Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ

thuộc tính Thông tư 14/2003/TT-BKHCN

Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2003/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Văn Huây
Ngày ban hành:11/07/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 14/2003/TT-BKHCN

NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ HƯỚNG DẪN VẬN CHUYỂN

AN TOÀN CHẤT PHÓNG XẠ

Căn cứ Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;

Căn cứ Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ và Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc vận chuyển an toàn chất phóng xạ như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển chất phóng xạ và chất thải phóng xạ (gọi tắt là chất phóng xạ) dạng rắn, lỏng, khí bằng các phương tiện vận chuyển trên đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Thông tư này không áp dụng  đối với việc vận chuyển:
a) Vật liệu phân hạch, nhiên liệu hạt nhân.
b) Chất phóng xạ trong phạm vi cơ sở bức xạ.
c) Vật phẩm tiêu dùng chứa chất phóng xạ được phép lưu thông phân phối.
d) Chất phóng xạ mà hoạt độ riêng của nó nhỏ hơn hoạt độ riêng đối với chất phóng xạ miễn trừ hoặc hoạt độ tổng nhỏ hơn giới hạn hoạt độ đối với một lô hàng miễn trừ. Hoạt độ riêng đối với chất phóng xạ miễn trừ và giới hạn hoạt độ đối với một lô hàng miễn trừ được quy định tại cột 4 và 5 bảng 1, bảng 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 “An toàn bức xạ - Vận chuyển an toàn chất phóng xạ - Phần 1: Quy định chung” (gọi tắt là TCVN 6867-1:2001).
2. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ được giải thích trong TCVN 6867-1:2001, trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Vận chuyển chất phóng xạ là một quá trình bao gồm các hoạt động, điều kiện liên quan, gắn liền với sự dịch chuyển của chất phóng xạ từ khâu thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng các loại bao bì đến khâu chuẩn bị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản dọc đường cũng như tiếp nhận ở vị trí cuối cùng chất phóng xạ và kiện hàng phóng xạ trong hoàn cảnh bình thường cũng như có sự cố, tai nạn.
2.2. A1 và A2
a) A1 là giá trị hoạt độ của chất phóng xạ dạng đặc biệt và được sử dụng để xác định giới hạn hoạt độ của chất phóng xạ dạng đặc biệt trong các loại kiện hàng phóng xạ được phép vận chuyển. Giá trị A1 được quy định tại cột 2 bảng 1, bảng 2 TCVN 6867-1:2001.
b) A2 là giá trị hoạt độ của chất phóng xạ không có dạng đặc biệt và được sử dụng để xác định giới hạn hoạt độ của chất phóng xạ không có dạng đặc biệt trong các loại kiện hàng phóng xạ được phép vận chuyển. Giá trị A2 được quy định tại cột 3 bảng 1, bảng 2 TCVN 6867-1:2001.
2.3. Hoạt độ riêng của hạt nhân phóng xạ là hoạt độ của một đơn vị khối lượng hạt nhân phóng xạ đó. Hoạt độ riêng của vật liệu phóng xạ trong trường hợp hạt nhân phóng xạ phân bố đều trong vật liệu là hoạt độ phóng xạ của một đơn vị khối lượng vật liệu đó. Đơn vị là Bq/g (Becơren/gam).
2.4. Chất phát anpha độc tính thấp là uran tự nhiên, uran nghèo, thori tự nhiên, quặng hoặc tinh quặng chứa uran-235, uran-238, thori-232, thori-228, thori-230 hoặc chất phát anpha có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 10 ngày.
2.5. Chất phóng xạ dạng đặc biệt là chất phóng xạ dạng rắn, không phân tán hoặc chất phóng xạ được đựng trong vỏ kín không phân tán được vào môi trường xung quanh.
2.6. Chất phóng xạ có hoạt độ riêng thấp (ký hiệu là LSA) là chất phóng xạ có hoạt độ riêng bị giới hạn. LSA gồm 3 nhóm:
2.6.1. Nhóm 1 (ký hiệu là LSA-I) chứa:
a) Quặng uran, quặng thori hoặc tinh quặng của chúng và các quặng khác chứa hạt nhân phóng xạ gặp trong tự nhiên được sử dụng để chế biến các hạt nhân phóng xạ này.
b) Uran tự nhiên dạng rắn chưa chiếu xạ hoặc uran nghèo; thori tự nhiên hoặc hợp chất, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp rắn của chúng.
c) Chất phóng xạ mà giá trị A2 không bị giới hạn đối với chúng (trừ vật liệu phân hạch).
d) Các chất phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều khắp bên trong và hoạt độ riêng trung bình không vượt 30 lần giá trị hoạt độ riêng quy định tại bảng 1 và 2 TCVN 6867-1:2001 (trừ vật liệu phân hạch).
2.6.2. Nhóm 2 (ký hiệu là LSA-II) chứa:
a) Nước với nồng độ triti đến 0,8Tetrabecơren /l (1TBq =1012Bq).
b) Các chất phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều khắp bên trong và hoạt độ riêng trung bình không vượt 10-4 A2/g đối với chất rắn, chất khí và 10-5 A2/g đối với chất lỏng.
2.6.3. Nhóm 3 (ký hiệu là LSA-III) chứa:
a) Chất phóng xạ được phân bố trong chất rắn, hoặc chất phóng xạ được phân bố trong tác nhân đóng rắn (như bêtông, bitum, sứ v.v..).
b) Chất phóng xạ độ hoà tan thấp hoặc chất phóng xạ được chứa trong một khối tương đối không tan để trong điều kiện mất bao bì thì chất phóng xạ bị mất do hòa tan khi ngâm vào nước trong 7 ngày không vượt 0,1A2.
c) Chất phóng xạ ở dạng rắn có hoạt độ riêng trung bình, không kể vật liệu che chắn, không vượt 2.10-3 A2/g.
2.7. Chất phóng xạ phân tán thấp là chất phóng xạ ở trạng thái rắn và không ở dạng bột hoặc là chất phóng xạ dạng rắn được bọc trong vỏ kín để hạn chế sự phân tán.
2.8. Bẩn phóng xạ là chất phóng xạ bám trên bề mặt một vật.
2.9. Bẩn phóng xạ không bám chắc là bẩn phóng xạ có thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển.
2.10. Bẩn phóng xạ bám chắc là bẩn phóng xạ không thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển.
2.11. Nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt là sự có mặt của bẩn phóng xạ trên bề mặt của kiện hoặc của côngtenơ hoặc của phương tiện vận chuyển với hoạt độ lớn hơn 0,4Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp, hoặc lớn hơn 0,04Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
2.12. Vật nhiễm bẩn bề mặt (ký hiệu là SCO) là một vật rắn, bản thân nó không phải là chất phóng xạ nhưng có bẩn phóng xạ. Vật nhiễm bẩn bề mặt (SCO) được phân thành 2 nhóm:
2.12.1. Nhóm 1(ký hiệu là SCO-I) có đặc trưng sau:
a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt có thể tiếp xúc được, lấy trung bình trên diện tích 300 cm2 (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 cm2) không lớn hơn 4Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 0,4Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt có thể tiếp xúc được, lấy trung bình trên diện tích 300 cm2 (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 cm2) không lớn hơn 4.104 Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 4.103 Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng thêm bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp xúc được, lấy trung bình trên diện tích 300 cm2 (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 cm2) không lớn hơn 4.104 Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp, hoặc 4.103 Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
2.12.2. Nhóm 2 (ký hiệu là SCO-II): Bẩn phóng xạ bám chắc và không bám chắc trên bề mặt lớn hơn các giới hạn quy định cho SCO-I và có thêm đặc tính sau:
a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt tiếp xúc được, lấy trung bình trên diện tích 300cm2 (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 cm2)  không lớn hơn 400Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 40Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt tiếp xúc được, lấy trung bình trên diện tích 300cm2 (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 cm2)  không lớn hơn 8.105 Bq/cm2 đối với các chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8.104 Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng với bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp xúc được, lấy trung bình trên diện tích 300cm2 (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 cm2)  không lớn hơn 8.105 Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama  và chất phát anpha độc tính thấp hay không lớn hơn 8.104 Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
2.13. Thori chưa chiếu xạ là thori chứa không quá 10-7gam uran-233 trong 1 gam thori-232.
2.14. Uran chưa chiếu xạ là uran chứa  không quá 2.103 Bq Plutoni, không quá 9.106 Bq sản phẩm phân hạch và không quá 5.10-3 gam uran-236 tính cho 1 gam uran-235.
2.15.Uran tự nhiên là uran được tách hóa học có thành phần khối lượng 99,28% uran-238 và 0,72% uran-235.
2.16. Uran nghèo là uran chứa đồng vị uran-235 nhỏ hơn 0,72% khối lượng. 
2.17. uran giàu là uran chứa đồng vị uran-235 lớn hơn 0,72% khối lượng.
2.18. Vật liệu phân hạch là uran-233, uran-235, plutôni-239, plutôni-241 hoặc một hỗn hợp bất kỳ của chúng. Vật liệu phân hạch không bao gồm uran tự nhiên, uran nghèo chưa bị chiếu xạ hoặc chỉ bị chiếu xạ trong lò phản ứng nhiệt.
2.19. Bao bì là hệ cấu trúc gồm các bộ phận cần thiết để bao kín hoàn toàn chất phóng xạ, để chống lại các tác hại có thể gây ra bởi chất phóng xạ và phù hợp với các đặc trưng của chất phóng xạ được vận chuyển. Bao bì có thể gồm một hoặc nhiều vỏ chứa, vật liệu hấp thụ, cấu trúc ngăn cách, che chắn bức xạ và các thiết bị cho việc nạp, tháo rỗng, thoát khí, giảm áp suất, dùng để làm lạnh, giảm chấn động, cách nhiệt, để dịch chuyển... Bao bì có thể là một hộp, thùng, côngtenơ, téc.
2.20. Kiện hàng phóng xạ (gọi tắt là kiện) là hệ gồm bao bì và chất phóng xạ bên trong bao bì được chuẩn bị để vận chuyển.
2.21. Lô hàng phóng xạ (gọi tắt lô hàng) là một hoặc nhiều kiện hàng phóng xạ.
2.22. Côngtenơ  là một loại bao bì được thiết kế để dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa được đóng gói hoặc không được đóng gói bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau mà không cần dỡ hoặc xếp lại hàng khi chuyển đổi phương tiện vận chuyển. Nó có đặc trưng đóng kín, chắc chắn, được sử dụng lặp lại nhiều lần và được lắp ráp thêm bộ phận để làm dễ dàng việc chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác. Côngtenơ nhỏ có kích thước ngoài nhỏ hơn 1,5 mét hoặc thể tích trong nhỏ hơn 3 mét khối. Côngtenơ lớn có các kích thước lớn hơn côngtenơ nhỏ.
2.23. Tec là một dạng côngtenơ có thể là thùng, bồn chứa có dung tích không nhỏ hơn 450 lít để chứa chất  lỏng, bột, hạt, bùn hoặc chất rắn và không nhỏ hơn 1000 lít để chứa khí.
2.24. Mức bức xạ là suất liều bức xạ, đơn vị đo là mSv/h (milisilvơ/giờ).
2.25. Sử dụng độc quyền là bên gửi hàng độc quyền sử dụng một phương tiện vận chuyển hoặc một côngtenơ lớn và toàn bộ hoạt động chất hàng, dỡ hàng ban đầu, trung gian và cuối cùng được thực hiện theo chỉ đạo của bên gửi hàng hay bên nhận hàng.
2.26. Thiết kế là sự mô tả chất phóng xạ dạng đặc biệt, chất phóng xạ phân tán thấp, kiện hoặc bao bì. Sự mô tả này bao gồm các đặc trưng kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật, phân tích chứng minh sự phù hợp với các quy định của Thông tư này và các tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định khác có liên quan.
2.27. Chỉ số vận chuyển (ký hiệu là TI) là chỉ số dùng để kiểm soát sự chiếu xạ nhằm đảm bảo an toàn bức xạ. Cách xác định chỉ số vận chuyển quy định tại Mục 9 của Thông tư này.
2.28.  Mã số Liên hợp quốc (số UN) là một nhóm số gồm bốn chữ số do Hội đồng chuyên gia về vận chuyển hàng nguy hiểm của Liên hợp quốc quy định để nhận biết một chất hoặc một nhóm chất cụ thể.
2.29. Cơ quan thẩm quyền là Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kế hoạch đảm bảo an toàn bức xạ
Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển chất phóng xạ phải lập kế hoạch đảm bảo an toàn bức xạ. Kế hoạch này gồm các yêu cầu sau:
3.1. Tối ưu hóa các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển sao cho mức liều bức xạ (gọi tắt là liều) của cá nhân phải thấp hơn các giới hạn liều đã quy định và giảm thấp mức liều, số người  bị chiếu xạ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
3.2. Có phương án bảo vệ cá nhân, giám sát sự nhiễm xạ của các kiện, khu vực chuẩn bị kiện, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển, lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
3.3. Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo về an toàn bức xạ, am hiểu quy tắc phòng cháy, chữa cháy, và các quy định vận chuyển an toàn chất phóng xạ. Hàng năm họ phải được đào tạo lại các kiến thức trên.
3.4. Các kiện hàng phóng xạ phải được cách ly khỏi nhân viên vận chuyển và dân chúng. Khoảng cách cách ly được tính toán dựa trên các giới hạn về liều như sau:
a) Đối với nhân viên vận chuyển, bốc xếp, đóng kiện: 5mSv/năm.
b) Đối với dân chúng qua lại thường xuyên khu vực có chất phóng xạ: 1mSv/năm.
3.5. Các kiện hàng phóng xạ phải được cách ly khỏi phim chưa rửa. Cơ sở để tính khoảng cách cách ly là liều giới hạn: 0,1mSv/lô hàng phim.
4. Kế hoạch phòng chống sự cố, tai nạn
Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất phóng xạ phải lập kế hoạch phòng chống sự cố, tai nạn trong quá trình vận chuyển. Kế hoạch này bao gồm những nội dung chính sau:
a) Trách nhiệm và nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố, tai nạn xảy ra;
b) Thủ tục thông báo khẩn cấp cho các cơ quan cần thiết về sự cố, tai nạn;
c) Quy trình đối phó với các sự cố, tai nạn, các phương tiện kỹ thuật cần thiết;
d) Phương pháp cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố tai nạn;
đ) Các biện pháp bảo vệ, khắc phục nhiễm bẩn phóng xạ;
e) Các biện pháp cấp cứu  nạn nhân;
g) Quy trình huấn luyện, diễn tập định kỳ kế hoạch phòng chống sự cố, tai nạn.
5. Đảm bảo chất lượng
Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển chất phóng xạ phải lập các chương trình bảo đảm chất lượng trong các việc sau:
a) Đối với bên gửi hàng: thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, lập tài liệu, sử dụng, bảo dưỡng và kiểm tra tất cả các chất phóng xạ dạng đặc biệt, các chất phóng xạ phân tán thấp, bao bì và các kiện hàng phóng xạ.
b) Đối với bên chuyên chở: các công đoạn vận chuyển, lưu kho trung chuyển.
 Các chương trình đảm bảo chất lượng này phải dựa trên các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng ở Việt Nam.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI KIỆN HÀNG PHÓNG XẠ
6. Các loại kiện hàng phóng xạ và hoạt độ của chúng
6.1. Kiện hàng phóng xạ được phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào hoạt độ tổng trong kiện và hoạt độ riêng của chất phóng xạ (theo thứ tự tăng dần):
6.1.1. Kiện loại trừ:  Kiện loại trừ là kiện chứa chất phóng xạ, sản phẩm chứa chất phóng xạ, bao bì rỗng đã chứa chất phóng xạ... mà hoạt độ phóng xạ của chúng không được lớn hơn các giá trị quy định tại bảng 1 Phụ lục I.
 6.1.2. Kiện công nghiệp:  Kiện công nghiệp là kiện chứa chất phóng xạ có hoạt độ riêng thấp và vật nhiễm bẩn bề mặt (xem bảng 2 Phụ lục I). Lượng chất phóng xạ trong một kiện được hạn chế sao cho hoạt độ đối với phương tiện vận chuyển không được lớn hơn các giá trị quy định tại bảng 3 Phụ lục I. Kiện công nghiệp được phân thành 3 loại:
a) Kiện công nghiệp loại 1 (Ký hiệu IP-1) có thể chứa:
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 1 (LSA-I) dạng rắn.
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 1 (LSA-I) dạng lỏng, vận chuyển sử dụng độc quyền.
- Vật nhiễm bẩn bề mặt nhóm 1 (SCO-I).
b) Kiện công nghiệp loại 2 (Ký hiệu IP-2) có thể chứa:
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 1 (LSA-I) dạng lỏng, vận chuyển không sử dụng độc quyền.
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 2 (LSA-II) dạng lỏng, khí, vận chuyển sử dụng độc quyền.
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 3 (LSA-III), vận chuyển sử dụng độc quyền.
- Vật nhiễm bẩn bề mặt nhóm 2 (SCO-II).
c) Kiện công nghiệp loại 3 (ký hiệu IP-3) có thể chứa:
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 2 (LSA-II) dạng khí, lỏng, vận chuyển không sử dụng độc quyền.
- Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp nhóm 3 (LSA-III), vận chuyển không sử dụng độc quyền.
6.1.3. Kiện loại A là kiện chứa các chất phóng xạ:
a) Đối với chất phóng xạ dạng đặc biệt, hoạt độ không được lớn hơn A1.
b) Đối với chất phóng xạ khác, hoạt độ không được lớn hơn A2.
c) Đối với kiện chứa hỗn hợp các hạt nhân phóng xạ mà biết tên và hoạt độ phóng xạ của chúng thì hoạt độ phải thỏa mãn điều kiện sau:
B (i) là hoạt độ của hạt nhân phóng xạ i ở trong chất phóng xạ dạng đặc biệt.
A1(i) là giá trị A1 của hạt nhân phóng xạ i.
C(j) là hoạt độ của hạt nhân phóng xạ j ở trong chất phóng xạ
không có dạng đặc biệt.
A2(j) giá trị A2 của hạt nhân phóng xạ j.
6.1.4. Kiện loại B(U) và B(M):
a) Kiện loại B là kiện có thể chứa một lượng chất phóng xạ bất kỳ có hoạt độ không lớn hơn hoạt độ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt trong thiết kế kiện. Tuy nhiên nếu kiện loại B được vận chuyển bằng tầu bay thì:
- Kiện chứa chất phóng xạ dạng đặc biệt:  hoạt độ không được lớn hơn 3.000A1 hoặc 100.000A2.
- Kiện chứa chất phóng xạ khác: hoạt độ không lớn hơn 3.000A2.
b) Kiện loại B có thể được phê duyệt đơn phương bởi cơ quan thẩm quyền của nước thiết kế kiện hàng và được gọi là kiện loại B(U) hoặc có thể được phê duyệt đa phương bởi cơ quan thẩm quyền của nước thiết kế kiện hàng, cơ quan thẩm quyền của nước mà kiện hàng được vận chuyển qua, cơ quan thẩm quyền của nước mà kiện hàng được vận chuyển đến và được gọi là kiện loại B(M). 
6.2. Bao bì, kiện của các nhóm được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng ở Việt Nam.
7. Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ
7.1. Sự nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt ngoài của một kiện không được lớn hơn các giới hạn sau:
a) 4Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp.
b) 0,4Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
Các giới hạn này được lấy trung bình trên một diện tích 300cm2 của một phần bề mặt bất kỳ. Nếu bề mặt nhỏ hơn 300cm2 thì lấy trung bình trên toàn bộ diện tích bề mặt.
7.2. Sự nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt ngoài và bề mặt trong của các côngtenơ chở hàng không được vượt các giới hạn quy định  ở  điểm 7.1 .
7.3. Nếu một kiện bị hư hại hay bị rò, hoặc nghi ngờ bị hư hại hay bị rò, cần phải cấm đi lại qua kiện đó và đánh giá ngay phạm vi khu vực bị nhiễm xạ và mức bức xạ trên kiện. Đối tượng cần đánh giá sự nhiễm xạ là kiện, phương tiện vận chuyển, khu vực liền kề nơi để kiện và nếu cần thiết, tất cả các vật liệu khác đã được vận chuyển trên cùng phương tiện đó.
7.4. Các kiện bị hư hại hay bị rò có mức bức xạ lớn hơn mức giới hạn cho phép đối với điều kiện vận chuyển bình thường phải được chuyển đến một vị trí tạm thời để sửa chữa, tẩy xạ, cho đến khi khôi phục lại điều kiện ban đầu mới được vận chuyển tiếp.
7.5. Bên vận chuyển phải kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị được sử dụng trong vận chuyển chất phóng xạ để xác định mức nhiễm xạ. Tần xuất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ vận chuyển nhưng không được ít hơn 1 lần/năm.
7.6. Các phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị được dùng trong vận chuyển bị nhiễm bẩn phóng xạ lớn hơn mức quy định ở điểm 7.1 hoặc suất liều bức xạ tại bề mặt lớn hơn 5(Sv/h phải được tẩy xạ và chỉ được sử dụng lại khi sự nhiễm bẩn phóng xạ không lớn hơn mức quy định tại điểm 7.1 hoặc suất liều bức xạ tại bề mặt không lớn hơn 5(Sv/h.
8. Mức bức xạ cực đại
8.1. Mức bức xạ của một thiết bị hoặc một vật phẩm không bao gói có hoạt độ thấp hơn hoạt độ giới hạn đối với kiện  loại trừ phải đảm bảo suất liều ở một điểm bất kỳ cách bề mặt ngoài của chúng 10cm không được lớn hơn 0,1 mSv/h.
8.2. Lượng chất phóng xạ LSA hoặc SCO trong một kiện công nghiệp (loại IP-1, IP-2 hoặc IP-3) phải được hạn chế để đảm bảo suất liều tại một điểm cách 3 mét từ LSA hoặc SCO không che chắn không vượt quá 10mSv/h.
8.3. Đối với các kiện loại trừ, suất liều bức xạ ở sát bề mặt kiện không lớn hơn 5(Sv/h.
8.4. Đối với các loại kiện khác, suất liều bức xạ ở một điểm bất kỳ trên bề mặt ngoài của kiện không được lớn hơn 2mSv/h và suất liều bức xạ ở cách 1 mét từ bề mặt ngoài của kiện không được lớn hơn 0,1mSv/h.
8.5. Đối với vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt, sử dụng độc quyền, suất liều bức xạ trên bề mặt ngoài của một kiện có thể lớn hơn 2mSv/h nhưng không được lớn hơn 10mSv/h khi đáp ứng các điều kiện:
a) Phương tiện vận chuyển được bảo vệ hoặc được bao kín để trong suốt quá trình vận chuyển không ai có thể lọt vào bên trong phần bao kín trừ người được phép.
b) Gia cố để đảm bảo các kiện ở vị trí cố định bên trong phương tiện vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển.
c) Không được chất vào, dỡ ra các kiện trong thời gian vận chuyển.
8.6. Đối với vận chuyển sử dụng độc quyền bằng đường không hay đường thủy, suất liều bức xạ trên bề mặt ngoài của một kiện không được lớn hơn 2mSv/h, nếu lớn hơn mức này phải được phép của cơ quan thẩm quyền.
8.7. Đối với các phương tiện vận chuyển chứa các kiện, các côngtenơ,  suất liều bức xạ ở một điểm bất kỳ trên thành xe kể cả phía trên và phía gầm xe không được lớn hơn 2mSv/h và suất liều bức xạ ở cách bề mặt ngoài của phương tiện vận chuyển 2 mét không được lớn hơn 0,1mSv/h.
8.8. Mức bức xạ ở tất cả các vị trí có người trên xe không được vượt 0,02mSv/h nếu những người này không có phương tiện che chắn bức xạ.
9. Xác định chỉ số vận chuyển và chỉ số vận chuyển cho phép
9.1. Chỉ số vận chuyển (ký hiệu là TI) đối với một kiện hàng, một côngtenơ hoặc đối với chất không đóng kiện LSA-I hoặc SCO-I được xác định như sau:
a) Xác định suất liều bức xạ cực đại (đơn vị đo là mSv/h) ở khoảng cách 1 mét từ bề mặt ngoài của kiện. Giá trị đo được nhân với 100 và số nhận được là chỉ số vận chuyển.
b) Đối với côngtenơ và chất phóng xạ không đóng kiện LSA-I và SCO-I, giá trị xác định ở điểm 9.1.a được nhân với một hệ số thích hợp quy định tại bảng 4 Phụ lục I.
c) Giá trị nhận được ở điểm 9.1.a, 9.1.b được làm tròn tăng lên đến chữ số thập phân thứ nhất (thí dụ 1,13 thành 1,2), ngoại trừ các giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 0,05 đựơc coi bằng 0.
9.2. Chỉ số vận chuyển đối với mỗi côngtenơ hoặc đối với mỗi  phương tiện  vận chuyển được xác định bằng tổng chỉ số vận chuyển của tất cả các kiện, hoặc bằng đo trực tiếp suất liều bức xạ như quy định ở điểm 9.1.
9.3. Chỉ số vận chuyển được quy định như sau:
a) Chỉ số vận chuyển của một kiện không được lớn hơn 10, trừ trường hợp vận chuyển sử dụng độc quyền.
b) Chỉ số vận chuyển đối với côngtenơ, hoặc đối với các phương tiện vận chuyển không sử dụng độc quyền được quy định tại bảng 7 Phụ lục I.
c) Không quy định giới hạn tổng chỉ số vận chuyển đối với chuyến hàng là LSA-I.
d) Không quy định giới hạn tổng chỉ số vận chuyển đối với sử dụng độc quyền.
10. Đánh dấu
10.1. Các kiện được ghi một cách dễ thấy, bền ở mặt ngoài của bao bì các thông tin sau:
a) Tên người gửi hoặc người nhận, hoặc cả hai;
b) Mã số liên hợp quốc như quy định tại bảng 6 Phụ lục I;
c) Khối lượng của kiện hàng, nếu khối lượng của kiện hàng lớn hơn 50kg;
d) Ký hiệu nhóm kiện phù hợp với thiết kế:
- Đối với kiện công nghiệp ghi: IP-1, IP-2, IP-3;
- Đối với kiện loại A ghi: Loại A;
- Đối với kiện loại B ghi: Loại B(U) hoặc Loại B(M);
đ) Riêng đối với kiện loại B(U), loại B(M) ghi thêm: mã số do cơ quan thẩm quyền nước sản xuất cấp cho thiết kế kiện trong chứng chỉ phê duyệt và số sêri của bao bì phù hợp với thiết kế này, dấu hiệu cảnh báo bức xạ quy định tại hình 1 Phụ lục II. Dấu hiệu này phải được dập nổi hoặc đóng dấu, bền đối với lửa, với nước.
10.2. Đối với chất phóng xạ không đóng kiện LSA-I hoặc SCO-I được chứa trong đồ đựng hoặc vật liệu bao gói và vận chuyển theo điều kiện quy định tại Mục 15, bề mặt ngoài của thùng chứa hoặc vật liệu bao gói phải được ghi rõ: "PHóNG Xạ LSA-I" hoặc "PHóNG Xạ  SCO-I".
10.3. Trong trường hợp kiện là hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, các từ giải thích có thể ghi bằng tiếng Anh.
11. Dán nhãn trên kiện
11.1. Các kiện được phân hạng để dán nhãn phù hợp các điều kiện quy định tại bảng 5 Phụ lục I và theo nguyên tắc sau: nếu chỉ số vận chuyển  thỏa mãn điều kiện đối với hạng này nhưng suất liều bức xạ bề mặt thỏa mãn  điều kiện đối với hạng khác thì kiện sẽ xếp vào hạng cao hơn. Mỗi kiện phải được dán nhãn phù hợp với hạng của mình. Nhãn cho các hạng được quy định tại hình 2, hình 3, hình 4 Phụ lục II. Trong trường hợp kiện là hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nội dung các nhãn có thể ghi bằng tiếng Anh.
11.2. Các nhãn không liên quan đến nội dung bên trong của kiện phải được bóc hoặc che đi.
11.3. Các kiện loại trừ không cần dán nhãn. Các kiện loại khác phải được dán nhãn ở hai phía đối diện bên ngoài kiện. Đối với côngtenơ hoặc tec, nhãn được dán ở bốn phía bên ngoài. Đối với côngtenơ lớn, có thể dán nhãn kích thước lớn như quy định tại hình 5 Phụ lục II mà không cần biển.
11.4. Nhãn cần chứa các thông tin sau:
a) Tên hạt nhân phóng xạ (dùng ký hiệu như bảng 1 TCVN 6867-1: 2001), trừ LSA-I. Nếu là hỗn hợp các hạt nhân phóng xạ: tên các hạt nhân cần chú ý nhất có thể ghi được trong khuôn khổ của nhãn. Đối với LSA-I, ghi "LSA-I" là đủ;
b) Hoạt độ: hoạt độ cực đại của các hạt nhân phóng xạ, đơn vị là Bq với các tiền tố thích hợp (kBq, MBq ...);
c) Chỉ số vận chuyển: chỉ đòi hỏi đối với nhãn II-vàng, III-vàng.
12. Gắn biển trên côngtenơ và trên phương tiện vận chuyển
12.1. Các côngtenơ chứa các kiện không phải là kiện loại trừ và các tec phải mang bốn biển mầu vàng như được quy định tại hình 5 Phụ lục II. Trong trường hợp kiện là hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, từ “phóng xạ” có thể ghi bằng tiếng Anh. Biển được gắn theo phương thẳng đứng ở mỗi mặt  và ở mép thành côngtenơ hay tec. Có thể gắn nhãn như quy định ở hình 2, hình 3, hình 4 Phụ lục II với kích thước tối thiểu quy định ở hình 5 Phụ lục II thay cho việc dán nhãn và gắn biển.
12.2. Các phương tiện vận chuyển chất phóng xạ phải dán ba biển mầu vàng quy định ở hình 5 Phụ lục II ở hai thành bên và thành phía sau xe.
12.3. Côngtenơ hoặc tec chứa lô hàng thuộc loại LSA-I hoặc SCO-I chưa đóng kiện hoặc lô hàng là chất phóng xạ được đóng kiện, sử dụng độc quyền, phải ghi thêm ở nửa dưới của biển (quy định ở hình 5 Phụ lục II) mã số liên hợp quốc (quy định trong bảng 6 Phụ lục I) với chữ số mầu đen, chiều cao không nhỏ hơn 65 milimét.
III. NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN
13. Cách ly trong suốt quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển
13.1. Trong suốt quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển, các kiện, côngtenơ chứa chất phóng xạ phải được cách ly khỏi:
a) Các vị trí có người và có phim ảnh chưa rửa tuân theo quy định tại các điểm 3.4 và 3.5.
b) Các hàng hóa nguy hiểm khác (dễ cháy, dễ nổ...).
13.2. Các kiện hoặc lô hàng thuộc hạng II-Vàng, III-Vàng không được để trong khoang hành khách trừ trường hợp khoang này được dành riêng cho người được phép đặc biệt đi kèm các kiện, lô hàng này.
13.3. Khi lưu kho, mỗi nhóm các kiện hoặc các côngtenơ phải đặt cách nhau tối thiểu 6 mét.
13.4. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bảo đảm sự cách ly cần thiết được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển.
14. Sắp xếp các kiện hàng trong phương tiện vận chuyển và lưu kho trung chuyển
14.1. Phải sắp xếp các kiện an toàn và chắc chắn để chúng không bị xê dịch, không bị lật, không bị rơi.
14.2. Phải sắp xếp sao cho dòng nhiệt bề mặt trung bình của các kiện không vượt 15W/m2.
14.3. Phải chất hàng vào côngtenơ hoặc phải chất các kiện trên một phương tiện vận chuyển sao cho mức bức xạ bề mặt và chỉ số vận chuyển không vượt các giá trị quy định tại các điểm 8.7 và 9.3.
15. Vận chuyển chất phóng xạ không đóng kiện
15.1. Chất phóng xạ hoạt độ riêng thấp loại 1 (LSA-I) và vật nhiễm bẩn bề mặt nhóm 1 (SCO-I) có thể được vận chuyển ở dạng không đóng kiện khi thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Sử dụng độc quyền;
b) LSA-I hoặc SCO-I không phải là quặng chứa các hạt nhân phóng xạ;
c) Không làm rơi vãi chất phóng xạ trong quá trình vận chuyển;
d) Đảm bảo che chắn bức xạ.
15.2. Nếu sự nhiễm bẩn phóng xạ trên bề mặt tiếp xúc được và bề mặt không tiếp xúc được của SCO-I không lớn hơn 10 lần mức quy định tại điểm 2.11 thì không cần điều kiện sử dụng độc quyền.
15.3. Đối với SCO-I, nếu  nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt không tiếp xúc được của chúng vượt mức quy định tại điểm 2.12.1.a thì cần phải dùng các biện pháp để không cho chất phóng xạ rơi vào phương tiện vận chuyển.
16. Vận chuyển bao bì rỗng
Các bao bì rỗng đã chứa chất phóng xạ được vận chuyển như vận chuyển  kiện loại  trừ với các điều kiện sau:
a) Chúng được bảo quản tốt và bảo đảm độ kín;
b) Bao bì là uran hoặc thori phải được bọc bằng vỏ kim loại hay vật liệu vững chắc khác;
c) Mức nhiễm bẩn phóng xạ không bám chắc bên trong bao bì không được lớn hơn một trăm lần  mức quy định ở điểm 7.1;
d) Nhãn đã sử dụng theo quy định được che lại hoặc bóc đi.
17. Vận chuyển cùng hàng hóa khác
17.1. Không được để bất kỳ một thứ gì khác ngoài tài liệu và vật phụ trợ cần thiết cho việc sử dụng chất phóng xạ trong các kiện.
17.2. Nếu muốn sử dụng côngtenơ đã dùng vận chuyển chất phóng xạ để lưu giữ tạm thời hoặc vận chuyển hàng hóa khác thì phải tẩy xạ côngtenơ đó đến mức thấp hơn 0,4Bq/cm2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 0,04Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.
18. Quy định bổ sung đối với vận chuyển bằng đường bộ
18.1. Chỉ được sử dụng ôtô để vận chuyển chất phóng xạ. Ôtô vận chuyển chất phóng xạ phải có độ an toàn cao, cần được kiểm tra kỹ thuật 2 lần trong một năm, nhưng khoảng cách giữa 2 lần kiểm tra không quá 8 tháng và trước mỗi lần vận chuyển chất phóng xạ cần được kiểm tra.
18.2. Cấm vận chuyển hành khách trong ô tô chở hàng phóng xạ trừ trường hợp chở kiện loại trừ .
18.3. Bắt buộc sử dụng xe có mui khi vận chuyển các kiện dễ thấm nước. 
18.4. Không được dùng xe có rơmoóc để vận chuyển chất phóng xạ.
18.5. Các xe phải có biển như quy định ở Mục 12 và bên gửi hàng phải chịu trách nhiệm gắn biển chính xác.
18.6. Khi đỗ xe phải có người bảo vệ trừ trường hợp mức bức xạ ở tất cả mọi điểm của xe thấp hơn 0,005mSv/h và khoang chứa các kiện phải được khoá để không ai có thể lấy kiện hàng ra. Trong trường hợp này, nếu không có người trông xe, người lái xe phải để lại biển ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại để dễ liên hệ. Phải đỗ cách xa nơi có dân cư 50 mét, trừ trường hợp dỡ hàng vào kho.
18.7. Người điều khiển ôtô phải được đào tạo về an toàn bức xạ, được huấn luyện xử lý sự cố trên đường vận chuyển và được trang bị thiết bị đo liều thích hợp. Nếu người điều khiển ô tô không đáp ứng được những yêu cầu trên thì mỗi chuyến hàng phải có người áp tải (trừ trường hợp vận chuyển kiện loại trừ). Người áp tải phải đáp ứng các yêu cầu trên.
19. Quy định bổ sung đối với vận chuyển bằng đường sắt
19.1. Được phép vận chuyển hàng phóng xạ bằng tầu chở hàng, trong toa hành lý của tầu chở khách. Toa chở hàng phóng xạ phải có mái che khi vận chuyển các kiện hàng dễ thấm nước.
19.2. Toa chở hàng phóng xạ phải được gắn biển như quy định tại Mục 12 ở phía ngoài hai bên thành toa. Trường hợp toa không có thành, chở côngtenơ thì nhãn trên côngtenơ là đủ. Bên gửi hàng phải chịu trách nhiệm dán nhãn, dán biển chính xác.
19.3. Khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện loại trừ) phải có người áp tải. Người áp tải phải được đào tạo về an toàn bức xạ, được huấn luyện xử lý sự cố trên đường vận chuyển và được trang bị thiết bị đo liều thích hợp.
20. Quy định bổ sung đối với vận chuyển bằng đường bưu điện
20.1. Lô hàng gửi qua bưu điện phải có hoạt độ không lớn hơn 1/10 giá trị quy định ở bảng 1 Phụ lục I đối với kiện loại trừ.
20.2. Kiện phải dán nhãn mầu trắng và ghi rõ “chất phóng xạ”.
20.3. Kiện có tên và địa chỉ người nhận trên mặt ngoài với yêu cầu: kiện được gửi trả lại khi không có người nhận.
20.4. Tên, địa chỉ người gửi và nội dung của kiện phải được ghi trên bao bì.
IV. TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ
21. Trách nhiệm bên gửi
21.1. Bên gửi hàng có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn bức xạ trong vận chuyển chất phóng xạ từ khâu kiểm tra bao bì, đóng kiện, tẩy xạ bề mặt (nếu cần thiết), niêm phong, dán nhãn đến khi trao kiện hàng phóng xạ cho bên vận chuyển. Bên gửi hàng phải chuẩn bị các kiện hàng theo đúng các quy định của Thông tư này, các tiêu chuẩn liên quan đến vận chuyển an toàn chất phóng xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các quy định khác về vận chuyển hàng hoá.
21.2. Bên gửi hàng phải kèm hồ sơ vận chuyển vào mỗi lô hàng chứa thông tin sau:
a) Tên dùng trong gửi hàng như quy định ở bảng 6 Phụ lục I;
b) Mã số phân loại hàng của liên hợp quốc: "7";
c) Mã số liên hợp quốc cho chất phóng xạ như quy định ở bảng 6 Phụ lục I viết sau từ "UN";
d) Tên hoặc ký hiệu hạt nhân phóng xạ; đối với hỗn hợp các hạt nhân là tên chung thích hợp hoặc danh sách các hạt nhân cần chú ý nhất;
đ) Mô tả dạng hóa học và vật lý của chất phóng xạ hoặc chỉ ghi "chất phóng xạ dạng đặc biệt", "chất phóng xạ phân tán thấp" thích ứng;
e) Hoạt độ cực đại của hạt nhân phóng xạ, đơn vị là Bq với tiền tố thích hợp (kBq, MBq...);
f) Hạng kiện: hoặc I-Trắng, hoặc II-Vàng, hoặc III-Vàng;
g) Chỉ số vận chuyển (chỉ đối với II-Vàng, III-Vàng);
h) Mã số do cơ quan thẩm quyền nước sản xuất cấp trong chứng chỉ phê duyệt (đối với chất phóng xạ dạng đặc biệt, chất phóng xạ phân tán thấp, vận chuyển độc quyền, thiết kế kiện);
i) Đối với các lô hàng gồm các kiện trong côngtenơ, ghi chi tiết nội dung của mỗi kiện bên trong côngtenơ. Nếu các kiện được lấy ra khỏi một côngtenơ ở một điểm dỡ hàng trung gian, cần chuẩn bị sẵn các hồ sơ vận chuyển thích hợp;
k) Nếu lô hàng được vận chuyển sử dụng độc quyền cần ghi “vận chuyển sử dụng độc quyền";
l) Hoạt độ tổng của lô hàng ở dạng bội số của A2 đối với LSA-II, LSA-III, SCO-I, SCO-II.
21.3. Bên gửi hàng phải ghi cam đoan trong hồ sơ vận chuyển với nội dung sau:
 "Tôi xin cam đoan rằng các hàng hóa trong lô hàng được mô tả chính xác, đầy đủ và được phân loại, đóng kiện, đánh dấu, dán nhãn và tuân thủ các điều kiện vận chuyển bằng... (ghi rõ phương tiện vận chuyển) theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định của quốc tế (nếu lô hàng chuyển qua nước khác)". Ghi rõ ngày...tháng...năm...và ký tên.
21.4. Bên gửi hàng cần thông báo cho người vận chuyển thực hiện các yêu cầu cần thiết gồm tối thiểu các điểm sau bằng văn bản kèm trong hồ sơ vận chuyển:
a) Những yêu cầu bổ sung về sắp xếp hàng, lưu kho, bốc xếp và dỡ các kiện bao gồm cả việc lưu kho đặc biệt để phân tán an toàn nhiệt;
b) Hạn chế kiểu vận chuyển và những chỉ dẫn cần thiết trên đường vận chuyển;
c) Cách sử lý tình trạng sự cố, tai nạn đối với lô hàng.
22. Trách nhiệm của bên vận chuyển
22.1. Ngoài những quy định về vận tải hàng hóa hiện hành, bên vận chuyển chỉ được chấp nhận vận chuyển khi:
a) Có đầy đủ bản khai, giấy chứng chỉ phê duyệt, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật, các hướng dẫn trong vận chuyển;
b) Kiểm tra cẩn thận các kiện, lô hàng, côngtenơ khớp với bản khai và theo đúng quy định trong Thông tư này. Nếu phát hiện những điều không đúng thì có quyền từ chối vận chuyển và lập biên bản và sao gửi cho các bên hữu quan (bên gửi hàng, bên nhận hàng) và cơ quan thẩm quyền.
22.2. Bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho trung chuyển.
23. Công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của cơ quan hải quan
23.1. Hải quan chỉ được mở kiểm tra nội dung kiện hàng chứa chất phóng xạ khi có nghi vấn là bên trong kiện đó có chứa hàng bất hợp pháp.
23.2. Việc mở kiểm tra kiện hàng phóng xạ phải có sự cùng tham gia của đại diện cơ quan thẩm quyền và được tiến hành tại nơi bảo đảm an toàn bức xạ, có phương tiện thích hợp cho việc kiểm xạ.
23.3. Một kiện bất kỳ bị mở theo quy định phải được gói lại như ban đầu trước khi vận chuyển cho bên nhận.
24. Kiện hàng phóng xạ không có người nhận
Hàng phóng xạ không có người nhận phải được cất vào nơi an toàn và thông báo sớm nhất cho cơ quan thẩm quyền để được chỉ dẫn cách giải quyết.
25. Cấp phép vận chuyển chất phóng xạ
25.1. Bên gửi hàng phải xin cấp giấy phép vận chuyển trước khi gửi hàng. Trong trường hợp nhập khẩu hàng phóng xạ, người nhập hàng phải xin cấp giấy phép vận chuyển trước khi nhận hàng. Hồ sơ xin cấp phép vận chuyển gồm:
a) Đơn xin vận chuyển chất phóng xạ (Phụ lục III mẫu 1);
b) Bản khai báo đặc trưng chất phóng xạ (Phụ lục III mẫu 2);
c) Các tài liệu liên quan đến kiện hàng (loại kiện, các chứng chỉ về kiện, về chất phóng xạ);
d) Kế hoạch bảo đảm an toàn bức xạ cho việc vận chuyển chất phóng xạ (theo quy định tại Mục 3);
đ) Kế hoạch phòng, chống sự cố, tai nạn (theo quy định tại Mục 4).
Hồ sơ xin cấp phép vận chuyển hàng phóng xạ gửi đến Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ.
25.2. Trong thời hạn 75 ngày kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức thẩm định đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép và tiến hành cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức hoặc cá nhân đã gửi đơn xin cấp phép.
25.3. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép vận chuyển chất phóng xạ phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
26. Giải quyết sự cố, tai nạn trong vận chuyển chất phóng xạ
26.1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn trên đường vận chuyển, người áp tải hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển cần phải thực hiện các bước sau:
a) Thông báo ngay cho cơ quan công an và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tai nạn; cơ quan cấp giấy phép vận chuyển chất phóng xạ; chủ hàng; chủ phương tiện vận chuyển;
b) Đưa nạn nhân (nếu có) ra xa khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (về hướng gió) để tiến hành cấp cứu và đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất;
c) Kiểm tra xem xét nguy cơ cháy nổ và tìm biện pháp khắc phục nếu có;
d) Cách ly dân khỏi khu vực xảy ra sự cố, tai nạn từ 50 m đến 200 m và bảo vệ không cho những người không có trách nhiệm vào khu vực này.
26.2. Khi được tin báo về sự cố, tai nạn, các bên hữu quan như đã nêu ở điểm 26.1 phải cử ngay cán bộ cùng trang bị cần thiết đến hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả theo kế hoạch đã dự định trước (như quy định tại Mục 4). Tùy theo mức độ sự cố, tai nạn mà có những biện pháp thích hợp sau:
a) Thành lập đội khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn;
b) Kiểm xạ, khoanh vùng xảy ra sự cố,  tai nạn để tiến hành các công việc xử lý, khôi phục lại trạng thái ban đầu;
c) Tẩy xạ khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, phương tiện vận chuyển, kiện hàng, người, quần áo, thiết bị bảo hộ;
d) Kiểm tra nguồn nước và thực phẩm;
đ) Bảo vệ các hệ thống thoát nước;
e) Phát hiện những người bị chiếu xạ quá liều để theo dõi sức khỏe;
g) Tìm nguyên nhân và lập hồ sơ về sự cố, tai nạn.
26.3. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, bên vận chuyển phải làm báo cáo chi tiết về tai nạn cho cơ quan thẩm quyền và cho công an.
26.4. Khi phát hiện mất kiện hàng phóng xạ phải thông báo ngay cho:
a) Cơ quan công an sở tại;
b) Cơ quan thẩm quyền;
c) Bên gửi hàng;
Bên vận chuyển cần cung cấp cho các cơ quan trên các thông tin cần thiết để làm dễ dàng cho việc thu hồi kiện bị mất.
26.5. Tùy theo nguyên nhân, mức độ vi phạm và hậu quả của sự cố, tai nạn, bên gửi hàng, bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
27. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất phóng xạ vi phạm các quy định của Thông tư này thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
28. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh với Bộ Khoa học và Công nghệ.

PHỤ LỤC

Bảng 1. Giới hạn hoạt độ phóng xạ đối với kiện loại trừ

Trạng thái vật lý của chất phóng xạ trong kiện

Thiết bị hoặc vật phậm chứa hạt nhân phóng xạ (*)

Chất phóng xạ

Giới hạn hoạt độ đối với một thiết bị hoặc một vật phẩm

Giới hạn hoạt độ đối với một kiện

 

Giới hạn hoạt độ đối với một kiện

Rắn:

Dạng đặc biệt

Dạng khác

 

10‑2 A1

10‑2 A2

 

A1

A2

 

10‑3 A1

10‑3 A2

Lỏng

10‑3 A2

10‑1 A2

10‑4 A2

Khí

Triti

Dạng đặc biệt

Dạng khác

 

2 x 10‑2 A2

10‑3 A1

10‑3 A2

 

2 x 10‑1 A2

10‑2 A1

10‑2 A2

 

2 x 10‑2 A2

10‑3 A1

10‑3 A2

    

 (*) Chất phóng xạ được chứa trong thiết bị hoặc vật phẩm hoặc chất phóng xạ là một thành phần của chúng như thiết bị đo mức, đồng hồ đeo tay, thiết bị điện tử

Bảng 2. Các quy định liên quan đến kiện công nghiên chứa vật liệu LSA và SCO

Chất phóng xạ

Kiện công nghiệp

 

Sử dụng độc quyền

 

Không sử dụng độc quyền

 

LSA‑I (*)

Rắn

Lỏng

 

 

            Loại I ( IP‑1)

             Loại I (IP‑1)

 

 

             Loại I (IP‑1)

            Loại II ( IP‑2)

 

LSA‑II

Rắn

Lỏng và khí

 

            Loại II (IP‑2)

           Loại II ( IP‑2)

 

 

            Loại II (IP‑2)

            Loại III (IP‑3)

 

LSA‑III           

 

            Loại II (IP‑2)

 

            Loại III (IP‑3)

 

SCO‑I  (*)

 

             Loại I (IP‑1)

 

             Loại I (IP‑1)

 

SCO‑II

 

          Loại II   (IP‑2)

 

            Loại II (IP‑2)

 

(*) Theo quy định tại mục 15 Thông tư này, chất phóng xạ LSA-1 và SCO-1 có thể được vận chuyển không cần đóng kiện.

Bảng 3. Giới hạn hoạt độ của phương tiện vận chuyển vật liệu LSA và SCO chứa trong các kiện công nghiệp hoặc không được đóng kiện

Bản chất của chất phóng xạ

 

Giới hạn hoạt độ của
phương tiện vận chuyển
(trừ tầu thủy)

Giới hạn hoạt động của ngăn tầu thủy

 

LSA‑I      

 

Không bị giới hạn

Không bị igới hạn

LSA‑II and LSA‑III

  Rắn không cháy được

 

         Không bị giới hạn

 

                  100 A2

 

LSA‑II and LSA‑III 

Rắn cháy được

Tất cả lỏng và khí

 

                      

                100 A2

 

                      

               10 A2

 

SCO        

 

                  100 A2

                   10 A2

 

 

Bảng 4. Hệ số để xác định chỉ số vận chuyển đối với Côngtenơ, chất phóng xạ không đóng kiện kích thước lớn

 

Kích thước (*)

Hệ số

Kích thước £  1 m2   

                          1 

1 m2  <  Kích thước £  5 m2

                          2

5 m2  <   Kích thước  £ 20 m2

                          3

 Kích thước    >   20 m2

                         10

(*)  Đo ở tiết diện ngang lớn nhất.

Bảng 5. Phân hạng các loại kiện

                                     Các điều kiện

 

 

                      

Hạng

 Chỉ số vận chuyển

 

Mức bức xạ tại một điểm bất kỳ trên bên bề mặt ngoài kiện

 

0 (*)

 

Không lớn hon 0.005 mSv/h

 

                 I-Trắng

 

Lớn hơn 0 nhưng không lớn hơn 1

 

Lớn hơn 0,005 mSv/h nhưng không lớn hơn 0,5 mSv/h

 

 

 

                 II-Vàng

 

Lớn hơn 1 nhưng không lớn hơn 10

 

 Lớn hơn 0,05 mSv/h nhưng không lớn hơn 0,5 mSv/h

 

 

 

                III-Vàng

 

Lớn hon 10

 

 Lớn hơn 2 mSv.h nhưng không lớn hơn 0,5 mSv/h

 

 

             III-Vàng (**)

                      

 

      

(*) Theo quyđịnh tại Điểm 9.1.c của Thông tư này, nếu TI  tính được nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì được coi như bằng 0

(**) Chỉ đối với sự vận chuyển sử dụng độc quyền.

Bảng 6. Tên dùng trong vận chuyển (trích từ bảng mã số Liên hợp quốc)

Số UN

Tên dùng trong vận chuyển và giải thích

  2910

 Chất phóng xạ, kiện loại trừ - lượng chất phóng xạ bị giới hạn

 

  2911

 Chất phóng xạ, kiện loại trừ - thiết bị hoặc vật phẩm

  2909

Chất phòng xạ, kiện loại trừ - vật phẩm được chế tạo từ URAN thiên nhiên hoặc URAN nghèo hoặc Thôri tự nhiên

  2908

Chất phóng xạ, kiện loại trừ - bao bì rỗng

  2912

Chất phóng xạ, hoặc độ riêng thấp (LSA-I)

  3321

Chất phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-II)

  3322

Chất phóng xạ, hoạt độ riêng thấp (LSA-III)

  2913

Chất phóng xạ, vật nhiễm bẩn bề mặt (SCO-I hoặc SCO-II)

  2915

Chất phóng xã, kiện loại A

  2916

Chất phóng xạ, kiện B9U)

  2917

Chất phóng xạ, kiện B(M)

 

Bảng 7. Giới hạn chỉ số vận chuyển đối với côngtenơ và phương tiện vận chuyển không sử dụng độc quyền

 

Loại côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển

Giới hạn về tổng chỉ số vận chuyển trong côngtenơ hoặc trong một phương tiện vận chuyển

Côngtenơ nhỏ

50

Côngtenơ lớn

50

Ô tô, tầu hỏa 

50

Tầu bay

 - Tầu bay chở khách

 - Tàu bay chở hàng

 

50

200

Tầu thủy

50

Tầu biển

1. Gần tầu, khoang, phần boong được khoanh:

- Kiện, côngtenơ

- Côngtennơ lớn

 

 

50

200

2. Toàn tầu:

- Kiện, bao bì ngoài, côngtenơ nhỏ

- Côngtenơ

 

200

Không bị giới hạn

 

PHỤ LỤC II

Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ

Hình 1. Dấu hiệu cảnh báo bức xạ.

Bán kính tối thiểu X của đường tròn trung tâm là 4 (mm).
 

Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ

Hình 2. Nhãn I-TRẮNG: nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, chữ I màu đỏ.

Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ

Hình 3. Nhãn II-VÀNG: nửa trên nền màu vàng, nửa dưới nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, chữ II màu đỏ.
Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ
Hình 4. Nhãn III-VÀNG: nửa trên nền màu vàng, nửa dưới nền màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, chữ màu đen, chữ III màu đỏ.
Thông tư 14/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ
Hình 5. Biển màu vàng: nền nửa trên màu vàng, nền nửa dưới màu trắng, dấu hiệu cảnh báo bức xạ màu đen, các chữ màu đen.

PHỤ LỤC III

MẪU 1- ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT PHÓNG XẠ

TÊN CƠ SỞ XIN CẤP GIẤY PHÉP

 

Số: .......... / ..........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......... , ngày ........ tháng ........ năm .......

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN CHẤT PHÓNG XẠ  (1)

                        Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Tên cơ sở xin cấp giấy phép: ....................................................................

Trực thuộc: (Bộ/Sở/Tổng công ty, .....)  ....................................................

Địa chỉ: ....................................................... Tỉnh/Thành phố: .................

Điện thoại:  ..................................... Fax:..................................................

Xin được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép vận chuyển............(1) cùng với các phiếu khai báo và tài liệu kèm theo đơn này.

Tên và địa chỉ cơ sở giao hàng: ................................................................

Tên và địa chỉ cơ sở nhận hàng: ................................................................

Phương tiện vận chuyển (ô-tô, máy bay, tầu thủy, bưu điện,...): ..............

Ghi rõ biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, tên người điều khiển phương tiện, nếu vận chuyển đường bộ.        

 Hành trình từ:..................... đến: .................   quá cảnh tại:......................

Thời gian bắt đầu vận chuyển:........... Thời gian kết thúc vận chuyển:.......

Nhân viên bức xạ đi áp tải:....... (Họ tên, tuổi,  trình độ chuyên môn)........

Chỉ số vận chuyển một kiện hàng: .............................................................

Số kiện hàng: ..............................................................................................

Tổng chỉ số vận chuyển của cả chuyến hàng: ............................................

Suất liều bức xạ tại buồng lái:.....................................................................

(Tên cơ sở) .................... cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật  về an toàn bức xạ, các điều kiện của giấy phép và các hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN QUẢN LÝ
CẤP TRÊN TRỰC TIẾP

(Ký tên và đóng dấu)

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(Ký tên và đóng dấu)

 

Chú thích:

(1) Nêu rõ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ

 

PHỤ LỤC III

MẪU 2/A

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN

Tên cơ quan/cơ sở:

Địa chỉ:                                                                                                           

Tỉnh/Thành phố:

Điện thoại:                                                       Fax:

 

TT

Tên        nguồn

Hãng/Nước sản xuất, Model, Serie

Hoạt độ ban đầu/năm sản xuất

Hoạt độ      hiện nay

Loại thiết bị/mục đích sử dụng

Tình trạng sử dụng

Số lượng

Nơi để

nguồn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........, ngày .......tháng ....... năm .........

Người lập phiếu

 

......., ngày .......tháng ....... năm .........

Giám đốc/Người quản lý cơ sở

(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

MẪU 2/B

PHIẾU KHAI BÁO CHẤT THẢI PHÓNG XẠ

 

Tên cơ quan/cơ sở:

Địa chỉ:                                                                                                                        Tỉnh/Thành phố:

Điện thoại:                                                       Fax:

 

TT

Tên chất thải phóng xạ

Các nguyên tố phóng xạ chính

Nguồn gốc phát sinh

Hoạt độ riêng (kBq/kg)

Trạng thái hóa lý

Khối lượng thải trung bình hàng tháng (kg/tháng)

Phương pháp xử lý

Nơi

cất giữ

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........, ngày .......tháng ....... năm .........

Người lập phiếu

 

......., ngày .......tháng ....... năm .........

Giám đốc/Người quản lý cơ sở

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU 2/C

 PHIẾU KHAI BÁO CHẤT PHÓNG XẠ HỞ

Tên cơ quan/cơ sở:

Địa chỉ:                                                                                                                        Tỉnh/Thành phố:

Điện thoại:                                                             Fax:

           

TT

Tên đồng vị phóng xạ

Hãng, nước sản xuất

 

Trạng thái vật  lý hay hóa học

Hoạt độ ban đầu (kBq)

Năm sản xuất

Mục đích sử dụng

Nơi cất giữ

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........, ngày .......tháng ....... năm .........

Người lập phiếu

 

......., ngày .......tháng ....... năm .........

Giám đốc/Người quản lý cơ sở

(Ký tên và đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom- Happiness

--------

No. 14/2003/TT-BKHCN

Hanoi, July 11th, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING ON RADIATION TRANSPORTATION SAFETY

Pursuant to the Ordinance on Radiation Safety and Control dated on June 25, 1996;
Pursuant to the Decree No. 50/1998/ND-CP issued by the Government dated on July 16, 1998, detailing the Implementation of the Ordinance on Radiation Safety and Control and the Decree No. 13/2002/ND-CP issued by the Government, dated on February 19, 2003, specified a List of dangerous goods and transportation of the dangerous goods by land.
Pursuant to the Decree No. 54/2003/ND-CP issued by the Government dated on May 19, 2003, specified Mission, Functions, Powers and Organization Structure of the Ministry of Science and Technology.
The Ministry of Science and Technology issues this guides on the safe transport of radioactive materials as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects and scope of application

1.1. This Circular applies to organizations, individuals involved in the transportation of solid, liquid, gas radioactive substances and wastes (hereinafter referred to as radioactive materials) by land, ship and air within Vietnams territory.

1.2. This Circular does not apply to the transport of

a) Fissile material, nuclear fuel;

b) Radioactive materials within installations.

c) Permitted consumer products containing radioactive materials.

d) Radioactive materials that their the specific activity is lower than that of exempted radioactive materials or their total activity is lower than that of an exempted consignment. The specific activity of an exempted radioactive material and activity limit of an exempted consignment are given in Columns 4, 5 of Table 1, Table 2 of Vietnam Standards TCVN 6867-1:2001 Radiation Safety Safe Transportation of Radioactive Materials Part 1: General Provisions (hereinafter referred to as TCVN 6868-1:2001).

2. Definitions

In addition to the terms explained in TCVN 6867-1:2001, for the purpose of this Circular, the following terms shall be defined as follows:

2.1. Transport of radioactive material means a process consisting of activities and conditions associated with and involved in the movement of radioactive substances; these include the design, manufacture, maintenance of packaging, and the preparation, packaging, transportation, protection and receipt of the radioactive material at the final destination, and packages in normal conditions as well as in the event of incidents, accidents.

2.2. A1 and A2

A1 is the activity of special form of radioactive material and used to determine the activity limits of the special radioactive material in radioactive packages permitted to be transported. A1 values are given in the Column 2 Table 1, Column 2 Table 2 of TCVN 6867-1:2001.

A2 is the activity of radioactive material, other than the special form of radioactive material, and used to determine the activity limits of the radioactive material, other than the special radioactive material, in radioactive packages permitted to be transported. A2 values are given in the Column 3 Table 1, Table 2 of TCVN 6867-1:2001.

2.3. Specific activity of radioactive nucleus

Specific activity of a radioactive nucleus is the activity per weight of that radioactive nucleus. If the radioactive substance is dispersed in the material, the specific activity shall be the activity per weight of that material. The unit is Becquerel/gram (Bq/g).

2.4. Low hazardous alpha emitters are natural uranium, depleted uranium, natural thorium, ores or concentrates containing uranium-235, uranium-238, thorium-232, thorium-228, thorium-230 or alpha emitters with half-life of less than 10 days.

2.5. The special form of radioactive materials are non-dispersible solid radioactive materials or radioactive materials in a sealed capsule unable to disperse into the surrounding environment.

2.6. Low specific activity (LSA) material is the radioactive material with limited specific activity. LSA materials are characterised into three groups:

2.6.1. Group I (LSA-I) includes:

a) Uranium and thorium ores or their concentrates, and other ores containing naturally occurring radionuclides which are intended to be processed for the use of these radionuclides.

b) Solid unirradiated natural uranium or depleted uranium; natural thorium or their compounds or their liquid/solid mixtures.

c) Radioactive materials (other than fissile materials) of which the A2 value is unlimited;

d) Other radioactive materials that are uniformly distributed and the specific activity average does not exceed 30 times of the specific activity as prescribed in Table 1, Table 2 of TCVN 6867-1:2001 (except fissile materials).

2.6.2. Group 2 (LSA-II) includes:

a) Water with tritium concentration up to 0.8 TBq/l (1TBq = 1012Bq).

b) Other radioactive materials that are uniformly distributed and the specific activity average does not exceed 10-4 /A2/g for solids and gases, and 10-5 A2/g for liquids.

2.6.3. Group 3 (LSA-III) includes:

a) A radioactive material that is distributed throughout a solid material or are solidified using binding agents (such as concrete, bitumen, ceramics, etc.).

b) A radioactive material that is insoluble, or contained in a relatively insoluble material that can prevent the radioactive substance from leaching due to the loss of the packaging, and the loss of the radioactive substance by leaching when placed in water for seven days would not exceed 0.1 A2.

c) A solid radioactive material (excluding the shielding material) that the specific activity average does not exceed 2.10-3 A2/g.

2.7. A low dispersible radioactive material is either a solid radioactive material that is not in powder form or a solid radioactive material in a sealed capsule to prevent dispersion.

2.8. Radioactive contamination means the presence of radioactive materials on the surface of an object where they are undesirable or could be harmful.

2.9. Removable radioactive contamination means the radioactive material that can be removed from a surface during transportation.

2.10. Fixed radioactive contamination means the radioactive material that cannot removed from a surface during transportation.

2.11. Surface radioactive contamination means the presence of radioactive contamination on the surface of a package or a container or a transport means in quantities in excess of 0.4 Bq/cm2 for the beta and gamma emitter and low toxicity alpha emitter, or 0.04 Bq/cm2 for all other alpha emitters.

2.12. A surface contaminated object (SCO) is a solid object that is not itself a radioactive material but contaminated with radioactive material. Surface contaminated objects are characterised into two groups:

2.12.1. Group 1 (SCO-I) includes:

a) The removable contamination on an accessible surface of larger than 300 cm2 (or the total area of the surface if less than 300 cm2) that does not exceed 4 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 0.4 Bq/cm2 for the other alpha emitters.

b) The fixed contamination on the accessible surface of larger than 300 cm2 (or the total area of the surface of less than 300 cm2) that does not exceed 4.104 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 0.4.103 Bq/cm2 for the other alpha emitters.

c) The removable contamination and the fixed contamination on the inaccessible surface of larger than 300 cm2 (or the total area of the surface of less than 300 cm2) that does not exceed 4.104 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 0.4.103 Bq/cm2 for the other alpha emitters.

2.12.2. Group 2 (SCO-II): The fixed or removable contamination on the surface exceeds the limits specified for SCO-I and:

a) The removable contamination on the accessible surface of larger than 300 cm2 (or the total area of the surface of less than 300 cm2) that does not exceed 400 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 40 Bq/cm2 for the other alpha emitters.

b) The fixed contamination on the accessible surface of larger than 300 cm2 (or the area of the surface of less than 300 cm2) that does not exceed 8.105 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 8.104 Bq/cm2 for the other alpha emitters.

c) The removable contamination and the fixed contamination on the inaccessible surface of larger than 300 cm2 (or the total area of the surface of less than 300 cm2) that does not exceed 8.105 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters, or 8.104 Bq/cm2 for the other alpha emitters.

2.13. Unirradiated thorium is the thorium that contains 10-7 gram or less than 10-7 gram of uranium-233 in one gram of thorium-232.

2.14. Unirradiated uranium is the uranium that contains 2.103 Bq or less than 2.103 Bq of Plutoni, 9.106 Bq or less than 9.106 Bq of fissile products and 5.10-3 gram or less than 5.10-3 gram of uranium-236 in one gram of uranium-235.

2.15. Natural uranium is the uranium that is chemically separated containing 99.28% of uranium-238 and 0.72% of uranium-235.

2.16. Depleted uranium is the uranium that contains less than 0.72% of uranium-235.

2.17. Enriched uranium is the uranium that contains greater than 0.72% of uranium-235.

2.18. Fissile materials are uranium-233, uranium-235, plutonium-239, plutonium-241 or any combination of them. Fissile materials do not include natural uranium, depleted uranium that is unirradiated or has been irradiated only in the thermal reactor .

2.19. Containment means the assembly of components essential for covering all the radioactive material, preventing adverse effects caused by the radioactive material and suitable for the transported radioactive material characteristics. The containment can comprise of several layers, adsorber, divided, shielding structure, and equipment for loading, unloading, ventilation, pressure reduction, cooling, heat persistence, and transportation. The containment can be boxes or containers, tanks, etc.

2.20. Radioactive package (referred to as package) is a structure comprising containments and radioactive material inside, and prepared to be transported.

2.21. Radioactive consignment (referred to as consignment) is a radioactive package or several radioactive packages.

2.22. Container is a type of containment designed for use for transportation of packaged or unpackaged of goods by different modes of transport without unload and reload. The containers shall be air-tight, strong and re-usable, and can be fitted with handling devices. A small container is that which has external dimensions less than 1.5 m or an internal volume of equal to or less than 3 m3. A large container has dimensions larger than that of a small container.

2.23. Tank is a type of a container, with a capacity of equal to or larger than 450 litres to hold liquids, powders, granules, slurries or solids, and a capacity of equal to or larger than 1000 littre to contain gases.

2.24. Radiation dose is the dose rate expressed as millisievert per hour (mSv/h).

2.25. Exclusive use means the right of the consignor to use a conveyance or a large freight container, and to have sole responsibility for loading and unloading of goods in accordance with instructions from the consignor or consignee.

2.26. Design is the description of a special radioactive material or low dispersion radioactive material or package or packing. The description includes specifications, drawings and an analysis demonstrating compliance with the regulations in this Circulation, Vietnams Standards and other relevant regulations.

2.27. Transport Index (TI) means the number to be used to control over radiation exposure. The calculation for transport index is specified in Section 9 of this Decree.

2.28. United Nation number (UN number) is a number of four digits set out by the UN Council of Expert on Transport of dangerous goods in order to identify a specific substance or a group of specific substances.

2.29. Competent Authority is the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety and Control under the Ministry of Science and Technology, and Provincial/City Departments of Science and Technology.

3. Radiation safety plans

Organisations, individuals involved in the transportation of radioactive material shall establish plans for ensuring radiation safety. The plans shall meet the following requirements:

3.1. Measures for radiation safety during transportation shall be optimised so as to keep individual radiation dose (hereinafter referred to as dose) lower than the dose limit and the number of persons exposed to radiation as minimum as possibly practical.

3.2. Measures for individual radiation protection and measures for radioactive contamination monitoring of packages, packaging areas, storage areas and transportation means shall be established; radiation safety records shall be documented.

3.3. Escort staff shall be trained in radiation safety, have good knowledge in firefighting and regulations on radioactive material safety transportation, and annual provided with refresh training.

3.4. Radioactive packages shall be isolated from its escorts and the public. Isolation distance shall be calculated based on the following dose litmits:

a) Dose limit for escort, loading, unloading and packaging is 5 mSv/year

b) Dose limit for the public in the vinicity of the radioactive area: 1 mSv/year.

3.5. Radioactive packages shall be isolated from undeveloped films. The basis for calculation of isolation distance is the dose limit, that is 0.1 mSv/ package of film.

4. Plans for emergency response

Organisations, individuals involved in the transportation of radioactive material shall establish emergency plans to respond to accidents, incidents during the transportation. The plan shall include the followings:

a) Responsibilities and tasks of every and each involved parties and individuals in the event of accidents, incidents;

b) Procedure for emergency notification of the accidents, incidents to relevant authorities;

c) Procedure for responding to accidents, incidents, and necessary equipment;

d) Means of warning to the public in the surrounding area of the accidents, incidents;

e) Measures for radiation protection, overcoming radiation contamination;

g) Plan for regular training and rehearsal on emergency response.

5. Quality Assurance

Organisations, individuals involved in the transportation of radioactive material shall establish quality assurance programmes for the followings:

a) For the consignor: design, manufacture, testing, documentation, use, maintenance and inspection of all special radioactive material and low dispersible radioactive material, packaging and packages.

b) For the carrier: transportation process and intermediate storage.

The quality assurance programmes shall be based on Vietnam standards and international standards that are accepted in Vietnam.

II. PROVISIONS ON RADIOACTIVE PACKAGES

6. Radioactive packages and their activities

6.1. Radioactive packages are classified into 4 categories, depending on the total activity of the radioactive package and the specific activity of the radioactive material (in the increasing order):

6.1.1. Exempted packages: are packages that contain radioactive material, products containing radioactive material and empty used packaging with the activity equal to or lower than the values specified in Table 1, Annex I.

6.1.2. Industrial packages: are packages that contain radioactive material of low specific activity and surface contaminated objects (see in Table 2 Annex I). The radioactive material in a package shall be limited to such an amount that the activity for a carrier is not higher than the values specified in Table 3 Annex I. Industrial packages are classified into 3 types:

a/ Industrial packages Type 1 (IP-1) may contain:

Radioactive material of Low Specific Activity Group 1 (LSA-I) in solid form.

Radioactive material of Low Specific Activity Group 1 (LSA-I) in liquid form using exclusive transportation.

Surface contaminated objects Group 1 (SCO-I).

b/ Industrial packages Type 2 (IP-II) may contain

Radioactive material of Low Specific Activity Group 1 (LSA-I) in liquid form, using inexclusive transportation.

Radioactive material of Low Specific Activity Group 2 (LSA-I) in liquid or gas form, using exclusive transportation.

Surface contaminated objects Group 2 (SCO-II).

c/ Industrial packages Type 3 (IP-3) may contain:

Radioactive material of Low Specific Activity Group 2 (LSA-II) in gas or liquid form, using inexclusive transportation.

Radioactive material of Low Specific Activity Group 3 (LSA-III), using inexclusive transportation.

6.1.3. Packages Type A may contain:

a) Special radioactive material of activity equal to or lower than A1.

b) Other radioactive materials of activity equal to or lower than A2.

c) Mixture of radionuclides: if their names and activities are known, the activity shall satisfy the following condition:

where:

B(i) is the activity of radionuclide i in the special radioactive material.

A1(i) is the A1 value for radionuclide i.

C(j) is the activity of radionuclide j in radioactive material.

A2(j) is the A2 value for radionuclide j.

6.1.4. Package Type B(U) and B(M):

a) Packages Type B may contain any amount of radioactive material, but the packages activity shall not be greater than that approved by the competent authority of the package design. If transported by air, the package Type B shall not have its activity greater than the following:

For special form radioactive material 3000 A1 or 100 000 A2.

For all other radioactive material 3000 A2.

b) Package Type B may be unilaterally approved by the relevant competent authority of the country of the original design and specified as package Type B(U) or may be multilaterally approved by the relevant competent authority of the country of the original design and countries of transit and final destination, and specified as package Type B(M).

6.2. Packaging, packages of the above Types shall be designed, manufactured, tested in compliance with Vietnam Standards or international standards applicable in Vietnam.

7. Radioactive contamination control

7.1. The removable contamination on the surface of any package shall not exceed the following limits:

a) 4 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters.

b) 0.4 Bq/cm2 for all other alpha emitters.

These limits shall be calculated over any area of 300 cm2 of any part of the surface or the overall surface if the surface area is less than 300 cm2.

7.2. The removable contamination on inside and outside of the surface of a freight container shall not exceed the limits specified in Article 7.1.

7.3. If a package is damaged or leaks, or suspected to be damaged or leak, access to the package shall be restricted and assessment of the extent of contamination and the resultant radiation level of the package shall be carried out immediately. The assessment shall be conducted for the package, the carrier, the areas adjacent to the package, and if necessary, all other goods that has been in the carrier.

7.4. Damaged or leaking packages that produce the radioactivity greater than the allowable limits shall be removed to an interim location for repair, decontamination until the origin status is restored.

7.5. Transporters shall periodically check their carriers and equipment used for transportation of radioactive material to determine the level of contamination. The frequency of such checks shall be defined by the extent of the transportation, but shall be at least once a year.

7.6. Any carriers or equipment that has become contaminated with a radioactive level greater than the limits specified in Article 7.1, or with a radioactive level on the surface greater than 5 Sv/h, shall be decontaminated and shall not be used unless the activity is equal to or lower than the limits specified in Article 7.1 or the radiation level is less than 5 Sv/h.

8. Maximum radiation levels

8.1. At any point that is 10 cm above an equipment or an unpackaged product with the activity lower than that of an exempted package the radiation level shall not exceed 0.1 mSv/h.

8.2. The amount of radioactive material LSA or SCO in an industrial package must be limited so as to ensure the dose rate at any point that is 3 m far from the unshielded LSA or SCO shall not exceed 10 mSv/h.

8.3. For exempted packages, the dose rate at the surface shall not exceed 5 Sv/h.

8.4. For other types of packages, the dose rate at any point on the surface of the package shall not exceed 2 mSv/h and the dose rate at any point that is 1 m from the surface shall not exceed 0.1 mSv/h.

8.5. For goods exclusively transported by road and rail, the dose rate at the surface of a package can be greater than 2 mSv/h but shall not exceed 10 mSv/h, if meeting the following requirements:

a) The carrier shall be protected or shielded so as to prevent unauthorised access, except authorised personnel.

b) Packages shall be fixed inside the carrier during the transportation.

c) Load and unload of packages are prohibited during the transportation.

8.6. In case that the packages are transported by air or ship, the dose rate at the surface of a package shall not exceed 2 mSv/h. If it is greater than 2 mSv/h, authorisation by the competent authority shall be obtained.

8.7. The dose rate at the surface of carriers carrying packages, containers shall not exceed 2 mSv/h at any point on the top and at the bottom of the carrier, and the dose rate that is 2 m from the carrier shall not exceed 0.1 mSv/h.

8.8. The dose rate at positions where people may occupy in the carrier shall not exceed 0.02 mSv/h if those people are not protected by shielding.

9. Determination of transport index and Allowable transport index

9.1. The transport index (TI) for a package, container, or for unpackaged LSA-I or SCO-1, shall be determined as follows:

a) The maximum radiation level (in a unit of millisieverts per hour (mSv/h)) at a distance of 1 m from the surface of the package is multiplied by 100 and the resulting figure is the transport index.

b) For tanks, freight containers and unpackaged LSA-I and SCO-I, the value determined in 9.1.a is multiplied by the corresponding factor in Table 4, Annex I.

c) The value obtained in steps 9.1.a and 9.1.b shall be rounded up to the first decimal (e.g. 1.13 becomes 1.2), and a value of 0.05 or less can be considered as zero.

9.2. The transport index of each container or carrier shall be determined as either the sum of the TIs of all the packages contained, or by direct measurement of radiation level as prescribed in 9.1.

9.3. Transport Index is specified as follows:

a) Except for exclusive transportation, the transport index of any package shall not exceed 10.

b) Transport index of containers or carriers that is not exclusively transported is listed in Table 7, Annex I.

c) The sum of TIs of consignment LSA-I is not specifically defined.

d) The sum of TIs of consignment exclusively transported is not specifically defined.

10. Marking

10.1. The following information must be legibly and durably written on the outside of the package:

a) Name of the consignor or consignee, or both;

b) United Nation Number as given in Table 6 Annex I;

c) Gross mass of the package if it exceeds 50 kg;

d) Symbol of the package type, in conformity with the design:

- For industrial package: IP-1, IP-2, IP-3;

- For package type A: Type A;

- For package type B: Type B(U) of Type B(M)

e) In case of Type B(U) or a Type B(M), the following information shall be added: identification mark allocated to the package design by the competent authority of the country of manufacturing, the serial number of the package in conformity with the package design, and radiation warning as given in Fig. 1, Annex II. This warning sign shall be embossed or stamped resistant to fire and water.

10.2. In case that LSA-I or SCO-I material is contained in receptacles or wrapping materials and transported as specified in Paragraph 15, the surface of these receptacles or wrapping materials shall bear the marking RADIO-ACTIVE LSA-I or RADIOACTIVE SCO-I as appropriate.

10.3. In case that the package is imported or exported, information marked on the package may be in English.

11. Labelling

11.1. Packages are categorised for labeling in conformity with provisions given in Table 5, Annex I and following the following principle: if the TI satisfies requirements for a category but the surface radiation level is in accordance with the requirements for a higher category, the package shall be categorised as the higher category.

Labels for categories are specified in Fig. 2, Fig. 3 and Fig. 4 Annex II. In case of imported/exported package, the language used on the label may be in English.

11.2. Any labels which do not relate to the contents in the package shall be removed or under-covered.

11.3. Labelling is not required for exempted packages. For other packages rather than the exempted packages, labels shall be affixed to two opposite sides of the package outside and on all four sides of freight containers or tanks. The large freight containers may be affixed with the large size labels as determined in Fig. 5 Annex II.

11.4. Each label shall consist of the following information:

a) Except for LSA-I material, name(s) of the radionuclide(s) (using the symbols prescribed in Table I TCVN 6867-1: 2001). For mixtures of radionuclides, the most restrictive nuclides must be listed. For LSA-I material, only the label LSA-I is required.

b) Activity: The maximum activity of the radionuclides in Bq with the appropriate SI prefix symbol ( kBq, MBq );

c) Transport index is required only for category II-Yellow, III-Yellow.

12. Warning signs on containers and carriers

12.1. Freight containers carrying packages other than exempted packages and tanks shall bear four yellow signs as specified in Fig. 5 Annex II. In case that the package is imported or exported, the term radioactive may be in English. The signs shall be vertically affixed to each side of the freight container or tank. Labels shown in Fig. 2, Fig. 3, Fig. 4 Annex II with the dimensions of the minimum size indicated in Fig. 5 Annex II can be used where appropriate,.

12.2. Carriers of radioactive material shall be affixed with three yellow signs specified in Fig. 5 Annex II on the two rear walls and the back wall.

12.3. The freight container or tank LSA-I or SCO-I that is not packaged or the packaging that contains radioactive material shall be affixed with the appropriate United Nations number (as specified in Table 6 Annex I) in black and 65 mm high or more on the lower half of the sign (as specified in Fig. 5 Annex II).

III. PROVISIONS FOR TRANSPORTATION

13. Isolation during transport and transit storage

13.1. During transport and transit storage packages and freight containers containing radioactive material shall be isolated from:

a) areas occupied by people and undeveloped photographic films with the distance as specified in Paras 3.4 and 3.5.

b) other dangerous goods (explosive, flammable, ).

13.2. Category II-Yellow, III-Yellow packages shall not be carried in passenger compartments, except those solely reversed for authorised escorts.

13.3. In storage, packages shall be placed at least 6m far from each others.

13.4. The transporter shall have the responsibility to maintain the required distance during transport and transit stores.

14. Arrangement of packages in carriers and transit stores

14.1. Packages shall be safely and firmly arranged so as to prevent moving, toppling or falling.

14.2. Packages shall be arranged in such manner that their average surface heat fluxes do not exceed 15W/m2.

14.3. Loading packages onto a carrier shall be in such manner that the surface radioactive level and transport index do not exceed the limits specified in Paras 8.7 and 9.3.

15. Transportation of unpackaged radioactive material

15.1. Radioactive material LSA-I and surface contaminated objects SCO-I may be transported unpackaged if the following conditions are met:

a) Exclusive transportation is used;

b) LSA-I or SCO-1 are not ores containing radionuclides;

c) No radioactive material shall be released during transportation;

d) Radiation protection is guaranteed.

15.2. If the contamination on accessible and inaccessible surfaces is not greater than ten times the level specified in Para 2.11, exclusive transportation is not required.

15.3. For SCO-I, if the removable contamination on inaccessible surfaces exceeds the values specified in Para. 2.12.1.a, necessary measures shall be taken to ensure that the radioactive material is not released into the carrier.

16. Transportation of empty packagings

Empty packagings that have been used for radioactive material may be transported as exempted packages if the following requirements are met:

a) They are in well maintained conditions and air-tight;

b) Empty packagings that have been used for uranium or thorium shall be protected with metal or other concrete materials;

c) The level of removable contamination on the package internal does not exceed one hundred times the level specified in Para 7.1;

d) Any inappropriate labels shall be covered or removed in conformity with regulations.

17. Transportation of other goods

17.1. No items other than those that are necessary for the use of the radioactive material shall be in the packages.

17.2. Freight containers that have been used for the transportation of radioactive material shall not be used for the storage or transport of other goods unless they are decontaminated to the level below 0.4 Bq/cm2 for beta and gamma emitters and low hazardous alpha emitters and 0.04 Bq/ cm2 for other alpha emitters.

18. Additional requirements for transportation by road

18.1. Transportation of radioactive material by road shall be by trucks only. The truck used for radioactive material transportation shall have high level of safety and be biannually examined and checked before every use.

18.2. Carrying passengers are prohibited in vehicle with radioactive material.

18.3. Non-water-resistant packages shall be transported using covered vehicle.

18.4. Vehicle with trailers shall not be used for transportation of radioactive material.

18.5. Vehicle shall be labelled with signs as prescribed in Section 12 and the consignor shall have the responsibility to put up the sign appropriately.

18.6. Parking vehicle shall be guarded, except that the radiation level at any position of the vehicle is lower than 0.005mSv/h and the compartment must be locked so as to prevent unauthorised access. In case that there is no guard, the driver shall leave a card on which his name, address and telephone number are clearly written for contact purpose. The vehicle must be parked 50 m far from population area, except for unloading.

18.7. Drivers must have been trained in radiation safety and emergency response during transportation and be equipped with a suitable dosimeter. If these requirements are not satisfied, each consignment shall be escorted by a person whose quality satisfies all the above requirements.

19. Additional requirements for transportation by rail

19.1. Radioactive material is allowed to be transported by freight train. Non-water-resistant radioactive packages shall be transported using covered carriages.

19.2. The carriage carrying radioactive material must be labelled with signs as specified in Section 12 at both sides. In case of the carriage with no walls, labelling the containers is sufficient. The consignor shall be responsible for labelling the carriage.

19.3. During transportation (except for the transportation of exempted packages), escort shall be required. The escort shall have been trained in radiation safety, and emergency response during transportation and be equipped with suitable dosimeter.

20. Additional requirements for the transport by post

20.1. For exempted packages, activity of the consignment sent by post shall not exceed 1/10 of the values specified in Table 1 Annex I.

20.2. Packages shall bear white labels with the Radioactive material clearly written

20.3. Name and address of the sender shall be attached to the consignment under one condition that: it will be sent back to the sender if undelivered.

20.4. The senders name and address and the packages content shall be clearly written on the packaging.

IV. RESPONSIBILITY TO ENSURING RADIATION SAFETY

21. Consignors responsibility

21.1. The consignor shall have the responsibility to ensure radiation safety during transportation of radiation material, including packaging checking, packaging, surface decontamination (if necessary), sealing, labelling until the package are handed over to the transporter. The consignor shall prepare packaging in compliance with this Circular, standards for safe transport of radioactive material issued by the Ministry of Science and Technology and other relevant provisions for goods transportation.

21.2. The consignor shall include in the transport documents with each consignment the following information:

a) Shipping name as specified in Table 6 Annex I;

b) The United Nation number: 7;

c) The United Nation number assigned to the material as specified in Table 6 Annex I, preceded by the letters UN;

d) Name or symbol of each radionuclide, or for mixtures of radionuclides, an appropriate general description or a list of the most restrictive nuclides;

e) A description of the physical and chemical form of the material, or a notation Special radioactive material or Low dispersible radioactive material, respectively.

f) The maximum activity of the radionuclides expressed in units of Bq with an appropriate SI prefix symbol (kBq, MBq).

g) The category of the package, i.e. I-WHITE, II-YELLOW, III-YELLOW;

h) The transport index (for categories II-YELLOW and III-YELLOW only);

i) Identification number in the certificate issued by the competent authority that approved for the transportation of special radioactive material, low dispersible radioactive material, exclusive transportation, package design;

j) For consignments of more than one package, a detailed statement of the contents of each package within the freight container shall be included. If packages are to be unloaded from the freight container at an intermediate point, appropriate transport documents shall be made available;

k) The statement Exclusive transport, where a consignment is required to be exclusively transported;

l) The total activity of the consignment as a multiple of A2, for LSA-II, LSA-III, SCO-I and SCO-II.

21.3. The consignor shall include in the transport documents a declaration in the following terms:

I hereby declare that the contents of this consignment are fully and accurately described and are classified, packed, marked and labelled, and are in all respects in proper condition for transport by (insert mode(s) of transport) in compliance with the applicable national and international (if the consignment is transported in transit of or into another country(ies)) governmental regulations. Date of transportation and signature.

21.4. The consignor shall inform the transporter the following minimum requirements that should be met:

a) Requirements for loading, arrangement, storage, handling and unloading of the packages, including any special requirements on storage for heat safety dissipation;

b) Restrictions on the mode of transportation and necessary instructions for transportation;

c) Emergency response measures appropriate to the consignment.

22. Transporters responsibility

22.1. In addition to the applicable provisions on goods transportation, the transporter may accept the consignment if the following requirements are met:

a) The transporter has obtained all required relevant declaration, approval certificates, transport permits in accordance to law and guides on transportation.

b) The transporter has checked that the packages, consignments and freight containers are in accordance with the declaration and satisfy provisions of this Circular. In case that there is inconsistency, the transporter shall have right to refuse transportation, make report and send copies to concerned parties (consignor, consignee) and the competent authority.

22.2. The transporter shall have responsibility to ensure safe transport of radioactive material during transportation and interim storage.

23. Checking, Inspection and Control of Customs

23.1. Customs may unpack packages containing radioactive material for checking only if the packages are suspected to contain illegal goods.

23.2. The unpacking of a radioactive material package requires the presence of representative(s) from the competent authority in radiation safety and control, and shall take place at a place where radiation safety is guaranteed and radiation monitoring devices are available.

23.3. Any packages that has been unpacked must be repacked to its original status before being handed over to the consignee.

24. Undeliverable consignments

If a consignment is undeliverable, the consignment shall be placed in a safe location and the appropriate competent authority shall be informed as soon as possible to give instructions on further action.

25. Authorisation for transportation of radioactive material

25.1. The consignor must apply for authorisation for goods to be transported before sending the goods. In case of radioactive goods to be imported, the importer must apply for transportation authorisation before receiving goods. Documents for applying transportation authorisation shall include:

a) Application for authorisation of radioactive material transportation (Annex III, Form 1);

b) Declaration of radioactive material specification (Annex III, Form 2);

c) Documents relative to the package (package type, package certificates, radioactive material certificates);

d) Plan for radiation protection during transportation as specified in Para. 3;

e) Emergency response plan as specified in Para. 4.

Documents to apply for authoriastion for radioactive material transportation shall be sent to the Vietnam Agency for Radiation, Nuclear Safety and Control The Ministry of Science and Technology.

25.2. Within 75 days of receipt of application documents, the Ministry of Science and Technology shall verify the application documents and issue authorisation or refuse authorisation. If refusing authorisation, the Ministry of Science and Technology shall notify in writing to the applicant.

25.3. Applicants shall pay fees and charges in accordance to law.

26. Response to incidents, accidents during transportation of radioactive material

26.1. In the event of incidents, accidents during transportation, the escort or the controller of the transport shall take the following steps:

a) Immediately inform the local police and the local government authority where the incident or accident occurs, the competent authority who issued transportation authorisation; the consignment owner; the transporter;

b) Take the victim(s) (if any) away from the incident or accident area for first aid treatment and to the nearest clinic;

c) Check if there is any risk of fire and apply emergency measures to overcome (if any);

d) Isolate people 50 m to 200 m away from the incident, accident area and protect the area from unauthorised access.

26.2. Once being informed of an incident or accident, relevant parties as indicated in Para. 26.1. shall send their staff equipped with essential equipment to the scene to minimise consequences as planned prescribed in the Section 4. Depending upon the severity of the incident or accident, the following measures shall be applied:

a) Establishing an emergency response team;

b) Monitoring the radiation level in the surrounding area of the incident, accident so as to apply appropriate measures and restore the initial state.

c) Decontaminating the incident or accident area, the carrier, packages, men, clothes, safety equipment;

d) Examining water sources and food;

e) Protecting drainage systems;

f) Detecting over-exposured persons for monitoring;

g) Investigating cause(s) and documenting the incident, accident.

26.3. Immediately after the accident, the transporter shall make a detail report on the accident and submit it to the competent authority and the police.

26.4. As soon as acknowledging the loss of a radioactive material package the information shall be reported to:

a) The local police;

b) The competent authority;

c) The consignor;

The transporter shall provide the forementioned organisations with adequate information to facilitate the recovery of the lost package.

26.5. The consignor and the transporter shall bear liability and responsibility upon the consequences, level of the violation and seriousness of the incedent, accident, in accordance with law.

V. IMPLEMENTATION

27. Dealing with violation

Organisations and/or individuals involved in transport of radioactive material, violating regulations in this Circular, shall, depending on the seriousness of the violation and its consequence, be disciplined, administratively sanctioned, or examed for penal liability in accordance to the applicable law.

28. Enter into force

This Circular shall take effect 15 days after having been announced on the official gazette. All the previous regulations inconsistent with the provisions in this Circular are nil and void. Any issues arising from the implementation of this Circular shall be promptly reported to the Ministry of Science and Technology.

 

 

FOR THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
VICE MINISTER




Hoang Van Huay

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 14/2003/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất