Thông tư 06/2020/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 132/2008, 74/2018, 154/2018, 119/2017

thuộc tính Thông tư 06/2020/TT-BKHCN

Thông tư 06/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2020/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Xuân Định
Ngày ban hành:10/12/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ KHCN hướng dẫn chi tiết kiểm tra chất lượng hàng hóa

Ngày 10/12/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 06/2020/TT-BKHCN về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.

Biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu bao gồm 03 mức độ sau: Mức 1 công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá; Mức 2 công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu; Mức 3 công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó:

Sản phẩm trong sản xuất là thép (trừ thép làm cốt bê tông), áp dụng biện pháp quản lý Mức 1.

Sản phẩm trong sản xuất là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ), dầu nhờn động cơ đốt trong, sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED, áp dụng biện pháp quản lý Mức 2.

Sản phẩm trong sản xuất, chế biến, pha chế là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp quản lý Mức 3…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2021.

Xem chi tiết Thông tư06/2020/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
_______

Số: 06/2020/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ

__________

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và biện pháp thi hành về:
1. Công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây viết tắt là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) trong sản xuất, nhập khẩu quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP);
2. Biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện hoạt động công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trong sản xuất, nhập khẩu và tổ chức, cá nhân mực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động chứng nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký) quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP;
2. Tổ chức chứng nhận, giám định, thử nghiệm thực hiện hoạt động chứng nhận, giám định, thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP;
3. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quản lý ngành, lĩnh vực (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra);
4. Cơ quan có thẩm quyền thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền);
5. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm:
a) Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan tham mưu giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ, có cửa khẩu hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bản quản lý (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng);
6. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa (chủ sở hữu hàng hoá) hoặc tổ chức, cá nhân, đại lý được ủy thác nhập khẩu của chủ sở hữu hàng hoá (người được ủy thác);
7. Chứng chỉ chất lượng là một trong những tài liệu sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là kết quả tự đánh giá) theo quy định của pháp luật;
b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật
8. Báo cáo kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
b) Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất;
c) Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Kết quả thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
đ) Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
e) Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Điều 4. Áp dụng biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trong sản xuất, nhập khẩu
1. Biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
2. Biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu bao gồm 03 mức độ sau:
a) Mức 1: công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá;
b) Mức 2: công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu; biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm trong sản xuất;
c) Mức 3: công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu; công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm trong sản xuất.
Điều 5. Áp dụng biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 không đáp ứng quy định
1. Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trong sản xuất, nhập khẩu đang áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2, nếu phát hiện sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân có chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, nhập khẩu hoặc quá thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu không nộp cho cơ quan kiểm tra báo cáo kết quả tự đánh giá (đối với Mức 1), chứng chỉ chất lượng quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư này (đối với Mức 2) mà không có lý do thì cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 đối với sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân đó đối với các lô hàng tiếp theo.
2. Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của 03 lô sản phẩm liên tiếp của tổ chức thử nghiệm (đối với Mức 1), tổ chức chứng nhận (đối với Mức 2) khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và kể từ khi bị áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 mà không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển về áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2 trước đó đối với sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân sản xuất.
3. Trường hợp sau 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp do người nhập khẩu chứng minh, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa nhập khẩu, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và kể từ khi bị áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 mà cơ quan kiểm tra không nhận được khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển về áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2 trước đó đối với hàng hóa của người nhập khẩu đó cho các lô hàng tiếp theo.
Điều 6. Xử lý hồ sơ nhập khẩu không hoàn thành theo thời hạn quy định
1. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 1
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, nếu người nhập khẩu chưa nộp cho cơ quan kiểm tra báo cáo kết quả tự đánh giá (bao gồm các thông tin quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này): a1) Người nhập khẩu có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu (nếu có) và khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa, quyết định gia hạn thời gian nộp kết quả tự đánh giá; a2) Nếu người nhập khẩu không có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành, cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra tại cơ sở của người nhập khẩu và trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT- BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (sau đây viết tắt là Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN), Thông tư số 12/2017/TT- BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN). Đồng thời, cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 đối với hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đó.
b) Trường hợp quá thời hạn được gia hạn thời gian nộp kết quả tự đánh giá, nếu người nhập khẩu không nộp kết quả tự đánh giá, cơ quan kiểm tra áp dụng ngay việc kiểm tra trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN. Đồng thời, cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định việc chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 đối với hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đó.
2. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 2
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, nếu người nhập khẩu chưa nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư này: a1) Người nhập khẩu có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu (nếu có) và khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa, quyết định gia hạn thời gian nộp chứng chỉ chất lượng; a2) Nếu người nhập khẩu không có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở của người nhập khẩu và trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN. Đồng thời, cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 đối với hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đó.
b) Trường hợp quá thời hạn được gia hạn thời gian nộp chứng chỉ chất lượng, nếu người nhập khẩu không nộp chứng chỉ chất lượng, cơ quan kiểm tra áp dụng ngay việc kiểm tra trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và tại cơ sở của người nhập khẩu. Đồng thời, cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 đối với hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đó.
c) Trường hợp tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định có văn bản khẳng định hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, người nhập khẩu nộp văn bản của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định cho cơ quan kiểm tra để lưu hồ sơ nhập khẩu và không phải nộp chứng chỉ chất lượng kèm theo văn bản này.
3. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 3
a) Trong trường hợp người nhập khẩu nộp hồ sơ nhập khẩu hàng hoá không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu quá thời hạn mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu, quyết định gia hạn thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và thông báo cho cơ quan hải quan. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn bổ sung hồ sơ nhập khẩu hàng hoá mà người nhập khẩu không thể hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Đồng thời cơ quan kiểm tra chủ trì, phối hợp cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu và trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN.
Điều 7. Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
1. Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, định kỳ 03 tháng (trước ngày 25 của tháng cuối trong kỳ báo cáo), người nhập khẩu báo cáo bằng văn bản tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm. Báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp bao gồm các nội dung sau:
a) Tên người nhập khẩu, địa chỉ; điện thoại, fax;
b) Ngày nhập khẩu, cửa khẩu nhập (tên và địa chỉ);
c) Các thông tin về hàng hóa nhập khẩu:
c1) Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật;
c2) Xuất xứ, nhà sản xuất;
c3) Số lượng, khối lượng nhập khẩu; đơn vị tính;
c4) Kết quả đánh giá sự phù hợp (ngày đánh giá, kết quả đánh giá, tổ chức/đơn vị đánh giá, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng);
d) Cam kết chất lượng hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và kết quả đánh giá sự phù hợp như khai báo.
2. Trong thời hạn được miễn giảm kiểm tra, định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu không báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm hoặc trong thời hạn được miễn giảm kiểm tra quy định tại điểm c khoản 8 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.
Điều 8. Quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít
1. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thử nghiệm theo quy định hoặc chi phí thử nghiệm được xác định thông qua 03 báo giá của tổ chức thử nghiệm cho thấy lớn hơn số với giá trị của lô hàng nhập khẩu, căn cứ nhu cầu quản lý và yêu cầu đối với từng loại hàng hóa, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể biện pháp quản lý tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
2. Trường hợp chưa có quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn kiểm tra, khi lưu thông trên thị trường nếu phát hiện không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra đột xuất tại cơ sở của người nhập khẩu.
Điều 9. Xử lý hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật)
1. Hàng hóa áp dụng biện pháp quản lý Mức 3 có kết quả đánh giá sự phù hợp không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi thông quan, cơ quan kiểm tra thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, chuyển hồ sơ cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định của pháp luật hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chưa thông quan. Cơ quan kiểm tra phối hợp với cơ quan hải quan trong quá trình xử lý. Hồ sơ bao gồm bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, kết quả đánh giá sự phù hợp, Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, công văn của cơ quan kiểm tra gửi cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để xử lý theo quy định của pháp luật hải quan.
2. Hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2, căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp có kết luận hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật), cơ quan kiểm tra thực hiện:
a) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng thực hiện theo quy định tại Mẫu số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, yêu cầu người nhập khẩu tạm dừng lưu thông, tiến hành thu hồi hàng hóa đó, báo cáo cơ quan kiểm tra lượng hàng hóa còn tồn, đã tiêu thụ, tình trạng bảo quản hàng hóa và đề xuất biện pháp khắc phục tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy;
b) Tiến hành kiểm tra tại cơ sở lưu giữ của người nhập khẩu để xác định lượng hàng hóa vi phạm còn tồn, đã tiêu thụ:
b1) Quyết định kiểm tra thực hiện theo quy định tại Mẫu 1.QĐKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b2) Lập biên bản kiểm tra thực hiện theo quy định tại Mẫu 2.BBKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b3) Niêm phong hàng hóa vi phạm. Biên bản niêm phong/mở niêm phong thực hiện theo quy định tại Mẫu 3a-BBNP, Mẫu 3b-BBMNP; Tem niêm phong thực hiện theo quy định tại Mẫu 4.TNP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b4) Lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mẫu 5.BBVPHC Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Xem xét phương án đề xuất biện pháp khắc phục của người nhập khẩu:
c1) Trường hợp người nhập khẩu đề xuất phương án tái chế (trong nước hoặc tái chế theo phương thức tái xuất để trả lại cho khách hàng - người bán hàng cho người nhập khẩu) hoặc thay đổi mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hóa, cơ quan kiểm tra xem xét các phương án này, báo cáo và đề xuất cơ quan quản lý có thẩm quyền chấp thuận hay không chấp thuận phương án. Nếu chấp thuận phương án của người nhập khẩu thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo phương án đề xuất trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp không chấp thuận phương án của người nhập khẩu đề xuất thì có văn bản trả lời người nhập khẩu thay đổi phương án cho phù hợp;
c2) Trường hợp người nhập khẩu đề xuất phương án tiêu hủy thì phương án tiêu hủy phải được cơ quan quản lý môi trường chấp thuận;
d) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật;
đ) Theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Kiểm tra sau tái chế (đối với trường hợp tái chế trong nước) trước khi đưa ra lưu thông và thông báo lô hàng được lưu thông nếu kết quả đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu 6.TBLHĐLT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình xử lý, nếu có khiếu nại, tố cáo liên quan đến kết quả đánh giá sự phù hợp hoặc kết quả đánh giá sự phù hợp không thống nhất về cùng lô hàng nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra yêu cầu người nhập khẩu thực hiện đánh giá sự phù hợp lại tại tổ chức đánh giá sự phù hợp do cơ quan kiểm tra lựa chọn. Kết quả thử nghiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp do cơ quan kiểm tra lựa chọn là cơ sở để cơ quan kiểm tra tiếp tục xử lý.
3. Người nhập khẩu thực hiện
a) Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo phương án đã được chấp thuận và báo cáo cơ quan kiểm tra: b1) Trường hợp áp dụng biện pháp tái chế trong nước, người nhập khẩu tổ chức thực hiện tái chế theo phương án được chấp thuận; báo cáo cơ quan kiểm tra kết quả tái chế kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp của lô hàng tái chế đáp ứng yêu cầu chất lượng. b2) Trường hợp áp dụng biện pháp tái chế theo phương thức tái xuất để trả lại cho khách hàng - người bán hàng cho người nhập khẩu và được cơ sở sản xuất tại nước xuất khẩu chấp thuận, người nhập khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và lập hồ sơ theo quy định pháp luật về hải quan để được tái xuất sản phẩm, hàng hóa và báo cáo kết quả về cơ quan kiểm tra. b3) Trường hợp áp dụng biện pháp tiêu hủy thì việc tiêu hủy hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
4. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính bao gồm: bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; kết quả đánh giá sự phù hợp có kết luận lô hàng không phù hợp về chất lượng; các văn bản tương ứng quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mục 1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHÓM 2 NHẬP KHẨU
Điều 10. Đối tượng kiểm tra
1. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu vào Việt Nam quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các hàng hóa khác có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sử dụng và quản lý tổ chức thử nghiệm phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phóng xạ, sản phẩm có phóng xạ, thực hiện theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên từ và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Điều 11. Căn cứ kiểm tra
Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định pháp luật liên quan.
Điều 12. Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu là thép (trừ thép làm cốt bê tông), áp dụng biện pháp quản lý Mức 1.
2. Hàng hóa nhập khẩu là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ), dầu nhờn động cơ đốt trong và sản phẩm chiếu sáng bàng công nghệ LED, áp dụng biện pháp quản lý Mức 2.
3. Hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điezen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp quản lý Mức 3.
4. Hàng hóa nhập khẩu khác, căn cứ vào nhu cầu quản lý hoặc khả năng gây mất an toàn của hàng hóa, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể biện pháp quản lý theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
5. Trường hợp phát hiện hàng hóa nhập khẩu chất lượng không bảo đảm, có khả năng gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định việc chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý mức độ chặt chẽ hơn theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
6. Trình tự, thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Mục 2. CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM NHÓM 2 TRONG SẢN XUẤT
Điều 13. Công bố hợp quy đối với sản phẩm nhóm 2 trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Sản phẩm trong sản xuất là thép (trừ thép làm côt bê tông), áp dụng biện pháp quản lý Mức 1.
2. Sản phẩm trong sản xuất là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ), dầu nhờn động cơ đốt trong, sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED, áp dụng biện pháp quản lý Mức 2.
3. Sản phẩm trong sản xuất, chế biến, pha chế là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp quản lý Mức 3.
4. Sản phẩm trong sản xuất khác, căn cứ vào nhu cầu quản lý hoặc khả năng gây mất an toàn của hàng hóa, việc công bố hợp quy quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể biện pháp quản lý theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
5. Cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý mức độ chặt chẽ hơn hoặc chuyển về áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ trước đó đối với sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Việc sử dụng và quản lý tổ chức thử nghiệm phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức công nhận năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp, các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này, căn cứ nhu cầu và khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định việc thay đổi biện pháp quản lý quy định tại Điều 4 Thông tư này để phù hợp với thực tế quản lý. Biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Chỉ đạo, xử lý trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ không đáp ứng yêu cầu chất lượng do cơ quan kiểm tra báo cáo.
3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức thực hiện khoản 1, khoản 2 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
4. Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), dầu nhờn động cơ đốt trong và các loại hàng hóa khác theo chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; xử lý theo quy định pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục trường Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý quy định tại Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại điểm a khoản này; đồng thời thông báo quyết định cho cơ quan hải quan để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
1. Chỉ đạo cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và xử lý theo quy định pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Chỉ đạo cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý quy định tại Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; đồng thời thông báo các quyết định cho cơ quan hải quan để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức thực hiện:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký, được chỉ định tại các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
b) Xử lý các trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực không đáp ứng yêu cầu chất lượng do cơ quan kiểm tra báo cáo.
Điều 16, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo:
a) Cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn xử lý theo thẩm quyền các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do cơ quan kiểm tra báo cáo.
Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng báo cáo cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn. Trường hợp vượt quá thẩm quyền cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quản lý khoa học và công nghệ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định;
b) Cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình, kết quả thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định pháp luật về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng hóa quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này) tại các cửa khẩu hoặc điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý. Xử lý theo thẩm quyền các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Chỉ đạo cơ quan kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp quản lý quy định tại Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại điểm a khoản này; đồng thời thông báo quyết định cho cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra khác để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ.
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra và người nhập khẩu trong thời hạn tối đa 07 ngày, kể từ ngày lấy mẫu đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 3.
a) Hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 1 hoặc Mức 2, tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu ngay sau khi có kết quả đánh giá sự phù hợp để bảo đảm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp kết quả đánh giá sự phù hợp này cho cơ quan kiểm tra.
b) Trường hợp vì lý do kỹ thuật hoặc lý do khách quan phải kéo dài thời gian đánh giá sự phù hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo ngay bằng văn bản nêu rõ lý do và thời hạn trả kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu để báo cáo cơ quan kiểm tra.
c) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định có văn bản gửi người nhập khẩu để nộp cho cơ quan kiểm tra lưu hồ sơ nhập khẩu và không phải nộp chứng chỉ chất lượng kèm theo văn bản này.
2. Phối hợp với cơ quan kiểm tra khi có yêu cầu liên quan đến đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu.
3. Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Báo cáo kịp thời cho cơ quan kiểm tra khi phát hiện sai phạm của người sản xuất, nhập khẩu.
Điều 18. Trách nhiệm các bên liên quan trong việc xử lý hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng
1. Người nhập khẩu có trách nhiệm:
a) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhóm 2;
b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc tái chế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Đối với lô hàng được tái chế trong nước, người nhập khẩu chịu trách nhiệm tái chế và thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế. Đối với lô hàng hóa được tái chế theo phương thức tái xuất để trả lại cho khách hàng - người bán hàng cho người nhập khẩu, người nhập khẩu thực hiện tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật hải quan và báo cáo kết quả về cơ quan kiểm tra;
c) Chứng minh với cơ quan kiểm tra thông qua hồ sơ nhập khẩu việc nhập khẩu 03 lô hàng liên tiếp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này để được cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển về áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2 trước đó đối với hàng hóa của người nhập khẩu.
d) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy lô hàng hóa hoặc tái chế theo phương thức tái xuất để trả lại cho khách hàng - người bán hàng cho người nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra có vi phạm về chất lượng cho cơ quan hải quan nơi tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu để xử lý theo thẩm quyền;
c) Hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp xử lý tái chế trong nước thì người nhập khẩu để xuất phương án tái chế để cơ quan kiểm tra báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định xử lý. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế đối với hàng hóa được áp dụng biện pháp tái chế trong nước.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Các quy định sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Bãi bỏ các quy định tại khoản 3, 5, 6 Điều 3; khoản 2, 3, 4 Điều 12; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 13; điểm đ khoản 1 Điều 17 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
4. Thay thế quy định báo cáo kết quả tự đánh giá tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN, thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
5. Trong quá trình thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm trong sản xuất còn thời hạn hiệu lực tiếp tục duy trì cho đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Sở KH&CN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Công báo VPCP;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, TĐC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

Phụ lục

CÁC BIỂU MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

_________

1. Quyết định kiểm tra

Mẫu 1.QĐKT

06/2020/TT-BKHCN

2. Biên bản kiểm tra

Mẫu 2.BBKT

06/2020/TT-BKHCN

3. Niêm phong hàng hóa vi phạm:

+ Mẫu 3a.BBNP

06/2020/TT-BKHCN

+ Mẫu 3b.BBMNP

06/2020/TT-BKHCN

4. Tem niêm phong

Mẫu 4.TNP

06/2020/TT-BKHCN

5. Biên bản vi phạm hành chính

Mẫu 5.BBVPHC

06/2020/TT-BKHCN

6. Thông báo lô hàng được lưu thông

Mẫu 6.TBLHĐLT

06/2020/TT-BKHCN

Mẫu 1.QĐKT

06/2020/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

________

Số: ……../QĐ-…………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

………., ngày ... tháng ... năm 20…...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa

___________

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điếu của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 thang 11 năm 2018 và Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;

Căn cứ....(1)…………….

Căn cứ....(2)...................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hoá, gồm các thành viên sau đây:

1. Họ tên và chức vụ: ………………………………………………………Trưởng đoàn

2. Họ tên và chức vụ: …………………………………………………………Thành viên

Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá với:

- Nội dung kiểm tra:

- Đối tượng kiểm tra:

- Cơ sở được kiểm tra:

- Chế độ kiểm tra:

- Thời gian kiểm tra từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đoàn kiểm tra, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (Tên viết tắt DVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

-----------------------------

(1) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định

(2) Căn cứ liên quan đến việc kiểm tra

Mẫu 2.BBKT

06/2020/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

………., ngày ... tháng ... năm 20…...

BIÊN BẢN KIM TRA

Chất lượng hàng hóa Số: ……………………………………

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;

Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hoá được thành lập theo Quyết định số ……/QĐ- ngày … tháng … năm của ………………………… (1) đã tiến hành kiểm tra từ ngày … tháng … năm ……… đến ngày … tháng … năm …………. tại ……………………………

Thành phần đoàn kiểm tra gồm:

1. Họ tên và chức vụ: ………………………………………………………. Trưởng đoàn

2. Họ tên và chức vụ: ……………………………………………………….. Thành viên

3. ……………..

Đại diện cơ sở được kiểm tra:

1. Họ tên và chức vụ: ……………………………………………………………

2. ......................

Với sự tham gia của

1. Họ tên và chức vụ: …………………………………………………………….

2. ……………….

I. Nội dung - kết quả kiểm tra:

II. Nhận xét và kết luận:

III. Yêu cầu đối với cơ sở:

IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra:

Biên bản được lập thành 02 bản vào hồi ... giờ …… ngày … tháng … năm........ tại , có nội dung, giá trị như nhau và đã đọc lại cho nhưng người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng. Cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản, Đoàn kiểm tra giữ một (01) bản./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Thành viên đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

----------------------

Lưu ý:

- Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành số lượng biên bản sẽ tuỳ theo số cơ quan tham gia kiểm tra.

- (1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.

Mẫu 3a.BBNP

06/2020/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

………., ngày ... tháng ... năm 20…...

BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Số:…….

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định kiểm tra số...

Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

Đại diện Đoàn kiểm tra:

- Họ tên và chức vụ: ……………………………………………….

- Họ tên và chức vụ: ……………………………………………….

- ……….

Đại diện cơ sở dược kiểm tra

- Họ tên và chức vụ: ………………………………………………….

- ………….

Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa): ... số lượng hàng hóa tại thời điểm niêm phong: ... lưu giữ tại địa chỉ...

Lô hàng thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu có thông tin như sau:...

Lượng hàng hóa đã bán tính từ thời điểm thông quan đến thời điểm niêm phong hàng hóa:...

Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:

Yêu cầu cơ sở có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên tình trạng hàng hóa và niêm phong.

Biên bản này được lập thành 02 bản, có nội dung, giá trị như nhau. Cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bàn, Đoàn kiểm tra giữ một (01) bản./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đại diện đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 3b.BBMNP

06/2020/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

………., ngày ... tháng ... năm 20…...

BIÊN BN MỞ NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Số:....

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;

Căn cứ Biên bản niêm phong số....

Căn cứ ……..

Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

Đại diện Đoàn kiểm tra:

- Họ tên và chức vụ: ……………………………………………

- Họ tên và chức vụ: ……………………………………………

- ………….

Đại diện cơ sở được kiểm tra

- Họ tên và chức vụ: ………………………………………………

- ………..

Tiến hành mở niêm phong (số lượng, tên hàng hóa):... lưu giữ tại địa chỉ...

Tình trạng hàng hóa khi mở niêm phong:

Yêu cầu cơ sở...

Biên bản này được lập thành 02 bản, có nội dung, giá trị như nhau. Cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản, Đoàn kiểm tra giữ một (01) bản./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đại diện đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 4.TNP

06/2020/TT-BKHCN

TEM NIÊM PHONG LÔ HÀNG HÓA

Theo Biên bản niêm phong số....

Tên lô hàng ……………………………………………………………………………………….

Số lượng: ………………………………….………………………………………………………

Tên người nhập khẩu: ………………………………….…………………………………………

Địa chỉ: ………………………………….…………………………………………………………..

Ngày niêm phong ………………………………….………………………………………………

NGƯỜI NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ n)

ĐẠI DIỆN NGƯỜI NHẬP KHẨU
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

----------------------

Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra khi niêm phong.

Mu 5.BBVPHC

06/2020/TT-BKHCN

CƠ QUAN(1)
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: ……../BB-VPHC

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về........................................................ (2)

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày …../…../……. tại(3) ………………………………………….

...................................................................................................................................

Căn cứ …………………………………………………………………………………………….(4)

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: ………………………………………………. Chức vụ: ………………………………….

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………….

2. Với sự chứng kiến của(5):

a) Họ và tên: ……………………………… Nghề nghiệp: ………………………………

Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………..

b) Họ và tên: ……………………………… Nghề nghiệp: ………………………………

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………….

c) Họ và tên: ……………………………… Chức vụ: ………………………………

Cơ quan: …………..………………………………………………………………………..

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ="" chức=""> có tên sau đây:

<1. họ="" và="" tên="">: ……………………………… Giới tính: ………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……/…./……. Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………..; ngày cấp: …./…./……….. ;

nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………

1. Tên tổ chức vi phạm>: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………….

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………….

………………………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp: …./…./…………; nơi cấp: ………………………………………….

Người đại diện theo pháp luật(6): ……………………… Giới tính: ………………………………

Chức danh(7): ………………………………………………………………………………………

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ……………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

3. Quy định tại (9) ……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………….

4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………….

8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm(11):

…………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đơn vị tính

Số lượng

Chủng loại

Tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

12. Trong thời hạn(12).... ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông(bà)(13) …………….. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà)(14), ……………………………… để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản lập xong hồi.... giờ .... phút, ngày …./…./…………., gồm .... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ……………………………… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Lý do ông (bà)(13) ……………………………… cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (15):

………………………………………………………………………………………………

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, h và tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ h và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, h và tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

 

---------------------------------

* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.

(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(3) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.

(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bàn như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc: kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính;....

(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,...), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình.

(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

(12) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.

(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nêu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.

(14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

(15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác....

Mu 6.TBLHĐLT

06/2020/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: ……../TB-…………

………., ngày ... tháng ... năm 20…...

THÔNG BÁO

Về hàng hoá được tiếp tục lưu thông trên thị trường

___________

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;

Căn cứ Thông báo kết quả kiểm tra nhờ nước về chất lượng hàng hóa …………….

Căn cứ kết quả hành động khắc phục đối với lô hàng …………….

……………. (1) THÔNG BÁO

1. Lô hàng:... số lượng....

- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra): ……………………………….

- Địa chỉ: ………………………..

Được tiếp tục lưu thông trên thị trường kể từ ngày ban hành thông báo này.

2- (2), Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Thông báo này./.

Nơi nhận:
- Người nhập khẩu (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT. (Tên viết tắt DTST)

THỦ TRƯỜNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Kýghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

--------------------------

(1) Cơ quan kiểm tra:

(2) Tên tổ chức, cá nhân có hàng hóa được tiếp tục lưu thông…

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
______

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence
- Freedom - Happiness
__________

No. 06/2020/TT-BKHCN

Hanoi, December 10, 2020

CIRCULAR

Detailing and providing measures to implement the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018, Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018, and Decree No. 119/2017/ND-CP dated November 1, 2017

 

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Products and Goods Quality dated November 21, 2007;

Pursuant to the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Technical Standards and Regulations and Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Technical Standards and Regulations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality and the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality;

Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018, on amending, supplementing and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under management of the Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections;

Pursuant to the Government’s Decree No. 119/2017/ND-CP dated November 1, 2017, on penalties for administrative violations against regulations on standards, measurement and quality of goods;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2017/ND-CP dated August 16, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At the proposal of the Director General of Directorate for Standards, Metrology and Quality and the Director of the Department of Legal Affairs;

The Minister of Science and Technology hereby promulgates the Circular detailing and providing measures to implement the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018, Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018, and Decree No. 119/2017/ND-CP dated November 1, 2017.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular details and provides implementation measures in terms of:

1. Regulation-conformity announcement and quality inspection of products and goods capable of causing unsafety (hereinafter referred to as group-2 products and goods) in manufacturing and import specified in the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality (hereinafter referred to as Decree No. 132/2008/ND-CP) which was amended and supplemented under the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 132/2008/ND-CP (hereinafter referred to as Decree No. 74/2018/ND-CP) and the Government’s Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018, on amending, supplementing and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under management of the Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections and regulations on specialized inspection (hereinafter referred to as Decree No. 154/2018/ND-CP); 

2. Remedial measures in implementation of decisions on sanctioning administrative violations in case of importing goods.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to state management agencies, organizations, individuals involved in regulation-conformity announcement and quality inspection of group-2 products and goods in import, export and organizations, individuals taking remedial measures upon being sanctioned for administrative violations in case of importing goods.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Certification organization certifying the conformity with standards means an organization that has registered to conduct certification (hereinafter referred to as registered certification organization) specified in the Government’s Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016, on prescribing conditions for provision of conformity evaluation services (hereinafter referred to as Decree No. 107/2016/ND-CP) and Decree No. 154/2018/ND-CP;

2. Certification, assessment and testing organizations conducting certification, assessment and test for group-2 products and goods mean certification organizations, assessment organizations and testing organizations that have registered or are accredited as prescribed by law or certification organizations, assessment organizations and testing organizations designated under Decree No. 132/2008/ND-CP, which was amended and supplemented under Decree No. 74/2018/ND-CP and Decree No. 154/2018/ND-CP; 

3. State agencies in charge of quality inspection of products and goods mean agencies assigned or decentralized to perform state inspection regarding quality of products and goods under the management responsibility of line ministries and agencies advising, assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities managing sectors and fields (hereinafter referred to as supervision agencies);    

4. Competent agencies affiliated to line ministries mean agencies assigned or decentralized to perform state management regarding quality of goods under management responsibility of line ministries (hereinafter referred to as competent agencies);

5. State supervision agencies in charge of product and goods quality under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility include:

a) Department for Management of Goods and Product Quality under the Directorate for Standards, Metrology and Quality;

b) Agencies and units performing tasks and functions regarding standards, metrology and quality affiliated to agencies advising and assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities in managing science and technology which have border gates or inspection areas for imported goods in the managed localities (hereinafter referred to as standards, metrology and quality supervision agencies);

6. Importers are organizations and individuals importing goods (goods owners) or organizations, individuals, agents entrusted to import by goods owners (entrusted party);

7. Certificate of quality means any of following documents:

a) Self-conformity evaluation results of organizations and individuals (hereinafter referred to as “self-evaluation results”);

b) Certification and assessment results provided by registered or accredited certification organizations and assessment organizations as prescribed by law;

c) Certification and assessment results provided by designated certification organizations and assessment organizations as prescribed by law

8. Reports on self-evaluation results consist of following information:

a) Name of organizations and individuals; addresses; phone and fax numbers;

b) Name of products, goods and manufacturers;

c) Number of national technical regulations;

dd) Test results conforming to national technical regulations of group-2 product and goods testing organization according to corresponding national technical regulations;

dd) Conclusion on the products and goods’ conformity to national technical regulations;

e) Commitment on the product and goods quality’s conformity to national technical regulations and standards announced for application and total responsibilities before the law for quality of products and goods and self-evaluation results.

Article 4. Applying management measures for group-2 products and goods in manufacturing and import

1. Management measures for products and goods in manufacturing and import specified in Clause 2 Article 4 of Decree No. 132/2008/ND-CP which was amended and supplemented under Clause 2 Article 1 of Decree No. 74/2018/ND-CP and Clause 2 Article 7 of Decree No. 132/2008/ND-CP amended and supplemented under Clause 3 Article 1 of Decree No. 74/2018/ND-CP.

2. Management measures for group-2 products and goods in manufacturing and import consist of 3 levels:

a) Level 1: conformity announcement based on self-evaluation results;

b) Level 2: conformity announcement based on certification and assessment results of registered or accredited certification and assessment organizations as prescribed by law for imported goods; measures of announcing conformity shall be based on certification results of registered or accredited certification organizations as prescribed by law for manufacturing products;

c) Level 3: conformity announcement based on certification and assessment results of designated certification and assessment organizations as prescribed by law for imported goods; conformity announcement based on certification results of designated certification organizations as prescribed by law for manufacturing products.

Article 5. Applying management measures for group-2 products and goods failing to satisfy regulations

1. For group-2 products and goods in manufacturing and import that are subject to level-1 or level-2 management measures, in case of detecting that products and goods of organizations and individuals have unguaranteed quality or cause unsafe for humans, animals, plants, assets, environment, or on the basis of conclusion of competent agencies regarding complaints and accusations of manufacturing and import or past the time limit of 15 business days from the date of goods clearance, if the importers fail to submit reports on self-evaluation results (for level 1) or certificates of quality specified at Point b Clause 7 Article 3 of this Circular (for level 2) to supervision agencies without reasons, supervision agencies shall consider and decide on applying level-3 management measures to subsequent shipments of such organizations and individuals.  

2. In case conformity evaluation results of 3 consecutive product batches of testing organizations (for level 1) and certification organizations (for level 2) confirm the quality conformity to national technical regulations, without causing unsafe for humans, animals, plants, assets, environment and receive no complaints or accusations regarding manufacturing activities from the date the level-3 management measures are taken, the supervision agencies shall consider and decide to revert to apply level-1 or level-2 management measures to products and goods of manufacturing organizations and individuals.

3. In case after 03 consecutive imported goods shipments are proven by the importer that the assessment results are consistent with national technical regulations for imported goods, without causing unsafety to people, animals, or plants, assets, environment, and since level-3 management measures have been applied, if the supervision agency has not received complaints or denunciations about import activities, it shall consider and decide to switch back to applying the previous level-1 and level-2 management measures on that importer's goods for subsequent shipments.

Article 6. Processing import dossiers that fail to be completed within the prescribed time limits

1. Imported group-2 products and goods that are subject to level-1 management measures

a) Within 15 business days from the date the goods are granted customs clearance, if importers fail to submit reports on self-evaluation results (including information specified in Clause 8 Article 3 of this Circular):

a1) Importers shall send a document to supervision agencies, specifying the reasons and date of completion. Supervision agencies shall, based on written explanation of importers (if any) and probability of causing unsafe of products and goods, decide to extend the deadlines for submitting self-evaluation results;

a2) If importers fail to send a document to supervision agencies, specifying the reasons and date of completion, supervision agencies shall conduct physical inspection at facilities of importers and on the market in accordance with the Minister of Science and Technology’s Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, on state inspection of quality of goods in circulation (hereinafter referred to as Circular No. 26/2012/TT-BKHCN), the Minister of Science and Technology’s Circular No. 12/2017/TT-BKHCN dated September 28, 2017, amending and supplementing a number of articles of Circular No. 26/2012/TT-BKHCN (hereinafter referred to as Circular No. 12/2017/TT-BKHCN). At the same time, supervision agencies shall consider and decide to apply level-3 management measures for imported goods of the organizations and individuals.

b) If importers fail to submit self-evaluation results within the extended deadline, supervision agencies shall immediately conduct inspection on the market in accordance with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN and Circular No. 12/2017/TT-BKHCN. At the same time, supervision agencies shall consider and decide to apply level-3 management measures for imported goods of the organizations and individuals.

2. Imported group-2 products and goods that are subject to level-2 management measures

a) Within 15 business days from the date the goods are granted customs clearance, if importers fail to submit true copies of the originals (bearing signatures and seals of importers) of certificates of quality specified at Point b Clause 7 Article 3 of this Circular:

a1) Importers shall send a document to supervision agencies, specifying the reasons and date of completion. Supervision agencies shall, based on written explanation of importers (if any) and probability of causing unsafe of products and goods, decide to extend the deadlines for submitting certificates of quality;

a2) If importers fail to send a document to supervision agencies, specifying the reasons and date of completion, supervision agencies shall conduct inspection at facilities of importers and on the market in accordance with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN and Circular No. 12/2017/TT-BKHCN. At the same time, supervision agencies shall consider and decide to apply level-3 management measures for imported goods of such organizations and individuals.

b) Past the extended deadlines for submission of certificates of quality, if importers fail to submit the certificates of quality, the supervision agencies shall immediately conduct inspection on the market in accordance with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN and Circular No. 12/2017/TT-BKHCN and at facilities of the importers. At the same time, supervision agencies shall consider and decide to apply level-3 management measures for imported goods of such organizations and individuals.

c) In case certification organizations or assessment organizations issue written confirmation stating that imported goods are not regulated by corresponding national technical regulations, within 5 business days, importers shall submit written confirmation of certification organizations or assessment organizations to supervision agencies to store import dossiers; in such case, certificates of quality are not required to be submitted together with the written confirmation.

3. Imported group-2 products and goods subject to level-3 management measures

a) In case importers fail to submit adequate import dossiers, supervision agencies shall specify missing items under the dossier receipt and request importers to supplement and complete the dossiers within 15 business days. Past such deadline if importers fail to adequately complete the dossiers, importers shall send a document to supervision agencies, specifying the reasons and date of completion. Supervision agencies shall, based on documents of importers, decide on extending deadline for supplementing and completing the dossiers and inform customs offices. Subsequent inspection steps shall only be implemented once importers complete import dossiers.

b) Within 01 business day from the date the deadline for supplementing the goods import dossier expires, if importers fail complete the import dossiers, supervision agencies shall announce state inspection results regarding imported goods quality using Form 3 provided in Appendix to Decree No. 74/2018/ND-CP. The announcement must specify: “Shipment with inadequate dossiers” and shall be sent to importers and customs offices. At the same time, supervision agencies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, conducting irregular inspection of goods quality at facilities of importers and on the market in accordance with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN and Circular No. 12/2017/TT-BKHCN.

Article 7. Applying quality inspection exemption for imported group-2 products and goods

1.  During the period of exemption from state inspection of quality of imported goods, on a quarterly basis (before the 25th of the last month in a reporting period), importers shall submit written reports on import situation together with the evaluation results of conformity to national technical regulations and standards announced for application to supervision agencies to monitor and perform post-inspection.   Reports on import situation together with conformity evaluation results consist of:

a) Name of importers, addresses; phone number and fax numbers;

b) Date of import, border gate of import (name and address);

c) Other information on imported goods:

c1) Name of goods, brand names, models, technical properties;

c2) Origin and manufacturers;

c3) Imported amount and weight; unit of measurement;

c4) Conformity evaluation results (evaluation date, results, evaluating organizations/units, national technical regulation number, standard number announced for application);

d) Commitment on goods’ quality conformity to national technical regulations and standards announced for application and total responsibilities before the law for quality of imported goods and self-evaluation results.

2. During inspection exemption period or during the inspection exemption period specified at Point c Clause 8 Article 7 of Decree No. 132/2008/ND-CP which was amended and supplemented under Clause 3 Article 1 of Decree No. 74/2018/ND-CP, if importers fail to submit reports on import situation together with the evaluation results of conformity to national technical regulations and standards announced for application to supervision agencies to monitor and carry out post-inspection on a quarterly basis, supervision agencies shall issue a document on suspension of inspection exemption.

Article 8. Quality inspection of imported group-2 products and goods in small quantity

1. Based on management demands and requirements for each goods type, line ministries shall specify management measures in corresponding national technical regulations in case of imported group-2 products and goods in small quantity which are insufficient for collecting samples as prescribed by law or in case test expenses determined via 3 quotes of testing organizations are greater than value of imported shipments. 

2. In case corresponding national technical regulations have not yet regulated such issues, enterprises shall comply with instructions of line ministries.

3. In case imported goods are entitled to exemption from inspection, if violations against corresponding national technical regulations or standards announced for application or in case of complaints or accusations regarding goods quality during circulation on the market, supervision agencies shall carry out irregular inspections at facilities of importers.

Article 9. Handling imported goods non-compliant with technical regulations and standards announced for application (if technical regulations are unavailable)

1. Supervision agencies shall comply with Decree No. 74/2018/ND-CP and transfer dossiers to customs offices in accordance with customs laws for goods subject to level-3 management measures and non-compliant with national technical regulations or standards announced for application (in case technical regulations are unavailable) that have not been granted customs clearance. Supervision agencies shall coordinate with customs offices in the course of handling.

Dossiers consist of application for quality inspection of imported goods, conformity evaluation results, notice of state inspection results regarding quality of imported goods, official dispatches of supervision agencies to customs offices where enterprises carry out import procedures for handling in accordance with customs laws.

2. For imported goods subject to level-1 and level-2 management measures, based on conformity evaluation results with conclusion that the goods fail to conform to technical regulations or standards announced for application (in case technical regulations are unavailable), supervision agencies shall:

a) Notify the state inspection results regarding the goods quality’s failure to meet the quality requirements of imported goods according to Form 3 to Decree No. 74/2018/ND-CP, request importers to suspend circulation, recall such goods, report supervision agencies of the amount of goods that are in store and sold, goods preservation and propose recycling, repurposing or disposal measures;

b) Carry out inspections at storage of importers to determine the amount of violating goods in store and sold:

b1) Decide on inspection using the Form 1.QDKT provided in Appendix to this Circular.

b2) Make written records of inspection using the Form 2.QDKT provided in Appendix to this Circular.

b3) Seal violating goods. Written records of seal/unseal shall comply with Form 3a-BBNP and Form 3b-BBMNP; Seals shall comply with Form 4.TNP provided in Appendix to this Circular.

b4) Make written records of administrative violations using Form 5.BBVPHC provided in Appendix to this Circular;

c) Consider remedial measures proposed by the importers:

c1) In case importers propose recycling measures (domestically or recycling for re-export and return to customers – sellers and to importers) or changing use purpose of products and goods, supervision agencies shall review such measures, make reports and request competent management agencies to approve or reject the measures. In case of approval of importers’ measures, take remedial measures as proposed in decisions on sanctioning administrative violations. In case of disapproval of importers’ measures, send written response to the importers for changing measures accordingly;

c2) In case importers propose disposal measures, such disposal measures must be approved by agencies in charge of environment management;

d) Issue decisions on sanctioning administrative violations within their competence or transfer to competent authorities to issue decisions on sanctioning administrative violations as prescribed by law;

dd) Monitor and urge the implementation of decisions on sanctioning administrative violations. Conduct post-recycling inspection (for domestic recycling process) before circulating in the market and declare shipments eligible for circulation if conformity evaluation results satisfy quality requirements according to Form 6.TBLHDLT provided in Appendix to this Circular.

During processing period, if there are any complaints or accusations regarding conformity evaluation results or discrepancies between different conformity evaluation results for the same import shipments, supervision agencies shall request importers to carry out conformity evaluation at conformity evaluation organizations selected by supervision agencies. Test results of conformity evaluation organizations selected by supervision agencies shall be used as the basis for further processing.

3. Importers shall

a) Comply with decisions on sanctioning administrative violations.

b) Take remedial measures according to approved measures and report to supervision agencies:

b1) In case of taking domestic recycling measures, importers shall organize recycling according to approved measures; report to supervision agencies of the recycling results and conformity evaluation results of recycled shipments satisfactory to quality requirements.

b2) In case of taking recycling measures for re-export to return to customers - sellers and to importers approved by manufacturing facilities in exporting countries, importers shall follow customs procedures and customs supervision for goods imported for re-export in accordance with Article 48 of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, detailing, and providing measures to implement the Customs Law regarding customs procedures and customs inspection, supervision and control, which was amended and supplemented under Clause 21 Article 1 of the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, detailing, and providing measures to implement the Customs Law regarding customs procedures and customs inspection, supervision and control, and compile dossiers in accordance with customs laws to re-export goods and report the results to supervision agencies.   

b3) In case of taking disposal measures, the goods disposal must comply with the law on environmental protection.

4. Dossiers on sanctioning administrative violations comprise: application for state inspection for imported goods quality; conformity evaluation results with conclusion that shipments do not satisfy quality requirements; respective documents specified at Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article.

 

Chapter II

QUALITY MANAGEMENT OF GROUP-2 PRODUCTS AND GOODS UNDER THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY’S MANAGEMENT RESPONSIBILITY

 

Section 1. QUALITY INSPECTION OF IMPORTED GROUP-2 PRODUCTS AND GOODS

 

Article 10. Inspected subjects

1. Group-2 products and goods imported to Vietnam shall be managed in accordance with corresponding national technical regulations issued by the Ministry of Science and Technology and other products and goods capable of causing unsafety shall be subject to the management responsibility of the Ministry of Science and Technology. The use, management and organization of experiments in service of quality inspection of imported group-2 products and goods under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility are specified in the corresponding national technical regulations.  

2. For imported goods that are radioactive substances or products containing radiation, the Law on Atomic Energy and guiding documents shall be complied with. 

Article 11. Grounds for inspection

The grounds for inspection are national technical regulations, standards announced for application for goods, regulations on goods labeling and relevant laws.

Article 12. Quality inspection of imported goods

1. For imported goods being steel (other than steel for reinforced concrete), level-1 management measures shall be taken.

2. For imported goods being helmets for motorcyclists, cyclists, child’s toys, steel for reinforced concrete, electric and electronic devices (electromagnetic compatibility and safety), lubricants for internal combustion engines and lighting products using LED technology, level-2 management measures shall be taken.

3. For imported goods being gasoline, diesel fuel, biofuel, liquefied petroleum gas (LPG), compressed natural gas (CNG) and liquefied natural gas (LNG), level-3 management measures shall be taken.

4. For other imported goods, based on management demands or capacity of causing unsafety of goods, the quality inspection of imported goods shall be specified in corresponding national technical regulations which specify management measures for one of the cases specified in Clause 2 Article 4 of this Circular.

5. In case of detecting the imported goods have unguaranteed quality, potentially cause unsafety to humans, animals, plants, assets, environment or based on the competent agencies’ conclusion on complaints or accusations of import operations, supervision agencies shall decide on taking a stricter management measure in accordance wirh Article 5 of this Circular. 

6. Order and procedures for inspecting imported goods shall comply with Decree No. 74/2018/ND-CP and Decree No. 154/2018/ND-CP.

 

Section 2. REGULATION-CONFORMITY ANNOUNCEMENT FOR GROUP-2 PRODUCTS AND GOODS IN MANUFACTURING

 

Article 13. Regulation-conformity announcement for group-2 products and goods in manufacturing under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility

1. For manufacturing goods being steel (other than steel for reinforced concrete), level-1 management measures shall be taken.

2. For manufacturing goods being helmets for motorcyclists, cyclists, child’s toys, steel for reinforced concrete, electric and electronic devices (electromagnetic compatibility and safety), lubricants for internal combustion engines and lighting products using LED technology, level-2 management measures shall be taken.

3. For manufacturing, processing or mixing goods being gasoline, diesel fuel, biofuel, liquefied petroleum gas (LPG), compressed natural gas (CNG) and liquefied natural gas (LNG), level-3 management measures shall be taken.

4. For other manufacturing goods, based on management demands or probability of causing unsafety of goods, the regulation-conformity announcement shall be prescribed in the corresponding national technical regulations which specify the management measures for one of the cases specified in Clause 2 Article 4 of this Circular.

5. Supervision agencies shall consider and decide to take a stricter management measure or revert to a previous management measure for manufacturing goods under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility in accordance with Article 5 of this Circular. The use, management and organization of experiments in service of quality inspection of manufacturing group-2 products and goods under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility shall be specified under corresponding national technical regulations.  

 

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 14. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology

1. To provide guidance on professions and inspecting operations of conformity evaluation organizations, accrediting institutions for conformity evaluation organizations and supervision agencies regarding quality inspection of goods under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility.

For group-2 products and goods specified in Article 12 and Article 13 of this Circular, based on state management demands and capacity in each period, the Ministry of Science and Technology shall consider changing management measures specified in Article 4 of this Circular to meet management reality. Management measures applicable to group-2 products and goods shall be specified specified in the corresponding national technical regulations issued by the Ministry of Science and Technology.

2. To direct and handle the cases in which imported goods under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility fail to meet quality requirements reported by supervision agencies.

3. The Directorate for Standards, Metrology and Quality shall organize the implementation of Clauses 1 and 2 of this Article. For cases beyond their competence, report to the Ministry of Science and Technology for consideration and decision.

4. The Department for Management of Goods and Product Quality under the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall:

a) Organize the quality inspection for imported goods being gasoline, diesel fuel, biofuel, LPG, CNG, LNG, lubricants for internal combustion engines and other goods in accordance with the directions of the Directorate for Standards, Metrology and Quality; handle according to the law on state management responsibility for product and goods quality;

b) Comply with directions of the Director General of the Directorate for Standards, Metrology and Quality, conside and decide on taking management measures specified in Article 5 of this Circular for group-2 products and goods specified at Point a of this Clause; at the same time, notify the customs offices about the decisions for cooperation in implementation and publicizing on e-portals of supervision agencies, National single-window portal and report to the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

Article 15. Responsibilities of line ministries

1. To direct supervision agencies affiliated to line ministries to organize quality inspection for imported group-2 products and goods under management responsibility of line ministries and handle according to the law on state management responsibility for goods quality under the management.

2. To direct supervision agencies affiliated to line ministries to consider and decide on taking management measures specified in Article 5 of this Circular for group-2 products and goods under management responsibility of line ministries; at the same time, notify customs offices about the decisions for cooperation in implementation and publicizing on supervision agencies’ e-portals and National single-window portal.

3. To direct competent agencies affiliated to line ministries to:

a) Provide guidance on profession and inspecting operations of registered and designated conformity evaluation organizations in line ministries and supervision agencies in quality inspection of goods under management responsibility of line ministries

b) Handle cases in which imported goods under management responsibility of line ministries fail to meet quality requirements reported by supervision agencies.

Article 16. Responsibilities of People’s Committees of provinces and centrally-run cities

1. People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall direct:

a) Agencies advising and assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities in localities handling the cases where imported goods failing to meet quality requirements as reported by supervision agencies.

For products and goods under the Ministry of Science and Technology’s management responsibility, supervision agencies in charge of metrology standards shall report to agencies advising and assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities in managing science and technology in localities. For cases beyond the competence, report to People’s Committees of provinces and centrally-run cities for consideration and decision;

b) Agencies advising and assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities in managing science and technology in localities shall consolidate and submit reports on product and goods quality situation and inspection results to People’s Committees of provinces and centrally-run cities and the Ministry of Science and Technology in accordance with the law on periodic reporting regime under the state management scope of the Ministry of Science and Technology.

2. Agencies advising and assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities in managing science and technology in localities shall:

a) Direct supervision agencies in charge of metrology, quality and standard to carry out quality inspection of imported goods (except for goods specified at Point a Clause 4 Article 14 of this Circular) in border gates or inspection areas for imported goods under the management. Handle violations of law regulations on product and goods quality according to the competence;

b) Direct supervision agencies in charge of metrology, quality and standard to consider and decide on taking management measures specified in Article 5 of this Circular for group-2 products and goods specified at Point a of this Clause, at the same time, notify the customs offices and other supervision agencies about the decisions for cooperation in implementation, publicize on the supervision agencies’ e-portals, National single-window portal and report to the Directorate for Standards, Metrology and Quality, agencies advising and assisting People’s Committees of provinces and centrally-run cities in managing science and technology.

c) Consolidate and report the situation and results of quality inspection results for product and goods specified at Point b Clause 1 of this Article.

Article 17. Responsibilities of conformity evaluation organizations

1. To provide conformity evaluation results to supervision agencies and importers within 7 days from the date on which samples are collected for imported goods subject to level-3 management measures.

a) For imported goods subject to level-1 or level-2 management measures, conformity evaluation organizations shall provide conformity evaluation results to importers immediately after the results are available to ensure that within 15 business days from the date of clearance, the importers will submit such results to supervision agencies.

b) In case conformity evaluation period must be extended due to technical issues or objective reasons, the conformity evaluation organizations must immediately notify importers about reasons and deadline for returning conformity evaluation results so as the importers can report to supervision agencies. 

c) In case imported goods are not regulated by national technical regulations, the certification organizations or assessment organizations shall send a document to importers for submission to supervision agencies to store import dossiers; in such cases, certificates of quality are not required to be submitted together with this document.

2. Coordinate with supervision agencies upon receiving request related to conformity evaluation of products and goods for manufacturing and import.

3. Comply with other obligations in accordance with the law on product and goods quality.

4. Timely report to supervision agencies upon detecting violations committed by manufacturers or importers.

Article 18. Responsibilities of involved parties in handling imported goods failing to meet quality requirements

1. Importers shall be responsible for:

a) Registering and implementing regulations on quality inspection of imported goods for imported group-2 products and goods;

b) Satisfying request of agencies competent to decide the change of use purpose of goods or re-export, disposal or recycle of goods as prescribed by law.

For domestically recycled shipments, the importers shall be responsible for recycling and performing state inspection of post-recycle quality.  For shipments recycled for re-export and return to customers - sellers for importers, the importers shall re-export goods in accordance with the customs laws and report results to the supervision agencies;

c) Proving with the supervision agencies that approve the import dossiers of the import of 3 consecutive shipments specified in Clause 3 Article 5 of this Circular for the supervision agencies to consider and decide on applying previous management measures of level 1 or level 2 for goods of importers.

d) Performing other obligations in accordance with the law on product and goods quality.

2. Supervision agencies shall be responsible for:

a) Organizing the implementation of the law on quality inspection of goods and products;

b) Imported goods whose quality does not conform to announced applicable standards or corresponding national technical regulations shall be subject to the measure of forcible re-export or forcible destruction of the batch of goods or recycling by re-export method to return to the customers - the sellers to the importers, the supervision agency shall transfer the inspection dossier containing quality violations to the customs office where the organization or individual opens the customs declaration when carrying out the customs procedures for handling according to the competence;

c) Reporting recycling measures proposed by importers to superior agencies for imported goods of which the quality fails to meet the standard announced for application or corresponding national technical regulations in case domestic recycle is required. Supervision agencies shall perform state inspection for post-recycle quality for goods subject to domestic recycling measure.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 19. Effect

1. This Circular takes effect from January 15, 2021.

2. The following provisions shall cease to be effective from the date on which this Circular takes effect:

a) The Minister of Science and Technology’s Circular No. 27/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, providing the state inspection of the quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology;

b) The Minister of Science and Technology’s Circular No. 07/2017/TT-BKHCN dated June 16, 2017, amending and supplementing a number of articles of the Minister of Science and Technology’s Circular No. 27/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, providing the state inspection of the quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology.

3. To repeal Clauses 3, 5, and 6 Article 3; Clauses 2, 3, and 4 Article 12; Point b Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 13; Point dd Clause 1 Article 17 of the Minister of Science and Technology’s Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012, on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for conformity assessment, amended and supplemented under the Minister of Science and Technology’s Circular No. 02/2017/TT-BKHCN dated March 31, 2017, on amending a number of articles of Circular No. 28/2012/TT-BKHCN.

4. To replace regulations on reports on self-evaluation results specified at Point b Clause 1 Article 14 of Circular No. 28/2012/TT-BKHCN, amended and supplemented under Circular No. 02/2017/TT-BKHCN, with regulations of Clause 8 Article 3 of this Circular from the effective date of this Circular.

5. If there are any legal documents referred to in this Circular amended, supplemented or replaced during the course of implementation, the new ones shall prevail.

Article 20. Transitional clauses

From the effective date of this Circular, valid notices for receipt of regulation-conformity announcement for manufacturing goods shall remain valid for the entire effective duration specified on such notice.

Article 21. Implementation responsibility

1. Any difficulties arising during the course of implementation should be reported to the Ministry of Science and Technology (via the Directorate for Standards, Metrology and Quality) for consideration and modification.

2. The Director General of the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall guide and organize the implementation of this Circular.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities and relevant organizations, individuals shall implement this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER


Le Xuan Dinh

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 06/2020/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất