Nghị định 123/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 123/2006/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 123/2006/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/10/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định123/2006/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 123/2006/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 123/2006/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2006
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN VIỆT NAM TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam và ngoài vùng biển Việt Nam; phân vùng biển, phân tuyến khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ1. Vùng biển Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003 và theo Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ngoài vùng biển Việt Nam là vùng biển quốc tế (biển cả) hoặc vùng biển của quốc gia khác.
Điều 3. Nguyên tắc chung1. Bộ Thuỷ sản giúp Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trong và ngoài vùng biển Việt Nam.
2. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phát triển bền vững; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển.
Chương II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 4. Phân vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản
1. Vùng biển Việt Nam được phân thành:
a) Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển để xác định và công bố ranh giới vùng biển ven bờ giữa các tỉnh;
b) Vùng biển xa bờ được tính từ đường cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam.
2. Vùng biển ven bờ được phân thành hai tuyến sau đây:
a) Tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 6 hải lý;
b) Tuyến lộng là vùng biển được tính từ đường cách bờ biển 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý.
3. Vùng biển xa bờ là tuyến khơi.
4. Đối với các địa phương có đảo, quần đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào sự cần thiết và đặc điểm cụ thể của từng đảo, quần đảo quy định tuyến bờ của đảo hoặc quần đảo đó, nhưng giới hạn không quá 6 hải lý.
Điều 5. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt NamTổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
1. Quy định của Bộ Thủy sản hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng tại các vùng biển hoặc từng tuyến khai thác; khu vực bị cấm khai thác và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy sản được phép khai thác.
2. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến bờ:
a) Tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dưới 20 sức ngựa được hoạt động tại tuyến bờ;
b) Tàu cá tuyến bờ đăng ký tại tỉnh nào chỉ được hoạt động trong tuyến bờ của tỉnh đó;
c) Tàu cá tuyến bờ không được hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi.
3. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến lộng:
a) Tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 20 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa được hoạt động tại tuyến lộng;
b) Tàu cá tuyến lộng không được hoạt động ở tuyến bờ và tuyến khơi, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
4. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến khơi:
a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 90 sức ngựa trở lên và tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên làm các nghề câu, rê, vây, chụp mực được hoạt động tại tuyến khơi;
b) Tàu cá tuyến khơi không được hoạt động ở tuyến bờ và tuyến lộng.
5. Tàu cá hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi phải được đánh dấu để nhận biết. Bộ Thủy sản quy định cụ thể về dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại tuyến lộng và tuyên khơi.
Chương III. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở NGOÀI VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 6. Điều kiện hoạt động khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế hoặc vùng biển của quốc gia khác phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có căn cứ là Hiệp định hợp tác khai thác thuỷ sản giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quốc gia có biển hoặc có hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân của quốc gia có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có biển chấp thuận.
2. Đối với tàu cá:
a) Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên;
b) Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng;
c) Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật.
3. Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có thẻ bảo hiểm thuyền viên;
c) Có hộ chiếu theo quy định của pháp luật;
d) Trên tàu hoặc nhóm tàu phải có ít nhất 1 người biết thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
Điều 7. Thủ tục và trình tự cấp giấy tờ có liên quan cho tàu cá hoạt động khái thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam
1. Để được khai thác thủy sản ở vùng biển quốc tế hoặc vùng biển của quốc gia khác, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy sản. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này cho tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế hoặc vùng biển của quốc gia khác, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, nơi chủ tàu cá đăng ký;
b) Hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản (bản sao);
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao);
đ) Danh sách thuyền viên;
e) Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (bản sao).
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy sản xem xét hồ sơ và cấp các giấy tờ cho tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam, bao gồm:
a) Văn bản cho phép tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quốc tịch tàu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);
d) Danh sách thuyền viên (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
Trong trường hợp không cấp các giấy tờ nêu tại khoản 2 Điều này thì Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải có văn bản trả lời chủ tàu cá và nêu rõ lý do.
Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam
1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 21 của Luật Thuỷ sản.
2. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Trong quá trình hoạt động trên biển, trên tàu cá phải có các giấy tờ (bản chính) sau đây:
a) Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn;
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định của pháp luật phải có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định của pháp luật phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Đối với trường hợp tàu cá đã được thế chấp tại ngân hàng thì phải có bản san Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được ngân hàng đó xác nhận;
d) Sổ danh bạ thuyền viên, Sổ thuyền viên tàu cá theo quy định của pháp luật.
Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá mà pháp luật quy định không phải có Sổ thuyền viên thì phải có giấy tờ tùy thân.
4. Ghi nhật ký và báo cáo khai thác thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản ngoài vùng biển Việt Nam
1. Thực hiện đầy đủ thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia có vùng biển mà tàu cá đến khai thác.
2. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia có vùng biển mà tàu cá đến khai thác.
3. Chủ tàu cá phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.
4. Trong quá trình hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển, thuyền trưởng tàu cá phải mang theo các giấy tờ (bản chính) sau đây:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
b) Các giấy tờ liên quan do quốc gia có biển cấp khi tàu cá đến hoạt động trên vùng biển của quốc gia đó.
5. Khi xảy ra sự cố tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự cứu giúp, thuyền trưởng phải phát tín hiệu cấp cứu và liên hệ kịp thời với nhà chức trách của quốc gia có biển gần nhất, thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam để được giúp đỡ; thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh hoặc về Bộ Thuỷ sản.
Chương V. TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức việc điều tra, thăm dò đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá, cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo hướng bền vững.
2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản tại tuyến khơi.
3. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tàu cá; cấp giấy phép cho các tàu cá hoạt động trên các vùng biển theo thẩm quyền.
4. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong việc quản lý tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và tìm kiếm cứu nạn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam.
5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, thuyền viên và những người làm việc trên tàu cá về nghề nghiệp.
6. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ sang các nghề khác; quản lý dựa vào cộng đồng đối với vùng biển ven bờ; nội dung pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.
Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quanTrong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình, phối hợp với Bộ Thuỷ sản thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho ngư dân khai thác thuỷ sản trên biển; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; phối hợp với các ngành, các cấp tìm kiếm cứu nạn người và tàu cá trên biển, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân tiến hành hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển1. Căn cứ quy hoạch phát triển của ngành Thuỷ sản, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển phương tiện, cơ cấu nghề nghiệp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi của tỉnh; phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong công tác điều tra, thăm dò, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản.
2. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ; phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển xa bờ.
3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuỷ sản cho nhân dân.
4. Hướng dẫn và phổ biến nhân rộng các mô hình tổ chức khai thác thuỷ sản theo tổ, đội, tập đoàn sản xuất gắn với dịch vụ hậu cần, đảm bảo an toàn trên biển; hướng dẫn và tạo điều kiện để ngư dân chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản ven bờ sang làm các nghề khai thác thuỷ sản xa bờ hoặc nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ khác.
Phân cấp quản lý tuyến bờ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thuỷ sản ở tuyến bờ.
5. Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thuỷ sản trong phạm vi được phân công quản lý, triển khai các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi trong phạm vi vùng biển ven bờ; phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển xa bờ.
6. Định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ Thuỷ sản về tình hình đăng ký tàu cá, đăng kiểm tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản của tỉnh mình theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 14. Hướng dẫn và thi bành Nghị định1. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 123/2006/ND-CP | Hanoi, October 27, 2006 |
DECREE
ON MANAGEMENT OF AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION BY VIETNAMESE ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN SEA AREAS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Fisheries;
At the proposal of the Minister of Fisheries,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Governing scope and subjects
This Decree provides for the management of aquatic resource exploitation by Vietnamese organizations and individuals within and outside Vietnam's sea areas; division of sea areas and demarcation of aquatic resource exploitation areas within Vietnam's sea areas.
When a relevant treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, the provisions of that treaty shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
1. Vietnam's sea areas means sea areas under the sovereignty, sovereign right and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam as specified in the June 17, 2003 Law on National Borders and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Sea areas outside Vietnam means international sea areas (the high seas) or sea areas of other countries.
Article 3.- General principles
1. The Ministry of Fisheries shall assist the Government in performing the uniform management of the aquatic resource exploitation by Vietnamese organizations and individuals in and outside Vietnam's sea areas.
2. The management of aquatic resource exploitation is aimed at protecting and developing aquatic resources in a sustainable manner and ensuring safety for humans and fishing ships engaged in aquatic resource exploitation in sea areas.
Chapter II
MANAGEMENT OF AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION IN VIETNAM'S SEA AREAS
Article 4.- Division of sea areas and demarcation of aquatic resource exploitation areas
1. Vietnam's sea areas are divided into:
a/ Coastal sea areas, which are measured from the coast (the lowest tide line) to the line connecting points of 24 nautical miles from the coast;
Provincial/municipal People's Committees (collectively referred to as provincial-level People's Committees) of adjoining coastal localities shall base themselves on the specific geographical characteristics of local sea areas to determine and publicize the boundaries between the coastal sea areas of their provinces;
b/ Offshore sea areas, which are measured from the line of 24 nautical miles from the coast to the outer limit of Vietnam's sea areas.
2. Coastal sea areas are divided into two routes as follows:
a/ The coastal route, which are the sea area from the coast to the line connecting points of six nautical miles from the coast;
b/ The inshore route, which are the sea area from the line of six nautical miles from the coast to the line connecting points of 24 nautical miles from the coast.
3. Offshore sea areas are considered the offshore route.
4. For islands and archipelagoes, provincial-level People's Committees shall base themselves on the necessity and particular characteristics of each island or archipelago to decide on the coastal route of that island or archipelago, which, however, must not extend beyond the limit of six nautical miles.
Article 5.- Management of aquatic resource exploitation in Vietnam's sea areas
Organizations and individuals exploiting aquatic resources in Vietnam's sea areas must abide by the provisions of relevant laws and the following regulations:
1. Regulations of the Fisheries Ministry or provincial-level People's Committees on the list of aquatic animals banned from exploitation; exploitation methods, exploitation trades or fishing gears banned or restricted from use in sea areas or each exploitation route; areas where exploitation is banned or areas where exploitation is banned during given periods of time; categories and minimum sizes of aquatic animals permitted for exploitation.
2. Regulations on fishing ships operating in coastal routes:
a/ Fishing ships with a designed waterline length of under 15 meters, without or with engines of a total capacity of under 20 horsepower may operate in costal routes.
b/ Coastal fishing ships which make registration in one province may operate only in the coastal route of that province.
c/ Coastal fishing ships may not operate in inshore routes and offshore routes.
3. Regulations on fishing ships operating in inshore routes:
a/ Fishing ships with a designed load waterline length of 15 meters or more, without or with engines of a total capacity from 20 horsepower to under 90 horsepower may operate in inshore routes;
b/ Except for cases defined at Point a, Clause 4 of this Article, inshore fishing ships may not operate in coastal and offshore routes,.
4. Regulations on fishing ships operating in offshore routes:
a/ Fishing ships with engines of a total capacity of 90 horsepower or more and those with engines of a total capacity of 50 horsepower or more which are specialized in cuttlefish catching may operate in offshore routes;
b/ Offshore fishing ships may not operate in coastal and inshore routes.
5. Fishing ships operating in inshore and offshore routes must be marked for identification. The Ministry of Fisheries shall specify the identification signs of fishing ships operating in inshore and offshore routes.
Chapter III
MANAGEMENT OF AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION OUTSIDE VIETNAM'S SEA AREAS
Article 6.- Conditions for aquatic resource exploitation outside Vietnam's sea areas
Organizations and individuals exploiting aquatic resources in international sea areas or sea areas of other countries must satisfy the following conditions:
1. There is an agreement on cooperation in aquatic resource exploitation between the Socialist Republic of Vietnam and the host country or there is a contract on cooperation in aquatic resource exploitation signed with organizations or individuals of the host country, which is approved by a competent agency of the host country.
2. For fishing ships:
a/ Meeting criteria for operation in grade-I restricted or unrestricted areas. Fishing ships operating in sea areas of Southeast Asian countries must satisfy the criteria for operation in restricted areas of grade II or higher grade;
b/ Having gone through registration and registry and having their technical safety certificates still valid for at least three months.
c/ Being equipped with adequate safety equipment for humans and fishing ships and communications devices appropriate for the sea areas where they operate in accordance with law;
d/ Having enough crewmembers as required by law.
3. For crewmembers and persons working onboard fishing ships:
a/ Masters and chief engineers must have master's or chief engineer's diplomas, granted by competent agencies;
a/ Having crew insurance cards;
c/ Having passports in accordance with law;
d/ On a fishing ship or a fishing fleet, there must be at least one person who is fluent in English or the common language of the country where the ship comes to exploit aquatic resources.
Article 7.- Procedures for and order of the grant of relevant papers to fishing ships engaged in aquatic resource exploitation outside Vietnam's sea areas
1. To be allowed to exploit aquatic resources in international sea areas or sea areas of other countries, organizations and individuals shall submit dossiers to the Fisheries Ministry's Aquatic Resource Exploitation and Protection Department. Such a dossier comprises:
a/ An application for papers defined in Clause 2 of this Article to fishing ships engaged in aquatic resource exploitation in international sea areas or sea areas of other countries, certified by the provincial-level agency in charge of state management of fisheries in the locality where the fishing ship owner has made registration;
b/ A copy of the contract on cooperation in aquatic resource exploitation;
c/ A copy of the fishing ship registration certificate;
d/ A copy of the fishing ship's technical safety certificate;
e/ A crew list;
f/ Copies of diplomas of the master and chief engineer.
2. Within seven working days after receiving a valid and complete dossier, the Fisheries Ministry's Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall consider the dossier and issue the following papers for the fishing ship to exploit aquatic resources outside Vietnam's sea areas:
a/ A permit for the fishing ship to exploit aquatic resources outside Vietnam's seas areas;
b/ A certificate of ship nationality (in Vietnamese and English);
c/ A certificate of the fishing ship's technical safety (in Vietnamese and English);
d/ A crew list (in Vietnamese and English).
In case of refusal to issue papers defined in Clause 2 of this Article, the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall send written replies to fishing ship owners, stating the reasons therefor.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION
Article 8.- Responsibilities of organizations and individuals exploiting aquatic resources in Vietnam's sea areas
1. To fulfill obligations defined in Article 21 of the Fisheries Law.
2. To comply with the provisions of the Government's Decree No. 66/2005/ND-CP of May 19, 2005, on ensuring safety for humans and fishing ships engaged in fisheries activities and relevant provisions of law.
3. While operating on the sea, fishing ships must have the following papers (originals):
a/ The permit for aquatic resource exploitation, except for fishing ships of a tonnage of under 0.5 tons;
b/ The certificate of fishing ship's technical safety, for fishing ships for which such certificate is required by law;
c/ The certificate of fishing ship registration, for fishing ships for which such certificate is required by law. When fishing ships have been mortgaged at bank, a copy of the fishing ship registration certificate, certified by that bank, is required;
d/ The crewmember register and crewmember books in accordance with law.
Crewmembers and persons working onboard fishing ships for whom crewmember books are not required by law must have personal identification papers.
4. To make daily records and reports on aquatic resource exploitation according to regulations of the Fisheries Ministry.
Article 9.- Responsibilities of organizations and individuals exploiting aquatic resources outside Vietnam's sea areas
1. To carry out entry and exit procedures in accordance with laws of Vietnam and countries where their fishing ships come to exploit aquatic resources.
2. To abide by Vietnam's law, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and the laws of countries where their fishing ships come to exploit aquatic resources.
3. Owners of fishing ships shall buy insurance for crewmembers and workers working onboard their fishing ships.
4. While exploiting aquatic resources on the sea, masters of fishing ships shall carry along the following papers (originals):
a/ Papers specified in Clause 2, Article 7 of this Decree;
b/ Relevant papers issued by the host country when the fishing ships operate on that country's sea areas.
5. Upon occurrence of incidents or accidents or in dangerous circumstances, master shall make emergency signals, contact relevant authorities of the nearest sea country and notify such to Vietnamese diplomatic missions or consulates for help; and notify such to provincial-level state management agencies in charge of fisheries or to the Fisheries Ministry.
Chapter V
RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES
Article 10.- Responsibilities of the Ministry of Fisheries
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and People's Committees of coastal provinces in, organizing surveys, exploration and assessment of aquatic resources in each sea area; to formulate plannings and plans on the development of fishing ships and a rational structure of aquatic resource exploitation in order to protect and develop aquatic resources in a sustainable manner.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with People's Committees of coastal provinces in, managing aquatic resource exploitation in offshore routes.
3. To build an information system for management of fishing ships; to grant permits for fishing ships to operate in different sea areas according to its competence.
4. To coordinate with concerned ministries, branches and People's Committees of coastal provinces in managing fishing ships engaged in aquatic resource exploitation in different sea areas and exploitation routes, to examine, inspect and handle violations of law and carry out search and rescue activities for humans and fishing ships engaged in aquatic resource exploitation in Vietnam's sea areas.
5. To organize professional training and re-training for fishing ship masters, chief engineers, crewmembers and workers.
6. To guide provincial-level People's Committees in formulating regimes and policies to support fishermen to shift from coastal exploitation to other trades, in performing the community-based management in coastal sea areas, and to provide guidance on legal matters related to aquatic resource exploitation in service of law dissemination and education in localities.
Article 11.- Responsibilities of concerned ministries and branches
Within the scope of their responsibilities and competence, to coordinate with the Ministry of Fisheries in inspecting, controlling and handling violations, ensuring security, order and safety for fishermen involved in aquatic resource exploitation on the sea; to prevent acts of violating the fisheries law; to coordinate with branches and authorities in carrying out search and rescue activities for humans and fishing ships on the sea, create favorable conditions for fishermen to exploit aquatic resources in different sea areas.
Article 12.- Responsibilities of People's Committees of coastal provinces
1. Based on the planning on development of the fisheries sector, to formulate plannings and plans on development of fishing ships, the structure of aquatic resources exploitation and aquatic resource protection in their localities; to coordinate with the Ministry of Fisheries in surveying, exploring and assessing aquatic resources.
2. To manage aquatic resource exploitation in coastal sea areas; to coordinate with the Ministry of Fisheries in managing aquatic resource exploitation in offshore sea areas.
3. To carry out the dissemination of the fisheries law among people.
4. To guide and widely apply models of aquatic resource exploitation by setting up production teams or groups in combination with logistic services so as to ensure safety on the sea; to guide and create conditions for fishermen to shift from coastal exploitation to offshore exploitation, aquaculture or provision of other services.
To decentralize the management of coastal routes to district- and commune-level People's Committees; to develop models of community-based management of aquatic resources in coastal routes.
5. To inspect and control aquatic resource exploitation within their assigned scope, apply measures to protect and develop aquatic resources in coastal sea areas; and to coordinate with the Ministry of Fisheries in controlling aquatic resource exploitation in offshore sea areas.
6. Monthly, to report to the Ministry of Fisheries on the registration and registry of fishing ships and the grant of aquatic resource exploitation permits in their localities according to the Fisheries Ministry's regulations.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 14.- Provision of guidance on, and implementation of, the Decree
1. The Minister of Fisheries shall guide and inspect the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and presidents of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây