Quyết định 1660/QĐ-BCT Danh mục nhiệm vụ KHCN cấp Bộ của Bộ Công Thương

thuộc tính Quyết định 1660/QĐ-BCT

Quyết định 1660/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn thực hiện trong Kế hoạch năm 2022 (đợt 2)
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1660/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Cao Quốc Hưng
Ngày ban hành:29/06/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

BCT: Nghiên cứu công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt để phát điện

Ngày 29/06/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1660/QĐ-BCT về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn thực hiện trong Kế hoạch năm 2022 (đợt 2).

Theo đó, trong lĩnh vực năng lượng, 11 nhiệm vụ cấp Bộ Công Thương được tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2022 (Đợt 2). Trong đó, 5 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nhiệt; 4 nhiệm vụ thuộc Điện; 1 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Lưới điện và 1 nhiệm vụ thuộc Thủy điện.

Các nhiệm vụ nổi bật trong lĩnh vực nhiệt gồm: nghiên cứu xây dựng cơ chế sàn giao dịch hợp đồng tập trung trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam; nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam; nghiên cứu đề xuất công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt để phát điện phù hợp với điều kiện Việt Nam;…

Trong lĩnh vực chiến lược chính sách, có 10 nhiệm vụ được tuyển chọn thực hiện, như: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc niêm yết giá đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến; Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với các cụm công nghiệp tại Việt Nam;…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1660/QĐ-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

___________

Số: 1660/QĐ-BCT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2021

 

                                                    

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn thực hiện trong Kế hoạch năm 2022 (đợt 2)

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương và Thông tư số 37/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT;

Căn cứ ý kiến đánh giá, tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài Bộ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tổ chức tuyển chọn thực hiện trong Kế hoạch năm 2022 (đợt 2) tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo, hướng dẫn đơn vị xây dựng hồ sơ, tổ chức tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Lưu: VT, KHCN, chiennb.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

Cao Quốc Hưng

 

 

 
 
 

PHỤ LỤC I-1.

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2022 (ĐỢT 2)
LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG

(Kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-BCT ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

TT

Tên nhiệm vụ đặt hàng

Loại hình nhiệm vụ

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Phương thức tổ chức thực hiện

 

LĨNH VỰC NHIỆT

1.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế sàn giao dịch hợp đồng tập trung trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Đề tài khoa học và công nghệ

Xây dựng được cơ chế sàn giao dịch hợp đồng tập trung để các đơn vị tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh thực hiện giao dịch hợp đồng nhằm xử lý các chênh lệch (thừa hoặc thiếu) giữa sản lượng hợp đồng đã ký so với phụ tải hoặc khả năng phát thực tế của đơn vị để quản lý rủi ro về mặt tài chính

1. Báo cáo đề xuất mô hình thiết kế, các cơ chế vận hành, thanh toán và lộ trình triển khai áp dụng sàn giao dịch hợp đồng tập trung trong thị trường điện bán buôn đảm bảo hiệu quả, khả thi.

2. Báo cáo về kiến nghị, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp lý hiện hành để triển khai áp dụng thực tế trong thị trường điện Việt Nam.

3. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Tuyển chọn

2.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam.

Đề tài khoa học và công nghệ

Xây dựng quy định và ban hành cơ chế giá điện khuyến khích áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện lớn nhằm giảm phụ tải đỉnh hệ thống và đem lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng thông qua giảm tiền điện sử dụng trong giờ cao điểm để khuyến khích khách hàng thay đổi hành vi sử dụng điện vào giờ cao điểm của hệ thống sang các khung giờ bình thường hoặc thấp điểm

1. Báo cáo đề xuất các cơ chế giá điện linh hoạt và lộ trình triển khai áp dụng cho các khách hàng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

2. Xây dựng quy định pháp lý để triển khai áp dụng thực tế trong chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam.

3. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN) về thí nghiệm nghiệm thu nhà máy điện sử dụng chu trình kết hợp.

Đề tài khoa học và công nghệ

Đề xuất được nội dung dự thảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN) về thí nghiệm nghiệm thu nhà máy điện sử dụng chu trình kết hợp

1. Báo cáo tổng quan, đánh giá về việc áp dụng các tiêu chuẩn đối với thí nghiệm nghiệm thu nhà máy điện sử dụng chu trình kết hợp tại Việt Nam.

2. Bản dịch tiêu chuẩn của nước ngoài sử dụng làm cơ sở xây dựng TCVN, đảm bảo biên dịch và hiệu đính chuẩn xác.

3. Báo cáo kết quả xây dựng các quy định kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với thí nghiệm nghiệm thu nhà máy điện sử dụng chu trình kết hợp.

4. Dự thảo các TCVN về thí nghiệm nghiệm thu nhà máy điện sử dụng chu trình kết hợp:

- Tiêu chuẩn kỹ thuật thí nghiệm nghiệm thu tuabin khí;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật thí nghiệm nghiệm thu lò hơi thu hồi nhiệt từ tuabin khí;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật thí nghiệm nghiệm thu tuabin hơi trong nhà máy điện tuabin khí.

5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Tuyển chọn

4.

Nghiên cứu khảo sát, đánh giá sự hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật nhiệt của Liên minh Châu Âu (EU) khi áp dụng tại Việt Nam.

Đề tài khoa học và công nghệ

Đánh giá sự hài hòa, tính tương thích và các đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhiệt của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam

1. Báo cáo tổng quan về các tiêu chuẩn kỹ thuật nhiệt của Liên minh Châu Âu (EU);

2. Báo cáo đánh giá sự hài hòa, tính tương thích và các đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhiệt của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam;

3. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

4. 01 bài báo trên các tạp chí KH chuyên ngành hoặc bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế.

Tuyển chọn

5.

Nghiên cứu đề xuất công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt để phát điện phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Đề tài khoa học và công nghệ

Đề xuất được công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) để phát điện và đảm bảo các tiêu chí môi trường ở Việt Nam

1. Báo cáo tổng quan hiện trạng công nghệ đốt CTRSH trên thế giới;

2. Báo cáo tiềm năng nguồn CTRSH tại một số địa phương (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh) để đốt phát điện;

3. Báo cáo đặc tính nhiên liệu, đặc tính tro và phát thải khí khi đốt CTRSH ở VN để phát điện (HN, Tp HCM);

4. Báo cáo nhận dạng, phân tích và đánh giá tiền khả thi (Pre-FS) một NMĐ điển hình (công suất 7-9 MWe) sử dụng CTRSH làm nhiên liệu phù hợp với điều kiện Việt Nam;

5. Báo cáo đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển công nghệ đốt CTRSH phát điện được nhận dạng.

6. 01 bài báo trên các tạp chí KH chuyên ngành.

Tuyển chọn

 

LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

 

 

 

6.

Nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển điện khí, năng lượng tái tạo và mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo tại các khu vực ven biển, hải đảo.

Đề tài khoa học và công nghệ

- Đánh giá được tiềm năng, hướng phát triển điện khí, năng lượng tái tạo và mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo tại các khu vực ven biển, hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Đề xuất được các cơ chế chính sách, định hướng, giải pháp thực hiện phát triển điện khí, năng lượng tái tạo và mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo tại các khu vực ven biển, hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài.

- Xây dựng các chỉ số kinh tế-kỹ thuật của điện khí, năng lượng tái tạo Việt Nam.

- Đề xuất được các cơ chế chính sách, định hướng, giải pháp thực hiện phát triển điện khí, năng lượng tái tạo và mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo tại các khu vực ven biển, hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Xây dựng được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm thúc đẩy phát triển điện khí, năng lượng tái tạo và mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo tại các khu vực ven biển, hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Xây dựng nội dung dự thảo văn bản ban hành triển khai thực hiện (Quyết định).

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí KHCN chuyên ngành trong nước

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu và đề xuất lộ trình phát triển nền kinh tế Hydro (H2) tại Việt Nam

Đề tài khoa học và công nghệ

- Đánh giá được tiềm năng ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất H2 từ nguồn điện tái tạo ở Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải môi trường.

- Đề xuất chính sách phát triển, sản xuất nguồn nhiên liệu Hydro đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tham gia thị trường năng lượng khu vực và toàn cầu

- Báo cáo hiện trạng công nghệ, chính sách hỗ trợ thúc đẩy định hướng phát triển của công nghệ sản xuất H2 từ nguồn điện tái tạo trên thế giới;

- Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển công nghệ sản xuất H2 từ nguồn điện tái tạo ở Việt Nam.

- Báo cáo đề xuất danh mục và lộ trình chuyển đổi việc sử dụng năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch sang H2 được sản xuất từ nguồn điện tái tạo ở Việt Nam.

- Báo cáo đề xuất chính sách phát triển, sản xuất nguồn nhiên liệu Hydro đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tham gia thị trường năng lượng khu vực;

- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đề tài.

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí KHCN chuyên ngành trong nước

Tuyển chọn

8.

Nghiên cứu, xây dựng chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ cho ngành năng lượng Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Đề tài khoa học và công nghệ

- Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Chương tình khoa học và công nghệ trọng điểm về năng lượng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.

- Đề xuất được Kế hoạch, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm các cấp về năng lượng nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng

1. Báo cáo đánh giá hiện trạng công nghệ ngành năng lượng Việt Nam.

2. Báo cáo đánh giá, phân tích xu hướng phát triển, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khả năng ứng dụng, phát triển tại Việt Nam.

3. Đề xuất kế hoạch, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm các cấp về năng lượng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

4. Xây dựng Hồ sơ, nội dung dự thảo văn bản ban hành triển khai thực hiện (Quyết định).

5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

6. Tối thiểu 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành và trang thông tin khoa học công nghệ của Bộ Công Thương

Tuyển chọn

9.

Nghiên cứu điều chỉnh hệ số công suất cosφ để nâng cao khả năng tích hợp nhà máy điện gió vào hệ thống điện quốc gia.

Đề tài khoa học và công nghệ

- Đánh giá tác động của Thông tư số 30/2019/TT-BCT đến việc cần thiết điều chỉnh hệ số cosφ của nhà máy điện gió để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.

- Đề xuất được các giải pháp đảm bảo tích hợp nhà máy điện gió vào lưới điện đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn.

1. Đề xuất sự cần thiết điều chỉnh cosφ bằng thiết bị bù công suất phản kháng đối với nhà máy điện gió.

2. Đề xuất dải công suất bù mang tính chất phổ quát tương ứng với quy mô công suất nhà máy (có thể áp dụng đối với nhiều loại tuabin khác nhau có đặc tính tương đương).

3. Thiết kế đấu nối hệ thống bù công suất phản kháng điển hình.

4. Khuyến nghị các chủ đầu tư lựa chọn tuabin gió có đặc tính phù hợp, hoặc đưa ra giải pháp để nâng cao khả năng tích hợp nhà máy điện gió vào lưới điện đáp ứng yêu cầu của hệ thống điện Việt Nam.

5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Tuyển chọn

 

LĨNH VỰC LƯỚI ĐIỆN

 

 

 

 

10.

Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị Ổn áp điện tử một pha công suất 10kVA

Đề tài khoa học và công nghệ

- Làm chủ công nghệ thiết kế

Và chế tạo thiết bị ổn áp điện tử.

- Chế tạo thành công 01 thiết

bị ổn áp điện tử 10 KVA.

1. 01 thiết bị ổn áp điện tử một pha công suất 10kVA: Điện áp lưới 150V ÷ 290V cho lưới điện 1 pha; Tần số lưới điện 50Hz ±1%; Công suất 10kVA cho lưới điện 1 pha; Điện áp tải: 220V ± 5%; Thời gian đáp ứng <100 ms; Hiệu suất > 96%; Mức độ bảo vệ của tủ điện IP21, lắp trong nhà.

2. Bộ bản vẽ thiết kế chế tạo hoàn thiện bộ ổn áp điện tử.

3. Bộ quy trình công nghệ chế tạo, lắp đặt và vận hành ổn áp điện tử.

4. Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu.

5. 01 Bài báo đăng trên tạp chí KHCN chuyên ngành trong nước

Tuyển chọn

 

LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN

 

 

 

 

11.

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của chế độ thủy văn đến khả năng huy động điện lượng bảo đảm của nguồn thủy điện cho hệ thống.

Đề tài khoa học và công nghệ

Đề xuất được giải pháp nâng cao huy động điện lượng bảo đảm của nguồn thủy điện cho hệ thống có xét đến ảnh hưởng chế độ thủy văn các lưu vực sông.

1. Báo cáo đánh giá đặc điểm chế độ thủy văn trên các lưu vực sông lớn ở Việt Nam.

2. Báo cáo cơ sở khoa học, phương pháp đánh giá khả năng nâng cao huy động điện lượng bảo đảm của nguồn thủy điện cho hệ thống.

3. Báo cáo kết quả áp dụng tính toán, phân tích đánh giá ảnh hưởng của chế độ thủy văn đến khả năng nâng cao huy động điện lượng bảo đảm của nguồn thủy điện cho hệ thống;

4. Báo cáo đề xuất giải pháp nâng cao huy động điện lượng bảo đảm của nguồn thủy điện cho hệ thống có xét đến ảnh hưởng chế độ thủy văn các lưu vực sông.

5. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.

6. 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Tuyển chọn

 
 

PHỤ LỤC I-2.

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2022 (ĐỢT 2) LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH

(Kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-BCT ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

TT

Tên nhiệm vụ đặt hàng

Loại hình nhiệm vụ

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Phương thức tổ chức thực hiện

1.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường các nước Liên minh Thái Bình Dương

Đề tài khoa học và công nghệ

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường các nước Liên minh Thái Bình Dương.

1. Sản phẩm loại lI:

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Báo cáo tổng hợp về chính sách đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Liên minh Thái Bình Dương

- Báo cáo đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường các nước Liên minh Thái Bình Dương

2. Sản phẩm loại III:

- Tối thiểu 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc Trang thông tin khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương

Tuyển chọn

2.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với các cụm công nghiệp tại Việt Nam

Đề tài khoa học và công nghệ

- Xác định được khái niệm kinh tế tuần hoàn đối với cụm công nghiệp Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đối với cụm công nghiệp Việt Nam

1. Báo cáo tổng quan về kinh tế tuần hoàn đối với cụm công nghiệp Việt nam

2. Giải pháp thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn đối với cụm công nghiệp Việt nam

3. Tài liệu hướng dẫn xây dựng và áp dụng kinh tế tuần hoàn cho cụm công nghiệp cụ thể

4. Báo cáo tổng kết

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thúc về truy xuất nguồn gốc và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Vương quốc Anh

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức ngành Công Thương về truy xuất nguồn gốc và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Vương quốc Anh trong thực thi cam kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu và Việt Nam - Vương quốc Anh.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng, nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của công chức, viên chức ngành Công Thương về truy xuất nguồn gốc và bảo hộ chỉ dẫn địa lý hàng hóa;

- Đề xuất được nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa trong thực thi cam kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu và Việt Nam - Vương quốc Anh.

- Báo cáo thực trạng, nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của công chức, viên chức ngành Công Thương về truy xuất nguồn gốc và bảo hộ chỉ dẫn địa lý hàng hóa;

- Dự thảo tài liệu (nội dung, chương trình) bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa phù hợp cam kết tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu và Việt Nam - Vương quốc Anh;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

4.

Nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố văn hoá đến hoạt động quảng bá thương hiệu trong cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Tăng cường giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng yếu tố văn hóa để quảng bá thương hiệu sản phẩm và kích cầu tiêu dùng;

- Phân tích được đặc điểm văn hóa, tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam;

- Đánh giá được thực trạng sử dụng giá trị văn hóa Việt Nam trong hoạt động quảng bá thương hiệu và thực hiện chính sách Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;

- Đề xuất được giải pháp phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trong quảng bá thương hiệu và thực hiện chính sách Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

- Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng yếu tố văn hóa để quảng bá thương hiệu sản phẩm và kích cầu tiêu dùng;

- Báo cáo xác định các yếu tố văn hóa, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam;

- Báo cáo về thực trạng sử dụng giá trị văn hóa Việt Nam trong hoạt động quảng bá thương hiệu và thực hiện chính sách Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;

- Các giải pháp phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trong quảng bá thương hiệu và thực hiện chính sách Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

5.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia một cách hiệu quả và bền vững

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng sản xuất các sản phẩm CNNT tiêu biểu giai đoạn năm 2016-2021.

- Đề xuất được các giải pháp trọng tâm nâng cao và phát triển sản xuất sản phẩm CNNT tiêu biểu để có được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn và mang lại hiệu quả nhiều hơn cho doanh nghiệp.

- Báo cáo tổng quan về thực trạng sản xuất tại các cơ sở CNNT tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu biểu giai đoạn năm 2016 - 2021.

- Báo cáo đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách và các giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển sản xuất sản phẩm CNNT tiêu biểu.

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

6.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

- Báo cáo tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Báo cáo thực trạng pháp luật và thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng;

- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc niêm yết giá đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Xác định được cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về niêm yết giá và giám sát việc niêm yết giá đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến;

- Đánh giá thực trạng chính sách và thực thi giám sát niêm yết giá đối với các hoạt động kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam;

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát niêm yết giá đối với các hoạt động kinh doanh trực tuyến.

- Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về niêm yết giá và giám sát việc niêm yết giá đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến;

- Báo cáo thực trạng chính sách và thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về niêm yết giá và giám sát niêm yết giá đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến;

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát niêm yết giá đối với các hoạt động kinh doanh trực tuyến;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

8.

Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được hiện hạng về chủ trương, đường lối, chính sách và hệ thống pháp luật về đầu tư, quản lý, vận hành, liên kết với hệ thống điện quốc gia và các quy định khác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam;

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các quy định pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và chọn lọc bài học cho Việt Nam;

- Đề xuất được danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng tái tạo cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ và lộ trình hoàn thiện đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

- Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo;

- Báo cáo phân tích, đánh giá hệ thống pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở một số nước tiên tiến trên thế giới và khu vực;

- Báo cáo đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam; phù hợp với định hướng ưu tiên và thực tiễn của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

9.

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Nâng cao công tác thực thi pháp luật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Đánh giá được thực trạng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam giai đoạn trước và sau khi Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực;

- Đề xuất được giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.

- Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Báo cáo thực trạng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam;

- Báo cáo đề xuất giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

10.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch thanh tra và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương

Đề tài khoa học và công nghệ

Mục tiêu chung:

Xác định được cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra ngành Công Thương.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lập kế hoạch thanh tra và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương;

- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

- Báo cáo thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lập kế hoạch thanh tra và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương;

- Báo cáo đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương;

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc trên trang thông tin điện tử của ngành Công Thương.

Tuyển chọn

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1124/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 433/QĐ-BNV ngày 28/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch xây dựng, triển khai Đề án "Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030" năm 2021

Khoa học-Công nghệ, Hành chính

văn bản mới nhất