Nghị định 39/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển

thuộc tính Nghị định 39/1998/NĐ-CP

Nghị định 39/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:39/1998/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:10/06/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 39/1998/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39/1998/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 1998
VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.

1. Nghị định này quy định cụ thể việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển.

2. Việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển được thực hiện theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

 

Điều 2. Tài sản chìm đắm ở biển nói tại Nghị định này bao gồm các loại tàu biển, hàng hóa hoặc các vật thể khác, không phân biệt nguồn gốc, giá trị, đặc tính, hình thức sở hữu và thời gian bị chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.

 

Điều 3.

1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện việc trục vớt hoặc trục vớt không đúng thời hạn yêu cầu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản đó.

2. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản. Trong trường hợp tài sản chìm đắm là tàu biển thuộc sở hữu của chủ tàu Việt Nam nói tại khoản 1, Điều 177 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, thì chủ sở hữu tài sản chỉ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản trong giới hạn giá trị thực tế của tài sản đã được trục vớt. Phần còn lại được thanh toán từ phí bảo đảm hàng hải.

3. Người quản lý, khai thác tài sản chìm đắm phải chịu trách nhiệm liên đới trước các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và phải thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.

4. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra theo quy định của pháp luật.

 

Điều 4.

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức xử lý tài sản là tàu biển chìm đắm và các tài sản chìm đắm khác gây nguy hiểm hoặc cản trở hoạt động hàng hải, khai thác cảng và tài nguyên biển, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành và địa phương liên quan để tổ chức xử lý các loại tài sản chìm đắm khác, không quy định tại khoản 1 của Điều này.

3. Những tài sản trục vớt được có liên quan đến an ninh quốc gia hoặc có giá trị đối với việc bảo tồn nền văn hóa dân tộc, lịch sử quốc gia phải thông báo các Bộ liên quan biết trước khi xử lý.

 

Điều 5. Mọi tổ chức, cá nhân có tài sản bị chìm đắm hoặc có liên quan đến việc phát hiện, trục vớt, bảo quản, giải quyết tài sản chìm đắm ở biển phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Nếu có thành tích sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN

 

Điều 6.

1. Tùy theo loại tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác tài sản, người phát hiện hoặc người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải gần nhất hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) nơi gần nhất biết.

Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được thông báo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ, quản lý tài sản chìm đắm đó và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) để báo cáo Bộ Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trong trường hợp tài sản bị chìm đắm ở khu vực quân sự, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác tài sản hoặc người phát hiện hoặc người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm ở khu vực quân sự cũng thông báo theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Cơ quan nhận được thông báo đó ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải thông báo cho cơ quan quân sự đóng quân gần nhất.

 

Điều 7.

1. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác định chủ sở hữu tài sản chìm đắm được phát hiện.

a) Trường hợp có giấy tờ (tài liệu) ghi tên và địa chỉ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm, thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho chủ sở hữu tài sản theo địa chỉ đó.

b) Trường hợp tài sản chìm đắm ở biển mà chưa xác định chủ sở hữu tài sản, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo ba lần liên tiếp trên báo Trung ương hoặc trên báo địa phương.

2. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần cuối cùng, chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản.

Quá thời hạn nêu trên, tài sản sẽ bị giải quyết theo quy định tại Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

 

Điều 8. Thông báo tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có các nội dung chủ yếu sau:

1. Mô tả đặc điểm, tính năng của tài sản chìm đắm;

2. Thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phát hiện hoặc trục vớt được tài sản chìm đắm;

3. Thời hạn và địa chỉ mà chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền phải đến làm thủ tục nhận lại tài sản;

4. Địa chỉ của cơ quan thông báo để chủ sở hữu tài sản liên hệ giải quyết kịp thời.

 

Điều 9. Chi phí cho việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm được tính vào chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.

 

CHƯƠNG III
TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN

 

Điều 10. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm ở biển:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định chấp nhận thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm ở biển quy định tại khoản 2, Điều 175 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Lập phương án trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tổ chức trục vớt các tài sản chìm đắm ở biển quy định tại khoản 3, Điều 175 và khoản 1, khoản 2, Điều 177 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

3. Tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm ở biển quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị định này theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

Điều 11. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ quyết định thời hạn và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc các loại tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

 

Điều 12.

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ trưởng cơ quan quân sự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cấp giấy phép trục vớt tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự và trục vớt trang thiết bị quân sự.

2. Trong trường hợp trang thiết bị quân sự bị chìm đắm ngoài khu vực quân sự nhưng gây nguy hiểm hoặc cản trở hoạt động hàng hải, khai thác cảng và tài nguyên biển, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường biển thì việc cấp giấy phép trục vớt và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

 

Điều 13. Trong trường hợp các tổ chức và cá nhân Việt Nam không thể thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm ở biển thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc cho phép tổ chức, cá nhân hợp tác với nước ngoài thực hiện theo pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG IV
BẢO QUẢN VÀ GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN

 

Điều 14. Tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm có trách nhiệm bảo quản các tài sản đó cho đến khi giao lại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Việc giao nhận tài sản phải được ghi nhận bằng văn bản theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ định người, cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận, bảo quản tài sản đó.

 

Điều 15.

1. Văn bản giao nhận tài sản chìm đắm ở biển phải có những nội dung chính sau đây:

a) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân giao tài sản chìm đắm;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhận tài sản chìm đắm;

c) Thời gian, địa điểm và hoàn cảnh liên quan đến việc phát hiện hoặc trục vớt tài sản chìm đắm;

d) Mô tả đặc điểm, tính năng và các thông tin cần thiết về tài sản chìm đắm.

2. Văn bản giao nhận tài sản chìm đắm phải được đại diện có thẩm quyền của bên giao và bên nhận ký xác nhận. Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi văn bản giao nhận tài sản chìm đắm cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.

3. Văn bản giao nhận tài sản chìm đắm phải được lập thành 3 bản: mỗi bên giữ 1 bản và gửi Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện 1 bản.

 

Điều 16. Trong trường hợp tài sản chìm đắm là các trang thiết bị quân sự thì ngay sau khi hoàn tất thủ tục tiếp nhận, Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển giao tài sản đó cho cơ quan quân sự tại địa phương bảo quản và giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Điều 17.

1. Tài sản là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị trôi nổi trên biển hoặc trôi dạt vào bờ biển, thì Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận tài sản phải báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.

2. Tài sản chìm đắm được phát hiện hoặc trục vớt là cổ vật, di vật lịch sử - văn hóa thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Văn hóa - Thông tin để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Tài sản chìm đắm là tàu biển hoặc tài sản không phải là cổ vật, di vật lịch sử - văn hóa nhưng có giá trị lớn, thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tài sản đó theo pháp luật hiện hành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.

 

Điều 18.

1. Khi chủ sở hữu tài sản không thanh toán các chi phí liên quan theo thời hạn quy định đã được thông báo, thì Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi thanh toán các chi phí trục vớt, bảo quản tài sản, tổ chức bán đấu giá và các chi phí hợp lý khác có liên quan, số tiền còn lại (nếu còn) được chuyển vào tài khoản tạm gửi tại Ngân hàng Việt Nam và thông báo cho chủ sở hữu tài sản được biết. Sau 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ sở hữu tài sản không nhận số tiền còn lại, thì số tiền này cùng tiền lãi phát sinh sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.

2. Nếu số tiền bán đấu giá thu được không đủ trang trải các khoản chi phí nói tại khoản 1 của Điều này thì chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật nếu chủ tài sản không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

3. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, số tiền bán đấu giá tài sản trục vớt được không đủ bù đắp các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều này, thì được phép dùng nguồn thu từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó.

 

Điều 19. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này, tài sản đó thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 20. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 21. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Hàng hải chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 39/1998/ND-CP
Hanoi, June 10, 1998
 
DECREE
ON DEALING WITH PROPERTY SUNK IN THE SEA
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Vietnam Maritime Code of June 30, 1990;
Pursuant to the Civil Code of October 28, 1995;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree stipulates in detail the dealing with of property sunk in the sea.
2. The dealing with property sunk in the sea shall comply with the provisions of this Decree, other provisions of Vietnamese laws and international agreements which have been signed or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam. In cases where an international agreement which has been signed or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam otherwise provides for, such international agreement shall apply.
Article 2.- The property sunk in the sea mentioned in this Decree include sea-going vessels of all kinds, goods or other objects, regardless of their origin, value, characteristics, ownership form and the time of sinking within the internal waters, the territorial waters, the contiguous areas of the territorial waters, of whether they are found floating on the open sea or drifting onto the Vietnamese shore.
Article 3.-
1. Owners of sunken property are obliged to salvage their sunken property. In cases where they do not salvage or fail to salvage their sunken property within the prescribed time limit the competent State agencies defined in Article 4 of this Decree shall decide the salvage of such property.
2. Owners of sunken property shall bear all costs in relation to the salvage of their sunken property. In cases where the sunken property are sea-going vessels owned by Vietnamese people mentioned in Clause 1, Article 177 of the Vietnam Maritime Code, the property owners shall be liable for paying only the costs arising in the salvage within the limit of the actual value of the salvaged property. The remainder shall be covered with the maritime assurance fees.
3. The managers and users of sunken property shall have to be jointly responsible to the competent State agencies for the salvage of their sunken property and pay all costs in relation to such salvage.
4. In cases where the sunken property cause environmental pollution, their owners shall have to pay compensation for the damage caused by such environmental pollution in accordance with the provisions of law.
Article 4.-
1. The Minister of Communications and Transport shall assume the prime responsibility and coordinate with the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter collectively referred to as the provincial-level People's Committees) and the concerned ministries and branches in dealing with the property being sunken sea-going vessels or other property which endanger or obstruct maritime navigation, port operations and marine natural resource exploitation, threaten human life and health or pollute the environment.
2. The provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the concerned ministries, branches and localities in dealing with other sunken property not mentioned in Clause 1 of this Article.
3. The salvaged property related to national security or valuable to the preservation of the national culture or history must be notified to the concerned ministries before they are dealt with.
Article 5.- All organizations and individuals having sunken property or involved in the discovery, salvage, maintenance or dealing with property sunken in the sea shall have to exercise their rights and fulfill their obligations in accordance with the provisions of this Decree and relevant provisions of Vietnamese laws. If they record meritorious achievements merits they shall be commended and if they commit violations, they shall be handled according to the provisions of law.
Chapter II
IDENTIFICATION OF OWNERS OF PROPERTY SUNK IN THE SEA
Article 6.-
1. Depending on the kinds of sunken property mentioned in Clauses 1 and 2, Article 4 of this Decree, the owners, managers or operators of the property, the discoverers or the people who salvage by chance sunken property, shall have to notify the nearest maritime port authority or the nearest commune, ward or township People's Committees (hereafter collectively referred to as the commune-level People's Committees).
Upon receiving the notice, the directors of the maritime port authorities or the presidents of the commune-level People's Committees shall have to apply necessary measures to protect and manage such sunken property and report it to the Vietnam National Maritime Department or the People's Committees of the rural or urban districts, provincial capitals or towns (hereafter collectively referred to as the district-level People's Committees) so that the latter report it to the Ministry of Communications and Transport or the concerned provincial-level People's Committees.
2. For property sunk in military areas, their owners, managers operators or discoverers or the people who salvage by chance property sunk in military areas shall also make a notification as provided for in Clause 1 of this Article. The agencies that receive such notification shall have to not only discharge their tasks but also notify the nearest military agency.
Article 7.-
1. Within seven days from the date of receipt of the reports the Vietnam National Maritime Department or the provincial-level People's Committees shall have to identify the owners of the discovered sunken property.
a/ In cases where there are papers (documents) showing the names and addresses of the owners of the sunken property, the Vietnam National Maritime Department or the provincial-level People's Committees shall have to notify the property owners according to such addresses.
b/ In cases where the owners of the property sunk in the sea have not yet been identified, the Vietnam National Maritime Department or the provincial-level People's Committees shall make such notices for three consecutive times on the central or local newspapers.
2. Within 60 (sixty) days from the date of the last notice, the owners of the sunken property or their lawful representatives under the Vietnamese laws shall have to contact the notifying agency(ies) so as to fill the procedures for receiving back their property.
Past the above-mentioned time limit, the property shall be dealt with in accordance with Article 17, Article 18 and Article 19 of this Decree.
Article 8.- A notice to look for the owner(s) of the sunken property must include the following principal contents:
1. Description of the characteristics and specifica-tions of the sunken property;
2. The time, place and circumstances where the sunken property is discovered or salvaged;
3. The dead line and address of the place where the owner(s) or his/her/their authorized represen-tatives shall have to appear and fill the procedures for receiving back the property;
4. The address of the notifying agency for the property owner(s) to contact for timely settlement.
Article 9.- The costs for the identification of the owner(s) of the sunken property shall be accounted into the costs in relation to the salvage of the sunken property.
Chapter III
SALVAGE OF PROPERTY SUNK IN THE SEA
Article 10.- Responsibilities of the director of the Vietnam National Maritime Department for the salvage of property sunk in the sea:
1. Submitting to the Minister of Communications and Transport for approval the proposed deadline for the completion of the salvage of the property sunk in the sea according to Clause 2, Article 175 of the Vietnam Maritime Code.
2. Drawing up options on the salvage of the property sunk in the sea and submit them to the Minister of Communications and Transport for decision according to Clause 3, Article 175 and Clause 1 and Clause 2, Article 177 of the Vietnam Maritime Code.
3. Organizing the salvage of the property sunk in the sea mentioned in Clause 1, Article 4 of this Decree under the authorization of the Minister of Communications and Transport.
Article 11.- The presidents of the provincial-level People's Committees shall decide the deadline for and organize the salvage of the sunken property not mentioned in Clause 1, Article 4 of this Decree.
Article 12.-
1. The Minister of Defense or the heads of the military agencies, who are authorized by the Minister of Defense shall grant permits to salvage property sunk in military areas or salvage military equipment.
2. In cases where military equipment is sunken outside military areas, endangering or obstructing maritime navigation, sea port operation or marine resource exploitation, threatening human life and health, or causing pollution to the marine environment, the granting of salvaging permits and the organization of the salvage of the sunken property prescribed in Clause 1 of this Article shall be effected within the time limit set by the Minister of Communications and Transport.
Article 13.- In cases where Vietnamese organi-zations or individuals are unable to salvage their property sunk in the sea, the Minister of Communica-tions and Transport shall decide to allow such organizations or individuals to cooperate with foreign partners to conduct the salvage in accordance with current provisions of law.
Chapter IV
PRESERVING AND DEALING WITH PROPERTY SUNK IN THE SEA
Article 14.- Organizations or individuals that salvage by chance sunken property shall have to preserve such property till the time they are handed over to the competent agencies defined in Article 6 of this Decree. The delivery and receipt of property must be recorded in writing in accordance with Article 15 of this Decree.
The maritime port authorities or the commune-level People's Committees shall have to designate competent people or agencies to receive and preserve such property.
Article 15.-
1. The document on the delivery and receipt of property sunk in the sea must include the following principal contents:
a/ The name and address of the organization or individual that hands over the sunken property;
b/ The name and address of the organization or individual that receives the sunken property;
c/ The time, location and circumstances in relation to the discovery or salvage of the sunken property;
d/ Description of the characteristics, specifications and necessary information about the sunken property.
2. The sunken property delivery and receipt document must be signed by the competent representatives of both delivering and receiving parties. The maritime port authorities or the commune-level People's Committees shall have to send such document to the Vietnam National Maritime Department or the concerned district-level People's Committees.
3. The sunken property delivery and receipt document must be made in three copies, two of them shall be kept by the delivering and the receiving parties, and one copy shall be sent to the Vietnam National Maritime or the concerned district-level People's Committee.
Article 16.- In cases where the sunken property is military equipment, immediately after the completion of the delivery and receipt procedures, the maritime port authorities or the commune-level People's Committees shall have to deliver such property to the local military agency for preservation and settlement according to the provisions of law.
Article 17.-
1. For property being imported or exported goods which are floating on the sea or drifting ashore, the maritime port authorities or the commune-level People's Committees shall, after receiving such property, have to notify the nearest customs agency thereof for coordination in dealing with such property according to the provisions of the customs legislation.
2. For sunken property discovered or salvaged which are antiques, historical or cultural relics, the Vietnam National Maritime Department or the district-level People's Committees shall have to report to the Ministry of Communications and Transport or the provincial-People's Committees and the Ministry of Culture and Information for coordination in dealing with them according to the provisions of law.
3. For sunken property being sea-going ships or property which are neither antiques nor historical and cultural relics but are of great value, the Minister of Communications and Transport or the provincial-level People's Committees shall coordinate with the concerned agencies in dealing with such property according to current laws and report the results thereof to the Prime Minister.
Article 18.-
1. Where the property owners fail to pay the related costs according to the prescribed deadline already notified to them, the director of the Vietnam National Maritime Department or the provincial-level People's Committees shall be entitled to decide to auction the property according to the provisions of law. After paying all the expenses for salvaging, preserving and organizing the auction of the property as well as other related reasonable expenses, the remaining amount of money (if any) shall be deposited into a temporary deposit account at a Vietnamese bank and the property owners shall be notified thereof. After 180 (one hundred eighty) days from the notification date, if the property owners do not receive, such remaining amount of money and interest thereon shall be remitted into the State budget.
3. If the money earned from the property auction is not enough to cover all the expenses mentioned in Clause 1 of this Article, the property owners shall be obliged to pay the deficit. The Vietnam National Maritime Department or the provincial-level People's Committees shall notify the property owners thereof and proceed with the legal procedures if the property owners fail to fulfill their payment obligation.
3. In cases where it is impossible to identify the owner(s) of sunken property as stipulated in Clause 1, Article 4 of this Decree and the proceeds from the auction of the salvaged property is not enough to cover the expenses mentioned in Clause 1 of this Article, the collected maritime assurance fees can be used to make up for such deficit.
Article 19.- In cases where the owners of the sunken property do not receive back their property or are unidentifiable as stipulated in Article 7 and Article 8 of this Decree, such property shall come under the ownership of the Vietnamese State.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 20.- This Decree takes effect 15 days after its promulgation. The previous stipulations which are contrary to this Decree are hereby annulled.
Article 21.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the provinces and cities directly under the Central Government and the Director of the Vietnam National Maritime Department shall have to implement this Decree.
 

 
THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 39/1998/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất