Nghị định 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới

thuộc tính Nghị định 48/2009/NĐ-CP

Nghị định 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2009/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:19/05/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP, ngày 19/05/2009, quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới với các quy định cụ thể về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Nghị định nêu rõ, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; không mang định kiến giới và loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới. Việc lồng ghép đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản. Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật xác định các nội dung liên quan đến bình đẳng giới ; quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới phải bảo đảm trong quá trình soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không giảm được sự chênh lệch này. Nghị định cũng xác định 5 biện pháp chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giới, gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn; hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên; nữ được quyền lựa chọn và ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm quyền bình đẳng giới. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2009.

Xem chi tiết Nghị định48/2009/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48/2009/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2009 

QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 4 và khoản 5 Điều 14, khoản 3 Điều 17, Điều 19, Điều 21, Điều 23, Điều 24, điểm e và điểm g khoản 2 Điều 32 Luật Bình đẳng giới về:
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới.
2. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân).
Chương II
THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG VỀ GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 3. Yêu cầu đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới;
b) Định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;
c) Không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới;
2. Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
Điều 4. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
2. Kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới.
3. Tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
4. Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới.
5. Các nội dung khác có liên quan đến giới và bình đẳng giới.
Điều 5. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Hình thức thông tin, truyền thông về giới và bình đẳng giới:
a) Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;
c) Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
d) Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
e) Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
g) Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội;
h) Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
2. Hình thức giáo dục về giới và bình đẳng giới
a) Đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo;
b) Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
c) Các hình thức giáo dục khác
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới (sau đây gọi chung là Nghị định số 70/2008/NĐ-CP).
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng bộ tài liệu nguồn về giới và bình đẳng giới; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên về giới và bình đẳng giới;
b) Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bồi dưỡng báo cáo viên pháp luật cấp trung ương kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho những người làm công tác thông tin, truyền thông.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan rà soát chương trình, tài liệu giảng dạy để loại bỏ những kiến thức, thông tin, hình ảnh thể hiện định kiến giới; định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ giáo viên thuộc hệ thống cơ sở đào tạo của từng ngành.
6. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, nhân dân địa phương; chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp cho việc thông tin, tuyên truyền về giới và bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan bồi dưỡng kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp cơ sở.
7. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới; nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chương trình giáo dục về giới hoặc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, trình độ đào tạo và nhu cầu của người học.
8. Các cơ quan thông tin đại chúng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm dành thời lượng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài về bình đẳng giới; giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong việc thực hiện bình đẳng giới; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
9. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi trách nhiệm của mình.
10. Công dân Việt Nam có trách nhiệm học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; tham gia tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên gia đình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Chương III
LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÂY DỰNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 7. Yêu cầu và phạm vi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Điều 8. Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật:
1. Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.
3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Trong trường hợp xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm dự kiến những chính sách và biện pháp để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong bản thuyết minh đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản.
2. Trong trường hợp đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được chấp nhận, nhưng cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị, kiến nghị không được phân công chủ trì soạn thảo văn bản thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các tài liệu có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới cho cơ quan chủ trì soạn thảo khi được yêu cầu.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
1. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
4. Thể hiện trong tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; các phụ lục thông tin, số liệu về giới liên quan đến dự thảo văn bản (nếu có); báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Có ý kiến đánh giá bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới hoặc cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới
Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách; nếu xác định có vấn đề liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới thì theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
Chương IV
CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI; CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NỮ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VÙNG SÂU, VÙNG XA, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
Điều 14. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.
Điều 15. Đề nghị, kiến nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền; đề nghị Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.
3. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có thể đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.
5. Trình tự, thủ tục đề nghị, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
6. Hợp đồng đề nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm các nội dung sau đây:
a) Tác động của các quy định pháp luật hiện hành đối với nam, nữ và sự chênh lệch, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trên thực tế.
b) Nội dung của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
c) Dự báo tác động của biện pháp đối với nữ và nam sau khi được ban hành;
d) Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, trình ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, trình ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 Luật Bình đẳng giới:
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan:
a) Xây dựng, trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội về tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới trong nhiệm kỳ kế tiếp, bảo đảm bình đẳng giới trong quy trình hiệp thương. Việc trình Chính phủ phải được thực hiện chậm nhất là sáu tháng trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân và phải có sự tham gia ý kiến bằng văn bản của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ; quy định tỷ lệ nữ thích đáng để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; quy định tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan, tổ chức có từ 30% lao động nữ trở lên phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; quy định tỷ lệ nam, nữ thích hợp, nữ được quyền lựa chọn hoặc ưu tiên nữ khi nữ đạt tiêu chuẩn như nam trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm;
c) Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện:
a) Các quy định ưu đãi về thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ;
b) Các quy định hỗ trợ tín dụng khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho lao động nữ khu vực nông thôn.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện:
a) Quy định tỷ lệ lao động nam, nữ được tuyển dụng phù hợp với từng loại lao động theo ngành, nghề; quy định nữ được quyền lựa chọn hoặc ưu tiên nữ trong tuyển dụng khi nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
b) Quy định việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Quy định hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn;
d) Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong một số nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại;
đ) Quy định việc khuyến khích các cơ quan, tổ chức hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định tỷ lệ nam, nữ thích hợp, nữ được quyền lựa chọn hoặc ưu tiên nữ khi nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam trong học tập, đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 17. Chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được chấm dứt thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không còn cần thiết.
2. Trên cơ sở rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành, đối chiếu với mục tiêu bình đẳng giới và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể, các cơ quan, tổ chức cá nhân được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định này có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
3. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phải có các nội dung sau đây:
a) Báo cáo phân tích, đánh giá việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và mức độ bình đẳng giới đã đạt được, có ý kiến tham vấn của các chuyên gia và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong lĩnh vực liên quan;
b) Thuyết minh về sự cần thiết chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ý kiến đánh giá của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền thì phải có ý kiến bằng văn bản của Chính phủ.
Điều 18. Trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, cụ thể:
1. Quy định các hình thức đào tạo linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nữ cán bộ, công chức, viên chức đang nuôi con nhỏ.
2. Quy định hỗ trợ bằng tiền; tạo điều kiện về nơi ở, nơi gửi trẻ, trường mầm non khi nữ cán bộ, công chức, viên chức mang theo con đến cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 19. Trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và các chính sách hỗ trợ khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chương V
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 20. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
1. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước ở cấp nào bảo đảm chi cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức ở cấp đó theo dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, tổ chức.
3. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức lồng ghép nội dung thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới vào việc sử dụng các quỹ đã được thành lập của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Tiếp nhận và sử dụng nguồn tài chính đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
Các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có quyền tiếp nhận và sử dụng nguồn tài chính đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc bảo đảm bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2009.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 48/2009/ND-CP

Hanoi, May 19, 2009

 

DECREE

PROVIDING FOR MEASURES TO ASSURE GENDER EQUALITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2006 Law on Gender Equality;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes in detail the implementation of Clause 5 of Article 11, Clause 2 of Article 12, Clause 3 of Article 13, Clauses 4 and 5 of Article 14, Clause 3 of Article 17, Article 19, Article 21, Article 23, Article 24. and Points e and g. Clause 2, Article 32, of the Law on Gender Equality regarding:

1. Information, education and communication on gender and gender equality.

2. Inclusion of gender equality issues in the elaboration of legal documents.

3. Measures to promote gender equality: policies to support female cadres, civil servants and employees; provision of support for gender equality activities in deep-lying, remote and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socio-economic conditions.

4. Financial sources for gender equality activities.

Article 2. Subject of application

State agencies, political organizations, socio­political organizations, socio-political-professional organizations; social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people's armed forces units, Vietnamese families and citizens; foreign agencies and organizations operating in Vietnamese territory and foreigners residing in Vietnam (below collectively referred to as agencies, organizations and individuals).

Chapter II

INFORMATION, EDUCATION AND COMMUNICATION ON GENDER AND GENDER EQUALITY

Article 3. Requirements on information, education and communication on gender and gender equality

1. Contents and forms of information, education and communication on gender and gender equality must satisfy the following requirements:

a/ Being conformable with basic principles of gender equality specified in Article 6 of the Law on Gender Equality;

b/ Setting orientations for and promoting gender equality in all fields of social life and families;

c/ Neither holding nor arousing gender prejudice; eliminating gender discrimination in all forms.

2. Persons engaged in information, education and communication on gender and gender equality must be knowledgeable about gender and gender equality.

Article 4. Contents of information, education and communication on gender and gender equality

1. Policies and law on gender equality.

2. Knowledge, information and data on gender and gender equality.

3. Adverse impacts of gender prejudice and gender discrimination; the fight against, prevention and handling of violations of the law on gender equality.

4. Good measures and experiences, advanced models and types in the implementation of policies and law on gender equality and the fight against gender discrimination and gender prejudice.

5. Other contents related to gender and gender equality.

Article 5. Forms of information, education and communication on gender and gender equality

1. Forms of information and communication on gender and gender equality:

a/ Through rapporteurs and communicators;

b/ Through mass media, the Internet and public-address systems;

c/ Through distribution of propaganda publications and documents;

d/ Though forms of folk culture and mass culture, literary and artistic works and community activities:

dd/ Through the organization of law knowledge contests;

e/ Through club activities;

g/ Inclusion into activities of organizations, individuals, families and society;

h/ Other forms of information and communication.

2. Forms of education on gender and gender equality:

a/ Incorporation of gender and gender equality contents in education programs in schools and other educational institutions within the national education system and of state agencies, political organizations, socio-political organizations, other organizations and people's armed forces suitable to each education level and training degree;

b/ Inclusion of gender and gender equality contents in extracurricular activities;

c/ Other educational forms.

Article 6. Responsibilities of agencies, organizations and individuals for information, education and communication on gender and gender equality

1. Ministries, ministerial-level agencies, People's Committees at all levels and other agencies and organizations shall, within the scope of their assigned functions, tasks and powers, conduct information, propagation, dissemination and education of gender knowledge and gender equality policies and law as prescribed in Articles 3. 4, 5, 6, 7 and 11 of the Government's Decree No. 70/2008/ND-CP of June 4, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Gender Equality (below referred to as Decree No. 70/2008/ND-CP).

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Vietnam Women's Union and other relevant ministries and branches in, elaborating a set of source documents on gender and gender equality; build up and train a contingent of gender and gender equality communicators;

b/ Coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Vietnam Women's Union and the Front's member organizations in conducting information, education and communication on gender and gender equality as prescribed at Point c, Clause 1, Article 15 and Clause 4. Article 16 of Decree No. 70/2008/ND-CP and this Decree.

3. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, training law rapporteurs at the central level in gender knowledge and gender equality policies and law.

4. The Ministry of Information and Communication shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant ministries and branches in, training information and communication officers in gender and gender equality knowledge.

5. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs and other relevant ministries and branches shall review teaching programs and documents in order to remove knowledge, information and images expressing gender prejudice; periodically organize retraining courses on gender knowledge and gender equality policies and law for teaching staffs of their educational institutions.

6. People's Committees at all levels shall direct, guide and organize propagation and dissemination of gender knowledge and gender equality policies and law for local officials and people; direct local information and communication agencies to spare appropriate time and columns on local mass media for information and propagation about gender and gender equality; direct local judicial agencies to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in, training law rapporteurs at provincial and district levels and law communicators at the grassroots level in gender knowledge and gender equality policies and law.

7. Schools and other educational institutions within the national education system and educational institutions of state agencies, political organizations, socio-political organizations, other organizations and people's armed forces shall implement educational programs containing gender and gender equality knowledge; study and propose competent state agencies to amend or supplement educational programs on gender or integrate gender and gender equality knowledge to meet the requirements of each education level and training degree as well as learners' needs.

8. Mass media agencies shall, within the scope of their tasks and powers, spare appropriate time and columns to propagate and disseminate the Party's lines and policies and the State's law on gender equality; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, developing special columns and sections on gender equality, introducing advanced models and symbols, good persons and deeds in realizing gender equality, and condemning acts of violating the gender equality law.

9. Economic organizations and social organizations shall propagate and disseminate gender knowledge and gender equality policies and law within the scope of their responsibilities.

10. Vietnamese citizens shall study to raise their understanding and awareness about gender and gender equality; participate in propagating, educating and mobilizing their family members to realize gender equality policies and law.

Chapter III

INCLUSION OF GENDER EQUALITY ISSUES IN DRAFT LEGAL DOCUMENTS

Article 7. Requirements on and scope of inclusion of gender equality issues in draft legal documents

1. To ensure basic principles on gender equality in the contents of, and the order of and procedures for drafting, promulgating, reviewing and systemizing legal documents under the Law on Promulgation of Legal Documents and the Law on Promulgation of Legal Documents by People's Councils and People's Committees.

2. To include gender equality issues in draft legal documents identified as having contents related to gender equality or regulating gender inequality or gender discrimination.

Article 8. Contents of inclusion of gender equality issues in draft legal documents

In the scope of regulation of legal documents:

1. To identify contents related to gender equality or gender inequality or gender discrimination.

2. To provide for necessary measures for realizing gender equality or tackling gender inequality or gender discrimination; to forecast the impacts of these regulations on men and women after they are promulgated.

3. To identify necessary human and financial resources for the implementation of measures for realizing gender equality or tackling gender inequality or gender discrimination problems.

Article 9. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in requesting or proposing the elaboration of legal documents

1. In case of identifying that a legal document has contents related to gender equality or regulating gender inequality or gender discrimination issues, the agency, organization or individual that requests or proposes the elaboration of that legal document shall set forth policies and measures for realizing gender equality or tackling gender inequality or gender discrimination in its/his/her written request or proposal.

2. In case the request or proposal for the elaboration of a legal document is accepted but the requesting or proposing agency, organization or individual is not assigned to draft the document, it/he/she shall supply documents related to gender equality, gender inequality or gender discrimination issues to the drafting agency upon request.

Article 10. Responsibilities of agencies in charge of drafting legal documents

In the process of drafting a legal document related to gender equality or involving gender inequality or gender discrimination issues, the drafting agency shall:

1. Include gender equality issues in the draft legal document in accordance with Article 8 of this Decree.

2. Ensure the participation of representatives of state management agencies in charge of gender equality and the Vietnam Women's Union in the process of drafting the legal document.

3. Refer or consult gender experts and individuals and organizations that are related to or directly influenced by the legal document; sum up, consider and assimilate suggestions.

4. Present the contents of inclusion of gender equality issues in the report on the draft legal document sent to competent agencies; make annexes on gender information and data related to the draft document (if any) and a written explanation about the assimilation of comments of those defined in Clause 3 of this Article and critical opinions of the Vietnam Women's Union concerning gender equality policies and law.

Article 11. Responsibilities of agencies appraising legal documents for evaluating the inclusion of gender equality issues in draft legal documents

1. To evaluate the inclusion of gender equality issues in draft legal documents according to Clause 3, Article 21 of the Law on Gender Equality concurrently with the appraisal of these legal documents.

2. To request state management agencies in charge of gender equality to coordinate in evaluating the inclusion of gender equality issues in draft legal documents.

Article 12. Responsibilities of state management agencies in charge of gender equality for the inclusion of gender equality issues in draft legal documents

1. To appoint their representatives to join drafting boards or editing groups or give their opinions on draft legal documents at the request of drafting agencies.

2. To give written evaluation opinions on the inclusion of gender equality issues or appoint their representatives to join appraisal councils at the request of agencies appraising legal documents.

Article 13. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in reviewing and systemizing legal documents in order to assure gender equality

Ministries and ministerial-level shall review and systemize legal documents in the domains under their management; if identifying any matters concerning gender equality or gender inequality or gender discrimination, they shall amend, supplement, replace or annul these legal documents according to their competence or propose competent agencies to do so in order to realize gender equality or tackle gender inequality or discrimination problems.

Chapter IV

MEASURES TO PROMOTE GENDER EQUALITY; POLICIES TO SUPPORT FEMALE CADRES, CIVIL SERVANTS AND EMPLOYEES; PROVISION OF SUPPORTS FOR GENDER EQUALITY ACTIVITIES IN DEEP-LYING REMOTE AND ETHNIC MINORITY AREAS AND AREAS WITH EXTREMELY DIFFICULT SOCIO-ECONOMIC CONDITIONS

Article 14. Measures to promote gender equality

1. Measures to promote gender equality are those set forth by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government to assure genuine gender equality in cases where exists big disparities between men and women in terms of position, role and opportunities to bring into play their capabilities and enjoy benefits of development which cannot be mitigated through the application of the same regulations to men and women. A measure to promote gender equality will be implemented within a given period and end when the gender equality goals are achieved.

2. Measures to promote gender equality include:

a/ To prescribe an appropriate proportion of men or women or assure an appropriate proportion of women who participate and benefit in certain fields of social life;

b/ To train and retrain to raise the qualifications of women or men for them to satisfy professional criteria and other criteria as prescribed by law;

c/ To support and create conditions and opportunities for men or women in order to enhance the sharing of family and social responsibilities between men and women in conformity with gender equality goals;

d/ To prescribe particular criteria and conditions applicable to women or men in order to implement priority policies in each specific domain;

dd/ To provide for the right of women to be selected and prioritized when they met all conditions and criteria like men so as to assure gender equality;

Article 15. Requests and proposals for promulgation of regulations on measures to promote gender equality

1. Regulations on measures to promote gender equality will be promulgated in the form of legal documents.

2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall request the Government to promulgate regulations on measures to promote gender equality according to its competence; or send proposals to the Government for the latter to submit to the National Assembly or National Assembly Standing Committees for promulgation regulations on measures to promote gender equality according to their competence.

3. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Front's member organizations may request the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government to promulgate regulations on measures to promote gender equality.

4. Other agencies, organizations and individuals may request or propose the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government to promulgate regulations on measures to promote gender equality according to their competence.

5. The order of and procedures for requesting or proposing competent agencies to promulgate regulations on measures to promote gender equality comply with the law on promulgation of legal documents.

6. A dossier of request for promulgation of regulations on measures to promote gender equality covers the following:

a/ Impacts of existing legal provisions on men and women and the gender disparities, inequality and discrimination in reality;

b/ Details of measures to promote gender equality;

c/ Forecast impacts of these measures on men and women once promulgated;

d/ Necessary human and financial resources for implementing these measures.

Article 16. Responsibilities of state agencies in elaborating, submitting, guiding and organizing the implementation of regulations on measures to promote gender equality in domains of politics, economy, labor and education and training

Responsibilities of state agencies in elaborating, submitting, guiding and organizing the implementation of regulations on measures to promote gender equality in the domains of politics, economy, labor and education and training are defined at Point g, Clause 1, Article 19 of the Law on Gender Equality:

1. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in:

a/ Formulating and submitting to the Government for submission to the National Assembly the proportions of female candidates for deputies to the National Assembly and People's Councils in conformity with gender equality goals in the subsequent tenure in order to ensure gender equality in the process of consultation. The submission to the Government must be carried out at least 6 months before the date of election of deputies to the National Assembly or People's Councils and the written opinions of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Central Vietnam Women's Union are required;

b/ Elaborating and submitting the Government for promulgation, guidance and organization of implementation regulations on planning of female cadres; regulations on an appropriate proportion of women appointed to positions in state agencies; regulations on the proportion of women holding key leading positions in agencies and organizations in which female laborers account for at least 30% of the workforce in accordance with the national target of gender equality; and regulations on appropriate proportions of men and women, and women's rights to be selected or prioritized in recruitment, planning, training, retraining and appointment when women meet all criteria like men;

c/ Reviewing and proposing competent agencies to amend, supplement, guide and organize the implementation of regulations on ages of female cadres, civil servants and employees to be appointed, trained and retrained so as to ensure equality between men and women; including knowledge about gender and gender equality in training and retraining cadres, civil servants and employees.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant ministries and branches in, elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation:

a/ Regulations on tax and financial incentives for enterprises employing large numbers of female laborers;

b/ Regulations on provision of credit support, agricultural, forestry or fishery extension to female laborers in rural areas.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and other relevant ministries and branches in. elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation:

a/ Regulations on the proportion of male and female laborers to be recruited as appropriate to each type of labor in each sector or occupation; regulations on the right of women to be selected or prioritized in recruitment when they meet all conditions and criteria like men;

b/ Regulations on training and retraining of female laborers to raise their capacity;

c/ Regulations on provision of job-training supports to female laborers in rural areas;

d/ Regulations on responsibilities of employers in creating labor hygiene and safety conditions for female workers in heavy and dangerous sectors and occupations or in contact with toxic substances;

dd/ Regulations on encouraging agencies and organizations to support female laborers who bring along under-36-month infants when attending training or retraining courses; and create conditions for male laborers to take fully paid leaves when their wives give birth to children.

4. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other relevant ministries and branches in, elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation regulations on appropriate proportions of men and women and regulations on the right of women to be selected or prioritized in study, training and retraining when they meet all conditions and criteria like men.

Article 17. Termination of application of measures to promote gender equality

1. The application of measures to promote gender equality shall be terminated when there are sufficient grounds to determine that economic, cultural and social conditions that cause big disparities between men and women have changed, making the application of measures to promote gender equality no longer necessary.

2. After reviewing and evaluating existing legal provisions and their practical implementation and comparing with gender equality goals and specific economic, cultural and social conditions, organizations and individuals specified in Clauses 2.3 and 4, Article 15 of this Decree shall request competent agencies to decide to terminate the application of measures for promoting gender equality.

3. The order of and procedures for amending, supplementing or annulling legal documents to terminate the application of measures to promote gender equality comply with the law on promulgation of legal documents.

4. A dossier of request for amendment, supplementation or annulment of legal documents to terminate the application of measures to promote gender equality must consist of:

a/ A report analyzing and assessing the application of measures to promote gender equality and the achieved degree of gender equality, with opinions of experts and directly affected persons in related domains;

b/ Explanations about the necessity to terminate the application of measures to promote gender equality;

c/ Written opinions of concerned agencies and organizations, critical opinions of the Vietnam Women's Union, and evaluation opinions of agencies appraising legal documents and state management agencies in charge of gender equality on the termination of the application of measures to promote gender equality.

In case agencies, organizations and individuals request the National Assembly Standing Committee or the National Assembly to terminate the application of measures to promote gender equality according to their competence, the Government's written opinions are required.

Article 18. Responsibilities for elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation regulations on provision of supports for female cadres, civil servants and employees who bring along under-36-month infants when attending training and retraining courses

The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and other ministries and branches in, elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation regulations on provision of supports to female cadres, public servants and employees who bring along under-36-month infants when attending training and retraining courses, specifically:

1. To prescribe flexible forms of training suitable to conditions and circumstances of female cadres, civil servants and employees who are nursing their infants.

2. To prescribe the provision of supports in cash and creation of conditions regarding accommodation and kindergartens when female cadres, civil servants and employees bring along their infants to training and their retraining establishments.

Article 19. Responsibilities for elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation regulations on provision of supports to gender equality activities in deep-lying, remote, ethnic minority areas and areas with extremely difficult socio-economic conditions

1. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and other ministries and branches in, elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation health insurance policies and other support policies related to healthcare for poor women who live in deep-lying and remote areas or are ethnic minority and give birth to a number of children in accordance with the population policy, except for those participating in compulsory social insurance.

2. The Committee for Nationalities shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and other relevant ministries and branches in. formulating and submitting to competent agencies for promulgation, guidance and organization of implementation particular policies on provision of supports for gender equality activities in deep-lying, remote and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socio-economic conditions.

Chapter V

FINANCIAL SOURCES FOR GENDER EQUALITY ACTIVITIES

Article 20. Financial sources for gender equality activities

1. Financial resources for gender equality activities include funds allocated from the state budget; voluntary contributions of organizations and individuals and other lawful sources.

2. The state budget at a level shall ensure funds for gender equality activities in agencies and organizations at that level according to the annual budget expenditure estimates of these agencies and organizations.

3. The State encourages agencies and organizations to finance gender equality activities funds already set up at their units in accordance with law.

Article 21. Receipt and use of voluntary financial contributions of organizations and individuals

Agencies, organizations, families and individuals may receive and use voluntary financial contributions of domestic and foreign organizations and individuals to support activities related to the assurance of gender equality in accordance with law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22. Effect

This Decree takes effect on July 15, 2009.

Article 23. Implementation responsibilities

1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, guide the implementation of relevant provisions of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 48/2009/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất