Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi

thuộc tính Thông tư liên tịch 90/1997/TTLT/TC-NN

Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:90/1997/TTLT/TC-NN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Phạm Văn Trọng; Vũ Trọng Hồng
Ngày ban hành:19/12/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 90/1997/TTLT/TC-NN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN SỐ 90/1997/TTLT-TC-NN NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 1997
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995; Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 31/8/1994; Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 06-TC/TCDN ngày 24/2/1997 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo các quy định tại Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ.

Do đặc thù về tính chất hoạt động và cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 06-TCTCDN ngày 24/2/1997 của Bộ Tài chính, Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể thêm một số vấn đề về chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi (gọi tắt là doanh nghiệp thuỷ nông): bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo các tiêu thức được quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp thuỷ nông thực hiện dịch vụ tưới tiêu theo nhiệm vụ được giao hoặc đặt hàng; được thu thuỷ lợi phí và một số khoản thu khác theo quy định của Nhà nước. Doanh nghiệp thuỷ nông được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai, và các nguồn lực khác, có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn giao, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động theo nhiệm vụ nhà nước giao trong phạm vi vốn và tài sản do doanh nghiệp quản lý theo phương thức lấy thu bù chi được Nhà nước hỗ trợ tài chính trong các trường hợp như Điều 11 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi quy định.

3. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu, các doanh nghiệp thuỷ nông được tận dụng đất đai, cảnh quan, vốn và tài sản Nhà nước do doanh nghiệp quản lý để tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung ngành nghề phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường với điều kiện:

- Phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu mà Nhà nước đã giao hoặc đặt hàng.

- Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện hành.

- Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh bổ sung.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với phần hoạt động kinh doanh bổ sung theo quy định của pháp luật.

4. Doanh nghiệp thuỷ nông được áp dụng một số chính sách tài chính:

- Ưu tiên đầu tư vốn, cấp một phần hoặc toàn bồ vốn điều lệ, cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ bằng các nguồn tài trợ chính thức cho các công trình, dự án thuộc lĩnh vực khai thác công trình thuỷ lợi.

- Được miễn trích khấu hao cơ bản đối với các công trình xây đúc và bằng đất, máy bơm có công suất 8.000 m3/h trở lên như quy định hiện hành cùng với tài sản vật kiến trúc gắn liền với việc sử dụng, vận hành các loại máy bơm đó và một số tài sản khác theo Quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính.

- Không phải nộp tiền thuế sử dụng đất đối với phần diện tích đất mà Nhà nước giao để xây dựng và bảo vệ công trình thuỷ lợi (bao gồm cả nhà quản lý các trạm, cụm công trình đầu mối, nhà xưởng, kho tàng để phục vụ khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi). Trường hợp doanh nghiệp thuỷ nông sử dụng diện tích đất đó để dùng vào kinh doanh dịch vụ thì phải trả tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ.

- Không phải nộp thuế doanh thu đối với tiền thu thuỷ lợi phí từ các hoạt động trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Không phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

5. Doanh nghiệp thuỷ nông chịu sự kiểm tra giám sát về mặt tài chính của cơ quan tài chính với tư cách là đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chính phủ.

 

II. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN

 

1. Đầu tư vốn:

1.1. Doanh nghiệp thuỷ nông mới thành lập được Nhà nước ưu tiên đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ ban đầu, không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ, phù hợp với quy mô nhiệm vụ tưới tiêu được giao. Doanh nghiệp có trách nhiệm không ngừng bảo toàn phát triển vốn từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp thuỷ nông được Nhà nước đầu tư vào các công trình, tài sản, máy móc thiết bị thuộc diện không phải trích khấu hao để xây dựng, mua sắm đổi mới nâng cấp khi những tài sản này không sử dụng được nữa; hoặc được cấp bổ sung vốn khi Nhà nước thấy cần thiết phải đầu tư hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao bổ sung hoặc thực sự thiếu vốn so với nhiệm vụ tưới tiêu được giao (sau khi đã huy động các nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp). Nguồn vốn đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm:

- Đối với doanh nghiệp có lãi được xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh không có lãi hoặc doanh nghiệp sau khi xét giảm thuế lợi tức vẫn thiếu vốn thì được Nhà nước đầu tư xem xét bổ sung vốn.

1.2. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp thuỷ nông và cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm bảo đảm vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ và bổ sung vốn cho doanh nghiệp.

1.3. Thủ tục đầu tư vốn:

a. Đối với đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp thuỷ nông được Nhà nước đầu tư nâng cấp cải tạo, xây dựng mới, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp thuỷ nông, sửa chữa lớn công trình, máy móc thiết bị, khôi phục lại các công trình không phải trích khấu hao bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo các quy định của Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.

b. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn kinh doanh: Doanh nghiệp phải lập hồ sơ đề nghị cấp bổ sung vốn bao gồm:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quyết định của thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập về việc giao nhiệm vụ công ích.

- Kế hoạch sản xuất, tài chính của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Báo cáo công khai tài chính của doanh nghiệp năm trước (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).

1.4. Trình tự cấp vốn cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Nhượng bán cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản:

- Doanh nghiệp thuỷ nông được nhượng bán những tài sản không cần dùng, lạc hậu kỹ thuật để thu hồi vốn sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp. Trước khi nhượng bán doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng định giá và đấu thầu công khai theo quy định của pháp luật. Thành phần Hội đồng ít nhất phải có đại diện Ban giám đốc, cán bộ hiểu biết kỹ thuật, kế toán trưởng và người quản lý trực tiếp tài sản của doanh nghiệp... Khoản chênh lệch giữa tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và chi phí nhượng bán được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những tài sản không phải trích khấu hao khi nhượng bán được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phần thu được do nhượng bán (sau khi trừ đi các chi phí nhượng bán) doanh nghiệp nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước (hoặc hạch toán tăng vốn kinh doanh nếu được Nhà nước đầu tư lại).

- Đối với những tài sản cố định quan trọng, những dây chuyền sản xuất chính: trước khi nhượng bán tài sản, doanh nghiệp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Đối với những tài sản không cần dùng, sử dụng không hiệu quả mà cho thuê thì doanh nghiệp phải lập phương án báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp quyết định. Đối với tài sản cho thuê hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và tăng thu nhập doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo quy định phải theo dõi và thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê.

- Doanh nghiệp được cầm cố thế chấp, vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không được cầm cố thế chấp các tài sản đi mượn, đi thuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố nhận thế chấp... của cá nhân, doanh nghiệp khác nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu những tài sản đó.

3. Thanh lý tài sản:

Doanh nghiệp thuỷ nông được thanh lý những tài sản không cần dùng lạc hậu về mặt kỹ thuật, không sử dụng được, hư hỏng kém phẩm chất...

Những máy móc thiết bị, tài sản quan trọng, những dây chuyền sản xuất chính có tính chất quyết định hoạt động của doanh nghiệp như máy bơm, kênh mương... khi thanh lý phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

Khi thanh lý phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản, thành phần Hội đồng ít nhất phải có đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, kế toán trưởng và người quản lý tài sản... Trường hợp sử dụng phụ tùng, phế liệu, tài sản từ thanh lý cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tổ chức định giá, nếu bán tài sản thanh lý phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được (bao gồm cả giá trị phần dùng cho đấu tư kinh doanh) do thanh lý tài sản với giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phần thu được do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý doanh nghiệp phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước (hoặc hạch toán tăng vốn kinh doanh nếu được Nhà nước đầu tư lại).

4. Doanh nghiệp thuỷ nông thực hiện chế độ trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định theo các quy định của Bộ Tài chính. Các tài sản sau đây không phải trích khấu hao:

- Các công trình xây đúc và bằng đất...

- Máy bơm nước từ 8.000 m3/h trở lên như quy định hiện hành cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình.

- Tài sản cố định hình thành từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định đi thuê hoạt động.

- Tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng.

- Tài sản cố định không cần dùng, chờ điều đi, cất giữ trên một năm có đăng ký với cơ quan tài chính.

Toàn bộ khấu hao tài sản cố định được để lại doanh nghiệp để tái đầu tư đổi mới thay thế tài sản cố định và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với các tài sản không phải trích khấu hao, doanh nghiệp vẫn phải mở sổ sách theo dõi và phản ánh giá trị hao mòn theo quy định.

5. Doanh nghiệp thuỷ nông thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước.

- Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý kết quả kiểm kê đánh giá lại tài sản phải theo đúng quy định của Nhà nước.

 

III. DOANH THU, CHI PHÍ VÀ PHÂN PHỐI LỢI TỨC

 

1. Doanh thu của doanh nghiệp thuỷ nông bao gồm doanh thu từ dịch vụ tưới tiêu (theo chính sách thu thuỷ lợi phí); doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi; doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy đinh; doanh thu khác...

1.1. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tưới tiêu: Là khoản tiền thu thuỷ lợi phí đã được nghiệm thu theo hợp đồng. Mức thu thuỷ lợi phí được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Đối với doanh nghiệp thuỷ nông liên tỉnh, doanh thu là khoản tiền nộp lên của các doanh nghiệp thuỷ nông trong hệ thống do Hội đồng quản lý hệ thống quyết định.

1.2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi mang lại như: nuôi bắt thuỷ sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch, phát điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho khu công nghiệp, hoặc các hoạt động kinh doanh khác...

1.3. Doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.

1.4. Doanh thu khác: như thu các khoản nợ khó đòi đã được xoá nợ nay thu được, khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, liên doanh liên kết, cho thuê tài chính và các khoản thu khác...

2. Chi phí của doanh nghiệp thuỷ nông bao gồm:

2.1. Chi phí cho công tác tưới tiêu:

1. Tiền lương và phụ cấp lương.

2. Các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động do doanh nghiệp trực tiếp trả lương.

3. Khấu hao cơ bản tài sản cố định của những tài sản phải trích khấu hao.

4. Nguyên nhiên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới tiêu

5. Sửa chữa lớn tài sản cố định.

6. Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

7. Chi phí tiền điện bơm nước tưới tiêu.

8. Chi trả tạo nguồn nước (nếu có).

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước phục vụ sản xuất).

10. Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn. 11. Chi phí đóng góp cho quỹ phòng chống bão lụt.

12. Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.

13. Chi phí cho công tác bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình thuỷ lợi...

14. Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí.

15. Chi phí khác...

2.2. Chi phí cho việc hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp là chi phí cho việc nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt cá, bảo vệ, kinh doanh khác...

2.3. Chi phí hoạt động khác bao gồm chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được xoá nợ, chi cho việc thu tiền phạt, và chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định...

Ngoài các khoản chi trên, doanh nghiệp còn được tính vào chi phí khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn một số điều trong Bộ luật lao động.

Các khoản chi tiêu phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.

3. Doanh nghiệp thuỷ nông được sử dụng doanh thu để bù đắp các khoản chi phí, trong đó:

- Doanh thu hoạt động dịch vụ tưới tiêu dùng để bù đắp chi phí hoạt động dịch vụ tưới tiêu, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

- Doanh thu kinh doanh hoạt động khai thác tổng hợp dùng để bù đắp các chi phí của khai thác kinh doanh tổng hợp, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

- Doanh thu hoạt động khác dùng để bù đắp các khoản chi phí về hoạt động khác, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

Doanh nghiệp thuỷ nông tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung phải đảm bảo có lãi, không được lấy lãi của hoạt động công ích bù lỗ hoạt động kinh doanh khác.

3. Phân phối lợi tức:

1. Đối với doanh nghiệp thuỷ nông có lợi nhuận thực hiện trong năm (bao gồm cả lợi nhuận kinh doanh và các hoạt động khác) được phân phối theo thứ tự sau:

a. Nộp thuế lợi tức theo luật định.

b. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.

c. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi tức trước thuế.

d. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản a, b, c doanh nghiệp được trích lập các quỹ theo tỷ lệ và mức khống chế như sau:

+ Quỹ đầu tư phát triển: Mức tối thiểu 50%.

+ Quỹ dự phòng tài chính: trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ.

+ Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế, nếu hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các trường hợp còn lại được trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế.

Sau khi trừ các khoản a, b, c, d quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính nếu lợi nhuận trích vào hai quỹ khen thưởng, phúc lợi còn dư thì phần chênh lệch còn lại được chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển, nếu không đủ nguồn để trích lập hai quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng hai tháng lương thực tế thì doanh nghiệp được Nhà nước cấp đủ phần còn thiếu.

2. Đối với các doanh nghiệp thuỷ nông mà doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý, sau khi sử dụng 50% từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác (nếu có) để bù đắp, nếu vẫn còn lỗ được Nhà nước hỗ trợ như sau: - Trợ cấp đủ số lỗ còn lại.

- Cấp 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế của doanh nghiệp.

- Phần còn lại từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp và hoạt động khác (nếu có) dùng để trích quỹ đầu tư phát triển 80%, quỹ dự phòng tài chính 20%.

* Nguồn cấp phát các khoản hỗ trợ tài chính thực hiện như sau:

- Đối với các doanh nghiệp thuỷ nông do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định thành lập được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

- Đối với các doanh nghiệp thuỷ nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Bộ Tài chính quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Trường hợp do thiên tai, bão lụt xảy ra bất thường nếu sau khi huy động các nguồn vốn hợp pháp hiện có của doanh nghiệp và đã được trợ cấp các nguồn cân đối trong kế hoạch của các cấp ngân sách mà vẫn không bù đắp được thì sẽ được xử lý riêng theo quyết định của Chính phủ.

Việc cấp phát quản lý, sử dụng khoản hỗ trợ tài chính được thực hiện theo Thông tư số 68-TC/TCDN ngày 25/9/1997 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số khoản hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của Bộ Tài chính.

3. Thủ tục, thời điểm trích lập, mục đích sử dụng các quỹ của doanh nghiệp thực hiện như đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Trong phạm vi tổng mức trích vào hai quỹ khen thưởng, phúc lợi, giám đốc doanh nghiệp được quyền quyết định tỷ lệ mức trích vào mỗi quỹ sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thuỷ nông không thành lập quỹ dự phòng mất việc làm. Trường hợp đặc biệt cần phải thu hẹp quy mô hoạt động tưới tiêu thì cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp xem xét trợ cấp cho số lao động mất việc làm theo chế độ quy định. 4. Đối với những doanh nghiệp thuỷ nông ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo hoặc địa bàn chiến lược đặc biệt khó khăn được Nhà nước xem xét hỗ trợ các khoản kinh phí sau đây:

- Kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục.

- Kinh phí sự nghiệp y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh viện hoặc bệnh xá.

 

IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

 

1. Hàng năm căn cứ vào quy định và hướng dẫn của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp thuỷ nông phải lập kế hoạch sản xuất, dịch vụ tưới tiêu, dự toán thu chi tài chính (trong đó bao gồm cả kế hoạch trợ cấp) báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định thành lập có nhiệm vụ phê duyệt, tổng hợp báo cáo gửi cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan.

2. Trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được duyệt Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp giao kế hoạch tưới tiêu phân bổ dự toán ngân sách cho các doanh nghiệp thuỷ nông và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ trong phạm vi dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Trường hợp thực hiện vượt dự toán được duyệt sẽ xử lý theo quy định của Luật ngân sách và các quy định hiện hành.

 

V. KIỂM TRA KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

 

1. Lập báo cáo tài chính

- Hàng quý, năm doanh nghiệp thuỷ nông có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính quý, năm gửi cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan thống kê.

2. Kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính:

- Hàng quý, năm doanh nghiệp thuỷ nông phải tự kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính.

- Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp chủ trì cùng cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp cùng cấp chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

- Cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra việc chấp hành các chế độ tài chính kế toán, kỷ luật thu nộp ngân sách và tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.

- Những vi phạm chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính, thu nộp ngân sách, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp bị xử phạt hành chính, xử phạt kinh tế theo quy định của pháp luật.

3. Công khai báo cáo tài chính hàng năm:

- Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp công bố công khai một số chỉ tiêu tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

- Nội dung các chỉ tiêu công bố công khai theo mẫu đính kèm Thông tư này.

 

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Ngoài những quy định riêng cho doanh nghiệp thuỷ nông tại Thông tư này các doanh nghiệp thuỷ nông còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước.

2. Thông tư này áp dụng từ ngày ban hành. Mọi quy định trước đây về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp thuỷ nông trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

3. Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

 

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Ngày tháng năm 199

 

BẢNG CÔNG BỐ CÔNG KHAI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm.........

 

TT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm nay

Tỷ lệ so với năm trước

1

2

3

4

5

1

Tổng số vốn Nhà nước

 

 

2

Kết quả hoạt động:

 

 

- Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

 

 

- Sản phẩm tiêu thụ, dịch vụ cung ứng trong năm

 

 

- Tổng doanh thu

 

 

Trong đó: Doanh thu hoạt động công ích

 

 

 

- Tổng chi phí

 

 

Trong đó: Chi phí hoạt động công ích

 

 

- Lợi nhuận thực hiện từ hoạt công ích

 

 

 

 

- Lợi nhuận thực hiện từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác

 

 

3

Các khoản nộp ngân sách nhà nước

 

 

- Tổng số phải nộp

 

 

Trong đó: Thuế lợi tức

 

 

- Đã nộp ngân sách trong năm

 

 

Trong đó: Thuế lợi tức

 

 

4

Các khoản được Nhà nước cấp

 

 

- Bổ sung vốn đầu tư XDCB

 

 

- Bổ sung vốn kinh doanh

 

 

- Trợ giá

 

 

- Trợ cấp

 

 

- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

5

Tổng quỹ lương thực hiện

 

 

- Lương bình quân

 

 

6

Các quỹ của doanh nghiệp:

 

 

 

a. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

- Dư đầu năm

 

 

- Trích trong năm

 

 

- Sử dụng trong năm

 

 

- Dư cuối năm

 

 

b. Quỹ dự phòng tài chính

 

 

- Dư đầu năm

 

 

- Trích trong năm

 

 

- Sử dụng trong năm

 

 

- Dư cuối năm

 

 

c. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

- Dư đầu năm

 

 

- Trích, được cấp trong năm

 

 

- Sử dụng trong năm

 

 

- Dư cuối năm

 

 

 

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này.

 

Người lập biểu Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE -
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No. 90/1997/TTLT/TC-NN
Hanoi, December 19, 1997
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE REGIME OF FINANCIAL MANAGEMENT AT THE STATE ENTERPRISES ENGAGED IN PUBLIC UTILITY ACTIVITIES IN THE EXPLOITATION AND PROTECTION OF WATER CONSERVANCY PROJECTS
Pursuant to the Law on State Enterprises adopted by the National Assembly on April 20, 1995; the Ordinance on the Exploitation and Protection of Water Conservancy Projects of August 31, 1994, Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government on the State Enterprises Engaged in Public Utility Activities, the Ministry of Finance has issued Circular No.06-TC/TCDN of February 24, 1997 to guide the financial management regime at State enterprises engaged in public utility activities according to the provisions of Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government.
In view of the characteristic nature of the activities and the mechanism of financial management at the enterprises engaged in the exploitation and protection of water conservancy works, aside from implementing the provisions in Circular No.06-TC/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance, the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development now jointly issue the following guidance on some concrete questions regarding the regime of financial management at the State enterprises engaged in public utility activities in the exploitation and protection of water conservancy projects:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Subject to the regulation of this Circular are the State enterprises engaged in public utility activities in the exploitation and protection of water conservancy projects (commonly called agro-hydraulic enterprises) comprising the independent accounting enterprises founded by decision of the Minister of Agriculture and Rural Development or the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government according to the criteria provided for in Articles 1 and 2 of Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government.
2. The agro-hydraulic enterprises conducting irrigation and drainage services according to the assigned tasks or on orders are entitled to collect water conservancy fees and a number of other charges provided for by the State. The agro-hydraulic enterprises which are assigned capital, natural resources, land and other resources, shall have to use effectively, preserve and develop the assigned capital, have civil rights and obligations, take on themselves the responsibility for their activities as assigned by the State within the limit of the capital and resources managed by the enterprises through the mode of using revenues to cover expenditures and receiving financial support from the State in the cases stipulated in Article 11 of the Ordinance on the Exploitation and Protection of Water Conservancy Projects.
3. In addition to implementing the irrigation and drainage task, an agro-hydraulic enterprise is allowed to make the most of the land, landscape, State capital and property managed by the enterprise to organize business in supplementary occupations and trades suitable to the capabilities of the enterprise and the demands of the market on the following conditions:
- It must get the written consent of the agency which decides to found the enterprise;
- It shall not interfere with the execution of the irrigation and drainage tasks assigned or ordered by the State.
- It must register the supplementary businesses as currently prescribed.
- It must make separate accounting of the supplementary businesses.
- It must fulfil the obligation of paying taxes on the supplementary businesses as prescribed by law.
4. An agro-hydraulic enterprise is entitled to the following financial policies:
- It is given preference in capital investment, supplied with part or the whole of the regulatory capital, given preferential loans or support from the official aid to the projects and programs in the exploitation of the water conservancy works.
- It is exempted from capital depreciation deduction for the projects built up or cast or made of earth, pumping stations with capacity of 8,000 m3/hour upward as currently stipulated, together with the property and architectural objects associated with the use and operation of these pumps and a number of other properties as defined in Decision No. 1062/TC/QD/CSTC of November 14, 1996 of the Ministry of Finance.
- It is exempted from land use tax on the area assigned by the State for the construction and protection of water conservancy projects (including the house for the management of the stations and the group of main projects, workshops, and storehouses in service of the exploitation and protection of water conservancy projects). In case the agro-hydraulic enterprise uses this land for service businesses, it has to pay the land rent as provided for in Decree No.85-CP of December 17, 1996 of the Government.
- It is exempted from income tax on the income made up of the water conservancy fees collected from the activities in direct service of agricultural production.
- It does not have to pay tax on the use of State budgetary capital.
5. The agro-hydraulic enterprise is subject to the financial control and supervision by the financial agency in its capacity as representative of the owner of State capital and property at the enterprise with delegation from the Government.
II. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND PROPERTY
1. Capital investment:
1.1. A newly founded agro-hydraulic enterprise shall be given priority in investment of part or the whole of the initial regulatory capital, not lower than the prescribed capital provided for in Decree No. 50-CP of August 28, 1996 of the Government, consistent with the size and assigned task of irrigation and drainage. The enterprise has the duty to continually preserve and develop the capital from the results of its business activities. An agro-hydraulic enterprise shall receive State investments in projects, property, machinery and equipment of the categories not subject to depreciation cost accounting in the process of construction, purchase, renovation or upgrading when these properties are no longer usable. It is also entitled to supplementary capital allocation if the State deems it necessary to make additional investment in order to carry out the supplementary task assigned by the State or if it really falls short of capital compared to the assigned task of irrigation and drainage (after full mobilization of the existing sources of capital at the enterprise). The supplementary capital sources for an operating enterprise comprise:
- A profitable enterprise shall be considered for profit tax relief in order to supplement the capital of the enterprise as prescribed by law.
- An enterprise which does not make profit in business or which still runs short of capital after enjoying profit tax relief shall be considered for supplementary allocation of capital by the State.
1.2. The agency which decides to found the agro-hydraulic enterprise and the financial agency of the same level have the responsibility to assure the regulatory capital at the time of the founding of the enterprise as stipulated in Article 2 of Decree No.50-CP of August 28, 1996 of the Government and to allocate supplementary capital to the enterprise.
1.3. Procedures for capital investment:
a/ For investment in construction: The agro-hydraulic enterprise shall be allocated investment by the State to upgrade or build new constructions, expand the scope of its activities, conduct major repairs of its constructions, machinery and equipment and restore its projects. It shall not have to deduct its depreciation cost with the sources of investment capital for basic construction as provided for in the current Regulation on the Management of Construction Investment.
b/ In case of supplementary investment for business capital, the enterprise must file a dossier proposing allocation of supplementary capital including:
- The decision to found the enterprise;
- The certificate of business registration;
- The decision of the head of the agency which decides the founding on the assignment of the public utility task;
- The production and financial plan of the enterprise already ratified by the competent authority;
- The public financial report of the enterprise in the previous year (if the enterprise is still operating).
1.4. The process of allocating capital to the enterprise shall comply with the decision of the Ministry of Finance.
2. Assigning, selling, leasing, mortgaging and pawning property:
- An agro-hydraulic enterprise may assign or sell unnecessary or technically obsolete properties in order to recover capital after the agency deciding to found the enterprise decides to that effect. Before assigning or selling the enterprise must set up a Price Setting Council and conduct a public bidding as prescribed by law. The Council must be composed at least of the representatives of the Board of Directors, a technically knowledgeable person, the chief accountant and the person directly managing the property of the enterprise... The difference between the selling or assignment of the property and the remaining value on the book of accounts as well as the fee of sale or assignment shall be accounted into the business result of the enterprise.
For the properties not subject to deduction of depreciation cost the assignment or sale shall be accounted as reduction of the business capital of the enterprise, and the income from the sale or assignment (after deduction of the cost of assignment or sale) shall be wholly remitted to the State budget (or accounted as increase of business capital if the State reinvests in the enterprise).
- For the important fixed assets and the main production lines, before the assignment or sale, the enterprise must get the written consent of the agency which decides to found the enterprise after receiving the written agreement of the agency managing State capital and properties at the enterprise.
- For the properties which are unnecessary or which are leased out because of their inefficient use, the enterprise shall report its plan for their use to the agency which decides to found the enterprise for decision. For the properties which are leased out with a view to raising the efficiency of their use and increasing the income of the enterprise they still have to make deduction of the depreciation cost as prescribed and the enterprise shall have to monitor and retrieve the properties on expiry of their lease term.
- The enterprise is entitled to pawn and mortgage properties in order to borrow capital from the credit organizations according to provisions of law. The enterprise is not allowed to pawn or mortgage properties which it borrows or hires or is asked to keep nor accept pawns and mortgages from individuals or another enterprise without the consent of the owners of these properties.
3. Liquidation of properties:
An agro-hydraulic enterprise is allowed to liquidate properties which are not necessary or are obsolete technically and cannot be used, are out of order or substandard.
Important equipment and properties, the main production lines of a decisive character for the operation of the enterprise such as the mechanical pumps or canals... must get the written consent of the agency which decides to found the enterprise and the agency managing the State capital and properties at the enterprise before their liquidation.
Before the liquidation, a Property Liquidation Council must be set up, composed of at least the representative of the enterprise leadership, a technician, the chief accountant and the manager of properties... In case the spare parts, discarded materials and other properties resulting from the liquidation are used for production and business purposes, the enterprise shall have to organize the evaluation and organize bidding as required by law if these properties are put on sale. The difference between the income resulting from the liquidation (including the value of the part used for investment in business) and the value remaining on the book of accounts of the liquidated properties as well as the liquidation fees shall be accounted in the business results of the enterprise. In particular, for those properties not subject to deduction of the deprecation cost, they shall be accounted as reduction of business capital of the enterprise. The income from the liquidation, after deduction of the liquidation expenditures, shall have to be remitted wholly to the State budget (or accounted as increase of the business capital if the State reinvests it in the enterprise).
4. The agro-hydraulic enterprises shall carry out the regime of deduction and use of the fixed asset depreciation cost as provided for by the Ministry of Finance. The following assets shall not be subject to deduction of depreciation cost:
- The cast-built or earth works.
- Mechanical pumps with capacity of 8,000 m3/h upward as currently provided for together with architectural objects used in the operation of the works.
- Fixed assets coming from the welfare fund of the enterprise and not directly serving the production and business activities of the enterprise.
- Fixed assets hired for operation.
- Fixed assets still in use though having exhausted their depreciation time.
- Fixed assets which are not necessary, wait removal or have been kept for more than a year and have been registered with the financial agency.
The whole depreciation cost of the fixed assets shall be left at the enterprise for reinvestment in renovation and replacement of fixed assets and for use to meet the business requirements as provided for by the Ministry of Finance.
With regard to the properties not subject to depreciation dedication, the enterprise still have to open the book of accounts to monitor and record the depreciated value as prescribed.
5. The agro-hydraulic enterprise shall reevaluate its properties in the following cases:
- Inventorizing and reevaluating properties as decided by the State.
- Using its properties to contribute to the capital of joint ventures, to the stock companies as required by law.
The handling of the results of the inventory and revaluation of properties must comply with the regulations of the State.
III. TURNOVER, EXPENDITURES AND DISTRIBUTION OF PROFITS
1. The turnover of an agro-hydraulic enterprise comprises the revenue from the irrigation and drainage service (under the policy of collection of water conservancy fees); revenue from business activities in the integrated exploitation of the water conservancy projects; revenue from the aid allowances of the State as prescribed; and other revenues...
1.1. Revenue from irrigation and drainage service is the money collected as water conservancy fee and tested on completion according to the contract. The level of this fee shall be set by the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
For the inter-provincial agro-hydraulic enterprises, the income is the remittances from the agro-hydraulic enterprises in the system determined by the System Management Council.
1.2. The income from the business operations in the integrated exploitation of the water conservancy works such as: aquaculture and fisheries, leasing of water locks, tourist services, electricity and water supply for industrial production, supply of living water for the industrial zones and other business activities.
1.3. Income from allowances of the State as prescribed.
1.4. Other incomes such as recovery of bad debts, incomes from liquidation and sale or assignment of properties, from joint ventures and cooperation, financial leases and other incomes...
2. The expenditures of an agro-hydraulic enterprise comprise:
2.1. Expenditures on irrigation and drainage:
1. Wages and wage subsidies.
2. Remittances based on wages such as social insurance, health insurance, trade union fee of the laborers directly paid by the enterprise.
3. Basic depreciation of the fixed assets of the properties subject to depreciation deduction.
4. Materials and fuel for operating and maintaining constructions, machinery and equipment used in irrigation and drainage service.
5. Major repairs of fixed assets.
6. Regular repair of fixed assets.
7. Electricity cost of pumping at irrigation and drainage stations.
8. Pay to the water supply sources (if any).
9. Managerial cost of the enterprise (including the charges on computerized telephone to regulate the water level in service of production).
10. Expenditures in service of the prevention and fight against storms, floods and droughts.
11. Contributions to the fund for prevention and fight against storms and floods.
12. Expenditures on training, scientific research, application of new technologies and elaboration of economic and technical criteria and norms .
13. Expenditures on labor protection and safety and protection of the water conservancy works...
14. Expenditures on the collection of water conservancy fee.
15. Other expenditures...
2.2. The expenditures on the business activities in the integrated exploitation are the expenditures in the raising of aquaproducts, fisheries, guard and other businesses...
2.3. The expenditures on other activities include expenditures on the recovery of bad debts which have been written off, expenditures on the collection of fines, expenditures on the assignment, sale and liquidation of fixed assets.
In addition to the above expenditures, the enterprise is entitled to put into its expenditure accounts the severance allowances for laborers as stipulated in Decree No. 198-CP of December 31, 1994 of the Government guiding a number of provisions in the Labor Code.
All expenditures must be provided with the necessary legal vouchers as currently prescribed.
3. The agro-hydraulic enterprises are entitled to use their incomes to make up for their expenditures including:
- Income from service activities in irrigation and drainage used to make up for the expenditures in this area, tax and other payments to the State as prescribed by law (except profit tax).
- Income from business activities in the integrated exploitation used to make up for the expenditures in the business activities for integrated exploitation, taxes and other payments to the State as prescribed by law (except profit tax).
- Income from other activities used to make up for the expenditures on other activities, taxes and other payments to the State as prescribed by law (except for profit tax).
An agro-hydraulic enterprise conducting supplementary business activities must ensure that these activities are profitable and it must not use the profit in public utility activities to make up for the losses in other businesses.
3. Distribution of profits:
1. The profits achieved by an agro-hydraulic enterprise in the year (including profit from businesses and other activities) shall be distributed in the following order:
a/ Paying profit tax as prescribed by law.
b/ Deducting the fines for violations of the contract, for overdue debts, and other reasonable expenditures not yet deducted when determining the taxable profits.
c/ Deducting losses not yet deducted when determining the taxable profits.
d/ After making deductions as in Items a, b, and c, the enterprise may establish its funds according to the following proportions and ceilings:
+ Development investment fund: minimum 50%.
+ Financial reserve fund: 10%, but the balance of this fund must not exceed 25% of the statutory capital.
+ Deductions from the reward and welfare funds representing real wages for three months if it fulfils the plan of remittance to the budget ratified by the competent authority. In other cases, the enterprise is entitled to make deductions from these two funds representing the real wages of two months.
After making deduction defined in Items a, b and c, of the development investment fund and the financial reserve fund, if the profit fund is not exhausted, the difference shall be transferred wholly to the development investment fund. If the remainder is not enough to set up the reward and welfare funds equivalent to the real wages of two months, the State shall make up for the shortfall.
2. For the agro-hydraulic enterprises with income not enough to make up for the reasonable expenditures, after spending 50% of the profits from business and other activities (if any) to cover the expenditures, the shortfall shall be made up for by the State as follows:
- To provide enough to make up for the remaining losses.
- To allocate support equivalent to the real wages at the enterprises in two months for the reward and welfare funds.
- The remainder of the income from the activities in the integrated exploitation and other activities (if any) shall be put into the development investment fund (80%) and the financial reserve fund (20%).
* The sources of allocation of the financial subsidies shall derive from the following:
- The agro-hydraulic enterprises whose founding is decided by the President of the People's Committees of the provinces and cities shall be subsidized by the local budget.
- For the agro-hydraulic enterprises whose founding is decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall take the initiative and discuss with the Ministry of Finance to suggest the level of subsidy from the Central Budget.
In case of unexpected natural calamities such as storms and floods, if the enterprise is still unable to make up for the losses even after having mobilized all the existing lawful sources of capital and received subsidies from the sources of capital in the plans of the various budget levels, the enterprise shall be allowed a specific solution decided by the Government.
The issue, management and use of the financial subsidy shall be effected according to Circular No.68-TC/TCDN of September 25, 1997 of the Ministry of Finance guiding a number of financial subsidies for the State enterprises and other decisions of the Ministry of Finance.
3. The procedures and time for founding and the objective of use of the fund of the enterprises shall follow the same pattern as for an enterprise engaged in business activities.
Within the limit of the total that can be contributed to the reward and welfare funds, the Director of the enterprise is entitled to decide the rate of this contribution to each fund after consulting the trade union of the enterprise.
An agro-hydraulic enterprise shall not set up the reserve fund for job severance. In particular cases where it is necessary to scale down the activities in irrigation and drainage, the agency that decides to found the enterprise and the financial agency of the same level shall consider giving allowances to the laborers who have lost their jobs according to the prescribed regime.
4. With regard to the agro-hydraulic enterprises in deep lying, remote and border areas or on islands or a strategic area with exceptionally difficult conditions, the State shall consider and give subsidies for the following expenditures:
- Expenditures on kindergartens and other educational facilities in the places where the schools and classes of the official educational system are still non- existent.
- Expenditures on health care in the places where hospitals or medical stations are still maintained due to special conditions.
IV- FINANCIAL PLAN
1. Each year, basing itself on the prescriptions and guidance of the agency which decides to found the enterprise and the financial agency, the agro-hydraulic enterprise shall draw up the plan of production and service in irrigation and drainage, the financial revenue and expenditure plan (including the plan of subsidies) and submit it to the agency which decides to found the enterprise and the financial agency of the same level. The agency which decides to found the enterprise shall have to ratify the plan and submit a general report to the financial agency and the related agencies.
2. Within the limit of the ratified annual financial revenue and expenditure plan, the Head of the agency which decides to found the enterprise shall assign the plan for irrigation and drainage and the financial plan to the agro-hydraulic enterprise and send the plan to the financial agency of the same level for coordination. The State Budget shall provide subsidies only within the limit of the budgetary plan already ratified.
In case of over-fulfillment of the ratified project, the enterprise shall receive the treatment provided for in the Budget Law and the provisions in force.
V- INSPECTION OF ACCOUNTANCY, FINANCIAL REPORT AND FINANCIAL TRANSPARENCY
1. Drawing up the financial report:
- Each quarter and each year, the agro-hydraulic enterprise shall have to make a financial report as currently prescribed. The Director of the enterprise is answerable to the State and law for the accuracy and truthfulness of the financial report.
- The quarterly and annual financial report shall be sent to the agency which decides to found the enterprise, the tax agency, the agency managing the State capital and properties at the enterprise, and the statistical agency.
2. Accountancy check, financial report:
- Each quarter and each year, the agro-hydraulic enterprise shall have to check its own accountancy and financial report.
- The agency which decides to found the enterprise shall assume the main responsibility and together with the agency of the same level managing the State capital and properties at the enterprise organize the checking and ratification of the annual financial report of the enterprise.
- The financial agency shall inspect the observance of the financial and accounting regimes, the discipline in budget collection and remittance and the accurancy and truthfulness of the financial report.
- The violations of the accountancy regime, the financial collection and remittance regime, the budget collection and remittance regime, the regime of establishment and use of the funds of the enterprise shall be subject to administrative sanctions and economic sanctions according to the prescriptions of law.
3. Public annual financial reporting:
- Basing itself on the annual financial report ratified by the competent agency, the enterprise shall publicly announce a number of financial criteria as prescribed by the Ministry of Finance.
- The contents of the criteria to be publicly announced shall conform with the forms attached to this Circular.
VI- IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Apart from specific provisions for the agro-hydraulic enterprises laid down in this Circular, the agro-hydraulic enterprises shall have to carry out other provisions of law regarding State enterprises.
2. This Circular takes effect from the date of its promulgation. All earlier provisions on financial management at the agro-hydraulic enterprises which are contrary to this Circular are now annulled.
3. In the process of implementation should any question arise the enterprises would report to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance for study, modification and amendment in order to make the Circular more appropriate.
 

THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER



Vu Trong Hong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 90/1997/TTLT/TC-NN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe