhật thống kê phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.
e) Giải pháp về phát triển thị trường - sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch
- Về phát triển thị trường - sản phẩm du lịch:
+ Tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng của Sa Pa, gồm: Chinh phục đỉnh Fansipan, đỉnh Ky Quan San; du lịch văn hóa, tìm hiểu cuộc sống đồng bào dân tộc gắn với các tuyến du lịch đi bộ dã ngoại (trekking); du lịch sinh thái gắn với các mùa hoa...; xây dựng “Nhà du lịch Sa Pa” thành trung tâm cung cấp thông tin du lịch, điểm tham quan hấp dẫn của Khu DLQG Sa Pa;
+ Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nắm bắt đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch để giới thiệu sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách trong từng giai đoạn phát triển;
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ: lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, vệ sinh công cộng; giải quyết dứt điểm tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, bắt chẹt khách du lịch, bảo đảm chất lượng môi trường du lịch, an ninh an toàn cho du khách.
- Về xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch:
+ Xây dựng thương hiệu chung cho Khu DLQG Sa Pa theo hướng mang đậm bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc; thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá phù hợp với từng phân khúc thị trường.
+ Xây dựng bộ công cụ marketing trực tuyến (e-marketing) Sa Pa, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá thông qua các trang web du lịch; lập sa bàn Khu DLQG Sa Pa hướng dẫn cho khách tổng thể các điểm, tuyến du lịch trước khi thăm quan.
g) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Hợp tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh chung về du lịch khu vực biên giới. Nghiên cứu mở các tuyến du lịch chuyên đề thăm quan ruộng bậc thang từ Mù Căng Chải (Yên Bái) - Sa Pa (Lào Cai) - Nguyên Dương (Trung Quốc).
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, với Sa Pa là vệ tinh - hạt nhân phát triển.
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch với vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp); tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA), Hàn Quốc (KOICA) trong phát triển du lịch.
h) Giải pháp bảo tồn, tôn tạo cảnh quan đô thị du lịch Sa Pa
- Quản lý việc đầu tư xây dựng trong vùng lõi Khu DLQG theo quy hoạch được phê duyệt nhằm thống nhất việc bảo tồn không gian tổng thể và từng khu vực của khu du lịch, đặc biệt các khu vực có góc nhìn đẹp tới thung lũng Mường Hoa, dãy Hoàng Liên Sơn; các công trình công cộng truyền thống và công trình đặc trưng kiến trúc Pháp.
- Đề xuất chỉnh trang, cải tạo bộ mặt, nâng cấp tiện ích đô thị các tuyến phố kết hợp hoạt động du lịch; tăng cường diện tích cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa.
i) Giải pháp bảo tồn, phát triển, bảo vệ tài nguyên du lịch
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua việc bảo vệ các điểm di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa bản địa, duy trì các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc, nghi lễ truyền thống, phong tục tập quán.
- Khôi phục và xây dựng các kịch bản lễ hội để hình thành các chương trình du lịch lễ hội; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các phiên chợ Sa Pa, đặc biệt phiên chợ giao duyên vào tối thứ bảy hàng tuần, các làng nghề thủ công gắn với phát triển du lịch.
- Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, chú trọng lợi ích của người dân để mô hình du lịch cộng đồng phát triển bền vững.
k) Giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên môi trường
- Tăng cường tập huấn, tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng các kỹ thuật giảm nhẹ, thích ứng với các tình huống biến đổi khí hậu.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ và đào tạo lực lượng chuyên nghiệp cho công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trong các tình huống thiên tai.
- Trích một phần nguồn thu từ hoạt động du lịch để chi trả dịch vụ môi trường rừng của Tỉnh kết hợp với nguồn khác để triển khai các dự án trồng rừng nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc...), lũ lụt, hạn hán, sạt, lở...
l) Giải pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Lồng ghép nội dung tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn viên, thuyết minh viên với việc nâng cao cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch giả danh khách du lịch tuyên truyền, bôi nhọ làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
- Nghiên cứu thành lập Đội cứu hộ phản ứng nhanh, bảo đảm cứu hộ, cứu nạn kịp thời các trường hợp khách du lịch bị nạn do giao thông, thiên tai địch họa, leo núi bị tai nạn, mất tích...; lực lượng bảo vệ, Đội trật tự an ninh tại Khu DLQG Sa Pa nhằm xử lý các vấn đề an ninh, an toàn của du khách và của khu du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Nghiên cứu đề xuất cơ chế liên kết hợp tác các Khu du lịch quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trong việc thành lập Ban quản lý Khu DLQG Sa Pa; phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và các Bộ, ngành liên quan để xác định những cơ chế chính sách ưu tiên; thẩm định các dự án quy hoạch và đầu tư trong phạm vi Khu du lịch quốc gia hoặc các dự án có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG Sa Pa.
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch và kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch Khu DLQG Sa Pa.
d) Đồng chủ trì với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, phối hợp với các Bộ ngành liên quan thẩm định hồ sơ thiết kế, quy hoạch và dự án đầu tư có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG Sa Pa.
đ) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
a) Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; ban hành Quy chế quản lý Khu DLQG Sa Pa; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
b) Thành lập Ban Quản lý Khu DLQG Sa Pa theo hướng tinh gọn, không tăng biên chế.
c) Rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thực hiện các dự án phát triển Khu DLQG Sa Pa.
d) Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, quy hoạch chi tiết và dự án khả thi đối với một số phân khu chức năng quan trọng nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên đính kèm Quyết định này.
Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án.
e) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường cho khu du lịch; lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác; xúc tiến đầu tư phát triển Khu DLQG.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào cai, các cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO KHU DU LỊCH QUỐC GIA SA PA, TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1845/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án |
Phân kỳ thực hiện |
|
Đến 2020 |
2021-2030 |
||
I |
NHÓM DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG |
|
|
1 |
Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng tại bản Séo Mý Tỷ (xã Tả Van, huyện Sa Pa) |
2016-2020 |
|
2 |
Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng tại bản Lao Chải (xã Y Tý, huyện Bát Xát) |
2016-2020 |
|
3 |
Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng tại bản Sài (xã Nậm Sài, huyện Sa Pa) |
|
2021-2025 |
4 |
Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng tại bản Lũng Pô II (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát) |
|
2021-2025 |
II |
NHÓM DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG |
|
|
1 |
Dự án nâng cấp đường du lịch Trung Chải - Tả Phìn, huyện Sa Pa |
2016-2020 |
|
2 |
Dự án nâng cấp đường du lịch Hoa Sử Pán 2 xã Sử Pán - Lếch Mông - Lếch Dao xã Thanh Kim, huyện Sa Pa |
2016-2020 |
|
3 |
Dự án nâng cấp đường du lịch Cát Cát - Ý Linh Hồ - San II xã Lao Chải, huyện Sa Pa |
2016-2020 |
|
4 |
Dự án nâng cấp đường vào bản Séo Mý Tỷ, đến hồ Séo Mý Tỷ (xã Bản Hồ, huyện Sa Pa) |
2016-2020 |
2021-2025 |
5 |
Dự án nâng cấp đường kết nối vào bản Lao Chải (xã Y Tý, huyện Bát Xát) |
2016-2020 |
2021-2025 |
6 |
Dự án nâng cấp đường kết nối từ đường huyện 109 vào bản Sài (xã Nậm Sài, huyện Sa Pa) |
|
2021-2025 |
7 |
Dự án nâng cấp đường vào bản Lũng Pô (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát) |
|
2021-2025 |
III |
NHÓM CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH |
|
|
1 |
Các dự án đầu tư trong Đô thị du lịch Sa Pa (Theo nguồn vốn điều chỉnh QHC đô thị du lịch Sa Pa) |
2016-2020 |
2021-2030 |
2 |
Phân khu du lịch Bản Khoang - Tả Giàng Phình (huyện Sa Pa) |
|
2021-2025 |
3 |
Phân khu du lịch Tả Phìn (huyện Sa Pa) |
2016-2020 |
2021-2025 |
4 |
Phân khu du lịch Tả Van - Séo Mý Tỷ (huyện Sa Pa) |
2016-2020 |
2021-2025 |
5 |
Phân khu du lịch Thanh Kim (huyện Sa Pa) |
|
2021-2030 |
6 |
Trung tâm du lịch Mường Hum (huyện Bát Xát) |
2016-2020 |
2021-2025 |
7 |
Phân khu du lịch Y Tý (huyện Bát Xát) |
|
2021-2030 |
8 |
Phân khu du lịch Bản Qua (huyện Bát Xát) |
|
2021-2030 |
IV |
NHÓM DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH |
|
|
1 |
Dự án tuyên truyền quảng bá du lịch Khu DLQG Sa Pa |
2016-2020 |
2021-2030 |
2 |
Dự án xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Khu DLQG Sa Pa |
2016-2020 |
2021-2030 |
3 |
Dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới |
2016-2020 |
2021-2030 |
4 |
Dự án phát triển nguồn nhân lực |
2016-2020 |
2021-2030 |
5 |
Dự án giáo dục cộng đồng |
2016-2020 |
2021-2030 |
6 |
Dự án bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch |
2016-2020 |
2021-2030 |
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
THE PRIME MINISTER
Decision No.1845/QD-TTgdated September 26, 2016 of the Prime Minister giving approval to the master plan for development of Sa Pa nationaltourist resortin Lao Cai province through 2030
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Tourismdated June 14, 2005;
Pursuant to the Government’s Decree No.92/2006/ND-CPdated September07, 2006 and the Government’s Decree No.04/2008/ND-CPdated January11, 2008 providing for amendments to the Government’s Decree No.92/2006/ND-CPdated September07, 2006 on establishment, approval and management of the master plan for social and economic development;
Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2007/ND-CP datedJune 01, 2007and the Government’s Decree No. 180/2013/ND-CP datedNovember 14, 2013providing for amendments to the Government’s Decree No. 92/2007/ND-CP datedJune 01, 2007 elaborating the implementation of a number of articles of theto the Law on Tourism;
Pursuant toDecision No.201/QD-TTgdated January 22, 2013 by Prime Minister giving approval to the master plan for development of Vietnam’s tourism by 2020 and the orientation towards 2030;
In consideration of the request ofMinisterof Culture, Sports and Tourism,
DECIDES:
Article 1.The master plan for development of Sa Pa National Tourist Resort in Lao Cai Province (hereinafter referred to as Sa Pa National Tourist Resort) by 2030 is approved hereto with the following main contents:
1.Location and scale of the tourist resort
a) Sa Pa National Tourist Resort covers the entire area of Sa Pa District, Lao Cai Province. The core region of the national tourist resort to be developed shall be 1,500 hectares.
b) A Sa Pa tourism city and four tourism subdivisions shall be developed, including: Ban Khoang – Ta Giang Phinh (in Ban Khoang Commune and Ta Giang Phinh Commune); Ta Phin (in Ta Phin Commune); Ta Van – Seo My Ty (in Ta Van Commune) and Thanh Kim (in Thanh Kim Commune), with the connection to Bat Xat District.
2.Viewpoint
a) Develop the tourist resort in association with the preservation and promotion of cultural identities ofethnic minorities; make the best use of natural conditions (such as climate and landscapes); ensure national defense and security, and cope with climate change; prevent natural disasters and protect environment.
b) Attach a special importance to the development of natural landscapes and diversified and special cultural identities ofethnic minoritiesto develop the tourist resort in a sustainable and professional manner with clear main points; improve quality of provided services and establish tourist trademark for Sa Pa.
c) Enhance private sector involvement and mobilization of resources to develop Sa Pa National Tourist Resort; attach a special importance to the cooperation with othertourist resorts to establish uninterrupted tourist routes and diversify tourist products.
3.Development objectives
a) Generalobjectives
Sa Pa Tourist Resort is expected to meet criteria of a National Tourist Resort by 2020. Before 2030, Sa Pa National Tourist Resort shall become a national and international recreation and cultural tourist center with a synchronous and modern technical facility system, and high-quality, special and diverse tourist products which have brand names and strong competitiveness in regional and international markets.
b) Specific objectives
-Target of tourists: The target in 2020 is expected to reach about 2,000,000 tourist arrivals which includes about 330,000 international tourist arrivals.The target in 2030 is expected to reach about 5,200,000 tourist arrivals which includes about 1,400,000international tourist arrivals.
-Total revenue from tourists (at current prices):Total revenue from tourists shall be more than 2,600 billionVND by2020.It is expected to reach more than 11,000 billionVND by2030.
-Employment target:Provide jobs toabout 5,600 workers, including 3,700 direct workers, by 2020. Itis expected to provide jobs to more than 13,000 workers, including more than 9,000 direct workers, by 2030.
4.Principal development orientations
a) Development of tourist market
-International tourists: Keep and promote traditional tourist markets, including tourists come from the Europe (France, German, UK, and Spain), North America (USA and Canada), Australia and China. Attract and develop neighboring tourist markets such as Northeast Asia (Japan and Korea); ASEAN (Northern Thailand and Laos). Gradually access and develop markets of in-transit international tourists and tourists joining tourist programs from provinces in the Northern Thailand, Northern Laos and Southwest China. Attach a special importance to the development of market segments of tourists of community-based tourism, ecotourism, sports tourism and cultural tourism categories.
-Domestic tourists: Give priority to the development of markets of targeted tourists who come from Hanoi, urban areas of theRed River Deltaand the North East Coast, and provinces in Northern Midlands and Mountains; expand markets from major tourist distribution centers such as Ho Chi Minh City, Da Nang City and Can Tho City. Focus on market segments of tourists of weekend tours, cultural tourism, ecotourism, recreational and medical tourism categories
b) Development of touristproducts
-Main tourism products:
+ Typical tourism products: Develop typical tourism products with the aim of enabling visitors to enjoy the climate, natural landscapes and cultures of native people by joining tourism programs such as “Sa Pa – the homeland of attractive trekking programs” and “Sa Pa – the territory of adventures and traditional cultures”; "Conquest of mountain hits” tourism product in association with Fansipan mountain – the roof of Indochina (in Sa Pa District), Ky Quan San and Nhiu Cu San mountains – the paradise for catching clouds for the youth (in Bat Xat District); recreation tours for watching snow in the winter.
+ Sightseeing: Visit and enjoy the view of Sa Pa tourism city and othertourist attractions such as Thac Bac (The Silver Waterfall), Ham Rong Mountain, Cong Troi (the Heaven Gate), Thac Tinh Yeu (Love Waterfall), Sapa Ancient Rock Field, Sa Pa Market, May Bridge (in Sa Pa District); Thien Sinh bridge, Lung Po flag pole, Muong Vi cave (in Bat Xat district).
+ Combination of ecotourism and recreation: Enjoy seasonal natural landscapes (terraced paddy fields, cherry-blossom season, Azaleas flower, harvesting peaches, plums, pears, etc.); visit and experience agricultural production processes at clean vegetable farms, flower farms,coldwater fishfarms; make recreation tours and use herbal healthcare services provided by native people.
-Auxiliary tourismproducts:
+ Combining the spiritual tourism with the system of temples and pagodas within the Fansipan recreation, relaxation and cable car complex; developing regional spiritual tourist attractions; step by step connecting with monuments in vicinities such as Bao Ha Temple (in Bao Yen District, Lao Cai Province) and Dong Cuong Temple (in Van Yen District, Yen Bai Province).
+ Combining tours with traditional cultural festivals or events such as seasonal festivals (including “Le hoi tren may”, flower festivals and four seasons’ festivals) and interesting natural phenomena (such as watching freezing rain and snow, etc.).
+ Developing commercial tourism associated with visiting and shopping at trade centers and traditional markets; combining tourism with commercial activities in border regions for the purposes of promoting the consumption of typical agricultural products of Lao Cai Province such as brocade products, coldwater fishes, bamboo sprouts, shiitakes, seasonal vegetables and fruits, etc.
+ Combination of ecotourism and environmental education: Visit Hoang Lien National Park, Bat XatWildlife Sanctuary.
+ Adventure sports tourism: Mountaineering, paragliding, mountain biking, etc.
+ Developing tourism products associated with Lao Cai golf course in Ban Qua Commune, Bat Xat District.
c) Organization of tourism development space
-Principle for organizing development space of the tourist resort: establish the connection between divisions/subdivisions and tourist attractions in order to create architectural space and landscapes in harmony with the nature; limit the transformation of agricultural and forest land area and residential relocation; minimize adverse impact on landscape, environment, life and production of native people; take advantage of natural resources in arranging space for tourism development; ensure the harmony of tourism development space and existing hydropower plant projects in the region.
-Focus on the development of the core region of the tourist resort and main subdivisions:
+ Sa Pa Tourist City is the center of Sa Pa National Tourist Resort: Recreation and relaxation tourism, events, sightseeing, services, accommodation services shall be developed;
+ Ban Khoang – Ta Giang Phinh tourist subdivision (in Bang Khoang and Ta Giang Phinh Communes, Sa Pa District): Community-based tourism and agricultural ecotourism shall be developed;
+ Ta Phin tourist subdivision (in Ta Phin Commune, Sa Pa District):Recreation, convalescence and healthcare tourism, community-based tourism and tourism in conjunction with agricultural ecosystemsshall be developed;
+ TaVan – Seo My Tytourist subdivision (in TaVanCommune, Sa Pa District): Recreation tourism, community-based tourism and tourism in conjunction with agricultural ecosystems shall be developed;
+ Thanh Kim tourist subdivision (Thanh Kim Commune, Sa Pa District): shall be invested to become a center for receiving tourists from the South (to be connected with Lao Cai airport and Noi Bai - Lao Cai expressway); recreation and community-based tourism types shall be mainly developed.
-Orientation for developing new tourist subdivisions in Bat Xat District for the purposes of relieving the burden of tourist arrivals for Sa Pa National Tourist Resort and promoting tourism potential of vicinities:
+Muong Hum tourism center(inMuong HumCommune,Bat XatDistrict):Accommodation services, community-based tourism and tourism in conjunction with agricultural ecosystems shall be developed;
+YTy tourist subdivision (inY TyCommune, Bat XatDistrict): Community-based tourism,tourism in conjunction with agricultural ecosystems, and ecotourism at Bat Xatwildlife sanctuary shall be developed;
+ Ban Qua tourist subdivision (in Ban Qua Commune, Bat XatDistrict):Luxury entertainment and sports tourism products, recreation tourism associated with Lao Cai golf course shall be developed;
-Development of tourist attractions: Develop ecotourism and adventure tourism in association with environmental education at Hoang Lien National Park (Sa Pa District), Bat Xatwildlife sanctuary(Bat Xat District); community-based tourist attractions at villages of ethnic minorities such as Cat Cat, Lao Chai, Den village, Nam Cang and Sai village (Sa Pa District); Lung Po II, Xeo village, Sang Ma Sao and Den Sang (Bat Xat District); sightseeing sites: Muong Hoa Valley; Sapa Ancient Rock Field, Silver Waterfall, Love Waterfall and Ta Phin Cave (Sa Pa District); Thien Sinh bridge, Lung Po flag pole, Muong Vi cave (in Bat Xat district).
d) Development of primary tourist routes
-International tourist route:
+ The tourist route connecting Sa Pa National Tourist Resort to Shilin (Kunming, China), Dali, Lijiang (Yunnan, China) through Ha Khau international border gate (Lao Cai).
+ Caravan tour routes connecting Sa Pa National Tourist Resort to Lai Chau, Dien Bien, Luang Prabang (Laos, through Tay Trang International Border Gate, Dien Bien), Vientiane (Laos) and Chiang Mai (Thailand).
-Interprovincial tourist routes: Connect Sa Pa National Tourist Resort to Lai Chau, Dien Bien, Yen Bai, Phu Tho, Ha Giang, Bac Kan and Thai Nguyen according to highways 4D, 37, 279 and highway 2.
-Tourist routes within the province: Connect Sa Pa National Tourist Resort to Lao Cai City, Bac Ha, Muong Khuong, Bao Thang, Si Ma Cai and Bat Xat districts.
-Tourist routes within Sa Pa National Tourist Resort:
+ Sightseeing routes: Sightseeing routes within Sa Pa tourist city and routes connecting Sa Pa tourist city to other tourist subdivisions within Sa Pa National Tourist Resort;
+ Trekking tourist routes: From Sa Pa tourist city to villages of ethnic minorities, including Cat Cat, Sin Chai, Ta Phin, Lao Chai, Ta Van, Ban Ho, Nam Sai, Sa Pa, Hau Thao, Su Phan, etc.;
+ Thematic routes:Mountaineeringroutes, conquest of Fansipan mountain (in Sa Pa district).
-Expansion of tourist routes connected to Bat Xat District:
+ Trekking routes connected to villages of ethnic minorities, including Ban Xeo, Muong Hum, Sang Ma Sao, Den Sang, Y Ty, A Mu Sung, A Lu, Trinh Tuong, etc.;
+ Thematic routes:Routes for conquering Ky Quan San – Bach Moc Luong Tu mountains(inBat Xatdistrict);
+ Mountain bike racing routes: Connect Lao Cai City to Bat Xat and Sa Pa.
dd) Orientation for developing tourism infrastructure
-Accommodation: Total accommodation rooms by 2020 shall be 6,000 rooms. The number of rooms is expected to reach 15,000 rooms by 2030, including 3,000 hotel rooms ranked from three stars or more.
+ The development of homestay is encouraged at qualified villages or communities, including Cat Cat, Lao Chai, Ta Van, Ta Phin, Seo My Ty, Den village, Nam Cang, Nam Sai, Ban Khoang (Sa Pa District); Lung Po II, Lao Chai, Xeo village, Muong Hum, Sang Ma Sao, Den Sang (Bat Xat district);
+ Luxury hotels, villas and resorts are developed in Sa Pa tourist city and tourist subdivisions: Ban Qua (Bat Xat District), Ta Van - Seo My Ty, Thanh Kim (Sa Pa District); recreation and relaxation areas in association with healthcare services at Sa Pa tourist city and Ta Phin tourist subdivision (Sa Pa District).
-Amusement parks: The development of luxury amusement parks in Sa Pa tourist city, training and rehabilitation center for athletes at Sau Chua (Sa Pa Commune, Sa Pa District), Lao Cai golf course (Ban Qua Commune, Bat Xat District) is given priority.
-Trading and service establishments: Supermarkets, traditional markets in Sa Pa tourist city, Muong Hum tourist center (Bat Xat District), Ta Phin tourist subdivision (Sa Pa District) shall be developed. Qualified souvenir stores shall be gradually established to serve tourists at tourist subdivisions and tourist attractions.
-Food and beverage service establishments: Restaurants, food streets and markets in Sa Pa Tourist City; outdoor restaurants in the following tourist subdivisions: Thanh Kim, Ta Phin, Ban Khoang – Ta Giang Phinh, Ta Van – Seo My Ty (Sa Pa District) and Muong Hum tourist center (Bat Xat District) shall be developed.
-Public cultural centers in community-based tourist attractions, health facilities and public toilets which meet standards at community-based tourist centers, subdivisions and attractions shall be developed.
5.Investment orientation
All resources shall be mobilized to invest in and develop Sa Pa National Tourist Resort, including funding from state budget, tourist development funds, ODA, FDI, contributions from organizations, enterprises and domestic economic sectors, and other legitimate sources of funding. In which the investment in functional zones according to the plan shall be given priority to develop tourism infrastructures system.
Based on annual balance, funding from state budget shall firstly be allocated to invest in and develop infrastructure system. The promotion and establishment of brand names of the national tourist resort, human resource development, preservation and promotion of traditional cultural values in Sa Pa National Tourist Resort and protection of tourism resources shall be also partially funded from state budget.
6. Planning implementationsolutions
a) Solutions for the plan and management of the plan
-Announce and develop plans and investment projects in Sa Pa National Tourist Resort on the basis of revising and/or adjusting investment projects of which application for business registration has been completed or is carried out; revise and adjust the master plan, and prepare detailed plans for subdivisions and component projects in the National Tourist Resort; formulate regulations for management and supervision of the implementation of the plan for Sa Pa National Tourist Resort.
-Establish the Management Authority of Sa Pa National Tourist Resort that is functioned to manage construction, investment, development and operation of Sa Pa National Tourist Resort according to the approved plan.
-Carry out an inspection for every two years for timely dealing with difficulties that arise during the plan implementation and increasing efficiency of the plan.
b) Policies
Formulate and submit specific policies to competent authorities for approval in order to apply them to Sa Pa National Tourist Resort, consisting of:
-Give permission to entities to contribute their land areas to investment projects under the form of contribution of business capital;
-Give exemption fromland rentsto investment projects in the national tourist resort and main places for tourism development of Lao Cai Province in accordance with regulations in Clause 10 Article 19 of the Government’s Decree No.46/2014/ND-CPdated May 15, 2014 providing forland rentsand water surface rents.
c) Investment solutions
-Provide a sufficient fund to invest in infrastructure system; focus on the improvement of traffic system connecting from Sa Pa town to main tourist routes and attractions within the district; make investment in lighting system and domestic water system in order to meet development demand of the tourist resort.
-Promote and call for investment according to the list of investment projects given priority, which is enclosed to this Decision, and other projects for promoting tourism activities in tourist center/ subdivision of Bat Xat District.
d) Human resource solutions
-Do survey on training demand in order to prepare plans for training, improving and developing human resources in tourism sector. Focus on organization of training programs in professional skills and community education at community-based tourist attractions; diversify training forms; provide assistance in training in professional skills forethnic minoritiesin areas where community-based tourism is developed.
-Apply national standards for vocational skills for the purposes of improving quality of tourism services provided by tourism service establishments, especiallytourist accommodationestablished ranked from three to five stars within Sa Pa National Tourist Resort.
-Facilitate universities and colleges in the territory of Lao Cai Province in cooperating with specialized training institutions to organize training classes for tourism managers and staff members.
dd) Scientific and technological application
-Adopt energy saving solutions at tourist service providers.
-Organize training courses in information technology applications in tourism such as e-marketing, development of social networks, etc. for tourism managers, enterprises and local communities.
-Develop and update management software to serve the management of tourism activities.
e) Solutions for developing tourist market and products, promoting and establishing tourism brand names
- Development of tourist marketand products:
+ Focus on development of typical tourist products of Sa Pa, consisting of: Conquest of Fansipan mountain and Ky Quan San mountain; cultural tourism for learning about the life ofethnic minoritiesin conjunction with trekking tourist routes; ecotourism associated with flower seasons, etc.; develop “Sa Pa tourist house” into a tourism information center and an attractive sightseeing site of Sa Pa National Tourist Resort;
+ Follow and do research on features, demand and taste of each group of tourists in order to introduce suitable tourist products to them in each development period;
+ Improve quality of provided services, including tourist accommodation, transport of tourists and public hygiene;take actions against street vendors and persons who create difficulties for or invite tourists with insistence in order to ensure tourism environment and tourists safety.
-Promotion and establishment oftourism brand names:
+ Establish popular brand name for Sa Pa National Tourist Resort imbrued with cultural identities of the Northwestern region; execute promotion programs suitable for each market segment.
+ Design a set of e-marketing tools for Sa Pa and enhance the propagation and promotion through tourism websites; construct the model of Sa Pa National Tourist Resort to provide general introduction about tourist attractions and routes to visitors before they start their journey.
g) Cooperation in tourism development
-Carry out cooperation to promote and introduce general images of tourist activities in border regions. Do research to set up thematic routes for visiting terraced paddy fields from Mu Cang Chai (Yen Bai) – Sa Pa (Lao Cai) - Yuanyang (China).
-Improve the efficiency of the cooperation program for developing tourist activities in eight northwestern provinces in which Sa Pa is considered as the satellite – center for tourism development.
-Promote the cooperation with NouvelleAquitaineregion(the French Republic)in training for tourism human resources;take advantage of supports from the Asian Development Bank (ADB), Japan International Cooperation Agency (JICA) and Korea International Cooperation Agency (KOICA) for tourism development.
h) Preservation and embellishment of landscapes of Sa Pa tourist city
-Manage the investment and construction in the core region of the National Tourist Resort according to the approved planning for reaching a consistent preservation of the overall space of the tourist resort and the space of each region in the tourist resort, especially regions with beautiful view to Muong Hoa Valley and Hoang Lien Son mountain range, traditional public works and other buildings showing a distinctive imprint of French architecture.
-Propose the renovation and upgrade of urban facilities in traffic routes in association with tourist activities; expand area of verdure, lawn and flower gardens.
i) Preservation, development and protection of tourism resources
-Encourage local communities to preserve and promote cultural values by means of protecting historic-cultural monuments, preserving cultural identities of native people and keeping traditional art activities, rites and customs.
-Restore and construct festival scenarios for developing tourism festival programs; preserve and promote cultural identities of Sa Pa market days, especially Giao Duyen Market (Love Market) on Saturday evenings, and traditional handicraft villages in association with tourist development.
-Ensure the harmony between interests of enterprises and those of people and pay attention to people s interests in order to have a sustainable development of community-based tourism.
k) Response to climate change, prevention of natural disasters and environmental protection
-Improve the training,propagation and education to raise awareness of people, tourists and enterprises about the environmental protection and response to climate change. Adopt technical solutions to reduce damages and cope with events of climate change.
-Improve material facilities and equipment for serving and training professional forces for salvage and rescue activities upon the occurrence of natural disasters.
-Appropriate a portion from tourism revenues in association with other sources of funding to pay for provincial forest environmental services and execute forestation projects for the purposes of reducing direct impacts of extreme weather events such as storm, whirlwind, flood, drought, soil erosion, etc.
l) National defense and security solutions
-Provide training to tour guides and narrators and enhance their vigilance against peaceful evolution scheme by enemy forces posing as tourists topropagatereactionary contents and affect people’s trust in the leadership of the Communist Party and the Government.
-Establish rapid reaction rescue teams to ensure that rescue and salvage services are carried out in a timely manner in cases where any tourists have had traffic accident or climbing accident, suffered from natural disasters or wentmissing, etc., and security forces in Sa Pa National Tourist Resort for protecting security and safety of tourists and of the tourist resort.
Article 2.Planning implementation
1. Ministryof Culture, Sports and Tourism:
a) Propose policies for cooperation between national tourist resorts to the Prime Minister.
b) Assist the People’s Committee of Lao Cai Province in establishing the Management Authority of Sa Pa National Tourist Resort; cooperate with the People’s Committee of Lao Cai Province and relevant ministries/regulatory bodies in determining priority policies; carry out appraisal of planning and investment projects within the scope of Sa Pa National Tourist Resort or projects which cause considerable influence on Sa Pa National Tourist Resort.
c) Coordinate withMinistry of Planning and Investmentto assist the People’s Committee of Lao Cai Province in enhancing the private sector involvement in tourism investment and development, and mobilizing funding for developing Sa Pa National Tourist Resort.
d)Jointly take charge together withthe People’s Committee of Lao Cai Provinceandcooperate with relevant ministries/regulatory bodiesto carry out the appraisal of designs/plans and investment projectswhichmaycause considerable influence on Sa Pa National Tourist Resort.
dd) Take charge andcooperate with relevant ministries/regulatory bodiesto inspect the implementation of this planning.
2. Ministry of Planning and Investmentand Ministry of Finance are responsible for aggregating and allocating funds partially derived from state budget to implement this planning in accordance with regulations of the Law on state budget and relevant documents.
3.Relevant ministries and regulatory bodies shall, within the ambit of assigned functions and duties, coordinate withMinistry of Culture, Sports and Tourism,the People’s Committee of Lao Cai Provinceand relevant authorities to organize the planning implementation.
4. The People’s Committee of Lao Cai Province:
a) Announce the planning; establish the plan for implementing this planning; formulate regulations for management of Sa Pa National Tourist Resort; propose amendments and/or additions to the planning to competent authorities.
b) Establish the Management Authority of Sa Pa National Tourist Resort with the orientation of lean organizational structure using fewer resources.
c) Review investmentincentivepolicies in which investment projects or strategies for development of Sa Pa National Tourist Resort shall be given priority.
d) Formulate the master plan for construction of the tourist resort, detailed planning andfeasibleprojects on certain important functional zones for the purposes of attracting and calling for investment.
dd) Take charge and coordinate withMinistry of Culture, Sports and TourismandMinistry of Planning and Investmentto organize promotion activities in order to call for investment based on the list of projects given priority enclosed to this Decision.
Based on actual implementation of the planning, the People’s Committee of Lao Cai Province andMinistry of Culture, Sports and Tourismmay carry out an agreement on the adjustment of names, addition or reduction of projects.
e) Allocate funds derived from local-government budget to develop technical infrastructure, urban infrastructure and environmental infrastructure for the tourist resort; combine the investment in tourism with the investment in other sectors; promote the investment and development of the national tourist resort.
Article 3.This Decision takes effect on the signing date.
Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, head of the government’s affiliates, heads of relevant authorities and organizations, chairperson of the People s Committee of Lao Cai Province, and relevant entities shall be responsible for implementing this Decision./.
For the Minister
The Deputy Minister
Vu Duc Dam
APPENDIX
LIST OF PROJECTS GIVEN PRIORITY IN SA PA NATIONAL TOURIST RESORT, LAO CAI PROVINCE BY 2030
(To attach with Decision No.1845/QD-TTgdated September 26, 2016 by Prime Minister)
No. | Project’s name | Execution phases | |
By 2020 | 2021-2030 | ||
I | PROJECTS ON DEVELOPMENT OF COMMUNITY-BASED TOURISM |
|
|
1 | Investment project in material – technical facilities to develop community-based tourist attractions at Sao My Ty village (Ta Van Commune, Sa Pa District) | 2016-2020 |
|
2 | Investment project in material – technical facilitiesto develop community-based tourist attractions atLao Chaivillage (Y TyCommune,Bat XatDistrict) | 2016-2020 |
|
3 | Investment project in material – technical facilitiesto develop community-based tourist attractions atSaivillage (Nam SaiCommune, Sa Pa District) |
| 2021-2025 |
4 | Investment project in material – technical facilitiesto develop community-based tourist attractions atLung Po IIvillage (A Mu SungCommune, Bat Xat District) |
| 2021-2025 |
II | INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT PROJECTS |
|
|
1 | Project on upgrade of Trung Chai – Ta Phin tourist route, Sa Pa District | 2016-2020 |
|
2 | Project on upgrade ofthetourist routefrom Hoa Su Pan 2, Su Pan Commune to Lech Mong – Lech Dao, Thanh Kiem Commune, Sa Pa District | 2016-2020 |
|
3 | Project on upgrade ofCat Cat – Y Linh Ho – San II tourist route, Lao Chai Commune,Sa Pa District | 2016-2020 |
|
4 | Project on upgrade of roads to Seo My Ty village and Seo My Ty lake (in Ban Ho Commune, Sa Pa District) | 2016-2020 | 2021-2025 |
5 | Project on upgrade of the road to Lao Chai village (Y Ty Commune, Bat Xat District) | 2016-2020 | 2021-2025 |
6 | Project on upgrade of the roadconnecting from district road 109toSaivillage (Nam SaiCommune,Sa PaDistrict) |
| 2021-2025 |
7 | Project on upgrade of the road toLung Povillage (A Mu SungCommune, Bat Xat District) |
| 2021-2025 |
III | PROJECTS ONDEVELOPMENT OF TOURIST PRODUCTS |
|
|
1 | Investment projects in Sa Pa Tourist City (With funding for adjustment of the general planning for Sa Pa tourist city) | 2016-2020 | 2021-2030 |
2 | Ban Khoang – Ta Giang Phinh tourist subdivision (Sa Pa District) |
| 2021-2025 |
3 | Ta Phin tourist subdivision (Sa Pa District) | 2016-2020 | 2021-2025 |
4 | TaVan – Seo My Tytourist subdivision (Sa Pa District) | 2016-2020 | 2021-2025 |
5 | Thanh Kimtourist subdivision (Sa Pa District) |
| 2021-2030 |
6 | Muong Hum tourism center (Bat Xat District) | 2016-2020 | 2021-2025 |
7 | Y Tytourist subdivision (Bat XatDistrict) |
| 2021-2030 |
8 | Ban Quatourist subdivision (Bat Xat District) |
| 2021-2030 |
IV | ASSISTANCE PROJECTS FOR TOURISMDEVELOPMENT |
|
|
1 | Project on introduction and promotion ofSa Pa National Tourist Resort | 2016-2020 | 2021-2030 |
2 | Project on establishment and development of tourism brands inSa Pa National Tourist Resort | 2016-2020 | 2021-2030 |
3 | Project on development of new tourist products | 2016-2020 | 2021-2030 |
4 | Human resourcedevelopment project | 2016-2020 | 2021-2030 |
5 | Community education project | 2016-2020 | 2021-2030 |
6 | Project on preservation and promotion of tourism resources and environment | 2016-2020 | 2021-2030 |
Notes: Location, scale, land area and total investment of each of the said projects shall be determined when such project is prepared and applied for approval subject to funding mobilized in each period./.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây