Quyết định 324/QĐ-TTg Chương trình phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

thuộc tính Quyết định 324/QĐ-TTg

Quyết định 324/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tổng thể nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:324/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:02/03/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2030, tốc độ tăng GDP nông nghiệp vùng ĐBSCL đạt trên 3%/năm
Ngày 02/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 324/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển tổng thể nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ. Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm; Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản đạt trên 5%/năm; Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2045, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2030; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của vùng xuống 40% so với 2010; Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt 80%;…

Để đạt được những mục tiêu trên, ưu tiên phát triển chế biến và thương mại trong chuỗi giá trị nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung giải quyết 3 vấn đề: Giống, thức ăn và chế biến. Đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất và thích ứng với biến đổi khí hậu cho 3 ngành hàng chủ lực; đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định324/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_________

Số: 324/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

_______

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 9774/TTr-BNN-KH ngày 31 tháng 12 năm 2019,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH.

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.

II. QUAN ĐIỀM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm về phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long

- Tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên; sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

- Chủ động, tích cực thích ứng và tận dụng cơ hội từ biến đổi khí hậu, coi nước mặn và nước lợ là nguồn tài nguyên cho phát triển. Xem xét các kịch bản cực đoan để chuẩn bị các giải pháp giải quyết tình huống khẩn cấp, đặc biệt là các kịch bản thiên tai có ảnh hưởng đến tính mạng con người.

- Thay đổi tư duy về an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long dựa vào cây lúa; xoay trục chiến lược sang thủy sản - trái cây - lúa gạo phù hợp với thị trường, dựa trên hệ thống canh tác đã hình thành và từng bước điều chỉnh theo lộ trình, tránh xáo trộn ảnh hưởng đến đời sống người dân.

- Phát triển tích hợp, đa ngành, có điều phối liên kết vùng, liên kết ngành.

- Đạt được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về nhận thức và chương trình hành động, đặc biệt phải phù hợp với năng lực, mong muốn của người dân.

- Huy động nguồn lực tổng thể của nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế. Áp dụng cơ chế hợp tác công tư (PPP) và nguyên tắc đầu tư “không hối tiếc”.

- Tận dụng tối đa các cơ hội và lợi thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường cho nông sản.

- Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng.

2. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu chung

Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì, tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030:

+ Về kinh tế:

* Tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm;

* Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản đạt trên 5%/năm;

* Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt trên 5%/năm;

* Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%.

+ Về xã hội:

* Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018;

* Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động;

* Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 30%.

+ Về môi trường:

* Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được chứng nhận sản xuất bền vững trên 20%;

* Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch đạt 50%;

* Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 30%;

* Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt 50%;

* Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của vùng xuống 20% so với năm 2010.

- Đến năm 2045:

+ Về kinh tế:

* Tốc độ tăng GDP nông nghiệp duy trì trên 3%/năm;

* Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản đạt trên 7%/năm;

* Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt trên 7%/năm;

* Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 50%.

+ Về xã hội:

* Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2030;

* Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số lao động;

* Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 50%.

+ Về môi trường:

* Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được chứng nhận sản xuất bền vững trên 50%;

* Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch đạt 70%;

* Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 50%, không còn sử dụng nước ngầm cho sản xuất;

* Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt 80%;

* Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của vùng xuống 40% so với 2010.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng chung

- Phát triển nông nghiệp theo 3 tiểu vùng của Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long (vùng thượng đồng bằng, vùng giữa và vùng ven biển) có xem xét đến các hệ sinh thái nông nghiệp trong từng tiểu vùng. Dựa trên biển động về nguồn nước, tính thích nghi đất đai và nhu cầu thị trường, vùng sản xuất các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng an toàn, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt, trong đó: vùng an toàn là vùng có độ an toàn cao trước tác động của lũ, ngập, xâm nhập mặn và có thị trường; vùng chuyển đổi là vùng nguy cơ cao, độ an toàn thấp trước tác động của lũ, ngập, xâm nhập mặn và biến động thị trường; vùng linh hoạt là vùng chưa có đủ thông tin về tác động của hạn mặn, tình trạng úng ngập và khả năng cấp ngọt.

- Xoay trục chiến lược sang thủy sản - trái cây - lúa gạo; tăng tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản và trái cây, giảm tỷ trọng lúa gạo. Phát triển các ngành hàng khác theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để đa dạng hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với du lịch nông nghiệp, sinh thái đặc thù.

- Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới để phối hợp nguồn lực và phát triển toàn diện mọi mặt của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, trong đó ưu tiên vào các nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống rủi ro thiên tai.

- Phát triển nông nghiệp thích ứng với những thay đổi về điều kiện tự nhiên và thị trường, tập trung xử lý các yếu tố nội tại, cùng với tài nguyên, con người, tiến bộ khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ, biến bất lợi thành lợi thế.

- Thúc đẩy tập trung, tích tụ đất đai hình thành các hộ nông dân quy mô lớn, tổ chức nông hộ thành các hợp tác xã kiểu mới, liên kết với doanh nghiệp.

- Ưu tiên phát triển chế biến và thương mại trong chuỗi giá trị nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung giải guyết 3 vấn đề: giống, thức ăn và chế biến. Đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất và thích ứng với biến đổi khí hậu cho 3 ngành hàng chủ lực; đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường canh tác bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng tỷ lệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các khu, cụm công nghiệp chế biến, các trung tâm dịch vụ hậu cần, chuỗi lạnh để kết nối thị trường.

- Quy hoạch tích hợp, đa ngành, lĩnh vực phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp “không hối tiếc” có điều phối liên vùng, liên kết ngành với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Huy động nguồn lực tổng thể của nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế.

2. Định hướng phát triển nông nghiệp các tiểu vùng

- Vùng thượng đồng bằng: Phát triển nền nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững; là vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thu lũ cho đồng bằng sông Cửu Long.

- Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất của Vùng và cả nước; phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải.

- Vùng ven biển: Phát triển nền nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; khuyến khích trồng lúa gạo đặc sản vào mùa mưa có nước ngọt và khuyển khích hệ thống luân canh mặn - ngọt theo mùa phù hợp điều kiện đặc thù theo mùa của vùng. Vùng có diện tích rừng lớn nhất đồng bằng nên cần tận dụng để phát triển hệ thống nông - lâm kết hợp theo hướng sinh thái, hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái. Đảm bảo đủ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Chuẩn bị sẵn sàng phòng chống, ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, sạt lở bờ biển.

3. Định hướng phát triển các ngành chủ lực

a) Lúa gạo

Đến năm 2030, diện tích canh tác lúa toàn vùng còn 1,6 triệu ha (giảm khoảng 300 nghìn ha, chuyển sang canh tác trái cây và nuôi trồng thủy sản). Diện tích gieo trồng lúa còn 3,1 triệu ha (giảm 1 triệu ha do giảm diện tích canh tác và giảm vụ); sản lượng lúa dự kiến còn 17,3 triệu tấn (giảm 6,3 triệu tấn).

Chuyển đổi cơ cấu giống: tăng diện tích sử dụng giống xác nhận, chất lượng cao, chống chịu tốt hơn với hạn, mặn; các loại giống theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu để từng bước chuyển sang canh tác lúa có chất lượng cao, đặc sản phục vụ tiêu dùng trong nước và các thị trường có tiêu chuẩn cao; đồng thời duy trì một phần diện tích lúa chất lượng trung bình để chế biến xuất khẩu. Cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ giảm tối đa chi phí sản xuất, vật tư nông nghiệp.

Khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư vào nông nghiệp, tập trung đầu tư vào chế biến sâu, chế biến phế, phụ phẩm để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao từ gạo. Phát triển cụm các cơ sở kho chứa, bảo quản, sơ chế và các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vùng sản xuất. Nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp. Tại các khu vực gần vùng chuyên canh, hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến công nghệ cao và trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối ra thị trường.

Giữ thị trường truyền thống, nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu tiềm năng, tập trung vào các nhóm sản phẩm của Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo. Hình thành các trung tâm/chợ bán buôn/chuỗi bán lẻ tại vùng chuyên canh, đô thị lớn, khu công nghiệp.

b) Trái cây

Đến 2030, mở rộng diện tích trái cây, dự kiến tổng diện tích trái cây đạt khoảng 650 nghìn ha (tăng thêm 150 nghìn ha ở vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt), chủ yếu chuyển đổi từ các vùng đất lúa kém hiệu quả ở các khu vực bị xâm nhập mặn, khu vực có địa hình cao; các cù lao màu mỡ.

Nghiên cứu và ứng dụng các loại giống cây trồng năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu, các biện pháp canh tác bền vững, giảm chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vật tư đầu vào.

Tăng cường liên kết nông dân, tổ chức nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ.

Nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản, hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến công nghệ cao gắn với vùng chuyên canh và các trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối ra thị trường.

Nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững thị trường trong nước. Xây dựng vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đáp ứng các yêu cầu mới của các thị trường nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường mới để tăng cường xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường.

c) Thủy sản

- Nuôi trồng thủy sản:

Đến năm 2030, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 1,3 triệu ha, tăng thêm khoảng 300 nghìn ha (bao gồm diện tích đất lúa chuyển đổi và tăng diện tích luân canh với lúa và tôm rừng sinh thái).

Phát triển ngành tôm và cá tra trở thành ngành sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, định hướng xuất khẩu. Đồng thời phát triển đa dạng đối tượng nuôi thủy sản mặn lợ và nước ngọt khác có lợi thế của Vùng. Thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với điều kiện sinh thái, xu hướng tác động của biến đổi khí hậu cũng như nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản theo các tiêu chuẩn bền vững quốc tế, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và chế biến thủy sản.

Khuyến khích đầu tư phát triển thủy sản, tập trung cho chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản chế biến. Chủ động sản xuất và cung ứng giống tôm, cá tra chất lượng cao cho thị trường. Phát triển hệ thống kho chứa, bảo quản, sơ chế và các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vùng sản xuất.

- Khai thác thủy sản:

Cơ cấu lại đội tàu theo hướng phát triển các tổ đội công suất lớn, hợp tác xã, đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng với hệ thống tàu hậu cần, công nghiệp phụ trợ; tăng cường đầu tư hệ thống các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, các khu dịch vụ hậu cần ven biển và trên các đảo, Trung tâm nghề cá lớn tại Kiên Giang nhằm khai thác các ngư trường lớn ở biển Tây và biển Đông; hợp tác khai thác trên các vùng biển chung phù hợp luật pháp quốc tế. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.

Duy trì các nghề khai thác thủy sản nội địa hợp lý, bền vững và có trách nhiệm; thiết lập các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn để bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản; triển khai thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bản địa nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học. Khai thác bền vững, vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch.

Theo dõi, giám sát chất lượng nước các cửa sông và sự liên thông giữa sông ngòi nội địa và biển, đáp ứng nhu cầu di cư vào ra cửa sông của thủy sản biển và thủy sản nước ngọt.

Vận hành hợp lý các cống kiểm soát mặn để đảm bảo tính liên thông giữa biển và sông ngòi nội địa, kiểm soát mặn và đảm bảo chất lượng nước vùng cửa sông cho thủy sản tự nhiên và thủy sản nuôi trồng.

d) Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học, gắn với thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển sang chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; ứng dụng khoa học công nghệ; sản xuất khép kín, liên kết chuỗi với hệ thống giết mổ tập trung, nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; tăng cường kiểm soát dịch bệnh, chất lượng thức ăn, thuốc thú y, xử lý môi trường. Nghiên cứu, xây dựng trung tâm giống vật nuôi tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tập trung các sản phẩm gia cầm, thủy cầm thích ứng lũ tại vùng thượng; phát triển chăn nuôi bò, lợn, đồng thời kết hợp trong các hệ thống canh tác khác tại vùng giữa; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi vịt biển, các loại vật nuôi sử dụng ít nước nhưng có giá trị cao như ong, chim yến...vùng ven biển; kết hợp chăn thả dưới tán rừng theo hướng sinh thái, hữu cơ.

đ) Lâm nghiệp

Phục hồi và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm; kết hợp hài hòa giữa bảo vệ rừng tràm, rừng ngập mặn với phát triển các sinh kế từ rừng, đặc biệt là thủy sản sinh thái dưới tán rừng (tôm, cua, cá...) và du lịch sinh thái; phát triển các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

e) Du lịch sinh thái

Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long làm nền tảng cho phát triển du lịch, gắn với bảo vệ và phát triển rùng ngập mặn ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển du lịch miệt vườn... Thu hút đầu tư để phát triển các dịch vụ hỗ trợ. Tăng cường đào tạo nghề dịch vụ du lịch, góp phần chuyển đổi nghề bền vững cho lao động nông thôn.

g) Thủy lợi và phòng chống thiên tai

- Vùng thượng đồng bằng: Chủ động kiểm soát lũ, ứng phó với lũ cực đoan, phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ khu dân cư, công trình hạ tầng, diện tích trồng lúa 2 vụ, nuôi trồng thủy sản. Cải tạo các trục thoát lũ ra biển Tây và Đồng Tháp Mười. Tập trung gia cố hệ thống đê, nạo vét kênh mương, tăng khả năng chủ động lấy nước, trữ nước, tiêu thoát và điều tiết lũ, đồng thời hỗ trợ sản xuất, phát triển các sinh kế khác ngoài 2 vụ lúa. Bảo vệ không gian thoát lũ, kết hợp nghiên cứu giải pháp trữ nước lũ vùng ngập sâu để phục vụ cấp nước mùa khô và các mục đích khác.

- Vùng giữa: Hoàn thiện hệ thống, công trình thuỷ lợi để chủ động cấp nước; nâng cấp đê bao, bờ bao bảo vệ đô thị, khu dân cư; nghiên cứu thiết kế hệ thống kênh mương, bờ vùng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tập trung để đảm bảo liên thông trao đổi nước. Đầu tư các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch, công trình điều tiết, nạo vét các trục kênh để chủ động trữ nước đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, cấp nước cho các ngành kinh tế và công trình chuyển nước ngọt ra vùng ven biển.

- Vùng ven biển: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát nguồn nước để cấp nước sinh hoạt, chủ động cấp nước ngọt, mặn phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, hệ thống kè giảm sóng gây bồi kết hợp với trồng rừng bảo vệ đê biển, bờ biển. Hạn chế, sử dụng hợp lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản nhằm phòng tránh sụt lún, sạt lở. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ thu, trữ, xử lý nước tại chỗ phục vụ sinh hoạt trong thời gian hạn hán, thiểu nước, xâm nhập mặn, công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản.

h) Phát triển nông thôn

Phát triển các mô hình nông thôn mới gắn với ổn định đời sống dân cư, di dân ra khỏi các vùng nhạy cảm về môi trường, chuyển đổi nông nghiệp, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng. Giảm lao động trong nông nghiệp, đồng thời chuyên nghiệp hóa, trẻ hóa thích ứng với sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tạo việc làm phi nông nghiệp tại chỗ theo Chương trình OCOP và phát triển công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp ngoài vùng và xuất khẩu lao động gắn với nhu cầu thị trường.

Nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên ngành phù hợp với cây, con, ngành nghề và với đặc thù của Vùng. Tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản...Tăng cường hợp tác liên kết sản xuất - tiêu thụ liên tỉnh, liên vùng nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm có ưu thế và tiềm năng.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng và tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo các định hướng chuyển đổi bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Rà soát quy hoạch ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt; xác định các nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, thiếu khả thi, đề xuất phương hướng xử lý; kiến nghị nội dung quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch.

- Rà soát, cập nhật các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai, bố trí lùi vào phía trong bờ biển/bờ sông để đảm bảo an toàn trước các ảnh hưởng của bão, lũ, nước biển dâng, ngập mặn, đặc biệt tập trung vào vùng ven biển.

2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Đối với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ:

- Trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm sẽ xem xét và có kế hoạch cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp vùng và tiểu vùng phù hợp với khả năng ngân sách trung ương và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công.

- Ưu tiên đầu tư hiện đại hóa công trình thủy lợi cấp vùng và tiểu vùng ứng phó với biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, hạ tầng phát triển thủy sản gắn kết chặt chẽ với đầu tư cho hệ thống giao thông; các công trình hạ tầng hỗ trợ phòng chống thiên tai, hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm do thiên tai; các công trình hỗ trợ bảo tồn cảnh quan, môi trường tự nhiên.

b) Đối với nguồn ngân sách địa phương:

- Tiếp tục huy động, sử dụng vốn vay (ODA, vay ưu đãi nước ngoài) để đầu tư phát triển theo quy định hiện hành.

- Ưu tiên đầu tư hiện đại hóa công trình thủy lợi tích hợp của địa phương hỗ trợ vùng nguyên liệu tập trung tại các vùng an toàn và vùng chuyển đổi; xây dựng hạ tầng kết nối cơ bản tới các trung tâm hậu cần, vận chuyển tập trung hàng hóa cho vùng và tiểu vùng tới các khu công nghiệp chế biến sâu sản phẩm và các phụ phẩm tại các thành phố lớn, tới các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực; hạ tầng cơ bản phục vụ đời sống tại các vùng cần di dân, đảm bảo an toàn trước ảnh hưởng của bão, lũ, nước biển dâng, ngập mặn.

c) Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế:

- Huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhất là vốn vay trung và dài hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng đối tượng. Mở rộng các hình thức vay không thế chấp, vay bảo hiểm, vay dưới hình thức cho thuê tài chính.

- Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với việc xây dựng hạ tầng giao thông huyết mạch (đường bộ, đường thủy, cảng nước sâu); xây dựng hạ tầng các trung tâm hậu cần - vận chuyển; xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp chế biến sâu sản phẩm và các phụ phẩm nông nghiệp tại các thành phố lớn; xây dựng hạ tầng tại các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn, có năng lực quản trị và công nghệ cao, thân thiện với môi trường vào xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp tại các vùng nguyên liệu chủ lực, phát triển các trung tâm hậu cần - vận chuyển, phát triển công nghiệp chế biến sâu tại các thành phố lớn.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp địa phương vào các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực.

- Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng đầu tư vào các sản phẩm đặc sản theo mô hình OCOP gắn với phát triển du lịch, đặc biệt tại các vùng linh hoạt.

3. Đổi mới tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi giá trị

- Thúc đẩy tập trung đất đai, bổ sung xây dựng Chương trình đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu chủ lực tại các vùng an toàn và vùng chuyển đổi.

- Xây dựng lực lượng chuyên gia về tổ chức nông dân và hỗ trợ việc thành lập hợp tác xã tại các địa phương.

- Xây dựng Chương trình thu hút đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, thủy sản và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác.

- Tổ chức, kiện toàn hiệp hội/tổ chức doanh nghiệp theo cơ chế hoạt động minh bạch, cạnh tranh công bằng, hành động thống nhất để có đủ năng lực và vị thế để đàm phán và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật từ nước nhập khẩu, từng bước tiến tới thống nhất sản lượng sản xuất của các thành viên trong hiệp hội.

- Phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình thông tin, dự báo và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực của vùng trong bối cảnh ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại, Chương trình đầu tư có trách nhiệm, đảm bảo tính bao trùm, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP tại các địa phương trong vùng, gắn với phát triển khởi nghiệp nông thôn và kinh tế hợp tác, đặc biệt tại các vùng linh hoạt.

- Xây dựng cơ chế cộng đồng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực nhạy cảm về môi trường và biến đổi khí hậu.

4. Phát triển khoa học công nghệ

- Tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển các viện nghiên cứu về thủy sản, trái cây, lúa gạo, thủy lợi của vùng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động gắn với thị trường.

- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các ngành hàng với sự tham gia và liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức khuyến nông, doanh nghiệp, hợp tác xã, chính quyền địa phương và các tổ chức, các cá nhân sản xuất:

+ Nghiên cứu phục tráng, tuyển chọn, lai tạo, nhập nội cải tiến hệ thống giống chất lượng cao, thích nghi tốt, tiến tới làm chủ nguồn giống; nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả cao, cải tiến kỹ thuật canh tác hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với lũ cực đoan và hạn mặn.

+ Nghiên cứu các công thức thức ăn, chế phẩm sinh học cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp hiện có ở đồng bằng sông Cửu Long, hướng tới làm chủ việc sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

+ Nghiên cứu các đối tượng sản xuất nông nghiệp mới thích nghi tốt tại đồng bằng sông Cửu Long, có thể kết hợp với các hệ thống canh tác lúa, trái cây, thủy sản, rừng ngập mặn hoặc chuyển đổi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp kỹ thuật để phát triển nuôi thủy sản trên biển, ưu tiên các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho người, phương tiện, trang thiết bị nuôi trồng thủy sản khi xảy ra thiên tai.

- Thí điểm và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình về kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, trong quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi giá trị, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

- Nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của lũ, hạn, mặn đến các vùng linh hoạt để xác định các hướng chuyển đổi trong dài hạn. Trong ngắn hạn, theo dõi thường xuyên diễn biến lũ, hạn mặn và thị trường, cung cấp thông tin và tư vấn để người dân chủ động linh hoạt sản xuất.

- Nghiên cứu các giải pháp vật liệu xây dựng cho đồng bằng thay thế cho khai thác cát trên sông.

5. Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng Chương trình đào tạo nông dân chuyên nghiệp, chuyển đổi lao động nông nghiệp và tạo việc làm.

- Xây dựng Chương trình thu hút chuyên gia, trí thức trẻ về nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại từng địa phương.

6. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc, thông tin trực quan hỗ trợ điều hành, vận hành tối ưu các hệ thống thủy lợi điều tiết lũ và mặn, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, tình hình sạt lở ven sông, ven biển để thích ứng với các thay đổi của tự nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng tràm, rừng ngập mặn.

- Điều tra đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với lũ cực đoan, hấp thu lũ, thoát lũ; xử lý ô nhiễm nước mặt; tái tạo nguồn nước ngầm; cấp nước ngọt; quản lý hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp. Cung cấp thông tin cảnh báo sớm thời tiết, lũ, hạn, mặn và tư vấn nông nghiệp.

7. Rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù

Rà soát, thể chế hóa và thực thi cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng theo tự nhiên, hội nhập quốc tế:

- Chuyển đổi, sử dụng linh hoạt giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất cho chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch và quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo các điều kiện về môi trường; hỗ trợ chuyển đổi đất lúa, cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần diện tích nhất định để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung thúc đẩy thị trường thuê đất nông nghiệp; hỗ trợ pháp lý cho người dân liên doanh, liên kết góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, hợp tác xã; tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng cho mua, thuê đất nông nghiệp; khuyến khích cho thuê đất công, đất rừng, bãi bồi, đất ven sông, ven biển gắn với xã hội hóa đầu tư để phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ người dân trồng lúa 3 vụ chuyển đổi canh tác.

- Ưu tiên mở rộng tín dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp.

- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể và doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực.

8. Tăng cường liên kết vùng và tiểu vùng

- Thành lập ban điều phối phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu cho từng tiểu vùng có chức năng điều phối liên ngành, liên địa phương, trực thuộc hoặc liên kết chặt chẽ với Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành ban điều phối phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu các tiểu vùng.

- Thử nghiệm một số mô hình liên kết trong mỗi tiểu vùng và toàn vùng, trước mắt tập trung vào quản lý nguồn nước, phát triển liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, phát triển thị trường và thu hút đầu tư nông nghiệp.

9. Hợp tác quốc tế: chia sẻ thông tin, tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, quản trị; tăng cường điều phối liên ngành, liên vùng trong huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện Chương trình khoảng 17.500 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước khoảng 5.500 tỷ đồng; vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác 12.000 tỷ đồng.

2. Danh mục một số chương trình, đề án ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020-2030 theo phụ lục kèm theo.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình tổng thể, lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình đầu tư công khác có liên quan; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình tổng thể.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống quan trắc môi trường và tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng Trung tâm dữ liệu tích hợp của Vùng.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hợp tác quốc tế Mê Công, Mê Công - Lan Thương trong quản lý lưu vực sông Mê Công.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi chính sách về đất đai để khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh và hiệu quả cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp.

- Tích hợp quy hoạch ngành nông nghiệp nông thôn và các quy hoạch liên quan vào quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách về thuế, tín dụng và bảo hiểm lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai Chương trình thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bằng sông Cửu Long, chú trọng các nghiên cứu có tính ứng dụng cao.

- Phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bằng sông Cửu Long.

6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo nông dân chuyên nghiệp, Chương trình chuyển đổi lao động nông nghiệp.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tạo điều kiện cho các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về nông nghiệp và phát triển nông thôn trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.

8. Bộ Công thương

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong khu vực xây dựng quy hoạch các cụm ngành hàng chiến lược; phát triển năng lượng phục vụ sản xuất.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chương trình, chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát thị trường vật tư đầu vào; theo dõi và cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại.

9. Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, bố trí sắp xếp lại dân cư nông thôn, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ sạt lở; xây dựng phương án phòng chống ngập úng đô thị; triển khai nghiên cứu các giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng thay thế khai thác cát trên sông cho đồng bằng sông Cửu Long. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

10. Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông do Trung ương quản lý, nghiên cứu quy hoạch và phương án huy động nguồn lực để xây dựng cảng biển nước sâu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp với Bộ Công thương trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hình thành các trung tâm logistics quy mô lớn cho khu vực phía Nam.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể tại địa phương và phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình.

- Xây dựng và triển khai các dự án thực hiện Chương trình tổng thể.

- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hàng năm của địa phương; gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Quản lý, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình tổng thể do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình tổng thể tại địa phương; định kỳ sơ kết và tổng kết Chương trình tổng thể ở địa phương theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Các Ủy ban: Kinh tế; TC-NS; KH, CN&MT của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP,

các Vụ: TH, PL, QHĐP, KTTH, CN, KGVX;

- Lưu: VT, NN (3) Tuynh.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Trịnh Đình Dũng

 
 

 

Phụ lục

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2020-2030

(Kèm theo Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

 

TT

Chương trình/Đề án/Dự án

Giai đoạn thực hiện

Nguồn

Nhà nước

Tư nhân

I

CHƯƠNG TRÌNH

 

 

 

1

Tổ chức sản xuất và thương mại hóa

 

 

 

 

Chương trình thúc đẩy nông dân tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu chủ lực

2020-2030

X

 

 

Xây dựng các trung tâm thu gom nông sản

2020-2030

X

X

2

Khoa học công nghệ

 

 

 

 

Chương trình nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vùng ĐBSCL

2020-2030

X

 

 

Chương trình thí điểm các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

2020-2025

X

X

3

Phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

 

Chương trình đào tạo lao động, nông dân chuyên nghiệp

2020-2025

X

X

 

Chương trình chuyển đổi lao động nông nghiệp và tạo việc làm ĐBSCL

2020-2025

X

X

 

Chương trình thu hút nhân tài ngành nông nghiệp tại ĐBSCL

2020-2030

X

X

II

ĐỀ ÁN

 

 

 

1

Quản lý tài nguyên

 

 

 

 

Đề án tăng cường cơ chế giám sát hệ thống cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào trong nông nghiệp

2020-2025

X

X

2

Hợp tác quốc tế

 

 

 

 

Đề án tăng cường hợp tác Mê Công, Mê Công - Lan Thương

2020-2025

X

 

III

DỰ ÁN

 

 

 

1

Quy hoạch

 

 

 

 

Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch vùng và tiểu vùng

2020-2025

X

 

2

Đầu tư cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

Dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu và công cụ trực quan hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (lồng ghép với các Đề án, Dự án liên ngành đã và đang được triển khai)

2020-2025

X

X

3

Quản lý tài nguyên, môi trường

 

 

 

 

Dự án bảo vệ và phát triển rừng tràm và rừng ngập mặn

2020-2030

X

X

IV

MỘT SỐ NHIỆM VỤ KHÁC

 

 

 

1

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù (đất đai, tín dụng)

2020-2025

X

 

2

Truyền thông, thông tin

2020-2030

X

X

V

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHO NGÀNH THỦY SẢN

 

 

 

1

Chương trình thông tin, dự báo và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực ngành thủy sản

2020-2030

X

X

2

Chương trình thu hút đầu tư phát triển chuỗi và hỗ trợ kinh tế hợp tác ngành thủy sản

2020-2030

X

X

3

Các dự án xây dựng cụm ngành thủy sản

2020-2030

X

X

4

Các dự án xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển vùng thủy sản

2020-2030

X

X

VI

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHO NGÀNH TRÁI CÂY

 

 

 

1

Chương trình thông tin, dự báo và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực ngành trái cây

2020-2030

X

X

2

Chương trình thu hút đầu tư phát triển chuỗi và hỗ trợ kinh tế hợp tác ngành trái cây

2020-2030

X

X

3

Các dự án xây dựng cụm ngành trái cây

2020-2030

X

X

VII

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHO NGÀNH LÚA GẠO

 

 

 

1

Chương trình thu hút đầu tư phát triển chuỗi và hỗ trợ kinh tế hợp tác ngành lúa gạo

2020-2030

X

X

2

Chương trình thông tin, dự báo và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực ngành lúa gạo

2020-2030

X

X

3

Các dự án xây dựng cụm ngành lúa gạo

2020-2030

X

X

4

Chương trình hỗ trợ sinh kế cho nông dân trồng lúa 3 vụ chuyển đổi canh tác

2020-2030

X

X

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
__________

No. 324/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_____________

           Hanoi, March 02, 2020

DECISION

Approving the Master Program on sustainable and climate-resilient agricultural development of the Mekong Delta
to 2030, with a vision to 2045

_______

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to Resolution No. 120/NQ-CP dated November 17, 2017 of the Government on sustainable and climate-resilient development of the Mekong Delta; Decision No. 417/QD-TTg dated April 13, 2019 of the Prime Minister on promulgating overall action program to implement Resolution No. 120/NQ-CP on sustainable and climate-resilient development of the Mekong Delta;

Considering the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development in document No. 9774/TTr-BNN-KH dated December 31, 2019,

 

DECIDES:

 

Article 1. Approving the Master Program on sustainable and climate-resilient agricultural development of the Mekong Delta to 2030, with a vision to 2045, with the following principle contents:

I. PROGRAM SCOPE

The Mekong Delta includes 13 provinces and cities: Long An, Dong Thap, Tien Giang, Vinh Long, Tra Vinh, Ben Tre, An Giang, Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau, Kien Giang and Can Tho City.

II. PERSPECTIVES AND OBJECTIVES

1. Perspectives on agricultural development in the Mekong Delta

- Respect law of nature, avoid excessive interference with nature; Effectively and reasonably use natural resources.

- Proactively, actively adapt and take advantage of opportunities from climate change, consider salt and brackish water as resources for development. Consider extreme scenarios to prepare solutions to emergency situations, especially natural disaster scenarios affecting human life.

- Change mindset about food security, develop Mekong Delta agriculture based on rice; Strategically pivot to seafood - fruits - rice suitably for the market, based on the established farming system and gradually adjusted according to the roadmap, avoiding disturbances that affect people's lives.

- Integrated, multi-sectoral development coordinating with regional and industry linkages.

- Achieve the consensus of the entire political system and society on awareness and action programs, especially in accordance with the capacity and desires of the people.

- Mobilize overall resources of the state, economic sectors, the entire population, and international cooperation. Apply the public-private partnership (PPP) mechanism and the "no-regret" investment principle.

- Make the most of opportunities and advantages in the context of international economic integration to accelerate production development and expand markets for agricultural products.

- Develop sustainable and climate-resilient agriculture, associated with restructuring the agricultural sector and building new rural areas in a modern, effective direction, maximizing the potential and advantages of the region.

2. Program objectives

a) General objective

Mekong Delta agriculture develops sustainably, safely, and prosperously on the basis of appropriate development of high-quality agricultural commodities, combined with services, eco-tourism, industry, with a focus on processing industry, improving the value and competitiveness of agricultural products; The infrastructure system is synchronously and modernly planned, developed in a proactive, intelligent manner, adapting to climate change, ensuring safety against natural disasters; Biodiversity and historical cultural traditions are maintained and restored, people's material and spiritual lives are fostered, and average income per capita is higher than the national average.

b) Specific objective

- By 2030:

+ Regarding economy:

* The growth rate of agricultural GDP will have been over 3%/year;

* The growth rate of income from the agricultural, forestry and fishery product processing sector will have been over 5%/year;

* The growth rate of agricultural, forestry and fishery labor productivity will have reached over 5%/year;

* The value rate of agricultural, forestry and fishery products produced in forms of cooperation and association will have been over 30%.

+ Regarding society:

* The life standard of rural residents has been improved, the average income per capita in rural areas will have increased at least twice compared to 2018;

* The proportion of agricultural workers will have decreased to less than 30% of the total workforce number;

* The rate of farmers receiving agricultural training will have been over 30%.

+ Regarding environment:

* Output percentage of crop and aquaculture products certified for sustainable production will have been over 20%;

* Percentage of livestock production establishments in the area treating waste with biogas or technology solutions, effective and clean usage will have reached 50%;

* The proportion of land area for agricultural production and aquaculture with modern and eco-friendly irrigation system will have been over 30%.

* Percentage of sustainably managed production forest area with certification will have reached 50%;

* Reduce the intensity of greenhouse gas emissions from agricultural production/agricultural GDP of the region by 20% compared to 2010.

- By 2045:

+ Regarding economy:

* The growth rate of agricultural GDP will have remained above 3%/year;

* The growth rate of income from agricultural, forestry and fishery product processing will have reached over 7%/year;

* The growth rate of agricultural, forestry and fishery labor productivity will have reached over 7%/year;

* The value rate of agricultural, forestry and fishery products produced in forms of cooperation and association will have been over 50%.

+ Regarding society:

* Average income per capita in rural areas will have increased at least 2.5 times compared to 2030;

* The proportion of agricultural workers will have decreased to less than 20% of the total workforce number;

* The rate of farmers receiving agricultural training will have been over 50%.

+ Regarding environment:

* Output percentage of crop and aquaculture products certified for sustainable production will have been over 50%;

* Percentage of livestock production establishments in the area treating waste with biogas or technology solutions, effective and clean usage will have reached 70%;

* The proportion of land area for agricultural production and aquaculture with modern and eco-friendly irrigation system will have been over 50%, no longer use groundwater for production;

* Percentage of sustainably managed production forest area with certification will have reached 80%;

* Reduce the intensity of greenhouse gas emissions from agricultural production/agricultural GDP of the region by 40% compared to 2010.

III. ORIENTATION OF DEVELOPMENT

1. General orientation

- Agricultural development in 3 sub-regions of the Mekong Delta Plan (upper plain, middle and coastal regions) with consideration of agricultural ecosystems in each sub-region. Based on fluctuations in water resources, land adaptability and market demand, production areas for strategic industries are divided into safe, transition and flexible zones, in which: Safe zone is an area that is highly safe from the impacts of floods, inundation, saltwater intrusion, and has a market; Transition zone is a high-risk area with low safety from the impacts of floods, inundation, saltwater intrusion and market fluctuations; Flexible zone is an area where there is not enough information about the impacts of saline drought, waterlogging and freshwater supply capacity.

- Strategically pivot to seafood - fruits - rice; increase the proportion of seafood and fruit production value, reduce the proportion of rice. Develop other industries under the One Commune One Product (OCOP) program to diversify the agricultural production system, raise people's income and evolve the Mekong Delta region associated with specific agricultural and ecological tourism

- Agricultural development in the Mekong Delta must be associated with the New Rural Construction Program to coordinate resources and comprehensively advance all aspects of agricultural production and rural life, in which the content of climate change adaptation and natural disaster risk prevention should be prioritized.

- Agricultural development must adapt to changes in natural and market conditions, focus on handling internal factors, along with resources, people, and scientific and technological advances, thereby turning risks into opportunities and disadvantages into advantages.

- Promote the concentration and accumulation of land to form large-scale farming households, organize farming households into new-style cooperatives, linked with businesses.

- Prioritize the development of processing and trade in the agricultural value chain; Research, apply science and technology to focus on solving 3 problems: seeds, food and processing. By 2025, identify the best and climate-resilient set of varieties for 3 key commodity industries; By 2030, master the domestic seed source and reach the international level; Increase the processing rate of value-added products. Develop technical support centers for specialized farming areas, processing industrial zones and clusters, logistics service centers, and cold chains to connect markets.

- Carry out integrated and multi-sector planning in accordance with the national master plan, regional and provincial planning; Synchronously implement "no-regret" solutions with inter-regional coordination and industry linkages with the participation of the entire political system; Mobilize overall resources of the state, economic sectors, the entire population, and international cooperation.

2. Orientation for agricultural development in sub-regions

- Upper plain region: Develop a diverse agriculture that is adaptable to extreme floods; become a key area for rice and pangasius production in a modern and sustainable way; become a region that plays a role in regulating and absorbing floods for the Mekong Delta.

- Middle region: Develop typical horticultural agriculture, become the largest fruit-growing center in the region and the country; Develop a number of concentrated rice areas, freshwater fisheries, vegetables, industrial crops and brackish water fisheries at a moderate level.

- Coastal region: Develop agriculture based mainly on salt and brackish water, promote the advantages of fisheries; Encourage the cultivation of specialty rice in the rainy season with fresh water and seasonal salt-sweet crop rotation system suitable to the specific seasonal conditions of the region. This is the region with the largest forest area in the delta, so it is necessary to make use of this advantage to develop integrated agro-forestry systems in an ecological and organic direction, combined with eco-tourism. Make sure that there is enough fresh water for living and production. Prepare to prevent, respond, and mitigate damage from natural disasters and coastal landslides.

3. Development orientation of key industries

a) Rice

By 2030, the entire region's rice cultivation area will have been 1.6 million hectares (reducing about 300 thousand hectares, shifting to fruit cultivation and aquaculture). Rice cultivation area will have remained at 3.1 million hectares (reducing 1 million hectares due to cultivated area and crop lessening); Rice output is expected to be 17.3 million tons (reducing 6.3 million tons).

Changing seed structure: Increase the area sowing certified, high-quality seeds that are more resistant to drought and salinity; Promote sets of varieties according to the needs of export markets to gradually shift to cultivating high-quality, specialty rice to serve domestic consumption and markets with high standards; Maintain a section of rice land with average quality for export processing at the same time. Mechanize, synchronize production stages as well as apply science and technology to minimize production costs and agricultural supplies.

Encourage businesses and people to invest in agriculture, focus on investing in deep processing, waste and by-product processing to produce high-quality products from rice. Develop clusters of storage, preservation, preliminary processing facilities and direct support services for production areas. Improve processing and preservation technology to meet the standards of high-end markets. In areas near specialized farming areas, establish high-tech processing industrial zones and clusters and logistics service centers to connect to the market.

Maintain traditional markets, research and develop potential export markets, focus on product groups of the Rice Industry Restructuring Project. Forming wholesale centers/markets/retail chains in specialized farming areas, large urban areas, and industrial zones.

b) Fruits

By 2030, expanding the area of fruit trees, the total fruit area will have been expected to reach about 650 thousand hectares (an increase of 150 thousand hectares in transition zones and flexible ones), mainly converted from ineffective rice lands in areas with saline intrusion and high terrain; fertile islands.

Research and apply crop varieties with high yield, high quality and better resistance to climate change, sustainable farming measures, reduce costs, and strictly control the use of input materials.

Strengthen links between farmers and their organizations with consumer businesses.

Advance processing and preservation technology, form high-tech processing industrial zones and clusters associated with specialized farming areas and logistics service centers, thereby connecting to the market.

Improve quality, ensure food hygiene and safety, maintain the domestic market. Establish planting areas, ensure traceability to meet new requirements of import markets; concurrently, promote negotiations to open new markets to increase exports and diversify markets.

c) Seafood

- Aquaculture:

By 2030, the total aquaculture area of the Mekong Delta will have reached more than 1.3 million hectares, an increase of about 300 thousand hectares (including converted rice land area and increased crop rotation area with rice and ecological wild shrimp).

Evolve the shrimp and pangasius industry to become a large, sustainable, climate-resilient production industry, and protect the ecological environment, with an oriented exportation. At the same time, develop a variety of salt, brackish and freshwater aquaculture species that have advantages in the Region. Promote the development of aquaculture in the Mekong Delta in accordance with ecological conditions, impact trends of climate change as well as domestic and export market demand.

Promote aquaculture according to international sustainable standards, meet the requirements of export markets. Promote forms of association and cooperation in seafood production and processing.

Encourage investment in seafood development, focus on deep processing and diversifying processed aquatic products. Proactively produce and supply high-quality shrimp and pangasius breeds to the market. Develop a system of storage, preservation, preliminary processing and direct support services for production areas.

- Fisheries:

Reorganize the fleet in order to create fleets with considerable capacity, co-management and co-ordination at the community level with the industry's supporting systems and logistics ships; Increase investment in the system of fishing ports, fishing wharves, storm shelters for fishing vessels, coastal and island logistics service areas, and a major fishing center in Kien Giang to make use of extensive fishing areas in the East and West Seas; In compliance with international law, collaborate to utilize shared seas. Avoid depleting resources and engaging in illicit fishing.

Keep inland fisheries reasonable, sustainable and responsible; defining regions for the preservation of aquatic resources and places where fishing is forbidden for a set amount of time to safeguard aquatic species' migratory paths, juvenile aquatic habitats, and breeding grounds; put co-management into practice to safeguard aquatic resources; restore the habitat of rare, important, and endangered native aquatic species with significant economic and scientific worth, as well as protect and regenerate aquatic resources. Utilizing resources sustainably means safeguarding them at the same time; protect, regenerate and develop aquatic resources on rivers and lakes.

Utilize science and technology in aquatic exploitation and product preservation to lower post-harvest losses.

Monitor and supervise water quality of estuaries and the connection between inland rivers and the sea, meet freshwater and marine fisheries' migration needs into and out of estuaries.

Properly operate salinity control sluices to ensure connectivity between the sea and inland rivers, control salinity and ensure water quality in the estuary for natural and farmed fisheries.

d) Breeding

Create a biosafe, market-connected, climate-resilient, and sustainable cattle industry; switch to concentrated livestock farming outside residential areas; apply science and technology; conduct closed production, chain links with concentrated slaughter systems, processing and animal feed factories; enhance disease control, food quality, veterinary medicine, environmental treatment. Research and build a livestock breed center in the Mekong Delta.

Pay attention to poultry and waterfowl products in order to prepare for flooding in the higher regions; develop cow and pig farming, and integrate  it with other farming systems in the middle region; encourage the growth of sea duck farming and low-water-use livestock with great value such as bees and swiftlets, etc. in coastal regions; ecologically and organically combine grazing beneath the forest canopy.

dd) Forestry

Forest restoration and development is a key task; harmoniously combine the protection of melaleuca forests and mangrove forests with the development of forest-based livelihoods, especially ecological fisheries under the forest canopy (shrimp, crab, fish, etc.) and eco-tourism; develop community-based forest management models.

e) Ecotourism

Developing agricultural ecosystems in the Mekong Delta as a foundation for tourism development, associated with protecting and developing coastal mangroves and preserving biodiversity; evolve garden tourism, etc. Attract investment to develop support services. Strengthen vocational training in tourism services, contributing to sustainable career change for rural workers.

g) Irrigation and natural disaster prevention

- Upper plain region: Proactively control floods, respond to extreme floods, prevent river bank erosion to protect residential areas, infrastructure, double-crop rice planting areas, and aquaculture. Renovate flood drainage shafts to the West Sea and Dong Thap Muoi. Focus on strengthening the dyke system, dredging canals, increasing the ability to proactively take water, store water, drain and regulate floods, as well as upholding production and development of other livelihoods besides the two rice crops. Protect flood drainage space, combined with researching solutions to store flood water in deeply flooded areas to serve water supply in the dry season and other purposes.

- Middle region: Complete irrigation systems and works to proactively supply water; Upgrade dikes and embankments to protect urban areas and residential areas; Research, design canal systems, banks of fruit tree areas, and concentrated aquaculture to ensure uninterrupted water exchange. Carry out projects to prevent landslides on river banks and canals, constructions regulating and dredging canals to proactively store water to meet the requirements of economic and social development, water supply for economic sectors and works to transfer fresh water to coastal areas.

- Coastal region: Invest in construction and completion of irrigation systems to control water sources to supply water for daily use, proactively supply fresh and salt water for production and aquaculture. Continue to invest in consolidating and upgrading sea dikes and embankment systems to reduce waves and cause sedimentation, combined with afforestation to protect sea dikes and coastlines. Limited and reasonable use of underground water sources for daily life and aquaculture to prevent subsidence and landslides. Apply and transfer on-site water collection, storage and treatment technology to serve daily life during times of drought, water shortage, saltwater intrusion, aquaculture wastewater treatment technology.

h) Rural development

Develop new rural models associated with stabilizing people's lives, move people out of environmentally sensitive areas, transform agriculture, reduce natural disaster risks, adapt to climate change, and strongly promote the active role of people and communities. Reduce labor in agriculture, while professionalize and rejuvenate the workforce to adapt to large-scale commodity production. Create local non-agricultural jobs under the OCOP Program and develop industry and services benefiting agriculture; create non-agricultural jobs outside the region and export labor associated with market demand.

Replicate specialized production models suitable to crops, livestocks, industries and the characteristics of the Region. Rearrange the manufacturing process associated with advancing cooperative groups, cooperatives, cooperative unions to establish production chains in all fields of cultivation, livestock, forestry and fisheries, etc. Strengthen inter-provincial and inter-regional cooperation in production and consumption to create output for products and seek opportunities to export products with advantages and potential.

IV. TASKS AND SOLUTIONS

1. Reviewing and adjusting regional and provincial plans in the Mekong Delta according to the orientations of sustainable and climate-resilient transformation.

- Review approved planning for sectors, fields of agriculture and rural development in the Mekong Delta; Identify overlapping, contradictory, unreasonable, and unfeasible contents and propose solutions; Propose planning content to integrate into the planning of the Mekong Delta until 2030, with a vision to 2045 according to the provisions of the Planning Law.

- Review, update technical and specialized plans according to specialized laws.

- Plan residential areas and organize the manufacturing process adapting to natural disasters, relocate inside the coast/riverbank to ensure safety from the effects of storms, floods, sea level rise, and saltwater intrusion, especially focusing on coastal regions.

2. Mobilizing and effectively using investment resources for sustainable and climate-resilient agricultural development.

a) For central budget support:

- During the process of developing annual and 5-year plans, specific plans will be considered and planned for essential infrastructure works at regional and sub-regional levels in accordance with central budget capacity and legal regulations on state budget and public investment.

- Prioritize investment in modernizing irrigation works at regional and sub-regional levels to respond to climate change, infrastructure serving agricultural restructuring, Aquaculture development infrastructure closely linked with investment in the transportation system; infrastructure works to support natural disaster prevention, the relocation task moving people out of areas at risk of natural disasters; Works supporting the conservation of landscape and natural environment.

b) For local budget support:

- Continue to mobilize and use loans (ODA, foreign preferential loans) for investment and development according to current regulations.

- Prioritize investment in modernizing local integrated irrigation works to support raw material areas concentrated in safe areas and transition ones; Construct basic connection infrastructure to logistics centers and centralized transportation of goods for the region and sub-region, to industrial zones for deep processing of products and by-products in big cities, to industrial and service clusters in core areas of key specialized farming areas; Infrastructure basically serves life in areas needing immigration, ensures safety from the effects of storms, floods, rising sea levels, and saltwater intrusion.

c) For capital sources of businesses and economic sectors:

- Mobilize credit capital for investment in agriculture and rural areas, especially medium and long-term loans suitable to the production and business cycle of each subject. Expand forms of unsecured, insurance loans, and ones in the form of financial leasing.

- Promote investment in the form of public-private partnerships for the construction of vital transportation infrastructure (roads, waterways, deep-water ports); Set up infrastructure of logistics and transportation centers; Build infrastructure of industrial zones for deep processing of agricultural products and by-products in big cities; Assemble infrastructure in industrial and service clusters in core areas of key specialized farming areas.

Prioritize attracting investment from large enterprises with management capacity, high technology, and environmental friendliness to build agricultural value chain links in key raw material areas, develop logistics - transportation centers and deep processing industries in big cities.

- Prioritize attracting investment from small and medium-sized enterprises and local businesses into industrial and service clusters in core areas of key specialized farming areas.

- Promote startups, cooperatives, and communities to invest in specialty products according to the OCOP model associated with tourism development, especially in flexible regions.

3. Innovating manufacture organization and developing value chains

- Promote land concentration, build the Program promoting the development of key raw material areas in safe areas and transition ones.

- Build a force of experts on farmer organizations and support the establishment of cooperatives in localities.

- Conduct a program attracting investment to develop agricultural, fishery value chains and accelerate the development of economic cooperation.

- Organize and consolidate business associations/organizations according to transparent operating mechanisms, fair competition, and unified action to own enough capacity and position to negotiate and meet technical requirements from the importing country, gradually unify the production output of the association's members.

- Coordinate with industry associations and businesses to develop and implement a program on information, forecasting and market development for key products of the region in the context of signing and implementing trade agreements and responsible investment programs, ensuring inclusiveness, sustainability, and proactive adaptation to climate change.

- Strongly deploy the OCOP Program in localities in the region, associated with the development of rural startups and cooperative economics, especially in flexible regions.

- Build a mechanism for community co-managing natural resources in areas sensitive to the environment and climate change.

4. Developing science and technology

- Focus on investing in upgrading and developing research institutes on fisheries, fruits, rice, and irrigation in the region in the spirit of autonomy, self-responsibility and activities linked to the market.

- Research, train, transfer and apply high technology, green and climate-resilient one for industries with the participation and links between research institutes, universities, agricultural extension organizations, businesses, cooperatives, local governments and production organizations and individuals:

+ Research to restore, select, breed, import and improve high-quality, well-adapted seed systems with a view to mastering the seed source; Research and apply advanced technology with high efficiency, enhance organic farming techniques in a sustainable, environmentally friendly manner, adapting to extreme floods and drought.

+ Research feed formulas and biological products for aquaculture and breeding, utilize existing agricultural waste in the Mekong Delta, aiming to master the food production and biological products for aquaculture.

+ Research on new, well-adapted agricultural production objects in the Mekong Delta that can be combined with rice, fruit, aquaculture, mangrove farming systems or converted to improve the efficiency of using land.

+ Research potential and technical solutions to develop aquaculture at sea, prioritize solutions to ensure life safety for people, vehicles, and aquaculture equipment when natural disasters occur.

- Pilot and replicate smart agricultural models that adapt to climate change, models of new techniques, new technologies in production, processing, management of specialized farming areas, traceability and value chain links, circular economic model effectively using agricultural by-products.

- Research clarifies the effects of floods, drought, and salinity on flexible zones to determine long-term transformation orientation. In the short term, regularly monitor developments in floods, drought, saltwater intrusion and the market, provide information and advice for people to be proactive and flexible in producing task.

- Research solutions for construction materials for the delta to replace sand mining on the river.

5. Human resource development

- Develop the program to train professional farmers, convert agricultural labor and create jobs.

- Develop a program to attract experts and young intellectuals to the countryside, strongly promoting the creative startup movement in each locality.

6. Improving resource and environmental management capacity

- Buildi a database and visual information and monitoring system to support the operation and optimization of irrigation systems to regulate floods and saltwater intrusion, monitor developments in forest resources and forestry land, riverside and coastal erosion to adapt to natural changes and proactively respond to climate change.

- Implement projects to protect and develop melaleuca and mangrove forests.

- Investigate, evaluate and propose solutions for effective management of agricultural and rural environmental resources.

- Develop and implement plans responding to extreme floods, absorbing and draining floods; Carry out treatment of surface water pollution; regenerate groundwater; supply fresh water; manage the agricultural material supply system. Early provide agricultural advice and warning information on weather, floods, drought, saltwater intrusion.

7. Reviewing and developing specific mechanisms and policies

Review, institutionalize and implement specific mechanisms and policies to develop agriculture in the Mekong Delta to adapt to nature and integrate internationally:

- Convert and flexibly use among land for rice cultivation, land for annual crops, land for perennial crops, land for livestock, and land for aquaculture, create favorable conditions for agricultural land users to change the purpose of crop and livestock production, thereby improving the efficiency of agricultural land use according to planning and legal regulations, whereas ensuring environmental conditions; Support rice land conversion, allow businesses to use a certain area to build infrastructure for agricultural production; Focus on promoting the agricultural land rental market; Provide legal support for people in need of joint ventures and capital contributions by land use rights with businesses and cooperatives; Facilitate credit support for purchasing and leasing agricultural land; Encourage leasing of public land, forest land, mudflats, riverside and coastal land associated with socialization of investment to prevent, combat natural disasters and adapt to climate change.

- Develop policies to support people growing 3-crop rice to change cultivation.

- Prioritize credit expansion and promote lending along the value chain to farming households, collective economic organizations, agricultural production and business enterprises applying high technology and being environmentally friendly, build links in the agricultural value chain, processing industry and agricultural support logistics services.

- Provide agricultural insurance services for farmer households, collective economic organizations and businesses participating in production and business along the value chain of key products.

8. Strengthening regional and sub-regional links

- Establish a coordination board for sustainable and climate-resilient agricultural development for each sub-region with the function of inter-sectoral, inter-local coordination, affiliated or closely linked with the Mekong Delta Coordinating Council. Build an information system to support operations for the coordination board in sustainable and climate-resilient agricultural development in sub-regions.

- Test several linkage models within each sub-region and the entire region, firstly focus on water resource management, developing agricultural value chain links, developing markets and attracting agricultural investment.

9. International cooperation: share information, take advantage of support in terms of experience, technology, techniques, and administration; strengthen inter-sectoral and inter-regional coordination in mobilizing international resources to support agricultural development in the Mekong Delta.

V. BUDGET FOR PROGRAM IMPLEMENTATION

1. The total estimated budget to implement the Program is about 17,500 billion VND, of which: State budget is about 5,500 billion VND; private capital and other legal capital sources 12,000 billion VND.

2. List of some priority programs and projects for implementation in the period 2020-2030 according to the attached appendix.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Preside over organizing and guiding the implementation of the Master Program, integrating it with other relevant National Target Programs and Public Investment Programs; Inspect and monitor the implementation of the Program; Periodically review and summarize the implementation of the Program and report to the Prime Minister.

- Preside and coordinate with relevant ministries and branches to propose amendments, supplements, and development of new policies, ensuring the implementation of the set goals of the Master Program.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

- Preside and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to build an environmental and water resources monitoring system in the Mekong Delta and build the integrated data center in each region.

- Preside and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Agriculture and Rural Development to strengthen Mekong, Mekong - Lancang international cooperation in managing the Mekong River basin.

- Preside and coordinate with relevant ministries, branches and agencies to propose amendments to land policies to encourage concentration and accumulation of land to serve commercial agricultural production on a large scale, with high competitiveness and effectiveness, especially high-tech agriculture and organic agriculture.

3. The Ministry of Planning and Investment shall:

- Preside and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development to balance and arrange the investment capital for development according to the medium-term and annual plans to implement the Program and report to the Prime Minister.

- Preside and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to develop and adjust policies to attract business investment in agriculture.

- Integrate plan for the rural agricultural sector and other plans related to the planning of the climate-resilient Mekong Delta to 2030, with a vision to 2045.

4. The Ministry of Finance shall:

- Preside and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development to allocate public capital to implement the Program.

- Preside and coordinate with the State Bank of Vietnam and the Ministry of Agriculture and Rural Development to develop and adjust policies on tax, credit and insurance in the agricultural sector to effectively implement the set goals of the Program.

5. The Ministry of Science and Technology shall:

- Coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to develop and implement the Program to promote research, training, transfer and application of high and green technology to adapt to climate change for the Mekong Delta, then focus on highly applicable research.

- Coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and other agencies to build information systems and databases of the Mekong Delta.

6. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall preside and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Vietnamese Farmers' Association to develop and implement the Professional Farmer Training Program and the Agricultural Labor Conversion Program.

7. The Ministry of Education and Training shall guide and create conditions for localities in the Mekong Delta to train high-quality human resources in agriculture and rural development in the context of climate change impacts.

8. The Ministry of Industry and Trade shall:

- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities in the region to develop plans for strategic product clusters; boost energy for production.

- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development to implement programs and policies to encourage businesses to invest in agriculture and rural areas.

- Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to control the input material market; monitor and provide market information, especially potential markets; Support businesses in market access and development as well as trade promotion.

9. The Ministry of Construction shall: Preside and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to plan and rearrange rural population, especially areas at risk of landslides; Develop plans to prevent urban flooding; Deploy research on solutions to use construction materials to replace river sand mining for the Mekong Delta. Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to implement the National Target Program on forming new rural areas.

10. The Ministry of Transport shall: preside over the construction of a traffic infrastructure system managed by the Central Government, research plans to mobilize resources to build deep-water seaports in the Mekong Delta region, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in organizing and implementing the plan approved by the Prime Minister to develop a system of logistics centers nationwide until 2020, with a vision to 2030 thereby forming large-scale logistics centers for the southern region.

11. People's Committees of provinces and centrally run cities in the Mekong Delta shall

- Organize the implementation of the Master Program and coordinate with other localities in the region to effectively implement the Program.

- Develop and carry out projects to implement the Master Program.

- Develop local mid-term and annual planning goals and tasks sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance according to the provisions of law on public investment, state budget and other relevant legal regulations.

- Manage, evaluate and summarize the implementation of projects under the Master Program managed by the locality; Periodically report on the progress of implementing the Master Program at the local level; Periodically review and summarize the Master Program in the locality according to regulations.

Article 2. This Decision takes effect from the date of signing.

Article 3. Ministers of: Agriculture and Rural Development, Natural Resources and Environment, Planning and Investment, Finance, Construction,
Transport, Industry and Trade, Science and Technology, Labor, Invalids and Social Affairs, Culture, Sports and Tourism, Education and Training; Governor of the State Bank of Vietnam, Chairpersons of the People's Committees of provinces and centrally run cities in the Mekong Delta region and Heads of relevant agencies and units shall implement this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

 

 

  Trinh Dinh Dung

 

 

 

 

Appendix

LIST OF PRIORITY PROGRAMS, SCHEMES AND PROJECTS IN THE 2020-2030 PERIOD

(Attached to the Prime Minister’s Decision 324/QD-TTg dated March 02, 2020)

__________________________

 

No.

Program/Scheme/Project

Implementation Stage

Source

State

Private

I

PROGRAM

 

 

 

1

Organization of production and commercialization

 

 

 

 

The program to promote farmers to concentrate, accumulate agricultural land, develop key raw material areas

2020-2030

X

 

 

Construction of agricultural collection centers

2020-2030

X

X

2

Science and technology

 

 

 

 

Program of research, training, transfer and application of science and technology in the Mekong Delta

2020-2030

X

 

 

Pilot program on models of climate change adaptation

2020-2025

X

X

3

Human resource development

 

 

 

 

Program to train professional laborers and farmers

2020-2025

X

X

 

Program to convert agricultural labor and create jobs in the Mekong Delta

2020-2025

X

X

 

Program to attract agricultural talents in the Mekong Delta

2020-2030

X

X

II

SCHEME

 

 

 

1

Manage natural resource

 

 

 

 

Scheme to strengthen the mechanism of monitoring the supply system and quality control of agricultural inputs

2020-2025

X

X

2

International cooperation

 

 

 

 

Scheme to strengthen cooperation between Mekong, Mekong - Lancang

2020-2025

X

 

III

PROJECT

 

 

 

1

Plan

 

 

 

 

Reviewing and adjusting regional and sub-region plans

2020-2025

X

 

2

Infrastructure investment

 

 

 

 

The project to build data centers and visualization tools to support sustainable agricultural development and climate change adaptation (integrated with existing and ongoing interdisciplinary schemes and projects)

2020-2025

X

X

3

Management of resources and environment

 

 

 

 

Project on protection and development of melaleuca forests and mangrove forests

2020-2030

X

X

IV

OTHER TASKS

 

 

 

1

Develop specific mechanisms and policies (land, credit)

2020-2025

X

 

2

Communication/Information

2020-2030

X

X

V

PROGRAMS AND PROJECTS FOR THE FISHERIES SECTOR

 

 

 

1

Information, forecasting and market development program for key products in the fisheries sector

2020-2030

X

X

2

Program to attract investment in chain development and support economic cooperation in the fisheries sector

2020-2030

X

X

3

Fisheries cluster construction projects

2020-2030

X

X

4

Projects to build infrastructure for the development of fishery areas

2020-2030

X

X

VI

PROGRAMS AND PROJECTS FOR THE FRUIT INDUSTRY

 

 

 

1

Information, forecasting and market development program for key products in the fruit industry

2020-2030

X

X

2

Program to attract investment in chain development and support economic cooperation in the fruit industry

2020-2030

X

X

3

Fruit industry cluster construction projects

2020-2030

X

X

VII

PROGRAMS AND PROJECTS FOR RICE INDUSTRY

 

 

 

1

Program to attract investment in chain development and support economic cooperation in the rice industry

2020-2030

X

X

2

Information, forecasting and market development program for key rice products

2020-2030

X

X

3

Rice cluster construction projects

2020-2030

X

X

4

Livelihood support program for rice farmers with 3-crop rice to change cultivation

2020-2030

X

X


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 324/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 324/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp