Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều về quản lý thức ăn chăn nuôi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 66/2011/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 10/10/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP ---------------------- Số: 66/2011/TT-BNNPTNT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP
ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số nội dung về quản lý thức ăn chăn nuôi như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 6 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Một số quy định chi tiết về địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất và nhân viên kỹ thuật như sau:
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn chăn nuôi;
Phải có hệ thống cung cấp điện an toàn và có hệ thống cung cấp nước sạch bảo đảm yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Một số quy định chi tiết về địa điểm, phương tiện vận chuyển và dụng cụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi cụ thể như sau:
Hiệu lực của danh mục thức ăn chăn nuôi là 05 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực. Trước khi hết thời gian hiệu lực 06 tháng, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nếu có nhu cầu làm thủ tục đăng ký lại vào Danh mục tại Tổng Cục thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi.
Hồ sơ đề nghị thay đổi thông tin sản phẩm lập thành 01 bộ, bao gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh thông tin sản phẩm (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Giấy xác nhận nội dung điều chỉnh của nhà sản xuất.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời đồng ý hoặc không đồng ý về việc điều chỉnh thông tin sản phẩm.
Trường hợp đồng ý điều chỉnh thông tin sản phẩm, Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi sẽ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh thông tin sản phẩm trong Danh mục. Trong thời gian chờ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa nội dung điều chỉnh vào Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp được phép tiếp tục sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi chưa có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng cho Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (mẫu đơn theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương; trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận trên thì phiếu kết quả kiểm nghiệm phải được cấp từ cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền của nước xuất xứ hoặc được công nhận bởi tổ chức chứng nhận chất lượng;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam của nhà đăng ký nhập khẩu (chỉ nộp lần đầu).
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của nhà đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có dịch thuật công chứng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại các hội trợ triển lãm, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho nhập. Trong trường hợp không đồng ý cần nêu rõ lý do.
- Đơn đề nghị nhập khẩu, ghi rõ: tên thức ăn chăn nuôi, khối lượng theo hợp đồng, nguồn gốc xuất xứ; thời gian, địa điểm nhập khẩu và tái xuất.
Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hợp đồng thực hiện giữa các bên phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng gia công, tái xuất.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho nhập. Trong trường hợp không đồng ý cần nêu rõ lý do.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Việc thực hiện kiểm tra Nhà nước về thức ăn chăn nuôi được quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Chi tiết một số nội dung cụ thể sau:
- Việc kiểm tra thường xuyên về chất lượng thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi mỗi năm không quá 02 lần và có thông báo bằng văn bản trước khi kiểm tra.
- Việc kiểm tra đột xuất về chất lượng thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.
- Các chỉ tiêu sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packinglist), hoá đơn mua bán (Invoice), Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis).
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này; Bản yêu cầu các chỉ tiêu cần kiểm tra, xác nhận chất lượng;
Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng.
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, Giấy xác nhận chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về.
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
Do tổ chức, cá nhân đề nghị chi trả.
Giấy xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi được cấp cho các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI
Thức ăn chăn nuôi phải qua khảo nghiệm được quy định tại khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Việc xác định các loại thức ăn chăn nuôi phải khảo nghiệm và nội dung khảo nghiệm trong từng trường hợp cụ thể do Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi quyết định. Ngoài ra có thể do yêu cầu của người sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng thức ăn chăn nuôi đề nghị được khảo nghiệm.
- Kiểm tra ban đầu: Phân tích trong phòng thí nghiệm về thành phần hoá học, các chất dinh dưỡng và các chất độc hại của thức ăn khảo nghiệm theo tỷ lệ thành phần được thể hiện trên bản công bố chất lượng hoặc trên nhãn hàng hóa.
- Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua khảo nghiệm trên vật nuôi:
+ Thời gian khảo nghiệm ít nhất một chu kỳ nuôi đối với gia súc, gia cầm; một vụ nuôi đối với thủy sản từ cỡ giống lên cỡ thương phẩm; số lần lặp lại của mỗi công thức khảo nghiệm tối thiểu là 3 lần.
+ Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của vật nuôi:
Đối với động vật trên cạn thực hiện khảo nghiệm trong các trại sản xuất giống, trại nuôi thương phẩm gia súc, gia cầm đủ điều kiện khảo nghiệm;
Đối với thủy sản ở giai đoạn ấu trùng, giống: sử dụng bể xi măng, bể kính, bồn Composite;
Đối với thủy sản nuôi thương phẩm thực hiện khảo nghiệm trong lồng, bè, ao, đầm.
+ Yếu tố kỹ thuật cần được bảo đảm thống nhất trong quá trình khảo nghiệm:
Đối với gia súc và gia cầm: Chất lượng con giống đưa vào khảo nghiệm phải đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; mật độ nuôi đúng theo tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành; các lô thí nghiệm và đối chứng có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Khác biệt lô thí nghiệm và đối chứng là thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm.
Đối với động vật thủy sản: Chất lượng con giống phải bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; mật độ thả nuôi đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; các yếu tố môi trường: độ trong, nhiệt độ nước, pH, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD, NH3-N, NO2-N, độ cứng tổng cộng, lưu tốc nước đối với cá nuôi lồng bè; các lô thí nghiệm và đối chứng có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Khác biệt lô thí nghiệm và đối chứng là thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm.
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của động vật nuôi;
- Tỷ lệ nuôi sống, trạng thái sức khỏe qua các giai đoạn phát triển của vật nuôi;
- Hệ số chuyển hóa thức ăn;
- Dư lượng kháng sinh, chất độc hại khác trong thức ăn tồn dư trong sản phẩm vật nuôi và môi trường;
- Các chỉ tiêu khác có liên quan.
Trường hợp kết quả khảo nghiệm không chính xác, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm và người sử dụng thức ăn chăn nuôi thì đơn vị khảo nghiệm phải chịu trách nhiệm bồi thường kinh phí khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm chi trả và bồi thường thiệt hại trong quá trình sản xuất do khảo nghiệm sai gây ra;
- Kiểm tra sự phù hợp của các thủ tục cần thiết trong Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm trước khi tiến hành khảo nghiệm.
- Căn cứ vào Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phù hợp đã được Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi chấp nhận, tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
+ Địa điểm khảo nghiệm;
+ Thời gian khảo nghiệm;
+ Loại thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm;
+ Đối tượng vật nuôi, thủy sản khảo nghiệm;
+ Quy trình khảo nghiệm;
+ Cán bộ kỹ thuật và sổ sách, tài liệu theo dõi thí nghiệm.
Chậm nhất sau 07 ngày làm việc từ khi kết thúc quá trình khảo nghiệm cơ quan giám sát gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi để Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá.
- Căn cứ vào báo cáo đề xuất của đoàn kiểm tra, giám sát. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định việc chỉnh sửa các nội dung, biện pháp khắc phục, quy định thời gian khắc phục;
- Đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi thực hiện việc chỉnh sửa, khắc phục các nội dung do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định, báo cáo kết quả khắc phục về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi theo đúng thời gian quy định;
- Tổ chức kiểm tra lại việc thực hiện các nội dung cần chỉnh sửa, khắc phục trong khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản hoặc Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định;
- Hồ sơ kiểm tra, giám sát khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi được lưu giữ tại Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi và được đưa vào hồ sơ khi thẩm định công nhận thức ăn chăn nuôi mới để Hội đồng khoa học chuyên ngành có căn cứ đánh giá.
Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đánh giá và công nhận thức ăn chăn nuôi mới về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị đánh giá và công nhận thức ăn chăn nuôi mới (Phụ lục 18);
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm;
- Ý kiến xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quá trình khảo nghiệm, khả năng sử dụng của loại thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm tại địa phương;
- Báo cáo giám sát và các biên bản kiểm tra khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và báo cáo hoặc hồ sơ khắc phục của đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi sau kiểm tra, giám sát.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị đánh giá công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá kết quả khảo nghiệm và hoàn tất các thủ tục công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
Sau khi được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá và có kết luận đạt yêu cầu về chất lượng, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
- Định kỳ 6 tháng hoặc khi có yêu cầu phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi của đơn vị mình về Tổng Cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hàng quý hoặc khi có yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải báo cáo về chủng loại, số lượng, nguồn gốc và giá các loại nguyện liệu và thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khẩu về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi theo mẫu Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét sửa đổi, bổ sung ./.
Nơi nhận: - Như Điều 37; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ KHCN; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; - Tổng cục Hải quan; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - UBND các tỉnh, tp. trực thuộc TW; - Các Sở Nông nghiệp và PTNT; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Lưu: VT, TCTS, CN. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Diệp Kỉnh Tần |
Phụ lục 1
DANH MỤC CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT TỐI THIỂU BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ KHI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
-------------------------------------
1. Đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn chăn nuôi đậm đặc
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Độ ẩm |
% |
Không lớn hơn |
2 |
Protein thô |
% |
Không nhỏ hơn |
3 |
Năng lượng trao đổi (ME)* |
Kcal/kg |
Không nhỏ hơn |
4 |
Xơ thô |
% |
Không lớn hơn |
5 |
Canxi |
% |
Trong khoảng |
6 |
Phốt pho tổng số |
% |
Trong khoảng |
7 |
Lysine tổng số |
% |
Không nhỏ hơn |
8 |
Methionine + Cystine tổng số |
% |
Không nhỏ hơn |
9 |
Threonine tổng số |
% |
Không nhỏ hơn |
10 |
Khoáng tổng số (hoặc tro thô) |
% |
Không lớn hơn |
11 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit Clohydric) |
% |
Không lớn hơn |
12 |
Hoá chất, kháng sinh (nêu tên gốc hoặc tên quốc tế và hàm lượng cụ thể - nếu có) |
mg/kg |
Không lớn hơn |
|
Thức ăn thủy sản phải thêm các chỉ tiêu sau: |
|
|
13 |
Protein tiêu hóa |
% |
Không nhỏ hơn |
14 |
Béo tổng số |
% |
Không nhỏ hơn |
15 |
Aflatoxin B1 |
ppb |
Không lớn hơn |
16 |
Tỷ lệ vụn nát |
% |
Không lớn hơn |
17 |
Độ bền trong nước |
Số giờ quan sát |
Không nhỏ hơn |
18 |
Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) |
|
Không cho phép |
19 |
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) |
|
Không cho phép |
* Cơ sở công bố chất lượng phải công bố phương pháp tính.
2. Đối với premix vitamin hoặc axit amin
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Độ ẩm |
% |
Không lớn hơn |
2 |
Các loại vitamin đơn hoặc axit amin |
IU/kg hoặc mg/kg |
Không nhỏ hơn |
3 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit Clohydric) |
% |
Không lớn hơn |
4 |
Hoá chất, kháng sinh (nêu tên gốc hoặc tên quốc tế và hàm lượng cụ thể - nếu có) |
mg/kg |
Không lớn hơn |
5 |
Chất mang (tên và hàm luợng cụ thể ) |
% |
Trong khoảng |
3. Đối với hàng hoá là premix khoáng
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Độ ẩm |
% |
Không lớn hơn |
2 |
Các loại nguyên tố khoáng đơn |
% hoặc mg/kg |
Trong khoảng |
3 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit Clohydric) |
% |
Không lớn hơn |
4 |
Chất mang (tên và hàm luợng cụ thể ) |
% |
Trong khoảng |
4. Đối với hàng hoá là premix vitamin - khoáng
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Độ ẩm |
% |
Không lớn hơn |
2 |
Các loại vitamin đơn |
IU/kg hoặc mg/kg |
Không nhỏ hơn |
3 |
Các loại nguyên tố khoáng đơn |
% hoặc mg/kg |
Trong khoảng |
4 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit Clohydric) |
% |
Không lớn hơn |
5 |
Hoá chất, kháng sinh (nêu tên gốc hoặc tên quốc tế và hàm lượng cụ thể - nếu có) |
mg/kg |
Không lớn hơn |
6 |
Chất mang (tên và hàm luợng cụ thể) |
% |
Trong khoảng |
5. Đối với hàng hoá là phụ gia thức ăn chăn nuôi hoặc chế phẩm sinh học
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
---|---|---|---|
1 |
Dạng sản phẩm |
- |
Mô tả |
2 |
Các chỉ tiêu cảm quan: màu; mùi |
- |
Mô tả |
3 |
Tên, công thức hoá học (nếu có) và/hoặc hàm lượng chất chính của hàng hoá |
- |
Tối thiểu hoặc tối đa hoặc trong khoảng* |
4 |
Chất mang (tên và hàm lượng cụ thể) |
- |
Trong khoảng |
* Tuỳ theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức công bố phù hợp
6. Đối với hàng hoá là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đơn
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
---|---|---|---|
1 |
Dạng sản phẩm |
- |
Mô tả |
2 |
Các chỉ tiêu cảm quan: màu; mùi |
- |
Mô tả |
3 |
Hàm lượng chất chính của hàng hoá |
- |
Tối thiểu hoặc tối đa hoặc trong khoảng* |
4 |
Chất mang (tên và hàm lượng) - nếu có |
- |
Trong khoảng |
Phụ lục 2A
MẪU NHÃN HÀNG HOÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
----------------------------------
Áp dụng cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc
Các nội dung bắt buộc ghi trên mặt trước bao bì |
Các nội dung bắt buộc ghi trên mặt sau bao bì |
Tên của sản phẩm (Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt từ 21-42 ngày tuổi) Biểu tượng và mã số của thức ăn (hình vẽ, quảng cáo nếu có)
Định lượng (Khối lượng tịnh): Tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp (và cơ sở sản xuất)
Ký hiệu tiêu chuẩn công bố : Số lô: Ngày sản xuất: Thời hạn sử dụng: Điều kiện bảo quản: |
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Độ ẩm (%) max: Protein thô (%) min: Protein tiêu hóa (%) min (đối với thức ăn thủy sản): ME (Kcal/kg) min: Xơ thô (%) max: Ca (%) min-max: P tổng số (%) min-max: Lysine tổng số (%) min: Methionine + Cystine tổng số (%) min: Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc hóa dược (mg/kg) max* (ghi trực tiếp trên bao bì hoặc trên nhãn phụ đính kèm trên bao bì) Những điều cần lưu ý: (VD: ngừng sử dụng thức ăn 7 ngày trước khi giết mổ)
THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU (Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế thức ăn)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG |
*Ghi chú:
- Nếu không có kháng sinh, hóa dược thì phải ghi rõ Kháng sinh, dược liệu: Không có
- Vị trí các nội dung mặt trước và mặt sau của bao bì là tương đối cố định, tuỳ theo kích cỡ của bao bì mà trang trí sao cho dễ đọc, dễ hiểu.
Phụ lục 2B
MẪU NHÃN HÀNG HOÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
--------------------------------
Áp dụng cho premix, thức ăn bổ sung và các loại thức ăn chăn nuôi khác
Các nội dung bắt buộc ghi trên mặt trước bao bì |
Các nội dung bắt buộc ghi trên mặt sau bao bì |
Tên của sản phẩm (Ví dụ: premix khoáng-vitamin cho gà thịt từ 21-42 ngày tuổi) Biểu tượng và mã số sản phẩm Định lượng (Khối lượng tịnh): Tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp (và cơ sở sản xuất)
Ký hiệu tiêu chuẩn công bố :
Số lô và ngày sản xuất: Thời hạn sử dụng: Điều kiện bảo quản: |
BẢN CHẤT VÀ CÔNG DỤNG SẢN PHẨM Tóm tắt bản chất, công dụng của sản phẩm
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG Các loại vitamin đơn (IU/kg hoặc mg/kg) min: Các nguyên tố khoáng đơn (% hoặc mg/kg) min-max Các chỉ tiêu khác (theo bản công bố) Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc hóa dược (mg/kg) max*: Những điều cần lưu ý: (Ví dụ: ngừng sử dụng thức ăn 7 ngày trước khi giết mổ) Hoocmon: Không có THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU (Ghi tên các loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất ra sản phẩm)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG |
*Ghi chú:
- Nếu không có kháng sinh, hóa dược thì phải ghi rõ Kháng sinh, dược liệu: Không có
- Nguyên liệu chính là những nguyên liệu quyết định bản chất, chất lượng của sản phẩm
- Vị trí các nội dung mặt trước và mặt sau của bao bì là tương đối cố định, tuỳ theo kích cỡ của bao bì mà trang trí sao cho dễ đọc, dễ hiểu.
- Nếu sản phẩm được dùng cho nhiều loại vật nuôi thì hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng trên cùng một nhãn.
Phụ lục 3
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀO DANH MỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
--------------------------------------------
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀO DANH MỤC
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
Đề nghị đưa vào Danh mục các mặt hàng thức ăn chăn nuôi sau đây:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Ký mã hiệu (tên thương mại) |
Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Ngày tiếp nhận công bố hợp quy |
Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú:
- Tên thức ăn chăn nuôi:
Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg - xuất chuồng.
2. Ký mã hiệu (tên thương mại): một sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thể có 01 hoặc nhiều ký mã hiệu theo nhu cầu của nhà sản xuất, ví dụ: X 51, X 52, X 53 ...
3. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở: theo quy định tại Mục IV Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (ví dụ: TCCS 01:2011/RX).
4. Số tiếp nhận công bố hợp quy: là số Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy do cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 (ban hành kèm theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
5. Ngày tiếp nhận công bố hợp quy: là ngày mà cơ quan tiếp nhận bản công bố hợp quy ra Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.
6. Cơ quan tiếp nhận bản công bố hợp quy: là nơi mà Doanh nghiệp đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại Điều 11, Chương III, Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Phụ lục 4
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀO DANH MỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
-------------------------------
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀO DANH MỤC
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
Đề nghị cấp lại Danh mục các mặt hàng thức ăn chăn nuôi sau đây:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Ký mã hiệu (tên thương mại) |
Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Ngày tiếp nhận công bố hợp quy |
Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
Số TT trong Danh mục đã được lưu hành |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú (tương tự như Phụ lục 3)
Phụ lục 5
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN SẢN PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
----------------------------------------
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN SẢN PHẨM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
Đề nghị được điều chỉnh thông tin đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong Danh mục thức ăn được phép lưu hành tại Việt Nam sau đây:
TT |
Tên sản phẩm |
Số thứ tự trong Danh mục |
Số đăng ký nhập khẩu |
Hãng, nước sản xuất |
Thông tin đã được xác nhận |
Thông tin xin được điều chỉnh |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục 6
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
------------------------------
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
Số:........................................ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị nhập khẩu: ....................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
1. Đề nghị được công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Phụ lục 7
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
------------------------------------------------
(Tên đơn vị):.................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....................................... |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Khối lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Quy cách bao gói |
Hãng, nước săn xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ...........................................................................................................................
3. Cửa khẩu nhập: ..........................................................................................................................
4. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:
5. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ triển lãm:
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Phụ lục 8
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
-------------------------------------------------
(Tên đơn vị):.................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....................................... |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Khối lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ...........................................................................................................................
3. Cửa khẩu nhập: ..........................................................................................................................
4. Thời gian xuất: ............................................................................................................................
5. Cửa khẩu xuất: ...........................................................................................................................
6. Nước nhập khẩu:.........................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Phụ lục 9
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
--------------------------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
The Socialist Republic of Vietnam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Independent – Freedom – Happiness
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds
|
Kính gửi:................................................................................
To: .................................................................................
Bên bán hàng / Seller:
Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax : |
Nơi xuất hàng/ Port of departure:
|
|||||
Bên mua hàng / Buyer:
Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax : |
Nơi nhận hàng/ Port of Destination: Thời gian xuất (nhập) khẩu dự kiến / Exporting (importing) date : |
|||||
MÔ TẢ HÀNG HOÁ/ DESCRIPTION OF GOODS |
||||||
Tên hàng hoá / Name of goods Ký mã hiệu/ Good making: |
Mã số lô hàng/ Identification of the lot: |
Cơ sở sản xuất/ Manufacturer
|
Số lượng, khối lượng Quantity, Volume: |
|||
Địa điểm tập kết hàng/ Location of storage:
|
||||||
Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra / Date for sampling: |
Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra / Location for sampling: |
|||||
Hồ sơ đính kèm gồm / Document enclosed: Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu / Analytical parameters required*: Thời gian kiểm tra/ Date of testing*: Đợn vị thực hiện kiểm tra*: |
||||||
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/ This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods |
||||||
…………………. ngày /date: Đại diện doanh nghiệp Representative of the consignor (Ký tên, đóng dấu/ signature and stamp)
|
.................................., ngày /date: Đại diện cơ quan kiểm tra Representative of Inspection body (Ký tên, đóng dấu/ signature and stamp)
|
|||||
* Dành cho cơ quan kiểm tra chỉ định
Phụ lục 10
MẪU GIẤY XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
-----------------------------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
The Socialist Republic of Vietnam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independent – Freedom – Happiness
Cơ quan cấp xác nhận chất lượng/ Department issues the quality certificate
Địa chỉ/Address:....................................................
Điện thoại/Tel:............................Fax: ...................
GIẤY XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
QUALITY CERTIFICATE
|
Bên bán hàng/ Seller :
Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax :
|
Nơi xuất hàng/ Port of departure:
|
|
Bên mua hàng / Buyer:
Địa chỉ / Address: Điện thoại, Fax/Phone, Fax: |
Nơi nhận hàng/ Port of Destination:
|
|
Tên hàng hoá / Name of goods
Mã số lô hàng/ Code of goods:
|
Khối lượng Quantity, Volume:
|
Mô tả hàng hoá/ Description of goods:
|
Căn cứ vào kết quả kiểm tra số...., Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số ......và kết quả phân tích chất lượng ........ (Cơ quan cấp xác nhận chất lượng) Xác nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng/ Hereby certificates the goods meet the quality requirements |
||
...................,, ngày /date: Đại diện cơ quan kiểm tra Representative of Inspection body (Ký tên, đóng dấu) |
||
Phụ lục 11
MẪU THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
-----------------------------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tên cơ quan kiểm tra:
Địa chỉ:.....................................................
Điện thoại:............................Fax: ...................
THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG
Số/ No: |
Bên bán hàng: ..................................................... Địa chỉ:................................................................ |
Nơi xuất hàng theo đăng ký: |
|
Bên mua hàng theo đăng ký: .............................. Địa chỉ:................................................................ |
Nơi hàng đến theo đăng ký:
|
|
Mô tả hàng hóa:
|
Số lượng:……/khối lượng .....… kg
|
|
Cơ sở sản xuất:
|
Mã số lô hàng:
|
|
Căn cứ kết quả kiểm tra, phân tích số: ………………… ngày ………………………
|
||
(Tên Cơ quan kiểm tra, xác nhận) Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số : …………., ngày ………...:
KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
|
||
Lý do: |
||
Các biện pháp yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện: |
Thời hạn hoàn thành: |
|
………………………, ngày……………... Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra (Ký tên, đóng dấu) |
||
Phụ lục 12
MẪU PHIẾU KIỂM TRA CẢM QUAN/NGOẠI QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
--------------------------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tên cơ quan kiểm tra
Địa chỉ:.............................................................
Điện thoại:............................Fax: ...................
PHIẾU KIỂM TRA CẢM QUAN/NGOẠI QUAN
Số/No: ......./20... |
Địa chỉ:
Điện thoại/ Fax: |
|||
2. Giấy đăng ký kiểm tra số: |
|||
3. Hồ sơ kiểm tra: |
|||
4. Tên hàng hoá:
|
5. Số lượng / Khối lượng: Tổng: …………… ctns/………….kgs |
||
6. Nhãn hiệu: |
|||
7. Ngày lấy mẫu: |
8. Địa điểm lấy mẫu: |
||
9. Ngày phân tích: |
|||
Kết luận về việc kiểm tra cảm quan/ngoại quan: |
|||
Đại diện doanh nghiệp (Ký, ghĩ rõ họ tên) |
Người kiểm tra (Ký, ghĩ rõ họ tên)
|
….,ngày /. . ./ . ../20… Đại diện cơ quan kiểm tra (Ký tên, đóng dấu) |
|
MẪU BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA |
TT |
Tên mẫu |
Ngày sản xuất |
Qui cách bao gói |
Nhãn sản phẩm |
Dạng sản phẩm |
Số lượng/Khối lượng |
Màu sắc |
Mùi |
Kết luận |
... |
.... |
..... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
.... |
..... |
Phụ lục 13
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
-----------------------------------
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
.........., ngày .........tháng..........năm........
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
Doanh nghiệp đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi sau:
TT |
Tên thức ăn |
Khối lượng |
Thời gian khảo nghiệm |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Xuất xứ sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi
Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Phụ lục 14
MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
------------------------------------------
ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM
Tên khảo nghiệm: ....
I. Phần 1: Thông tin chung
1. Đơn vị có sản phẩm khảo nghiệm
- Tên đơn vị:..................................................................................................................................
- Địa chỉ:.......................................................................................................................................
- Số điện thoại:.......................................................Số Fax:...........................................................
2. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm
- Tên đơn vị: .................................................................................................................................
- Địa chỉ:.......................................................................................................................................
- Số điện thoại:.....................................................Số Fax:.............................................................
3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm
- Tên sản phẩm, thành phần, bản chất công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo (nếu có)
- Xuất xứ sản phẩm (tên và địa chỉ nhà sản xuất).
II. Phần 2: Đề cương khảo nghiệm chi tiết
1. Mục đích khảo nghiệm
2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm
2.1. Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hoá học, chỉ tiêu vệ sinh an toàn (nêu cụ thể tên phương pháp cho từng chỉ tiêu cần đánh giá).
2.2. Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi
- Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm
- Đối tượng vật nuôi khảo nghiệm: nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi
- Vật liệu khảo nghiệm: Nêu rõ nguyên liệu thức ăn, dụng cụ khảo nghiệm...
- Phương pháp thực hiện
+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm: Nêu cụ thể phương pháp
+ Số lô khảo nghiệm, làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện khảo nghiệm.
+ Số lần lặp lại: lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm
+ Khẩu phần thức ăn dùng trong khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến….)
+ Phương pháp nuôi dưỡng: cho ăn/uống tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống….
+ Phương pháp thu thập số liệu:
+ Các chỉ tiêu theo dõi: nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ảnh được các kết quả của khảo nghiệm (các chỉ tiêu năng suất, kinh tế, sức khoẻ, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường...)
+ Phương pháp xử lý kết quả khảo nghiệm:
+ Số lượng nguyên liệu thức ăn khảo nghiệm cần sử dụng.
III. Phần 3: Đơn vị giám sát
- Tên đơn vị: .......................................................................................................
- Địa chỉ:..............................................................................................................
- Số điện thoại:..................................................Số Fax:......................................
....................,ngày.... tháng.... năm......
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM |
NGƯỜI LẬP |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CÓ SẢN PHẨM KHẢO NGHIỆM
|
Phụ lục 15
MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
--------------------------------------------
ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN THỦY SẢN
I. Phần 1: Giới thiệu chung
1. Đơn vị khảo nghiệm
- Tên đơn vị:..................................................................................................................................
- Địa chỉ:.......................................................................................................................................
- Số điện thoại:.......................................................Số Fax:...........................................................
2. Đơn vị yêu cầu khảo nghiệm
- Tên Doanh nghiệp: ....................................................................................................................
- Địa chỉ:.......................................................................................................................................
- Số điện thoại:.....................................................Số Fax:............................................................
3. Sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm
3.1. Tên sản phẩm, thành phần, công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo (nếu có)
3.2. Nơi sản xuất, đơn vị sản xuất.
3.3. Hồ sơ kèm theo gồm có (chi tiết về sản phẩm):
3.4. Mục đích khảo nghiệm:
3.5. Tỷ lệ pha trộn trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (nếu là nguyên liệu, chất bổ sung, .....)
3.6. Đối tượng khảo nghiệm, kích cỡ giống.
4. Thức ăn làm đối chứng (nếu có):
4.1. Tên, thành phần, công dụng, cảnh báo nếu có,...
4.2. Nơi sản xuất, đơn vị sản xuất.
4.3. Thành phần chủ yếu, hàm lượng dinh dưỡng thông qua phân tích, kiểm nghiệm.
II. Phần 2: Khảo nghiệm
1. Nội dung khảo nghiệm:
1.1. Kiểm tra ban đầu: phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, các chất cấm trong thức ăn thủy sản.
1.2. Đánh giá chất lượng thức ăn, ảnh hưởng tới môi trường nuôi thông qua nuôi khảo nghiệm (dự kiến):
+ Tốc độ sinh trưởng động vật thủy sản khảo nghiệm;
+ Tỷ lệ sống trong các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản;
+ Hệ số thức ăn (FCR);
+ So sánh với đối chứng.
1.3. Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến môi trường khảo nghiệm (độ trong và nhiệt độ nước, pH, độ mặn (nếu có), hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD, NH3-N, NO2-N,…
2. Phương pháp nghiên cứu và cách bố trí thí nghiệm
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường;
2.1.2. Phương pháp xác định định tính và định lượng động thực vật phù du;
2.1.3. Phương pháp xác định định tính và định lượng vi sinh vật (nếu cần);
2.1.4. Phương pháp xác định định tính và định lượng sinh vật đáy (nếu cần);
2.1.5. Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
2.2. Phương pháp, cách thu thập số liệu
2.3. Phương pháp xử lý số liệu.
2.4. Mô tả chi tiết sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm, quy mô khảo nghiệm (diện tích ao/thể tích bể, mật độ thả giống, chế độ chăm sóc,...).
4. Địa điểm khảo nghiệm (ghi rõ tên, địa chỉ, số ĐT,....)
5. Thời gian khảo nghiệm
6. Tính toán số lượng thức ăn (dự kiến) cần nhập khẩu/ sản xuất cho khảo nghiệm.
7. Đề xuất đơn vị thực hiện giám sát:
III. Phần 3. Yêu cầu kỹ thuật của khảo nghiệm:
1. Chất lượng con giống, mật độ thả nuôi, chế độ chăm sóc, yếu tố môi trường nước phải bảo đảm thống nhất trong suốt quá trình khảo nghiệm;
2. Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của động vật khảo nghiệm;
3. Điều kiện thí nghiệm, quản lý chăm sóc và các chỉ tiêu kiểm tra phải phù hợp với từng loại sản phẩm dùng khảo nghiệm, đối tượng nuôi và giai đoạn phát triển của chúng.
4. Tính toán hiệu quả kinh tế.
5. Nhật ký theo dõi khảo nghiệm, thử nghiệm. Các tài liệu có liên quan khác.
6. Thực hiện khảo nghiệm phải được lặp lại tối thiểu 3 lần cùng một thời điểm.
....................,ngày.... tháng.... năm......
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KHẢO NGHIỆM |
NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP CÓ SẢN PHẨM KHẢO NGHIỆM |
Phụ lục 16
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ KHẢO NGHIÊM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
---------------------------------------
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ KHẢO NGHIỆM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để khảo nghiệm:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Số lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước săn xuất |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ...........................................................................................................................
3. Cửa khẩu nhập: ..........................................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
Phụ lục 17
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
----------------------------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Tên khảo nghiệm: ....................................................................
1. Đơn vị có sản phẩm khảo nghiệm
- Tên đơn vị:.................................................................................................................................
- Địa chỉ:.......................................................................................................................................
- Số điện thoại:.......................................................Số Fax:.........................................................
2. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm
- Tên đơn vị: .................................................................................................................................
- Địa chỉ:.......................................................................................................................................
- Số điện thoại:......................................................Số Fax:............................................................
3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm
3.1. Tên sản phẩm, thành phần, công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo (nếu có)
3.2. Nơi sản xuất, đơn vị sản xuất.
3.3. Mục đích khảo nghiệm:
4. Nội dung yêu cầu khảo nghiệm
5. Địa điểm khảo nghiệm
6. Thời gian khảo nghiệm
7. Phương pháp thực hiện khảo nghiệm (theo đề cương khảo nghiệm và các điều chỉnh nếu có)
8. Kết quả khảo nghiệm:
8.1. Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu thành phần thức ăn so với tiêu chuẩn được công bố trên nhãn hàng hóa;
8.2. Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua nuôi khảo nghiệm:
+ Khả năng thu nhận thức ăn
+ Tốc độ sinh trưởng vật nuôi khảo nghiệm;
+ Tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe vật nuôi trong các giai đoạn phát triển;
+ Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR);
+ Hiệu quả kinh tế (nếu có)
+ Chất lượng sản phẩm vật nuôi;
+ Tác động tới môi trường chăn nuôi, thuỷ sản.
8.3. Biểu bảng thống kê ghi nhận kết quả khảo nghiệm sản phẩm
9. Nội dung chính trong từng biên bản giám sát khảo nghiệm.
10. Đánh giá kết quả khảo nghiệm.
11. Kết luận và kiến nghị.
....................,ngày.... tháng.... năm......
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KHẢO NGHIỆM |
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP CÓ SẢN PHẨM KHẢO NGHIỆM |
Phụ lục 18
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
----------------------------------
(Tên đơn vị):........................ Số:........................................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- .........., ngày .........tháng..........năm........ |
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .....................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .................................................................
Doanh nghiệp đề nghị đánh giá và công nhận thức ăn chăn nuôi mới sau:
TT |
Tên thức ăn |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Xuất xứ sản phẩm |
Số đăng ký nhập khẩu (đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
Giám đốc (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
|
Phụ lục 19
CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
---------------------------------------
CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Phương pháp phân tích |
1 |
Độ ẩm |
% |
Nêu tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư này |
2 |
Protein thô |
% |
|
3 |
Protein tiêu hoá (đối với thức ăn thuỷ sản) |
% |
|
4 |
Béo tổng số (đối với thức ăn thuỷ sản) |
% |
|
5 |
Xơ thô |
% |
|
6 |
Canxi |
% |
|
7 |
Phốt pho tổng số |
% |
|
8 |
Khoáng tổng số |
% |
|
9 |
Lysine tổng số |
% |
|
10 |
Methionine + Cystine tổng số |
% |
|
11 |
Threonine tổng số |
% |
|
12 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit Clohydric) |
% |
|
13 |
Các loại vitamin có trong sản phẩm |
% hoặc UI |
|
14 |
Dược liệu hoặc kháng sinh |
mg/kg |
Nêu trong các Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng |
15 |
Hoocmon và những chất giống hoocmon |
có hoặc không |
|
|
Nhóm vi sinh vật |
|
|
16 |
Tổng số vi khuẩn hiếu khí |
CFU/g |
|
17 |
Coliforms |
CFU/g |
|
18 |
E. coli |
CFU/g |
|
19 |
Salmonella |
CFU/25g |
|
20 |
Staphylococcus aureus |
CFU/g |
|
21 |
Clostridium perfringens |
CFU/g |
|
|
Nhóm Aflatoxin |
|
|
22 |
Aflatoxin B1 |
ppb |
|
23 |
Aflatoxin tổng số |
ppb |
|
|
Nhóm kim loại nặng |
|
|
24 |
Asen |
mg/kg |
|
25 |
Cadimi |
mg/kg |
|
26 |
Chì |
mg/kg |
|
27 |
Thủy ngân |
mg/kg |
|
28 |
Vi khuẩn gây bệnh (đối với thức ăn thủy sản) |
có hoặc không |
|
29 |
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) (đối với thức ăn thủy sản) |
có hoặc không |
|
Ghi chú: Tùy từng loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi mà cơ quan kiểm tra lựa chọn các chỉ tiêu phân tích thích hợp đảm bảo yêu cầu của công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và tránh lãng phí không cần thiết. Kết quả phân tích của các phòng thử nghiệm trả lời là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm, không tính độ dao động phân tích cho các chỉ tiêu.
Phụ lục 20
BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
----------------------------------------
(Tên đơn vị):........................ Số:........................................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tổng cục Thuỷ sản/Cục Chăn nuôi
Sở NN và PTNT
Đơn vị chúng tôi xin gửi tới Quý cơ quan báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh TĂCN của đơn vị trong thời gian …….năm 20…..như sau
Tên đơn vị:………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..
Điện thoại/Fax/email:…………………………………………………………………………...
Công suất thiết kế (tấn /năm): ………………………………………………………………….
I.Tình hình sản xuất, kinh doanh
TT |
Tên sản phẩm |
Số lượng (tấn) |
Số lượng bán qua đại lý (tấn) |
Số lượng bán trực tiếp tới trang trại (tấn) |
Giá bán trong kỳ (min-max) (đ/kg) |
Thời gian điều chỉnh giá |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
II. Tình hình thu mua nguyên liệu TĂCN
TT |
Tên sản phẩm |
Trong nước |
Nhập khẩu |
Đơn giá (đ/kg) |
||||
Số lượng (kg) |
Nguồn gốc |
Số lượng (kg) |
Nguồn gốc |
Tháng …… |
Tháng …. |
Tháng …/ |
||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị (nếu có)
………..ngày tháng năm 20
Đại diện đơn vị
(ký tên/đóng dấu)
Phụ lục 21
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
---------------------------------------
(Tên đơn vị):........................ Số:........................................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tổng Cục Thuỷ sản/Cục Chăn nuôi
Sở NN và PTNT
Đơn vị chúng tôi xin gửi tới Quý cơ quan báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của đơn vị trong thời gian……năm 20.. như sau:
Tên đơn vị: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………………
Điện thoại/Fax/email:……………………………………………………………..
1. Đối với hàng xuất khẩu
TT |
Tên sản phẩm |
Số lượng (tấn) |
Nước nhập khẩu |
Đơn giá * (đ/kg) |
||
Tháng …… |
Tháng ……… |
Tháng …….. |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
* giá bán tại cảng của bên bán
Ghi chú (nếu có)
2. Đối với hàng nhập khẩu
TT |
Tên sản phẩm |
Số lượng (tấn) |
Xuất xứ (nước XK) |
Đơn giá * (đ/kg) |
||
Tháng 1 |
Tháng … |
Tháng … |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
* giá giao tại cảng của bên mua
Những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị (nếu có)
………..ngày tháng năm 20
Đại diện đơn vị
(ký tên/đóng dấu)
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT No.: 66/2011/TT-BNNPTNT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, October 10, 2011 |
CIRCULAR
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE NO.08/2010/ND-CP DATED 05/02/2010 OF THE GOVERNMENT ON MANAGEMENT OF ANIMAL FEED
Pursuant to the Decree No.01/2008/ND-CP dated January 03, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; the Decree No.75/2009/ND-CP dated 10/9/2009 of the Government amending Article 3 of the Decree No.01/2008/ND-CP dated January 03, 2008;
Pursuant to the Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed;
Ministry of Agriculture and Rural Development details a number of contents on management of animal feed as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of governing
This Circular details some Articles of Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to the domestic and foreign organizations and individuals related to management, production, sales, and use of animal feed in the territory of Vietnam.
Chapter II
PRODUCTION, SALES OF ANIMAL FEED
Article 3. Conditions for the facilities of production, processing of animal feed
The facilities of production, processing of animal feed must meet the requirements under Article 6 of Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed. A number of detailed provisions on the location and conditions for material facilities and technical staff as follows:
1. Location
a) Having appropriate location: convenient for production, sale; not being flooded; not being near the sources of chemicals, microorganism that may affect quality, safety and food hygiene of animal feed;
b) Having walls or fixed fences to isolate from the outside.
2. Layout of premises of workshops
a) Arrange premises of workshops to facilitate the handling, processing, storage of raw materials and products;
b) Having enough-area workshops for layout of equipment to facilitate the operation of production, cleaning and occupational safety;
c) The production line must be arranged reasonably to minimize potential cross-contamination between production stages;
d) The area for handling of liquid materials must be designed to ensure moisture release, odor release, easy to clean and to be disinfected;
) The heat treatment area must be ventilated, heat extraction and safety.
3. Structure of the workshops
a) The workshops must have a solid structure appropriate to the nature and scale of facilities, ensuring safety and fire fighting and prevention;
b) It must have the ventilation system to eliminate heat, steam and waste gas;
c) Walls and roofs must be made of durable materials; the workshops floor must be hard, flat, bear weight, non-slip, easy to clean;
d) Doors, windows must be made of suitable materials, to prevent insects and pests, easy to clean and disinfect.
4. Equipment and tools
a) The system of machinery and equipment must be installed and operated to ensure safety for employees, easy for cleaning, maintenance and facilitate the examination;
b) Equipment in direct contact with products must be made of non-toxic and stainless, suitable material, ensuring hygiene for animal feed;
c) Equipment must be checked and conducted routine maintenance of the specifications.
5. Yard area and internal roads
a) Yards and the roads must be large enough for convenient transport and goods handling;
b) The yard ground, the roads must have proper slope to be waterless and convenient for cleaning, disinfecting.
6. Storage system
a) The storage system must be cool, dry to facilitate the input and output of raw materials and products;
b) The storage containing raw materials, the finished animal feed must be separated and must be isolated from flammable substances, toxic chemicals;
c) The materials must be preserved to ensure the technical requirements for not being moldy, damaged by moth and invaded by insects and rodents;
d) For the additives, vitamins and other types of supplement food must be stored under conditions consistent with the technical requirements for each type;
e) For the finished animal feed, it must be stored on wooden shelves or material with the height suitable to the warehouses foundation, unless the warehouses foundation has been designed for anti-moisture.
7. The system of water, power supply
It must have a safe system of power supply and a system of clean water supply ensuring technical requirements for the manufacturing process.
8. Technical staffs in production and quality control:
a) For the production and processing of animal feed: technical staffs with degree from intermediate or higher in breeding, veterinary, food processing, food chemistry.
b) For the production, processing of aquatic products: technical staffs with degree from intermediate or higher in food processing, food chemistry, and aquaculture.
Article 4. Conditions for the facilities trading animal feed
The facilities trading animal feed must meet the conditions under Article 7 of Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed. A number of detailed provisions on location, means of transportation and tools of trading animal feed as follows:
1. Place of sale and storage of animal feed must be ventilated, enough light and not be humid; be limited the effects of temperature, humidity, insects, animals, dust, strange odors and adverse impact of the environment to ensure the quality of the animal feed.
2. Having accurately-measuring devices and it must be maintained periodically; containers and measuring devices, device taking animal feed must be ensured hygiene, not be rusted, or contaminated with mold.
3. Place of sale, storage, and means of transportation, tools trading animal feed must be separated from drugs of plant protection and other hazardous chemicals.
Article 5. List of animal feed permitted for circulation in Vietnam
1. Animal feeds included in the list permitted for circulation in Vietnam (hereinafter referred to as the List) must meet one of the following conditions:
a) They have been published standards to apply, the standards conformity, regulations conformity in accordance with the provisions of law; quality has been confirmed by Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry;
b) They have been permitted to import by the Ministry of Agriculture and Rural Development on the Decision No.90/2006/QD-BNN dated 02/10/2006 and Decision No.65/2007/QD-BNN on 03/7/2007, Decision No.88/2008/QD-BNN dated 22/8/2008 of the Minister of Agriculture and Rural Development and the List of aquatic feed permitted for circulation in Vietnam;
c) They have been tested, experimented, and accredited by the specialized scientific council established by the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry;
d) As a result of scientific research theme which is recognized by the Scientific Council of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Animal feed shall be eliminated from the List when:
a) In the course of using, it is detected to harm to the production, environment, and hygiene and food safety;
b) Animal feed violates quality after 02 consecutive examinations;
c) Animal feed has expired as mentioned in the List.
3. Supplementation, adjustment of the List
a) Once every 3 months, the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry submits to the Minister of Agriculture and Rural Development for supplementation, adjustment of the List of animal feed permitted for circulation in Vietnam;
b) Contents to supplement, adjust the List of animal feed permitted for circulation in Vietnam as stipulated in clauses 1 and 2 of this Article.
4. Registration dossier of animal feed in the List includes:
4.1. For animal feed produced domestically
a) A written request for registration in the form in Appendix 3 attached to this Circular;
b) A certified copy of the certificate of business registration/certificate of investment (initial submission only);
c) A written publication of standards that the facility shall apply;
d) The written reception of publication of standards conformity or regulations conformity in accordance with the law regulations or the decision to recognize the new animal feed of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d) Sample label of the product.
4.2. For the imported animal feed, it is specified in Article 6 of this Circular.
5. Effect of the List
Effect of the List of animal feed is 05 years from the date the Minister of Agriculture and Rural Development issues effectively. 06 months prior to the List has expired, if the organizations and individuals producing and trading animal feed wish for conducting re-registration procedures into the List, it shall be made in Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry.
6. Re-registration dossier to the List includes:
a) A written request for registration in the form in Appendix 4 attached to this Circular;
b) A certified copy of written publication of facilitys standards, written reception of publication of standards conformity or regulations conformity in accordance with the law regulations or the decision to recognize the new animal feed.
c) A certified copy of the sample label of the product.
7. The order for handling registration dossier to the List (including re-registration):
a) Organizations and individuals registering for animal feed to the List make 02 sets of dossiers, send in person or via post to the Directorate of Fisheries (for aquatic food) or the Department of Livestock Husbandry (for animal and poultry feed);
b) Within 07 working days from receipt of registration dossier, Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Husbandry is responsible for examining the contents of dossiers and sending a written notice to the registration unit the unsatisfactory contents for the supplementation, completion.
c) If the dossier is complete and the product meets the quality requirements, within 07 working days, the General Department of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall send written agreement and submit to the Minister of Agriculture and Rural Development for supplementing to the List. Within the pending for supplementing to the List, the unit is permitted for the production and circulation of product.
8. Change of information of animal feed included in the List:
Dossier requesting for information change of product is made into 01 set, including:
- A written request for adjustment of product information (in the form in Appendix 5 attached to this Circular);
- A written confirmation of adjustment content of producer.
Within 05 working days after receiving the valid dossiers, Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall send written reply of agreeing or disagreeing on the adjustment of product information.
In case of agreement to adjust the product information, Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall submit to the Minister of Agriculture and Rural Development for adjusting product information in the List. Within the pending for the Minister of Agriculture and Rural Development to set the contents requested for adjustment to the List of animal feed permitted for circulation in Vietnam, enterprises shall be allowed to continue producing and trading this item.
9. Animal feeds commonly used for aquaculture and livestock and poultry breeding:
a) When the organizations or individuals conduct procedures of registration to the List or additional adjustments of related information, the dossiers shall be sent to the General Department of Fisheries and Livestock Department.
b) The order, procedures, and contents verifying the quality of animal feed products commonly used in aquaculture and livestock and poultry shall apply similar to the regulations for the other types of animal feeds in this Circular.
Article 6. Imports of animal feed
1. For the animal feed included in the List of animal feed permitted for circulation in Vietnam, when importing, the organizations, and individuals shall carry out procedures at the customs office and implement quality examination according to Chapter III of this Circular.
2. For the animal feed not included in the List of feed animal feed permitted for circulation in Vietnam, when importing, it must be accredited the quality of Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry and implemented quality control under Chapter III of this Circular. The accreditation of quality through one of two following forms:
a) The accreditation of quality through appraisal of records.
b) The accreditation of quality through testing (for the new animal feeds) as defined in clause 7 of Article 3 and clause 1 of Article 12 of Decree No.08/2010/ND-CP and Chapter IV of this Circular.
Organizations and individuals importing animal feeds not included in the List of animal feed permitted for circulation in Vietnam must submit 01 set of dossier requesting for the accreditation of quality to Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry.
c) Dossier requesting for the accreditation of quality includes:
- A written request for accreditation of the quality of imported animal feed (the form as prescribed in Appendix 6 attached to this Circular);
- A Certificate of free sale of imported goods (Certificate of free sale) granted by the competent state agency of the country of origin;
- The composition, quality, utility, manual, product labels provided for by the manufacturer;
- A examination result sheet of major quality components and targets of hygiene, safety of animal feed of the producer that had one of the certificates GMP, HACCP, ISO or equivalent certificate; in case the manufacturer has no one of the above certificates, the examination result sheet must be issued by the competent testing agency of the country of origin or recognized by the organization certifying quality;
- A certified copy of the certificate of business registration or investment license or the establishment license of representative offices of foreign traders in Vietnam of import registration unit (filing only for the first time).
Documents are the originals or certified copies accompanied by a translation into Vietnamese with a stamp of the import registration unit. If the original is not in English, the translation into Vietnamese must be notarized.
d) Within 07 working days after receipt of valid dossiers, Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry sends written response to the importer who requests for quality accreditation: for the products required to pass testing, it shall comply with Chapter IV of this Circular; for the products not required to pass testing, Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall send written accreditation of the quality and submit to the Minister of Agriculture and Rural Development for supplementing to the List of those permitted for circulation in Vietnam; for the dossiers not be recognized, it should state clearly the reasons. Within the pending for supplementing to the List of those permitted for circulation in Vietnam, the enterprises are allowed to import and trade these items.
3. Importing animal feed not included in the List of those permitted for circulation in Vietnam to show at the Expo: when organizations, individuals import animal feed to show at the Expo, they shall submit to Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry the written request for import, stating the name of the animal feed, weight, origin, time and place of importation, time and location of the Expo, and the plan to handle the imported animal feed at the end of the Expo. The Form as prescribed in Appendix 7 attached to this Circular.
Within 05 working days after receipt of an application for import of animal feed to show at the Expo, Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall send written reply on the agreement or disagreement of the import. In case of disagreement, it should clearly state the reason.
4. Importing animal feed not included in the List of those permitted circulation in Vietnam to produce, process aimed at the re-export: when the organizations and individuals import animal feed for the production, processing aimed at the re-export under the contracts signed with the foreign countries, it must submit a set of registration dossier to Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry. The dossier comprises:
- A written request for import, clearly stating the name of animal feed, the weight according to the contract, origin, time, and place for the import and re-export.
Form of the written request for import is under the provisions of Appendix 8 attached to this Circular.
- The contract made between the parties in accordance with the provisions of the laws of Vietnam on the import of goods for processing, re-export.
Within 05 working days after receiving the dossier requesting for importing animal feed to produce, process aimed at re-export under the contracts signed with foreign countries, Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall send written reply on agreeing or disagreeing the import. In case of disagreement, it should clearly state the reason.
Chapter III
QUALITY INSPECTION OF ANIMAL FEED
Article 7. State examination of animal feed
The State examination of animal feed is defined in Article 17 of Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed. Some specific items as follows:
1. Examination of the condition of the facilities producing, processing and trading animal feed is specified in Circular No.14/2011/TT-BNNPTNT dated 29/3/2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development providing for the examination and evaluation of the facilities producing, processing and trading agricultural materials and agricultural products and forestry products.
2. Examination of quality of animal feed
a) Examination of quality of animal feedinmanufacture, trade, and use:
- The regular examination of animal feed quality in the facilities producing, trading, and using animal feed shall be implemented not more than 02 times a year and it must have written notice before the examination.
- The irregular examination of animal feed quality in the facilities producing, trading, and using animal feed shall be conducted only upon the consent of the heads of the competent agencies, without prior notice.
- The criteria used to examine and evaluate the quality of animal feed is specified in Appendix 19 issued attached to this Circular.
b) Examination of quality of animal feed of export, import recalled or returned.
3. At the end of each examination, the examination team must send a written report, if having any violation; it must forward the concerned records to the competent inspection agencies for review and handling.
Article 8. Form and subjects to quality examination
1. Examination according to the regulations, apply to:
a) Animal feed at the facilities of manufacture, trade, and use;
b) Animal feed exported into the markets requiring the examination, confirmation or quality certification by the competent authorities in Vietnam;
c) Imported animal feed;
d) Recalled or returned animal feed;
2. Quality examination at the request of organizations, individuals.
Article 9. Bases for quality examination
1. Goods labels (form in Appendix 2A and Appendix 2B attached to this Circular);
2. Standards published to apply (the minimum techniques required to publicize in Appendix 1 attached to this Circular);
3. Corresponding technical regulations; and the regulations of antibiotics, substances banned from use in livestock and aquaculture.
4. The cases of examination, confirmation, or certification of the quality upon the proposal are based on the requirement content of the requesting organizations and individuals.
Article 10. Registration for quality examination and certification
1. The enterprise sets up 01 set of dossier and conducts registration procedures with the examination agency. A dossier comprises:
a) In case of import of animal feed:
Written registration for quality examination and certification (03 copies) in the form of Appendix 9 attached to this Circular;
Certified copies of documents: purchase contract, packing list (Packing list), purchase invoices (Invoice), quality analysis result sheet of the country of origin granted for the goods lot (Certificate of Analysis).
b) In case of exporting animal feed:
Written registration for quality examination and certification (03 copies) in the form of Appendix 9 attached to this Circular; The written request of criteria required to be inspected and certified quality;
Certified copies of documents: purchase contract, quality publication record.
c) In case of animal feed recalled, returned:
Written registration for quality examination and certification (03 copies) in the form of Appendix 9 attached to this Circular;
Certified copies of documents: purchase contract, written certification of quality of the goods lot before the export (if any), written recall or written notice of return in which clearly state the causes of the recall or return.
2. The enterprises submit registration dossiers for registration directly or submit via post to the examination agency.
3. Upon receipt of registration dossier for examination, within 03 working days, the examination agency shall review and guide the enterprise to supplement the missing or improper contents;
Where the dossier is complete, within 03 working days, the examination agency certifies to the written registration for inspection, including the notice to the enterprise on the contents of examination, stating the time and location to be going to perform the examination.
Article 11. Funding for examination
1. Examination in accordance with provisions:
a) State Budget;
b) Fees and charges under the current regulations.
2. Examination at the request:
To be paid by the requesting organizations and individuals.
Article 12. Examination agencies
1. Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry examines quality of animal feed in accordance with provisions in Article 8 of this Circular.
2. Departments of Agriculture and Rural Development or the agency or unit that is authorized by the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry to be in charge of examining quality of animal feed at the facilities of manufacture, sales and use within their management areas in accordance with the law provisions and examining and certifying the quality of animal feed exported, imported and recalled, returned.
Article 13. Certificate of quality and written notice of dissatisfaction
1. Certificate of quality of animal feed (called as certificate, according to Appendix 10) which is issued by the examination agency for the goods lot having examination results satisfactory. The certificate is only valid for the goods lot granted in the condition of transport, storage not making the quality of animal feed examined change.
Certificates of quality of animal feed are granted to the cases specified at the points b, c, d, clause 1 and clause 2 of Article 8 of this Circular.
2. Written notice of dissatisfaction (referred to as Notice of dissatisfaction, according to Appendix 11) is issued by the examination agency for the goods lot having examination results unsatisfactory.
3. Certificate/Notice of dissatisfaction is made into 03 (three) originals: 02 originals are assigned to the enterprise, 01 original is kept at the examination agency.
Article 14. Sampling and analysis of quality of animal feed
1. Sampling of animal feed:
a) It must comply with the sampling method specified in the applicable published standards or under Vietnam standards (TCVN 4325:2007);
b) The person who samples animal feed must have certificate granted by the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry.
2. Analysis, examination of quality of samples of animal feed:
a) To be implemented by the analysis method stated in the applicable standards publication. Where the applicable standards publication is not specified clearly or the method of analysis is no longer appropriate, the analysis shall comply with TCVN, if it has not got TCVN, it shall comply with the provisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) It must be implemented by the laboratories of animal feed assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 15. Contents of examination of animal feed imported
1. Certify the written registration for examination of quality certification for conducting procedures of customs declaration; as the written registration for examination of quality certification has been certified, the enterprises are allowed to transport goods to the location stated in the written registration for examination. Maintaining the current state of goods, not to produce; trade and use feed before having the examination result of quality certification.
2. Check the import dossier, the number, volume, and origin of the product compared to registration.
3. Check the mode of packing, labeling, sell-buy date, sense organs/appearance of product (Appendix 12).
4. Take samples for quality analysis as required by the examination agency stated in the written registration for examination of quality certification.
Article 16. Contents of examination of animal feed recalled or returned
1. Certify the written registration for examination of quality certification for conducting procedures of customs declaration.
2. Examine the mode of packing, labeling, sell-buy date, sense organs/appearance of product (Appendix 12).
3. Examine the cause to be recalled or returned of animal feed.
Article 17. Contents of examination of animal feed exported
1. Certify the written registration for examination of quality certification for conducting procedures of customs declaration;
2. Examine the quality publication record, records of standards/regulations conformity;
3. Examine the mode of packing, labeling, sell-buy date, sense organs/appearance of product (Appendix 12);
4. Analyze quality as required by the enterprise or the importing country and other requirements (if any).
Article 18. Contents of examination of animal feed at the facilities of manufacture, trade, and use
1. The performance of applicable standards publication and publication of standards, regulations conformity;
2. The implementation of management measures for the quality of animal feed;
3. The implementation and results of conformity assessment, labeling, showing the marks of standards conformity and the regulations conformity and documents attached to products;
4. Take sample of animal feed to analyze its quality to examine the conformity of product with the applicable publicized standards, corresponding technical regulations, and other provisions of the relevant law.
Article 19. Issuance of certificate of quality
1. Since the end of the examination at site, the examination agency shall issue certificate for the goods lot having the satisfactory examination result with the following term:
a) Not exceeding 07 working days for mixed feeds and raw materials for animal feed production;
b) Not exceeding 10 working days for supplement substances of animal feed;
c) In case of required to send samples for analysis in the outside laboratories, the inspection agency shall issue certificate of quality of animal feed for the goods lot not exceeding 02 working days from the date of receipt of analytical results.
2. Contents of certification must conform to the contents of examination; not to certify the contents having not yet been examined or the examination results are unsatisfactory.
Article 20. Notice of the unsatisfactory goods lot
1. When the examination result is not satisfactory, the examination agency notifies by phone, fax/e-mail the enterprise on the examination result;
2. After a period of 02 working days from the date of the notice, if the enterprise does not complain the result of the analysis, the examination agency sends notice of dissatisfaction to the enterprise and sends documents to the functional authorities for coordination to handle.
Article 21. Regulations and handling of poor quality feed
1. Regulations of animal feed recalled for recycling or destruction:
a) Forced to recall for recycling animal feed not guaranteeing the quality as announced;
b) Forced to destroy animal feed with ingredient banned, expired, or not included in the List of those permitted for circulation in Vietnam.
2. The recall for recycling or destruction of animal feed is made in accordance with the law provisions; and the facility and the unit in charge of monitoring must send written reports on the implementation result to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry.
3. Recall of animal feed:
a) The examination agency issues written notice of quality dissatisfaction, requires the production facilities to terminate the circulation, recall and defines the form to handle unsatisfactory quality feed, and also notifies the Department of Agriculture and Development where animal feed is forced to recall for monitoring the implementation;
b) The facilities having animal feed forced to recall must bear all the responsibility and cost of recall and overcome the consequences caused recalled feed.
4. Destruction of animal feed:
a) Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry or the Department of Agriculture and Rural Development makes a decision to destroy and notify the facility having animal feed forced to recall to perform the destruction;
b) Department of Agriculture and Rural Development where animal feed is forced to destroy sets up a council of supervising the destruction, the composition of the Council includes representative of the Department of Agriculture and Rural Development, and representatives of the concerned agencies;
c) The facility having animal feed forced to recall shall be responsible for destroying in accordance with provisions of the law on environmental protection and other relevant provisions, take responsibility for all expenses for the destruction of violating animal feed.
5. Re-export of animal feed:
a) Imported animal feeds containing substance banned from use, toxin or harmful chemicals exceeding the permissible threshold that may cause harm to human health, animals and the environment, depending on each specific case, the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry makes a decision to force to re-export the violating goods lot;
b) The relevant functional authorities of the Department of Agriculture and Rural Development where the feed is forced to re-export shall coordinate with Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry and other concerned agencies in border gate to supervise the process of re-export of the violating animal feed;
c) Organizations and individuals importing animal feed forced to re-export must bear all responsibility and costs for re-export of violating animal feed.
Chapter IV
TESTING, ACCREDITATION OF NEW ANIMAL FEED
Article 22. The types of feeds required to be tested
Animal feeds required to be tested are prescribed in clause 1, 2, Article 12 of Decree No.08/2010/ND-CP dated 05/02/2010 of the Government on management of animal feed.
The determination of the types of feeds required to be tested and the testing contents in each specific case shall be decided by Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry. In addition, it may be tested upon request of the producers, traders or users of animal feed.
Article 23. Registration dossier for testing
1. Organizations, individuals having animal feed required to be tested submit 02 sets of dossiers to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry. For foreign organizations or individuals wish to register for testing animal feed, it must have their offices or representatives in Vietnam.
2. Registration dossier for testing includes:
a) Application for the testing provided for in Appendix 13 attached to this Circular;
b) Outline of testing as prescribed in Appendix 14, Appendix 15, issued together with this Circular;
c) The contract of testing between the facility registering for testing with the unit conducting testing named in the list recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d) The commitment of the enterprise for not violating the provisions of law on goods labeling;
) A certified copy of the certificate of business registration or investment certificate or license for establishing a representative office.
3. Within 05 working days after receipt of registration dossier for testing, the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall send written reply on whether or not consent of the testing. Once having complete and valid dossier, not more than 15 working days, the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall set up a Council of appraisal or review, approve contents of the testing outline.
4. For animal feed imported, after the consent for testing, organization or unit shall submit application for the import of animal feed for testing according to form specified in Appendix 16 attached to this Circular.
Article 24. Performance of the testing
1. Contents of the testing
a) Identify the quality, chemical composition and toxic substances in products in the laboratory indicated;
b) Assess the impact of the products for the ability to grow, develop of livestock, fisheries, and environment.
2. Request for the testing
a) Perform the testing according to the related current legal documents;
b) For animal feed having not had the testing regulations, it may conduct the testing according to the testing process compiled by unit conducting the testing or the applicable proposal shown in the outline registering for testing and to be passed by the Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Husbandry. The testing process should meet the following requirements:
- Initial examination: laboratory analysis of chemical composition, nutrients, and toxic substances of the feed tested by composition ratio shown in the quality publication or on the label of goods.
- Assessment of feed quality through testing on animals:
Time of testing is at least one breeding cycle for livestock and poultry; a breeding season for fisheries is from seed size to commercial-article size; number of repetitions of each recipe of testing are at least three times.
+ The arrangement of testing must conform to each subject, age of domestic animal:
For terrestrial animals, it conducts the testing in the breed producing farms, farms breeding livestock and poultry as commercial articles that are eligible for testing;
For the aquatic products at the larval stage, breed: using concrete tanks, glass tanks, FRP tanks;
For aquaculture as commercial articles, it conducts the testing in the cages, rafts, ponds and swamps.
+ Technical factors need to be assured the consistency in the process of testing:
For livestock and poultry: the quality of seed put into the testing must obtain standards, respectively technical regulations; breeding density must comply with standards, respectively technical regulations issued by the competent authority; the experimental lots and control must have the same mode of care and nurture. Difference from the experimental lots and the control is testing feed.
For aquatic animals: the quality of seed must be ensured according to standards, corresponding technical regulations; breeding density must comply with standards, technical regulations; the environmental factors: clarity, water temperature, pH, salinity, dissolved content, BOD, COD, NH3-N, NO2-N, malt modification degree, water velocity for fish in cages; the experimental lots and control must have the same mode of care and nurture. Difference from the experimental lots and the control is testing feed.
c) The tracking targets include:
- Assess the growth of animals;
- Survival rate, health status through the stages of bred animal growth;
- Feed conversion coefficient;
- Residues of antibiotics and other toxic substances in feed residues, in the bred animals and the environment;
- Other related targets.
Article 25. Units testing animal feed
1. Conditions for the units testing the animal feed:
a) Having function of testing or studies of animal feed;
b) Having necessary technical material facilities for conducting the testing;
c) For personnel; having or hiring at least 02 technical staffs with university degrees specialized in livestock husbandry and veterinary medicine, aquaculture.
2. Responsibilities of the testing unit:
a) To compile outline and conduct the testing;
b) To guide the organizations, individuals having animal feed tested to perform the contents in the testing process;
c) To be responsible for the conclusions for the feed products put into the testing; to be responsible for keeping secret at the request of the organizations and individuals having animal feed tested on technology for new food products during and after the testing; keeping testing records.
Where the examination result is inaccurate, causing damage to production and business of the organizations and individuals having animal feed tested and users of animal feed, the testing unit shall be responsible for paying compensation of testing cost paid by the organizations and individuals having animal feed tested and pay compensation in the manufacturing process caused by the testing;
d) No later than 15 days after the testing is completed, the testing unit must report result in the form under Appendix 17 attached to this Circular to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry and organizations and individuals having animal feed tested.
Article 26. Examination and supervision of activities testing animal feed
1. Testing examination:
a) Regular examination: Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry organizes the team of examination to inspect the activities testing animal feed periodically at least 01 time during the testing. Contents and the examination time shall be notified in advance the testing unit and organizations and individuals having feed registered for testing.
b) Irregular examination: When necessary, without prior notice,Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandryorganizes the team of examination directly to conduct the testing of animal feed.
2. Testing supervision:
a) The supervision agencies: The supervision of testing assigned to the units, the agencies managing fisheries or livestock husbandry under the Departments of Agriculture and Rural Development in the localities where the testing is arranged for conducting. Name and address of the supervision unit must be shown in the testing outline and be passed by the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry.
b) Contents of supervision:
- Examine the conformity of the necessary procedures in the registration dossier for testing prior to the testing.
- Based on the proper testing registration dossier which has been accepted by the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry, to inspect the following contents:
+ Place of testing;
+ Time of testing;
+ Type of animal feed tested;
+ Domestic animal objects, aquatic products tested;
+ Testing process;
+ Technical Staffs and books, documents tracking the experiment.
No later than 07 working days from the end of the testing process, the supervision agency shall send a report of supervision result to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry for the specialized scientific council to valuate.
c) Treatment and recovery after examination and supervision:
- Based on the proposed report of the team of examination and supervision. General Director of Fisheries or Director of Livestock Husbandry decides on modifying the contents, the remedies, prescribes the remedy time;
- Unit testing animal feed and the organizations and individuals having animal feed implement the recovery, overcome the contents decided by the General Director of Fisheries or Director of Livestock Husbandry, report the results of remedies toDirectorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandryin accordance with the prescribed time;
- To re-examine the performance of contents required to modify, overcome in the testing of animal feed decided by the General Director of Fisheries or Director of Livestock Husbandry;
- Records of examination, supervision of testing of animal feed are kept at the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry and included in the records upon appraisal to accredit new animal feed for the specialized scientific council to use as a basis for evaluation.
Article 27. Assessment of examination results
1. Dossiers of application for assessment and accreditation of new animal feed:
After finishing the testing, organizations, individuals having animal feed tested send 01 set of dossier requesting for assessment and accreditation of new animal feed to theDirectorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry, dossier comprises:
- A written request for assessment and accreditation of new animal feed (Appendix 18);
- A report of examination result;
- Opinion certified by Department of Agriculture and Rural Development of the testing process, the ability to use the type of animal feed tested at the locality;
- Report of supervision and the inspection records of animal feed testing and report or the remedy records of the testing unit of animal feed after the examination and supervision.
2. Assessment of examination results
Within 15 working days after receiving complete dossier of application for assessment and accreditation of examination results of animal feed, theDirectorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandryestablishes a specialized scientific council to assess the examination results and completes the procedures for accreditation of the new feed.
Article 28. The expenses of testing
1. The entire testing expenses shall be paid by organizations and individuals having animal feed requesting for the testing, including costs of appraising the testing outline, testing, testing supervision, testing assessment other expenditures related to the testing.
2. Funding for examination of the testing shall be paid by the state agency performing the examination.
Article 29. Accreditation of new animal feed
After being assessed by the specialized scientific council and having a conclusion of meeting requirements on the quality, within 07 working days, the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry shall issue the decision to accredit the new animal feed.
Chapter V
RESPONSIBILITIES AND RIGHTS
Article 30. Responsibilities and rights of the facilities of production, trade, and use of animal feed
1. Responsibilities:
a) Organizations and individuals producing, trading, and using animal feed must comply fully with the provisions of production, trade and safe use, ensuring quality and hygiene safety of animal feed; to observe the examination and inspection of the state management agencies.
b) To publish and control quality as prescribed;
c) To implement the registration for examination and certification of quality in accordance with provisions;
d) To comply with quality examination in accordance with provisions of this Circular;
) To provide for technical documentation, concerned records and create favorable conditions for the examination agency while it is on duty;
e) To take responsibility before law for animal feed quality produced, traded, exported, imported, recalled, and returned by the facilities;
g) To pay fees and charges for examination, certification of quality according to the state provisions, including the absence of receipt of written confirmation or the goods lot not meeting quality requirements;
h) To observe decisions to handle feed not meeting quality of the competent state management agencies;
i) Not to make the product characteristics change, labeling information different from the contents registered and examined and certified quality;
k) To implement the appropriate remedial measures for animal feed not meeting quality, feed being returned or recalled at the request of the inspection agency and the competent agencies.
l) Organizations and individuals producing and trading animal feed must comply fully the report regime:
- Every 6 months or upon request, it must report the situation of production and trading of animal feed of their own units to the Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Husbandry and Department of Agriculture and Rural Development where their head offices are located according to form in Appendix 20 attached to this Circular.
- Quarterly or upon request, the trading, production facilities must report the types, quantity, sources and prices of raw materials and animal feed exported and imported to the the Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Husbandry according to form in Appendix 21 issued together with this Circular.
m) Organizations or individuals using the animal feed must comply with the processes of using animal feed as recommended by the supplier and to observe the examination and inspection of the state management agencies.
2. Rights
a) To have the right to request the examination agency to provide for information, rules and forms relating to the examination and quality certification in accordance with the law regulations;
b) To have the right to complain to the competent agencies at all levels for consideration and settlement.
Article 31. Responsibility and powers of the person conducting the exmination
1. Responsibilities
a) To perform the examination in accordance with provisions within the assigned scope and according to the provisions of law;
b) To comply with order, examination procedures; ensure the accuracy, honesty and objectivity as inspecting;
c) To keep secret the information related to production and trading of the facilities to be examined;
d) To take responsibility before the head of the examination agency and the law when conducting the examination and the examination results implemented by him/her.
2. Powers
a) To require the facilities to supply dossiers and relevant samples for the examination; to be photographed, copied, recorded the necessary information for the examination;
b) To access to the places of production, trade, transfer and use of animal feed for examination;
c) To make records and seal samples for a needed period of time to send or report to the competent State agency as detecting evidence that the facilities commit the violations of law;
d) To recommend and propose the handling of the violations of quality, product labeling, records relating to the products.
Article 32. Responsibilities and powers of examination agencies
1. Responsibilities:
a) To examine and certify the quality of animal feed in accordance within the assigned, decentralized scope; ensure the accuracy, truthfulness and objectivity in examination and certification;
b) To provide for forms and instructions for setting up examination registration dossiers (if any) in accordance with the provisions on the enterprises/facilities;
c) To receive examination registration dossiers, organize the examinations, take samples (if necessary), test, grant certificate or notice of not meeting order, procedures and rules of law;
d) To keep records of examination and certification for a period of at least 02 (two) years and present to the competent agency upon request;
) To receive and resolve timely in accordance with provisions on complaints of the enterprises/facilities over the examination conducted by their agencies;
e) To be responsible for the results of examination; the contents of the Certificate/ Notice of dissatisfaction;
g) Quarterly and annually, send report on the activities of examination, certification of quality to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry (if it is the authorized agency);
h) To collect fees and charges of examination and certification;
i) To take responsibility before the superior agency and the law for the examination results given by the unit.
2. Powers
a) To require the enterprises/facilities to provide for records relating to the inspection;
b) To require the enterprises/facilities to carry out measures to handle the goods lot not meeting quality requirements as prescribed and monitor the handling;
c) To make records and seal products for a necessary time to send or report to the competent State agency as detecting evidence that the facilities commit violations of law;
d) To recommend to the relevant agencies to deal with the enterprises/facilities failing to comply with regulations on examination.
Article 33. Responsibilities and powers of the Departments of Agriculture and Rural Development
1. To advise the People s Committees of provinces and cities under central authority to perform the function of State management on animal feed in the respective localities.
2. To unify state management of animal feed in the locality;
3. To examine, inspect and handle the violations of animal feed quality, goods labels; the forms of advertising and use of animal feed under the local jurisdiction; report the results of examination and inspections to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry;
4. To implement the management of animal feed by assigned function and tasks;
5. To inspect and confirm the quality of animal feed exported and imported as being authorized;
6. To take responsibility before law for examination results;
7. To report on production and trade of animal feed in the area to the Directorate of Fisheries or Department of Livestock Husbandry quarterly, every six months or upon request and after the inspection, examination of animal feed.
Article 34. Responsibilities and powers of the General Department of Fisheries
1. To direct and guide professional activities related to the inspection and certification of the aquatic feed quality of the inspection agency; train and grant certificates of sampling aquatic feed.
2. To inspect and certify quality of the aquatic feed exported, imported or authorize the units to implement.
3. To organize the examination and inspection of the activities of production, trade, use and the state management activities of aquatic feed in the country.
4. To organize the reception of registration dossiers, assess and accredit the laboratories of sufficient conditions for criteria analysis of chemical, physic, microbiology, quality of aquatic feed.
5. To formulate and submit to the Minister of Agriculture and Rural Development for issuing the List of aquatic feed permitted for circulation in Vietnam.
6. To take responsibility before law for examination results made by them.
Article 35. Responsibilities and powers of the Department of Livestock Husbandry
1. To direct and guide professional activities related to the inspection and certification of the feed quality of livestock and poultry of the inspection agency; train and grant certificates of sampling feed of livestock and poultry.
2. To inspect and certify feed quality of livestock and poultry exported, imported or authorize the units to implement.
3. To organize the examination and inspection of the activities of production, trade, use and the state management activities of feed of livestock and poultry in the country.
4. To organize the reception of registration dossiers, assess and accredit the laboratories of sufficient conditions for criteria analysis of chemical, physic, microbiology, quality of feed of livestock and poultry.
5. To formulate and submit to the Minister of Agriculture and Rural Development for issuing the List of feed of livestock and poultry permitted for circulation in Vietnam.
6. To take responsibility before law for examination results made by them.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 36. Effect
1. This Circular takes effect 45 days after the date of signing for issuance.
2. Replaces Circular No.08/NN/KNKL/TT dated 17/9/1996 of the Ministry of Agriculture and Rural Development guiding the implementation of Decree No.15/CP dated 19/3/1996 of the Government on management of animal feed and Circular No.02/1998/TT-BTS dated 14/03/1998 the Ministry of Fisheries guiding the implementation of Decree No.15/CP dated 19/3/1996 of the Government on management of animal feed;
3. Annuls the Decision No. 104/2001/QD-BNN dated 31/10/2001 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing a number of temporary technical regulations for animal feed and Decision No.113/2001/QD-BNN dated 28/11/2001 of the Minister of Agriculture and Rural Development promulgating the List of minimum specifications required to publicize as compiling the basis standards as commodity of animal feed. To annul the contents related to the fish feed testing in Decision No.18/2002/QD-BTS on 03/6/2002 of the Minister of Fisheries on the issuance of regulations on testing of aquatic breed, feed, drugs, chemicals and biological products used in aquaculture.
4. This Circular replaces the contents related to inspection and certification of quality of aquatic feed specified in the "Regulations on Examination and Certification of State on the quality of aquatic products" issued Decision No.650/2000/QD-BTS dated 04/8/2000 of the Minister of Fisheries (now the Ministry of Agriculture and Rural Development).
Article 37. Responsibility for implementation
Office chief of the Ministry, the General Director of Directorate of Fisheries, Department of Livestock Husbandry, Directors of Departments of Agriculture and Rural Development of provinces and cities directly under the Central Government and heads of concerned units, organizations and individuals shall implement this Circular.
In the course of implementation, if any difficulties arise, the agencies, organizations, and individuals should reflect to the Ministry of Agriculture and Rural Development for review, amendment, and supplement.
| FOR MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây