Quyết định 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 208/QĐ-TTg

Quyết định 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:208/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:14/02/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ngoại giao văn hóa là trụ cột của nền ngoại giao toàn diện
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/02/2011 trên quan điểm ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là 03 trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam.
Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, ngoại giao văn hóa ngày càng được sử dụng rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại giao của mỗi quốc gia bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các quốc gia.
Mục tiêu của toàn bộ Chiến lược từ nay đến năm 2020 là đẩy mạnh hoạt động văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin đối với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ Việt nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Quyết định nhấn mạnh: Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là 03 trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trong đó ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của các hoạt động đối ngoại.
Việc thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa không chỉ nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế, các hoạt động ngoại giao văn hóa cũng góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú thêm và sâu sắc thêm những giá trị truyền thống của đất nước.
Chính vì vậy, Thủ tướng chỉ đạo cần tăng cường công tác nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến thế giới vào Việt Nam, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, để hoàn thiện và phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam…

Xem chi tiết Quyết định208/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------
Số: 208/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2020
---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (5b)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Gia Khiêm
 


CHIẾN LƯỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
 
PHẦN MỞ ĐẦU
Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, ngoại giao văn hóa ngày càng được sử dụng rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại giao của mỗi quốc gia bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các quốc gia.
Trong thập niên đầu thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, chúng ta đã và đang phát huy sức mạnh của văn hóa trong đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao văn hóa của Việt Nam được xác định là việc triển khai các hoạt động văn hóa do Nhà nước làm chủ đạo nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với yêu cầu chung của công tác đối ngoại. Nội hàm của ngoại giao văn hóa bao gồm năm hoạt động chính là mở đường, khai thông quan hệ với các nước và khu vực chưa có nhiều quan hệ với ta; xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vận động để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong 5 năm qua, công tác ngoại giao văn hóa ngày càng được quan tâm hơn theo tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh từ nay đến năm 2020, công tác này cần được tổ chức thực hiện một cách có hệ thống với trọng tâm, trọng điểm rõ ràng hơn để đóng góp hiệu quả hơn vào chiến lược ngoại giao toàn diện, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Việc xây dựng Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 nhằm xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để phát triển ngoại giao văn hóa thành một trụ cột quan trọng của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
I. THỰC TRẠNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG THỜI GIAN QUA
1. Về nhận thức:
Nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương trong và ngoài nước về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa đã được tăng cường. Ngoại giao văn hóa bước đầu được các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội quan tâm và tham gia tích cực.
Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong việc triển khai ngoại giao văn hóa cũng được chú trọng bước đầu. Những hoạt động quảng bá hình ảnh, giao lưu văn hóa, các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở trong và ngoài nước, các hoạt động hội nghị, hội thảo cũng nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhiều tầng lớp xã hội và các doanh nghiệp, qua đó tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động ngoại giao văn hóa.
2. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến hoạt động ngoại giao văn hóa:
Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa ngày càng hiệu quả hơn. Một số Bộ, cơ quan có liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam … đã ký kết thỏa thuận hợp tác, qua đó xác định rõ các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong việc triển khai công tác này ở trong và ngoài nước. Các địa phương trong cả nước cũng tích cực phát huy vai trò trong công tác quảng bá hình ảnh địa phương, thông qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa tại địa phương mình và tích cực xây dựng hồ sơ đệ trình công nhận các danh hiệu văn hóa quốc tế.
3. Một số kết quả triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa cụ thể:
Hoạt động ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, nhân các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế như việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế, các ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, các triển lãm nhạc cụ, tranh ảnh giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam … đồng thời qua đó giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và thương mại.
Hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần tích cực vận động các danh hiệu văn hóa thế giới như Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới, Ca trù, Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể…; hỗ trợ các địa phương tổ chức các chương trình văn hóa như các lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực, các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế …
Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú nền văn hóa của Việt Nam và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần nhân dân, đồng thời chuyển tải nhiều ý tưởng và chương trình lớn của Liên Hợp quốc và UNESCO vào nhiều chương trình hành động quốc gia như xây dựng “xã hội học tập”, “xã hội thông tin”, “giáo dục cho mọi người”…
4. Hạn chế:
Mặc dù các hoạt động ngoại giao văn hóa trong những năm gần đây đã phong phú hơn so với trước, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; nội dung và hình thức của các hoạt động chưa tương xướng với yêu cầu cụ thể của từng loại đối tượng và địa bàn. Các sản phẩm văn hóa đưa ra ngoài vẫn còn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng. Phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác ngoại giao văn hóa còn thiếu và lạc hậu.
Công tác phối hợp giữa các ngành và cơ quan tham gia vào hoạt động ngoại giao văn hóa chưa thực sự chặt chẽ.
Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa cũng chưa nhiều.
Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa của các tầng lớp xã hội chưa có sự thống nhất cao trong khi đây là một loại hình hoạt động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, đặc biệt là sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
5. Nguyên nhân của các hạn chế:
Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực, khái niệm mới, nội hàm đang trong giai đoạn xác định, nhận thức về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa chưa cao, chưa có một văn bản có tính định hướng chung của Đảng, Nhà nước làm cơ sở cho việc thống nhất nhận thức về nhiệm vụ, cơ chế phối hợp và triển khai các hoạt động giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương.
Chưa có một cơ chế chỉ đạo và quản lý thống nhất về các hoạt động liên quan đến ngoại giao văn hóa từ trung ương đến các Bộ, ngành và các địa phương trong và ngoài nước dẫn đến tình trạng tự phát, phân tán, chồng chéo lẫn nhau.
Nguồn lực cho các hoạt động ngoại giao văn hóa còn hạn hẹp.
II. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
1. Bối cảnh quốc tế:
Hoà bình, hợp tác cùng phát triển đi đôi với đấu tranh tiếp tục là xu thế chính trong quan hệ quốc tế thời gian tới. Trong đó, toàn cầu hóa, công nghệ thông tin, giao lưu trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, một mặt các quốc gia chủ động tham gia quá trình giao lưu văn hóa để phát triển, khẳng định bản sắc, phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Mặt khác, các quốc gia cũng nhận thấy quá trình toàn cầu hóa có thể làm nổi rõ hơn những khác biệt về văn hóa, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo. Do vậy, ngoại giao văn hóa sẽ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy hợp tác và tháo dỡ ngòi nổ cho những xung đột tiềm tàng trong quan hệ quốc tế.
Tại khu vực Đông Nam Á, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác văn hóa với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, trong đó Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là một trong ba trụ cột chính. Ý tưởng về việc xây dựng một cộng đồng Đông Á cũng đang được hình thành, trong đó việc thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa là một chất kết dính quan trọng.
2. Tình hình trong nước:
Sau 25 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về nhiều mặt và hội nhập tương đối sâu rộng vào đời sống quốc tế. Chúng ta đã bình thường hóa và từng bước xây dựng, nâng cấp khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới và khu vực. Với tinh thần chủ động hội nhập, chúng ta đã tận dụng nhiều nguồn lực bên ngoài, kết hợp với tiềm lực trong nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời gian tới là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, xã hội và thể thao. Thế và lực của đất nước vừa cho phép, vừa đòi hỏi việc phát huy hiệu quả hơn nữa công tác ngoại giao văn hóa để thực hiện nhiệm vụ này.
III. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu:
Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động ngoại giao văn hóa cũng góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
2. Quan điểm:
Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao chính trị có vai trò định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại.
Ngoại giao văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng, không có tổ chức bộ máy riêng mà là hoạt động và nhiệm vụ chung của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các địa phương, mọi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Hoạt động ngoại giao văn hóa dựa trên các quan điểm được nêu rõ tại Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, sửa đổi năm 2011): “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”.
Sự phát triển của nền văn hóa của đất nước là nền tảng cho hoạt động quảng bá văn hóa của Việt Nam đối với thế giới nói chung và cho hoạt động ngoại giao văn hóa nói riêng và việc triển khai ngoại giao văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện và khả năng đáp ứng kinh tế của đất nước.
IV. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Biện pháp chính sách:
a) Tăng cường lý luận và nhận thức về ngoại giao văn hóa:
Hoàn thiện hệ thống lý luận về ngoại giao văn hóa, bao gồm khái niệm, nội hàm cũng như xác định rõ vai trò, vị trí của ngoại giao văn hóa trong tổng thể nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam; gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo sức mạnh ngoại giao tổng hợp.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo những xu hướng phát triển của văn hóa và ngoại giao văn hóa trong khu vực và trên thế giới tác động đến Việt Nam thông qua các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, trao đổi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Từ đó, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về chính sách liên quan đến ngoại giao văn hóa.
Tạo nhận thức chung và đồng thuận trong Lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa; nhằm đưa công tác này trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của mọi cơ quan từ trung ương đến địa phương và của toàn xã hội.
b) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hóa:
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hóa một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở phù hợp với pháp luật của Nhà nước và đường lối đối ngoại của Đảng; điều chỉnh, bổ sung chính sách ngoại giao văn hóa cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và với cam kết quốc tế.
Gắn công tác ngoại giao văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của các cấp, các ngành và địa phương; lồng ghép hoạt động ngoại giao văn hóa trong triển khai Chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, nhằm tạo tính cộng hưởng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành địa phương có liên quan khác trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động văn hóa có yếu tố nước ngoài ở trong và ngoài nước, cụ thể:
- Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu và kiến nghị tổ chức các hoạt động văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài một cách có hiệu quả và thiết thực, có trọng điểm và phù hợp với đối tượng trên địa bàn, tiếp thu tinh hoa của nước sở tại vào Việt Nam.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động văn hóa có yếu tố nước ngoài, các chương trình đón các đoàn văn hóa, nghệ thuật của nước ngoài vào Việt Nam và giới thiệu các di sản, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng chủ trương cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.
- Các hội hữu nghị, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội gắn các hoạt động ngoại giao văn hóa trong quá trình triển khai các hoạt động ngoại giao nhân dân.
2. Các biện pháp cụ thể:
a) Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa:
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về văn hóa và ngoại giao văn hóa cho các cán bộ làm công tác đối ngoại, cán bộ công tác tại các cơ quan đại diện của Việt Nam, các Trung tâm văn hóa/Nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
Nâng cao kiến thức về ngoại giao văn hóa cho các cán bộ làm công tác ngoại vụ và văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng, kiến thức về tổ chức sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngoài tại các địa phương.
Đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy một cách phù hợp tại một số trường Đại học chuyên ngành như Học viện Ngoại giao, Đại học Văn hóa, Học viện Báo chí và tuyên truyền và các trường có chuyên ngành liên quan nhằm nâng cao kiến thức của sinh viên, thanh niên đối với công tác ngoại giao văn hóa.
Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa giữa học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
b) Bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa:
Bảo đảm các điều kiện về tài chính, vật chất để công tác ngoại giao văn hóa có thể hoạt động một cách hiệu quả bằng các nguồn kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước.
Thành lập Quỹ Ngoại giao văn hóa do Bộ Ngoại giao quản lý theo các quy định của Nhà nước và trên cơ sở cân đối với các quỹ hiện có của Bộ Ngoại giao.
Xây dựng các chương trình sử dụng Quỹ nhằm tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ, học giả, nhà văn hóa, nhà báo… Việt Nam tham dự các cuộc thi quốc tế về các lĩnh vực văn hóa như mỹ thuật, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, thời trang… Đăng cai tổ chức các cuộc thi này tại Việt Nam.
Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng một phần nguồn Ngân sách địa phương cho các hoạt động ngoại giao văn hóa định kỳ và đột xuất tại địa phương, lồng ghép với hoạt động tổ chức lễ hội quốc gia ở địa phương và xây dựng hồ sơ cho các danh hiệu quốc tế.
Đẩy mạnh việc xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp, tư nhân tài trợ, đóng góp cho các hoạt động ngoại giao văn hóa phù hợp với quy định của pháp luật.
c) Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài:
Quán triệt Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài duy trì và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc tại nước sở tại; quan tâm, tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, với vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hưởng thụ, được tiếp nhận thông tin và sản phẩm văn hóa lành mạnh từ trong nước để giữ gìn và phát huy truyền thông văn hóa Việt Nam trong gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam và quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với người dân nước sở tại.
Đề cao việc phổ biến tiếng Việt ở nước ngoài; tích cực triển khai Đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” nhằm gìn giữ và phát triển việc sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, triển khai thí điểm tại Lào, Căm-pu-chia, Nga, Séc, Mỹ và Ca-na-đa.
d) Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế:
Hàng năm, căn cứ theo nhu cầu thực tế, tổ chức các chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp các sự kiện quan trọng như kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, ngày Quốc khánh… hoặc nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các nước và Lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam, góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, bền vững, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, giữa nhân dân các nước với Việt Nam, đồng thời vận động thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.
đ) Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam:
Triển khai kế hoạch cụ thể, các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với những thông điệp về một dân tộc có bề dày văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng, một đất nước có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt nhiều thành tựu trong đổi mới, người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đồng thời, tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa cũng như những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa và các hoạt động thông tin đối ngoại trong công tác này.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong các ngành, nghề vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Tập trung triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa vào các lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam như du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch các làng nghề truyền thống và tổ chức các cuộc triển lãm quốc tế, tiếp thị các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản vật địa phương, giới thiệu văn học, nghệ thuật của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Xây dựng hình ảnh quốc gia phù hợp với văn hóa Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa tại các địa bàn, trọng tâm là các nước lớn, các nước láng giềng và các nước ASEAN nhằm tranh thủ các điều kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa tại các diễn đàn song phương và đa phương như UNESCO, ASEAN, ASEM, EAS, Tổ chức Pháp ngữ, Liên Hợp Quốc… để góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước, làm cho các mối quan hệ này sâu sắc, ổn định và bền vững.
Chú trọng xuất bản và phổ biến ra nước ngoài các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, chất lượng, các ấn phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi, giới thiệu phong tục tập quán, lễ hội, trang phục các dân tộc Việt Nam, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống, các tác phẩm trên các lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, hội họa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc.
Sử dụng các phương tiện và công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại, truyền thông đa phương tiện, xây dựng các Website riêng của các Hội nghệ thuật… để giới thiệu về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ; xây dựng các chương trình truyền hình vệ tinh bằng một số tiếng nước ngoài, giúp bạn bè quốc tế có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về Việt Nam.
Tiến hành quy hoạch, tạo dựng bản sắc riêng cho các lễ hội, festival cấp quốc gia và quốc tế được tổ chức định kỳ tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, các cuộc thi về văn hóa như vẽ tranh, sáng tác phim, viết sách, chơi các loại nhạc cụ… phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và phong tục, tập quán, văn hóa của Việt Nam và với thông lệ quốc tế.
Các địa phương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức các chương trình văn hóa có yếu tố nước ngoài tại địa phương mình hoặc ở nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa độc đáo của địa phương; đồng thời chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác với các thành phố, địa phương trên thế giới.
Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa trong các hoạt động đối ngoại nhân dân.
Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp văn hóa mạnh; gắn kết chặt chẽ giữa một số thương hiệu hàng hóa có chất lượng của Việt Nam với các yếu tố văn hóa đặc sắc của đất nước.
Phát huy vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc nghiên cứu, chọn lọc những kinh nghiệm, bài học của các nước để tham mưu cho các cơ quan trong nước về chính sách ngoại giao văn hóa và việc tổ chức hoạt động văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Hàng năm, các cơ quan đại diện cần xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung và dự trù kinh phí để triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa.
Chuẩn hóa nghi lễ khánh tiết tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, chuẩn hóa trang phục và quà tặng đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa của Việt Nam.
Thành lập và quản lý hoạt động của các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài theo đề án “Xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài” đã được Chính phủ phê duyệt. Trước tiên, cần tổng kết rút kinh nghiệm về mô hình khai thác và quản lý các nhà văn hóa của Việt Nam tại Lào và Pháp, trên cơ sở thí điểm từng bước mở rộng ra một số địa bàn trọng điểm như: Căm-pu-chia, Nhật Bản, Liên bang Nga và Hoa Kỳ. Phấn đấu đến năm 2020, thành lập và triển khai hoạt động mạng lưới từ 5 đến 10 trung tâm văn hóa, nhà văn hóa của Việt Nam tại các địa bàn quan trọng ở nước ngoài.
e) Đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế:
Hoàn thiện và đánh giá tác động của các danh hiệu văn hóa quốc tế của Việt Nam nhằm hỗ trợ việc giới thiệu và quảng bá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa của đất nước; đẩy mạnh việc đa dạng hóa đối tượng và loại hình vận động danh hiệu văn hóa quốc tế.
Kiện toàn và phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cơ quan chủ trì, tham mưu cho Bộ Ngoại giao và Chính phủ về các vấn đề quan hệ với UNESCO, kiến nghị và thẩm định các hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận các loại hình danh hiệu quốc tế.
Các địa phương phát hiện và xây dựng lộ trình vận động các tổ chức quốc tế công nhận mới các danh hiệu văn hóa quốc tế như: Di sản Văn hóa vật thể, phi vật thể, Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Mạng lưới Công viên Địa chất Thế giới, Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, Thành phố vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo…
Đẩy mạnh công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị của các di sản đã được công nhận, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có di sản.
g) Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
Tăng cường công tác nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến thế giới vào Việt Nam, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, để hoàn thiện và phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam, đồng thời đưa tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, góp phần bổ sung tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đấu tranh chống lại những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Đồng thời phản bác kịp thời, hiệu quả những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực chống phá nhà nước thông qua việc tuyên truyền không đúng sự thật về Việt Nam, về các lãnh tụ, danh nhân của đất nước, về lịch sử của dân tộc, về đất nước và con người Việt Nam.
V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngoại giao văn hóa hàng năm phù hợp với Chiến lược Ngoại giao văn hóa và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan khác trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa, Chương trình quảng bá quốc gia trên lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ theo kế hoạch hàng năm và Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020; Chỉ đạo hoạt động của các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa Việt Nam tại nước ngoài theo kế hoạch dài hạn và hàng năm.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực; đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có các chuyên ngành liên quan đến Ngoại giao, Văn hóa.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý Quỹ Ngoại giao văn hóa nhằm bảo đảm ngân sách hoạt động ngoại giao văn hóa; xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư cho hoạt động ngoại giao văn hóa.
5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định biên chế, xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa ở Việt Nam và ở các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài; xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển và quản lý việc xuất bản, phổ biến ra nước ngoài những ấn phẩm quảng bá hình ảnh Việt Nam, phối hợp các hoạt động thông tin đối ngoại với ngoại giao văn hóa.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng và nhiệm vụ thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 trong phạm vi thẩm quyền; phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan khác triển khai thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao văn hóa trên phạm vi toàn quốc và quốc tế và gửi báo cáo hoạt động hàng năm về Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch Ngoại giao văn hóa hàng năm phù hợp với Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ và gửi báo cáo hoạt động hàng năm về Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 208/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, February 14, 2011

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON CULTURAL DIPLOMACY THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Foreign Affairs,

 

DECIDES:

Article 1.To approve the Strategy on cultural diplomacy through 2020 enclosed with this Decision.

Article 2.This Decision lakes effect on the date of its signing.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

FOREWORD

STRATEGY ON CULTURAL DIPLOMACY THROUGH 2020
(Enclosed with the Prime Minister s Decision No. 208/QD-TTg of February 14, 2011)

Given the current trend of globalization and intensive and extensive international integration. cultural diplomacy has been increasingly used in diversified forms and plays a more important role in the diplomacy of each country because the strong pervasiveness of culture has enormous impacts on building confidence, helping further deepen and tighten political and economic lies between countries.

In the first decade of the 21st century, with the strong development of the Vietnamese culture profoundly imbued with national identity and the intensive and extensive international integration of the country, Vietnam has promoted and is promoting the strength of culture in foreign relations, aiming to successfully implement the external-relations policy of the Party and the State. Vietnam s cultural diplomacy is defined as carrying out cultural activities guided by the State in order to achieve political, economic and cultural objectives in line with general requirements of foreign relations work. Cultural diplomacy embraces five major activities: opening and establishing relations with countries and regions that have not many relations with Vietnam; promoting, increasing and deepening understanding with other countries and promoting the image of the Vietnamese land and people in the international arena; lobbying for more Vietnamese heritages to be recognized by UNESCO and absorbing the cultural quintessence of mankind so as to enrich the national cultural identity.

Over the past five years, cultural diplomacy has received ever greater attention in the spirit of proactive and active international integration and expansion of relations in all external-relation activities of the Party and the State. This work should be systematically implemented with clearer focuses and priorities through 2020 to more effectively implement the strategy on comprehensive diplomacy, contributing lo turning Vietnam into a modernity-oriented industrial country by 2020.

The formulation of the strategy on cultural diplomacy through 2020 aims to clearly define the objectives, tasks and major solutions for developing cultural diplomacy into an important pillar of Vietnam s comprehensive and modem diplomacy, contributing to preserving a peaceful environment, creating international conditions conducive to the cause of renewal, and stepping up the national socio-economic development, industrialization and modernization.

I. CULTURAL DIPLOMACY IN THE PAST

1. Awareness:

Awareness of high-ranking leaders and leaders of all levels, sectors and localities at home and abroad about the necessity and importance of cultural diplomacy has been raised. Cultural diplomacy has received initial attention from and active involvement of agencies, ministries, sectors, localities, enterprises and social strata.

Awareness about the role and responsibilities of social organizations and enterprises in carrying out cultural diplomatic activities has been initially improved. Promotional and cultural exchange activities and art performance programs have been organized at home and abroad, and conferences and seminars have also been actively responded by many social strata and enterprises, through which cultural diplomatic activities have been further socialized.

2. Coordination among agencies involved in cultural diplomacy:

Coordination among ministries, sectors and localities in carrying out cultural diplomatic activities has become more and more effective. Concerned ministries and agencies, such as the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Planning and Invcstmenl, the Ministry of Science and Technology and the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, have signed cooperation agreements clearly identifying responsible and coordinating agencies in implementing these activities at home and abroad. Localities nationwide have also played an active role in promoting their image through festive and cultural events in their localities and actively prepared dossiers for recognition of international cultural titles.

3. Some specific results of cultural diplomatic activities:

Cultural diplomatic activities have been initially linked to political diplomacy during high-ranking leaders visits to enhance understanding between Vietnam and international friends, such as organizing art performance programs, Hue royal music performances, Vietnam Culture Days in foreign countries, musical instruments and photo exhibitions introducing the Vietnamese land and people, etc., through which Vietnam s economic potential and tourism as a safe destination are also introduced to foreign investors and traders.

Cultural diplomatic activities have actively contributed to lobbying for such international cultural titles as World Cultural Heritage for Thang Long Royal Citadel and Intangible Cultural Heritage for ca tru and quan ho; and assisted localities in organizing cultural, tourist and cuisine festivals, international fireworks competitions, etc.

Through cultural diplomatic activities, the cultural values and quintessence and wisdom of other countries around the world have been selectively absorbed in order to further enrich the Vietnamese culture and improve the quality of the people s cultural life and concurrently convey a wide range of ideas and significant programs of the United Nations and UNESCO into many national programs of action such as building a "learning society" and " information society", and "education for all."

4. Limitations:

Cultural diplomatic activities in recent years, albeit more diversified, are not quite effective, failing to meet requirements of the new situation; their contents and forms have not yet met specific needs of each target group and area. Cultural products introduced abroad remain few in quantity and limited in quality. Physical and technical facilities for cultural diplomatic work are still inadequate and obsolete.

Coordination among branches and agencies in cultural diplomatic activities is not truly close.

The qualifications of cultural diplomacy personnel are still limited and the number of staff engaged in cultural diplomacy is small.

Awareness of social strata about the role, position and importance of cultural diplomacy is not highly unanimous whereas this type of activity requires close collaboration between state and private sectors, especially the involvement of masses.

5. Cause of limitations:

Cultural diplomacy is a new field and concept not yet clearly defined. Awareness about its importance is not high in the absence of a document stating general guidelines of the Party and State serving as a basis for achieving uniform awareness about the tasks, coordination mechanism and implementation of activities among ministries and sectors and between the central government and localities.

Due to the lack of a mechanism for uniformly directing and managing cultural diplomatic activities from the central government to ministries, sectors and localities and at home and abroad, these activities remain spontaneous, scattered and overlapping.

Resources for cultural diplomatic activities remain limited.

II. INTERNATIONAL AND DOMESTIC CONTEXTS FROM NOW TO 2020

1. International context:

Peace and cooperation for mutual development coupled with struggle continue to be the prevailing trend, in international relations in the coming time. Globalization, information technology and exchange continue to strongly develop in all fields. In this context, on the one hand, countries will proactively engage in the process of cultural exchange for development and identity assertion and influence expansion in the international arena. On the other hand, countries have realized that the process of globalization can make cultural differences more prominent, which constitute one of possible causes of ethnic and religious conflicts. Therefore, cultural diplomacy will play an ever more important role in promoting cooperation and preventing potential conflicts in international relations.

In Southeast Asia, the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) is vigorously promoting cultural cooperation with the building of the ASEAN community by 2015, in which the cultural and social community is one of the three principal pillars. The idea of building an East Asian community is also in the making, with promoting cultural exchange activities being a key adhesive.

2. Domestic situation:

After 25 years of renewal. Vietnam has made outstanding achievements in many aspects and integrated rather intensively and extensively in international life. The country has normalized and incrementally built and upgraded stable and lasting framework relations with major countries and world and regional economic and political centers. With the spirit of proactive integration. the country has made use of many external resources in combination with tapping the internal potential for the cause of national economic development and industrialization and modernization.

In the time to come, external relations work has the tasks of firmly maintaining a peaceful setting, creating favorable international conditions for the cause of renewal, stepping up national socio-economic development, industrialization and modernization and construction and defense of the Fatherland, and at the same time making active contributions to the common struggle of the world people for peace, national independence, democracy and social progress; making the established international relations more profound, stable and lasting, especially in the fields of economic development, science and technology, education and training, culture, social affairs and sports. The country s position and strength both permit and require more effective promotion of cultural diplomacy to perform these tasks.

III. OBJECTIVES AND VIEWPOINTS ON DEVELOPMENT OF CULTURAL DIPLOMACY THROUGH 2020

1. Objectives:

To strongly step up cultural diplomatic activities to make the world better understand the Vietnamese land, people and culture, further build confidence of other countries, make the relations between Vietnam and its partners more profound, stable and lasting, thereby raising the country s status in the international arena and facilitating its .socio-economic development. Cultural diplomatic activities will also contribute to absorbing the cultural quintessence of mankind, enriching and deepening the national traditional cultural values.

2. Viewpoints:

Cultural diplomacy, together with economic diplomacy and political diplomacy, arc the three pillars of Vietnam s comprehensive and modem diplomacy. These three pillars are closely associated and interacted, contributing to implementing the external relation line of the Party and the State. Political diplomacy plays the guiding role, economic diplomacy serves as the physical foundation and cultural diplomacy is the spiritual foundation of external relation activities.

Cultural diplomacy is not a separate sphere, neither it has its own organizational apparatus. It is a common activity and task of Party organizations, state agencies, enterprises, localities, all Vietnamese people and overseas Vietnamese compatriots under the uniform management of the State.

Cultural diplomatic activities shall be carried out in line with the viewpoints clearly set forth in the Communist Party of Vietnam s Political Program for national construction during the period of transition to socialism (amended, developed in 2011): "To build a Vietnamese culture which is advanced and profoundly imbued with national identity, develops comprehensively, incarnates unity in diversity, and deeply reflects humanism, democracy and progress; make culture, closely associated and thoroughly incorporated with the entire social life, a major endogenous force for development. To inherit and promote the fine cultural traditions of the community of Vietnamese ethnic groups, acquire the cultural quintessence of the mankind, build a democratic, equitable and advanced society caring for true human interests and dignity, with ever higher levels of knowledge, ethics, physical strength and aesthetics."

The development of national culture is the foundation for promoting the Vietnamese culture to the world in general and cultural diplomatic activities in particular, and cultural diplomatic activities in the 2010-2020 period must have priorities and focuses, aiming at proper target groups, and suiting the conditions and economic resources of the country.

IV. IMPLEMENTATION MEASURES

1. Policies:

a/ Promoting theory on and awareness about cultural diplomacy:

To complete the theoretical system on cultural diplomacy, including definition and connotation and the role and position of cultural diplomacy in Vietnam s comprehensive and modern diplomacy; and close combination between cultural diplomacy, political diplomacy and economic diplomacy and overseas Vietnamese affairs in order to create overall diplomatic strength.

To step up strategic research and forecast development trends of culture and cultural diplomacy in the region and the world which will affect Vietnam through national, regional and international conferences, meetings, talks and exchanges, for proposing to the Party and the State policies concerning cultural diplomacy.

To create common awareness and consensus among leaders of all levels, sectors and localities on the necessity and importance of cultural diplomacy with a view to turning this work into a routine duly of all agencies from central to local level and of the whole society.

b/ Continuing building and perfecting mechanism and policies on cultural diplomacy:

To complete the system of comprehensive and synchronous mechanisms and policies on cultural diplomacy in accordance with the State s laws and the Party s external relation line; to adjust and supplement cultural diplomacy policies according to the country s development situation and international commitments.

To link cultural diplomacy with five-year socio-economic development plans of all levels, sectors and localities; to integrate cultural diplomatic activities in the implementation of Vietnam s strategies on cultural development and tourism development through 2020. with a view to magnifying efforts to achieve the socio­economic development objectives of localities.

To formulate a mechanism for coordination among ministries, sectors and localities in implementing cultural diplomatic activities in order to clearly identify the functions and tasks of the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Information and Communications and other concerned ministries, sectors and localities in organizing and coordinating foreign-involved cultural programs and activities at home and abroad, specifically:

- The Ministry of Foreign Affairs shall explore, study and propose organization of Vietnamese cultural activities overseas, which must be effective and practical, have focuses and priorities suitable to target groups, and absorb the quintessence of host countries into Vietnam.

- The Ministry of Culture. Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in, implementing foreign-involved cultural activities and programs to receive foreign cultural and art. troupes in Vietnam, and guiding Vietnamese heritages, scenic places and cultural traditions to international friends.

- The Ministry of Information and Communications shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in issuing guidelines on the provision of information for foreign press, and overseas Vietnamese and international communities.

- Friendship associations and socio-political mass organizations shall combine cultural diplomatic activities in the course of implementing person-to-person diplomatic activities.

2. Specific measures:

a/ Stepping up training and re-training of human resources for cultural diplomacy work:

To build a contingent of cultural diplomacy professionals to meet requirements of the new period. To increase training in knowledge about culture and cultural diplomacy for external relations officers and officers of overseas Vietnamese representative missions and cultural centers and halls.

To increase knowledge about cultural diplomacy for foreign affairs and culture officers of provinces and cities; to continue running re­training courses in knowledge about diplomacy in general and cultural diplomacy in particular, and knowledge about organization of foreign- involved cultural events in localities.

To appropriately introduce cultural diplomacy into training programs of specialized tertiary institutions such as the Diplomatic Academy of Vietnam, the Culture University, the Academy of Journalism and Communication and universities with relevant disciplines, in order to raise students and youths knowledge about cultural diplomacy.

To increase cultural exchanges between Vietnamese and regional and international pupils, students and youths.

b/ Ensuring resources for cultural diplomacy:

To ensure financial and physical conditions for effective cultural diplomatic activities with stale budget funds.

To form a cultural diplomacy fund under the management of the Ministry of Foreign Affairs according to state regulations and corresponding to existing funds of the Ministry of Foreign Affairs.

To develop programs financed by the fund for Vietnamese artists, scholars, cultural activists, journalists, etc. to participate in international cultural competitions on fine ails, painting, music, cinematography, fashion, etc. To host these competitions in Vietnam.

Localities shall take the initiative in making plans to use part of local budgets for regular and irregular cultural diplomatic activities in localities, integrate them with national festivals organized in localities, and prepare dossiers for international titles.

To promote socialization, attract enterprises and individuals to finance and contribute funds to cultural diplomatic activities in accordance with law.

c/ Closely combining cultural diplomatic activities with overseas Vietnamese community affairs:

To thoroughly grasp Politburo Resolution No. 36/NQ-TW of March 26,2004, on overseas Vietnamese work in supporting the community of overseas Vietnamese lo preserve and promote the national cultural identity in their host countries; to pay attention to and create conditions for the community of overseas Vietnamese in the dual role of both subjects and recipients: receiving healthy cultural information and products from the country in order to preserve and promote the Vietnamese cultural traditions in their families and communal activities, and promoting and introducing the Vietnamese cultural identity to the peoples in their host countries.

To give prominence lo popularizing Vietnamese language overseas; to actively implement the "Support the teaching and learning of Vietnamese language for overseas Vietnamese" Project in order to preserve and develop the use of Vietnamese language among overseas Vietnamese on a trial basis in Laos. Cambodia, Russia, Czech, the USA and Canada.

d/ Closely associating cultural diplomacy with political diplomacy and economic diplomacy:

Annually, based on practical demand, to organize Vietnamese Day programs in foreign countries and cultural events on the occasion of significant events such as anniversaries of the days of establishment of diplomatic relations between Vietnam and host countries, Vietnam s national day, etc.. or on the occasion of Vietnamese high-ranking leaders visits to other countries and foreign high-ranking leaders visits to Vietnam, contributing to making the relations between Vietnam and other countries profound and lasting, enhance the friendship and mutual understanding and trust between Vietnamese and other peoples, at the same lime mobilizing and attracting foreign investors and international tourists, promoting trade and facilitating expansion of cooperative relations in other fields.

e/ Further promoting the image of Vietnam:

To implement specific plans and activities to promote the image of the Vietnamese land, people and culture with messages about a nation with a unique culture and glorious history, a country with vehement, vitality and rich potential and great achievements in its renewal cause, and an industrious, creative, friendly and peace-loving people. At the same time, to further introduce the Vietnamese people through the images of national heroines, cultural celebrities as well as typical beautiful characteristics of Vietnamese people. To combine cultural diplomatic and external relation information activities in this work.

To promote the identity of the Vietnamese culture in different sectors and trades in boosting socio-economic development in localities and the country as a whole. To concentrate on cultural diplomatic activities in the areas in which Vietnam has strengths. such as eco-tourism, festive tourism, traditional craft village tourism, organization of international exhibitions and displays of Vietnamese handicrafts and fine arts products and local specialties, and introduction of Vietnamese literature and arts to international friends. To build a national image suitable to Vietnamese culture aiming to promote the image of Vietnam in the international arena.

To step up cultural diplomatic activities in different regions, chiefly in major countries, neighboring countries and ASEAN countries in order to make use of opportunities oi cooperation in economic, political and social domains. To increase cooperation in cultural diplomacy at bilateral and multilateral forums like UNESCO, ASEAN, ASEM, EAS, Francophone, the United Nations, etc., thereby contributing to promoting the image of Vietnam to other countries, making these relations profound, stable and lasting.

To attach importance to publishing and disseminating overseas valuable and quality art works, publications of famous writers, poets and researchers introducing the customs and practices and costumes of Vietnamese ethnic minority groups, scenic places, craft villages and cinematographic, musical, painting, fine art, photographic and architectural works.

To utilize information and communication equipment and technologies, multimedia and create separate websites of art associations, etc., in order to introduce the Vietnamese land, culture and people in multi languages; to develop satellite television programs in some foreign languages, helping international friends have access to and better understand Vietnam.

To plan and create unique traits for national and international festivals periodically organized in major provinces and cities across the country, cultural contests of paintings, movies, books and instrumental music performances, etc., in conformity with the Party s policies and line. national customs, practices and culture, and international practices.

Localities shall take the initiative in coordinating with concerned ministries and branches in organizing foreign-involved cultural programs in their localities or overseas in order to introduce and popularize local unique cultural traits; and at the same time proactively expand exchange and cooperation with foreign cities and localities.

To promote cultural diplomacy as part of person-lo-person diplomacy.

To build a strong contingent of cultural enterprises; to closely combine a number of Vietnamese quality goods brands with unique national cultural characteristics.

To bring into play the role of overseas Vietnamese representative missions in researching and selecting foreign experiences and lessons for advising domestic agencies on cultural diplomacy policies and the organization of Vietnamese cultural activities overseas. Annually, these missions should make specific plans on cultural diplomatic activities and funds for their implementation.

To standardize ceremonials at overseas Vietnamese representative missions, external-relation costumes and presents in order to popularize and introduce Vietnamese cultural traits.

To establish and manage activities of Vietnamese cultural centers and halls overseas under the "Building Vietnamese cultural centers overseas" Project, which has been approved by the Government. First of all. to review and draw experiences on the model of operation and management of Vietnamese cultural halls in Laos. France, Japan, Russian Federation and the United States. To strive to establish and put into operation a network of 5-10 cultural centers and halls in important foreign regions by 2020.

f/ Diversifying forms of lobbying for international titles:

To perfect and assess the impacts of Vietnam s international cultural titles to support the introduction and popularization of the country s scenic places, historical relics and cultural personalities; to further diversify of types and forms of lobbying for international cultural titles.

To strengthen and promote the role of the Vietnam National UNESCO Committee, the agency responsible for and advising the Ministry of Foreign Affairs and the Government on issues on the relation with UNESCO, propose and evaluate dossiers to be submitted to UNESCO for recognition of international titles.

Localities shall discover and work out. roadmaps for lobbying international organizations to recognize international cultural titles, such as Tangible and Intangible Cultural Heritages, World Biosphere Reserve, International Network of Geoparks, Documentary Heritage under (he Memory of the World Program, New Natural Wonders of the World, City for Peace, Creative City. etc.

To intensify the conservation, preservation and promotion of the values of the recognized heritages, making practical contributions to the socio-economic development of localities with such heritages.

g/ Absorbing the cultural quintessence of mankind:

To intensify research and selective absorption of the cultural and intellectual quintessence, good experiences and advanced sciences around the world into Vietnam, inherit and promote the national cultural identity in order to perfect and enrich the Vietnamese cultural and intellectual treasure, at (he same time to introduce the cultural quintessence of Vietnam abroad, contributing to supplementing the cultural quintessence of mankind.

To combat unhealthy cultural products penetrating into Vietnam from outside. At the same time to promptly and effectively refute incorrect and distorting tones of forces that oppose the state through vicious propaganda about Vietnam, national leaders and personalities, national history, land and people.

V. ASSIGNMENT OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People s Committees in, implementing the Strategy on cultural diplomacy through 2020; elaborate and implement annual plans on cultural diplomacy in line with the Strategy and socio-economic development plans: and guide, inspect, supervise and review the implementation for periodical reporting to the Prime Minister.

2. The Ministry of Culture. Sports and Tourism shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and other concerned ministries and sectors in organizing and implementing cultural diplomacy activities and the national promotion program within its competence according lo annual plans and the Strategy on cultural diplomacy through 2020; and direct activities of overseas Vietnamese cultural centers and halls according to long-term and annual plans.

3. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in. elaborating and implementing human resource training plans; and introducing the content of cultural diplomacy in training institutions with disciplines related lo diplomacy and culture.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture. Sports and Tourism and concerned ministries and branches in, developing a mechanism for managing the cultural diplomacy fund to finance cultural diplomatic activities; and formulating policies to encourage all socio­economic sectors to invest in these activities.

5. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, determining payrolls and formulating regimes and policies for state employees engaged in cultural diplomacy work in Vietnam and at overseas Vietnamese representative missions and cultural centers and halls.

6. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and concerned ministries and sectors in, planning the network of overseas Vietnamese news and press agencies: and formulating mechanisms and policies for the development and management of the publication and dissemination of publications that promote the Vietnamese image, and coordinating external information and cultural diplomatic activities.

7. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, according to their respective functions and tasks, implement the Strategy on cultural diplomacy through 2020 within the scope of their competence; coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and other ministries and agencies in implementing cultural diplomacy tasks nationwide and globally and send annual reports to the Ministry of Foreign Affairs for summarization and submission to the Prime Minister.

8. Provincial-level People s Committees shall carry out cultural diplomatic activities in their respective localities according to their competence; draw up and implement annual plans on cultural diplomacy in accordance with the Strategy on cultural diplomacy through 2020 and local socio-economic development plans in the same period, and send annual reports to the Ministry of Foreign Affairs for summarization and submission to the Prime Minister.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 208/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 01/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm soát xuất xứ, sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Ngoại giao, Thương mại-Quảng cáo

văn bản mới nhất