Quyết định 2612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 2612/QĐ-TTg

Quyết định 2612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2612/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:30/12/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2030, toàn ngành công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về công nghệ sạch

Ngày 30/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2612/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sách giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chiến lược này đề ra mục tiêu đến năm 2020, 100% dự án đầu tư mới thuộc các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường như: Dệt nhuộm; sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; luyện thép; khai thác; chế biến khoáng sản; nhiệt điện; sản xuất giấy; sản xuất xi măng; sản xuất mía đường phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch; 60 - 70% cơ sở sản xuất đang hoạt động trong các ngành công nghiệp này phải hoàn thành việc xây dựng, thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch. Đến năm 2030, 100% các cơ sở sản xuất trong toàn ngành công nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch.
Để hoàn thành được mục tiêu trên, Chiến lược đề ra nhiệm vụ phải xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp trọng điểm, sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường; đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch; nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, trình diễn công nghệ sạch cho các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm đối với các ngành công nghiệp trọng điểm; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về sử dụng công nghệ sạch, loại bỏ các công nghệ lạc hậu đối với các ngành sản xuất và chế biến được lựa chọn…
Quyết đinh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định2612/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
Số: 2612/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020,
 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Sử dụng công nghệ sạch trên cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp với hiện trạng công nghệ trong nước, xu hướng phát triển của khu vực và thế giới; từng bước áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch vào các ngành công nghiệp để thúc đẩy đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Tập trung sử dụng công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường; khuyến khích phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ, chuyển giao, sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất kinh doanh và đời sống.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp trong sản xuất công nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn đến năm 2020:
- Tập trung xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, lựa chọn các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường như dệt nhuộm; sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; luyện thép; khai thác, chế biến khoáng sản; nhiệt điện; sản xuất giấy; sản xuất xi măng; sản xuất mía đường;
- Đến năm 2020, 100% dự án đầu tư mới thuộc các ngành trên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch; 60 - 70% cơ sở sản xuất đang hoạt động trong các ngành công nghiệp nêu trên hoàn thành việc xây dựng, thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch.
b) Giai đoạn đến năm 2030:
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch, từng bước thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch trong toàn ngành công nghiệp;
- Đến năm 2030, 100% các cơ sở sản xuất trong toàn ngành công nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch.
III. NHIỆM VỤ
1. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch cho các cơ sở sản xuất trong các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường:
a) Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch cho các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường;
b) Xây dựng danh mục công nghệ sạch khuyến khích đầu tư, danh mục công nghệ cấm đầu tư theo lộ trình;
c) Xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch cho các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
2. Đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch:
a) Lồng ghép hoạt động đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch vào Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
b) Đưa các yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch vào các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp;
c) Gắn nội dung sử dụng công nghệ sạch vào các chiến lược, chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mới theo hướng sử dụng công nghệ sạch trong các ngành công nghiệp;
d) Lồng ghép các nội dung nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao; ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 vào hoạt động phát triển công nghệ sạch.
3. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, trình diễn công nghệ sạch cho các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm đối với các ngành công nghiệp trọng điểm như: Dệt nhuộm; sản xuất phân bón; sản xuất ắc quy; luyện thép; khai thác, chế biến khoáng sản; nhiệt điện; sản xuất giấy; sản xuất xi măng, sản xuất mía đường, tiến tới áp dụng cho các nhóm ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm khác như hóa chất, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác:
a) Xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về sử dụng công nghệ sạch;
b) Nâng cao năng lực về công nghệ sạch cho các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan quản lý, tổ chức nghiên cứu, đơn vị tư vấn, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư và cộng đồng;
c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi đoàn chuyên gia để tận dụng và phát huy kinh nghiệm của các nước tiên tiến về công nghệ sạch; thu hút đầu tư, tranh thủ các chương trình hỗ trợ, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế.
4. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về sử dụng công nghệ sạch, loại bỏ các công nghệ lạc hậu đối với các ngành sản xuất và chế biến được lựa chọn:
a) Xây dựng, áp dụng các quy định về áp dụng công nghệ sạch, loại bỏ các công nghệ lạc hậu;
b) Xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng công nghệ sạch cho các cơ sở sản xuất và chế biến.
5. Tuyên truyền, phổ biến về công nghệ sạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cơ chế, chính sách, pháp luật về công nghệ sạch.
1. Giải pháp về quản lý
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch và loại bỏ công nghệ lạc hậu gây tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường;
b) Quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất, đầu tư phát triển, từng bước loại bỏ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường theo tiêu chí, lộ trình được phê duyệt trong các ngành công nghiệp;
c) Xây dựng, áp dụng danh mục và lộ trình sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cấm đầu tư vào quy trình cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư mới, các dự án mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ;
d) Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, kiểm soát đầu tư sử dụng công nghệ sạch.
2. Giải pháp khoa học công nghệ
a) Xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về sử dụng công nghệ sạch;
b) Xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch cho các ngành công nghiệp; lộ trình áp dụng công nghệ sạch và loại bỏ công nghệ lạc hậu cho các ngành công nghiệp;
c) Nâng cao năng lực tư vấn, chuyển giao ứng dụng, trình diễn công nghệ sạch cho các tổ chức tư vấn, nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tập đoàn, tổng công ty công nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các cơ quan quản lý các cấp.
3. Giải pháp hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi đoàn chuyên gia để tận dụng và phát huy kinh nghiệm của các nước tiên tiến về công nghệ sạch; thu hút đầu tư, tranh thủ các chương trình hỗ trợ, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế.
4. Giải pháp tài chính và đầu tư
a) Phê duyệt về nguyên tắc 03 dự án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược. Các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm xây dựng các dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí thực hiện các dự án được ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động tư vấn chuyển giao, ứng dụng công nghệ sạch cho các cơ sở sản xuất;
c) Các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sạch được ưu tiên vay vốn từ ngân hàng và các Quỹ (Quỹ phát triển khoa học công nghệ, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia...) theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài và tư nhân trong lĩnh vực công nghệ sạch;
đ) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước.
5. Giải pháp thị trường
a) Nhà nước hỗ trợ thương mại hóa, chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công về công nghệ sạch;
b) Các sản phẩm thuộc các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sạch được ưu tiên tham gia chương trình xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư quốc gia.
6. Giải pháp thông tin, truyền thông
a) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công nghệ sạch, kinh nghiệm và chính sách về sử dụng công nghệ sạch trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các kênh thông tin chuyên ngành;
b) Xây dựng trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về công nghệ sạch và sử dụng công nghệ sạch tại Việt Nam.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công thực hiện
a) Trách nhiệm của Bộ Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Thành lập Ban điều hành do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban để thực hiện Chiến lược với thành phần bao gồm đại diện của các Bộ, ngành liên quan. Giúp việc Ban điều hành là Văn phòng thường trực. Quy chế hoạt động của Ban điều hành và Văn phòng thường trực do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
b) Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan cân đối nguồn vốn chi đầu tư thực hiện các nội dung của Chiến lược trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan cân đối dự toán chi thường xuyên thực hiện các nội dung của Chiến lược trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Chiến lược; đề xuất với Bộ Công Thương danh mục công nghệ sạch, danh mục công nghệ cần loại bỏ theo lĩnh vực, ngành quản lý; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
Các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Chiến lược tại địa bàn mình; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
Các Tập đoàn, Tổng công ty sử dụng nhiều tài nguyên và năng lượng, có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chủ động xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới, nâng cấp công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch, phù hợp với nội dung của Chiến lược.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH, TH, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
 
 
 
 
PHỤ LỤC
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG KINH PHÍ
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
 
1. Dự án “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, lộ trình áp dụng công nghệ sạch cho các ngành công nghiệp trọng điểm”
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
2. Dự án “Làm chủ công nghệ, hỗ trợ triển khai công nghệ sạch trong các ngành công nghiệp trọng điểm”
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
3. Dự án “Đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch”
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 2612/QD-TTg dated December 30, 2013 of the Prime Minister approving the strategy for using clean technologies by 2020 with a vision to 2030

Pursuant to the Law No. 32/2001/QH10 dated December 25, 2001 on organization of the Government;

Pursuant to the Law No. 52/2005/QH11 dated December 12, 2005 of the National Assembly on Environmental Protection;

Pursuant to the Decision No. 158/2008/QD-TTg dated December 02, 2008 of the Prime Minister approving national target program on response to climate change;

Pursuant to the Decision No. 432/QD-TTg on approving the Viet Nam Sustainable Development Strategy for the 2011-2020;

Pursuant to the Decision No.1393/QD-TTg approving national strategy on green growth;

Pursuant to the Decision No. 2139/QD-TTg dated December 05, 2011 of the Prime Minister approving the national strategy for climate change;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade;

Article 1. Approving the strategy for using clean technologies by 2020 with a vision to 2030 (hereinafter referred to as the strategy) with the main contents as follows:

I. Viewpoints

1. Using clean technologies based on selecting the technologies that are suitable with the current situation of domestic technology and development trend in the area and in the world; gradually applying technical standards and regulations on clean technology into the industrial sectors in order to boost the technological renovation meeting requirements on social-economical development.

2. Focusing on using technology that is high productive, saving energy, resources and meeting requirements on environmental protection; boosting the development and transfer of modern technology, high value added, and being able to compete in international integration.

3. Encouraging organizations, individuals doing research, applying, transferring and using clean technology in business production and life;

II. Objectives:

1) General objective:

Using clean andenvironmentally friendlytechnologies,improvingtheefficiencyof energy andnaturalresource expenditure and loweringemissionsin industrial production in order to boost green growth, mitigate climate change and improve the life of community.

2. Specific objectives:

a) By 2020:

- Technical standards and regulations on clean technology are to be built up and applied toindustrialestablishmentsthat cause serious environmental pollution, such as textile, agriculturalpesticideand fertilizer production, steel refinement, mining, thermal electricity, paper production, cement,sugarcaneproduction.

- By 2020, 100% of new investment projects in these industries will be required to meet standards on clean technologies; 60-70% of the current facilities will complete the construction and implementation of technological renewal roadmaps towards using clean technologies.

b) By 2030:

- The legal documents, technical standards and regulations on clean technology shall be completed and gradually implement the technological renovation with the trend of using clean technology in all industrial sectors.

- By 2030, 100% of manufacturing facilities in the industrial sector will have applied technical standards on clean technologies.

III. Tasks

1. Building up and applying technical standards and regulations on clean technology toindustrialestablishments inpriority industrial sectors that use much energy and cause serious environmental pollution:

a) Building up technical standards and regulations on clean technology to priority industrial sectors that use much energy and cause serious environmental pollution;

b) Building up the list of clean technologies that need investment incentives and the list of technologies banned for investment according to the roadmap;

c) Building up the roadmap that force to apply technical standards and regulations on clean technology to priority industrial sectors using much energy and cause serious environmental pollution;

2. Technological renovation in the trend of using clean technology:

a) Combining technological renewal activities in the trend of using clean technology into the national technological renewal program through 2020;

b) Putting requirements on applying clean technology into strategies, development plans of industrial sectors;

c) Sticking the contents of using clean technology into national strategies, program in order to boost the technological renewal in the trend of using clean technology in industrial sectors;

d) Combining contents of doing research, developing and creating high technology; applying high tech; building up and developing high tech industry; building up technical infrastructure and developing the human resources under the national program of high tech development up to 2020 into the development activities of clean technology;

3. Doing research on transfer, application, and performance of clean technology for production stages that cause pollution for some priority industrial sectors such as: textile, agriculturalpesticideand fertilizer production, accumulator production, steel refinement, mining, thermal electricity, paper production, cement,sugarcaneproduction. It shall be gradually applied to other industrial sectors that use much energy and cause pollution such as: chemical, metallurgical, mechanic, building materials and other industries;

a) Building up and implementing the research, application and transfer of technology on using clean technology program;

b) Improving the capacity on using clean technology for science and technology science organizations, research  organizations, consulting units, universities, colleges and enterprises, investors and community;

c) Boosting the international cooperation, exchanging the specialists to take advantage of and bring into play experiences fromadvancedcountries on clean technology; attracting the investment, making use of the support program, and capital sources of international organizations.

4. Completing the mechanism system, legal system on using clean technology, removing old-fashioned technology for selected production and processing sectors:

a) Building up, applying regulations on application of clean technology, removing old-fashioned technology;

b) Building up, completing the incentive policies on supporting to apply clean technology in production and processing establishments;

5. Propagating, disseminating clean technology, technical standards and regulations, mechanism, policy and law on clean technology;

IV. Implementation solutions

1. Management solutions

a) Reviewing, amending, supplementing and completing the mechanism, policy, law to boost the use of clean technology and removal of old-fashioned technology that cause the waste of resources and pollution;

b) Managing, controlling the production activities, development investment activities; gradually remove old-fashioned technology that causes pollution according to the criteria, roadmap approved in industrial sectors;

c) Building up, applying the list and roadmap of using clean technology, technology banned for investment into the procedures of issuing the investment license for new projects; extensive production projects, technological renewal project;

d) Promulgating the mechanism, policies on incentives, controlling the investment of using clean technology;

2. Technological solutions

a) Building up and implementing the research, application and transfer of technology program on using clean technology;

b) Building up and implementing the research program on building up criteria, technical standards and regulations on clean technology; roadmap to apply clean technology and remove the old-fashioned technology for industrial sectors;

c) Improving the capacity of consulting, transferring application and performing clean technology for consulting organizations, science and technology organizations, groups, industrial corporations, professional association and management agencies;

3. International cooperation solutions: to boost international cooperation and exchange of the specialists to take advantage of and bring into play experiences fromadvancedcountries on clean technology; attracting the investment, making use of the support program, and capital sources of international organizations.

4. Finance and investment solutions

a) Approving on the three project principles in the Appendix promulgated together with this Decision in order to implement effectively the objectives, contents, tasks of the strategy. Related ministries, sectors shall build up the projects and submit to the competent agencies for approval. The State Bank shall guarantee the expenditures.

b) The State shall support a part of expenditure for consulting on transfer and application of clean technology for production establishments;

c) Investment projects on using clean technology shall receive the capital lending priority from banks and funds (National Foundation for Science andTechnologyDevelopment,EnvironmentProtection Fund, NationalTechnologyInnovation Fund…) according to the current law;

d) Promoting the foreign direct investment and individual investment in the field of clean technology;

dd) Mobilizing and using effectively other expenditure sources besides the State budget capital;

5. Market solutions:

a) The State shall support the commercialization, transfer of successful research results on clean technology;

b) Products under the investment application projects on clean technology shall be given the priority to take part in commercial promotion program and national investment promotion program;

6) Communication solutions

a) Boosting communication activities on clean technology, experiences and policies on using clean technology on the media and the major channels;

b) Building up the portal and database on clean technology and using clean technology in Vietnam;

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. Assigning for strategy implementation

a) Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology, related ministries, sectors to implement effectively contents, tasks of the strategy on time; annually report to the Prime Minister on the implementation results.

Forming theExecutive Board, of which the Minister of Industry and Trade shall be the head to implement the strategy. Members of theExecutive Board include representatives of related ministries, sectors. Assisting the executive board is standing office. The Minister of Industry and Trade shall decide operating regulations of the executive board and standing office.

b) Responsibilities of ministries, sectors, localities:

The Ministry of Planning and Investment shall take the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related ministries, sectors to balance the expenditure capital sources to implement contents of the strategy and submit to the competent agencies for decision according to the law onstate budget.

The Ministry of Finance shalltake the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related ministries, sectors to balance the frequent expenditure estimation implementing contents of the strategy and submit to the competent agencies for decision according to the law onstate budget.

Related ministries and sectors, within its scope and functions, shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade to implement related contents, tasks in the strategy, and propose the Ministry of Industry and Trade the list of clean technology, list of technologies that need removing according to fields, management sectors; annually report the results to the Ministry of Industry and Trade to summarize and submit to the Prime Minister.

People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities, within its scope and functions, shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade to implement effectively related contents, tasksin the strategy; annually report the results to the Ministry of Industry and Trade to summarize and submit to the Prime Minister.

Groups, Corporations using much energy and resources that may cause pollution shall proactively build up and implement the roadmap for renewal and upgrade of technology in the trend of using clean technology in accordance with the contents of the strategy.

2. Implementation expenditure

Expenditures to implement contents, tasks of the strategy shall be mobilized from different sources of capital: state budget capital, assistance capital and other investment capital sources of foreign and domestic organizations, individuals, other legal sources of capital.

Article 2.This Decision takes effect from its signing date.

Article 3.Minister of Industry and Trade, heads of ministerial-level agencies, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and Chairman of the People s Committees of centrally- affiliated provinces and cities and related organizations and individuals shall implement this Decision. /.

For the Prime Minister

Deputy Prime Minister

Hoang Trung  Hai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 2612/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1829/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn thực hiện năm 2025 tham gia "Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025" thực hiện Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025"

Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất