Sắc lệnh về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 69-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 69-SL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 18/06/1949 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 69-SL
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 69-SL NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 1949
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946 và số 51 ngày 17-4-1946 tổ chức các toà án và ấn định thẩm quyền của các toà án;
Chiểu Sắc lệnh số 21 ngày 14-2-1946 tổ chức các toà án quân sự;
Chiểu Sắc lệnh tổ chức các toà án binh;
Chiểu Thông lệnh số 12-NV/CT ngày 29-12-1946 tổ chức tư pháp trong tình thế đặc biệt;
Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1
Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ toà án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư, bào chữa cho.
Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình phải được ông Chánh án thừa nhận.
Điều 2
Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can.
Điều 3
Người đứng ra bênh vực không được nhận tiền thù lao của bị can hay của thân nhân bị can. Người nào phạm vào điều này sẽ bị truy tố và trừng phạt như tội lừa đảo.
Điều 4
Người nào để lộ những điều bí mật đã biết trong khi xem hồ sơ, hoặc trong cuộc thẩm vấn tại phiên toà mà công chúng không được dự thính, sẽ bị phạt từ 1 đến 5 năm tù và từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng.
Điều 5
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ ra nghị định quy định chi tiết để thi hành sắc lệnh này.
Điều 6
Các ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng chiểu sắc lệnh thi hành.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây