Sắc lệnh sửa đổi Điều 3, 4 Sắc lệnh số 150-SL ngày 12-4-1953 thành lập các toà án nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 233-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 233-SL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 16/04/1955 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 233-SL
SẮC LỆNH
CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 233-SL NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 1955
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Theo đề nghị của Bộ Tư pháp và Uỷ ban cải cách ruộng đất trung ương,
Để tiện cho việc lãnh đạo các Toà án nhân dân đặc biệt trong phong trào phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất,
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Nay sửa đổi điều 3 và điều 4 trong sắc lệnh số 150-SL ngày 12-4-1953 như sau:
"Điều 3: Thành lập Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh ở những tỉnh có phát động quần chúng giảm tô hoặc cải cách ruộng đất. Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh gồm 1 Chánh án, 2 Phó chánh án và từ đến 10 thẩm phán.
Việc thành lập Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh do Uỷ ban hành chính tỉnh đề nghị và Uỷ ban hành chính liên khu duyệt y.
Tuỳ theo yêu cầu công tác phát động quần chúng, Uỷ ban hành chính tỉnh được phép lập các phân toà và chỉ định thêm số thẩm phán cho các phân toà".
"Điều 4: Khi phân toà đến xã nào xử thì lấy thêm 5 đại biểu nông dân của xã đó. Số đại biểu này do Hội nghị đại biểu nông dân xã bầu ra, và phải là bần cố trung nông; số bần cố nông phải nhiều hơn trung nông. Các đại biểu này có quyền hạn và nhiệm vụ của những thẩm phán.
Thẩm phán do Toà án tỉnh cử đến sẽ chủ toạ và điều khiển phiên toà".
Điều 2: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Uỷ ban cải cách ruộng đất trung ương thi hành sắc lệnh này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây