Thông tư 28/2019/TT-BNNPTNT kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản

thuộc tính Thông tư 28/2019/TT-BNNPTNT

Thông tư 28/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2019/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành:31/12/2019
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phải thu hồi thực phẩm nếu lượng hóa chất cấm vượt quá giới hạn quy định

Ngày 31/12/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 28/2019/TT-BNNPTNT quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản.

Theo đó, trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm của lô hàng lớn hơn hoặc bằng (≥) giá trị MRPL (giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu), cơ sở kiểm nghiệm sẽ thông báo kết quả là vượt ngưỡng MRPL. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lô hàng phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm và thu hồi, xử lý đối với các lô hàng không bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, nếu tổ chức, cá nhân có 04 lô hàng sản xuất bị thông báo kết quả là: lớn hơn hoặc bằng giá trị CCβ (khả năng phát hiện) và nhỏ hơn giá trị MRPL, trong vòng 06 tháng liên tục với cùng loại sản phẩm thủy sản và chỉ tiêu kiểm nghiệm thì tổ chức, cá nhân đó phải tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục các nội dung không phù hợp (nếu có).

Thông tư có hiệu lực từ ngày 13/02/2020.

Xem chi tiết Thông tư28/2019/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------

Số: 28/2019/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Hà Hội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

Quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm
trong thực phẩm thủy sản

------------

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm một số chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản có quy định giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thực phẩm thủy sản xuất khẩu áp dụng theo quy định của quốc gia nhập khẩu và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đủ năng lực kiểm nghiệm một số chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sơ kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là cơ sở kiểm nghiệm). Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sai số β là xác suất mẫu thử nghiệm thực sự không đạt, ngay cả khi kết quả thử nghiệm là đạt.
2. Khả năng phát hiện (CCβ): là nồng độ nhỏ nhất được phát hiện, xác nhận và/hoặc định lượng của chất cần xác định trong mẫu thử nghiệm với sai số β. Đối với các chất không quy định mức giới hạn cho phép, khả năng phát hiện là nồng độ nhỏ nhất mà phương pháp có thể thực sự phát hiện ra mẫu thử nghiệm nhiễm với độ tin cậy 1 - β.
3. Giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL): là nồng độ nhỏ nhất được phát hiện của một chất cần xác định và khẳng định trong mẫu thử nghiệm. Thông số này được quy định để hài hòa hiệu năng của các phương pháp kiểm nghiệm đối với một số chất không quy định giới hạn tối đa cho phép.
Chương II
YÊU CẦU KỸ THUẬT KIỂM NGHIỆM HÓA CHẤT, KHÁNG SINH CẤM
TRONG THỰC PHẨM THỦY SẢN
Điều 4. Mức MRPL và giá trị CCβ đối với một số hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản
1. Mức MRPL đối với một số hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giá trị CCβ đối với từng chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản phải nhỏ hơn hoặc bằng (
Điều 5. Yêu cầu đối với cơ sở kiểm nghiệm
1. Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
2. Xác định giá trị CCβ của phương pháp kiểm nghiệm theo Mục 3.1.2.6 Phụ lục ban hành kèm Quyết định số 2002/657/EC ngày 17/8/2002 của Ủy ban Châu Âu và công bố giá trị CCβ đối với chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong phiếu kết quả kiểm nghiệm tương ứng.
3. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá, chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm một số chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản có quy định MRPL phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Thông báo kết quả kiểm nghiệm và biện pháp xử lý đối với thực phẩm thủy sản
Cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả kiểm nghiệm phù hợp với Mẫu phiếu kiểm nghiệm qui định tại Phụ lục 3 của Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 và biện pháp xử lý tương ứng theo 3 khả năng sau:
1. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm của lô hàng thấp hơn (CCβ: cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả “không phát hiện”; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản được phép lưu thông, tiêu thụ lô hàng đó trên thị trường.
2. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm của lô hàng lớn hơn hoặc bằng (>) giá trị CCβ và nhỏ hơn (CCβ và nhỏ hơn giá trị MRPL”; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản được phép lưu thông, tiêu thụ lô hàng đó trên thị trường và lưu trữ đầy đủ hồ sơ về các trường hợp thông báo kết quả “lớn hơn hoặc bằng giá trị CCβ và nhỏ hơn giá trị MRPL”.
Nếu tổ chức, cá nhân có 04 lô hàng sản xuất bị thông báo kết quả “lớn hơn hoặc bằng giá trị CCβ và nhỏ hơn giá trị MRPL” trong vòng 06 tháng liên tục với cùng loại sản phẩm thủy sản và chỉ tiêu kiểm nghiệm thì tổ chức, cá nhân đó phải tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục các nội dung không phù hợp (nếu có).
3. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm của lô hàng lớn hơn hoặc bằng (>) giá trị MRPL: cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả “vượt ngưỡng MRPL”; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lô hàng phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm và thu hồi, xử lý đối với các lô hàng không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54, 55 Luật an toàn thực phẩm.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở kiểm nghiệm
1. Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đảm bảo độ tin cậy, chính xác đối với kết quả kiểm nghiệm và thông báo kết quả kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và chế độ kiểm tra, giám sát về hoạt động kiểm nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đánh giá, chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản
1. Thực hiện các biện pháp xử lý đối với thực phẩm thủy sản theo quy đinh tại Điều 6 Thông tư này.
2. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ về các trường hợp được cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả kiểm nghiệm, biện pháp xử lý đối với thực phẩm thủy sản và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước Về an toàn thực phẩm khi được yêu cầu. Thời gian lưu trữ hồ sơ phù hợp với thời hạn sử dụng của từng loại sản phẩm quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-02:2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đánh giá, chỉ định cơ sở kiểm nghiệm
1. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các Cơ sở kiểm nghiệm
2. Cập nhật quy định về mức MRPL đối với các hóa chất kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản theo quy định tại Thông tư này.
3. Đánh giá chỉ định cơ sở kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản đã được quy định MRPL.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm tra việc thực hiện của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản quy định tại Điều 6 Thông tư này trong quá trình thanh tra, kiểm tra và thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 02 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Lãnh đạo Bộ;

- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT;

- Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN

- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp:

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);

- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;

- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Phùng Đức Tiến

 

Phụ lục

MC MRPL ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÓA CHẤT, KHÁNG SINH CẤM

TRONG THỰC PHẨM THỦY SẢN

(ban hành kèm theo Thông tư số 28/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên hóa chất, kháng sinh

Mức MRPL

1

Chloramphenicol

 

0,3 µg/kg

2

Các chất chuyển hóa của Nitrofuran

(bao gồm: Nitrofurazon, Nitrofurantoin, Furazolidone, Furaltadon)

1 µg/kg cho từng chất

3

Tổng Malachite Green, Leuco-Malachite Green

2 µg/kg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

---------------

No. 28/2019/TT-BNNPTNT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

--------------

Hanoi, December 31, 2019

 

CIRCULAR

On technical requirements for testing banned chemicals and antibiotics in aqua feed

-----------------

Pursuant to the Government s Decree No. 15/2017/ND-CP of February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Food Safety June 17, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 2, 2018, detailing a number of articles of the Law on Food Safety;

At the proposal of the Director of Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department,

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular providing technical requirements for testing banned chemicals and antibiotics in aqua feed.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides technical requirements for testing for some indicators of chemicals and antibiotics that are banned from being used in aqua feed with prescribed minimum required performance levels (MRPL) under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Exported aqua feed shall conform to domestic regulations of importing countries and not be governed by this Circular.

Article 2. Subjects of application

1. Food testing laboratories in service of the state management, which are designated by Ministry of Agriculture and Rural Development and qualified to test for chemical and antibiotic indicators in aqua feed according to the Joint Circular No. 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT dated August 01, 2013, defining requirements, order and procedures for appointing food testing laboratories in service of the state management (hereinafter referred to as “testing laboratories”). Regulatory authorities, organizations and individuals involved in the testing for aqua feed, and regulatory authorities in charge of aqua feed safety.

2. Organizations and individuals producing and/or trading aqua feed.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1.β errormeans the probability that the tested sample is truly non-compliant even though a compliant measurement has been obtained.

2.Detection capability (CCβ)means the smallest content of the substance that may be detected, identified and/or quantified in a sample with a β error. In the case of substances with no permitted limit, the detection capability is the lowest concentration at which a method is able to detect truly contaminated samples with a statistical certainty of 1 – β.

3.Minimum required performance limit (MRPL)means the minimum content of a substance, which need to be determined and confirmed in the test sample. It is intended to harmonize the analytical performance of methods for substances for which no permitted limit has been established.

Chapter II

TECHNICAL REQUIREMENTS FOR TESTING

BANNED   CHEMICALS AND ANTIBIOTICS IN AQUA FEED

Article 4. MRPL levels and CCβ values ​​for some banned chemicals and antibiotics in aqua feed

1. The MRPL levels for some banned chemicals and antibiotics in aqua feed are specified in the Appendix issued together with this Circular.

2. The CCβ value for a banned chemical and antibiotic in aqua feed must be less than or equal to (<) the corresponding MRPL value as specified in the Appendix issued together with this Circular.

Article 5. Requirements for testing laboratories

1. Satisfying the requirements for testing laboratories defined in Articles 4 and 5 of the Joint Circular No. 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT dated August 01, 2013, providing requirements, order and procedures for appointing food testing laboratories in service of the state management.

2. Determining CCβ values of testing methods according to Section 3.1.2.6 of the Appendix issued together with the Decision No. 2002/657/EC dated August 17, 2002 of the European Commission and the announcement of CCβ values for banned chemicals and antibiotics in corresponding test reports.

3. Being assessed and designated by a competent authority to perform testing for some banned chemicals and antibiotics in aqua feed with established permitted MRPLs in order to serve the performance of food safety management tasks by the Ministry of Agriculture and Rural Development as prescribed in this Circular.

Article 6. Announcement of test results and measures to handling aqua feed

Testing laboratories shall announce test results by using the form of test report provided in Appendix 3 of the Joint Circular No. 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT dated August 1, 2013 and take measures to handle aqua feed according to 3 circumstances as follows:

1. In case the test value for banned chemicals and antibiotics for a consignment is lower than (<) the CCβ value, the testing laboratory shall announce the result of “no detection”, and organizations and individuals producing and/or trading aqua feed shall be allowed to sell the consignment on the market.

2. In case the test value for banned chemicals and antibiotics for a consignment is higher than or equal to (≥) the CCβ value but smaller than (<) the MRP, the testing laboratory shall announce the result of “higher than or equal to the CCβ value but smaller than the MRPL”, and organizations and individuals producing and/or trading aqua feed shall be allowed to sell the consignment on the market and must keep all documents about the consignment.

If an organization or individual having 04 consignments that have the result of “higher than or equal to the CCβ value but smaller than the MRPL” within a period of 06 consecutive months for the same type of aqua feed product and testing indicator, such organization or individual must conduct a thorough review of the entire food safety control system to find out appropriate remedial measures against non-compliant contents (if any).

3. In case the test value for banned chemicals and antibiotics for a consignment is higher than or equal (≥) the MRPL, the testing laboratory shall announce the result of “exceeding the MRPL”, organizations and individuals producing and trading the consignment must trace the origin of feed, and recall as well as handle any unqualified aqua feed consignments as prescribed in Articles 54 and 55 of the Law on Food Safety.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF RELEVANT PARTIES

Article 7. Responsibilities of testing laboratories

1. Ensuring the satisfaction of technical requirements for testing as prescribed in Article 5 of this Circular.

2. Ensuring the reliability and precision of test results and providing test results in accordance with Article 6 of this Circular.

3. Complying with regulations on periodical and ad-hoc reports and bearing the inspection of testing activities by regulatory authorities in charge of assessing and designating testing laboratories to serve state management tasks.

Article 8. Responsibilities of organizations and individuals producing and/or trading aqua feed

1. Taking measures to handle aqua feed in accordance with Article 6 of this Circular.

2. Keeping all documents about tested consignments of aqua feed, taking measures to handle aqua feed and submit reports thereof to food safety authorities as requested. Retention period of documents must be conformable with the expiry date of each type of aqua feed as prescribed in the national technical regulation QCVN 02-02:2009/BNNPTNT on Aqua Feed Business Operators and HACCP-based Program for Quality and Safety Assurance.

Article 9. Responsibilities of regulatory authorities in charge of assessing and designating testing laboratories

1. Providing professional training and drilling courses for testing laboratories.

2. Updating regulations on MRPLs for banned chemicals and antibiotics in aqua feed according to this Circular.

3. Assessing and designating testing laboratories to perform testing for banned chemicals and antibiotics in aqua feed with permitted MRPLs.

Article 10. Responsibilities of food safety authorities

Regulatory authorities shall examine the compliance by organizations and individuals producing and/or trading aqua feed with provisions in Article 6 of this Circular when carrying out inspections, and the satisfaction of food safety conditions as prescribed.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 11. Effect

1. This Circular takes effect on February 13, 2020.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration./.

For The Minister
The Deputy Minister
Phung Duc Tien

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 28/2019/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 28/2019/TT-BNNPTNT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất