Thông tư quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 15/2001/TTLT-BTM-BCA
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Thương mại |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 15/2001/TTLT-BTM-BCA |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Hồ Huấn Nghiêm; Lê Thế Tiệm |
Ngày ban hành: | 10/05/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 15/2001/TTLT-BTM-BCA
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
BỘ THƯƠNG MẠI - CÔNG AN SỐ 15/2001/TTLT-BTM-BCA NGÀY 10 THÁNG 05 NĂM 2001 QUY
ĐỊNH VIỆC TRANG BỊ VÀ
QUẢN LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TRONG
CÁC KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ
Căn cứ Chỉ thị số 237/TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và để đáp ứng yêu cầu trang bị, quản lý phương tiện chữa cháy cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
Bộ Thương mại - Công an quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ như sau:
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Thông tư này quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy để áp dụng cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng trên phạm vi cả nước, không áp dụng cho các kho chứa khí đốt hoá lỏng (LPG), các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ xây dựng trong hang hoặc trên mặt nước.
1.2. Khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và vận hành khai thác các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải căn cứ vào Thông tư này để tính toán và trang bị phương tiện chữa cháy.
1.3. Các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1.3.1. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là cơ sở dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng.
1.3.2. Hệ thống chữa cháy là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh chuyên dùng để dập tắt các đám cháy.
1.3.3. Hệ thống chữa cháy cố định là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống và chất chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy được lắp đặt cố định.
1.3.4. Hệ thống chữa cháy bán cố định là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống và chất chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy mà một phần được lắp đặt cố định, phần còn lại khi chữa cháy mới lắp nối hoàn chỉnh.
1.3.5. Chất chữa cháy là chất tự nhiên hoặc các hợp chất có tác dụng làm ngừng cháy và dập tắt cháy (bao gồm: Chất tạo bọt hoà không khí, nước, bột, bọt hoá học, khí trơ v.v...)
1.3.6. Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt là lượng dung dịch chất tạo bọt phun vào đám cháy trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích (1/s.m2).
1.3.7. Bọt chữa cháy có bội số nở thấp là bọt khi có sự tác động của thiết bị kỹ thuật thì có độ nở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần so với thể tích ban đầu của dung dịch chất tạo bọt.
1.3.8. Bọt chữa cháy có bội số nở trung bình là bọt khi có sự tác động của thiết bị kỹ thuật thì có độ nở từ lớn hơn 20 đến 200 lần so với thể tích ban đầu của dung dịch chất tạo bọt.
1.3.9. Phương tiện chữa cháy là các máy móc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất và các công cụ hỗ trợ khác chuyên sử dụng vào mục đích chữa cháy.
1.3.10. Phương tiện chữa cháy ban đầu là các dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy được trang bị đủ để dập tắt các đám cháy mới phát sinh còn ở quy mô nhỏ.
2. TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
2.1. Đối với các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải trang bị xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy như sau:
2.1.1. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có dung tích chung lớn hơn 50.000m3 phải có ít nhất hai xe chữa cháy.
2.1.2. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có dung tích chung từ 15.000 đến 50.000m3 phải có ít nhất một xe chữa cháy và một máy bơm chữa cháy di động.
2.1.3. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có dung tích chung nhỏ hơn 15.000 m3 phải có ít nhất một máy bơm chữa cháy di động và một máy bơm dự phòng có cùng tính năng kỹ thuật với bơm chính.
2.1.4. Xe chữa cháy và máy bơm chữa cháy di động trang bị cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải đảm bảo lưu lượng, áp lực cần thiết và phải có tính năng chữa cháy bằng nước và bằng bọt.
2.2. Tại kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu với số lượng, chủng loại cụ thể quy định ở Phụ lục 1 (được ban hành kèm theo Thông tư này). Riêng đối với các loại bình chữa cháy, ngoài số lượng cần trang bị như quy định ở Phụ lục 1, cần phải trang bị thêm một lượng dự trữ theo từng chủng loại và được tính trên nguyên tắc sau đây:
- Đến 5 bình thì lượng dự trữ thêm là 2 bình;
- Có từ 6 đến 10 bình thì lượng dự trữ thêm là 2 + 1 = 3 bình;
- Có từ 11 đến 15 bình thì lượng dự trữ thêm là 3 + 1 = 4 bình;
- Có từ 16 đến 20 bình thì lượng dự trữ thêm là 4 + 1 = 5 bình;
Tương tự như vậy để tính lượng bình dự trữ cho các số lượng tiếp theo.
2.3. Tại các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định. Việc trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định phụ thuộc vào kích thước và dung tích bể chứa được quy định cụ thể như sau:
2.3.1. Các trường hợp phải trang bị hệ thống chữa cháy cố định:
- Các bể nổi có đường kính bằng hoặc lớn hơn 18 m;
- Các bể nổi có dung tích bằng hoặc lớn hơn 2000m3;
- Các bể nổi có chiều cao bằng hoặc lớn hơn 15m;
- Các bể nửa nổi, nửa ngầm có dung tích lớn hơn 4000m3;
2.3.2. Các trường hợp phải trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định:
- Các bể bơi nổi loại có đường kính nhỏ hơn 18m;
- Các bể nổi có dung tích từ 400m3 đến dưới 2000m3 ;
- Các bể nổi có chiều cao từ 6m đến dưới 15m;
- Các bể nửa nổi, nửa ngầm có đường kính nhỏ hơn 18m;
- Các bể nửa nổi, nửa ngầm có dung tích từ 800 m3 đến 4000 m3;
- Các bể ngầm có dung tích bằng hoặc lớn hơn 1000 m3;
2.4. Đối với các trường hợp phải trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định thì tối thiểu các thiết bị sau đây của hệ thống chữa cháy phải được lắp đặt cố định:
- Đối với bể nổi, bể nửa nổi nửa ngầm: Lăng tạo bọt, ống dẫn dung dịch chất tạo bọt, đường ống tưới mát thành bể phải được lắp đặt cố định vào bể và kéo dài tối thiểu tới họng chờ đặt ngoài đê bao.
- Đối với bể ngầm: Máy bơm, cụm van, thiết bị chứa chất tạo bọt (chứa dung dịch chất tạo bọt), thiết bị trộn bọt, đường ống dẫn dung dịch chất tạo bọt, đường ống dẫn nước đến họng chờ ngoài đê bao phải được lắp cố định.
Ngoài yêu cầu tối thiểu trên đây, tuỳ tình hình đặc điểm của công trình để xem xét quyết định lắp cố định thêm các thiết bị hạng mục khác của hệ thống chữa cháy.
2.5. Trong một cụm bể nếu có nhiều loại bể với kích thước khác nhau, thì khi thiết kế hệ thống chữa cháy cho cụm bể phải lấy theo bể có kích thước lớn nhất và yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy cao nhất.
2.6. Đối với các bể có dung tích nhỏ hơn 400 m3 thì sử dụng xe hoặc máy bơm chữa cháy được trang bị tại kho.
2.7. Việc lựa chọn và tính số lượng, chủng loại lăng tạo bọt dùng để chữa cháy cho các bể chứa phải căn cứ vào đường kính bể chứa, loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ chứa trong bể. Đặc tính kỹ thuật của một số lăng tạo bọt quy định ở Phụ lục 2 (được ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc có thể sử dụng những thiết bị tạo bọt khác có tính năng tương đương và phải được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đồng ý.
2.8. Lượng chất tạo bọt, lượng nước chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khác trang bị trong kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ được xác định theo phương pháp tính ở Phụ lục 3 (được ban hành kèm theo Thông tư này).
2.9. Thời gian phun tối thiểu và cường độ phun dung dịch chất tạo bọt để chữa cháy cho các bể chứa được quy định như sau:
2.9.1. Trường hợp lăng tạo bọt lắp cố định trên bể sử dụng chất tạo bọt có bội số nở trung bình thì thực hiện theo quy định tại bảng 1.
Bảng 1
Số TT |
Loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ |
Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2) |
Thời gian phun (phút) |
1 |
Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn hoặc bằng 280C. |
0,08 |
10 |
2 |
Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn 280C |
0,05 |
10 |
2.9.2. Trường hợp lăng tạo bọt lắp cố định trên bể sử dụng chất tạo bọt có bội số nở thấp thì thực hiện theo quy định tại bảng 2.
Bảng 2
Số TT |
Loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ |
Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2) |
Thời gian phun tối thiểu (phút) |
|
|
|
|
Lăng tạo bọt lắp theo kiểu I |
Lăng tạo bọt lắp theo kiểu II |
1 |
Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 37,80C |
0,068 |
30 |
55 |
2 |
Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy từ 37,80C á 93,30C |
0,068 |
20 |
30 |
3 |
Dầu thô |
0,068 |
30 |
55 |
Trong đó:
- Lăng tạo bọt lắp theo kiểu I của bảng 2 là lăng có máng dẫn bọt lên bề mặt chất lỏng để không làm chìm bọt hoặc khuấy động bề mặt chất lỏng.
- Lăng tạo bọt lắp theo kiểu II của bảng 2 là lăng có tấm chắn phía trước để hướng bọt vào một vị trí, từ đó bọt lan trên bề mặt chất lỏng làm giảm chìm bọt và sự khuấy động bề mặt chất lỏng.
2.9.3. Trường hợp lăng tạo bọt di động cầm tay sử dụng chất tạo bọt có bội số nở trung bình thì thực hiện theo quy định tại bảng 1. Trường hợp lăng tạo bọt di động cầm tay sử dụng chất tạo bọt có bội số nở thấp thì thực hiện theo quy định tại bảng 3.
Bảng 3
Số TT |
Loại dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ |
Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2) |
Thời gian phun tối thiểu (phút)
|
1 |
Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn hoặc bằng 37,80C |
0,108 |
65 |
2 |
Đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn 37,80C và nhỏ hơn hoặc bằng 93,30C |
0,108 |
50 |
3 |
Dầu thô |
0,108 |
65 |
2.10. Hệ số dự trữ chất tạo bọt (K) dùng cho chữa cháy các bể chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng được quy định như sau:
- Đối với chất tạo bọt có bội số nở trung bình: K = 3
- Đối với chất tạo bọt có bội số nở thấp: K = 2.
2.11. Tại các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải thiết kế riêng hệ thống ống dẫn dung dịch chất tạo bọt và hệ thống ống dẫn nước tưới mát. Đối với hệ thống chữa cháy cố định bằng bọt có sử dụng thiết bị định lượng bằng bơm bọt riêng, độc lập với máy bơm nước thì cần phải bố trí máy bơm bọt dự phòng có công suất tương đương với công suất máy bơm bọt chính.
2.12. Cường độ và thời gian tưới mát chu vi bể bị cháy và một nửa chu vi các bể lân cận nằm trong khoảng cách bằng hoặc nhỏ hơn hai lần đường kính của bể bị cháy được quy định như sau:
2.12.1. Cường độ tưới mát:
- Đối với bể bị cháy: 0,5 lít/giây trên 1m chu vi bể.
- Đối với bể lân cận: 0,2 lít/giây trên 1m chu vi bể.
Đối với bể nửa nổi, nửa ngầm: Cường độ nước tưới mát được giảm 50% so với bể nổi.
2.12.2. Lưu lượng tưới mát đối với bể ngầm (kể cả bể bị cháy và bể lân cận) bao gồm lưu lượng nước tưới mát làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, làm mát bề mặt phía trên bể ngầm lân cận và làm mát người làm nhiệm vụ chữa cháy được tính như sau:
- 10 lít/giây đối với bể có dung tích từ 100 á 1000m3;
- 20 lít/giây đối với bể có dung tích từ 1001 á 5000m3;
- 30 lít/giây đối với bể có dung tích từ 5001á 30.000m3;
- 50 lít/giây đối với bể có dung tích từ 30.001á 50.000m3;
2.12.3. Thời gian để tính lượng nước tưới mát bể bị cháy và bể lân cận bể bị cháy phải lấy ít nhất là 3 giờ.
2.13. Lượng nước và chất tạo bọt (kể cả để chữa cháy và tưới mát dự trữ) phải luôn đầy đủ theo yêu cầu. Trường hợp bị thiếu do hao hụt hoặc do sử dụng thì phải bổ sung ngay. Thời gian phục hồi đủ lượng nước dự trữ chậm nhất là 48 giờ, trường hợp ở những nơi hiếm nước thì thời gian bổ sung đủ lượng nước dự trữ cho phép kéo dài hơn nhưng không được vượt quá 96 giờ; thời gian bổ sung đủ lượng chất tạo bọt dự trữ chậm nhất là 48 giờ.
2.14. Trong những trường hợp cụ thể, việc trang bị phương tiện chữa cháy tại kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ không thể thực hiện theo quy định của Thông tư này thì phải có các giải pháp kỹ thuật khác và phải được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an đồng ý bằng văn bản.
3. QUẢN LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
TRONG CÁC KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ
3.1. Cơ quan chủ quản các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có trách nhiệm:
- Tổ chức, huấn luyện và kiểm tra các bộ phận, cá nhân làm nhiệm vụ bảo quản và sử dụng các phương tiện chữa cháy.
- Đảm bảo kế hoạch tài chính hàng năm đủ trang bị và quản lý phương tiện chữa cháy.
3.2. Cá nhân, bộ phận được giao trách nhiệm bảo quản và sử dụng các phương tiện chữa cháy phải tổ chức thực hiện những nhiệm vụ:
3.2.1. Thường xuyên và định kỳ kiểm tra hoạt động của hệ thống chữa cháy đảm bảo hệ thống này luôn hoạt động tốt và sẵn sàng chữa cháy.
3.2.2. Định kỳ ít nhất mỗi năm một lần tiến hành kiểm ta toàn diện và bảo dưỡng hệ thống chữa cháy đối với các trang thiết bị sau đây:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động, độ kín mối nối giữa lăng tạo bọt và thành bể, các lưới tạo bọt;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động, độ kín của van điều chỉnh Ezectơ (Ejector);
- Kiểm tra độ kín của các van điều chỉnh, sơn lại những chỗ bị han gỉ của bể chứa chất tạo bọt;
- Kiểm tra mức độ ăn mòn và biến dạng của đường ống dẫn nước và dẫn dung dịch;
- Kiểm tra độ han gỉ của các bộ lọc;
- Kiểm tra độ kín của các mối nối, rà lại các van bị hở;
- Kiểm tra chất tạo bọt hoặc dung dịch chất tạo bọt;
- Kiểm tra nguồn nước chữa cháy.
3.2.3. Tổ chức tiến hành thử thuỷ lực để kiểm tra độ kín và độ bền của toàn hệ thống ống dẫn nước và ống dẫn dung dịch, áp suất thử nghiệm bằng 1,25 lần áp suất làm việc và thau rửa làm sạch bên trong ống ít nhất 3 năm 1 lần.
3.2.4. Sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy và các trang thiết bị theo xe và máy bơm được thực hiện theo quy định chung của Bộ Công an.
3.2.5. Phải kiểm tra về số lượng, chất lượng và vị trí lắp đặt đối với phương tiện chữa cháy ban đầu, ít nhất mỗi tháng một lần; nếu không đảm bảo quy định phải bổ sung và khắc phục kịp thời.
3.2.6. Khi bố trí các bình chữa cháy phải để nơi khô ráo, thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy, và không được:
- Để ngoài trời, hoặc nơi có nhiệt độ cao hơn 550C;
- Để bụi bám vào van an toàn, vòi bình;
- Để tắc nghẽn vòi, loa phun;
- Để hai loại thuốc A và B trộn lẫn với nhau khi vận chuyển và bảo quản
- Va đập vật cứng vào bình và van an toàn.
3.2.7. Khi nhập chất chữa cháy vào kho phải có tài liệu kỹ thuật và đơn hoá nghiệm trong đó ghi rõ nước sản xuất, số hiệu lô hàng, hãng sản xuất, trọng lượng lô hàng, các tiêu chuẩn hoá lý và thời hạn sử dụng.
3.2.8. Thời hạn kiểm tra chất lượng chất tạo bọt và dung dịch chất tạo bọt được quy định như sau:
- Đối với chất tạo bọt đã pha sẵn: ít nhất sáu tháng một lần.
- Đối với chất tạo bọt nguyên chất: ít nhất một năm một lần.
Phương pháp kiểm tra chất lượng tạo bọt và dung dịch chất tạo bọt quy định ở Phụ lục 4 (được ban hành kèm theo Thông tư này).
3.3. Khi phát hiện các phương tiện chữa cháy bị thiếu, hư hỏng hoặc chất lượng kém thì phải bổ sung, thay thế kịp thời.
3.4. Kết quả kiểm tra định kỳ tháng, quý, năm các phương tiện chữa cháy phải lập thành biên bản gửi lên cơ quan chủ quản và lưu hồ sơ cơ sở.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Thủ trưởng các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệm vụ:
- Thực hiện đúng quy định của Thông tư này;
- Tổ chức huấn luyện kiến thức, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy; về quản lý, bảo quản, sử dụng phương tiện chữa cháy cho cán bộ công nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý và bảo quản phương tiện chữa cháy để phát huy tốt nhất tính năng và hiệu quả chữa cháy.
4.2. Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc tổ chức thực hiện Thông tư này.
4.3. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Thương mại - Công an để chỉ đạo thực hiện tốt Thông tư này.
4.4. Mọi vi phạm quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ mà xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
4.5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Thông tư Liên Bộ số 3053/TTLB ngày 27/12/1979 của Liên Bộ Vật tư - Nội vụ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì cần báo cáo về hai Bộ Thương mại - Công an để có hướng dẫn giải quyết kịp thời.
PHỤ LỤC 1
TIÊU CHUẨN TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY BAN ĐẦU TẠI CÁC
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT/BTM-BCA)
Bảng 4
Số TT |
Tên hạng mục công trình |
Xe đẩy bột** ³ 25 Kg |
Bình khí CO2 |
Bình bột *** |
Thùng cát |
Xẻng (cái) |
Chăn (m)**** |
Phuy nước 200L (cái) |
Xô múc nước (cái) |
Ghi chú |
|||||||||
|
|
|
1,5-2 kg |
5-6 kg |
6-10 kg |
0,5 m3 |
1 m3 |
|
1x1 |
1x1,5 |
1x2 |
|
|
|
|||||
1 |
Dàn xuất nhập ô tô xi téc |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
1 |
1 |
2 |
Mỗi họng xuất một bình 6-10 Kg |
|||||
2 |
Xuất nhập đường sắt |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mỗi phía một xe đẩy |
|||||
|
- Một phía |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
1 |
1 |
2 |
Mỗi họng xuất 1 bình |
|||||
|
- Hai phía |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
2 |
4 |
|
|||||
3 |
Trạm bơm xăng dầu (Ê 50 m2 sàn)* |
|
|
2 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Có thể thay bình CO2 bằng bình bột |
|||||
4 |
Kho chứa sản phẩm đóng thùng (Ê 200m2 sàn)* |
1 |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
5 |
Nơi đóng dầu phuy (Ê 50m2 sàn)* |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
1 |
1 |
2 |
|
|||||
6 |
Cột bơm trong kho |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|||||
7 |
Cụm van (Ê 50m2)* |
|
2 |
|
2 |
|
|
|
1 |
|
|
1 |
2 |
Bình CO2 sử dụng cho cụm van điện, bình bột cho van thường |
|||||
8 |
Cầu tầu và công trình xuất nhập bằng đường thuỷ (Ê 50 m dài)* |
1 |
|
2 |
4 |
|
|
|
|
|
1 |
1 |
2 |
|
|||||
9 |
Trạm động cơ điện máy bơm |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cho từng động cơ trạm bơm chính |
|||||
10 |
Bãi dầu phuy (Ê 100m2 sàn)* |
|
|
|
2 |
|
1 |
2 |
|
2 |
|
|
|
|
|||||
11 |
Phòng thí nghiệm (Ê 50m2 sàn)* |
|
|
1 |
2 |
|
|
|
|
|
2 |
2 |
4 |
|
|||||
12 |
Xưởng hàn điện, hàn hơi (Ê 50m2 sàn)* |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
1 |
2 |
|
|||||
13 |
Buồng máy nén khí |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Từng phòng |
|||||
14 |
Trạm pha chế, tái sinh dầu (Ê 100m2 sàn)* |
1 |
|
1 |
2 |
|
1 |
2 |
|
|
2 |
2 |
4 |
|
|||||
15 |
Xưởng cơ khí (Ê 200m2 sàn)* |
|
1 |
2 |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 tầng 2 bình |
|||||
16 |
Buồng, phòng sinh hoạt (Ê 200m2 sàn)* |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
17 |
Trung tâm máy tính |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
18 |
Kho vật tư (Ê 50m2 sàn)* |
|
|
1 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
19 |
Khu nồi hơi (Ê 100m2 sàn)* |
|
|
1 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
20 |
Trạm bơm nước |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
21 |
Trạm biến thế |
|
|
2 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
22 |
Gara ôtô (Ê 100m2 sàn)* |
|
|
1 |
2 |
|
|
|
|
|
2 |
2 |
4 |
|
|||||
23 |
Trạm phát điện |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
24 |
Các ngôi nhà: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
- Hạng A và B (Ê 200m2 sàn)* |
|
|
2 |
3 |
|
|
|
|
1 |
|
1 |
2 |
|
|||||
|
- Hạng C và D (Ê 300m2 sàn)* |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
- Hạng D (Ê 400m2 sàn)* |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
* Giá trị trong ngoặc đơn là đơn vị tính
** Có thể thay thế xe đẩy bột bằng xe đẩy bọt OVP100 hoặc các xe đẩy bọt khác có tính năng tương đương
*** Bình bột 6 - 10 kg có thể được thay bằng bình bọt AB 10 lít
**** Khi trang bị bằng chăn tẩm chất chống cháy hoặc chăn amiang thì không phải trang bị phuy nước và xô.
PHỤ LỤC 2
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ LĂNG TẠO BỌT VÀ CHẤT TẠO BỌT
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT/BTM-BCA)
Bảng 5
1. Những thông số kỹ thuật cơ bản của một số lăng tạo bọt:
TT |
Tên lăng tạo bọt |
Lưu lượng (l/s) |
Áp suất làm việc (kg/cm2) |
Độ nở của bọt (lần) |
Tầm phun xa (m) |
|
|
|
Dung dịch bọt |
Bọt |
|
|
|
1 |
GBP 600 |
6 |
600 |
4 - 6 |
100 |
|
2 |
GBP 2000 |
20 |
2000 |
4 - 6 |
100 |
|
3 |
AFC (GFC) 90 |
3,08 - 9,53 |
19,42 - 60,05 |
2,7 á 6,9 |
6,3 |
|
4 |
AFC (GFC) 170 |
5,89 - 10,5 |
37,11 - 66,15 |
2,7 á 6,9 |
6,3 |
|
5 |
AFC (GFC) 330 |
8,87 - 14,35 |
55,88 - 90,4 |
2,7 á 6,9 |
6,3 |
|
6 |
AFC (GFC) 550 |
22,08 - 61,81 |
139,12 - 389,44 |
2,7 á 6,9 |
6,3 |
|
7 |
KR - S2 |
3,3 |
50 |
5,1 |
15 |
26 |
8 |
KR - S4 |
6,7 |
100 |
5,1 |
15 |
30 |
9 |
KR - S8 |
13,3 |
200 |
5,1 |
15 |
38 |
2. Những thông số kỹ thuật cơ bản của một số loại chất tạo bọt:
Bảng 6
Số TT |
Những thông số kỹ thuật cơ bản |
Loại chất tạo bọt |
||||||||
|
|
PO1 |
Morpen |
AFC-5A |
AFFF-3% AFC-3A |
AFFF-6% AFC-3 |
FP70 |
FP570 |
Petroseal 3% |
Petroseal 6% |
1 |
Tỷ trọng không nhỏ hơn (g/cm3) |
1,1 |
1,05-1,1 |
|
1,014 |
1,01 |
1,15-1,17 |
1,12 |
1,16 |
1,131 |
2 |
Nồng độ trong dung dịch nước (%) |
4-6 |
6 |
3 |
3 |
6 |
4-6 |
4-6 |
3 |
6 |
3 |
Độ nở của bọt không nhỏ hơn (lần): |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bọt có độ nở thấp |
|
|
6,3 |
5 |
5 |
8,5 |
8,5 |
8,5 |
8,5 |
|
- Bọt có độ nở trung bình |
> 70 |
>70 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Độ bền của bọt không nhỏ hơn (phút) |
4,5 |
4,5 |
4 |
4 |
4 |
8 |
7 |
5 |
5 |
5 |
Độ PH |
7-9 |
8-10 |
6,25-6,3 |
7,3-7,8 |
7,5-8,5 |
7 |
7 |
7 |
7 |
PHỤ LỤC 3
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHẤT TẠO BỌT, NƯỚC CHỮA CHÁY TRONG CÁC
KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT/BTM-BCA)
1. Tính lưu lượng dung tích chất tạo bọt cần thiết để chữa bể cháy
Qct = Sc . Jct (l/s) [3-1]
Trong đó:
Qct - Lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy (l/s);
Sc - Diện tích bề mặt bể cháy, (m2)
Jct - Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt (l/s.m2);
* Khi sử dụng lăng tạo bọt gắn cố định trên bể thì Jct được lấy như sau:
- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở trung bình Jct lấy theo bảng 1, mục 2.9.1;
- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở thấp Jct lấy theo bảng 2, mục 2.9.1;
* Khi sử dụng lăng tạo bọt cầm tay thì Jct được lấy như sau:
- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở trung bình Jct lấy theo bảng 1, mục 2.9.1;
- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở thấp Jct lấy theo bảng 3, mục 2.9.1;
2. Tính số lượng lăng tạo bọt cần thiết để chữa cháy
Qct
NLTB = (chiếc)
qL [3-2]
Trong đó: NLTB - Số lượng lăng tạo bọt (NLTB - lấy số nguyên lớn hơn số lượng tính được)
qL - Lưu lượng phun dung dịch chất tạo bọt của một lăng, (l/s).
3. Tính lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết để chữa bể cháy:
Wdd = K. NLTB . qL .t + Wd (lít) [3-3]
Trong đó:
Wdd - Lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết, (lít).
t - Thời gian phun dung dịch, (giây)
(t lấy theo bảng 1, 2 mục 2.9.1 và bảng 3 mục 2.9.2)
Wd - Lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống, (lít)
K - Hệ số dự trữ (lấy theo mục 2.10)
n
Wd = (0,785 ồ di2.li).1000 (lít)
i=1
Trong đó: di, li, đường kính và độ dài của từng loại ống dẫn (m)
Wd - chỉ tính cho trường hợp sử dụng hệ thống chữa cháy cố định
Nếu lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống tính được nhỏ hơn hoặc bằng 5% lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy thì không cộng thêm vào, nếu lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống tính được lớn hơn 5% lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy thì phải cộng thêm.
4. Tính lượng chất tạo bọt cần thiết dự trữ trong kho để chữa cháy:
CB
WCTB = Wdd (lít) [3-4]
100
Trong đó:
CB - Nồng độ chất tạo bọt trong dung dịch chất chữa cháy, (%)
5. Tính lượng nước cần thiết để pha chất tạo bọt thành dung dịch
CN
WN = Wdd (lít) [3-5]
100
Trong đó:
CN - Nồng độ nước trong dung dịch chất tạo bọt, (%)
6. Tính lưu lượng nước cần thiết để tưới mát bể bị cháy và tưới mát các bể lân cận:
n
qTM = Pc.J1 + 0,5 J2 ồ Pi , (l/s) [3-6]
i=1
Trong đó:
Pc - Chu vi bể bị cháy (m);
Pi - Chu vi bể lân cận bể bị cháy trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần đường kính bể bị cháy (m);
J1 - Cường độ phun nước tưới mát bể bị cháy (l/s.m);
J2 - Cường độ phun nước tưới mát bể lân cận (l/s.m);
(J1 và J2 lấy theo mục 2.12.1.)
7. Tính lượng nước cần thiết để tưới mát bể bị cháy và tưới mát bể lân cận:
WTM = qTM . t (lít) [3-7]
Trong đó:
- Thời gian tưới mát bể bị cháy và tưới mát bể lân cận (t = 3 giờ)
8. Tính lượng nước cần thiết dự trữ trong kho để chữa cháy:
Wn + WTM
WDT = , (m3) [3-8]
1000
Ghi chú: Tính lượng chất tạo bọt chữa cháy cho một kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải tính riêng cho từng trường hợp sau:
1. Trường hợp kho chứa nhiều loại sản phẩm dầu mỏ khác nhau
a. Đối với kho sử dụng chất tạo bọt bội số nở thấp:
- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 37,80C.
- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn hoặc bằng 37,80C.
So sánh hai kết quả tính, số lượng chất tạo bọt lớn hơn là số lượng chất tạo bọt cần chữa cháy cho kho.
b. Đối với kho sử dụng chất tạo bọt bội số nở trung bình:
- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 280C.
- Tính cho bể có đường kính lớn nhất chứa sản phẩm có nhiệt độ bắt cháy lớn hơn hoặc bằng 280C.
So sánh hai kết quả tính, số lượng chất tạo bọt lớn hơn là số lượng chất tạo bọt cần chữa cháy cho kho.
2. Trường hợp kho chỉ chứa 1 loại sản phẩm dầu mỏ: Khi sử dụng chất tạo bọt có bội số nở thấp, hoặc bội số nở trung bình thì chỉ tính cho bể có đường kính lớn nhất.
PHỤ LỤC 4
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHẤT CHỮA CHÁY
(Ban hành theo Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT/BTM-BCA)
1. Phương pháp kiểm tra chất lượng của chất bọt hoá học A-B:
1.1. Xác định độ nở của bọt:
Sau khi pha chất tạo bọt A và B, lấy dung dịch chất tạo bọt và ống đong có chia độ thể tích 1000 cm3 và lắc đều. Tỷ lệ giữa dung dịch chất A-B theo quy định sau:
- Bình bọt Trung Quốc: 1,5 cm3 chất A và 7 cm3 chất B.
- Bình bọt Nga: 4 cm3 chất A và 85 cm3 chất B.
Thể tích bọt tạo thành theo mức bọt cao nhất trong ống đong - tỷ lệ giữa thể tích của bọt và thể tích chất A-B ban đầu và độ nở của bọt.
Nếu bọt tạo thành dẻo, mịn, độ nở lớn hơn hoặc bằng 6 lần trở lên là chất tạo bọt tốt.
1.2. Xác định độ bền của bọt:
Chất tạo bọt hoá học được đánh giá là tốt, nếu thể tích bọt nhận được theo mục 1.1 sau 20 phút bị giảm không quá 20%.
1.3. Thời gian kiểm tra: 3 tháng 1 lần
2. Phương pháp kiểm tra chất tạo bọt hoà không khí:
2.1. Phương pháp lấy mẫu:
- Đối với chất tạo bọt nguyên chất: Mở 5% số bao bì (không dưới 2 bao trong 1 lô), lấy mẫu cho vào bình thuỷ tinh sạch.
- Đối với chất tạo bọt pha sẵn: Lấy mẫu chung của dung dịch trong bể chứa cho vào bình thuỷ tinh sạch.
Đậy nút kín và dán nhãn lên bình, trên nhãn ghi rõ số hiệu của lô chất tạo bọt và ngày tháng lẫy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
2.2. Xác định tỷ trọng:
Rót chất tạo bọt ở nhiệt độ 200C vào ống đong thuỷ tinh, đường kính ống không nhỏ hơn 5 cm. Sau đó nhẹ nhàng thả phù kế khô và sạch vào ống đong.
Sau khi phù kế ngừng dao động, đọc số chỉ của phù kế theo mép trên của mặt khum. Chất tạo bọt được coi là tốt theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Trường hợp xác định tỷ trọng không phải ở 200C thì phải tiến hành điều chỉnh theo phương pháp nội suy.
2.3. Xác định độ nhớt:
Xác định độ nhớt bằng các thiết bị tiêu chuẩn.
2.4. Xác định độ nở của bọt:
Lấy 100 cm3 dung dịch chất tạo bọt theo tỷ lệ % nước và chất tạo bọt được quy định cho từng loại, đổ vào ống chia độ 1000 cm3. Đậy nút kín và khuấy mạnh trong 30 giây (dùng máy có tốc độ lớn hơn 3000 vòng/phút). Tỷ lệ giữa thế tích bọt nhận được và thể tích dung dịch ban đầu là giá trị độ nở của bọt.
So sánh giá trị này với độ nở tiêu chuẩn của từng chất tạo bọt để đánh giá chất lượng của chất tạo bọt.
2.5. Xác định độ bền của bọt:
Độ bền của bọt xác định bằng thời gian, độ bền của bọt là khoảng thời gian thể tích bọt nhận được ở mục 2.4 giảm đi 50% thể tích ban đầu. So sánh thời gian đó với thời gian quy định để đánh giá chất lượng chất tạo bọt.
3. Phương pháp kiểm tra bình khí CO2 chữa cháy.
3.1. Kiểm tra trọng lượng:
Dùng cân chính xác (có độ sai số đến 10g) để cân bình. Trọng lượng cho phép của khí CO2 nén trong bình sau khi kiểm tra không được nhỏ hơn 20% trọng lượng khí CO2 nén ban đầu của loại bình đó; nếu nhỏ hơn phải nạp thêm.
3.2. Kiểm tra tình trạng thông suốt của vòi phun.
3.3. Thời gian kiểm tra: 3 tháng 1 lần.
4. Phương pháp kiểm tra bình bột chữa cháy.
4.1. Bình bột nén trực tiếp: 6 tháng 1 lần kiểm tra lượng khí qua áp kế (đối với loại có áp kế) hoặc cân (đối với loại không có áp kế), nếu nhỏ hơn giới hạn cho phép phải nạp thêm.
4.2. Bình có chai khí nén làm lực đẩy: 1 năm 1 lần kiểm tra chất lượng chất chữa cháy trong bình, kiểm tra lượng khí nén, các chốt hãm của lăng phun bột và tra dầu bôi trơn các bánh xe đẩy. Trường hợp khí đẩy CO2 trong chai giảm 20% so với trọng lượng ban đầu phải nạp bổ sung.
THE MINISTRY OF TRADE - | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 15/2001/TTLT-BTM-BCA | Hanoi, May 10, 2001 |
JOINT CIRCULAR
ON THE EQUIPMENT AND MANAGEMENT OF FIRE-FIGHTING MEANS IN DEPOTS OF MINERAL OILS AND MINERAL OIL PRODUCTS
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 237/TTg of April 19, 1996 on enhancing measures for fire prevention and fighting and in order to meet the requirements of the equipment and management of fire-fighting means in depots of mineral oils and mineral oil products.
The Ministry of Trade and the Ministry of Public Security hereby jointly provide for the equipment and management of fire-fighting means in depots of mineral oils and mineral oil products as follows:
1. GENERAL PROVISIONS
1.1. This Circular provides for the equipment and management of fire-fighting means, applicable to depots of mineral oils and mineral oil products in liquid form in the whole country, but not to liquefied gas (LPG) depots as well as mineral oils and mineral oil products depots, which are built in caves or on water surface.
1.2. The designing for construction, renovation, expansion and operation of depots of mineral oils and mineral oil products must be based on this Circular for calculation and equipment of fight-fighting means.
1.3. The terms used in this Circular shall be construed as follows:
1.3.1. Depots of mineral oils and mineral oil products mean establishments which receive, preserve, prepare and distribute mineral oils and their products in liquid form.
1.3.2. Fire-fighting system is a combination of technical equipment, formulating a specialized complete system for fire extinguishment.
1.3.3. Stationary fire-fighting system is a combination of specialized technical equipment, pipelines and fire-extinguishing agents used for fire extinguishment, which are fixed.
1.3.4. Semi-stationary fire-fighting system is a combination of specialized technical equipment, pipelines and fire-extinguishing agents used for fire extinguishment, part of which is fixed while the remainder shall be installed and connected when fire fighting is carried out.
1.3.5. Fire-extinguishing agents mean natural substances or compounds, which can break or extinguish fires (including: air- foaming agents, water, powder, chemical foam, inert gases...).
1.3.6. Foaming solution-ejection intensity means the amount of foaming solution ejected to a fire within a time unit over an area unit (l/s.m2).
1.3.7. Fire-fighting foam with low swelling multiple means the foam, which, when activated by technical equipment, has a swelling value below or equal to 20 times the initial volume of the foaming solution.
1.3.8. Fire-fighting foam with average swelling multiple means the foam, which, when activated by technical equipment, has a swelling value of more than 20 to 200 times the initial volume of the foaming solution.
1.3.9. Fire-fighting means include machinery, equipment, tools, chemicals and other support instruments used exclusively for fire fighting.
1.3.10. Primary fire-fighting means include fire fighting tools and facilities, which are equipped enough to extinguish newly-arising and small fires.
2. EQUIPMENT OF FIRE-FIGHTING MEANS
2.1. Depots of mineral oils and mineral oil products must be equipped with fire engines and fire pumps as follows:
2.1.1. Depots of mineral oils and mineral oil products with general capacity of over 50,000 m3must be equipped with at least 2 fire engines.
2.1.2. Depots of mineral oils and mineral oil products with general capacity of between 15,000 m3and 50,000 m3must be equipped with at least 1 fire engine and 1 mobile fire pump.
2.1.3. Depots of mineral oils and mineral oil products with general capacity of under 15,000 m3must be equipped with at least 1 mobile fire pump and 1 reserve pump with the same technical properties as the main one.
2.1.4. Fire engines and mobile fire pumps equipped for depots of mineral oils and mineral oil products must ensure the necessary flow and pressure and must have the properties to fight fires with water and foam.
2.2. Depots of mineral oils and mineral oil products must be equipped with primary fire-fighting means with the specific quantities and of the categories specified in Appendix 1 (not printed herein). Particularly for fire extinguishers, in addition to the quantity specified in Appendix 1, it is necessary to put in reserve a definite quantity of fire extinguishers of each category, which shall be calculated on the following principles:
- For a quantity of 5 fire extinguishers, 2 more in reserve are required;
- For a quantity of between 6 and 10 fire extinguishers, the reserve quantity shall be 2 + 1= 3;
- For a quantity of between 11 and 15 fire extinguishers, the reserve quantity shall be 3 + 1= 4;
- For a quantity of between 16 and 20 fire extinguishers, the reserve quantity shall be 4 + 1= 5;
The same method shall apply to the calculation of reserve fire extinguishers for the subsequent quantities.
2.3. Depots of mineral oils and mineral oil products must be equipped with stationary or semi-stationary fire-fighting system. The equipment of stationary or semi-stationary fire-fighting system shall depend on the tanks’ sizes and capacities, concretely as follows:
2.3.1. Cases where stationary fire-fighting system must be equipped:
- Aboveground tanks with the diameter of 18m or more;
- Aboveground tanks with the capacity of 2,000 m3or more;
- Aboveground tanks with the height of 15 m or more;
- Semi-subterranean tanks with the capacity of more than 4,000 m3.
2.3.2. Cases where semi-stationary fire-fighting system must be equipped:
- Aboveground tanks with the diameter of under 18m;
- Aboveground tanks with the capacity of between 400 m3and under 2,000 m3;
- Aboveground tanks with the height of between 6m and under 15 m;
- Semi-subterranean tanks with the diameter of under 18 m.
- Semi-subterranean tanks with the capacity of between 800 m3and 4,000 m3;
- Underground tanks with the capacity of 1,000 m3or more.
2.4. For cases where semi-stationary fire-fighting system must be equipped, at least the following equipment of the fire-fighting system must be fixed:
- For aboveground and semi-subterranean tanks: foaming devices, foaming solution pipelines and tank-wall cooling pipelines must be fixed to the tanks and run at least to the cock outside the embankment.
- For underground tanks: pumps, valve clusters, foaming agent containers (containing foaming solution), foam-mixing equipment, foaming solution pipelines and water pipelines to the cock outside the embankment must be fixed.
In addition to the above-mentioned minimum requirements, depending on the projects’ characteristics, other equipment of the fire-fighting system may also be considered for additional installation.
2.5. In a group of tanks, if the tanks are of different sizes, the designing of a fire-fighting system for such group must be based on the tank with the biggest size and top fire-fighting system must be equipped.
2.6. For tanks with the capacity of under 400 m3, the on-spot fire engines or fire pumps shall be used.
2.7. The selection and calculation of the quantity as well as determination of the category of foaming devices used for tank fire fighting must be based on the tanks’ diameters, types of mineral oil and mineral oil product contained therein. The technical properties of a number of foaming devices are specified in Appendix 2 (not printed herein); other foaming equipment with equivalent properties may also be used but must be permitted by the Fire Prevention and Fight Police Department.
2.8. The amounts of foaming agents, water for fire fighting and other fire-fighting means equipped at depots of mineral oils and mineral oil products shall be determined by the method prescribed in Appendix 3 (not printed herein).
2.9. The minimum ejection duration and foaming solution ejection intensity for tank fire fighting are prescribed as follows:
2.9.1. In cases where the foaming devices fixed onto the tank uses a foaming agent with average swelling multiple, the provisions in Table 1 shall apply.
Table 1
Ordinal number | Types of mineral oil and mineral oil product | Foaming solution ejection intensity (l/s.m2) | Ejection duration (minutes) |
1 | For mineral oils and mineral oil products with ignition temperature below or equal to 280C | 0.08 | 10 |
2 | For mineral oils and mineral oil products with ignition temperature higher than 280C | 0.05 | 10 |
2.9.2. In cases where the foaming devices fixed onto the tank uses a foaming agent with low swelling multiple, the provisions in Table 2 shall apply.
Table 2
Ordinal number | Types of mineral oil and mineral oil product | Foaming solution ejection intensity (l/s.m2) | Minimum ejection duration | |
|
|
| Foaming device installed by mode I | Foaming device installed by mode II |
1 | For mineral oils and mineral oil products with ignition temperature below 37.80C | 0.068 | 30 | 55 |
2 | For mineral oils and mineral oil products with ignition temperature of 37.80C93.30C | 0.068 | 20 | 30 |
3 | Crude oil | 0.068 | 30 | 55 |
of which:
- The foaming device installed by mode I of Table 2 is the one affixed with a foam runner to the surface of the liquid that prevents foam from sinking or stirring the liquids surface.
- The foaming device installed by mode II of Table 2 is the one affixed with a forefront apron to direct foam to a place from which it spreads on the liquid’s surface, which reduces the foam sinking and stir of the liquid’s surface.
2.9.3. In cases where the portable foaming device uses a foaming agent with average swelling multiple, the provisions in Table 1 shall apply. In cases where the portable foaming device uses a foaming agent with low swelling multiple, the provisions in Table 3 shall apply.
Table 3
Ordinal number | Minimum ejection duration | Foaming solution ejection intensity (l/s.m2) | Types of mineral oil and mineral oil product |
1 | For mineral oils and mineral oil products with ignition temperature below or equal to 37.80C | 0.108 | 65 |
2 | For mineral oils and mineral oil products with ignition temperature of between over 37.80C and 93.30C | 0.108 | 50 |
3 | Crude oil | 0.108 | 65 |
2.10. The coefficient (K) of foaming agent reserve used for fire fighting at depots of mineral oils and mineral oil products in liquid form is prescribed as follows:
- For foaming agent with average swelling multiple: K = 3.
- For foaming agent with low swelling multiple: K = 2.
2.11. At depots of mineral oils and mineral oil products, the solution pipelines and cooling water pipelines systems must be designed separately. For the stationary fire-fighting foam system using quantitative equipment with a separate foam pump independent from water pump, a reserve foam pump with capacity equivalent to that of the main one is required.
2.12. The intensity and duration of cooling a burning tank’s perimeter and half of perimeter of the surrounding tanks in a distance equal to or smaller than two times the diameter of the burning tank are prescribed as follows:
2.12.1. Cooling water intensity:
- For burning tank: 0.5 liter/second/1m of the tank’s perimeter.
- For surrounding tanks: 0.2 liter/second/1m of the tank’s perimeter.
For semi-subterranean tanks: the cooling water intensity shall be reduced by 50% as compared to the aboveground tanks.
2.12.2. The cooling water flow for underground tanks (including burning tanks and surrounding tanks), used concurrently to reduce temperature of the surrounding area and to cool the surface of the adjacent underground tanks as well as fire-fighters, is calculated as follows:
the- 10 liter/second, for tanks with 1,000 m capacity of 1003.
the- 20 liter/second, for tanks with 5,000 m capacity of 1,0013
the- 30 liter/second, for tanks with 30,000 m capacity of 5,0013.
the- 50 liter/second, for tanks with 50,000 m capacity of 30,0013.
2.12.3. The duration for calculation of cooling water volume for a burning tank and surrounding tanks must be at least 3 hours.
2.13. The volumes of water and foaming agent (for both fire fighting and reserve cooling) must always be adequate as required. In case of deficiency due to the loss or use, the immediate addition thereof is required. The duration for restoration of the reserve water volume shall be 48 hours at most; for places in short of water, the time for addition of the reserve water volume may be longer but must not exceed 96 hours; the duration for addition of the reserve foaming agent volume shall be 48 hours at most.
2.14. In specific cases where the equipment of fire-fighting means at depots of mineral oils and mineral oil products cannot be effected according to the provisions of this Circular, there must be other technical solutions, which must be consented in writing by the Fire Prevention and Fight Police Department.
3. MANAGEMENT OF FIRE-FIGHTING MEANS AT DEPOTS OF MINERAL OILS AND MINERAL OIL PRODUCTS
3.1. The agencies managing depots of mineral oils and mineral oil products shall have to:
- Organize, drill and inspect sections and individuals performing task of preserving and using fire-fighting means.
- Ensure the annual financial plan for adequate equipment and management of fire-fighting means.
3.2. Individuals and sections assigned the responsibility to preserve and use fire-fighting means shall have to organize the performance of the following tasks:
3.2.1. To regularly and periodically inspect the operation of fire-fighting system, ensuring that it is always in good order and ready for fire fighting.
3.2.2. At least once a year, to conduct all-round inspection and maintenance of the fire-fighting system with regard to the following equipment:
- To inspect the operational status and tightness of joints between the foaming device and tank wall as well as foaming nets;
- To inspect the operational status and tightness of ejectors.
- To inspect the tightness of ejectors, to repaint the rusty parts of the foaming agent containers;
- To inspect the attrition and deformation of water and solution pipelines;
- To inspect the filters’ rustiness;
- To inspect the tightness of joints, to check the leaks of valves;
- To inspect foaming agent or foaming solution;
- To inspect water source for fire fighting.
3.2.3. To organize the hydraulic testing to inspect the tightness and durability of the whole system of water and solution pipelines; the testing pressure shall be equal to 1.25 times the working pressure, and the inner side of the pipelines must be cleaned at least once every 3 years.
3.2.4. To use, maintain and repair fire engines and fire pumps as well as the accompanying appliances according to the general stipulations of the Ministry of Public Security.
3.2.5. To inspect the quantity, quality and place of installation of primary fire-fighting means, at least once a month; if the requirements are not satisfied, the timely addition and remedy are required.
3.2.6. To arrange fire extinguishers in dry and cool places where they can be easily spotted and taken, and to avoid:
- Placing them outdoor or where the temperature is higher than 550C;
- Letting safety valves and hoses be covered with dust;
- Letting hoses or nozzles be blocked;
- Letting A and B drugs be mixed with one another during their transportation and preservation.
- Letting hard objects strike on fire extinguishers and safety valves.
3.2.7. Upon warehousing fire-extinguishing agents, there must be technical documents and chemical test description, clearly stating the name of producing country, the code of goods lot, production agency, the weight of the goods lot, physio-chemical standards and use duration.
3.2.8 The time limit for inspection of quality of foaming agents and foaming solutions is prescribed as follows:
- For the already blended foaming agents: at least once every 6 months.
- For pure foaming agents: at least once a year.
The method of inspecting the quality of foaming agents and foaming solutions are prescribed in Appendix 4 (not printed herein).
3.3. If any loss, damage or poor quality of fire-fighting means is detected, the supplement or replacement thereof must be made in time.
3.4. The results of monthly, quarterly and yearly inspection of fire-fighting means must be recorded in writing and sent to the managing agency and kept on file at the concerned units.
4. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
4.1. The heads of depots of mineral oils and mineral oil products are tasked to:
- Strictly comply with the provisions of this Circular.
- Organize the training on fire prevention and fight knowledge and skills; on the management, preservation and use of fire-fighting means for their employees.
- Regularly inspect the implementation of the regime of managing and preserving fire-fighting means so as to bring into the fullest use their fire-fighting properties and efficiency.
4.2. The Fire Prevention and Fight Police Department exercising the function of State management over fire prevention and fighting shall have to guide, inspect, urge and organize the implementation of this Circular.
4.3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within the ambit of their respective powers, have to closely coordinate with the Ministry of Trade and the Ministry of Public Security in directing the implementation of this Circular.
4.4. All violations of the provisions of this Circular shall, depending on their seriousness, be handled strictly according to law provisions.
4.5. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Joint Circular No. 3053/TTLB of December 27, 1979 of the Ministry of Supplies and the Ministry of the Interior.
In the course of implementation, if any problem arises, it should be reported to the Ministry of Trade and the Ministry of Public Security for timely guidance and settlement.
FOR THE MINISTER OF TRADE | FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây