Quyết định 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng giai đoạn 2011 - 2020

thuộc tính Quyết định 799/QĐ-TTg

Quyết định 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:799/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:27/06/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2020, giảm 20% lượng khí nhà kính trong nông nghiệp
Đây là mục tiêu trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (gọi tắt là REDD+) giai đoạn 2011-2020 ban hàn kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/06/2012 vừa qua.
Chương trình hành động lần này mang ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bên vững.
Cụ thể, nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của rừng, giúp giảm 20% lượng khí nhà kính trong nông nghiệp; quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng cả nước lên 44%-45%... vào năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành và cơ quan thực hiện một số nhiệm vụ như: xây dựng và vận hành thí điểm các cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật ở cấp quốc gia sẵn sàng bảo đảm việc quản lý, điều phối và vận hành các dự án REDD+ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; hoàn thiện hệ thống theo dõi, báo cáo diễn biến rừng hàng năm, đồng thời với việc kiểm kê đất đai của ngành tài nguyên và môi trường; đề xuất và thí điểm triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định…
Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính của Chương trình REDD+; hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Qũy REDD+ các cấp; giám sát các bên liên quan thực hiện đúng nội dung quản lý tài chính của Chương trình REDD+.
Chương trình được triển khai thi hành kể từ ngày 27/06/2012.

Xem chi tiết Quyết định799/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------
Số: 799/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG
VÀ SUY THOÁI RỪNG, QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ
NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG” GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
----------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (sau đây gọi tắt là Chương trình REDD+) giai đoạn 2011 - 2020, với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Quan điểm
a) Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn; việc thực hiện “giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (gọi tắt là REDD+) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, thể hiện thiện chí và nỗ lực của Việt Nam, góp phần cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
b) Chương trình REDD+ phải bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Việt Nam, tuân thủ quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan mà Việt Nam đã tham gia;
c) Bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và điều hành của Nhà nước; nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+.
d) Các giải pháp thực hiện Chương trình REDD+ phải có tính hệ thống, đồng bộ, theo giai đoạn và có trọng tâm, phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia, quy định của UNFCCC và sự hỗ trợ đầy đủ và kịp thời về kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định.
đ) Thực hiện Chương trình REDD+ gắn liền với thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, ít phát thải, góp phần phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xóa đói giảm nghèo.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2011- 2015: Xây dựng và vận hành thí điểm các cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật sẵn sàng ở cấp quốc gia bảo đảm việc quản lý, điều phối và vận hành các dự án REDD+ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; từng bước nâng cao nhận thức và năng lực tham gia thực hiện các hoạt động về REDD+ của các bên liên quan; mạng lưới REDD+ quốc gia được hình thành và hoạt động có hiệu quả; góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng và giá trị của rừng, giảm phát thải khí nhà kính, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập của người dân thông qua việc tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+ tại ít nhất 8 tỉnh.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Hoàn thành xây dựng các cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật bảo đảm việc quản lý, điều phối và vận hành hiệu quả các chương trình, dự án và hoạt động REDD+ trên phạm vi cả nước; giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của rừng, góp phần đạt mục tiêu giảm 20% lượng khí thải nhà kính trong nông nghiệp vào năm 2020; quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng của cả nước lên 44 - 45%, bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho các chủ rừng và người dân.
3. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Các tỉnh có rừng ở Việt Nam.
b) Đối tượng: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Giai đoạn 2011 -2015
a) Nâng cao năng lực và phát triển thể chế quản lý các hoạt động REDD+
- Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng đàm phán về REDD+ và biến đổi khí hậu cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện REDD+.
- Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều phối thực hiện REDD+; hình thành mạng lưới REDD+ quốc gia; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình; lồng ghép với việc thực hiện các chiến lược, chương trình có liên quan.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ triển khai các hoạt động REDD+.
- Thiết lập và thực hiện thí điểm cơ chế giám sát và giải quyết khiếu nại, phản hồi ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện Chương trình.
b) Điều tra, thu thập số liệu và thiết lập mức phát thải khí nhà kính cho từng giai đoạn và dự báo mức phát thải khí nhà kính trong những năm tiếp theo làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện REDD+ và đàm phán với nhà tài trợ quốc tế.
- Rà soát, thu thập, đánh giá và xử lý các số liệu cần thiết để thiết lập mức phát thải cơ sở và bước đầu xác định xu hướng phát thải khí nhà kính trước và sau khi thực hiện REDD+ (RELs/FRLs) ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (nếu cần) theo quy định của UNFCCC và hướng dẫn kỹ thuật của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Mức phát thải tham chiếu (RELs) là lượng khí nhà kính phát thải vào trong bầu khí quyển do mất rừng và suy thoái rừng tại một thời điểm nhất định hoặc đường biểu diễn sự thay đổi mức độ phát thải khí nhà kính tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ và dự báo xu hướng phát thải trong tương lai. Mức cơ sở (FRLs) là lượng phát thải khí do mất rừng và suy thoái rừng và lượng hấp thụ khí nhà kính của rừng do các hoạt động bảo tồn, quản lý rừng trước và trong quá trình thực hiện các hoạt động REDD+.
- Đánh giá diễn biến rừng và dự báo diễn biến rừng trong tương lai; đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng, nâng cao trữ lượng các bon của rừng.
- Điều tra, đánh giá xác định cụ thể tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, tính toán nhu cầu đầu tư và lợi ích thực hiện REDD+ cho từng tỉnh và cả nước; xác định các khu vực ưu tiên thực hiện REDD+.
- Thiết lập RELs/FRLs tạm thời ở cấp quốc gia và tại các tỉnh thí điểm phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, quy định của UNFCCC và sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của quốc tế.
c) Thiết lập và vận hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV).
- Khẩn trương hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng giai đoạn 2012- 2015, đặc biệt là ở các tỉnh tham gia thí điểm, làm cơ sở xây dựng kế hoạch và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện REDD+.
- Hoàn thiện hệ thống theo dõi, báo cáo diễn biến rừng hàng năm, điều tra, kiểm kê rừng theo chu kỳ 5 năm, phối hợp chặt chẽ với việc kiểm kê đất đai của ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính hiệu quả và sự thống nhất về số liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất đai.
- Xây dựng và thí điểm hệ thống MRV ở cấp quốc gia phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và quy định của UNFCCC.
- Thiết lập cơ chế theo dõi, báo cáo và thẩm định kết quả thực hiện REDD+; hệ thống cơ sở dữ liệu về REDD+ từ Trung ương tới địa phương.
- Phối hợp với tổ chức quốc tế thẩm định kết quả thực hiện REDD+ ở cấp quốc gia theo quy định của UNFCCC; tổ chức thẩm định kết quả thực hiện REDD+ tại các địa phương phù hợp với quy định của pháp luật.
d) Xây dựng cơ chế quản lý tài chính Chương trình REDD+
- Thành lập và tổ chức quản lý Quỹ REDD+, gồm:
+ Thành lập Quỹ REDD+ là một quỹ ủy thác trực thuộc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp trung ương và cấp tỉnh được thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng để tiếp nhận và quản lý các khoản tài chính từ các nguồn tài trợ, uỷ thác của các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài cho REDD+ và thực hiện nhiệm vụ chi trả dịch vụ REDD+.
+ Quỹ REDD+ có cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động theo cơ chế của quỹ ủy thác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của quốc tế.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ REDD+ phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của quốc tế.
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành cơ chế quản lý tài chính về Quỹ REDD+ phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của quốc tế.
- Tổ chức chi trả thực hiện REDD+, gồm:
+ Thiết lập hệ thống chi trả REDD+ từ Trung ương đến địa phương.
+ Xác định đối tượng, mức chi trả, phương thức chi trả dịch vụ REDD+.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chi trả kết quả thực hiện REDD+.
đ) Tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+
- Lựa chọn ít nhất 8 tỉnh có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính cao đại diện cho các vùng sinh thái tham gia các dự án điểm về REDD+, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và tài trợ của quốc tế.
- Xây dựng chương trình hành động thực hiện REDD+ ở cấp tỉnh; lồng ghép thực hiện REDD+ với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất và các chương trình, dự án giảm phát thải trong nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan; thí điểm xây dựng hệ thống quản lý, điều phối và vận hành REDD+ tại cấp tỉnh.
- Nâng cao nhận thức và năng lực kỹ thuật về REDD+ cho các cán bộ liên quan ở cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao nhận thức của các chủ rừng và cộng đồng dân cư địa phương.
- Lựa chọn và thực hiện các biện pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, ổn định và nâng cao trữ lượng các bon rừng; nghiên cứu vai trò và khả năng tham gia thực hiện REDD+ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng địa phương.
- Đề xuất và thí điểm triển khai: Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định; phương pháp điều tra, theo dõi, đánh giá diễn biến rừng với sự tham gia của các bên liên quan; cơ chế quản lý tài chính và chi trả cho kết quả thực hiện REDD+; các biện pháp bảo đảm an toàn (safeguards); xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin thực hiện REDD+.
e) Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về việc thực hiện REDD+; nâng cao năng lực thực thi pháp luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT).
g) Tổng kết đúc rút kinh nghiệm kết quả thực hiện REDD+ tại các tỉnh thí điểm và những quy định mới của quốc tế làm cơ sở bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện Chương trình REDD+ để triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc ở giai đoạn tiếp theo.
Danh mục các dự án giai đoạn 2011 - 2015, quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. Danh mục các dự án có thể được bổ sung khi có các nguồn lực mới của quốc tế, phù hợp với yêu cầu của quốc gia trong từng giai đoạn.
2. Giai đoạn 2016 - 2020
a) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều phối, quản lý và vận hành Chương trình; triển khai thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc phù hợp với quy định và sự hỗ trợ của quốc tế.
b) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý phục vụ thực hiện REDD+ trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn cũng như quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
c) Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện REDD+ cho cán bộ ở tất cả các cấp, người dân địa phương và các tổ chức có liên quan.
d) Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện RELs/FRLs ở cấp quốc gia và cấp địa phương tại các tỉnh thí điểm dựa vào việc cập nhật, bổ sung phương pháp và các số liệu liên quan hoặc theo các quy định mới của UNFCCC.
đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin về REDD+, bao gồm: Hệ thống MRV, hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (safeguards), thông tin về các chính sách và giải pháp kỹ thuật ở cấp Trung ương và địa phương phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia, quy định và hỗ trợ của quốc tế.
e) Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và chính sách chi trả trên cơ sở kết quả thực hiện REDD+ ở các cấp.
g) Hoàn thiện cơ chế giám sát và giải quyết khiếu nại, phản hồi ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện Chương trình REDD+.
h) Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về việc thực hiện REDD+ và nâng cao năng lực thực thi pháp luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT).
1. Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thực thi REDD+
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, quyền về các bon rừng, đầu tư kinh doanh tín chỉ các bon, quản lý tài chính, quyền hưởng lợi, các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện REDD+ và các văn bản pháp luật khác có liên quan phù hợp với pháp luật và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
b) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chứng chỉ rừng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, quản lý rừng bền vững, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Hoàn thiện thể chế và phát triển nguồn nhân lực
a) Có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực về REDD+ cho cán bộ các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và thôn bản ở vùng sâu, vùng xa.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tham gia vào REDD+, đặc biệt giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngành tài nguyên và môi trường trong việc xây dựng và thực hiện REDD+.
c) Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mô hình hợp tác công - tư; khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình REDD+.
d) Lồng ghép thực hiện REDD+ với Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, sáng kiến nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES); khuyến nông, khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo và các chương trình, dự án có liên quan nhằm tăng cường tính hiệu quả và bền vững.
đ) Thiết lập hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, xác định và truy xuất nguồn gốc gỗ; đảm bảo gỗ hợp pháp trong khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu.
3. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Xác định diện tích rừng đưa vào các chương trình, dự án REDD+; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc và địa phương trên cơ sở khoa học và hiệu quả kinh tế, bảo đảm tính khả thi, bền vững và giảm nguy cơ dịch chuyển phát thải đến mức tối thiểu.
4. Rà soát, hoàn thành việc giao, cho thuê rừng và đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật để đảm bảo cơ sở pháp lý khi ký hợp đồng tham gia và chi trả kết quả thực hiện REDD+.
5. Tiến hành điều tra, theo dõi diễn biến rừng và kiểm kê rừng theo định kỳ hàng năm và 5 năm; hoàn thiện hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp.
6. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát REDD+.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa các nguồn lực tài chính
a) Tích cực, chủ động tham gia các chương trình, sáng kiến quốc tế về REDD+ và biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, nông thôn nhằm huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để triển khai các chương trình, dự án REDD+.
b) Tăng cường hội nhập, hợp tác đa phương, song phương, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính trong khu vực và trên thế giới để thu hút các hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật; tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện REDD+, đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
c) Tăng cường công tác quản lý và cơ chế phối hợp trong việc sử dụng các nguồn vốn trong nước và tài trợ quốc tế trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án có liên quan.
d) Tiếp tục thực hiện các thỏa thuận và các điều ước quốc tế về môi trường và lâm nghiệp mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Vốn cho các dự án thuộc Chương trình hành động quốc gia về REDD+ sẽ được cân đối từ ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 và từ các chương trình, dự án khác có liên quan; từ hỗ trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài, các tổ chức và cá nhân trong nước, trong đó nguồn vốn quốc tế đóng vai trò quyết định. Mức kinh phí của các dự án được xác định cụ thể trên cơ sở thỏa thuận với nhà tài trợ và khả năng đóng góp của ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo về Chương trình hành động quốc gia REDD+
a) Giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban Chỉ đạo về REDD+ Việt Nam (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo), do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó ban; thành viên là đại diện lãnh đạo cấp Tổng cục, Cục, Vụ thuộc các Bộ, ngành liên quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Văn phòng REDD+ Việt Nam là bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập và tổ chức hoạt động điều hành theo thẩm quyền.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thống nhất với các nhà tài trợ và thành lập một số bộ phận tư vấn, hỗ trợ giám sát thực hiện Chương trình REDD+ khi cần thiết; đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận, điều ước quốc tế liên quan.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan chủ trì về REDD+.
- Chủ trì, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình REDD+, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia 5 năm, hàng năm để triển khai Chương trình REDD+.
- Chủ trì các cuộc đàm phán quốc tế về REDD+; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương huy động nguồn vốn quốc tế thực hiện Chương trình REDD+.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định thời điểm gốc, số liệu và tính toán mức phát thải khí nhà kính (RELs/FRLs) làm cơ sở đàm phán, đánh giá kết quả thực hiện REDD+; chủ trì xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV).
- Thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam; ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ REDD+ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Được Chính phủ ủy quyền thực hiện đàm phán và ký kết các thoả thuận hỗ trợ tài chính với các nhà tài trợ quốc tế cam kết đóng góp cho Quỹ REDD+ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan tổng hợp, rà soát nhu cầu kinh phí và danh mục các dự án về REDD+ để lồng ghép với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và các chương trình, dự án liên quan.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình REDD+
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vuợt thẩm quyền.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích hợp số liệu về tiến trình và kết quả thực hiện REDD+ vào báo cáo Thông báo quốc gia và báo cáo cập nhật (2 năm một lần) trình Ban Thư ký UNFCCC.
- Chủ trì về quy hoạch và quản lý đất đai, trong đó có đất lâm nghiệp và phối hợp lồng ghép REDD+ vào quy hoạch sử dụng đất các cấp.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát và hoàn thành việc giao đất gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về giao, cho thuê đất lâm nghiệp liên quan đến thực hiện Chương trình REDD+; cung cấp các kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống MRV, RELs/FRLs, đánh giá kết quả giảm phát thải của Chương trình REDD+.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cân đối, bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực hiện Chương trình REDD+.
- Lồng ghép chương trình REDD+ trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý và thực hiện Chương trình REDD+.
d) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính của Chương trình REDD+.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ REDD+ các cấp.
- Giám sát các bên liên quan thực hiện đúng nội dung quản lý tài chính của Chương trình REDD+.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí truyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện Chương trình REDD+.
e) Ủy ban Dân tộc
Tham gia tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia các hoạt động REDD+; lồng ghép việc thực hiện Chương trình REDD+ với các chương trình, dự án liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.
g) Các Bộ, ngành khác liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chương trình REDD+, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành trong việc thực hiện Chương trình REDD+.
h) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các hoạt động REDD+ tại địa phương mình.
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện REDD+ cấp tỉnh do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động về REDD+ cấp tỉnh; xây dựng và triển khai các đề án, dự án để triển khai Chương trình REDD+ tại địa phương; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch có liên quan trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan trong Kế hoạch quốc gia 5 năm, hàng năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình, dự án liên quan trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Chương trình REDD+ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định tại Quyết định này.
- Định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình REDD+ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định.
i) Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp
Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động liên quan đến Chương trình REDD+, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm thực hiện REDD+; kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình REDD+.
VI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức giám sát và đánh giá Chương trình REDD+ theo từng giai đoạn.
2. Nội đung giám sát, đánh giá
a) Giám sát, đánh giá các hoạt động tại các tỉnh được lựa chọn thí điểm: Lượng giảm phát thải và tăng cường trữ lượng các bon rừng; kết quả thực hiện về dự trữ các bon.
b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử đụng đất; kiểm tra, điều chỉnh và hoàn tất quá trình giao đất, giao rừng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát các biện pháp bảo đảm thực thi Chương trình REDD+.
c) Giải ngân nguồn thu và các Giao dịch tài chính liên quan đến thực hiện Chương trình REDD+.
3. Phạm vi giám sát, đánh giá: cấp Trung ương và cấp tỉnh.
4. Cơ chế giám sát, đánh giá: Đảm bảo tính minh bạch, công khai, có sự tham gia của đại điện các bên thực hiện Chương trình REDD+, cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế liên quan (nếu cần thiết).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết đinh này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 799/QD-TTg

Hanoi, 27 June, 2012

DECISION

ON APPROVAL OF THE NATIONAL ACTION PROGRAM ON REDUCTION OF GREEN-HOUSE GAS EMISSIONS THROUGH EFFORTS TO REDUCE DEFORESTATION AND FOREST DEGRADATION, SUSTAINABLE MANAGEMENT OF FOREST RESOURCES, AND CONSERVATION AND ENHANCEMENT OF FOREST CARBON STOCKS" 2011 - 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on the Government Organization, 25 December;

Pursuant to the Land Law, 26 November, 2003;

Pursuant to the Law on Forest Protection and December 3, 2004;

Pursuant to the Law on Environmental Protection November 29, 2005;

In accordance with Decree No. 99/2010/ND-CP September 24, 2010 of the Government s policy on payment for environmental services of forests;

In accordance with Decision No. 02 dated 05 18/2007/QD-TTg 2007 of the Prime Minister approving the strategy on forestry development in Vietnam during the period 2006 to 2020;

In compliance with Decision No. 158/QD-TTg December 2, 2008 by the Prime Minister approving the National Target Program to respond to climate change;

Pertaining to Decision No. 2139/QD-TTg December 5, 2011 of the Prime Minister on approving the National Strategy on Climate Change;

Based on Decision No. 432/QD-TTg April 12, 2012 by the Prime Minister on approving the strategy for sustainable development of Vietnam in the period 2011-2020;

Considering the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.Approving the National Action Program on "Reduction of greenhouse gas emissions through efforts to reduce deforestation and forest degradation, sustainable management of forest resources, conservation and enhancement of forest carbon stocks" (hereinafter referred to as the National REDD+ Action Program), 2011 - 2020, with the following major contents:

I. PERCEPTION, OBJECTIVES, SCOPE AND TARGET OF THE PROGRAM

1. Perception

a) Climate change is emerging as a serious challenge for all humanity, deeply influencing and comprehensively changing the life of the entire global society. Vietnam attaches vital implication to the response on climate change. The implementation of the National Action Program on "Reduction of greenhouse gas emissions through efforts to reduce deforestation and forest degradation, sustainable management of forest resources, conservation and enhancement of forest carbon stocks" (hereinafter referred to as the National REDD+ Action Program) is one of the important tasks defined in the National Strategy on Climate Change, reflecting the Vietnamese goodwill and utmost determination in sharing the effort and concern of global community to preserve the earth climate system.

b) The National REDD+ Action Program is designed in compliance with policies and laws of Vietnam, and consistent to the provisions of the United Nation Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) and relevant treaties and international conventions Vietnam has joined;

c) Consistent Program guiding, management and operation by State agencies, improving the dynamism, creativity and accountability of related enterprises, optimizing the involvement and supervision of socio-political, professional, non-governmental organizations and communities, utilizing mechanisms for effective international cooperation in the development and implementation of the National REDD+ Action Program.

d) Solutions and measures applicable for implementing the National REDD+ Action Program should be systematic, coordinated, phased down and focused, and consistent to the specific conditions of the country, the provisions of the UNFCCC as well as the technical and financial support from the international community. These practical solutions and measures should be scientifically sound, fully utilizing traditional experience and indigenous knowledge, and taking into consideration the socio-economic effects and possible risks and uncertainties.

e) The implementation of the National REDD+ Action Program is to associate with the promotion of the green and less-emission agriculture, contribution to sustainable development, national food security and poverty reduction.

2. Overall Goal and Specific Objectives

a) Overall Goal

The overall goal of the Program is the reduction of greenhouse-gas emissions through efforts to mitigate deforestation and forest degradation, increased greenhouse-gas sequestration by forests, sustainable management of forest resources, biodiversity conservation, and contribution to the successful implementation the national strategy on climate change and poverty reduction, and striving towards sustainable development.

b) Specific objectives

- In the period 2011 - 2015: Development and operation of pilot mechanisms, policies, organizational systems and technical capacity available at the national level to ensure effective management, coordination and operation of REDD+ related projects taking into consideration the specific national conditions and the support of the international community; step by step raising awareness and capacity of relevant parties to participate proactively in REDD+ activities; the National REDD+ Network is formed and operates effectively, contributing to protection of existing forest, while upgrading the quality and value of forests and reducing emissions of greenhouse gases, and creating additional employments and incomes for people through the implementation of REDD+ pilot projects in 8 provinces, as at least.

- In the period 2016 - 2020: Accomplishment of mechanisms, policies, organizational structures and technical capacity to ensure the proper management, coordination and effective operation of projects and activities under the National REDD+ Action Program at the national scale; reducing greenhouse-gas emissions through reduction of deforestation and forest degradation, increased greenhouse-gas sequestration by forests, contributing to achieve the target of reducing 20% of the total emission in the agricultural sector by 2020, management and sustainable development of forest resources, increasing the national forest cover rate to 44-45%, conservation of biodiversity, and diversification and improvement of livelihoods of the forest owners and the people at large.

3. Scope and targets

a) Scope: All the forest possessing provinces in the country.

b) Targets: Organizations, households, individuals and communities involved in activities relating to forest management, protection and development.

II. KEY TASKS

1. The period 2011 - 2015

a) Capacity building and institutional development for REDD+ management - Conduct of communication campaigns and capacity building, and providing training to strengthen technical capacity and REDD+/climate change negotiation skills for the staffs who are involved in implementing REDD+.

- Establishment of the system of management, coordination and implementation of REDD+ and setting up the National REDD+ Network; development of coordination mechanisms to link ministries, sectors and localities in the implementation of the Program as well as incorporate it into implementation of relevant national strategies and programs.

- Improvement of the legal system and technical guidance for implementing REDD+ activities.

- Establishment and pilot implementation of mechanisms to monitor and handle complaints and provide feedbacks during the Program implementation.

b) Conducting survey to compile necessary data and define the baseline emission level and project the level in the coming years as the basis for monitoring and evaluating the outcomes of REDD+ implementation, and for the negotiation with international donors.

- Review, collection, evaluation and processing of data necessary for identification of the reference emission levels and the trends of ante- and ex-implementation of REDD+ (RELs/FRLs) at national and provincial levels (if necessary) in compliance with UNFCCC provisions and the technical guidance of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). The reference emission levels (RELs) are the amount of gross emissions emitted into emitted into the atmosphere from deforestation and forest degradation at a reference time period, or the baseline reflecting the change of emission levels at different time periods in the past and predicting the future trends of emission. The forest reference levels (FRLs) are the amount of net/gross emissions from deforestation and forest degradation and the forest sequestration of greenhouse gases as the results of forest conservation, forest management before and during implementation of REDD+ activities.

- Assessment and prediction of the present and future forest estate change, proposing measures to mitigate and eventually stop deforestation and forest degradation, and increasing forest carbon stocks.

- Investigation, evaluation and verification of the potential reduction of emission, projection of the investment needs and benefits of REDD+ for each province and for the entire country, and defining priority areas for implementation of REDD+.

- Setting up the temporary RELs/FRLs at the national level and in the pilot provinces taking consideration to the specific conditions of Vietnam, the provisions of the UNFCCC and the financial and technical support provided by the international community.

c) Establishment and operation of the system of measurement, reporting and verification (MRV).

- Prompt completion of the project on the national forest inventory over the period 2012 - 2015, especially in the pilot provinces, as the basis for planning, monitoring and evaluation of REDD+ outcomes.

- Completion of the annual forest change monitoring and reporting, forest inventory every 5 years, in close coordination with the inventory of land resources conducted by MONRE, ensuring the effectiveness and the consistency of data in compliance with the Law on Forest Protection and Development, and the Land Law.

- Development and pilot application of the MRV system at the national level in conformity with the specific conditions of Vietnam and the provisions of the UNFCCC.

- Establishment of the mechanism for monitoring, reporting and verification of REDD+ and REDD+ database from central down to local level.

- Collaboration with international organizations to verify the REDD+ results at the national level in accordance with the provisions of UNFCCC; organizing the verification of REDD+ performance at local level in accordance with applicable legal regulations.

d) Formulation of the financial management mechanism applicable for National REDD+ Action Program

- Establishment and management of the REDD+ Fund, including:

+ REDD+ Fund development as a trust fund under the Forest Protection and Development Fund at the central and provincial levels which was established with Decree No. 05/2008/ND-CP dated 14 January, 2008 of the Government to receipt and manage grants and trusted funds provided by overseas countries, organizations or individuals for REDD+ and undertake the payment for REDD+ service.

+ REDD+ Fund has its structure and operation rules as a trust fund in compliance with the provisions of Vietnamese laws and international rules.

+ Ministry of Agriculture and Rural Development shall liable to coordinate with the Ministry of Finance, other relevant ministries and agencies to formulate and stipulate regulations on organization and operation of REDD+ Fund in accordance with the laws of Vietnam and the international rules.

+ Ministry of Finance shall be liable to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and agencies to develop and promulgate mechanisms for financial management of the REDD+ Fund in consistency with the law of Vietnam and the International rules.

- Organization of REDD+ implementation, including:

+ Promotion the REDD+ payments system from central to local levels.

+ Identification of the targets, payment rate and method of payments for REDD+ service.

- Examination, monitoring and evaluation of the payment for REDD+ performance.

e) Implementation of REDD+ pilot projects

- Selection of 8 provinces, at least, with high potential on emission reduction representing typical ecological zones to participate in REDD+ pilot projects in conformity with the specific conditions of Vietnam and requirements from the international aid.

- Development of the action plan to implement REDD+ at provincial level and mainstreaming REDD+ into forest protection and development and land-use planning as well as programs and projects that aim at reduction of emissions in agriculture and other related fields, and piloting the system for management, coordination and operation of REDD+ at the provincial level.

- Raising REDD+ awareness and building up technical capacity for concerned staff involved in REDD+ at provincial, district and commune levels and raising awareness of forest owners and local communities.

- Identification and application of appropriate measures to reduce emissions from deforestation and forest degradation and stabilizing forest carbon stocks, investigation of the possible role and capability of enterprises, organizations, individuals and local communities in REDD+ implementation.

- Proposing and piloting the measurement, reporting and verification system, the participatory inventory, monitoring and evaluation of forest change, financial management and payment mechanism applicable for REDD+ performance, REDD+ safeguard measures as well as the establishment of the database and information system required for REDD+ implementation.

e) Promotion of cooperation and sharing experience with the countries in the region on the implementation of REDD+, strengthening forest law enforcement, governance and trading (FLEGT).

g) Review and drawing of the experience from REDD+ implementation in the pilot provinces and newly introduced international practices for revising and improving the Program that will be expanded at the nation-wide scale in the next phase.

The List of project prepared for the period 2011 - 2015 is specified in the Appendix to this Decision. This List shall be supplemented and amended when new international resources are available and in accordance with national requirements in each time period.

2. The period 2016 - 2020

a) Continued improvement of coordination mechanisms, management and operation of the Program and its implementation at the national scale and in consistency with the international rules and international support.

b) Further performing the legal framework for implementation of REDD+ on the basis of practical requirements as well as the provisions of the law of Vietnam and the international practices.

c) Further raising awareness and upgrading capacity of staffs at all levels as well as local people and organizations involved to implement REDD+.

d) Revising and improving RELs/FRLs at national and local levels in pilot provinces with the updated method and related data or the new rules of the UNFCCC.

e) Improving the system of information for REDD+, including the MRV, information system on safeguard measures, information on policies and technical solutions at the central and local levels adaptable to the specific conditions of the country as well as the international rules and support.

g) Accomplishing the financial management mechanism and the payment policy based on REDD+ performance.

h) Improving the monitoring and complaint handling mechanism and feedbacks during the Program implementation.

f) Further promoting cooperation and sharing experience with countries in the region on the implementation of REDD+ and strengthening forest law enforcement, governance and trade (FLEGT).

III. SOLUTIONS

A. Improving the legal framework to facilitate REDD+ implementation

a) Reviewing, amending and supplementing the existing legal framework and formulating new legal documents on land, forest protection and development, forest carbon rights, investment in carbon credit business, financial management, benefit sharing and safeguard measures for

REDD+ implementation as well as other relevant legal documents in accordance with the applicable laws of Vietnam and international agreements Vietnam has signed.

b) Development of the system of national standards for forest certification and the rules and standards for silvicultural interventions, sustainable forest management, timber and NTFP harvest.

2. Institutional improvement and human resource development

a) Preparing plan on training and building up REDD+ capacity for staff at all levels, with special attention to commune and village levels in remote areas.

b) Developing mechanism to facilitate the coordination among state administrative agencies at all levels which are involved in REDD+, especially between agriculture and rural development and natural resource and environment departments in the development and implementation of REDD+.

c) Setting up mechanisms to facilitate close link with the private sector and public – private cooperation model, and encouraging the engagement of the social-political, professional, non- governmental organizations and local communities in the Program planning, implementation and monitoring.

d) Integration of REDD+ implementation into the National Program on Climate Change, the Green Growth Strategy, the Forest Protection and Development Plan 2011 - 2020, the wise agricultural initiatives toward response on climate change, the policies on payment for forest environmental services (PFES), agriculture-forestry extension service and poverty reduction as well as other relevant programs and projects to enhance its effectiveness and sustainability.

e) Developing a system for logging practice monitoring and identifying and tracing timber to ensure timber legality in logging, transportation, processing and export.

3. Reviewing and improving land-use planning and forest protection and development plan.

Identification of forest lands which shall be put under the National REDD+ Action Program and projects, review and adjustment of the land-use and forest protection and development projection, and planning at national and the local scales with sound scientific and economic rationale, ensuring REDD+ feasibility and reducing leakage down to the minimum level.

4. Reviewing and completing the allocation and leasing of forests and forest land to organizations, households, individuals and local communities in compliance with the existing laws to ensure the legal framework for concluding joint contracts and payment for REDD+ performance.

5. Conducting forest inventory and monitoring yearly and every 5 years to perform the forest information system.

6. Strengthening communication campaigns, raising awareness, mobilizing the participation of local people, local communities and organizations in the planning, implementation and monitoring of REDD+.

7. Enhancing international cooperation to diversify financial resources

a) Proactive participation in international programs and initiatives toward REDD+, and climate change in agriculture and rural areas to utilize potential financial and technical support for promotion and implementation of National REDD+ Action Program and projects.

b) Strengthening integration, multilateral and bilateral cooperation and cooperation with non-governmental organizations as well as the regional and global financial institutions to attract financial and technical support; enhanced sharing of information and experience on REDD+ implementation, especially with the members of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).

c) Strengthening the management and coordination mechanisms in utilizing domestic resources and international aids in the implementation of related programs and projects.

d) Further implementation of the environment and forestry-related agreements and conventions Vietnam has signed or acceded to.

IV. PROGRAM FUNDING

1. Funds for implementing projects under the National REDD+ Action Program will be derived from the state budget available for the implementation of the National Program on Climate Change and the Forest Protection and Development Plan 2011 – 2020, and from other relevant programs and projects as well as the potential supports from donor governments, international organizations, non-governmental organizations, foreign individuals and local organizations and individual. Of these possible resources, international funding is expected to play the leading role.

The funding proposed for specific projects will be identified on the basis of specific agreements with donors and potential contribution of the state budget subject to the approval of competent authorities.

2. The formulation and submission of projects to competent authorities for approval as well as the management, use of funds allocated to these projects is devolved in view of further decentralization and strengthening the accountability of local authorities.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Establishment of the National REDD+ Action Program Steering Committee

a) The Minister of Agriculture and Rural Development is assigned to set up the Vietnam REDD+ Steering Committee (hereinafter referred to as the Steering Committee) with the Minister of Agriculture and Rural Development as the Chairman, Deputy Ministry of Natural Resources and Environment as Vice Chairman, and members of the Steering Committee are representatives of leaders of relevant departments under Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Science and Technology, the Committee of Ethnic Minorities and the Government Office.

The Minister of Agriculture and Rural Development assumes to stipulate the operation regulations of the Steering Committee.

b) REDD+ Office of Vietnam will act as the assisting body for the Steering Committee which will be established and operated by the Minister of Agriculture and Rural Development within his jurisdiction.

c) The Ministry of Agriculture and Rural Development is authorized by the Prime Minister to seek agreement with donors and establish, whenever needed, consulting units to support and supervise the implementation of the Program provided that this setting is simplified, operational, efficient and consistent to the law of Vietnam and related international agreements and conventions.

2. Responsibility of related ministries and sectors

a) Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD)

- MARD shall be liable to act as the REDD+ leading agency.

- MARD assumes to lead the formulation of mechanisms and policies to be issued by the Prime Minister or the Minister of MARD, if within his jurisdiction, applicable for managing, operating and guiding the implementation of the Program.

- Formulating, approving and organizing the preparation of annual and 5 year national plans or Program implementation.

- Leading the negotiations with international partners on REDD+, presiding over and coordinating with relevant ministries, departments and local authorities to mobilize international fund for Program implementation.

- Taking lead and coordinating with the Ministry of Natural Resources and Environment to define the reference time and data, and calculate the RELs/FRLs as a basis for negotiation and evaluation of REDD+ performance; leading the establishment and operation of the system of measurement, reporting and verification (MRV).

- Establishing Vietnam REDD+ Fund and preparing regulations on organization and operation of the Fund in accordance with the law of Vietnam and international practices.

- Being authorized by the Government to proceed with negotiation and conclude financial support agreements with international donors which are committed to provide contributions to Vietnam REDD+ Fund as prescribed by law.

- In collaboration with the Ministry of Natural Resources and Environment and other ministries concerned, every year MARD has to review and synthesize funding needs and the list of REDD+ projects for integration into the implementation of the National Program on Climate Change and other related programs and projects.

- Examining, monitoring and periodically evaluating and drawing experience from the Program implementation.

- Annually synthesizing the results of Program implementation and report to the Prime Minister, and proposing count-measures to handle arisen problems that are beyond its mandate.

b) Ministry of Natural Resources and Environment

- Taking lead and coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development to integrate data on the progress and results of REDD+ implementation into the National Announcements and updated reports (every 2 years) and submit to UNFCCC Secretariat.

- Leading the land-use planning and land management, including the forest land, and integrating REDD+ into land-use planning practice at all levels.

- Leading and coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development to direct and guide provincial people committees to review and accomplish the land allocation in association with forest leasing and issuing land-use right certificates; issuing, within its jurisdiction, or submitting to competent authorities for the issuance of mechanisms and policies on forest land allocation or leasing relevant to the implementation of the Program; providing data available from the national inventory of greenhouse gas emissions in Vietnam.

- Coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development to develop the system of MRV, RELs/FRLs, and evaluating the results of the emission reduction by the Program.

c) Ministry of Planning and Investment

- Balancing and allocating counterpart funds for specific projects to implement the Program.

- Mainstreaming REDD+ into the course of implementing relevant national programs.

- Coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance to formulate mechanisms and policies for managing and implementing the Program.

d) Ministry of Finance

- Leading and coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development to develop mechanisms and policies related to the Program financial management.

- Leading and coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the management and use of financial resources available from REDD+ Fund at various levels.

- Supervising relevant parties to follow strictly the financial management rules applicable for the Program.

e) Ministry of Information and Communication

Guiding and driving press agencies in conducting communication campaigns to raise awareness and responsibility of related agencies, organizations and people in forest protection and development and implementation of the National REDD+ Action Program.

e) Committee of Ethnic Minorities

Participating in communication and promotion campaigns, awareness raising and capacity building, encouraging ethnic minorities to take active part in REDD+ operations, mainstreaming the implementation of the National REDD+ Action Program and relevant programs and projects within its state administrative mandate.

g) Other ministries and relevant sectors

In accordance with the functions and tasks defined within their state administrative mandate, other ministries and sectors shall proactively coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing the Program, and guide various units that fall within their state administrative mandate to implement the Program.

h) Responsibility of provincial people committees and cities under the direct control of the central Government

- Organizing REDD+ communication campaigns and promotion of REDD+ activities in their localities.

- Establishing of REDD+ Steering Committee at provincial level to be chaired by the leaders of provincial people s committees.

- Developing and implementing provincial REDD+ action plans; preparing and implementing projects relevant to the Program at provincial level; reviewing and adjusting related local plannings and plans.

- Organizing the implementation relevant activities that are included in national annual and 5

year plans approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval.

- Actively mobilizing every possible resource and mainstreaming REDD+ and the payment for forest environmental services and related programs and projects in the local areas to achieve the objectives of the Program.

- Coordinating with relevant ministries and agencies to guide and supervise organizations and individuals in implementing the Program in the local area as specified in this decision.

- Providing regular reports on the progress of achieving Program objectives and task performing in provinces or cities as specified in this Decision.

i) Political, social and professional organizations, NGOs and enterprises

Subject to their functions, tasks and capabilities, political, social and professional organizations, mass organizations, non-governmental organizations and business entities are requested to participate in activities relating to the Program, particularly in the field of information sharing, education and communication promotion, supporting and mobilizing the involvement of local communities, distributing experience in implementing REDD+, examining and monitoring the Program implementation.

VI. MONITORING AND EVALUATION.

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development will take lead and coordinate with line ministries and agencies to monitor and evaluate the Program performance at various stages.

2. Contents of monitoring and evaluation

a) Monitoring and evaluating the performance of activities which will be conducted in pilot provinces, including the amount of emission reduction and the added forest carbon stocks, and the results of carbon sequestration.

b) Monitoring and evaluating the implementation of land-use planning; reviewing, adjusting and completing the process of allocating land and forests, realizing the rules of grass-root democracy; supervising the application of measures to ensure the implementability of the Program.

c) Disbursement of funding and financial transactions relating to Program implementation.

3. The scope of monitoring and evaluation: central and provincial levels.

4. Mechanisms applicable for monitoring and evaluation: Monitoring and evaluation shall be transparent, open and participatory, with the involvement of all concerned parties, including relevant State agencies and international organizations involved (if necessary).

Article 2.This Decision comes into effect since the date of its signing.

Article 3.The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, chairmen of people committees of provinces and cities directly controlled by the Central Government shall be liable implement this Decision.

 

 

Recipients:
- Party Central Committee Secretariat;
- Prime Minister, Deputy Prime Ministers;
- Ministries, ministerial-level agencies, agencies under the
Government;
- People s councils and committees of provinces and cities under central control;
- Party Central Committee Office and Party relevant Party departments;
- Office of the Party Secretary General;
- Office of the Country President;
- Council of Nationalities and committees under the National
Assembly;
- Office of National Assembly;
- Supreme People s Court;
- Institute of the Supreme People s Procuracy;
- State Auditor;
- Central offices of civil-society organizations;
- Government Office: Chairman, Deputy Chairmen, Assistant to the Prime Minister, Government Website, departments under Government Office, the Gazette;
- Filing: Recording, Sector-Economic Department (3 copies).

FOR THE PRIME MINISTER
VICE PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

ANNEX

LIST OF ACTIVITIES AND PROJECTS PROPOSED FOR THE IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL REDD+ ACTION PROGRAM, 2011 – 2020
(Issued with Decision No.799/QĐ-TTg dated 27 June, 2012 by the Prime Minister)

No.

Fields of intervention

Activities

Leading agencies

Outcomes

Time

1

Capacity building and institutional development for management of REDD+ activities in Vietnam

1.1. Conducting meetings, seminars/workshops, training courses on REDD+ for relevant staffs at central and provincial levels.

- VNForest (MARD)

- DARDs in forested provinces

Meetings, seminars/workshops and training courses to provide knowledge and expertise for relevant staffs of the forest sector and line departments at central and provincial levels arranged.

2012 - 2013

1.2. Carrying out REDD+ disseminiation and communication to staffs and civil servants in the forestry and relevant sectors at central and provincial level.

- VNForest

- DARDs in forested provinces

REDD+ dissemination and communication training provided to staffs and civil servants of the forest sector and line departments at central and provincial levels

2012 - 2013

1.3. Undertaking trainings/worshops on MRV, REL/Rl REL/Rl identification for relevant technical staffs at central level and in pilot provinces

- VNForest

- FIPI

- VAFS

- International organizations and internationally funded projects

Trainings/worshops on MRV, REL/Rl REL/Rl identification for relevant technical staffs at central level and in pilot provinces provided

2012 - 2013

1.4. Organizing training courses to upgrade tecnical knowledge, improve foreign language and negotiation skill for relevant staffs inside and outside the country.

- The National Steering Committee

-VNForest and departments/units under MARD and line ministries and sectors.

- Capacity of key staffs who are participating in REDD+ negotiation upgraded

- Trainings/wotrkshops inside and outside Vietnam

2012 - 2015

2

Identifying baseline emission level applicable for 2 activities REDD+ (RELs)/baseline level for all activities REDD+ (FRLs)

2.1. Defining the preliminary reference scenario at national level and for REDD+ pilot provinces

MARD MONRE

- REDD+ reference scenario at national level defined

- REDD+ scenarios for pilot provinces prepared

2012 - 2014

3

 

Establishment and operation of MRV system

 

3.1. Establishing MRV system at national level according to UNFCCC regulations

MARD MONRE

National MRV that satisfies UNFCCC requiements available

2012 - 2015

3.2. Proposing the system of MRV from the central level down to local level for REDD+ implementation in Vietnam

MARD

People committees of pilot provinces

MRV system for Vietnam REDD+ prepared and piloted in 8 provinces

2013 - 2015

3.3. Reviewing, supplementing and implementing forest inventory project to meet the need of Program implementation

 

MARD

MPI MoF

 

- The designing, methodology and mechanism for implementing the national forest inventory program revised and supplimented

- Baseline data for REDD+ monitoring in pilot provinces compiled

2012 - 2015

3.4. Monitoring gas emission and leakage in pilot provinces

National/provincial MRV systems

Monitoring gas emission and leakage in pilot provinces

2012 - 2015

3.5. Reporting and data management

National/provincial MRV systems

 

2013 - 2015

3.6. Verifying REDD+ implementation results in pilot provinces

National/provincial MRV systems

Results of REDD+ implementation in pilot provinces (emission reduction, increased carbon stocks and emission leakage) verified

2014 - 2015

4

Financial management of the National REDD+ Action Program

4.1. Establishing National REDD+ Fund

MARD

National REDD+ Fund established

 

4.2. Developing Provincial REDD+ Funds in pilot provinces

Provincial People committees

Provincial REDD+ Funds developed

2013 - 2015

4.3. Setting up the REDD+ performance-based payment system in pilot provinces

MARD

People Committees of pilot provinces

REDD+ performance-based payment system in pilot provinces became operational

2013 - 2015

5

Improving legal framework relevant to the Program implementation

5.1. Reviewing, adjusting and formulating new legal documents on lands, forest protection and development, investment, financing, land tenure and other legal documents relevant to REDD+

MARD MONRE MoF MPI

Legal documents on lands, forest protection and development, investment, financing, land tenure and other legal documents relevant to REDD+ revised, supplemented, newly formulated in accordance with laws and international agreements Vietnam has joined

2013 - 2017

5.2. Developing the system of criteria and standards for silvicultural interventions applicable in forest development; guiding the preparation of sustainable forest management plans, forest inventory, assesment and monitoring needed for accounting emission reduction by REDD+

MARD MONRE

The system of criteria and standards for silvicultural interventions applicable in forest development; guiding the preparation of sustainable forest management plans, forest inventory, assesment and monitoring needed for accounting emission reduction by REDD+ developed

2013 – 2015

5.3. Guiding and applying the reduced impact logging (RIL); developing the system for monitoring logging practice, defining and tracing timber chain of custody, ensuring timber legality in logging, transportation, processing and exporting, verifying that imported timber is legally sourced

MARD MONRE

The system of criteria and standards for silvicultural interventions applicable in forest development; guiding the preparation of sustainable forest management plans, forest inventory, assesment and monitoring needed for accounting emission reduction by REDD+ developed

2013 - 2015

5.4. Investigating and developing criteria for monitoring REDD+ implementation, regulating REDD+ database management at central and local levels

MARD MoIT

Regulations on reduced impact logging (RIL) and the system for monitoring logging practice, defining and tracing timber chain of custody, ensuring timber legality in logging, transportation, processing and exporting developed

2013 - 2015

6

Monitoring and evaluating the National REDD+ Action Program

6.1. Monitoring and evaluating the National REDD+ Action Program

MARD

MONRE

DARDs of pilot provinces

Monitoring and evaluating the

2013 - 2015

7

Establishment of the safegard information system

7.1. Establishing the safegard information system at national level

- VNForest (MARD)

- MONRE

- MoIT

The safegard information system at national level established and becomes operational

2013 - 2015

8

Awareness raising and capacity building for foreste owners and other related parties

8.1. Raising awareness on REDD+ and buiding up capacity for REDD+ implementation for forest owners, local communities and other relevant parties

- The National Steering Committee

- VNForest (MARD)

Awareness and REDD+ implementing capacity raised

2012 - 2015

8.2. Setting up mechanisms to support the engagement of forest holders, local communities, enterprisese and NGOs in REDD+

- The National Steering Committee

- VNForest (MARD)

Support mechanisms proposed and piloted

2012 - 2015

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 799/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất