Pháp lệnh về Hàm, cấp ngoại giao năm 1995

thuộc tính Pháp lệnh 40-L/CTN

Pháp lệnh về Hàm, cấp ngoại giao số 40-L/CTN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40-L/CTN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Lê Đức Anh
Ngày ban hành:12/06/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 40-L/CTN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40-L/CTN

 

 

LỆNH

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 40 L/CTN NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1995

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội;

NAY CÔNG BỐ :

Pháp lệnh về Hàm, cấp ngoại giao đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 31 tháng 5 năm 1995.

PHÁP LỆNH VỀ HÀM, CẤP NGOẠI GIAO 

Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từng bước thực hiện chính quy hoá ngành ngoại giao, tiêu chuẩt hoá đội ngũ công chức ngành ngoại giao Việt Nam và phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
Căn cứ vào các Điều 84, 91 và 103 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 6 về công tác xây dựng pháp luật năm 1995;
Pháp lệnh này quy định về hàm, cấp ngoại giao Việt Nam;

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Hàm ngoại giao là chức danh Nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao để phục vụ công tác đối ngoại ở trong nước và ở nước ngoài.

Điều 2

Công chức đang công tác trong ngành ngoại giao có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ ngoại giao và năng lực hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại thì được xét phong hàm ngoại giao và được xếp vào một cấp ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 3

Người mang hàm ngoại giao phải không ngừng rèn luyện và học tập nhằm nâng cao trình độ và năng lực về mọi mặt, tích cực góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền ngoại giao Việt Nam, giữ gìn phẩm chất và danh dự của công chức ngành ngoại giao Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Điều 4

Trong Pháp lệnh này ngành ngoại giao bao gồm những cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao.

Chương 2:

HÀM, CẤP NGOẠI GIAO, MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀM NGOẠI GIAOVÀ CHỨC VỤ NGOẠI GIAO

Điều 5

Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được quy định như sau:

Cấp ngoại giao cao cấp gồm có:

- Hàm Đại sứ;

- Hàm Công sứ;

- Hàm Tham tán.

Cấp ngoại giao trung cấp gồm có:

- Hàm Bí thư thứ nhất;

- Hàm Bí thư thứ hai.

Cấp ngoại giao sơ cấp gồm có:

- Hàm Bí thư thứ ba;

- Hàm Tuỳ viên.

Điều 6

Người mang hàm ngoại giao nào được giữ hàm ngoại giao đó khi được cử đi công tác ở nước ngoài với cương vị ngoại giao hoặc cương vị lãnh sự.

Điều 7

Người mang hàm ngoại giao khi được điều động sang công tác tại cơ quan, tổ chức khác hoặc nghỉ hưu thì được ngữ nguyên hàm, cấp ngoại giao mang khi đó như một vinh dự của ngành ngoại giao.

Điều 8

1- Công chức thuộc cơ quan, tổ chức khác được điều động sang công tác tại ngành ngoại giao, nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh này thì được xét phong hàm ngoại giao.

2- Người mang hàm ngoại giao đã được điều động sang cơ quan, tổ chức khác, khi được điều động trở lại ngành ngoại giao được xét phong hàm ngoại giao phù hợp với trình độ hiện có.

Điều 9

1- Chức vụ ngoại giao là chức vụ bổ nhiệm cho thành viên có cương vị ngoại giao công tác tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Tổ chức quốc tế Liên chính phủ.

2- Chức vụ ngoại giao Việt Nam gồm có:

- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Trưởng đoàn đại diện thường trực tại Tổ chức quốc tế Liên chính phủ;

- Công sứ;

- Tham tán công sứ;

- Tham tán;

- Bí thứ thứ nhất;

- Bí thứ thứ hai;

- Bí thứ thứ ba;

- Tuỳ viên.

Điều 10

1- Người mang hàm ngoại giao được cử đi công tại tại Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự tương ứng với hàm ngoại giao của người đó. Trong trường hợp do nhu cầu công tác, người mang hàm ngoại giao có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự cao hơn hoặc thấp hơn so với hàm ngoại giao của người đó.

2- Người mang hàm ngoại giao có hàm từ Tham tán trở lên có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; khi hết thời hạn công tác về nước thì giữ hàm ngoại giao đã được phong trước đó.

Điều 11

Trong giao tiếp đối ngoại, người mang hàm ngoại giao được xếp thứ bậc theo chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự. Những người mang hàm ngoại giao có cùng chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự thì người có hàm ngoại giao cao hơn hoặc nếu mang cùng hàm thì người mang hàm lâu hơn được xếp thứ bậc cao hơn.

Điều 12

Công chức thuộc cơ quan, tổ chức khác được cử đi công tác tại Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và căn cứ vào nhu cầu công tác, thì được xét bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự để thực hiện công tác của Cơ quan đại diện.

Chương 3:

TIÊU CHUẨN CÁC HÀM NGOẠI GIAO PHONG HÀM, THĂNG HÀM, HẠ HÀM VÀ TƯỚC HÀM NGOẠI GIAO

Điều 13

Công chức ngành ngoại giao có đủ các tiêu chuẩn: trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nắm vững và có khả năng thực hiện đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội và đối ngoại; có trình độ văn hoá đại học, trình độ chính trị cao cấp; được đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại giao, biết sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ; có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 10 năm trở lên, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác đối ngoại; là Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc tương đương, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp hoặc đã là người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, có những đóng góp xứng đáng vào các hoạt động ngoại giao của Việt Nam, thì được xét phong hàm Đại sứ.

Điều 14

Công chức ngành ngoại giao có đủ các tiêu chuẩn: trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có khả năng thực hiện đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội và đối ngoại; có trình độ văn hoá đại học, trình độ chính trị từ trung cấp trở lên; được đào tạo về nghiệp vụ ngoại giao, biết sử dụng ít nhất một ngoại ngữ; có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 8 năm trở lên, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác đối ngoại; là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hoặc chuyên viên thì được xét phong từ hàm Tham tán đến hàm Công sứ.

Điều 15

1- Công chức ngành ngoại giao có đủ các tiêu chuẩn: trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có khả năng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội và đối ngoại; có trình độ văn hoá đại học, trình độ chính trị trung cấp; được đào tạo về nghiệp vụ ngoại giao; biết sử dụng một ngoại ngữ; có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 5 năm trở lên, có hiểu biết về nghiệp vụ chuyên ngành, là chuyên viên chính hoặc chuyên viên thì được xét phong từ hàm Bí thư thứ hai đến hàm Bí thư thứ nhất.

2- Công chức ngành ngoại giao có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên, là chuyên viên thì được xét phong từ hàm Tuỳ viên đến hàm Bí thư thứ ba.

Điều 16

Việc phong, thăng, hạ và tước hàm, cấp ngoại giao thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Điều 17

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Hội đồng này.

Điều 18

1- Việc thăng hàm, cấp ngoại giao được tiến hành khi có nhu cầu của công tác đối ngoại và căn cứ vào các tiêu chuẩn được quy định tại các điều 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này.

2- Người mang hàm ngoại giao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và theo nhu cầu cần thiết của công tác đối ngoại, có thể được xét thăng vượt hàm ngoại giao.

Điều 19

Công chức ngành ngoại giao bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên không được xét phong hoặc thăng hàm, cấp ngoại giao trong thời gian quyết định thi hành kỷ luật còn hiệu lực.

Điều 20

Người mang hàm ngoại giao bị thi hành kỷ luật thì tuỳ theo hình thức kỷ luật có thể bị hạ hàm, cấp ngoại giao; nếu bị buộc thôi việc hoặc phạm tội, bị Toà án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì tước hàm, cấp ngoại giao.

Chương 4:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI MANG HÀM NGOẠI GIAO

Điều 21

Người mang hàm ngoại giao có nghĩa vụ:

1- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế và các quy định của ngành ngoại giao;

3- Bảo vệ lợi ích quốc gia, bí mật Nhà nước và danh dự của dân tộc;

4- Thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao trình độ và năng lực chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ, giữ gìn tư cách công chức ngành ngoại giao Việt Nam.

5- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Điều 22

Người mang hàm ngoại giao đang công tác được hưởng mọi quyền lợi của công chức Nhà nước. Việc phong, thăng hàm, cấp ngoại giao là một cơ sở để bố trí công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đề bạt chức vụ và xếp lương cho công chức phù hợp với quy định chung về chế độ tiền lương của Nhà nước.

Điều 23

Người mang hàm ngoại giao được quyền sử dụng hàm ngoại giao trong công tác đối ngoại, nhưng không được sử dụng vào mục đích khác trái với quy định của pháp luật.

Điều 24

Người mang hàm ngoại giao được pháp luật bảo vệ và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giúp đỡ khi thi hành công vụ.

Điều 25

Người mang hàm ngoại giao được cấp giấy chứng nhận về hàm, cấp ngoại giao. Mẫu giấy chứng nhận và thủ tục cấp giấy chứng nhận về hàm, cấp ngoại giao do Chính phủ quy định.

Điều 26

Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thì tuỳ mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 28

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nông Dức Mạnh

(Đã ký)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 40-L/CTN
Hanoi, May 31, 1995
 
ORDINANCE
ON DIPLOMATIC TITLES AND RANKS
In order to raise the effectiveness of the activities in external relations of the State of the Socialist Republic of Vietnam, step by step formalize the Diplomatic Service, and standardize the contingent of government employees in the Vietnam Diplomatic Service to make it conform with international law and practice;
Pursuant to Articles 84, 91 and 103 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the 6th session of the IXth National Assembly on legislative work in 1995;
This Ordinance provides for the diplomatic titles and ranks of Vietnam,
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The diplomatic titles are State titles conferred on the government employees of the Diplomatic Service to meet the demand of external relations in the country and abroad.
Article 2.- All the government employees who are working in the Diplomatic Service and who meet the political, moral, and diplomatic professional criteria and the necessary qualifications to work in the external relations domain, shall be considered for conferment of diplomatic titles and assigned to a diplomatic rank as provided for in this Ordinance.
Article 3.- The holder of a diplomatic title must unceasingly train and study with a view to raising his/her standard and capacity in all fields, actively contribute to the building and development of the Vietnam diplomacy, preserve the qualities and honor of the government employees of the Vietnam diplomatic service, and shall take responsibility before the State and law for the implementation of his/her tasks and powers.
Article 4.- In this Ordinance, the Diplomatic Service is understood to include the agencies and organizations belonging to the Ministry for Foreign Affairs.
Chapter II
DIPLOMATIC TITLES AND RANKS, RELATIONS BETWEEN DIPLOMATIC TITLES AND DIPLOMATIC POSTS
Article 5.- The system of the Vietnam diplomatic titles and ranks is defined as follows:
The high diplomatic ranks include:
- The Ambassador title;
- The Minister title;
- The Counsellor title.
The intermediate diplomatic ranks include:
- The First Secretary title;
- The Second Secretary title.
The primary diplomatic ranks include:
- The Third Secretary title;
- The Attache title.
Article 6.- The holder of a diplomatic title shall retain this title when assigned to work abroad in his/her diplomatic capacity or consular capacity.
Article 7.- The holder of a diplomatic title when assigned to work at another agency or organization, or on his/her retirement, shall be allowed to keep this diplomatic title and rank as a mark of honor of the diplomatic service.
Article 8.-
1. The government employee of another agency or organization assigned to work at the Diplomatic Service shall be considered for conferment of a diplomatic title if he/she meets the criteria defined in this Ordinance.
2. The holder of a diplomatic title who was assigned to another agency or organization and who is now re-assigned to the Diplomatic Service, shall be considered for conferment of the diplomatic title commensurate with his/her present standard.
Article 9.-
1. The diplomatic post is a post assigned to a government employee having the diplomatic capacity and working at a diplomatic representation of Vietnam in a foreign country or a permanent mission of Vietnam at an inter-governmental international organization.
2. The diplomatic posts of Vietnam comprise:
- Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary, Minister Extraordinary and Plenipotentiary, Charge d'Affaires, Head of the Permanent Mission at an inter-governmental international organization;
- Minister;
- Minister Counsellor;
- Counsellor;
- First Secretary;
- Second Secretary;
- Third Secretary;
- Attache.
Article 10.-
1. The holder of a diplomatic title when assigned to work at a representation of the Socialist Republic of Vietnam in a foreign country shall be assigned to a diplomatic or consular post corresponding to his/her diplomatic title. As may be necessitated by work, the holder of a diplomatic title may be assigned to a diplomatic or consular post higher or lower than his/her diplomatic title.
2. The holder of a diplomatic title from the Counsellor title upward may be assigned to head a permanent representation of the Socialist Republic of Vietnam abroad. On his/her return to the country after completion of his/her term of office, he/she shall hold the diplomatic title conferred before the assignment.
Article 11.- In the external relations activities, the holders of diplomatic titles shall be arranged according to the order of the diplomatic or consular posts. Among the holders of diplomatic titles with the same diplomatic or consular posts, the holders of higher diplomatic titles, or if they hold the same title, the more senior shall be placed on a higher rank in the arrangement.
Article 12.- The government employees of other agencies or organizations who are assigned to work at the representation of the Socialist Republic of Vietnam in a foreign country, if they meet all the criteria prescribed by law and as may be required by work, shall be considered for appointment to a diplomatic or consular post in order to carry out the work of the representation.
Chapter III
CRITERIA FOR DIPLOMATIC TITLES, NOMINATION, PROMOTION, DEMOTION AND REVOCATION OF DIPLOMATIC TITLES
Article 13.- The government employees of the Diplomatic Service - who meet these criteria: loyal to the socialist Vietnamese Motherland; who have good political and moral qualities; who firmly grasp and are capable of correctly implementing the internal and external policies of the Party and the State; who have the university level in education, and the higher level in politics; who have been formally trained in the diplomatic career; who have good command of at least one foreign language; who have worked in the Diplomatic Service for at least ten years; who have accumulated a good amount of experience in external relations work; who are ministers, vice-ministers or an equivalent post, heads or deputy heads of departments or equivalent post; who are high-level specialists or who have headed a representation of the Socialist Republic of Vietnam abroad; and who have made worthy contributions to the diplomatic activities of Vietnam - may be considered for nomination as Ambassador.
Article 14.- The government employees of the Diplomatic Service - who meet these criteria: loyal to the socialist Vietnamese Motherland; who have good political and moral qualities; who are capable of correctly implementing the internal and external policies of the Party and State; who have the university degree in education and the secondary and higher level in politics; who have been trained in the diplomatic career; who can use at least one foreign language; who have worked in the Diplomatic Service for at least 8 years; who have accumulated experience in external relations work; who are heads of departments or deputy heads of departments or equivalent posts; who are high-level specialists, chief specialists or specialists - may be considered for nomination to the title of Counsellor or Minister.
Article 15.-
1. The government employees of the Diplomatic Service - who meet these criteria: loyal to the socialist Vietnamese Motherland; who have good political and moral qualities; who are capable of implementing the internal and external policies of the Party and State; who have the university degree in education and the secondary level in politics; who have been trained in the diplomatic career; who can use one foreign language; who have worked at least for five years in the Diplomatic Service; who have a steady knowledge in a specialized branch; who are chief specialists or specialists - may be considered for nomination to the title of Second Secretary or First Secretary.
2. The government employees of the Diplomatic Service - who meet the criteria defined in Item 1 of this Article and who have worked at least three years in the Diplomatic Service and who are specialists - may be considered for nomination to the title of Attache or Third Secretary.
Article 16.- The nomination, promotion, demotion and revocation of the diplomatic titles and ranks come under the competence of the President of the Republic.
Article 17.- The Prime Minister shall set up the Consultancy Council on diplomatic titles and ranks, and shall define the functions, tasks, powers and organization of the apparatus and the working statute of this Council.
Article 18.-
1. The promotion to a diplomatic title or rank shall be done when required by the external relations work and shall be based on the criteria defined in Articles 13, 14 and 15 of this Ordinance.
2. The holder of a diplomatic title who accomplishes his/her tasks in an outstanding manner, and when required by the external relations work, may be considered for promotion to a diplomatic rank beyond the usual rank.
Article 19.- A government employee of the Diplomatic Service, who is subjected to reprimand or higher disciplinary measures, is not eligible for consideration for promotion to a higher diplomatic title or rank while the decision on discipline remains effective.
Article 20.- The holder of a diplomatic title who is subjected to discipline shall be, depending on the form of the discipline, be demoted from his/her diplomatic title or rank. If he/she is forced to quit his/her job, or if he/she commits an offense and is convicted by the Court and the verdict has taken legal effect, he/she shall have his/her diplomatic title and rank revoked.
Chapter VI
OBLIGATIONS AND INTERESTS OF HOLDERS OF DIPLOMATIC TITLES
Article 21.- The holder of a diplomatic title has the obligations:
1. To be absolutely loyal to the Motherland, the people and the State of the Socialist Republic of Vietnam;
2. To seriously carry out the line and policies of the Party and the law of the State, the statutes and regulations of the Diplomatic Service;
3. To protect the national interests, the State secrets and the honor of the nation;
4. To constantly train and study to raise their standard and capacity in politics, profession and foreign languages, and to preserve the dignity of the government employees of the Vietnam Diplomatic Service;
5. To fulfill well all the tasks assigned.
Article 22.- The holder of a diplomatic title in active service is entitled to all rights and interests of State employees. The nomination and promotion to diplomatic titles and ranks is a basis for the assignment, training and raising the standard of the government employees, assignment to posts and allocation of wages in conformity with the common stipulations of the State concerning the wage regime.
Article 23.- The holder of a diplomatic title is entitled to use his/her diplomatic title in external relations activities but not for any other purpose which is contrary to the prescriptions of law .
Article 24.- The holder of a diplomatic title is protected by law and is assisted by the authorized State agencies when he/she carries out his/her public service.
Article 25.- The holder of a diplomatic title is issued with a certificate of his/her diplomatic title and rank. The form of the certificate and the procedures for its issue shall be provided for by the Government.
Article 26.- The persons who violate the provisions of this Ordinance and related legal documents shall, depending on the extent of their offenses, be disciplined, put to administrative sanctions or examined for penal liability.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISION
Article 27.- This Ordinance takes effect from the date of its promulgation.
All the earlier provisions which are contrary to this Ordinance are now annulled.
Article 28.- The Government shall provide details for the implementation of this Ordinance.
 

 
FOR THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY,
CHAIRMAN




Nong Duc Manh
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 40-L/CTN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất