Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP
Cơ quan ban hành: | Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Đỗ Quang Trung; Nguyễn Mạnh Kiểm |
Ngày ban hành: | 08/03/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ XÂY DỰNG - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ
CHÍNH PHỦ
SỐ 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP NGÀY 08 THÁNG 03 NĂM 2002
HƯỚNG DẪN VỀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đô thị:
Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ 2 điều kiện:
1.1. Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập;
1.2. Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Là Trung tâm tổng hợp hoặc Trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: Vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
- Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ cở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 ng/km2.
- Đối với các trường hợp đặc biệt nêu tại Điều 14 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 72/2001/NĐ-CP) thì các tiêu chuẩn phân loại đô thị có thế thấp hơn.
2. Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị:
Khi lập đề án phân loại đô thị, cần xác định các yếu tố cấu thành một đô thị như sau:
2.1. Yếu tố 1: Chức năng của đô thị
Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm:
a.Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước:
Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia; đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căn cứ vào Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức ngăn tổng hợp về nhiều mặt như: Hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ mắt), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật v.v... Đô thị trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo: đô thị cảng v.v... Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh, nhưng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước;
Phương pháp đơn giản để xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thị trong một hệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hoá tính theo công thức sau:
CE |
= |
Eij Ni (1) ---- ---- Ej N |
Trong đó:
CE: Chỉ số chuyên môn hoá (nếu CE ³ 1 thì đô thị đó là trung tâm chuyên ngành của ngành i)
Eij: Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j;
Ej: Tổng số lao động các ngành làm việc ở đô thị j;
Ni: Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét.
N: Tổng số lao động trong hệ thống đô thị xét.
Trong trường hợp không có đủ số liệu để tính toán chỉ số chuyên môn hoá CE thì tính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch chung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của đô thị - trung tâm gồm:
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm không kể thu ngân sách của Trung ương trên địa bàn và ngân sách cấp trên cấp).
- Thu nhập bình quân đầu người GNP/ng/năm
- Cân đối thu, chi ngân sách (chi thường xuyên)
- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%)
- Mức tăng dân số trung bình hàng năm (%)
- Tỷ lệ các hộ nghèo (%)
2.2. Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động.
- Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: Công nghiệp, xây dựng, giao thông vậi tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối đánh bắt cá được tính là lao động phi nông nghiệp).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau:
K |
= |
Eo (2) ----- x 100 Et |
Trong đó:
K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%);
E0: Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn (người).
Et: Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn).
2.3. Yếu tố 3: Cơ cở hạ tầng đô thị
Cơ cở hạ tầng đô thị bao gồm:
+ Cơ cở hạ tầng xã hội: nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác.
+ Cơ cở hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị.
Cơ cở hạ tầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
Cơ cở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
- Các chỉ tiêu cơ cở hạ tầng của từng loại đô thị được xác định trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn trên cơ cở Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị được ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và theo các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2.4. Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị
- Quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân tạm trú trên sáu tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn;
Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn.
- Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thác sau
2 Nt x m
N0 = ------------- (3)
365
Trong đó:
N0: Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người):
Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người).
m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)
2.5. Yếu tố 5: Mật độ dân số
- Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ cở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
- Mật độ dân số được xác định theo công thức sau:
N
D = ---- (4)
S
Trong đó:
D: Mật độ dân số (người/km2)
N: Dân số đô thị (N = N1 + N0)
S: Diện tích đất đô thị (km2)
Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp.
3.Thành lập mới đô thị
3.1.Việc thành lập mới đô thị áp dụng đối với các trường hợp sau:
a. Một khu dân cư hoặc một đô thị mới được đầu tư xây dựng đã đảm bảo được các yếu tố cơ bản phân loại đô thị theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP;
b. Độ thị hình thành trên cơ cở tách, nhập, giải thể đô thị và các đơn vị hành chính có liên quan.
3.2. Trình tự thành lập mới đô thị:
Trình tự thành lập mới đô thị thực hiện theo các bước sau:
a. Bước 1: lập, xét duyệt, quy hoạch chung đô thị dự kiến thành lập mới.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu thành lập mới đô thị tổ chức lập quy hoạch chung đô thị dự kiến thành lập mới trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật.
b. Bước 2: Lập đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thoả thuận về việc xếp loại đô thị.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu thành lập mới đô thị tổ chức lập đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, trên cơ cở đó có văn bản thoả thuận về xếp loại đô thị dự kiến thành lập mới.
c. Bước 3: Lập hồ sơ đề án xin thành lập đô thị mới.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu xin thành lập mới đô thị có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề án trình Chính phủ (qua ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ để thẩm định) xem xét quyết định với nội dung như sau:
- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin Chính phủ cho thành lập mới đô thị;
- Đề án thành lập mới đô thị với nội dung sau:
+ Lý do và sự cần thiết thành lập mới đô thị;
+ Phân tích các yếu tố cơ bản phân loại đô thị;
+ Tóm tắt nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
+ Phương án tách, nhập, giải thể hoặc điều chỉnh địa giới hành chính và đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập mới đô thị bao gồm thuyết minh và hai bản đồ cùng một tỷ lệ được sao chụp từ bản đồ 364/CT có tỷ lệ 1/2000 đến 1/50.000" được lập theo Chỉ thị số 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, hoặc in ra từ "Bản đồ 364/CT" dạng số gồm: một bản đồ thể hiện đường địa giới hành chính hiện trạng của các đơn vị hành chính cấp xã (nếu là cấp huyện thì phải thể hiện thêm đường địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã); một bản đồ thể hiện đường địa giới hành chính dự kiến sẽ được thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới theo đề án trình;
+ Kiến nghị và tổ chức thực hiện;
+ Các bản vẽ, phụ lục và biểu bảng minh hoạ kèm theo;
- Các văn bản xét duyệt đề án thành lập mới đô thị có liên quan gồm:
+ Tờ trình Chính phủ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện;
+ Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
+ Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã;
+ Bản tổng hợp ý kiến nhân dân;
+ Ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh (Kiến trúc sư trưởng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại) và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Ý kiên thẩm định của Bộ Xây dựng về quy hoạch chung và tiêu chuẩn phân loại đô thị đối với trường hợp dự kiến là đô thị từ loại IV trở lên;
+ Ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương khác có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).
d. Bước 4: Quyết định công nhận loại đô thị thành lập mới.
Căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập mới đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có nhu cầu xin thành lập mới đô thị) có trách nhiệm chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ xin phân loại đô thị để quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị.
4. Phân chia khu vực nội thành, nội thị và vùng ngoại thành, ngoại thị
Thành phố được chia thành: nội thành và vùng ngoại thành. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực nội thành được chia thành quận và quận được chia thành phường; khu vực ngoại thành được chia thành huyện và huyện được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, trong thành phố trực thuộc Trung ương còn có thị xã. Đối với thành phố trực thuộc tỉnh, nội thành được chia thành phường và vùng ngoại thành được chia thành xã.
Thị xã được chia thành nội thị và vùng ngoại thị. Nội thị được chia thành phường và vùng ngoại thị được chia thành xã.
Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn.
5. Chức năng và quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị
5.1. Việc xác định và điều chỉnh ranh giới vùng ngoại thành, ngoại thị của các thành phố, thị xã phải căn cứ vào các chức năng và các yếu tố cơ bản hình thành vùng ngoại thành, ngoại thị được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô, loại đô thị và đặc điểm hiện trạng, điều kiện tự nhiên của các vùng kề cận, vùng ngoại thành, ngoại thị của một thành phố, thị xã không nhất thiết phải có đầy đủ tất cả các chức năng theo quy định.
5.2. Trên cơ cở rang giới vùng ngoại thành, ngoại thị được xác định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm xác định những vùng đất dự trữ để mở rộng và phát triển đô thị bố trí các trung tâm chuyên ngành, các cơ cở nghỉ ngơi, các khu tham quan du lịch, vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Quy hoạch xây dựng vùng ngoại thành, ngoại thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch chung xây dựng đô thị, nông thôn có liên quan, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và các quy định lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng của Nhà nước.
II. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
1. Trình tự, nội dung phân loại đô thị
Khi có nhu cầu xếp loại đô thị, nâng loại đô thị hoặc điều chỉnh loại đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu lập hồ sơ đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt:
1.1. Đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:
a. Trường hợp đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương thì Uỷ ban nhân dân thành phố giao cho cơ quan quản lý kiến trúc - quy hoạch thành phố chủ trì lập hồ sơ, đề án phân loại đô thị trình Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua đề án phân loại đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1,2 Điều 15 - Nghị định số 72/2001/NĐ-CP.
Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định công nhận loại đô thị.
b. Trường hợp đô thị là thành phố thuộc tỉnh, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân thành phố trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua bằng Nghị quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận loại đô thị.
1.2. Đối với các đô thị loại III và loại IV, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có nhu cầu xin xếp loại đô thị giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã hoặc huyện lập đề án phân loại đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án phân loại đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi quyết định công nhận loại đô thị.
1.3. Đối với các đô thị loại V, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, nơi có nhu cầu xếp loại đô thị lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua bằng Nghị quyết trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định công nhận loại đô thị.
1.4. Đối với các đô thị thành lập mới, việc công nhận phân loại đô thị được tiến hành sau khi đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo trình tự, nội dung nêu tại các mục 3.1, 3.2, khoản 3 Phần II Thông tư này.
Trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập mới đô thị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị phải kiểm tra, thẩm định các tiêu chuẩn phân loại đô thị và có ý kiến chính thức bằng văn bản về loại đô thị dự kiến xếp loại.
2. Phương pháp đánh giá, xếp loại đô thị
2.1. Căn cứ đánh giá và xếp loại đô thị
Việc đánh giá xếp loại đô thị phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại đô thị quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP; hiện trạng phát triển đô thị; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2.2. Phương pháp đánh giá, xếp loại đô thị
a. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Trên cơ cở hiện trạng các chỉ tiêu thuộc các yếu tố cơ bản đô thị, đối chiếu so sánh chúng với các chỉ tiêu tối thiểu quy định cho mỗi loại đô thị nêu tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, tiến hành đánh giá xếp loại cho đô thị theo nguyên tắc các yếu tố cấu thành đô thị xét xếp loại phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định.
Khi đánh giá nếu có một số chỉ tiêu cấu thành yếu tố phân loại đô thị thấp hơn 70% so với quy định, thì phải xem xét thêm triển vọng phát triển của đô thị đó trong nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu (giai đoạn 5 năm trước mắt) cùng với các biện pháp có tính khả thi cao, có khả năng khắc phục được những tồn tại, yếu kém của đô thị về các mặt đó để quyết định xếp loại.
b. Phương pháp tính điểm
- Việc đánh giá, xếp loại đô thị có thể được thực hiện theo phương pháp tính điểm. Tuỳ theo mức độ và tầm quan trọng khác nhau, các tiêu chuẩn phân loại đô thị được xác định một tỷ trọng tương ứng với số điểm để đánh giá, xếp loại đô thị;
+ Tiêu chuẩn 1: Chức năng đô thị chiếm tỷ trọng là 25% gồm 2 nhóm chỉ tiêu là vị trí (cấp quản lý hành chính, tính chất, phạm vi ảnh hưởng) và các chỉ tiêu kinh tế xã hội tương đương 25 điểm.
+ Tiêu chuẩn 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 20%, tương đương 20 điểm;
+ Tiêu chuẩn 3: Cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật chiếm tỷ trọng 30% tương đương 30 điểm.
+ Tiêu chuẩn 4: Quy mô dân số đô thị chiếm tỷ trọng 15%, tương đương 15 điểm.
+ Tiêu chuẩn 5: Mật độ dân cư chiếm tỷ trọng 10%, tương đương 10 điểm.
- Các yếu tố, chỉ tiêu chi tiết thuộc các nhóm tiêu chuẩn trên cũng được quy về các thang điểm. Như vậy, tổng cộng số điểm cao nhất là 100 điểm. Trường hợp đô thị chỉ đạt được các chỉ tiêu tối thiểu so với quy định, thì tổng số điểm là 70. Như vậy, khi đánh giá xếp loại một đô thị, nếu như đô thị đó có các yếu tố đạt được từ 70 điểm trở lên thì có thể được xét công nhận là loại đô thị dự kiến.
- Để thuận tiện cho việc đánh giá xếp loại đô thị, các cơ quan lập, thẩm định đề án có thể sử dụng phương pháp đánh giá riêng biệt theo từng yếu tố trên cơ cở các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trước khi đánh giá tổng hợp các yếu tố phân loại đô thị.
3. Hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị
Hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị gồm:
3.1. Phần thuyết minh
a. Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phân loại đô thị.
b. Đề án phân loại đô thị với những nội dung chủ yếu sau:
- Lý do và sự cần thiết phải xếp loại đô thị;
- Khái quát quá trình lịch sử;
- Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và cơ cở phân loại đô thị;
- Tóm tắt quy hoạch chung đô thị, trong đó trình bày chi tiết nội dung Quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 năm) và các biện pháp khắc phục các tồn tại, yếu kém.
- Tổng hợp các chi tiêu phân loại đô thị;
- Kiến nghị, tổ chức thực hiện.
3.2. Các bản vẽ thu nhỏ gồm:
- Sơ đồ vị trí đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bản đồ hiện trạng xây dựng và địa giới hành chính của đô thị.
- Bản đồ địa định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020.
- Bản đồ quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 năm)
- Các Phụ lục, biểu bảng minh hoạ.
3.3. Các văn bản có liên quan đến quá trình xét duyệt đề án phân loại đô thị;
- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã; hoặc của Uỷ ban nhân dân huyện đối với trường hợp đô thị là thị trấn.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đề án phân loại đô thị.
- Ý kiến của cơ quan thẩm định đề án.
- Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).
3.4. Một băng video hoặc đĩa hình về tình hình phát triển đô thị xin xếp loại (khoảng 30 phút).
III. CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
1. Tiêu chuẩn xác định cấp quản lý đô thị
1.1. Thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước.
1.2. Thành phố trực thuộc tỉnh phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc loại III. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh.
1.3. Thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III hoặc loại IV. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.4. Thị trấn thuộc huyện phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch xây dựng vùng huyện.
2. Trình tự, nội dung xác định cấp quản lý đô thị
Khi có nhu cầu xác định, nâng hoặc điều chỉnh cấp quản lý đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2.1. Đối với việc nâng cấp thành phố trực thuộc tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương thì trình tự, nội dung xác định cấp quản lý được tiến hành như sau:
a. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án xin xác định cấp quản lý đô thị;
b. Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án xác định cấp quản lý đô thị bằng nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
c. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ tổ chức thẩm định đề án trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
2.2. Đối với việc nâng cấp đô thị lên thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc lên thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và nâng cấp khu dân cư lên thị trấn thuộc huyện, việc xác định cấp quản lý được tiến hành như sau:
a. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã thuộc tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện đối với các thị trấn, khu dân cư thuộc huyện lập hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Chính phủ.
c. Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ tổ chức thẩm định đề án trình Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị
Hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị gồm:
3.1. Phần thuyết minh:
a. Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin nâng cấp quản lý của đô thị.
b. Luận chứng cơ cở xác định cấp quản lý đô thị với những nội dung chủ yếu sau:
- Lý do và sự cần thiết phải xác định cấp quản lý đô thị;
- Quá trình lịch sử và hiện trạng cấp quản lý đô thị;
- Cơ cở xác định cấp quản lý đô thị, trong đó phải luận chứng đầy đủ các căn cứ để xét cấp quản lý đô thị quy định tại khoản 1, Điều 16, Nghị định số 72/2001/NĐ-CP
3.2. Các bản vẽ thu nhỏ gồm:
- Sơ đồ vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bản đồ hiện trạng địa giới hành chính của đô thị;
- Bản đồ phân vạch địa giới hành chính của đô thị sau khi được nâng cấp;
- Các phụ lục, bảng biểu minh hoạ.
3.3. Các văn bản có liên quan đến quá trình xét duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị;
- Quyết định công nhận loại đô thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp là đô thị mới, thì phải có văn bản thoả thuận tiêu chuẩn phân loại đô thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã; trường hợp là thị trấn thì có tờ trình của Uỷ ban nhân dân huyện;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan thông qua đề án xác định cấp quản lý đô thị;
- Ý kiến thẩm định của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc phân loại đô thị, xác định cấp quản lý đô thị thuộc địa phương phụ trách.
2. Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Xây dựng, Trưởng ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã thuộc tỉnh và huyện thực hiện các quy định của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành có liên quan gửi ý kiến về Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ đề nghiên cứu giải quyết.
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
02/2002/TTLT-BXD-TCCP
ngày 08/03/2002, của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ)
Bảng 1: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố chức năng - 25 điểm
Bảng 1.1: Đánh giá theo chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị - 10 điểm
STT |
Loại đô thị |
Chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng |
Điểm |
1 |
Đặc biệt |
Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia |
10 |
|
|
Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia |
7 |
2 |
I |
Thành phố trực thuộc Trung ương, Đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia |
10 |
|
|
Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng |
7 |
3 |
II |
Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và trung tâm tổng hợp cấp vùng |
10 |
|
|
Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh |
7 |
4 |
III |
Thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh |
10 |
|
|
Thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh |
7 |
5 |
IV |
Thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh |
10 |
|
|
Thị xã thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh hoặc thị trấn trung tâm tổng hợp của huyện và trung tâm chuyên ngành của tỉnh |
7 |
6 |
V |
Thị xã thuộc tỉnh, thị trấn huyện lỵ thuộc huyện và là trung tâm tổng hợp cấp huyện |
10 |
|
|
Thị trấn thuộc huyện, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp huyện và trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng |
7 |
Bảng 1.2: Đáng giá theo chỉ tiêu kinh tế - xã hội - 15 điểm
|
Loại đô thị Chỉ tiêu |
Đặc biệt |
I |
II |
II |
IV |
V |
Điểm |
1 |
Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm) |
>1000 |
500 |
³100 tỷ |
40 tỷ |
³ 20 tỷ |
10 tỷ |
3 |
|
|
700 |
350 |
70 tỷ |
28 tỷ |
14 tỷ |
7 tỷ |
2,1 |
2 |
Thu nhập bình quân đầu người năm USD/ng |
>1000 |
900 |
600 |
500 |
400 |
³ 300 |
3 |
|
|
700 |
630 |
420 |
350 |
280 |
210 |
2,1 |
3 |
Cân đối thu chi ngân sách (chi thường xuyên) |
Cân đối dư |
Cân đối dư |
Cân đối dư |
Cân đối dư |
Cân đối dư |
Cân đối đủ hoặc dư |
2 |
|
|
Cân đối đủ |
Cân đối đủ |
Cân đối đủ |
Cân đối đủ |
Cân đối thiếu < 20% |
Cân đối thiếu < 30% |
1,4 |
4 |
Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%) |
Trên 10% |
9% |
7% |
6% |
5% |
4% |
3 |
|
|
Trên 7% |
6,3% |
4,9% |
4,2% |
3,5% |
2,8% |
2,1 |
5 |
Tỷ lệ các hộ nghèo (%) |
Dưới 7% |
Dưới 9% |
Dưới 10% |
Dưới 12% |
Dưới 15% |
Dưới 17% |
2 |
|
|
Dưới 10% |
Dưới 13% |
Dưới 15% |
Dưới 17% |
Dưới 20% |
Dưới 25% |
1,4 |
6 |
Mức tăng dân số hàng năm (%), trong đó mức tăng dân số tự nhiên phải đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hoá phát triển dân số của mỗi địa phương |
Trên 2,2% |
Trên 2,0% |
Trên 1,8% |
Trên 1,6% |
Trên 1,4% |
Trên 1,2% |
1,4 |
|
|
Trên 1,5% |
Trên 1,4% |
Trên 1,2% |
Trên 1,1% |
Trên 1,0% |
Trên 0,9% |
1,4 |
Bảng 2: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động - 20 điểm
TT |
Điểm |
Chỉ tiêu lao động nông nghiệp % |
||||||
|
Loại đô thị |
65 |
70 |
75 |
80 |
85 |
90 |
100 |
1 |
Đặc biệt |
|
|
|
|
|
14 |
20 |
2 |
I |
|
|
|
|
14 |
20 |
20 |
3 |
II |
|
|
|
14 |
20 |
20 |
20 |
4 |
III |
|
|
14 |
20 |
20 |
20 |
20 |
5 |
IV |
|
14 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
6 |
V |
14 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
Bảng 3.1: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố cơ cở hạ tầng - 30 điểm
TT |
Các chỉ tiêu |
Thang điểm |
Điểm |
Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại đô thị |
|
1 |
Nhà ở |
5 |
A |
5,0 |
A. Đạt được hoặc vượt các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành các loại đô thị |
|
|
|
B |
3,5 |
nt |
2 |
Công trình cộng cộng |
4 |
A |
4,0 |
nt |
|
|
|
B |
2,8 |
nt |
3 |
Giao thông |
5 |
A |
5,0 |
nt |
|
|
|
B |
3,5 |
nt |
4 |
Cấp nước |
4 |
A |
4,0 |
nt |
|
|
|
B |
2,8 |
nt |
5 |
Cấp điện, chiếu sáng |
3 |
A |
3,0 |
B. Đạt mức tối thiểu bằng 70% so với quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành các loại đô thị |
|
|
|
B |
2,1 |
nt |
6 |
Thoát nước mưa, nước bẩn |
4 |
A |
4,0 |
nt |
|
|
|
B |
2,8 |
nt |
7 |
Thông tin Bưu điện |
2 |
A |
2,0 |
nt |
|
|
|
B |
1,4 |
nt |
8 |
Vệ sinh môi trường đô thị |
3 |
A |
3,0 |
nt |
|
|
|
B |
2,1 |
nt |
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu về nhà ở và công trình công cộng
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Đô thị |
|||||
|
|
|
Đ. biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Diện tích xây dựng nhà ở |
m2 sàn/ng |
10 |
10 |
10 |
12 |
12 |
12 |
2 |
Tỷ lệ nhà ở kiên cố so với tổng quỹ nhà |
% |
Trên 60 |
60 |
60 |
40 |
40 |
30 |
3 |
Đất xây dựng công trình cộng cộng cấp khu ở |
m2/ng |
1,5-2,0 |
1,5-2,0 |
1,5-2,0 |
1-1,5 |
1-1,5 |
1-1,5 |
4 |
Chỉ tiêu đát dân dụng |
m2/ng |
54-61 |
54-61 |
54-61 |
61-78 |
61-78 |
>80 |
5 |
Đất xây dựng công trình phục vụ cộng cộng cấp đô thị |
m2/ng |
4-5 |
4-5 |
4-5 |
3-5 |
3-4 |
3-3,5 |
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về giao thông
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Đô thị |
|||||
|
|
|
Đ.biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Đầu mối giao thông |
Cấp |
Quốc tế; Quốc gia
|
Quốc tế; Quốc gia |
Quốc gia, Vùng |
Vùng; Tỉnh |
Tỉnh; tiểu vùng |
Tiểu vùng |
2 |
Tỷ lệ Giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị |
% |
24-26 |
23-25 |
21-23 |
18-20 |
16-18 |
16-18 |
3 |
Mật độ đường chính (đường rải nhựa) |
Km/ km2 |
4,5-5 |
4,5-5 |
4,5-5 |
3,5-4 |
3,5-4 |
3-3,5 |
4 |
Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tối thiểu |
% |
10 |
6 |
4 |
2 |
0 |
0 |
Bảng 3.4: Chỉ tiêu cấp nước
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Loại đô thị |
|||||
|
|
|
Đ.biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt |
Lít/ng/ngày |
150 |
120 |
100 |
80 |
80 |
80 |
2 |
Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch |
% |
80 |
80 |
70 |
70 |
60 |
50 |
Bảng 3.5: Chỉ tiêu thoát nước
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Loại đô thị |
|||||
|
|
|
Đ.biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Mật độ đường ống thoát nước chính |
Km/km2 |
4,5-5 |
4,5-5 |
4,5-5 |
3,5-4 |
3,5-4 |
3-3,5 |
2 |
Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý |
% |
80 |
80 |
60 |
60 |
30 |
20 |
Bảng 3.6: Chỉ tiêu về cấp điện và chiếu sáng đô thị
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Loại đô thị |
|||||
|
|
|
Đ.biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt |
Kwh/ng/năm |
>1000 |
1000 |
700 |
700 |
350 |
250 |
2 |
Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng |
% |
100 |
100 |
95 |
90 |
85 |
80 |
Bảng 3.7: Chỉ tiêu về thông tin và bưu điện
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Loại đô thị |
|||||
|
|
|
Đ.biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Bình quân số máy trên số dân |
máy/100 ng |
10 |
8 |
8 |
6 |
6 |
4 |
Bảng 3.8: Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Loại đô thị |
|||||
|
|
|
Đ.biệt |
I |
II |
III |
IV |
V |
1 |
Đất cây xanh toàn đô thị |
m2/người |
>15 |
>10 |
>10 |
>10 |
7-10 |
7 |
2 |
Đất cây xanh công cộng (trong khu dân dụng) |
m2/ng |
8 |
8 |
7 |
7 |
7 |
4 |
3 |
Tỷ lệ rác và chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng công nghệ thích hợp |
% |
100 |
90 |
90 |
90 |
80 |
65 |
Bảng 4: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố quy mô dân số đô thị - 15 điểm
TT |
Điểm |
Quy mô dân số đô thị - 1000 người |
||||||
|
Loại đô thị |
4 |
50 |
100 |
250 |
500 |
1500 |
>1500 |
1 |
Đặc biệt |
|
|
|
|
|
10 |
15 |
2 |
I |
|
|
|
|
10 |
15 |
15 |
3 |
II |
|
|
|
10 |
15 |
15 |
15 |
4 |
III |
|
|
10 |
15 |
15 |
15 |
15 |
5 |
IV |
|
10 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
6 |
V |
10 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
Bảng 5: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố mật độ dân số đô thị - 10 điểm
TT |
Điểm |
Đơn vị ng/km2 |
||||||
|
Loại đô thị |
4000 |
6000 |
8000 |
10000 |
12000 |
15000 |
>15000 |
1 |
Đặc biệt |
|
|
|
|
|
7 |
10 |
2 |
I |
|
|
|
|
7 |
10 |
10 |
3 |
II |
|
|
|
7 |
10 |
10 |
10 |
4 |
III |
|
|
7 |
10 |
10 |
10 |
10 |
5 |
IV |
|
7 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
6 |
V |
7 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
Bảng 6: Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị.
TT |
Các yếu tố |
Đơn vị |
Thang điểm |
Các chỉ tiêu |
Tổng số điểm |
||
|
|
|
|
Hiện trạng |
QHXD |
|
|
1 |
Chức năng |
|
25 |
|
|
17-25 |
|
2 |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
% |
25 |
|
|
15-20 |
|
3 |
Cơ cở hạ tầng |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.1. Nhà ở |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.2. Công trình công cộng |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.3. Giao thông |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.4. Cấp nước |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.5. Cấp điện, chiếu sáng |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.6. Thoát nước |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.7. Thông tin liên lạc |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
|
3.8. VSMT đô thị |
|
30 |
|
|
21-30 |
|
4 |
Dân số |
người |
15 |
|
|
10-15 |
|
5 |
Mật độ dân số |
ng/km2 |
10 |
|
|
7-10 |
|
|
Tổng cộng |
|
100 |
|
|
70-100 |
|
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION - THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 02/2002/TTLT/BXD-BTCCBCP | Hanoi, March 08, 2002 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE CLASSIFICATION OF URBAN CENTERS AND URBAN MANAGEMENT LEVELS
Pursuant to the Government s Decree No.15/CP of March 4, 1994 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government s Decree No.181/CP of November 9, 1994 defining the functions, tasks and organizational structure of the Government Commission for Organization and Personnel;
Pursuant to the Government s Decree No.72/2001/ND-CP of October 5, 2001 on the classification of urban centers and urban management levels;
The Ministry of Construction and the Government Commission for Organization and Personnel hereby jointly provide guidance on the classification of urban centers and urban management levels as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Urban centers
An urban center is a concentrated population quarter fully meeting the two following conditions:
1.1. Regarding the management level, it is a city, provincial town or district township founded by decision of the competent State agency;
1.2. Regarding the development level, it must satisfy the following criteria:
- Being a general center or specialized center, playing the role of promoting socio-economic development of the whole country or a certain territorial region such as an inter-provincial region, a provincial region, a centrally-run city or a region inside a province or centrally-run city; a district region or sub- region in a district;
- For an inner city, inner town or township, the non-agricultural labor must represent at least 65% of the total labor force; the infrastructures in service of population’s activities must be up to at least 70% of the standards and norms of construction planning design prescribed for each type of urban centers; the population must be at least 4,000 people and the population density must be at least 2,000 people/km2.
- For special cases mentioned in Article 14 of the Government s Decree No.72/2001/ND-CP of October 5, 2001 on the classification of urban centers and urban management levels (hereafter called Decree No. 72/2001/ND-CP for short), the urban center-classification criteria may be lower.
2. Basic factors for urban center classification
When elaborating an urban center-classification scheme, it is necessary to determine the component factors of an urban center as follows:
2.1. Factor 1: Function of the urban center
The criteria reflecting functions of an urban center include:
- The position of the urban center in the country’s urban system depends on the management level and sphere of influence of that urban center, which may be a national-level center, regional-level (inter-provincial) center, provincial-level center, district-level center or sub-regional-level center (within a district) as determined on the basis of the Prime Minister s Decision No. 10/1998/QD-TTg of January 23, 1998 ratifying the overall planning orientations for Vietnam’s urban development till 2020 and the overall planning on development of the systems of urban centers and rural population quarters in the provinces and centrally-run cities approved by the competent State agencies.
- Besides, depending on its nature, an urban center may be a general center or specialized center of a system of urban centers. An urban center shall be a general center when it has a general function covering different aspects such as administrative-political, security and defense, economic (industrial, service, tourist and vacation), training, research, scientific and technical aspects. An urban center shall be a specialized center when some of its functions are more prominent than the others and decisive to its nature such as the industrial, vacation, tourist, scientific research and training or seaport... center. In fact, an urban center being the general center of a provincial system of urban centers may only be the specialized center of an inter-provincial or national system of urban centers.
The simple method to determine the specialized or general nature of an urban center in a system of urban centers shall be based on the specialization index to be calculated according to the following formula:
Eij Ni
CE = -----------
Ej N
In which:
CE is the specialization index ( 1, such urban center shall be the specialized center of branch i)CE
Eij is the number of laborers of branch i working in the urban center j;
Ej is the total number of laborers of all branches working in the urban center j;
Ni is the total number of laborers of branch i in the concerned system of urban centers.
N is the total number of laborers in the concerned system of urban centers.
In case of insufficient data for calculation of CE specialization index, the urban center’s nature may be determined according to the general planning blueprint already approved by the competent State agency.
The principal socio-economic criteria of a central urban center include:
- The total budget revenue in the area (VND billion/year, excluding the central budget revenue in the area and the budget allocated by the superior level)
- The average per-capita income- GNP/person/year
- The budget revenue-expenditure balance (regular expenditures)
- The annual average economic growth rate (%)
- The annual average population growth rate (%)
- The percentage of poor households (%).
2.2. Factor 2: The non-agricultural labor percentage in the total labor force.
- Non-agricultural labor of an urban center is the labor in the inner city, inner town or township belonging to different national economic branches such as industry, construction, communication and transport, post, trade, provision of supplies, public services, tourism, sciences, education, culture, arts, healthcare, insurance, sports, finance, credit, banking, State management, and other labor not belonging to agricultural production, forestry and fishery (salt-makers and fishermen are also considered non-agricultural labor).
- The non-agricultural labor percentage of an urban center shall be calculated according to the following formula:
E0
K = ---------- x 100
In which:
K is the non-agricultural labor percentage of the urban center (%);
E0 is the number of non-agricultural laborers in the inner city, inner town or township (persons);
2.3. Factor 3: Urban infrastructures
- Urban infrastructures include:
+ Social infrastructure: dwelling houses; commercial service, public, food and drink catering, convalescent, medical, cultural, educational, training, scientific research, physical training and sport facilities; green parks and other works in service of public interests.
+ Technical infrastructure: traffic, water supply, water drainage, electricity supply and lighting, communication, urban sanitation and environment.
The urban infrastructures shall be assessed as being synchronous when all types of social and technical infrastructures are built but each type must be up to at least 70% of the standards prescribed in the Regulation on urban construction planning design.
The urban infrastructures shall be assessed as being comprehensive when all types of social and technical infrastructures are built but each type must be up to at least 90% of the standards prescribed in the Regulation on urban construction planning design.
- The infrastructure criteria of each urban center category shall be determined for the inner cities, inner towns and townships on the basis of the Regulation on urban construction planning design, issued together with Decision No.682/BXD-CSXD of December 14, 1996 and according to tables 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 and 3.8 of the Appendix issued together with this Circular (not printed herein).
2.4. Factor 4: Urban population size
- The urban population size (N) shall cover the number of permanent residents (N1) and the number of temporary residents staying for more than 6 months (N0) in inner cities, inner towns and townships.
For centrally-run cities, the urban population shall include the population of inner cities, attached inner towns (if any) and townships.
- The temporary residents constituting part of urban population shall be calculated according to the following formula:
2 365
In which:
N0 is the number of temporary residents constituting part of urban population (persons);
2.5. Factor 5: Population density
- Population density is the criterion reflecting the urban population concentration, which shall be determined on the basis of the urban population size and urban land area.
- The population density shall be determined according to the following formula:
N
D = -----------
S
In which;
D is the population density (persons/km2)
N is the urban population (N = N1 + N0)
S is the urban land area (km2)
Urban land means the land in inner cities and inner towns. For district townships, the urban land area shall be determined within the construction land area limit, not covering the agricultural land area.
3. Founding of new urban centers
3.1. The founding of new urban centers shall apply to the following cases:
a/ A population quarter or newly-invested and -built urban center ensures the basic factors of urban center classification as prescribed in Article 2 of Decree No.72/2001/ND-CP.
3.2. Order of founding new urban centers:
The order of founding a new urban center shall comply with the following steps:
The People’s Committee of the province or centrally-run city that wishes to found a new urban center shall organize the elaboration of the general planning of the projected urban center and submit it to the competent State agency for consideration and approval according to law provisions.
The People s Committee of the province or centrally-run that wishes to found a new urban center shall organize the elaboration of the urban center- classification scheme and submit it to the competent State agency for appraisal, thereby making a written agreement on the grading of the to be-founded urban center.
The People s Committee of the province or centrally-run city that wishes to found a new urban center shall have to organize the compilation of a scheme dossier to be submitted to the Government (through the Government Commission for Organization and Personnel for appraisal) for consideration and decision, with the following contents:
- The report of the People s Committee of the province or centrally-run city asking the Government to permit the setting up of the urban center;
- The urban center-founding scheme with the following contents:
+ Reasons for and necessity of the founding of a new urban center;
+ Analysis of basic factors of the urban center classification;
+ Brief contents of the general planning on urban construction already approved by the competent State agency;
+ Plan on separation, merger, dissolution or adjustment of administrative boundaries and administrative units related to the founding of a new urban center, including the explanations and two maps of the same scale to be copied from "map 364/CT of 1/2,000 scale to 1/50,000 scale", which was drawn up under Directive No.364/CT of November 6, 1991 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) on the settlement of land disputes related to administrative boundaries, or printed from "map 364/CT" in digital form, including: one map showing the current administrative boundaries of the commune-level administrative units (for district-level urban centers, the administrative boundaries of the commune-level administrative units must also be reflected); and another describing the to be-founded, -merged, -divided or re-delimited administrative boundaries according to the submitted scheme;
+ Proposals and organization of implementation;
+ Illustrative drawings, appendixes and tables enclosed therewith;
- The relevant documents for consideration and approval of the urban center -founding scheme include:
+ The provincial-level People s Committee s report to the Government;
+ Resolution(s) and excerpt(s) of the minutes of meeting(s) of the provincial-level People s Council;
+ The district-level People s Committee s report to the provincial-level People s Committee;
+ Resolution(s) and excerpts of the minutes of meeting(s) of the district-level People s Council;
+ The commune-level People s Committee s report to the district-level People s Committee.
+ Resolution(s) and excerpts of the minutes of meeting(s) of the commune-level People s Council;
+ Sum-up of people s opinions;
+ Appraisal opinions of the provincial-level architecture and planning management agency (chief architect for Hanoi and Ho Chi Minh City; provincial/municipal Construction Services for the provinces and remaining centrally-run cities) and the provincial/municipal Administration’s Organization Committees;
+ Appraisal opinions of the Construction Ministry regarding the general planning and urban center-classification criteria, for projected urban centers of grade IV or higher;
+ Opinions of other relevant ministries and centrally-run branches (if they are deemed necessary).
On the basis of the competent State agency’s decision on the setting up of the urban center, the People’s Committee of the province or centrally-run city (that wishes to found a new urban center) shall have to direct the completion of a dossier of application for urban center classification in order to decide according to its competence or submit to the competent State agency for decision the recognition of the urban center’s grade.
4. Division of inner cities, inner towns as well as suburbs and outskirts
Cities are divided into inner cities and suburbs. For the centrally-run cities, their inner areas shall be divided into urban districts which shall be further divided into wards; suburbs shall be divided into rural districts which shall be further divided into communes and district townships. Besides, centrally-run cities may also have towns. For the provincial cities, their inner areas shall be divided into wards while suburbs shall be divided into communes.
Provincial capitals shall be divided into inner towns and outskirts. Inner towns shall be further divided into wards while outskirts- into communes.
District townships shall not have their outlying areas.
5. Functions and sizes of suburbs and outskirts
5.1. The determination and delimitation of suburbs and outskirts of cities and towns must be based on the functions, and basic factors for the creation, of those suburbs and outskirts as prescribed in Clause 1, Article 7 of Decree No.72/2001/ND-CP and must be decided by competent State agencies.
Depending on the urban center’s nature, size and grade as well as the current characteristics and natural conditions of its adjacent areas, suburbs and outskirts of a city or town is not necessary to have all functions as prescribed.
5.2. On the basis of the already determined boundaries of suburbs and outskirts, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to organize the compilation, consideration and approval of suburban and outskirts construction plannings, aiming to determine the land areas reserved for urban expansion and development, the arrangement of specialized centers, convalescent establishments, tourist resorts, greenery belts and forest parks for environmental protection and ecological balance.
The suburban and outskirts construction plannings must accord with the overall plannings for socio-economic development of the provinces and centrally-run cities, the general plannings on construction of related urban centers and rural areas, ensuring the compliance with the State’s norms, criteria, rules and regulations on elaboration, construction and approval of construction plannings.
II. CLASSIFICATION OF URBAN CENTERS
1. Order and contents of urban center classification
When there appears a demand for urban center grading, upgrading or regarding, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall organize the study and compilation of urban center-classification scheme dossiers and submit them to the competent State agencies for consideration and approval:
1.1. For special-grade, grade-I and grade-II urban centers, the urban center classification shall be conducted as follows:
a/ For urban centers being centrally-run cities, the municipal People s Committees shall assign the municipal architecture-planning management agencies to assume the prime responsibility in elaborating the urban center- classification dossiers and schemes and submitting them to the People s Committees of the centrally-run cities.
The People s Committees of the centrally-run cities shall consider and submit to the municipal People’s Councils for approval the urban center-classification schemes by resolutions before they are submitted to the Government or the Prime Minister according to the provisions in Clauses 1 and 2, Article 15 of Decree No.72/2001/ND-CP.
The Ministry of Construction shall organize the appraisal of urban center- classification schemes before submitting them to the Government or the Prime Minister for consideration and decision of the recognition of urban centers grades.
b/ In cases where urban centers are the provincial cities, the provincial People s Committees shall assign the municipal People s Committees to compile dossiers submitting the urban center-classification schemes to the People s Councils of the same level for approval before they are submitted to the provincial People s Committees.
The provincial-level architecture-planning management agencies shall organize the appraisal of urban center-classification schemes and provide guidance to the municipal People s Committees before submitting them to the provincial People s Committees.
The provincial People s Committees shall consider and submit the schemes to the provincial People s Councils for approval by resolutions before they are submitted to the Prime Minister.
The Ministry of Construction shall organize the appraisal of the schemes before submitting them to the Prime Minister for consideration and decision of the recognition of urban centers grades.
1.2. For grade-III and grade -IV urban centers, the urban center classification shall be conducted as follows:
The People s Committees of the provinces or centrally-run cities that apply for the grading of urban centers shall assign the town or district People s Committees to elaborate the urban center-classification schemes and submit them to the People s Councils of the same level for approval before they are submitted to the People s Committees of the provinces or centrally-run cities.
The provincial-level architecture-planning management agencies shall organize the appraisal of urban center-classification schemes before submitting them to the People s Committees of the provinces or centrally-run cities.
The People s Committees of the provinces or centrally-run cities shall consider and submit to the People s Councils of the same level for approval the urban center-classification schemes by resolutions before they are submitted to the Ministry of Construction.
The Ministry of Construction shall organize the scheme appraisal before deciding on the recognition of urban centers grades.
1.3. For grade-V urban centers, the urban center classification shall be conducted as follows:
The People s Committees of the provinces or centrally-run cities shall assign the People s Committees of the districts where urban centers are to be graded to compile and submit dossiers on urban center-classification schemes to the district People s Councils for approval by resolutions before they are submitted to the People s Committees of the provinces or centrally-run cities.
The provincial-level architecture-planning management agencies shall organize the appraisal of urban center-classification schemes and submit them to the People s Committees of the provinces or centrally-run cities for consideration of and decision on the recognition of urban centers grades.
1.4. For newly-founded urban centers, the recognition of their grades shall be conducted after they are founded by decisions of the competent State agencies according to the order and contents defined in Items 3.1 and 3.2, Clause 3, Part II of this Circular.
Before submitting to the competent State agencies for decision the founding of new urban centers, the State agencies competent to decide on the recognition of urban centers grades shall have to examine and evaluate the urban center- classification criteria and give their official written opinions on the grades of the projected urban centers.
2. Methods of urban center evaluation and grading
2.1. Grounds for urban center evaluation and grading
The evaluation and grading of urban centers must be based on the urban center-classification criteria prescribed in Decree No.72/2001/ND-CP; the current state of urban development; the overall planning on socio-economic development of the provinces, centrally-run cities and districts; the general planning on urban center construction and relevant legal documents.
2.2. Methods of urban center evaluation and grading
On the basis of the existing criteria belonging to basic factors of urban centers, to compare them with the minimum criteria prescribed for each urban center category mentioned in Articles 8, 9, 10, 11, 12, 13 and 14 of Decree No.72/2001/ND-CP and conduct the urban center evaluation and grading according to the principle that the component factors of the graded urban centers must ensure the prescribed minimum criteria.
In evaluation, if some of the factor criteria for urban center classification are below 70% of the prescribed criteria, it is necessary to consider the development prospect of the concerned urban center in the first-phase (five-year) construction planning contents as well as the highly feasible measures that may help overcome the urban center’s problems and shortcomings in order to decide on its grade.
- The evaluation and grading of urban centers may be conducted by the point-calculation method. Depending on the size and importance of urban centers, the classification criteria shall be determined in percentage corresponding to certain points for evaluation and grading thereof:
+ Criterion 1: The urban centers’ functions represent 25%, including 2 norm groups being the position norms (administrative management level, nature and sphere of influence) and socio-economic norms, equivalent to 25 points.
+ Criterion 2: The non-agricultural labor force represents 20%, equivalent to 20 points.
+ Criterion 3: The social and technical infrastructure represents 30%, equivalent to 30 points.
+ Criterion 4: The urban population size represents 15%, equivalent to 15 points.
+ Criterion 5: The population density represents 10%, equivalent to 10 points.
- The detailed factors and norms of the above-mentioned criterion groups shall also be converted into point scales. The total and highest points, thereby, shall be 100. In cases where an urban center reaches only the prescribed minimum criteria, its total points shall be 70. So, when an urban center is being evaluated and graded, if its factors achieve 70 points or more, it may be considered for recognition as a projected urban center.
- To facilitate the evaluation and grading of urban centers, the scheme-evaluating and -appraising agencies may use the separate evaluation method according to each factor on the basis of tables 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 and 3.8 of the Appendix issued together with this Circular (not printed herein) before making the general evaluation of the urban center-classification factors.
3. Dossier submitting the urban center-classification scheme for approval
The dossier submitting for approval an urban center-classification scheme shall include:
3.1. The explanatory part
- Evaluation of the urban development status quo and the grounds for urban center classification;
- Brief of the urban general planning, including details on the contents of the first-phase (5-year) construction planning and measures to overcome problems and shortcomings;
- Sum-up of urban center-classification criteria
- Proposals and organization of implementation.
3.2. The miniatured drawings, including:
- The diagram on the urban center s position in the system of urban centers of the concerned province or centrally-run city.
- The map on the construction status quo and administrative boundaries of the urban center.
- The map on the urban space development orientations to 2020.
- The first- phase (5-year) construction planning map.
- The illustrative appendixes and tables.
3.3. Documents related to the process of urban classification scheme- consideration and approval:
- The report of the municipal or town People s Committee; or of the district People s Committee, for the urban center being a district township.
- The resolution of the People s Council of the same level and the resolution of the provincial-level People s Council approving the urban center- classification scheme.
- The opinions of the scheme-appraising body.
- The opinions of the relevant ministries and branches (if they are deemed necessary).
3.4. One video tape or disc on the development situation of be-graded urban center (about 30 minutes long).
III. URBAN MANAGEMENT LEVELS
1. Criteria for determination of urban management levels
1.1. The centrally-run cities must meet the criteria of special-grade or grade-I urban centers. The determination of the urban management level must comply with the State’s undertakings and overall socio-economic planning as well as overall planning orientations for development of urban centers throughout the country.
1.2. The provincial cities must meet the criteria of grade-II or grade-III urban centers. The determination of urban management level must comply with the State’s undertakings and overall socio-economic planning, the overall planning orientations for development of urban centers throughout the country and the overall planning on the system of urban centers in the provincial territory.
1.3. The provincial towns or towns under the centrally-run cities must meet the criteria of grade-III or grade-IV urban centers. The determination of urban management level must comply with the State s undertakings, overall planning orientations for development of urban centers throughout the country and overall planning for urban development of the provinces or centrally-run cities.
1.4. The district townships must meet the criteria of grade-IV or grade-V urban centers. The determination of urban management level must comply with the State’s undertakings, the overall planning orientations for development of urban centers throughout the country, the overall planning for urban development of the provinces or centrally-run cities and the district construction planning.
2. Order and contents of determination of urban management levels
When there appears a demand for determination, raising or re-determination of urban management levels, the People s Committees of the provinces or centrally-run cities shall organize the compilation of dossiers of submitting the urban management level-determination scheme to the competent State agencies for consideration and approval.
2.1. For the upgrading of a provincial city to a centrally-run city, the order and contents of management level determination shall be conducted as follows:
2.2. For the upgrading of an urban center into a provincial city or provincial town or a town under a centrally-run city and the upgrading of a residential quarter into a district township, the determination of its management level shall be conducted as follows:
a/ The People s Committee of the province or centrally-run city shall assign the People s Committee of the provincial town or the district People s Committee, for district townships and residential quarters, to compile a dossier of submitting the urban management level-determination scheme to the People s Council of the same level for approval before submitting it to the People s Committee of the province or centrally-run city;
3. Dossier of submitting the urban management level-determination scheme
The dossier of submitting an urban management-level determination scheme shall include:
3.1. The explanatory part
- The appraisal opinions of the provincial/municipal Administration s Organization Committee;
- The opinions of the relevant ministries and branches (if they are deemed necessary).
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The presidents of the People s Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct the classification of urban centers and determination of urban management levels in the localities under their respective management.
2. The chief architects of Hanoi and Ho Chi Minh City, the directors of the provincial/municipal Construction Services, the heads of the provincial/municipal Administration s Organization Committees shall assist the People s Committees of the provinces and centrally-run cities to organize the implementation and guide the People s Committees of cities, provincial towns and districts to implement the provisions of the Government s Decree No.72/2001/ND-CP and the guidance in this Circular.
3. This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of organizing the implementation, if problems and/or obstacles arise, the People s Committees of the provinces and centrally-run cities and concerned branches are requested to send their opinions thereon to the Ministry of Construction and the Government Commission for Organization and Personnel for study and settlement.
MINISTER-DIRECTOR OF THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL | MINISTER OF CONSTRUCTION |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây