Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 34/2009/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 34/2009/TT-BTNMT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 31/12/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 34/2009/TT-BTNMT
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 34/2009/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ LẬP, PHÊ DUYỆT, KIỂM TRA, XÁC NHẬN DỰ ÁN CẢI TẠO,
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ KÝ QUỸ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
------------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung của Quyết định số 71/ 2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (sau đây gọi tắt là Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg) liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường/Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; trình tự, thủ tục ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) khai thác khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chương II
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG/DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
Mục 1. LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
Điều 3. Lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
1. Tổ chức, cá nhân dưới đây phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường:
a) Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới; dự án đầu tư nâng công suất hoặc mở rộng diện tích, độ sâu khai thác khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận nhưng chưa có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa có Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường phải có cấu trúc và nội dung theo yêu cầu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Căn cứ xác định khoản tiền ký quỹ và phương pháp tính chi phí cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp không tự lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thì tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này được thuê tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập Dự án. Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn phải được thành lập theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành về môi trường, chuyên ngành khai thác khoáng sản;
b) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đáp ứng yêu cầu lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
Điều 4. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg để tổ chức thẩm định, phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường là cơ quan quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP); Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận Đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư này không phải lập hồ sơ riêng, chỉ nộp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt/xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt/ xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường phải bổ sung thêm nội dung đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này phải lập hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và 07 (bảy) thuyết minh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo các bản vẽ liên quan (nếu có);
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này không phải lập hồ sơ riêng, chỉ nộp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo hồ sơ đề nghị phê duyệt/xác nhận Đề án bảo vệ môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt/xác nhận Đề án bảo vệ môi trường phải bổ sung thêm nội dung đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
Điều 5. Nội dung thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Nội dung chính khi thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường gồm:
1. Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
2. Tính phù hợp của phương án đã chọn, khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường, kế hoạch tiến độ so với nội dung giấy phép khai thác khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, dự án đầu tư, thiết kế khai thác mỏ đã được phê duyệt; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động khi thực hiện Dự án và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương;
3. Cơ sở tính toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ của dự toán kinh phí và tính phù hợp của phương thức kỹ quỹ.
Điều 6. Thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này có dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định cùng với việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Biên bản họp Hội đồng thẩm định, Bản nhận xét Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, Phiếu đánh giá Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 và Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này có dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc đối tượng lập Bản cam kết bảo vệ môi trường thì Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thông qua tổng hợp phiếu đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, của các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính – Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản.
3. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này được tổ chức thẩm định như sau:
a) Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổ chức thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại khu vực khai thác khoáng sản. Thành phần đoàn kiểm tra có sự tham gia của đại diện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên tham gia;
b) Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thẩm định thông qua tổng hợp phiếu đánh giá của các Sở: Tài nguyên và Môi trường (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường), Công thương, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại khu vực khai thác khoáng sản. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên tham gia;
c) Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thẩm định thông qua tổng hợp phiếu đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, của các ngành: Tài nguyên và Môi trường (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của phòng Tài nguyên và Môi trường), Công thương, Xây dựng, Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản.
4. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổ chức thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cùng với việc thẩm định Đề án bảo vệ môi trường. Hình thức tổ chức thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện như sau:
a) Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc đối tượng lập Đề án bảo vệ môi trường tương đương Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc đối tượng lập Đề án bảo vệ môi trường tương đương Bản cam kết bảo vệ môi trường được thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
5. Văn bản lấy kiến ý góp ý Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã và văn bản trả lời thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chi phí cho hoạt động thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 7. Thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
1. Trường hợp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường chưa đáp ứng yêu cầu để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Hội đồng thẩm định thông qua, tổ chức, cá nhân phải lập lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và có văn bản đề nghị thẩm định lại.
2. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này trong trường hợp phải thẩm định lại thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gửi lấy ý kiến đánh giá của các thành viên trong Hội đồng thẩm định trước đó. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thành lập Hội đồng thẩm định mới.
3. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định theo hình thức quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Thông tư này trong trường hợp phải thẩm định lại thì việc tổ chức thẩm định lại được thực hiện như đối với thẩm định lần đầu.
4. Chi phí cho hoạt động thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 8. Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
1. Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này được thực hiện tương tự như quy định về thời gian thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 12 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Thời gian kiểm tra, tiếp nhận; thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo hình thức quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Thông tư này được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiến hành các hoạt động thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết kết quả thẩm định, thẩm định lại và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc góp ý cho Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường không bao gồm thời gian lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 9. Hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về kết quả thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, đóng dấu giáp lai, kèm theo văn bản giải trình cụ thể về các nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với số lượng như sau:
1. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số lượng phải đủ để gửi tới các địa chỉ: Bộ Tài nguyên và Môi trường 03 (ba) bản kèm theo 01(một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sử dụng đất 01(một) bản; Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có sử dụng đất 01 (một) bản; trường hợp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường ở khu vực nằm trên diện tích đất từ 02 (hai) tỉnh trở lên phải gửi thêm số lượng bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bằng số lượng các tỉnh tăng thêm; tổ chức, cá nhân trình phê duyệt 01 (một) bản.
2. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, số lượng phải đủ để gửi tới các địa chỉ: Bộ/cơ quan ngang bộ/cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 03 (ba) bản kèm theo 01(một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 (một) bản; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sử dụng đất 01 (một) bản; Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có sử dụng đất 01 (một) bản; trường hợp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường nằm trên diện tích đất từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên phải gửi thêm số lượng bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bằng số lượng các tỉnh tăng thêm; tổ chức, cá nhân trình phê duyệt 01 (một) bản.
3. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, số lượng phải đủ để gửi tới các địa chỉ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 (một) bản kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 (một) bản; Sở Tài nguyên và Môi trường 01 (một) bản kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; Uỷ ban nhân dân huyện nơi thực hiện Dự án 01 (một) bản; trường hợp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường nằm trên diện tích đất từ 02 (hai) huyện trở lên, gửi thêm số lượng bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bằng số lượng huyện tăng thêm; tổ chức, cá nhân trình phê duyệt 01 (một) bản.
4. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, số lượng phải đủ để gửi tới các địa chỉ: Ủy ban nhân dân cấp huyện 01 (một) bản kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu; Phòng Tài nguyên và môi trường 01 (một) bản; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 (bản); tổ chức, cá nhân trình phê duyệt 01 (một) bản.
Điều 10. Phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt bởi quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền và được quy định cụ thể như sau:
1. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định cùng với Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì nội dung phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thể hiện trong cùng một quyết định. Quyết định phê duyệt được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt bởi quyết định riêng. Quyết định phê duyệt được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Gửi hồ sơ Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã phê duyệt
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải gửi Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt cho tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của từng bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
Điều 12. Lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân được gia hạn thời hạn khai thác khoáng sản thì phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
2. Cơ quan phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án đó.
3. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung phải có nội dung theo cấu trúc và đáp ứng những yêu cầu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
c) Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo quyết định phê duyệt trước đó.
2. Yêu cầu về hình thức, nội dung, trình tự, thời gian thẩm định, thẩm định lại của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thực hiện như đối với trường hợp thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trước đó và hình thức thẩm định tương ứng quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.
3. Việc phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thể hiện bằng quyết định phê duyệt. Quyết định phê duyệt được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được phê duyệt cùng với Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung thì nội dung phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và nội dung phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thể hiện trong một quyết định phê duyệt.
4. Chi phí cho hoạt động thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung theo quy định hiện hành.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÝ QUỸ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN KÝ QUỸ
Điều 14. Trình tự, thủ tục ký quỹ
Trình tự, thủ tục ký quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg.
Hồ sơ đề nghị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
1. Hồ sơ đề nghị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường gồm:
a) Văn bản đề nghị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung kèm theo quyết định phê duyệt.
2. Sau khi nhận ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo vệ môi trường) xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương.
Điều 15. Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
1. Việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư này sau khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản mà thời hạn của giấy phép khác với thời gian đã tính trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt thì tổ chức, cá nhân phải tính toán lại khoản tiền ký quỹ hàng năm phù hợp với thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản và gửi báo cáo về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xem xét, điều chỉnh.
3. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Quỹ bảo vệ môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này. Chế độ báo cáo như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân;
b) Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình thu, hoàn trả, quản lý tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định;
c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác ký quỹ, cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân.
Điều 16. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg. Báo cáo hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan kiểm tra, xác nhận ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm tra được lập thành Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung giám định kỹ thuật gồm: giám định chất lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường và chất lượng môi trường đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật (độ thẩm thấu, sụt, lún, trượt, xói lở và độ bền của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường,...), chất lượng môi trường theo quy định, đáp ứng yêu cầu cải tạo và phục hồi môi trường đã cam kết trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường/Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt.
4. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận cấp giấy xác nhận đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đối với tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định; mẫu giấy xác nhận được lập theo quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Quỹ bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo công tác thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường/Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận trước ngày Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 26 tháng 6 năm 2008) và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thì không phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng phải thực hiện các quy định về ký quỹ, cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và Thông tư này.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2010.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG
|
THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 34/2009/TT-BTNMT | Hanoi, December 31, 2009 |
CIRCULAR
PROVIDING FOR THE FORMULATION, APPROVAL, EXAMINATION AND CERTIFICATION OF ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PROJECTS AND MAKING OF DEPOSITS FOR ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION FOR MINING ACTIVITIES
THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals, and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Government's Decree No. 80/ 2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/ 2008/ND-CP of February 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government's Decree No. 25/ 2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 71/2008/QD-Trg of May 29, 2008, on making of deposits for environmental rehabilitation and restoration for mining activities;
At the proposal of the General Director of the Vietnam Environment Administration and the Director of the Department of Legal Affairs.
STIPULATES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular details a number of provisions of the Prime Minister's Decision No. 71/2008/ QD-TTg of May 29.2008. on making of deposits for environmental rehabilitation and restoration for mining activities (below referred to as Decision No. 71/2008/QD-TTg), concerning the formulation, appraisal, approval, examination and certification of environmental rehabilitation and restoration projects/additional environmental rehabilitation and restoration projects; the depositing order and procedures, and management and use of deposits for environmental rehabilitation and restoration in mining activities.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to state management agencies; domestic and foreign mining organizations and individuals (below collectively referred to as organizations and individuals) and other concerned organizations and individuals.
Chapter II
FORMULATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PROJECTS/ADDITIONAL ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PROJECTS
Section I. FORMULATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PROJECTS
Article 3. Formulation of environmental rehabilitation and restoration projects
1. The following organizations and individuals are required to formulate environmental rehabilitation and restoration projects:
a/ Organizations and individuals having new investment projects to exploit minerals or investment projects to increase the mining capacity, expand mining areas or increase the mining depth;
b/ Mining organizations and individuals that possess approved/certified environmental impact assessment reports/environmental protection commitments/environmental standard satisfaction registrations/environmental protection schemes but do not yet possess approved environmental rehabilitation and restoration projects or pay deposits for environmental rehabilitation and restoration;
c/ Mining organizations and individuals that do not yet possess approved/certified environmental protection schemes or pay deposits for environmental rehabilitation and restoration.
2. An environmental rehabilitation and restoration project must have a structure and details meeting the requirements specified in Appendix 1 to this Circular.
3. Bases for determining deposits and methods of calculating expenses for environmental rehabilitation and restoration are specified in Articles 7 and 8 of Decision No. 71/2008/QD-TTg and Appendix 2 to this Circular.
4. If incapable of formulating by themselves environmental rehabilitation and restoration projects, organizations and individuals defined in Clause 1 of this Article may hire consultancy service providers to formulate such projects. A consultancy service provider must be a lawfully established one that satisfies the following conditions:
a/ Being staffed with technicians trained in environment or mining discipline;
b/ Having physical-technical foundations, means, machinery and equipment up to quality standards meeting the requirements of formulation of environmental rehabilitation and restoration projects.
Article 4. Submission of dossiers of request for appraisal and approval of environmental rehabilitation and restoration projects
1. Organizations and individuals requesting appraisal and approval of environmental rehabilitation and restoration projects shall submit dossiers to competent agencies defined in Clause 4, Article 2 of Decision No. 71/2008/ QD-TTg for appraisal and approval. Agencies competent to approve environmental impact assessment reports, environmental protection commitments or environmental protection schemes are defined in the Government's Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9.2006. detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection (below referred to as Decree No. 80/2006/ND-CP); the Government's Decree No. 21/2008/ND-CP of February 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 80/2006/ND-CP; and the Natural Resources and Environment Ministry's Circular No. 04/2008/TT-BTNMT of September 18, 2008, guiding the formulation and approval or certification of environmental protection schemes and the examination and inspection of implementation of environmental protection schemes.
2. A dossier of request for appraisal and approval of an environmental rehabilitation and restoration project is specified as follows:
a/ Organizations and individuals defined at Point a, Clause 1, Article 3 of this Circular are not required to make separate dossiers but are only required to submit environmental rehabilitation and restoration projects enclosed with dossiers of request for appraisal and approval/certification of environmental impact assessment reports/environmental protection commitments. A written request for appraisal and approval/certification of an environmental impact assessment report/environmental protection commitment must additionally contain the request for appraisal and approval of an environmental rehabilitation and restoration project;
b/ Organizations and individuals defined at Point b. Clause 1, Article 3 of this Circular are required to make dossiers of request for appraisal and approval of environmental rehabilitation and restoration projects. Such a dossier comprises a written request for appraisal and approval of an environmental rehabilitation and restoration project, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular, and 7 (seven) copies of written explanations about I he project and relevant drawings (if any);
c/ Organizations and individuals defined at Point c, Clause 1, Article 3 of this Circular are not required to make separate dossiers but are only required to submit environmental rehabilitation and restoration projects enclosed with dossiers of request for approval/certification of environmental protection schemes. A written request for appraisal and approval/certification of an environmental protection scheme must additionally contain the request for appraisal and approval of an environmental rehabilitation and restoration project.
Article 5. Contents of appraisal of environmental rehabilitation and restoration projects
The principal contents of appraisal of an environmental rehabilitation and restoration project include:
1. Legal grounds for and the conformity of the structure and details of the project;
2. The suitability of the selected plan; the volume of environmental rehabilitation and restoration work, the implementation schedule against the granted mining license, the approved investment and mining design project; environmental protection and labor safety requirements during the project implementation and the project's conformity with the local land use planning:
3. Bases for calculating environmental rehabilitation and restoration funds; the accuracy and completeness of fund estimates and the suitability of the method of depositing.
Article 6. Appraisal of environmental rehabilitation and restoration projects
1. For organizations and individuals defined at Point a. Clause 1. Article 3 of this Circular that have investment projects on mining for which environmental impact assessment reports are required, environmental rehabilitation and restoration projects and these reports shall be appraised simultaneously. The minutes of meetings of the Appraisal Council, written remarks on the environmental rehabilitation and restoration project and evaluation opinions on the environmental rehabilitation and restoration project shall be made according to the forms provided in Appendices 4,5 and 6 to this Circular.
2. For organizations and individuals defined at Point a. Clause 1, Article 3 of this Circular that have investment projects on mining for which environmental protection commitments are required, environmental rehabilitation and restoration projects shall be appraised by competent agencies through summarizing written evaluation opinions of the provincial-level Natural Resources and Environment Department, and the Natural Resources and Environment: Industry and Trade; Finance-Planning; and Agriculture and Rural Development Divisions under the People's Committee of the district or town (below referred to as the district-level People's Committee) and opinions of the commune-level People's Committee of the locality where the mining project is implemented.
3. Environmental rehabilitation and restoration projects of organizations and individuals defined at Point b. Clause 1, Article 3 of this Circular shall be appraised as follows:
a/ For environmental rehabilitation and restoration projects falling within the approving competence of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, agencies witht approving competence shall appraise these projects. The contents of appraisal comply with Article 5 of this Circular. When necessary, the agency with approving competence may form a team to make examination visits to mining areas. Such an examination team consists of representatives of the provincial-level Natural Resources and Environment Department and the district-level People's Committee of the locality where the mining project is implemented. Examination results shall be presented in a record signed by involved parties;
b/ For environmental rehabilitation and restoration projects falling within the approving competence of People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees) or provincial-level Natural Resources and Environment Departments, agencies with approving competence shall appraise these projects through summarizing evaluation opinions of the provincial-level Natural Resources and Environment Department (except projects falling within the approving competence of provincial-level Natural Resources and Environment Departments) and the Industry and Trade: Construction: Finance; and Agriculture and Rural Development Departments, and opinions of the district- and commune-level People's Committees of locality where the mining project is implemented. When necessary, the agency with approving competence may form a team to make examination visits to mining areas. Examination results shall be presented in a record signed by involved parties;
c/ For environmental rehabilitation and restoration projects falling within the approving competence of district-level People's Committees or Natural Resources and Environment Divisions, agencies with approving competence shall appraise these projects through summarizing written evaluation opinions of the provincial-level Natural Resources and Environment Department, and the Natural Resources and Environment Division (except projects falling within the approving competence of district-level Natural Resources and Environment Divisions); Industry and Trade; Construction; Finance-Planning; and Agriculture and Rural Development Divisions under the district-level People's Committee, and opinions of the commune-level People's Committee of the locality where the mining project is implemented.
4. For environmental rehabilitation and restoration projects of organizations and individuals defined at Point c, Clause 1, Article 3 of this Circular, agencies with approving competence shall appraise these projects together with environmental protection schemes. An environmental rehabilitation and restoration project shall be appraised as follows:
a/ Environmental rehabilitation and restoration projects for which environmental protection schemes equivalent to environmental impact assessment reports are required shall be appraised under Point b. Clause 3 of this Article:
b/ Environmental rehabilitation and restoration projects for which environmental protection schemes equivalent to environmental protection commitments are required shall be appraised under Point c. Clause 3 of this Article
5. Written requests for opinions of district-/ commune-level People's Committees and written replies to these requests shall be made according to the forms provided in Appendices 7 and 8 to this Circular.
6. Expenses for the appraisal of environmental rehabilitation and restoration projects comply with current regulations.
Article 7. Re-appraisal of environmental rehabilitation and restoration projects
1. In case an environmental rehabilitation and restoration project is not up to requirements for approval by a competent agency or the Appraisal Council, the organization or individual shall formulate a new one and make a written request for re-appraisal.
2. For an environmental rehabilitation and restoration project to be appraised under Clause I, Article 6 of this Circular which is subject to re-appraisal, the agency with approving competence shall send requests for evaluation opinions of members of the former Appraisal Council. When necessary, the agency with approving competence may set up a new Appraisal Council.
3. For an environmental rehabilitation and restoration project to be appraised under Clause 2,3 or 4, Article 6 of this Circular which is subject to re-appraisal, it shall be re-appraised as in the case of first-time appraisal.
4. Expenses for the re-appraisal of environmental rehabilitation and restoration projects comply with current regulations.
Article 8. Time limit for appraising or reappraising environmental rehabilitation and restoration projects
1. The time limit for appraising or re-appraising environmental rehabilitation and restoration projects under Clause 1. Article 6 of this Circular is similar to that for appraising environmental impact assessment reports under Article 12 of Decree No. 80/2006/ND-CP, and the Natural Resources and Environment Ministry's Circular No. 05/2008AT-BTNMT of December 8. 2008, guiding strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment.
2. The time limit for examination and receipt and appraisal or re-appraisal of an environmental rehabilitation and restoration project under Clauses 2, 3 and 4, Article 6 of this Circular is specified as follows:
a/ Within 7 (seven) working days after receiving a dossier, the agency with approving competence shall examine its completeness and validity before issuing a receipt slip. If the dossier is incomplete or invalid, the dossier-receiving agency shall notify such to the submitting organization or individual for finalization of the project;
b/ Within 20 (twenty) working days after receiving a complete and valid dossier, the agency with approving competence shall appraise or re-appraise the project and notify in writing the organization and individual of appraisal or re-appraisal results and requirements for finalization of the project;
c/ Within 7 (seven) working days after receiving a written request, the district- or commune-level People's Committee shall give its written opinions on the project.
The time limit for appraising or re-appraising an environmental rehabilitation and restoration project is exclusive of the time limit for collecting opinions of the district-/commune-level People's Committee.
Article 9. Finalization of environmental rehabilitation and restoration projects
When receiving a notice from the agency with approving competence on the results of appraisal or re-appraisal of an environmental rehabilitation and restoration project, the organization or individual shall finalize the project, append a seal on every two adjacent pages, and send it together with written explanations about the modified and supplemented details to the agency with approving competence, specifically as follows:
1. For an environmental rehabilitation and restoration project falling within the approving competence of the Ministry of Natural Resources and Environment, 3 (three) copies together with 1 (one) CD of the project documents must be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment: 1 (one) copy to the provincial-level People's Committee of the locality where land is used by the project; and 1 (one) copy to the provincial-level Natural Resources and Environment Department of the locality where land is used by the project: for a project located in 2 (two) or more provinces, the number of copies of the project documents equivalent to the number of additional provinces is required; and 1 (one) copy to be kept by the submitting organization or individual.
2. For an environmental rehabilitation and restoration project falling within the approving competence of a ministry, ministerial-level agency or government-attached agency, 3 (three) copies together with 1 (one) CD of the project documents must be sent to the ministry or ministerial-level or government-attached agency; 1 (one) copy to the Ministry of Natural Resources and Environment; 1 (one) copy to the provincial-level People's Committee of the locality where land is used by the project; and 1 (one) copy to the provincial-level Natural Resources and Environment Department of the locality where land is used by the project; for a project located in 2 (two) or more provinces, the number of copies of the project documents equivalent to the number of additional provinces is required; and 1 (one) copy to be kept by the submitting organization or individual.
3. For an environmental rehabilitation and restoration project falling within the approving competence of the provincial-level People's Committee or Natural Resources and Environment Department. 1 (one) copy together with 1 (one) CD of the project documents must be sent to the provincial-level People's Committee; 1 (one) copy to the Ministry of Natural Resources and Environment; and I (one) copy together with 1 (one) CD to the provincial-level Natural Resources and Environment Department; I (one) copy to the district-level People's Committee of the locality of project implementation; for a project located in 2 (two) or more districts, the number of copies of the project documents equivalent to the number of additional districts is required: and 1 (one) copy to be kept by the submitting organization or individual.
4. For an environmental rehabilitation and restoration project falling within the approving competence of the district-level People's Committee or Natural Resources and Environment Division, 1 (one) copy together with 1 (one) CD of the project documents must be sent to the district-level People's Committee; 1 (one) copy to the district-level Natural Resources and Environment Division; 1 (one) copy to the provincial-level People's Committee: and 1 (one) copy to be kept by the submitting organization or individual.
Article 10. Approval of environmental rehabilitation and restoration projects
Environmental rehabilitation and restoration projects shall be approved under decisions of heads of competent agencies, specifically as follows:
1. For an environmental rehabilitation and restoration project to be appraised together with an environmental impact assessment report, the contents of appraisal of the report and project shall be expressed in the same decision, which shall be made according to the form provided in Appendix 9 to this Circular.
2. An environmental rehabilitation and restoration project not specified in Clause 1 of this Article shall be approved under a separate decision, which shall be made according to the form provided in Appendix 10 to this Circular.
Article 11. Sending of approved dossiers of environmental rehabilitation and restoration projects
1. Agencies with approving competence shall send approved environmental rehabilitation and restoration projects enclosed with approval decisions to concerned organizations, individuals and agencies in accordance with Article 9 of this Circular.
2. The agency with approving competence shall give certification on the back side of the additional page of the front cover of each copy of environmental rehabilitation and restoration project according to the form provided in Appendix 11 to this Circular.
Section 2. FORMULATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF ADDITIONAL ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PROJECTS
Article 12. Formulation of additional environmental rehabilitation and restoration projects
1. Organizations and individuals that have the mining duration extended shall formulate additional environmental rehabilitation and restoration projects.
2. Agencies approving environmental rehabilitation and restoration projects are competent to approve their additional environmental rehabilitation and restoration projects.
3. An additional environmental rehabilitation and restoration project must have a structure and satisfy the requirements specified in Appendix 12 to this Circular.
Article 13. Appraisal and approval of additional environmental rehabilitation and restoration projects
1. A dossier of request for appraisal and approval comprises:
a/ A written request for appraisal, made according to the form provided in Appendix 13 to this Circular;
b/ 7 (seven) copies of the additional environmental rehabilitation and restoration project;
c/ The environmental rehabilitation and restoration project enclosed with the previous approval decision.
2. The requirements on the presentation, details, order and time for appraisal or reappraisal of an additional environmental rehabilitation and restoration project are the same as those for appraisal of the first environmental rehabilitation and restoration project and the form of appraisal or re-appraisal is the same as specified in Article 6 or 7 of this Circular.
3. Approval of an additional environmental rehabilitation and restoration project shall be expressed in an approval decision, which shall be made according to the form provided in Appendix 14 to this Circular;
In case an additional environmental rehabilitation and restoration project is approved together with an additional environmental impact assessment report, the contents of approval of the project and report shall be expressed in the same approval decision.
4. Expenses for appraisal of additional environmental rehabilitation and restoration projects comply with current regulations.
Chapter III
DEPOSITING ORDER AND PROCEDURES AND MANAGEMENT AND USE OF DEPOSITS
Article 14. Depositing order and procedures
The depositing order and procedures comply with Articles 9 and 10 of Decision No. 71/2008/ QD-TTg.
A dossier of request for making of deposits for environmental rehabilitation and restoration is specified as follows:
1. A dossier of request for depositing comprises:
a/ A written request for depositing, made according to the form provided in Appendix 15 to this Circular;
b/ 1 (one) copy of the environmental rehabilitation and restoration or additional environmental rehabilitation and restoration project enclosed with the approval decision.
2. After receiving deposits, the Vietnam Environmental Protection Fund or local environmental protection funds (below referred to as environmental protection funds) shall certify such depositing for organizations and individuals according to the form provided in Appendix 16 to this Circular.
3. Within 7 (seven) working days from receiving deposits, environmental protection funds shall notify in writing such to agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects and environmental protection state management agencies in localities.
Article 15. Management and use of deposits
1. Deposits shall be managed and used under Article 12 of Decision No. 71/2008/QD-TTg.
2. After being granted a mining license, if the term of the license is different from that calculated in the approved environmental rehabilitation and restoration project, an organization or individual defined at Point a. Clause 1, Article 3 of this Circular must recalculate annual deposits to suit the term of the license and send a report thereon to the agency with approving competence for consideration and modification.
3. Before November 30 every year, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People's Committees, environmental protection funds and district-level People's Committees shall send reports made according to the form provided in Appendix 17 to this Circular, specifically as follows:
a/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall send to the Ministry of Natural Resources and Environment reports on the making of deposits and environmental rehabilitation and restoration by organizations and individuals;
b/ The Vietnam Environmental Protection Fund shall report to the Ministry of Natural Resources and Environment while local environmental protection funds report to provincial-level People's Committees on the remittance, refund or management of deposits for environmental rehabilitation and restoration under regulations:
c/ District-level People's Committees shall report to provincial-level People's Committees on the depositing and environmental rehabilitation and restoration by organizations and individuals.
Article 16. Examination and certification of completion of environmental rehabilitation and restoration contents
1. A dossier of request for examination and certification of the completion of environmental rehabilitation and restoration work is specified in Clause 1, Article 11 of Decision No. 71/2008/ QD-TTg. A report on the completion of environmental rehabilitation and restoration work shall be made according to the form provided in Appendix 18 to this Circular.
2. Heads of examination and certification agencies shall issue decisions to form teams for examining the work of environmental rehabilitation and restoration performed by organizations and individuals. Such a decision shall be made according to the form provided in Appendix 19 to this Circular. Examination results shall be made in records according to the form provided in Appendix 20 to this Circular.
3. Contents of technical inspection include inspection of the quality of environmental rehabilitation and restoration works and environmental quality against technical standards (endosmosis. subsidence, slide, erosion and durability of environmental rehabilitation and restoration works, etc.) under regulations and satisfaction of environmental rehabilitation and restoration requirements as committed in approved environmental rehabilitation and restoration projects/additional environmental rehabilitation and restoration projects.
4. Agencies with examination and certification competence shall issue written certifications of the completion of part or all of environmental rehabilitation and restoration contents to eligible organizations and individuals under regulations. Such certification shall be made according to the form provided in Appendix 21 to this Circular.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 17. Organization of implementation
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-, district-and commune-level People's Committees, directors of environmental protection funds, mining organizations and individuals, and other concerned organizations and individuals shall implement this Circular.
2. Directors of provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall direct, examine and urge mining organizations and individuals in their localities in making deposits for and conducting environmental rehabilitation and restoration under regulations.
3. The General Director of the Vietnam Environment Administration shall direct the appraisal and re-appraisal of environmental rehabilitation and restoration projects/additional environmental rehabilitation and restoration projects falling within the approving competence of the Ministry of Natural Resources and Environment; and guide, examine, monitor and urge the implementation of this Circular.
4. Mining organizations and individuals that already possess environmental impact assessment reports/environmental protection commitments/environmental standard satisfaction registrations/environmental protection schemes approved/certified before the effective date of Decision No. 71/2008/QD-TTg (June 26, 2008) and have made deposits for environmental rehabilitation and restoration are not required to formulate environmental rehabilitation and restoration projects but shall comply with regulations on making of deposits for and environmental rehabilitation and restoration under Decision No. 71/2008/QD-TTg and this Circular.
Article 18. Effect
This Circular takes effect on February 15, 2010.
Any problems arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and settlement.
| FOR THE MINISTER OF |
APPENDIX 1
STRUCTURE AND REQUIREMENTS ON CONTENTS OF ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PROJECTS
(To Circular No. 34/2009/TT-BTNMT of December 31, 2009, of the Ministry of Natural Resources and Environment, providing for the formulation, approval, examination and certification of environmental rehabilitation and restoration projects and making of deposits for environmental rehabilitation and restoration for mining activities)
Part I
PROJECT EXPLANATIONS INTRODUCTION
To summarize constituents, origin of and necessity to formulate the environmental rehabilitation and restoration project.
Chapter I
GENERAL BACKGROUNDS OF THE PROJECT
1. General information
- Name of organization/individual:
- Contact address:
-Telephone:... Fax:……………..
- Business registration certificate (or investment certificate).
- Form of project investment and management. To explain the form of investment, capital sources and selection of the form of project management. In case of hiring a project management consultancy organization, to provide information on the address and legal status of this organization.
2. Grounds for project formulation
Legal grounds: Decision No. 71/2008/QD-TTg: Circular No. 34/2009HT-BTNMT; mining license, decision approving the feasibility study report/investment project, basic design appraisal results, documents approving branch plannings, construction plannings and plannings on the use of land in the project implementation area, decision approving the environmental impact assessment report or written certification of the environmental protection commitment (if any), and other relevant documents; unit prices and economic norms applicable in the project formulation.
Basic documents: approved investment project to build mining works and appraised basic design or feasibility study report; approved/ certified environmental impact assessment report or environmental protection commitment (if any); environmental observation documents.
To indicate the name of the consultancy organization and name of the person in charge of and list of persons directly involved in the project formulation.
3. Geographical location
To clearly describe the geographical location, coordinates and boundary of the project implementation place; natural conditions, roads; rivers and streams; topographical characteristics, socio-economic conditions and surroundings of the mining area.
4. Project objectives
a/ General objectives: To set the project's general objectives of rehabilitating and restoring the environment in the following directions:
- Rehabilitating and restoring the environment so as to restore the original state of the environment and eco-systems.
- Rehabilitating and restoring the environment so as to restore the environment and eco-systems to a state similar to the original state.
- Rehabilitating and restoring the environment in the project area to satisfy environmental protection requirements and serve purposes beneficial to humans.
In addition to the above objectives, there are also other feasible objectives. For selected objectives, to clearly present practical bases for achievement.
b/ Specific objectives: To set specific objectives on jobs and job volumes to be completed each year, each period and at the end of the project implementation duration (depending on the volumes of environmental rehabilitation and restoration work of the entire mine or each mining area and the organization's or individual's request for competent agencies' inspection and certification of the completion of part or all of environmental rehabilitation and restoration contents).
Chapter II
CHARACTERISTICS OF MINING ACTIVITIES
1. General information on the mining area
- To indicate topographical and geomorphologic characteristics of the mining area; geological and engineering geological conditions, petrographical and mineral components, mineral distribution characteristics.
- To provide general information on the mine: mining schedule and volumes in each year and the whole mining duration, reserves and life of the mine, working regulations.
- Current situation and status of mining, remaining mineral reserves, remaining mining duration.
2. Mining methods
To introduce mining methods and procedures, and technologies used in mining; mining order and systems and parameters of mining systems; transportation inside and outside the mine; the situation of electricity and water supply and water drainage within the mine, spoil discharge; construction of works serving mining, and total mining ground.
3. Environmental status
- To indicate the status of geological structure and groundwater level in the mining area and places of environmental rehabilitation and restoration. To assess and forecast the possibility of subsidence, slide, geological faults, lowering of groundwater, surface, river/lake water levels; and environmental incidents in the course of mining and environmental rehabilitation and restoration.
- To indicate the environmental status at the time of project formulation; environmental protection measures applied and works built; environmental analysis results at the time of project formulation.
4. Environmental impacts
To provide general information on mining activities' impacts on the environment, such as impacts on terrain, surface and ground water environments; impacts or, the flora and fauna; impacts on the air environment; wastes; and impacts on economic activities in the area. To indicate possible changes in topography, land, eco-systems, rivers or streams at the end of the mining process.
To assess risks and forecast adverse impacts on the environment, and possible environmental incidents.
Chapter III
ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION PLANS
1. Selection of environmental rehabilitation and restoration plans
- Based on practical conditions of each type of mining, and the mining process' impacts on the surrounding environment and communities; based on the geological formation, mineral components and quality of the environment in the area of project implementation, the organization or individual shall formulate feasible environmental rehabilitation and restoration plans. Such a plan must satisfy the requirements specified in Appendix 1 to Decision No. 71/2008/QD-TTg; and environmental rehabilitation and restoration work must not cause environmental incidents or affect human health and must comply with other regulations.
- To briefly describe each plan; works and volumes of environmental rehabilitation and restoration. For each plan, to make a map of restoration of the exploited space and indicate environmental rehabilitation and restoration works.
- To assess environmental impacts, sustainability and safety of environmental rehabilitation and restoration works under each plan (e.g.. subsidence, slide, permeation prevention, lowering of groundwater levels, fissure, environmental incidents, etc.).
- To calculate "land recovery indicators" according to the following formula:
Of which:
+ Gm: value of land after recovery, which is forecast at the market price at the time of calculation;
+ Gp: total expenses for land recovery to achieve use purposes;
+ Gc: original value of land before mine opening at the time of calculation (based on unit prices set by the State);
After evaluating and comparing the above data, to select the optimal environmental rehabilitation and restoration plan.
2. Environmental rehabilitation and restoration contents
Based on the selected environmental rehabilitation and restoration plan, to work out contents and measures for implementation, specifically:
- Designing and calculating job volumes of major works for environmental rehabilitation and restoration under the guidance in Appendix 2 to Decision No. 71/2008/QD-TTg, and this Circular.
- Designing and calculating job volumes for environmental rehabilitation and restoration to achieve the set objectives and suit practical conditions.
- Designing works to reduce adverse impacts and prevent and respond to environmental incidents in each phase in the process of environmental rehabilitation and restoration.
- Listing environmental rehabilitation and restoration works; job volumes to be performed in each phase and the entire process of environmental rehabilitation and restoration.
- Listing equipment, machinery, raw materials and materials, land areas and trees used in each phase and the entire process of environmental rehabilitation and restoration.
- Working out plans for incident prevention and response in the process of environmental rehabilitation and restoration.
Technical norms for designing and building environmental rehabilitation and restoration works are based on feasibility study reports or basic designs on mining or environmental impact assessment reports.
Chapter IV
ENVIRONMENTAL MANAGEMENT AND MONITORING
1. Management program
To display the diagram of environmental rehabilitation and restoration management.
To work out programs for examining and supervising implementation progress and quality of works; plans to inspect environmental rehabilitation and restoration works for examination and certification of the completion of project contents; measures to manage and protect environmental rehabilitation and restoration works after examination and certification.
2. Environmental monitoring program
To work out a program to monitor wastes and environmental quality in the process of environmental rehabilitation and restoration:
2.1. Waste monitoring: To monitor at least twice a year the flow/total volume of wastes and their typical pollution parameters in the process of environmental rehabilitation and restoration according to Vietnam's current standards and regulations. Places of monitoring must be shown in a diagram with notes and coordinates under current regulations.
For environmental rehabilitation and restoration works discharging wastewater and gas emissions and involving potential danger of environmental pollution, to encourage the construction and installation of equipment for flow measurement and constant observation of typical pollution parameters in wastes.
2.2. Environmental monitoring: To monitor typical pollution parameters according to Vietnam's current standards and regulations. If there are no state agencies' monitoring stations or points in environmental rehabilitation and restoration areas, environmental monitoring shall be conducted at least twice a year. Places of monitoring must be shown in a diagram with notes and coordinates under current regulations.
2.3. Other types of monitoring: To monitor at least once a year in environmental rehabilitation and restoration areas such indicators as soil endosmosis, erosion, slide, subsidence; landslides in river, stream and lake banks and coasts; alluvial deposit in river, stream and lake beds and sea bottom; changes in surface and ground water levels; salt and alum infiltration (depending on characteristics of each environmental rehabilitation and restoration project).
In the process of mining, environmental monitoring results in approved environmental impact assessment reports/environmental protection commitments/environmental protection schemes may also be used.
Chapter V
ESTIMATES OF ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION EXPENSES
1. Estimates of environmental rehabilitation and restoration expenses
- Bases for estimation: latest expense norms and unit prices set by localities or ministries or branches in case localities have not yet set these norms and unit prices.
- Estimate details: To be based on practical conditions, volumes and specific jobs of environmental rehabilitation and restoration work; and pursuant to the guidance in Appendices 1 and 2 to Decision No. 71/2008/QD-TTg, and Appendix 2 to this Circular.
- Making a general list of expenses, covering those for environmental rehabilitation and restoration works; volumes; and unit price of each work item in each phase, and total expenses for environmental rehabilitation and restoration.
2. Calculation of deposits and time of depositing: Deposits and first-time and subsequent times of depositing are specified in Articles 8 and 9 of Decision No. 71/2008/QD-TTg, and this Circular.
3. Deposit recipients: Organizations and individuals may select recipients of deposits for environmental rehabilitation and restoration (local environmental protection funds or the Vietnam Environmental Protection Fund).
Chapter VI
IMPLEMENTATION COMMITMENTS AND CONCLUSIONS
1. Commitments of organizations and individuals
The organization's and individual's commitments to pay deposits for environmental rehabilitation and restoration; implement environmental rehabilitation and restoration plans: realize commitments to the community; and observe regulations on environmental rehabilitation and restoration and environmental protection involved in the project phases, specifically:
- Commitment to ensure truthfulness and objectivity in the calculation of deposits;
- Commitments to make deposits for environmental rehabilitation and restoration to environmental protection funds as indicated in the project;
- Commitment to allocate funds for implementation;
- Commitments to apply and complete environmental rehabilitation and restoration measures;
- Commitments to realize environmental incident prevention and response plans and to compensate for and handle environmental pollution in case of environmental incidents;
- Commitment to comply with reporting and inspection regulations;
- Commitment to make reports on implementation results of the environmental rehabilitation and restoration project/additional environmental rehabilitation and restoration project and results of the environmental monitoring program and send these reports to the agency approving the environmental rehabilitation and restoration project and local environmental protection state management agencies under regulations.
2. Conclusions
To make conclusions and evaluate the project's socio-economic impacts; and the reasonability of the amount of environmental rehabilitation and restoration deposits.
Part II
ANNEXES
1. Drawings:
No. | Drawings |
1 | Map of the location of the mining area (on a 1:5,000 or 1:10,000 scale) |
2 | Topographic map with (or without) open seams of the mine area (on a 1:1,000 or 1:2,000 scale) |
3 | Map of completion of each phase of mining |
4 | Map of the mine's general plan (on a 1:2,000 or 1:5,000 scale), displaying all work items and technical networks |
5 | Map of completion of mining (on a 1:2,000 or 1:5,000 scale) |
6 | Map of the mine status' general plan (on a 1:2,000 or 1:5,000 scale), displaying all work items and technical networks |
7 | Map of the location of the environmental rehabilitation and restoration area (on a 1:5,000 or 1:10,000 scale) |
8 | Map of environmental rehabilitation and restoration in each phase and year |
9 | Map of restoration of the exploited space (on a 1:1,000 or 1:2,000 scale) |
10 | Detailed design drawings of environmental rehabilitation and restoration works |
11 | Plan on locations of environmental observation and monitoring works |
2. Related dossiers and documents:
- Copies of the approval decision/written certification of environmental impact assessment report/environmental protection commitment/ environmental protection scheme; and of the mining license (if any);
- Copies of the decision approving the investment project on mining, of the notice on appraisal of basic designs, or equivalent documents:
- Land allocation decision and land rent contract;
- Three-dimension (3D) map of restoration of the exploited space, in case environmental impact assessment reports are required for environmental rehabilitation and restoration projects;
- Unit prices applied in calculating environmental rehabilitation and restoration funds; unit prices and expense norms applied by relevant ministries and branches; and land use planning map (if any).’
APPENDIX 2
ESTIMATES OF ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION EXPENSES
(To Circular No. 34/2009/TT-BTNMT of December 31, 2009, of the Ministry of Natural Resources and Environment, providing for the formulation, approval, examination and certification of environmental rehabilitation and restoration projects and making of deposits for environmental rehabilitation and restoration for mining activities)
Based on practical conditions of each type of mining and each environmental rehabilitation and restoration work as indicated in environmental rehabilitation and restoration projects/additional environmental rehabilitation and restoration projects, to estimate environmental rehabilitation and restoration expenses. Some of these expenses are specified below:
A. Environmental rehabilitation and restoration expenses
1. For open-cast mines not at the risk of generating acid drainage:
Expenses for environmental rehabilitation and restoration for open-cast mines:
Of which:
* Mcp : total expense for environmental rehabilitation and restoration;
* Ckt: expense for environmental rehabilitation and restoration in mining pits;
* Cbt: expense for environmental rehabilitation and restoration in spoil dumping sites;
* Cqd: expense for environmental rehabilitation and restoration in tailings dumping sites;
* Ctd: environmental rehabilitation and restoration expense for dismantlement of industrial and civil works;
* Cbs: additional expense for environmental rehabilitation and restoration (i.e., expense for the achievement of the project objectives, which shall be calculated on the basis of volumes of additional works).
1.1. Expense for environmental rehabilitation and restoration in mining pits (Ck[):
a/ For mining pits deep in the natural ground planned to be filled up
This expense may be calculated according to the following formula:
* Cd: expense for purchasing soil to fill up the mining pits Cd = Q.cd
Q=1.1 Vm
- 1.1: coefficient taking into account the soil-ramming degree;
- Q: volume of soil for filling up the mining pits (m3);
- Vm: volume of the mining pits (m3);
- Cd: expense for soil for fill-up and leveling (VND/m3);
- Cv : expense for transporting soil to the mining pits Cv = Q.cv;
- Q: volume of soil for leveling and filling up the mining pits (m3);
- Cv: expense for transporting soil to the mining pits (VND/m3).
*Cs: leveling and fill-up expense Cs = Q.k.cs
- Q: volume of soil for leveling and filling up the mining pits (m3);
- k: coefficient for the to-be-leveled volume of work (%);
- Cs: unit price for leveling (VND/m3).
*Cc : expense for vegetation covering
- S: area to be covered with vegetation (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: expense for purchasing and planting saplings (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
b/ For mining pits deep in the natural ground
Environmental rehabilitation and restoration expenses shall be calculated according to the following formula:
* Cqm: expense for leveling around the mining pits Cqm = S.cs (VND)
- S: area to be leveled (m2);
- cs: expense for leveling 1 m2 of soil around the mining pits (VND/m2).
* Cbm: expense for reinforcing banks of the mining pits Cbm = cm.S/cos (VND)
- S: area determined on the plan of the to-be-reinforced banks (m2);
- ~: angle of slope of the banks (degree);
- Cm: expense for reinforcing 1 m2 of the pit banks (VND/m2).
* Cr: expense for placing fences and signboards (VND).
* Ccx: expense for planting trees around the mining pits (VND)
- S: area to be covered with vegetation (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: expense for tree planting (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil (or for reserving surface soil) per hole (VND/hole);
Cm: expense for forming the water drainage system for mine holes
Cm =l.cm (VND)
- l: length of the water drainage system (m);
- cm: expense for forming the water drainage system for mine holes (VND/m).
c/ For mines with mining pits other than mine holes
In case the open-cast mining site has no mine holes, environmental rehabilitation and restoration expenses include the expense for leveling the ground for vegetation covering or change of land use purpose. The expense for environmental rehabilitation and restoration in the mining site shall be calculated as follows:
Ckt = Cs + Ccd + Cc
* Cs: expense for ground leveling Cs = S.cs
- S: area to be leveled (m2);
- cs: expense for leveling 1 m2of soil around the mining pits (VND/m2).
*Ccd: expense for soil rehabilitation Ccd = S.d. (cd + cv + cs)
- S: mining area to be rehabilitated (m2);
- d: thickness of the rich soil layer required, which must be at least 0.3 m (m);
- cd: unit price of 1 m3 of rich soil (if rich soil is taken from the surface soil layer stripped upon mine opening and kept for environmental restoration, cd is the expense for keeping surface soil) (VND/m3);
- cv: expense for transporting rich soil to the mining site (VND/m3);
- cs: expense for leveling rich soil to rehabilitate the surface soil of the mining site (VND/m3).
* Cc: expense for vegetation covering Cc = S.k. [cd + ch + cc + cp + cb]
- S: area to be covered with vegetation (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2):
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: expense for tree planting per hole (VND/ hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
In case the open-cast mining site is on a high mountain with deep mining pits difficult to fill up for restoring the original ground and impossible to create a reservoir, the expense for environmental rehabilitation and restoration in the mining pits shall be calculated as follows:
Kkt = Cqm + Cbm + Ccx
* Cqm: expense for leveling the ground around the mining pits Cqm = S.cs (VND)
- S: area to be leveled (m2);
- cs: expense for leveling 1 m2 of soil around the mining pits (VND/m2).
* Cbm: expense for reinforcing the mining pits' banks Cbm = cm . St/cos (VND)
- S.: area on the plan of the mining pits to be reinforced (m2);
- ~: angle of slope of the banks (degree);
- Cm: unit price for reinforcing 1 m2 of the banks (VND/m2).
*Ccx: expense for planting trees around and on the bottom of mining pits and growing grass on the talus of the banks of mining pits (VND)
Ccx = (S + Sd).k.(cd + ch + cc + cp + cb) + cct.St/cos
- S: area to be covered with vegetation on the layers on the mine banks (m2);
- Sd: area of the bottom of the mining pits (m2);
- St: area on the plan of the layer side and talus top (m2);
- cct: expense for purchasing special-use grass for growing on the talus (VND/m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: unit price for planting saplings and trees (VND/hole):
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
1.2. Expense for environmental rehabilitation and restoration in spoil dumping sites (Cbt)
a/ For the plan on prompt environmental restoration, to level the ground and cover it with rich soil and plant trees right after dumping. In this case, the environmental restoration expense shall be calculated according to the following formula:
Cbt = Cct+Ctc+Cmt
* Cct: expense for soil rehabilitation Cct = S.k.cd
- S: total area of layers of the spoil dumping site (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
*Ctc: expense for planting trees on the whole surface of the spoil dumping site:
Ctc =S.k.(ch+cc +cp +cb)
- S: total area of the site's surface (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: unit price for purchasing and planting saplings (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole).
*Cmt : expense for growing grass on the sides of the site's layers Cmt= Smt.Cco
- Smt: area of sides of the site's layers (m2);
- Cco: expense for growing grass (VND/m2).
b/ For the plan on environmental rehabilitation and restoration in highly heaped dumping sites, the rehabilitation covers leveling, layering, and making of a stable slope to prevent subsidence, covering sites' layers and tops with soil surface and then with vegetation. The environmental restoration expense shall be calculated according to the following formula:
Cbt = Csc+Cgc+Ctc+Cmt
*Csc : expense for leveling and layering Csc= Qsc.cs (VND)
- Qsc: volume of spoil to be leveled and layered (Qsc depends on each type and size of dumping site, ensuring a reserve stability coefficient for the dumping site's sides) (m3);
- cs: expense for leveling and layering per m3 of spoil (VND/m3).
* Cgc: expense for forming the water drainage system for spoil layers:
Cgc = l.cm (VND)
- l: length of the water drainage system for spoil layers (m);
- cm: expense for forming the water drainage system (VND/m).
*Cct: expense for soil rehabilitation Cct = S.k.cd
- S: total area of layers of the site (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2(hole/ m2);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
: Ctc: expense for planting trees on the surface of the site:
Ctc = S.k.(ch + cc + cp + cb)
- S: total area of the surface of the site (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2;
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: expense for saplings and tree planting (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole).
*Cmt: expense for growing grass on the sides of the sites layers Cmt= Smt.Cco
- Smt: area of the sides of the site's layers (m2);
- Cco: expense for grass growing (VND/m2).
1.3. Expense for environmental rehabilitation and restoration in tailings dumping sites (Cqd)
a/ For crude tailings dumping sites where water drainage is easy, to form appropriate water drainage systems, dry, level and cover the sites with surface soil layers and plant trees or restore the cultivation area, if possible. The environmental rehabilitation and restoration expense shall be calculated as follows:
Cqd = Ctn + Csg + Cct + Ctc
* Ctn: expense for forming the water drainage system (VND);
* Csg: expense for leveling the surface (VND);
* Cct: expense for soil rehabilitation (VND);
* Ctc: expense for vegetation covering (VND).
b/ For fine tailings sites where water drainage is difficult, rehabilitation and restoration expenses include the expense for forming a safe tailings reservoir with embankments or fences and warning signboards to prevent entry of humans and animals:
Cqd = Cdb + Chr + Cbb
*Cdb: expense for forming embankments, reinforcing dams and overflow gates to ensure safety for rivers' lower sections (VND);
- Chr: expense for building fences (VND);
- Cbb: expense for placing signboards (VND).
1.4. Expense for dismantlement of supporting works to restore the ground (Ctd)
This expense shall be calculated according to the following formula: Ctd = S.ctd .
- S: area to be dismantled (m2);
- ctd: expense for dismantlement (VND/m2).
2. For open-cast mines at the risk of generating acid drainage
2.1. Expense for environmental rehabilitation and restoration in mining pits (Ckt):
a/ For mining pits deep in the natural ground planned to be filled up:
This expense may be calculated according to the following formula:
Ckt = Cd + Dv + Cs + Cct + Cc + Cbs
* Cd: expense for purchasing soil to fill up the pits Cd= 1.1.Vm.cd (VND)
- Vm : volume of the mining pits (m3);
- Cd: unit price of soil for leveling and fill-up (VND/m3);
* Cv: expense for transporting soil to the mining pits Cv = Q.cv (VND)
- Q: volume of soil for leveling and filling up the mining pits Q = 1.1.Vm (m3);
- Cv: expense for transporting soil to the mining pits (VND/m3).
*Cs: expense for leveling Cs = Q.k.cs (VND)
- Q: volume of soil used for leveling and filling up the mining pits (m3);
- k: coefficient for the to-be-leveled volume of work, which is commonly 30-40%:
- Cs: unit price for leveling 1 m3 of soil (VND/ m3).
* Cct: expense for forming a permeation-proof layer to prevent acid drainage and a surface soil layer for tree planting
Cct=S.dds(cds +cv +cg) + cl.
- S: area of the mining pit's surface to be filled up (m2);
- dds: thickness of the clay layer (m);
- cds: unit price of 1 m3 of clay (VND/m3);
- cv: unit price for transporting 1 m3 of soil (VND/m3);
- cl: expense for rolling and ramming 1 m2 of clay to reach an endosmosis of 1.10-6 (VND/m2);
- cg: unit price for leveling 1 m3 of soil (VND/ m3).
* Cc: expense for vegetation covering Cc = S. k.[cd. + ch. + cc + cp + cb]
- S: area to be covered with vegetation (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: expense for saplings and tree planting (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
* Cbs: Environmental rehabilitation and restoration expenses additionally arising upon project implementation.
b/ For mining pits deep in the natural ground planned to be retained
The expense for environmental rehabilitation and restoration in the mining pits is similar to that applicable to mines not at the risk of generating acid mine drainage (Section b. Part 1.1), plus the expense for treating acid water (Cxl).
Ckt = Cqm + Cbm + Cr + Ccx + Cm + Cxl
* Cqm : expense for leveling places around the mining pits (VND)
* Cbm: expense for reinforcing banks of the mining pits (VND)
* Cr: expense for placing fences and signboards (VND).
* Ccx: expense for planting trees around the mining pits (VND)
* Cm: expense for forming the water drainage system for mine holes (VND)
* CxI: expense for treating acid water stagnated on the surface and bottom of the mining pits before discharging water into the mining pits (VND).
c/ For mining pits other than mine holes
The environmental rehabilitation and restoration expense shall be calculated as follows:
Ckt = Cs + Cct + Cc (VND)
*Cs: expense for leveling the layer surface Cs = S.cs
- S: area to be leveled (m2);
- cs: expense for leveling 1 m2 of soil on the layer surface (VND/m2).
*Cct: expense for forming a permeation-proof layer to prevent acid drainage and surface soil layer for tree planting
Ckt = S.[dds.(cds + cv + cg) + c1]
- S: area of the mining pits' surface to be filled up (m2);
- dds: thickness of the clay layer (m);
- cds: unit price of 1 m3 of clay (VND/ m3);
- cv: expense for transporting 1 m3 of soil (VND/ m3);
- c1: unit price for rolling and ramming 1 m2 of clay to reach an endosmosis of 1.10-6 (VND/m2).
*Cc; expense for vegetation covering Cc = S.k.[cd + ch + cc + cp + cb]
- S: area to be covered with vegetation (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: unit price for planting saplings and trees (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
Note: The permeation-proof layer aims to prevent sulfide spoil from contacting the air, so this layer may be made of other permeation-proof materials, such as geotechnics fabrics, spoil not generating acid (e.g., granite or calcium silicate) or alkali materials which can neutralize acids. However, this part only deals with the permeation-proof layer made of clay.
2.2. Expenses for environmental rehabilitation and restoration in spoil dumping sites (Cbt)
Expenses for environmental rehabilitation and restoration in spoil dumping sites are the same as those for common spoil dumping sites. For sites of spoil containing sulfide minerals, these expenses shall be added with the anti-permeation expense for walls, bedding and surface of the sites as follows:
Cct = Ctn +Cm +Ctc
*Ctn: anti-permeation expense for walls and bedding of the sites:
Ctn =(Sn +St).[dds .(cds +cv +cg) + cl]
- Sn: area of the bedding of the sites (m2);
- St: area of the walls of the sites (m2);
- dds: thickness of the clay layer (m);
- cds: unit price of 1 m3 of clay (VND/m3);
- cv: unit price for transporting 1 m3 of soil (VND/m3);
- cg: unit price for leveling 1 m3 of soil (VND/ m3);
- cl: unit price for rolling and ramming 1 m2 of clay to reach an endosmosis of 1.10-6 (VND/ m2).
*Cm: expense for forming a permeation-proof layer on the surface of the sites to prevent acid drainage and a surface soil layer for vegetation covering. The permeation-proof layer may be made of clay with low endosmosis; the minimum thickness of the clay layer for covering the whole surface of the filled-up area is 0.3 m and must be rolled and rammed to reach a low endosmosis. If the clay layer is thinner, the surface should be covered with a layer of other permeation-proof materials, such as geotechnics fabrics or permeation-proof polymer materials.
Cm =S.[dds(cds. +cv +cg ) + c1]
- S: area of the surface of the sites (m2);
- dds: thickness of the clay layer (m);
- cds: unit price of 1 m3 of clay (VND/m3);
- cv: unit price for transporting 1 m3 of soil (VND/m3);
- cl: unit price for rolling and ramming 1 m2 of clay to reach a small endosmosis (VND/m2).
* Ctc: expense for vegetation covering Ctc = S.k.[cd + ch + cc + cp + cb]
- S: area to be covered with vegetation (m2);
- k: number of tree-planting holes per m2 (hole/m2);
- ch: remuneration for digging a hole (VND/ hole);
- cc: unit price for planting saplings and trees (VND/hole);
- cp: expense for fertilizer per hole (VND/ hole);
- cb: expense for tending saplings during the first 3 years and planting trees in replacement of dead ones (VND/hole);
- cd: expense for rich soil per hole (VND/ hole).
2.3. Expense for environmental rehabilitation and restoration in tailings dumping sites (C,)
a/ For highly stable tailings dumping sites, after completing the mining (closing the sites), to dry and cover the sites with a layer of permeation-proof materials or a spoil layer not generating acid on the surface of the sites, which is a layer separating sulfide tailings from oxidizing agents, then to cover them with surface soil and vegetation. The expense for environmental restoration in tailings dumping sites is similar to that for spoil dumping sites (Section 1.3).
Cqd=Ctn+Csg+Cct+Ctc.+Cxl
-*Ctn : expense for forming the water drainage system and reinforcing the discharging dam or spillway;
* Csg: expense for leveling the surface;
* Cct: expense for the surface permeation-proof layer to prevent acids and the surface soil layer for soil rehabilitation;
* Ctc: expense for vegetation covering;
* Cxl: expense for the system for collecting and treating acid water from the sites.
b/ For unstable tailings dumping sites, they will be formed into submerged tailings reservoirs to prevent sulfide tailings from contacting the air. In this case, environmental restoration expenses are similar to those mentioned above (Section 1.3). but exclude the expense for rehabilitating the surface of the sites because the surface of tailings reservoirs is covered with a water layer of at least 0.3 m thick.
Cqd = Cdb + Chr + Cbb + Cxl
* Cdb: expense for reinforcing embankments, dams and overflow gates to become permanent and ensure safety for lower river sections;
* Chr: expense for building fences;
* Cbb: expense for placing warning signboards;
*Cxl: expense for the system for collecting and treating acid water.
2.4. Expense for dismantlement of supporting works to restore the ground (Ctd)
The expense for dismantlement of supporting works upon finishing mining shall be calculated similarly as above (Section 1.4).
Note: For mines generating hazardous wastes (e.g., spoil, tailings containing a high content of heavy metals, radioactive substances, etc.), to restore the environment like for mines at the risk of generating acid drainage.
3. For pit mines
3.1. Expense for environmental restoration in pits (Chl)
a/ The expense for environmental rehabilitation and restoration in case of wholly filling up pits where mining has finished shall be calculated as follows:
Chl = Q.(cvl + cx + cv) + Cbs.
- Q: volume of materials used for fill-up (m3);
- cvl: unit price of 1 m3 of materials (VND/ m3);
- cvl: expense for technology to fill up with 1 m3 of materials (VND/m3);
- cv: unit price for transporting 1 m3 of materials (VND/m3);
- Cbs: additional expense for environmental rehabilitation and restoration.
b/ For pits for which, upon finishing mining, the pit-collapsing method is applied, since the exploited volume of tailings and spoil has been transported to other places, the surface in the mining site will sink. The environmental rehabilitation and restoration process covers the leveling of the ground appropriate for vegetation covering (the environmental restoration expense is the same as that for open-cast mines).
c/ For pits partially or not filled up. it is still necessary to restore the environment upon finishing mining. To fill up pit entrances/pit wells under regulations, and build fences or walls to ensure safety for people and livestock. The environmental restoration expense shall be calculated as follows:
Chl = Cml + Cr + Cbs
-Cml,: expense for filling up pit entrances (VND). When filling up pit entrances/pit wells, to use reinforced concrete panels or steel panels for raising the filling layer above the ground surface. To reinforce places around well mouths or pits with a hard rock layer of around 1 m thick to avoid subsidence and bear an average load caused by gravity or pressure of collapse or pit gas. To design appropriate air-ventilation pipes for all layers filling up well mouths/pits;
- Cr: expense for building fences or walls (VND):
- Cbs: additional expense for environmental rehabilitation and restoration.
3.2. The expense for environmental restoration in spoil and tailings dumping sites and civil and industrial works shall be calculated similarly as that for open-cast mining.
4. For riverbed sand, gravel and spread mineral exploitation:
Environmental rehabilitation and restoration expenses (M ) for riverbed sand, gravel and spread mineral exploitation include the expense for environmental rehabilitation and restoration in areas used as warehouses and yards, makeshift roads and landfills for daily-life wastes, and the expense for rehabilitation of riverbeds, river banks and dike banks and dismantlement of supporting works. The environmental rehabilitation and restoration expenses shall be calculated according to the following formula:
Mcp = Csg + Csp + Cnv + Cxl + Ctd + Cbs
*Csg: expense for leveling the ground, cleansing sand, gravel and spread minerals and restoring the ground or cultivation land for the areas already used as riverside warehouses and yards, makeshift roads linking sand warehouses or yards with roads: Csg = S.cg
- S: area to be leveled (m2);
-cg: unit price per m2 for leveling and cleansing (VND/m2).
*Csp: expense for leveling and cleansing makeshift holes for burying daily-life wastes during the mining process, and for rich soil for tree planting: Csp = S.d.(cd + cg + cv)
- S: area of holes (m2);
- d: thickness of the rich soil layer for tree planting (m);
- cd: unit price of 1 m3 of rich soil (VND/ m3);
- cg: unit price for shoveling and leveling soil (VND/m3);
- cv: unit price for transporting 1 m3 of soil from source to holes (VND/m3).
*Cnv: expense for dredging from riverbeds mud and sand deposited in the mining process or removing obstacles arising in the mining process which obstruct traffic and change currents in the mining site: Cnv = Q-k.cnv
- Q: volume of mud and sand deposited in the mining process (m3);
- k: coefficient of the work volume to be dredged (%);
- cnv: unit price for dredging deposited mud and sand (VND/m3).
*Cxl: expense for handling and rehabilitating riverbank or dike-bank landslides caused by riverbed sand, gravel and spread mineral exploitation in the mining area: Cxl = Q.k.cg + S.cgc
- Q: volume of mud and sand discharged into the riverbed (m3);
- k: coefficient of the work volume to be leveled in the riverbed (%);
- S: area of the riverbank or dike bank to be reinforced (m2);
- cg: unit price for leveling sand and pebbles in the riverbed (VND/m3);
- cgc: unit price for reinforcing the riverbank or dike bank (VND/m2).
* Ctd: expense for dismantling investors' civil structures after riverbed sand exploitation to restore the ground: Ctd. = S.ctd
- S: area to be dismantled (m2);
- ctd: unit price for dismantlement (VND/m2).
*Cbs: additional expense for environmental rehabilitation and restoration.
Notes:
- The unit prices are based on work construction unit prices set by localities where environmental rehabilitation and restoration projects are implemented.
- Coefficient for leveling and dredging (k) depends on the characteristics of mines and mining technologies applicable to each type.
- Unit prices of planted trees and for transportation, tending and protection are based on unit prices set the Ministry of Agriculture and Rural Development.
B. Expenses for management of environmental rehabilitation and restoration projects
Project management expenses (Cql) include expenses for project management jobs from the stage of preparation and implementation to completion, certification and hand-over of projects to localities.
Cql = kql.Mcp (VND)
- kql: percentage (%), which shall be determined based on the norm of project management expense applicable to industrial works in the construction sector.
- Mcp: total environmental rehabilitation and restoration expenses as determined in Part A.-
*Note: Except Appendices 1 and 2, other appendices mentioned in this Circular are not printed herein.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây