Quyết định 218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 218/QĐ-TTg

Quyết định 218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:218/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:07/02/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chiến lược quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển
Ngày 07/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 tại Quyết định số 218/QĐ-TTg.
Theo Chiến lược này, đến năm 2020, đạt được mục tiêu đưa diện tích hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đạt 90% diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam; các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được tiếp cận các phương thức quản lý mới như đồng quản lý, chia sẻ lợi ích; kiểm soát, bảo tồn và phát triển được các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa…
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những giải pháp đáng chú ý được Chiến lược này chỉ rõ là hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu thành lập mới. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển đảm bảo đến năm 2015 hoàn thiện, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động 11 khu bảo tồn biển; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 05 khu bảo tồn biển hiện có: Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa…; cũng đến năm 2015, hoàn thiện quy hoạch và xây dựng hồ sơ thành lập thêm 25 khu bảo tồn vùng nước nội địa và đến năm 2020, thành lập thêm 15 khu bảo tồn vùng nước nội địa…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Xem chi tiết Quyết định218/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------
Số: 218/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2014

 

 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG, KHU BẢO TỒN BIỂN, KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030
-----------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 với nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm
a) Hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa là tài sản quốc gia, nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, các nguồn gen sinh vật, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, nơi nghiên cứu khoa học, để phục vụ các lợi ích của quốc gia; Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 kế thừa và tiếp tục phát triển những thành quả của Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010.
b) Chiến lược quản lý hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 phải phù hợp với các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Chiến lược bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 và được lồng ghép với các Chiến lược của các ngành và địa phương, với Chiến lược mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Nhà nước khuyến khích các hình thức đầu tư nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, tổ chức quốc tế, đồng thời khuyến khích sự tham gia quản lý của cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng, vành đai bảo vệ khu bảo tồn biển, vùng nước nội địa để quản lý bền vững, phù hợp với quy định của pháp luật.
d) Quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa phải được nghiên cứu và từng bước tiếp cận phương pháp quản lý mới, phù hợp với tiêu chí của quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, của từng địa phương. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
2. Mục tiêu đến năm 2020
a) Đến năm 2020 đưa diện tích hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đạt 9% diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam.
b) Đến năm 2020, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được tiếp cận các phương thức quản lý mới như đồng quản lý, chia sẻ lợi ích.
c) Kiểm soát được các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; bảo tồn và phát triển số lượng các loài quý, hiếm đang suy giảm và bị đe dọa tuyệt chủng.
d) Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thông qua các chương trình, dự án, nâng cao năng lực quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được củng cố và phát triển để quản lý và bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài sinh vật, nguồn gen; bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; trở thành nhân tố quan trọng góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai cực đoan; thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế.
4. Nhiệm vụ
a) Quy hoạch hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa
- Hệ thống rừng đặc dụng: Năm 2014 hoàn thiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Hệ thống khu bảo tồn biển: Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa: Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Điều chỉnh quy hoạch hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa bảo đảm tính thống nhất, theo các tiêu chí phân hạng và quy hoạch mới cho việc thành lập, loại bỏ, đổi tên các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo đúng mục tiêu và loại hình bảo tồn.
- Hoàn thành việc xác định và cắm mốc ranh giới các khu, các phân khu chức năng và vùng đệm, trên bản đồ; tổ chức thực hiện cắm mốc/thả phao ngoài thực địa; tổ chức tuyên truyền cho người dân về ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, các phân khu chức năng và vùng đệm.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách
- Rà soát, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tiếp tục thực hiện chính sách của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại Quyết định số 126/QĐ-TTg.
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Ban hành quy định vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng chính sách ưu đãi cho cán bộ làm việc trong các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, bao gồm các công việc: Rà soát, đánh giá hiện trạng vị trí công việc và chính sách ưu đãi cho cán bộ ban quản lý.
- Ban hành quy định quản lý thông tin về cơ sở dữ liệu khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin cơ sở dữ liệu về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới hệ thống tiêu chí phân hạng, phân khu chức năng các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
c) Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã
- Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án tổng thể bảo tồn với giai đoạn 2013 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2013.
- Xây dựng chương trình hành động bảo tồn loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt ưu tiên đối với các loài thú lớn quý hiếm sống trên cạn, dưới biển và vùng nước nội địa.
- Ngăn chặn hiệu quả các loài ngoại lai xâm hại, ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài có tầm quan trọng của quốc gia, quốc tế; tăng cường cải thiện hiệu quả các hoạt động bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm.
d) Hoàn thiện hệ thống tổ chức
- Củng cố bộ máy quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo quy định pháp luật hiện hành; rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các ban quản lý; nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn; đảm bảo toàn bộ các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa có kế hoạch quản lý.
- Rà soát, đánh giá, bố trí đủ nguồn lực cán bộ công chức, viên chức làm việc tại các ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
đ) Tăng cường nguồn nhân lực và tài chính
- Xây dựng đề án tăng cường năng lực quản lý khu bảo tồn theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa trình cấp thẩm quyền phê duyệt giai đoạn đến năm 2020.
- Rà soát, đánh giá các hoạt động đào tạo, chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo, tập huấn cho cán bộ các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; biên soạn và ban hành tài liệu tham khảo và sổ tay nghiệp vụ cho cán bộ khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với trình độ và nhiệm vụ chuyên môn.
- Xã hội hóa hoạt động khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa nhằm huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương.
- Xây dựng và ban hành chính sách thu hút đầu tư và huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho các hoạt động bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
e) Kiểm tra giám sát
- Nghiên cứu biến động về hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; bổ sung, cập nhật tình hình và những biến động của toàn hệ thống trên mạng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Xây dựng mẫu biểu báo cáo giám sát đánh giá định kỳ chung cho khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa để thực hiện.
g) Hợp tác bảo tồn thiên nhiên
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn liên biên giới và thiết lập các khu vực bảo tồn giáp ranh với nước bạn trên bộ và trên biển; tăng cường hợp tác khoa học, điều tra, giám sát đa dạng loài thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu ở các khu vực liên biên giới.
- Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng quy định về lượng giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm quản lý hiệu quả các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Nghiên cứu, đánh giá tác động và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; lồng ghép nội dung thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vào kế hoạch quản lý của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự án hợp tác bảo tồn liên biên giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
h) Các chương trình, đề án, dự án ưu tiên
Phê duyệt về nguyên tắc 08 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai thực hiện Chiến lược (Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).
5. Giải pháp thực hiện
a) Hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu thành lập mới
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển đảm bảo đến năm 2015 hoàn thiện, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động 11 khu bảo tồn biển; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 05 khu bảo tồn biển hiện có: Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa.
- Tập trung quy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa, đảm bảo đến năm 2015 hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 25 khu bảo tồn vùng nước nội địa; giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục quy hoạch chi tiết các thủy vực, các khu bảo tồn còn lại; hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 15 khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Giai đoạn đến năm 2020 phải hoàn thành công việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; xây dựng quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn mới.
b) Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường thực thi pháp luật
- Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; đánh giá, xác định các vấn đề trùng lặp, chồng chéo, xây dựng lộ trình cho việc sửa đổi, đề xuất các hoạt động sửa đổi thích hợp bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả.
- Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí, phân hạng, phân khu chức năng phù hợp cho từng loại hình bảo tồn rừng, biển, nước nội địa thống nhất.
- Tổ chức đánh giá, hoàn thiện và ban hành quy định chung về chính sách chia sẻ lợi ích từ các dịch vụ trong khu bảo tồn. Đảm bảo đến năm 2015 tổng kết mô hình thí điểm giữa chủ rừng và cộng đồng dân cư địa phương. Giai đoạn đến năm 2020, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được tiếp cận phương thức quản lý mới để tổng kết, rút kinh nghiệm làm cơ sở hoàn thiện chính sách mới trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Ban hành quy định hướng dẫn tuần tra, giám sát về hiệu quả thực thi pháp luật, thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác loài thủy sinh trái phép nhằm bảo vệ khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
c) Tăng cường nguồn lực tài chính bền vững
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực, ngân sách theo phân cấp hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược.
- Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Ưu tiên xây dựng cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định, cho phép huy động các nguồn tài chính khác nhau, đặc biệt từ các dịch vụ môi trường rừng trong khu bảo tồn, đóng góp của các doanh nghiệp và các bên liên quan theo hướng xã hội hóa nguồn thu để thực hiện thành công Chiến lược đến năm 2020.
- Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế và điều tra, nghiên cứu khoa học. Phấn đấu giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Chính phủ, tăng dần tính chủ động trong hoạt động quản lý của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
d) Tăng cường nguồn nhân lực quản lý
- Các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa sau khi được cấp thẩm quyền xác lập, thành lập bộ máy quản lý phải được ưu tiên cung cấp đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện thành công Chiến lược mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Củng cố và tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực thi pháp luật của các ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; nâng cao nhận thức trách nhiệm, sự phối hợp của chính quyền địa phương trong quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Tổ chức biên soạn và xuất bản sách tuyên truyền về Chiến lược và tầm quan trọng của các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của toàn xã hội về vai trò của công tác khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Xây dựng và phổ biến rộng rãi “Bản tin về các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam” để kịp thời thông tin và chia sẻ thông tin về hoạt động của các khu bảo tồn trên phạm vi cả nước cũng như các bài học quốc tế trong quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Đẩy mạnh lồng ghép nội dung về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy, đặc biệt là các chương trình ngoại khóa, của các cấp học phổ thông phù hợp.
e) Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước, trước hết là quốc gia láng giềng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thông qua các hoạt động hợp tác, nghiên cứu, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực ban quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn liên biên giới và thiết lập các khu vực bảo tồn liên biên giới quan trọng; xây dựng quy chế hướng dẫn hoạt động bảo tồn liên biên giới cho các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa giáp ranh với nước bạn trên bộ và trên biển; tăng cường hợp tác khoa học, điều tra, giám sát đa dạng sinh học thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu ở các khu vực liên biên giới.
- Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế thông qua lồng ghép các nội dung, quy định quốc tế vào trong chính sách, luật pháp quốc gia về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
g) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược
- Xây dựng bộ chỉ số và triển khai hoạt động giám sát thường xuyên để đánh giá đúng đắn và kịp thời mức độ thực hiện chiến lược đến năm 2020 ở trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Tiến hành kiểm tra định kỳ, có trọng tâm, trọng điểm về mức độ thực hiện chiến lược ở các cấp độ. Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có căn cứ xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chiến lược.
6. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, ngành Trung ương
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược; thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giám sát tiến độ thực hiện, tổ chức tổng kết việc thực hiện chiến lược vào năm 2020; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện chiến lược.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: có trách nhiệm cân đối vốn đầu tư thực hiện Chiến lược theo kế hoạch hàng năm; bố trí vốn đầu tư thực hiện các nội dung hoạt động ưu tiên của Chiến lược; vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí chi sự nghiệp để thực hiện Chiến lược theo kế hoạch hàng năm; hướng dẫn cơ chế cấp phát, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện nội dung hoạt động ưu tiên theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ; thực hiện lồng ghép với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, không để chồng chéo nhiệm vụ và hoạt động.
- Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược này.
b) Đối với các địa phương:
- Tổ chức triển khai Chiến lược trên địa bàn do địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Huy động, bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do Trung ương cấp để thực hiện Chiến lược.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa tại các khu bảo tồn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Báo cáo định kỳ về tình hình và kết quả thực hiện Chiến lược về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
 
 DANH MỤC
CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
 

TT
Tên chương trình, đề án, dự án ưu tiên
Thời gian
Cơ quan chủ trì xây dựng và trình
Cơ quan phối hợp
1.
Chương trình xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật:
Thông tư quy định về nghiên cứu khoa học và các hoạt động đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn
2015
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.
Tổng kết đánh giá chính sách thí điểm chia sẻ lợi ích để xây dựng chính sách mới cho rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa
2015
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.
Xây dựng quy hoạch chi tiết và hồ sơ thành lập mới các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa
2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4.
Xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm
2017
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
5.
Xây dựng dự án tăng cường hợp tác bảo tồn liên biên giới và thiết lập các khu bảo tồn liên biên giới quan trọng
2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức quốc tế
6.
Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin cơ sở dữ liệu các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  218/QD-TTg dated February 07, 2014 of the Prime Minister approving the strategy for management of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in Vietnam until 2020 and vision to 2030

Pursuant to the December 25, 2001 Law on organization of Government;

Pursuant to the December 26, 2003 Law on fisheries;

Pursuant to the December 03, 2004 Law on forest protection and development;

At the proposal of Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1. To approve Strategy for management of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in Vietnam until 2020 and vision to 2030 with the following principal contents:

1. Viewpoints

a) The special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas are national assets, places to store, conserve special values involving natural conservation, the ecology standard sample, biological genetic resources, protection of historical, cultural relics, beauty spots, places for scientific research, in serve of national benefits; Strategy on managing special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas until 2020 inherits and further develops achievements of Strategy on managing natural conservation zones of Vietnam during 2003-2010.

b) Strategy on managing special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas until 2020 must be consistent to Strategies on national economic-social development, Strategy on forest protection and development till 2020 and be integrated with Strategies of sectors and localities, with Strategy on national target in response to climate changes.

c) State encourages various investment forms aiming to attract organizations, individuals, scientists, international organizations, and encourages the participation in management of population communities at buffer areas of special-use forests, protective belt of marine protected areas and inland water protected areas in order to manage sustainably and consistently with legislations.

d) Management of special-use forests, protective belt of marine protected areas and inland water protected areas must be researched and gradually have access to new management method, in line with international criteria, actual conditions of Vietnam and each locality.   To increase the international integration and cooperation in special-use forests, protective belt of marine protected areas and inland water protected areas.

2. Objectives till 2020

a) By 2020, to put area of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas attain to 9% of area of terrestrial territory and 0.24% of area of Vietnam sea areas.

b) By 2020, the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas will be accessed with new management method such as co-management, share of benefits.

c) Control the endangered, precious and rare species of Wild Fauna and Flora in special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; conservation and development of quantity of precious and rare species being decreased and threatened extinction.

d) Effective implementation of international commitments on natural conservation, biodiversity through programs or projects, improving capability in managing the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

3. Vision till 2030

By 2030, special-use forests, marine protected areas and inland water protected area will be consolidated and developed to manage and conserve effectively the important natural the ecology, biological species and genetic resources; conservation and promotion of natural landscape, historical-cultural relics, beauty spots; to become important factor contributing in adaptation with climate changes and natural disasters; push up economic-social sustainable development of country, increase the international integration and coordination.

4. Tasks

a) To plan special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- System of special-use forests: In 2014, complete planning of special-use forests nationwide and submit to the Prime Minister for consideration and approval as prescribed in Government’s Decree No. 117/2010/ND-CP dated December 24, 2010, on organization and management of special-use forests.

- System of marine protected areas: Further implement the planning of marine protected areas in Vietnam till 2020 under Decision No. 742/QD-TTg dated May 26, 2010, of the Prime Minister.

- System of inland water protected areas: Further implement the planning of inland water protected areas in Vietnam till 2020 under Decision No. 1479/QD-TTg dated October 13, 2008, of the Prime Minister.

- To adjust the planning of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas to ensure the uniformity, according to new criteria of classification and planning for the establishment, removal and change of names of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in accordance with targets and conservation forms.

- To finish the determination and making landmarks as boundaries of zones, functional sub-zones and buffer zones, on map; to organize the making landmarks/put buoys on the field; to propagate people on boundaries of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas, functional sub-zones and buffer zones.

b) To formulate regimes, policies

- To review, provide for functions, tasks and powers of management boards of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in accordance with current law.

- Further implement policies of the Prime Minister on pilot sharing benefits in management, protection and sustainable development of special-use forests at Decision No. 126/QD-TTg.

- To formulate and submit to competent authorities in promulgating regulations on scientific research, ecological tourist in the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To promulgate regulations on positions in public non-business units; formulate incentive policies for officers working in the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas, including the following works: Reviewing and assessing conditions of positions and incentive policies for officers in management board.

- To promulgate regulations on information management on database of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; formulate system of database information management software of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To supplement, complete, promulgate new system of criteria for classification, division of functional zones in the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

c) To protect species of wild fauna and flora

- To implement effectively the targets and tasks of Conservation Overall scheme during 2013-2020 already been approved by the Prime Minister in Decision No. 763/QD-TTg dated May 21, 2013.

- To formulate action program for conservation of the endangered, precious and rare species of Wild Fauna and Flora, specially prioritize for precious and rare big animals in terrestrial, undersea and inland water living.

- To prevent effectively from evasion of exotic species, extinction of species with national and international important level; strengthen the effective improvement of activities involving conservation of endangered, precious and rare species.

d) To complete the organizational system

- To consolidate the management apparatus of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in accordance with current law; to review, complete functions, tasks and operational organization and improve capability of management board; upgrade necessary infrastructures directly supporting the work of conservation management; ensure all the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas have the management plans.

- To review, assess, allocate full force source of cadres, civil servants, public employees working at management boards of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

dd) Strengthen human and financial resources

- To formulate scheme on increasing capability in managing conservation zones under Decision No. 1250/QD-TTg dated July 31, 2013 of the Prime Minister. Program on training and improving capability for cadres, civil servants, public employees of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas and submit it to competent authorities for approval in period till 2020.

- To review, assess activities of training, programs of training and documents of training, coaching for officers of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; compose and promulgate reference documents and handbook of professional operations for officers of special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; formulate and promulgate programs on training and improving capability for cadres, civil servants, public employees in line with their qualification and professional tasks.

- Socialization of activities in the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas aiming to mobilize maximally force sources from all social sectors, especially local communities.

- To formulate and promulgate policies to attract investment and mobilize out-state force sources for conservation activities at the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

e) Inspection and supervision

- To research changes of the natural ecology, endangered, precious and rare species of wild fauna and flora; to supplement, update situation and changes of entire system on database network in serve of the management in the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.  

- To formulate forms in periodical general report on supervision and assessment for the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in order to implement.

g) Coordination in natural conservation

- To strengthen international cooperation in inter-border conservation and set up conservation zones adjacent to neighboring countries on land and on sea; strengthen scientific coordination, investigation, and supervision of species variety through activities of research coordination at inter-border zones.

- To support research to formulate regulations on estimate of economic values of natural ecology, ensure the effective use of natural resources aiming to manage effectively the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To research, assess impacts and limit affects of climate changes; integrate content of adoption and limit affects of climate changes in plan on managing the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To research, formulate programs or projects on coordination in inter-border conservation, to implement effectively international commitments on managing the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

h) The priority programs, schemes and projects

To approve in principle 08 national-level priority programs, schemes and projects to implement Strategy (the detailed Annex enclosed with this Decision).

5. Implementation solutions

a) To complete the detailed planning of newly-established areas.

- To accelerate implementation of detailed planning of marine protected areas to ensure to be completed by 2015, to make dossier to submit to competent authorities for establishment and putting into operation of 11 marine protected areas; to review and adjust the detailed planning of 05 existing marine protective areas: Nha Trang bay, Cham islet, Phu Quoc, Con Co, Chua Mountain.

- To concentrate on planning of inland water protected areas, to ensure to be completed detailed planning by 2015 and formulate dossiers to submit to competent authorities for approval to establish additionally 25 inland water protected areas; period till 2020, to further make detailed planning of aqua areas and remaining protected areas; complete detailed planning and formulate dossiers to submit to competent authorities for approving to establish additionally 15 inland water protected areas.

- In period till 2020, to finish the work of research, survey, exploration, and proposal for planning to develop, expand the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; to formulate detailed planning, to make dossiers to submit to competent authorities for establishment and putting into operation of some new protected areas.

b) To complete regimes, policies, to strengthen the execution according to law

- To research, formulate, amend, supplement, promulgate timely legal documents on the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; to assess and define the coincided or overlapping matters, to formulate a roadmap for amendment, to propose appropriate activities of amendment ensuring the uniformity and effectiveness.

- To formulate and promulgate the unified systems of criteria, classification, division of functional zones suitable to each form of forest, sea, inland water conservation.

- To organize assessment, completion and promulgate general regulations on policy to share benefits from services in the protected areas. To ensure to conduct final review of pilot model between forest owners and local population communities by 2015. In period till 2020, the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas will be accessed with new management method to conduct final review, learn by experiences and do as basis for completion of new policies and submission to authorities for approval.

- To promulgate provisions to guide the patrol, supervision over effectiveness of law execution, implement effective preventive measures against forest destruction, illegal exploitation of aquatic species so as to protect the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

c) To strengthen sustainable financial resources

- State ensures force sources, budget under the current decentralization to implement tasks of strategic.

- To encourage, mobilize the participation of community and enterprises in financial investment in the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas, scientific research and ecological tourist. To prioritize in formulating regimes to create a stable financial source, to allow the calling of various financial sources, especially from forest-environmental services in the protected areas, contributions of enterprises and relevant parties in direction of socializing revenue sources to implement successfully strategy till 2020.

- State invest in infrastructure, training of human sources, support for activities of international cooperation, scientific survey and research. To strive to decrease gradually the dependence to budget source of Government, increase gradually the initiative in management of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

d) To strengthen human sources for management

- After competent authorities confirm, set up the management apparatus, the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas must be prioritized in full supply of force sources, equipment, infrastructure to ensure effective operation, contribute in successful implementation of strategy on national target in response to climate changes.

- To consolidate and strengthen professional capability, skills in law execution of management boards of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; raise awareness of responsibilities, the coordination of local authorities in managing the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

dd) To push up the propagation

- To organize the compilation and publication of books propagating on strategy and importance of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas with the aim to create the basic changes in awareness of entire society about role of the work at the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To formulate and popularize widely “Newsletters of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas in Vietnam” to timely provide and share information of activities at the protected areas nationwide as well as international lessons in management of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To push up integration of contents about the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas, ecological tourist, environmental education in teaching programs, especially extracurricular activity of common education levels appropriately.

e) To strengthen international cooperation

- To strengthen international cooperation with the aim to call sponsorships, financial and technical helps for scientific survey and research, training staff; expand the scientific exchange and cooperation  with other countries, firstly neighboring countries to exchange, learn experiences in management, protection of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To implement effectively international commitments on natural conservation, biodiversity through activities of cooperation, research, training and coaching to improve capability of management boards of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To strengthen international cooperation in inter-border conservation and set up the important inter-border protected areas; to formulate regulations on instructing activities of inter-border conservation for the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas adjacent to neighboring countries on land and on sea; strengthen scientific coordination, investigation, and supervision of biodiversity through activities of research coordination at inter-border zones.

- To increase effectiveness of implementation of international treaties and commitments through integration of international contents and rules in national policies and law on the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

g) To strengthen inspection and supervision over implementation of Strategy.

- To formulate set of indicators and carry out regular supervision to assess properly and timely the extent of implementation of strategy till 2020 at central level, provinces/cities affiliated central level and the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- To conduct periodical inspection with focused contents about extent of implementation of strategy at all levels. Periodically report to Ministry of Agriculture and Rural Development to have grounds for handling and report to the Prime Minister about implementation of strategy.

6. Implementation Organization

a) Ministries and central sectors

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant Ministries and sectors in implementing Strategy; implement the assigned tasks; supervise progress of implementation, conduct final review of implementation of Strategy by 2020; periodically report to the Prime Minister about status and result of implementation of Strategy.

- The Ministry of Planning and Investment shall: Balance investment capital for implementation of Strategy under annual plans; to allocate investment capital for implementation of contents in priority activities of Strategy; to mobilize international sponsorships for the work of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas, biodiversity conservation in the protected areas.

- The Ministry of Finance shall allocate funding for non-business expenditure to implement Strategy under annual plans; guide mechanism of allocation, use management, payment and final settlement of funding for implementation of contents of prioritized activities in accordance with Law on state budget.

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall closely coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, and relevant Ministries and sectors in implementation of tasks within their duties and powers; to integrate with implementation of national strategy on biodiversity till 2020, vision till 2030, not let tasks and activities be overlapped.

- Ministries, sectors and agencies at central level shall, under their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing the effective implementation of this Strategy.

b) Localities:

- To organize implementation of Strategy on localities managed by them according to guides of Ministry of Agriculture and Rural Development.

- To mobilize, allocate the local force sources and use the force sources allocated for implementation of Strategy by Central level in proper purpose and effectively.

- To organize propagation and education on the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas; to strengthen the work of inspection, supervision over execution of law in domain of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

- Periodically report on status and result of strategy implementation to Ministry of Agriculture and Rural Development in order to sum up and report to the Prime Minister.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and heads of relevant agencies shall implement this Decision./

For the Prime Minister

Deputy Prime Minister

Hoang Trung Hai

 

LIST OF

PRIORITY PROGRAMS, SCHEMES AND PROJECTS
(Issued with Decision No. 218/QD-TTg dated February 07, 2014 of the Prime Minister)

No.

Name of priority program, scheme or project

Time

Agencies presiding over formulation and submission

The coordinating agencies

1.

Program on formulating new legal documents:

Circular providing for scientific research and activities of investment in ecological tourist development in the protected areas

2015

The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Ministry of Natural Resources and Environment, The Ministry of Culture, Sports and Tourism

2.

To conduct final reviews and assess the policy on pilot sharing benefits to formulate new policies for the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

2015

The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment

3.

To make detailed planning and dossier of new establishment of the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas

2016

The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Ministry of Natural Resources and Environment, The Ministry of Culture, Sports and Tourism

4.

To formulate plan on emergency action to protect endangered, precious and rare species

2017

The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Ministry of Natural Resources and Environment

5.

To formulate project on strengthening cooperation in inter-border conservation and setting up the important inter-border protected areas

2018

The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Ministry of Natural Resources and Environment, the provincial People’s Committees, and international organizations

6.

To build system of database information management for the special-use forests, marine protected areas and inland water protected areas.

2018

The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Ministry of Natural Resources and Environment

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 218/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất