Nghị định 73-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam

thuộc tính Nghị định 73-CP

Nghị định 73-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:73-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:30/07/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 73-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73-CP NGÀY 30-7-1994 QUY ĐỊNH CHI

TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ

DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ

NƯỚC NGOÀI VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ

TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ danh cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ  LIÊN QUAN ĐẾN CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 1.-
Phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh, trụ sở cơ quan Đại diện ngoại giao, trụ sở cơ quan Lãnh sự nước ngoài và nhà ở của viên chức ngoại giao không được sử dụng làm nơi tỵ nạn chính trị.
Điều 2.-
1- Cơ quan Đại diện ngoại giao và cơ quan Lãnh sự nước ngoài chi được phép lắp đặt và sử dụng thiết bị viễn thông, mạng viễn thông chuyên dụng, đài thu phát vô tuyến điện sau khi được Tổng cục Bưu điện Việt Nam cấp giấy phép. Trường hợp nhập khẩu các thiết bị thông tin nói trên để lắp đặt tại Việt Nam phải có giấy phép của Tổng cục Bưu điện và Bộ Thương mại.
2- Tổng cục Bưu điện Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin, và Bộ Nội vụ quy định chi tiết việc thực hiện Khoản 1 Điều này.
Điều 3.-
Trong trường hợp có lý do chính đáng để mở túi Lãnh sự nói tại Khoản 4 Điều 25 của Pháp lệnh thì việc đó phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài. Nếu người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài từ chối mở thì túi Lãnh sự bị trả về nơi xuất phát.
Điều 4.-
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, quy định chi tiết về chủng loại, số lượng các đồ vật được nhập khẩu, và miễn nhập khẩu cũng như việc tái xuất và chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam nói tại các Điều 6, 14, 15, 16, 17, 22, 26, 31 và 38 của Pháp lệnh cho tất cả các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ nêu trong Pháp lệnh.
Điều 5.-
1- Cơ quan Đại diện ngoại giao nước ngoài có nghĩa vụ thông báo cho Bộ ngoại giao Việt Nam họ, tên, chức vụ của những viên chức cơ quan đại diện ngoại giao được giao thực hiện chức năng Lãnh sự.
2- Phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 35 của Pháp lệnh, nước cử có thể uỷ nhiệm cho một viên chức Lãnh sự chuyên nghiệp của cơ quan Lãnh sự của nước này tại Việt Nam tiến hành một số hoạt động ngoại giao sau khi được Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng ý.
Điều 6.-
1- Bộ Ngoại giao nước cử có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam việc nước cử tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, kể cả Đại diện lâm thời.
2- Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan Đại diện ngoại giao của nước cử có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam việc nước cử tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ của các viên chức, nhân viên của cơ quan Đại diện ngoại giao, của người đứng đầu hoặc tạm thời đứng đầu cơ quan Lãnh sự và các viên chức, nhân viên của cơ quan Lãnh sự nếu pháp luật của nước cử quy định như vậy.
3- Trong trường hợp nước cử chỉ có cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam và có thoả thuận trước với Việt Nam thì cơ quan Lãnh sự đó có thể thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam việc nước cử tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ của các viên chức, nhân viên của cơ quan Lãnh sự.
Điều 7.-
1- Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước cử có nghĩa vụ thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam thời điểm rời khỏi Việt Nam của các viên chức, nhân viên cơ quan sau khi họ kết thúc nhiệm vụ công tác.
2- Thời hạn để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam quy định đối với thân nhân của viên chức hoặc nhân viên cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nói tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 của Pháp lệnh là 30 ngày kể từ khi Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận được thông báo chính thức của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự về việc viên chức hoặc nhân viên của họ chết.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Điều 8.-
1- Các Tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc nói tại Điều 39 của Pháp lệnh gồm có Liên hợp quốc, các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
2- Việt Nam áp dụng các quyền ưu đãi, miễn trừ đối với cơ quan Đại diện của các Tổ chức Quốc tế nói tại khoản 1 Điều này, cũng như viên chức, nhân viên của cơ quan và thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ và các viên chức, nhân viên của các Tổ chức quốc tế đó đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam phù hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế được Việt Nam thừa nhận:
- Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên hợp quốc;
- Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi, miễn trừ của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc;
- Hiệp định năm 1959 về ưu đãi, miễn trừ của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế;
- Các hiệp ước giữa Chính phủ Việt Nam với mỗi tổ chức quốc tế cụ thể trong đó có quy định về những ưu đãi, miễn trừ.
Điều 9.-
Những điều ước quốc tế áp dụng đối với các đối tượng nói tại Điều 40 của Pháp lệnh và các viên chức, nhân viên của các tổ chức đó đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam bao gồm:
1- Hiến chương (hoặc điều lệ, hoặc quy chế, hoặc hiệp định thành lập) của mỗi tổ chức liên Chính phủ mà Việt Nam là một bên tham gia.
2- Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với mỗi tổ chức liên Chính phủ cụ thể trong đó có quy định về những ưu đãi, miễn trừ.
Điều 10.-
Cơ quan đại diện của các tổ chức phi Chính phủ nói tại Điều 41 của Pháp lệnh, cũng như viên chức, nhân viên cơ quan và thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ và các viên chức, nhân viên của các tổ chức đó đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam được hưởng những ưu đãi, miễn trừ quy định trong các thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với một tổ chức phí Chính phủ.
CHƯƠNG III
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ
Điều 11.-
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước như sau:
1- Chủ động đề xuất với Chính phủ việc đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và quyền ưu đãi, miễn trừ đối với các tổ chức quốc tế.
2- Chủ trì chuẩn bị các dự án văn bản pháp luật và các dự án khác liên quan đến việc thực hiện, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
3- Giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài, cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế và thành viên của các cơ quan đó.
4- Quản lý các công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện nói tại khoản 3 Điều này.
5- Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết và xử lý các hành vi vi phạm Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Điều 12.-
Các Bộ, ngành khi trình Chính phủ dự án đàm phán, ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, trong đó có điều khoản liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ nêu trong Pháp lệnh phải kèm theo văn bản tham gia ý kiến của Bộ Ngoại giao và của các Bộ, các ngành khác có liên quan.
Điều 13.-
1- Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ (hoặc Ban Ngoại vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm thủ tục cấp phép đăng ký cư trú cho nhưng người nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây không phân biệt mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ hay phổ thông:
a) Viên chức, nhân viên của các cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.
b) Thành viên gia đình cùng sống chung thành một hộ với các viên chức, nhân viên của cơ quan và những người phục vụ cho các viên chức của cơ quan.
2- Những người nước ngoài sau đây không phân biệt mạng hộ chiếu ngoại giao, công vụ hay phổ thông khi nhập cảnh Việt Nam được miễn thủ tục đăng ký lưu trú tại Bộ Ngoại giao, chỉ cần công an cửa khẩu đóng dấu cấp phép lưu trú cho họ phù hợp với thời hạn của thị thực nhập, xuất cảnh đã được cấp trong hộ chiếu:
a) Thành viên của các Đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài và những người cùng đi trong Đoàn đến thăm, làm việc tại Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam.
b) Khách nước ngoài đến thăm, làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cũng như khách của các viên chức, nhân viên của những cơ quan này đến thăm họ.
3- Những đối tượng nói tại khoản 2 Điều này nếu cần và được phép kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam thì:
a) Bộ Ngoại giao gia hạn thị thực nhập, xuất cảnh cho những người nói tại khoản 2 (a) trên đây và cho tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trừ những trường hợp có thoả thuận miễn thị thực nhập, xuất cảnh giữa Việt Nam và nước cử.
b) Bộ Nội vụ gia hạn thị thực nhập, xuất cảnh cho nhưng người mang hộ chiếu phổ thông.
4- Những người nói tại khoản 1 và 2 Điều này muốn đến khu vực có cắm biển "cấm" phải gửi đơn xin phép tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Điều 14.-
1- Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của người đứng đầu cơ quan Đại diện ngoại giao (hoặc người đứng đầu cơ quan Lãnh sự nếu nước cử chưa có cơ quan Đại diện ngoại giao) và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế, các cơ quan này có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam trước 72 giờ khi người đứng đầu cơ quan có nguyện vọng tiếp xúc với lãnh đạo địa phương.
2- Trong trường hợp cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế hoặc cơ quan Lãnh sự nước ngoài tổ chức những hoạt động mang tính chất chính thức như chiêu đãi, chiếu phim, họp báo, lễ hội truyền thống, hội thảo, gặp gỡ v.v... có mời khách là công dân Việt Nam hoặc cần sự giúp đỡ của phía Việt Nam thì các cơ quan đó có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ hữu quan chậm nhất trước 72 giờ.
Điều 15.-
1- Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thể thông qua Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc trực tiếp yêu cầu các cơ quan hữu quan của Việt Nam giải quyết và cung ứng các dịch vụ liên quan đến trụ sở cơ quan, nhà ở, điện, nước, y tế và các dịch vụ tương tự khác.
2- Các cơ quan đại diện nói tại khoản 1 Điều này khi có nhu cầu tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về tuyển dụng lao động và phải thông qua Bộ Ngoại giao Việt Nam.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 16.-
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 17.-
Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Bưu điện trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam và Nghị định này.
Điều 18.-
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 73-CP
Ha Noi, July 30, 1994
 
DECREE
ON DETAILED REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PRIVILEGES AND IMMUNITY OF DIPLOMATIC REPRESENTATIONS, FOREIGN CONSULATES, AND REPRESENTATIVE OFFICES OF INTERNATIONAL ORGANIZATIONS IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Proceeding from the Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Proceeding from the Ordinance on the Privileges and Immunity of Diplomatic Representations, Foreign Consulates and Representative Offices of International Organizations in Vietnam on the 23rd of August, 1993;
At the proposal of the Minister of Foreign Affairs,
DECREES:
Chapter I
PROVISIONS ON THE PRIVILEGES AND IMMUNITY OF DIPLOMATIC REPRESENTATIONS AND FOREIGN CONSULATES IN VIETNAM
Article 1.- In conformity with Point 1, Article 2, of the Ordinance, the offices of diplomatic representations, the offices of foreign consulates and the residences of diplomats shall not be used as political asylum.
Article 2.-
1. The diplomatic representations and foreign consulates are permitted to install and use telecommunication equipment, specialized telecommunication networks and wireless transceivers only after they are licensed by the General Post Office of Vietnam. In case they import such information equipment for installation in Vietnam, they must apply for a permit from the General Post Office and the Ministry of Trade.
2. Under its sponsorship, the General Post Office of Vietnam will cooperate with the Ministry of Trade, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture and Information, and the Ministry of Interior to work out detailed regulations on the implementation of Point 1 of this Article.
Article 3.- When the need arises to open a consular bag as mentioned at Point 4, Article 25, of the Ordinance, the opening must be done in the presence of a representative of the foreign consulate concerned refuses to have it opened, the consular bag will be sent back to its place of origin.
Article 4.- In accordance with the laws of Vietnam currently in force, the Ministry of Trade will sponsor cooperative actions with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance and the General Department of Customs in working out detailed regulations on the categories and quantity of items to be imported and to be exempted from tax as well as the re-exportation and transfer of such items in Vietnam as mentioned at Article 6, 14, 15, 16, 17, 22, 26, 31 and 38 of the Ordinance concerning all the beneficiaries of the privileges and immunity mentioned in the Ordinance.
Article 5.-
1. The foreign diplomatic representations are obliged to notify the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam the full names and positions of their officials who are assigned to perform the consular function.
2. In conformity with Point 2, Article 35 of the Ordinance, the sending country can assign a professional functionary of its consulate in Vietnam to perform a number of diplomatic activities after getting the approval of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam.
Article 6.-
1. The Ministry of Foreign Affairs of the sending country is obliged to notify in writing the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam that the sending country has declared to renounce the privileges and immunity of the Chief of its diplomatic representation, including the Charge d/Affairs.
2. The Ministry of Foreign Affairs or the diplomatic representation of the sending country is obliged to notify in writing the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam that the sending country has declared to renounce the privileges and immunity of the staff and personnel of the diplomatic representation, and of the Chief of the Acting Chief of the Consulate and its officials and personnel if the laws of the sending country so stipulate.
3. In case the sending country has only a consulate in Vietnam and if prior agreement has been reached with Vietnam, this Consulate can notify in writing the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam that the sending country has declared to renounce the privileges and immunity of the officials and personnel of its Consulate.
Article 7.-
1. The diplomatic representation and the Consulate of the sending country are obliged to notify the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam of the departure time from Vietnam of their officials and personnel after they have concluded their term of office.
2. The time limit set for the close relatives of an official or personnel of the diplomatic representation and the Consulate to leave Vietnam as mentioned at Point 2, Article 19, and Point 2, Article 34, of the Ordinance is 30 days from the day when the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam is officially notified by the diplomatic representation and Consulate of the death of this official or personnel.
Chapter II
PROVISIONS ON THE PRIVILEGES AND IMMUNITY OF REPRESENTATIVE OFFICES OF INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
Article 8.-
1. The international organizations belonging to the United Nations system as mentioned at Article 39 of the Ordinance are the United Nations, its affiliates and specialized organizations, and the international nuclear energy agency.
2. Vietnam grants privileges and immunity to the representative offices of international organizations mentioned at Point 1 of this Article, as well as the officials and personnel of these offices and members of their families living together with them in the same house, and the officials and personnel of those international organizations who visit or work in Vietnam or pass through Vietnam with a transit visa in accordance with the international treaties which Vietnam has signed or acceded to, and with international practice recognized by Vietnam:
- The 1946 Convention of the United Nations on privileges and immunity;
- The 1947 Convention on the privileges and immunity of the U.N. professional organizations;
- The 1959 Agreement on the privileges and immunity of the international nuclear energy agency;
- The agreements signed between the Vietnamese Government and each international organization on privileges and immunity.
Article 9.- The international treaties applicable to those mentioned at Article 40 of the Ordinance and to officials and personnel of those organizations who visit or work in Vietnam or pass through Vietnam with a transit visa are:
1. The Charter (or regulations, statute, founding agreement) of each inter-governmental organization to which Vietnam is a participant.
2. The agreement between the Vietnamese Government and each inter-governmental organization in which privileges and immunity are stipulated.
Article 10.- The representative offices of non-governmental organizations mentioned at Article 41 of the Ordinance, as well as their officials and personnel and members of their families living together with them in the same house, and officials and personnel of those organizations who visit or work in Vietnam or pass through Vietnam with a transit visa, are entitled to the privileges and immunity as mentioned in the agreements between the Vietnamese Government and each non-governmental organization.
Chapter III
PROVISIONS ON THE STATE MANAGEMENT IN THE IMPLEMENTATION OF PRIVILEGES AND IMMUNITY
Article 11.- The Ministry of Foreign Affairs has the task of exercising the following functions of State management:
1. Taking the initiative of proposing to the Government to negotiate, sign or accede to international treaties on the privileges and immunity of diplomatic representations and consulates, and the privileges and immunity of international organizations.
2. Making preparations for statutory provisions and other projects related to the implementation of the Ordinance and guidance and instructions on this implementation.
3. Settling affairs concerning the activities of diplomatic representations and foreign consulates, representative offices of international organizations and staff members of those organizations.
4. Managing the Vietnamese citizens working in the representative offices mentioned at Point 3 of this Article.
5. Cooperating with other public offices concerned to settle and handle any violations of the privileges and immunity of diplomatic representations, foreign consulates and representative offices of international organizations in Vietnam.
Article 12.- In submitting to the Government projects to negotiate, sign or accede to international treaties including articles on the privileges and immunities mentioned by the Ordinance, the ministries and branches must enclose the opinions of the Ministry of Foreign Affairs and other ministries and branches concerned.
Article 13.-
1. The Ministry of Foreign Affairs, the external relations service (or the external relations committee) of the provinces and cities directly under the Central Government should consider granting residence permits to the following foreigners whether they carry a diplomatic, service or ordinary passport:
a/ Officials and personnel of diplomatic representations, foreign consulates and representative offices of international organizations in Vietnam.
b/ Members of the families of the officials and personnel living together with them in the same house, and houseworkers of the officials of those organizations.
2. The following foreigners whether they carry a diplomatic, service or ordinary passport, are exempted from registering their residence with the Ministry of Foreign Affairs upon entering Vietnam, but need only a seal from the border security police permitting them to stay within the time mentioned by the entry and exit visas stated in the passport:
a/ Members of high-level foreign delegations and their entourages on working visits to Vietnam or in transit.
b/ Foreign visitors on working visits to diplomatic representations and representative offices of international organizations in Vietnam, as well as visitors to the officials and personnel of those organizations.
3. With regard to those mentioned at Point 2 of this Article who, if necessary, have the permission to extend their stay in Vietnam.
a/ The Ministry of Foreign Affairs will extend the entry and exit visas for those mentioned at Point 2 and of all those who carry a diplomatic or service passport, except when there is an agreement between Vietnam and the sending country on exemption of entry and exit visas.
b/ The Ministry of Interior will extend the entry and exit visas for those who carry an ordinary passport.
4. Those mentioned at Points 1 and 2 of this Article who want to come to an area with a "Forbidden Area" sign must apply for permission from the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam.
Article 14.-
1. To create favorable conditions for the activities of the Chiefs of diplomatic representations (or the Chiefs of consulates if the sending country has no diplomatic representation) and representative offices of international organizations, these organizations are obliged to notify the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam 72 hours before their Chief wishes to contact the local authorities.
2. In case a diplomatic representation, the representative office of an international organization or a foreign consulate organizes such official activities as reception, film show, press conference, traditional festival, seminar, get-together, etc. and invites Vietnamese citizens or needs assistance from the Vietnamese side, they are obliged to notify the Ministry of Foreign Affairs or the external relations service concerned at least 72 hours in advance.
Article 15.-
1. The diplomatic representations, foreign consulates and representative offices of international organizations in Vietnam can either through the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam or directly request the Vietnamese public offices concerned to provide services concerning the office building, housing, electricity, water, medical care and other services.
2. When they need to recruit Vietnamese to work for them, the representative offices mentioned at Point 1 of this Article must comply with Vietnamese law on the recruitment of labor and must do it through the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam.
Chapter IV
FINAL PROVISION
Article 16.- This Decree takes effect upon signing. All regulations made earlier which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 17.- The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Interior, the Ministry of Justice, the Ministry of Trade, the Ministry of Culture and Information, the General Department of Customs and the General Post Office in their capacity and authority are obliged to guide and organize the implementation of the Ordinance on the Privileges and Immunity of Diplomatic Representations, Consulates and Representative Offices of International Organizations in Vietnam and this Decree.
Article 18.- The ministers, heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government are responsible for implementing this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 73-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất