Nghị định 50/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ

thuộc tính Nghị định 50/1998/NĐ-CP

Nghị định 50/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:50/1998/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/07/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 50/1998/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/1998/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 1998
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ được ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1996.

 

Điều 2. Những quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ có liên quan đến quan hệ quốc tế phải được tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

 

Điều 3. Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt độ phóng xạ: là số biến đổi hạt nhân tự phát của chất phóng xạ trong một giây. Đơn vị đo là Bec-cơ-ren (Bq).

2. Phông bức xạ tự nhiên: là những bức xạ có nguồn gốc tự nhiên (như bức xạ từ vũ trụ, từ các hạt nhân phóng xạ tự nhiên có trong đất đá, không khí, nước, cơ thể con người và sinh vật, vật liệu v..v...)

3. Sự chiếu xạ: là sự tác động của bức xạ lên một phần hoặc toàn bộ cơ thể người, động vật hoặc một đối tượng nào đó.

4. Liều bức xạ: là đại lượng đo mức bức xạ tại một vị trí nào đó.

5. Liều xạ chiếu trong: là liều bức xạ do bị chiếu xạ bằng các chất phóng xạ xâm nhập vào bên trong cơ thể (do ăn, uống, hít thở các chất phóng xạ vào người).

6. Liều xạ chiếu ngoài: là liều bức xạ do bị chiếu xạ bằng các nguồn bức xạ ở bên ngoài cơ thể.

7. Liều xạ cá nhân: là liều bức xạ tính riêng cho mỗi cá nhân.

8. Liều xạ tập thể: là liều bức xạ tính cho một tập thể người cùng chịu một liều trung bình như nhau.

9. Liều xạ giới hạn: là giá trị liều bức xạ được quy định, không được phép vượt qua.

10. Chiếu xạ quá liều: là sự chiếu xạ vượt quá liều giới hạn.

11. Hiệu ứng cấp: là hiệu ứng có hại xảy ra sau một thời gian ngắn khi bị chiếu xạ một lần với liều cao.

12. Tẩy xạ: là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm các chất bẩn phóng xạ ở bên trong hoặc trên bề mặt của đối tượng xuống mức cho phép.

13. Thiết bị đo lường bức xạ: là thiết bị, máy móc dùng để đo liều bức xạ, hoạt độ nguồn phóng xạ, xác định các đồng vị phóng xạ v...v...

14. Liều xạ kế cá nhân: là dụng cụ dùng để đo liều bức xạ cá nhân.

15. Máy cảnh báo bức xạ: là thiết bị, máy móc dùng để phát ra tín hiệu thông báo liều bức xạ vượt quá một mức nhất định có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

16. Hiệu chuẩn: là so sánh các máy đo với máy đo chuẩn hoặc nguồn bức xạ chuẩn để hiệu chỉnh sai lệch, bảo đảm số đo của máy là tin cậy.

17. Kiểm xạ: là kiểm soát liều bức xạ, hoạt độ phóng xạ để kịp thời phát hiện những biến động về liều bức xạ và bẩn phóng xạ.

18.Vùng kiểm soát bức xạ: là vùng mà ở đó cần áp dụng những biện pháp an toàn bức xạ thích hợp (như hạn chế ra vào, kiểm xạ cá nhân, theo dõi sức khoẻ đặc biệt ...)

19. Nhiễm bẩn phóng xạ: còn được gọi là nhiễm xạ hoặc nhiễm phóng xạ. Bình thường hoạt độ phóng xạ riêng không vượt quá 70 Kilô Béccơren trên Kilogam (KBq/Kg), nhưng vì một lý do nào đó hoạt độ phóng xạ riêng đã vượt quá giới hạn đó.

 

CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ

 

Điều 4.

1. Mỗi cơ sở bức xạ phải có một người quản lý cơ sở bức xạ. Người quản lý cơ sở bức xạ có thể là người chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp cơ sở bức xạ.

Trường hợp người chủ sở hữu không quản lý cơ sở bức xạ thì người đại diện theo pháp luật của người chủ sở hữu là người quản lý cơ sở bức xạ.

Trường hợp người chủ sở hữu không là người quản lý cơ sở bức xạ và không có người đại diện hợp pháp thì người sử dụng hợp pháp cơ sở bức xạ là người quản lý cơ sở bức xạ.

2. Người quản lý cơ sở bức xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm an toàn bức xạ cho cơ sở, nhân viên của mình, dân cư và môi trường xung quanh, phải áp dụng mọi biện pháp để giữ mức bức xạ thấp có thể đạt được một cách hợp lý có tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội và không được vượt quá giới hạn quy định.

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu trình bổ sung Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ điều khoản về quyền hạn của người quản lý cơ sở bức xạ.

 

Điều 5.

1. Người quản lý cơ sở bức xạ phải ra quyết định bằng văn bản bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở để thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.

Tuỳ theo quy mô hoạt động của cơ sở bức xạ mà người quản lý cơ sở bức xạ thành lập bộ phận an toàn bức xạ thích hợp.

2. Người quản lý cơ sở bức xạ phải thành lập đội phòng chống và khắc phục sự cố bức xạ thích hợp với quy mô hoạt động của cơ sở. Đội phòng chống và khắc phục sự cố bức xạ được trang bị các phương tiện và máy móc cần thiết, được luyện tập thường xuyên.

 

Điều 6.

1. Người quản lý cơ sở bức xạ không được tuyển dụng người dưới 18 tuổi hoặc bị các bệnh, tật cấm theo quy định của Bộ Y tế làm nhân viên bức xạ.

2. Riêng đối với trường hợp những người dưới 18 tuổi đang là nhân viên tập sự hoặc học nghề thì chỉ được làm việc trong vùng kiểm soát bức xạ khi có cán bộ chuyên môn hướng dẫn.

 

Điều 7.

1. Người quản lý cơ sở bức xạ phải tổ chức kiểm kê hàng năm tất cả các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, lượng chất phóng xạ, chất thải phóng xạ mà cơ sở đang quản lý và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và cơ quan cấp trên trực tiếp.

2. Định kỳ hàng năm, người quản lý cơ sở bức xạ phải báo cáo tình hình an toàn bức xạ của cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và cơ quan cấp trên trực tiếp.

 

Điều 8. Định kỳ hàng năm người quản lý cơ sở bức xạ phải tổ chức ôn luyện quy chế an toàn bức xạ, bổ sung các kiến thức mới về an toàn bức xạ cho nhân viên, căn cứ vào kết quả kiểm tra kiến thức và kiểm tra sức khỏe định kỳ để cấp chứng chỉ cho phép nhân viên tiếp tục làm việc. Nhân viên có giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt cũng phải tham gia ôn luyện quy chế an toàn bức xạ, bổ sung các kiến thức mới về an toàn bức xạ.

 

Điều 9. Người quản lý cơ sở bức xạ có trách nhiệm:

1. Tổ chức khám sức khoẻ khi tuyển dụng nhân viên bức xạ.

2. Tổ chức theo dõi sức khoẻ của nhân viên bức xạ, khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế cho nhân viên bức xạ định kỳ 6 tháng một lần.

3. Trang bị phương tiện bảo vệ, trang bị liều xạ kế cá nhân cho nhân viên bức xạ và bắt buộc nhân viên bức xạ sử dụng các trang bị đó khi tiến hành công việc bức xạ.

4. Tổ chức đánh giá liều xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất 3 tháng 1 lần tại các cơ sở do cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ định.

5. Tổ chức lưu giữ hồ sơ sức khoẻ và liều xạ cá nhân của nhân viên bức xạ trong thời hạn 30 năm kể từ khi chuyển sang làm công tác không liên quan đến bức xạ hay kể từ khi nghỉ hưu. Trường hợp cơ sở bị thu hồi giấy phép thì người quản lý cơ sở bức xạ vẫn phải lưu giữ các hồ sơ nói trên. Trường hợp cơ sở bị giải thể, bị phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động thì các hồ sơ nói trên phải giao cho nhân viên bức xạ.

 

Điều 10.

1. Khi phát hiện mức bức xạ trong cơ sở vượt qua mức quy định làm việc bình thường nhưng chưa vượt quá mức giới hạn quy định thì người quản lý cơ sở bức xạ phải tiến hành điều tra ngay để tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Khi nhân viên bức xạ bị chiếu quá liều cho phép hàng năm, người quản lý cơ sở bức xạ phải:

a) Chuyển nhân viên đó tới cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và theo dõi sức khoẻ;

b) Điều tra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục;

c) Phân công công việc thích hợp cho nhân viên đó nhằm giữ liều xạ cá nhân không vượt quá mức quy định.

3. Khi nữ nhân viên bức xạ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú thì người quản lý cơ sở bức xạ phải bố trí họ làm các công việc không liên quan đến bức xạ.

 

Điều 11.

1. Người quản lý cơ sở bức xạ phải trang bị máy đo liều bức xạ để theo dõi thường xuyên mức bức xạ nơi làm việc và môi trường xung quanh cơ sở.

2. Những cơ sở bức xạ quan trọng có máy gia tốc, lò phản ứng, thiết bị chiếu xạ công nghiệp, nguồn xạ trị ... phải được trang bị máy cảnh báo bức xạ.

3. Những cơ sở có mức nguy hiểm bức xạ thấp không có điều kiện trang bị máy đo liều bức xạ thì phải sử dụng dịch vụ kiểm xạ.

 

Điều 12. Người quản lý cơ sở bức xạ phải bảo đảm kiểm tra và hiệu chuẩn định kỳ 12 tháng một lần cho các máy đo lường bức xạ, các máy xạ trị và các thiết bị bức xạ. Các máy mới nhập về hoặc sau khi sửa chữa phải được kiểm tra và hiệu chuẩn trước khi sử dụng.

 

Điều 13.

1.      Các cơ sở dịch vụ đo liều xạ cá nhân, kiểm xạ, kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị đo lường bức xạ phải có đủ điều kiện quy định và phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và chỉ được thực hiện các dịch vụ nói trên khi được cấp giấy phép hoạt động.

2.      Cơ sở dịch vụ đo liều xạ cá nhân sau khi kiểm tra đánh giá liều xạ cá nhân phải gửi ngay hồ sơ liều bức xạ cho cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và cơ sở bức xạ liên quan.

 

Điều 14. Người quản lý cơ sở bức xạ phải thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý và thải các chất thải phóng xạ theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Điều 15. Khi cơ sở bức xạ có quyết định giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động, để bảo đảm an toàn bức xạ:

1. Người quản lý cơ sở bức xạ có trách nhiệm:

a) Báo cáo ngay cho cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường kèm theo các tài liệu sau:

- Bảng kiểm kê các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ theo mẫu biểu do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định;

- Kế hoạch xử lý các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, bẩn phóng xạ;

b) Bàn giao hồ sơ sức khoẻ và liều xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;

c) Bảo đảm an toàn bức xạ cho đến khi được cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công nhận hết trách nhiệm.

2. Cơ quan chủ quản phải có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát người quản lý cơ sở bức xạ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn bức xạ cho đến khi cơ sở được công nhận hết trách nhiệm.

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm:

a) Xét duyệt kế hoạch xử lý do người quản lý cơ sở bức xạ trình ;

b) Tổ chức thẩm định việc xử lý an toàn đối với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, cơ sở bức xạ;

c) Quyết định công nhận cơ sở hết trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn bức xạ.

 

Điều 16.

1. Liều bức xạ giới hạn hàng năm đối với nhân viên bức xạ là 20 mSv, đối với nhân dân là 1 mSv. Các giới hạn này bao gồm cả liều xạ chiếu trong và liều xạ chiếu ngoài, không kể phông bức xạ tự nhiên.

2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ thể các liều xạ giới hạn khác.

 

Điều 17. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định các tiêu chuẩn an toàn đối với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, cơ sở bức xạ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và các công việc bức xạ.

 

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT SỰ CỐ BỨC XẠ

 

Điều 18. Các mức sự cố bức xạ:

Mức 1- Sự cố bức xạ bất thường là sự cố bức xạ mà ở đó:

1. Thiết bị hoạt động chệch khỏi chế độ vận hành quy định;

2. Có hư hại đáng kể ở hệ an toàn; bẩn phóng xạ lan truyền đáng kể trong cơ sở; nhân viên bị chiếu quá liều bức xạ quy định.

Mức 2- Sự cố bức xạ nghiêm trọng là sự cố bức xạ mà ở đó:

1. Các lớp bảo vệ an toàn không còn hiệu lực; cơ sở bị nhiễm bẩn phóng xạ nghiêm trọng; sức khoẻ nhân viên bị ảnh hưởng cấp tính;

2. Chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở làm cho nhiều người bị chiếu một mức liều xạ cá nhân tới 1 mSv.

Mức 3- Sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng:

1. Sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng không có nguy cơ đáng kể cho bên ngoài cơ sở là sự cố bức xạ mà ở đó:

a) Tâm lò phản ứng hoặc hệ thống bảo vệ phóng xạ bị hư hại đáng kể; nhân viên bị chiếu một liều bức xạ ở mức tử vong;

b) Chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở làm nhiều người bị chiếu một mức liều xạ cá nhân từ 1 đến 10 mSv.

2. Sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng có nguy cơ đáng kể cho bên ngoài cơ sở là sự cố bức xạ mà ở đó:

a) Tâm lò phản ứng hoặc các hệ thống bảo vệ phóng xạ bị hư hại trầm trọng; nhân viên bị chiếu một liều bức xạ ở mức tử vong;

b) Chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở làm nhiều người bị chiếu một mức liều xạ cá nhân từ 10 mSv trở lên.

 

Điều 19. Khi sự cố bức xạ xảy ra, người quản lý cơ sở bức xạ có trách nhiệm:

1. Nhanh chóng xác định nơi xảy ra sự cố bức xạ , đánh giá nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố bức xạ để áp dụng các biện pháp khắc phục theo kế hoạch đã vạch ra:

a) Nếu sự cố bức xạ ở mức 1 phải khẩn trương huy động lực lượng và phương tiện của cơ sở để khắc phục và tìm mọi cách hạn chế sự cố bức xạ lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn bị chiếu quá liều bức xạ, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh, theo dõi diễn biến sự cố bức xạ, liên tục kiểm soát các mức bức xạ, lập biên bản báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Nếu xét thấy không có khả năng tự khắc phục thì phải báo cáo ngay cho các cơ quan cấp trên để có sự hỗ trợ kịp thời, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, phải tiếp tục tổ chức khắc phục sự cố bức xạ, phải thông tin thường xuyên cho các cơ quan đó;

b) Nếu sự cố bức xạ ở mức 2 phải khẩn báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cơ quan quản lý trực tiếp, ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) nơi xảy ra sự cố bức xạ để có sự hỗ trợ kịp thời và tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố bức xạ để ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh thông báo cho nhân dân địa phương; tổ chức khắc phục sự cố bức xạ như ở mức 1; tổ chức sơ tán nhân viên khỏi cơ sở nếu thấy cần thiết; khi nguy hiểm bức xạ có nguy cơ lan rộng, phải cô lập toàn bộ khu vực cơ sở và kiểm soát an ninh nghiêm ngặt;

c) Nếu sự cố bức xạ ở mức 3 phải khẩn trương hành động như sự cố bức xạ mức 2; đề nghị cơ quan có thẩm quyền sơ tán dân chúng ra khỏi vùng nguy hiểm nếu thấy cần thiết và có các biện pháp quản lý môi trường chặt chẽ.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tham gia khắc phục sự cố bức xạ và thực hiện các hướng dẫn của họ.

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ. Trong trường hợp sự cố bức xạ xảy ra ở mức 2 hoặc mức 3 phải giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các cơ quan nói trên để báo cáo diễn biến tình hình sự cố bức xạ và nhận các chỉ thị cần thiết.

4. Báo cáo tường trình về sự cố bức xạ cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ. Trong lúc khẩn cấp phải báo cáo bằng điện thoại nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản để lưu trữ.

Nội dung báo cáo khẩn đầu tiên cho cấp trên gồm:

- Họ tên, chức vụ người báo cáo;

- Tên cơ sở và địa chỉ đầy đủ chính xác của nơi xảy ra sự cố bức xạ;

- Thời điểm xảy ra sự cố bức xạ;

- Những sự kiện quan trọng đã xảy ra trong vùng có sự cố bức xạ;

- Dự đoán nguyên nhân sự cố bức xạ;

- Họ tên, điện thoại của người quản lý cơ sở có sự cố bức xạ xảy ra.

 

Điều 20.

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành lập đội khắc phục sự cố bức xạ bao gồm các thành viên do các Bộ: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Y tế cử. Đội khắc phục sự cố bức xạ được trang bị các phương tiện bảo hộ và máy móc cần thiết, được luyện tập thường xuyên.

2. Khi nhận được báo cáo khẩn cấp về sự cố bức xạ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải thành lập ngay Ban chỉ đạo khắc phục sự cố bức xạ gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì và cử ngay đội khắc phục sự cố bức xạ và các chuyên gia có kinh nghiệm đến giúp cơ sở khắc phục sự cố bức xạ, đồng thời cử cán bộ có thẩm quyền theo dõi và giữ liên lạc thường xuyên với cơ sở để nắm tình hình và truyền đạt chỉ thị cần thiết.

3. Ban Chỉ đạo và đội khắc phục sự cố bức xạ khi đi làm nhiệm vụ được giao quyền hạn, được ưu tiên đi lại bằng phương tiện nhanh nhất.

4. Trường hợp sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải báo cáo cụ thể, kịp thời và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính thức cho các phương tiện thông tin đại chúng về sự cố bức xạ.

6. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến sự cố bức xạ mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu xây dựng các điều khoản về giải quyết các hậu quả sau khi khắc phục sự cố bức xạ để trình Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.

 

Điều 21. Khi nhận được báo cáo khẩn cấp về sự cố bức xạ:

1. Bộ, ngành và cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở có trách nhiệm:

a) Cử cán bộ có chuyên môn đến ngay cơ sở giúp khắc phục sự cố bức xạ;

b) Cử cán bộ có thẩm quyền theo dõi và giữ liên lạc thường xuyên với cơ sở để nắm tình hình và truyền đạt những chỉ thị cần thiết.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Tổ chức cứu chữa kịp thời các nạn nhân;

b) Giám định và theo dõi sức khoẻ của những người có nguy cơ bị ảnh hưởng của sự cố bức xạ.

3. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay cơ sở để giúp khắc phục sự cố bức xạ, kiểm soát an ninh khu vực;

b) Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ; nếu do hành động phá hoại hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì tiến hành lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: cử Thanh tra viên Nhà nước về an toàn lao động đến phối hợp với Thanh tra an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường điều tra các trường hợp xảy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ làm nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ nặng hoặc bị chết.

5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay cơ sở giúp khắc phục sự cố bức xạ;

b) Tạo điều kiện thuận lợi giúp các cơ quan chức năng khắc phục sự cố bức xạ.

Điều 22. Khi sự cố bức xạ xảy ra ở mức 3 (sự cố bức xạ đặc biệt nghiêm trọng) điểm 2 Điều 18, ngoài những quy định tại Điều 20 và 21 của Nghị định này:

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo khẩn cấp về sự cố bức xạ ở Mức này để ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố bức xạ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức sơ tán dân chúng ra khỏi vùng nguy hiểm.

Bộ Y tế quyết định việc cho phép hoặc không cho phép sử dụng lương thực, thực phẩm và nước uống trong vùng ảnh hưởng của sự cố bức xạ;

Bộ Quốc phòng huy động nguồn lực tham gia khắc phục sự cố bức xạ.

 

CHƯƠNG IV
KHAI BÁO, CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY PHÉP

 

Điều 23. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ hoặc tiến hành công việc bức xạ phải khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo hướng dẫn của cơ quan này.

 

Điều 24. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ hoặc tiến hành công việc bức xạ phải xin cấp giấy đăng ký nguồn bức xạ, giấy đăng ký địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.

Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy đăng ký;

- Phiếu khai báo;

- Bản sao lý lịch nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ.

 

Điều 25. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ hoặc tiến hành công việc bức xạ phải xin cấp giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ, giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sản xuất, sử dụng, nhập khẩu, vận chuyển ... các nguồn bức xạ) theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.

Hồ sơ xin cấp giấy phép gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này thì gửi về Bộ Y tế.

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép;

- Phiếu khai báo;

- Bản đánh giá an toàn bức xạ và tác động môi trường về mặt an toàn bức xạ;

- Biên bản nghiệm thu xây dựng cơ bản đối với cơ sở mới xây dựng;

- Bản sao quyết định thành lập cơ sở bức xạ.

 

Điều 26.

1. Nhân viên muốn làm công việc bức xạ đặc biệt theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép đến cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép làm các công việc bức xạ đặc biệt;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn thích hợp;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ.

2. Các công việc bức xạ đặc biệt được nêu tại khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ bao gồm:

- Lắp đặt, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố bức xạ hỏng hóc lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc, máy xạ trị, thiết bị chiếu xạ bán công nghiệp và công nghiệp, các máy xạ hình công nghiệp;

- Sản xuất đồng vị phóng xạ;

- Tẩy xạ và khắc phục sự cố bức xạ từ Mức 2 Điều 18 Nghị định này trở lên các vùng bị nhiễm bẩn phóng xạ.

 

Điều 27. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ hoặc tiến hành công việc bức xạ đã tồn tại hoặc hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 1997 mà chưa khai báo, chưa xin cấp giấy đăng ký, chưa xin cấp giấy phép thì cũng phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ và Nghị định này.

 

Điều 28. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:

1. Cơ sở sử dụng lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ dùng với mọi mục đích kể cả cơ sở xạ trị: 5 năm.

2. Cho các cơ sở bức xạ khác: 3 năm.

3. Cho nhân viên làm công việc bức xạ đặc biệt: 3 năm.

4. Các công việc bức xạ không được quy định tại khoản 1, 2 của Điều này thì tuỳ theo tính chất từng loại hình công việc mà có các thời hạn thích hợp.

 

Điều 29. Tổ chức, cá nhân muốn gia hạn giấy phép phải làm các thủ tục gia hạn chậm nhất 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn.

Hồ sơ xin gia hạn gồm:

- Đơn xin gia hạn;

- Bản đánh giá an toàn bức xạ của cơ sở trong thời hạn giấy phép trước, đặc biệt về các sự cố bức xạ và các biện pháp khắc phục.

 

Điều 30.

1. Khi muốn nâng cấp, mở rộng phạm vi, mục đích hoạt động của cơ sở bức xạ ngoài quy định của giấy phép; khi muốn nâng cấp các thiết bị bức xạ ngoài nội dung của giấy đăng ký thì người quản lý cơ sở bức xạ phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép đến cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép nâng cấp mở rộng phạm vi, mục đích hoạt động của cơ sở bức xạ ngoài quy định của giấy phép (hoặc nâng cấp trang thiết bị bức xạ);

- Dự án nâng cấp mở rộng phạm vi, mục đích hoạt động (hoặc nâng cấp trang thiết bị bức xạ);

- Luận chứng về an toàn bức xạ;

- Bản đánh giá tác động môi trường về mặt an toàn bức xạ khi đưa cơ sở hoặc thiết bị vào hoạt động.

2. Đối với các cơ sở bức xạ và các thiết bị bức xạ nêu tại khoản 1 Điều này, người quản lý cơ sở bức xạ phải làm thủ tục xin sửa đổi giấy phép hoặc xin cấp giấy đăng ký mới.

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin sửa đổi giấy phép hoặc cấp giấy đăng ký mới;

- Biên bản nghiệm thu về an toàn bức xạ đối với các danh mục đã nêu ở khoản 1 của Điều này.

 

Điều 31.

1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy đăng ký, xin cấp hoặc gia hạn sửa đổi giấy phép phải nộp phí thẩm định và lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định mức thu, nộp, sử dụng và quản lý phí thẩm định và lệ phí đối với tổ chức, cá nhân đã nêu tại khoản 1 Điều này.

 

Điều 32. Giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ, giấy phép tiến hành công việc bức xạ hoặc giấy phép cho nhân viên làm công việc bức xạ đặc biệt bị thu hồi trong các trường hợp sau:

1. Tổ chức, cá nhân không còn đủ điều kiện nữa hoặc vi phạm quy tắc an toàn bức xạ gây tác hại cho con người và môi trường, vi phạm nội dung điều kiện nêu trong giấy phép mà không khắc phục trong thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Thời hạn quy định này không quá 30 ngày.

2. Cơ sở bức xạ bị giải thể hoặc bị phá sản.

 

Điều 33. Các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải được cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định về công nghệ và điều kiện bảo đảm an toàn bức xạ.

 

CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VÀ
KIỂM SOÁT BỨC XẠ

 

Điều 34.

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động về an toàn và kiểm soát bức xạ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình như sau:

a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, hệ thống tiêu chuẩn an toàn bức xạ;

b) Chủ trì xây dựng và trình Chính phủ kế hoạch về an toàn và kiểm soát bức xạ;

c) Tổ chức khai báo, cấp giấy đăng ký, giấy phép, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy đăng ký, giấy phép cho các cơ sở bức xạ, các nguồn bức xạ và các công việc bức xạ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, xây dựng, giao thông, Công an, quốc phòng... theo quy định tại chương IV của Nghị định này; hướng dẫn điều kiện đối với các trường hợp được miễn khai báo, miễn giấy đăng ký và miễn giấy phép; hướng dẫn nội dung, thủ tục, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến khai báo, đăng ký và cấp giấy phép;

d) Tổ chức thẩm định về an toàn bức xạ trước khi cấp giấy đăng ký, giấy phép, gia hạn, sửa đổi giấy đăng ký, giấy phép; tổ chức thẩm định đối với địa điểm xây dựng cơ sở bức xạ, thiết kế xây dựng cơ sở bức xạ, thiết kế các phương tiện bảo đảm an toàn bức xạ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức hệ thống thống kê và lưu trữ tài liệu về các cơ sở bức xạ, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, liều xạ cá nhân;

e) Tổ chức và hướng dẫn lập kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố bức xạ;

g) Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực an toàn bức xạ;

h) Tổ chức đào tạo cán bộ về an toàn và kiểm soát bức xạ;

i) Tổ chức giáo dục, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ;

k) Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động an toàn và kiểm soát bức xạ; tổ chức kiểm xạ môi trường, dịch vụ đo liều xạ cá nhân, kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị đo liều bức xạ, đo hoạt độ nguồn phóng xạ ...

l) Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ; thực hiện và tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ.

m) Trình Chính phủ về việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, tiến hành các hoạt động quốc tế liên quan đến an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

n) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trong phạm vi cả nước.

 

Điều 35. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành các công việc sau đây:

1. Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn bức xạ cho các dược phẩm phóng xạ, lương thực, thực phẩm, nước uống và các hướng dẫn về an toàn trong chẩn đoán và điều trị bệnh bằng bức xạ.

2. Cấp giấy phép lưu hành các dược phẩm phóng xạ và các hàng hoá được xử lý bằng chiếu xạ: dược liệu, các dụng cụ y tế, lương thực, thực phẩm, thuốc lá.

3. Tổ chức cơ sở y tế chuyên khoa để khám và theo dõi sức khoẻ cho nhân viên bức xạ; cấp cứu và điều trị những người bị chiếu xạ quá liều, những người bị bệnh phóng xạ; định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp.

4. Quy định danh mục các bệnh, tật cấm làm công việc bức xạ.

Điều 36. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức xây dựng và đề nghị Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chế độ chính sách cho nhân viên bức xạ.

 

Điều 37. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức:

1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ.

2. Điều tra các vụ mất nguồn phóng xạ, kinh doanh và sử dụng nguồn bức xạ trái phép.

 

Điều 38. Bộ Thương mại chỉ cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị đồng bộ, dây chuyền công nghệ có sử dụng nguồn phóng xạ khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Điều 39. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cấp giấy phép đầu tư hoặc thỏa thuận quyết định đầu tư xây dựng cho các công trình, dây chuyền công nghệ có sử dụng nguồn bức xạ khi có giấy phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

 

Điều 40.

1. Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan cho nguồn bức xạ, hàng hoá chứa chất phóng xạ khi có giấy phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trường hợp không đủ điều kiện thông quan thì thông báo ngay cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để phối hợp xử lý.

2. Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc vận chuyển các nguồn bức xạ ở các cửa khẩu.

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành các quy định kỹ thuật để bảo đảm việc vận chuyển an toàn các chất phóng xạ (kể cả nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ).

 

Điều 41.

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trong các cơ sở thuộc phạm vi Bộ, ngành như sau:

a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc phạm vi ngành phụ trách phù hợp với quy định của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ và Nghị định này;

b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch và biện pháp về an toàn và kiểm soát bức xạ trong phạm vi ngành mình.

2. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bảo đảm an toàn và kiểm soát bức xạ đối với các cơ sở bức xạ và các hoạt động liên quan đến bức xạ có yêu cầu giữ bí mật thuộc phạm vi quản lý của mình.

 

Điều 42.

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ tại địa phương.

2. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ tại địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ ở địa phương do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

CHƯƠNG VI
THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 43. Thanh tra an toàn và kiểm soát bức xạ là thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước chuyên ngành về khoa học, công nghệ và môi trường của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức và chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ theo các nhiệm vụ sau:

1. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ trong phạm vi cả nước.

2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ đối với các cơ sở bức xạ, tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ hoặc có nguồn bức xạ và chất thải phóng xạ.

3. Phối hợp với Thanh tra các Bộ, Thanh tra Nhà nước về lao động và Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường trong việc tiến hành công việc bức xạ.

4. Điều tra sự cố bức xạ và phối hợp với thanh tra an toàn lao động của ngành lao động - thương binh và xã hội điều tra các trường hợp xẩy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ làm nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ nặng hoặc bị chết.

5. Hàng năm Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải báo cáo cho Chính phủ về tình hình an toàn và kiểm soát bức xạ (số lượng, việc sử dụng, việc nhập khẩu và bảo quản các nguồn bức xạ ...) trong phạm vi cả nước.

 

Điều 44.

1. Thanh tra định kỳ về an toàn bức xạ được tiến hành nhằm thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

2. Thanh tra bất thường về an toàn bức xạ được tiến hành khi giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xét thấy có dấu hiệu về sự vi phạm Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thanh tra Nhà nước.

 

Điều 45. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định tổ chức, quyền hạn, phạm vi hoạt động của thanh tra chuyên ngành an toàn và kiểm soát bức xạ, ban hành quy chế hoạt động thanh tra an toàn và kiểm soát bức xạ phù hợp với Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ và Pháp lệnh Thanh tra.

 

Điều 46. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ và Nghị định này thì tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp vi phạm các quy định trong giấy phép hoặc các vi phạm đang hoặc sẽ gây ra sự cố bức xạ thì cơ quan có thẩm quyền hoặc thanh tra viên phải ra ngay quyết định tạm đình chỉ một phần hoặc toàn bộ công việc để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

 

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 47. Nghị định này có hiệu lực sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 48. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định này.

 

Điều 49. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 50/1998/ND-CP
Hanoi, July 16, 1998
 
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON RADIATION SAFETY AND CONTROL
GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Radiation Safety and Control of June 25, 1996;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree details the implementation of the Ordinance on Radiation Safety and Control, passed on June 25, 1996 by the Standing Committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- The provisions on radiation safety and control relating to international relations shall be regulated and implemented in accordance with the provisions of the Ordinance on Radiation Safety and Control as well as other relevant provisions of Vietnamese legislation and of international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
Article 3.- Terms used in this Decree shall be construed as follows:
1. Activity means the variable of self-radiating nuclei of the radioactive substance per second. The measuring unit is Becquerel (Bq).
2. Natural radiation background means radiations originating from natural sources (such as radiation from the universe, from natural radiating nuclei existing in earth and rock, air, water, human and animal bodies, materials, etc.)
3. Irradiation is the radiation effect on a part or the whole of a human or animal body or any object.
4. Radiation dose means the quantity of radiation measured at a certain location.
5. Internal exposure means the radiation dose irradiated by radioactive substances infiltrating into the body (through food, drink, air).
6. External exposure means the radiation dose irradiated by radioactive sources outside the body.
7. Personal dose is the radiation dose calculated separately for each individual.
8. Collective dose is the radiation dose calculated for a collective of people subject to an equal average dose.
9. Dose limits mean the prescribed value of a radiation dose.
10. Over-exposure means the irradiation which goes beyond the dose limit.
11. Acute effect is the harmful effect which occurs after a short period of time when being irradiated with a high dose.
12. Decontamination is the process of getting rid of or reducing the unclean radioactive substances inside or on the objects to the allowable level.
13. Dosemeter is the equipment or machine used to measure the radiation dose, the activity of radiation sources, to determine the radioactive isotopes, etc.
14. Personal dosemeter is equipment used for measurement of personal radiation dose.
15. Radiation alarm instrument is the equipment or machine which emits signal notifying that the radiation dose has exceeded a certain level, which may cause danger to human health.
16. Calibration means the comparision between meters and the standard meter or standard radiation source in order to rectify errors and ensure the reliability of the measurement by the meters.
17. Radiation monitoring means the control of radiation dose and/or activity so as to detect in time the change in radiation dose and radioactive waste.
18. Radiation control area means the area where appropriate radiation safety measures (such as restriction on exits or entries, personal radiation monitoring, special health monitoring...).
19. Radioactive contamination: Usually a specific activity will not exceed 70 KBq/kg; but for some reasons, the specific activity surpasses such limit.
Chapter II
RESPONSIBILITIES TO ENSURE RADIATION SAFETY
Article 4.-
1. Each radiation establishment shall have a manager who may be the owner, or the lawful representative of the owner or the lawful user of the establishment.
In cases where the owner doesn't manage the radiation establishment, his/her representative at law shall be the manager of the radiation establishment.
In cases where the owner is not the manager of the radiation establishment and does not have the lawful representative, the lawful user of the establishment shall be its manager.
2. The radiation establishment manager shall take the highest responsibly to ensure the radiation safety for his/her establishment and employees, the population and environment in surrounding areas, shall apply appropriate measures in order to keep radiation at the possible reasonably low level with economic and social factors being taken into account, which must not exceed the prescribed limit.
3. The Ministry of Science, Technology and Environment shall study and submit necessary amendments to the provisions of the Ordinance on Radiation Safety and Control regarding the radiation establishment manager's powers.
Article 5.-
1. The radiation establishment manager shall issue a written decision to appoint the radiation safety officer of the establishment in order to perform the tasks defined in the Article 11 of the Ordinance on Radiation Safety and Control.
Depending on the establishment's activity scale, the manager shall set up an appropriate radiation safety section.
2. The radiation establishment manager shall set up a radiation incident prevention and combat team suitable to the activity scale of the establishment. This team shall be provided with necessary equipment and regular training.
Article 6.-
1. The radiation establishment manager shall not be entitled to recruit any person under 18 or suffering from diseases or handicaps forbidden to work as radiation personnel according to the Ministry of Health's stipulations.
2. Persons aged under 18, who are probationers or apprentices, shall be allowed to work only in the radiation control areas under the guidance of instructors.
Article 7.-
1. The radiation establishment manager shall have to annually inventory all radioactive sources, radiation apparatus, radioactive substances, radioactive waste, which are being managed by his/her establishment, and report thereon to the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment, and to his/her immediate high-level agency.
2. The radiation establishment manager shall have to submit the annual report on radiation safety status at his/her establishment to the Ministry of Science, Technology and Environment and to his/her immediate high-level agency.
Article 8.- The radiation establishment manager shall have to annually organize training course(s) for reviewing radiation safety regulations, updating new basic knowledges on radiation safety then, basing him/her-self on results of examination and periodical medical checkups, issue certificates permitting employees to continue working at the establishment. Personnel holding permits for conducting special radiation work must also attend such course(s).
Article 9.- The radiation establishment manager shall have to:
1. Organize the medical examination when recruiting radiation personnel.
2. Monitor the radiation personnel's health and organize medical examinations for them once every 6 months as stipulated by the Ministry of Health.
3. Provide the radiation personnel with protective means, personal dosemeters and compel them to use such equipment while performing radiation work.
4. Make the assessment of personal dose for radiation personnel at least once every 3 months at the institutions designated by the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
5. Keep the records on the radiation personnel's medical check-ups and personal does for 30 years after they move to perform non-radiation jobs or retire. In cases where the establishment has its license withdrawn, its manager shall still have to retain all the above-mentioned dossiers. In cases where the establishment dissolves, goes bankrupt or terminates its operation, the above-said dossiers must be handed over to radiation personnel.
Article 10.-
1. When detecting that the radiation dose at the establishment exceeds the prescribed normal working level but not the prescribed limit, the manager shall have to promptly investigate the cause and take remedial measures in time.
2. When a radiation worker is exposed to a dose beyond the annual dose limit, the manager shall have to:
a/ Send him/her to a specialized medical institution for examination and health monitoring;
b/ Investigate the cause and apply remedial measures;
c/ Assign him/her appropriate work in order to keep the personal dose below the prescribed limit.
3. When a female radiation worker is in the pregnancy or nursing period, the manager shall have to assign her any non-radiation job.
Article 11.-
1. The radiation establishment manager shall have to equip him-/herself with a dosemeter for monitoring regularly the radiation dose in the work place and around the establishment.
2. Any important radiation establishment having accelerator, nuclear reactor, industrial irradiator, teletherapy... must be equipped with the radiation alarm instrument.
3. Any radiation establishment with low radiation danger which can not equip itself with a dosemeter, shall have to use the radiation monitoring services.
Article 12.- The manager shall have to examine and calibrate radiation monitor, teletherapy and radiation apparatus once every 12 months. Any instrument which is newly imported or repaired shall be calibrated before being put to use.
Article 13.-
1. Establishments providing services in personal dosemetry, and/or maintenance and calibration of radiation meters shall have to meet all the prescribed conditions and register their operations with the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment and shall be entitled to provide the above-said services after being granted operation licenses.
2. After their examination and assessment of personal doses, the establishments providing personal dosemetry services shall have to submit the radiation dose records to the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment and concerned radiation establishment(s).
Article 14.- The radiation establishment manager shall have to apply measures for radioactive waste management and treatment according to the regulations of the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 15.- When a radiation establishment dissolves, goes bankrupt or terminates its operation, in order to ensure the radiation safety:
1. The manager shall have to:
a/ Send a report thereon to his/her direct managing agency and the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment, enclosed with the following documents:
- The inventory of radiation apparatus, radioactive sources, radioactive substances, radioactive waste according to inventory forms specified by the Ministry of Science, Technology and Environment;
- The plan for settling the radiation apparatus, radioactive sources, radioactive substances, radioactive waste.
b/ To hand over the health and personal dose records to radiation personnel;
c/ To ensure the radiation safety until being recognized as having been out of any responsibility by the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
2. The direct managing agency shall have to direct and supervise the radiation establishment manager in applying necessary measures to ensure the radiation safety until the establishment is recognized as having been out of any responsibility.
3. The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to:
a/ Consider and approve the plan submitted by the manager;
b/ Organize the evaluation of the safe handling of radiation apparatus, radioactive sources, radioactive substances, radioactive waste and radiation establishment;
c/ Recognize by a decision that the radiation establishment will be out of any responsibility for ensuring the radiation safety.
Article 16.-
1. The annual dose limit for radiation personnel is 20 mSv, and for people is 1 mSv. These limits include external dose and internal dose, except for the natural radiation background.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall specify other dose limits.
Article 17.- The Ministry of Science, Technology and Environment shall define the safety standards for radioactive sources, radiation apparatus, radiation establishments, radioactive substances, radioactive waste, and radiation practices.
Chapter III
RESPONSIBILITIES FOR HANDLING RADIATION INCIDENT
Article 18.- Levels of radiation incident:
Level 1. Unexpected radiation incident is an incident which occurs when:
1. The apparatus operates beyond the prescribed operating regime;
2. Considerable damage is caused to the safety system; radioactive release spreads in the establishment; personnel are over-exposed to radiation.
Level 2. Serious radiation incident is an incident which occurs when:
1. The safety systems are no longer effective; the establishment is subject to serious radioactive contamination radiation personnel's health is acutely affected;
2. Off-site radioactive release has exposed many persons to a personal radiation dose of up to 1 mSv.
Level 3. A particularly serious radiation incident:
1. A particularly serious radiation incident posing no considerable danger to areas outside the establishment is a radiation incident which occurs when:
a/ The reactor core or safety system is considerably damaged; radiation personnel are exposed to a fatal dose;
b/ External radioactive release has exposed many people to a radiation dose of from 1 to 10 mSv.
2. A particularly serious radiation incident causing considerable danger to the outside of the establishment is a radiation incident which occurs when:
a/ The reactor core or safety systems is seriously damaged; radiation workers are exposed to a fatal dose;
b/ External radioactive release has exposed many people to a personal radiation dose of 10 mSv or more.
Article 19.- When a radiation incident occurs, the radiation establishment manager shall have to:
1. Quickly locate the incident site, assess its causes, characteristics and development in order to apply remedial measures according to the drawn-up plan:
a/ If the incident is at level 1, manpower and means in the establishment must be quickly mobilized so as to overcome the incident and seek ways to check it from spreading, to minimize possible consequences, to provide the first-aid to overexposed victims, to isolate the danger area, to monitor the development of the incident, to continuously control the radiation doses, to make report and submit it to his/her direct managing agency and the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment. If he/she deems incapable of overcoming the incident, he/she must report immediately to the higher-level agencies for timely support. Pending the support, he/she must continue organizing the handling of the incident and constantly inform such agencies thereof.
b/ If the incident is at level 2, he/she must immediately notify the incident site to the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment, his/her direct managing agency, the People's Committees of district/provincial town (hereafter referred collectively to as the district level) and of province/city directly under the Center Government (hereafter referred collectively to as the provincial level), where the incident occurs so as to get timely assistance and, depending on the seriousness of the incident, to let the People Committee of the district or provincial level notify the local population thereof; to overcome the event as specified for the level 1; to evacuate personnel from the establishment if necessary; to isolate the entire establishment and maintain strict security, if the radiation danger widely spreads.
c/ If the incident is at level 3, he/she must quickly act as specified for level 2 incident; propose to the competent authorities to evacuate local population from dangerous areas if he/she deems necessary and take measures for the strict management of the environment.
2. Create favorable conditions for functional bodies to participate in overcoming the incident and to follow their instructions.
3. To fully, accurately and promptly provide necessary data to his/her direct managing agency, the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment, the radiation safety and control inspectorate. In case of a level 2 or level 3 incident, he/she must maintain constant communication with the above-said agencies in order to report on the development of the situation and receive necessary instructions.
4. To submit detailed report on the incident to his/her direct managing agency, the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the People's Committee of the province where the radiation incident occurred. In case of urgent situation, the manager may report by phone, but shall later have to make a written report for files keeping.
Content of the initial urgent report includes:
- Full name, position of report maker;
- Name of the radiation establishment, full and exact address of the incident site;
- Time when the incident occurred;
- Important developments in the radiation incident area;
- Predictive cause of the incident;
- Full name, telephone number of the manger of the establishment where the incident occurred.
Article 20.-
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall set up the emergency team including members nominated by the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Defense and the Ministry of Health. This emergency team shall be provided with necessary protective equipment and machinery and with regular drills.
2. Upon receiving the urgent report on radiation incident, the Ministry of Science, Technology and Environment shall establish a steering board for overcoming the incident, consisting of competent representatives of relevant ministries, branches and localities, to be led by the Ministry of Science, Technology and Environment. This ministry shall send the emergency team and experienced experts to help the establishment overcome the incident; and at the same time appoint competent officials to monitor the incident and keep constant contact with the establishment in order to grasp the situation and to pass necessary instructions.
3. The steering board and emergency team shall be given full powers and priority in using the quickest transport means while performing their duty.
4. In case of a particularly serious radiation incident, the Ministry of Science, Technology and Environment shall have to promptly report in detail to the Prime Minister for instruction.
5. The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to provide official information on the radiation incident to the mass media.
6. The Ministry of Science, Technology and Environment shall organize the implementation of international agreements relating to radiation incident which Vietnam has signed or acceded to.
7. The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to study and elaborate the provisions on settling the consequences of radiation incidents which shall be submitted to the Government for further submission to the National Assembly Standing Committee for supplement to the Ordinance on Radiation Safety and Control.
Article 21.- Upon receiving an urgent report on radiation incident:
1. The ministry, branch and agency which directly manages the establishment shall have to:
a/ Immediately send specialists to the establishment, helping it overcome the incident;
b/ Appoint competent officials to follow the situation and keep constant contact with the establishment in order to grasp the situation and pass necessary instructions.
2. The Ministry of Health shall have to:
a/ Give first-aid to the victims in time;
b/ Examine and monitor the health of persons who are affected by the incident.
3. The Ministry of Public Security shall have to:
a/ Immediately send competent officials to the establishment to help it overcome the incident and maintain security in the area;
b/ Coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in investigating the cause of the incident; in case of an act of sabotage or negligence of responsibility, thus causing serious damage, to compile dossiers to examine for penal liability.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to send State labor inspectors to the establishment for coordinating with radiation safety inspectors of the Ministry of Science, Technology and Environment in investigating cases of labor accident relating to radiation, which have caused death or serious radiation overexposure to radiation personnel.
5. The district/provincial People's Committees shall have to:
a/ Immediately send competent officials to help the establishment overcome the incident;
b/ Create favorable conditions for functional bodies to overcome the incident.
Article 22.- In case of a level 3 radiation incident (particulary serious radiation incident) defined at Point 2, Article 18, apart from the measures provided for in Article 20 and Article 21 of this Decree:
The Ministry of Science, Technology and Environment shall urgently notify the incident to the People's Committee of the province where the incident occurred, which shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment as well as relevant agencies in evacuating the local population from the dangerous areas.
The Ministry of Health shall decide to allow or not allow the use of food, foodstuffs and drinking water in areas affected by the radiation incident;
The Ministry of Defense shall mobilize resources for overcoming the incident.
Chapter IV
DECLARATION, GRANTING OF REGISTRATION PAPERS AND LICENSES
Article 23.- Organizations and/or individuals possessing radiation establishments, radioactive sources, radioactive waste or carrying out radiation work shall have to declare with the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment under the latter's guidance.
Article 24.- Organizations and/or individuals possessing radiation establishments, radioactive sources, radioactive waste or carrying out radiation practices shall have to apply for registration papers for their radioactive sources, for site of storage of radioactive waste according to the provisions in Article 24 of the Ordinance on Radiation Safety and Control.
The dossiers of application for registration papers shall be submitted to the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
Such a dossier shall include:
- The application for registration paper(s);
- The declaration;
- Copy of the record of radioactive sources/or radiation equipment.
Article 25.- Organizations and/or individuals possessing radiation establishments, radioactive sources, radioactive waste or carrying out radiation practices shall have to apply for the license for the establishment's operation, the license for carrying out radiation work (production, use, import, export, transportation... of radioactive sources) according to the provisions in Article 24 of the Ordinance on Radiation Safety and Control.
The dossiers of application for licenses shall be submitted to the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment; for cases specified in Clause 2 of Article 35 of this Decree, the dossiers shall be submitted to the Ministry of Health.
Such a dossier shall include:
- The application for licenses;
- The declaration;
- The written evaluation of radiation safety and environment impact regarding radiation safety;
- The report on test and acceptance of the capital construction part of the newly constructed establishment;
- Copy of the decision on establishing the radiation establishment.
Article 26.-
1. An employee wishing to perform a special radiation work specified in Article 24 of the Ordinance on Radiation Safety and Control shall have to submit the dossier of license application to State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
Such a dossier shall include:
- The application for license to perform special radiation work;
- Copies of diploma, appropriate professional certificates;
- Health certificate.
2. The special radiation work specified in Clause 1, Article 24 of the Ordinance on Radiation Safety and Control shall include:
- Installation, operation, repairing, overcoming failure of nuclear reactor, accelerator, teletherapy, semi-industrial or industrial irradiator, industrial scanner;
- Radioisotope production;
- Decontamination and overcoming radiation incidents of from level-2 upward, as defined in Article 18 of this Decree, for areas of radioactive contamination.
Article 27.- Organizations and/or individuals possessing radiation establishments, radioactive sources, radioactive waste or carrying out radiation practices, that had existed or operated before January 1, 1997, but failed to declare apply for registration papers and licenses, shall have to comply with the Ordinance on Radiation Safety and Control and this Decree.
Article 28.- The term of a license is stipulated as follows:
1. Establishment using nuclear reactor, accelerator, multipurpose irradiation facilities including radiation therapy: 5 years
2. Other radiation establishments: 3 years
3. Employees carrying out special radiation work: 3 years
4. Radiation work not defined in Clauses 1 and 2 of this Article: the term shall be determined appropriately according to types of work.
Article 29.- Organizations and individuals wishing to extend their licenses shall fulfil the extension procedure no later than 60 days before the expiry of the licenses.
A dossier of application for license extension shall include:
- The application for the extension;
- The written evaluation of radiation safety of the establishment during the licensed term, especially concerning radiation incidents and remedial measures.
Article 30.-
1. When wishing to upgrade, to expand the scope and purpose of operation of his/her establishment beyond the license stipulations, to upgrade the radiation facility beyond the contents of the registration paper, the radiation establishment manager shall submit the dossier of application for license to the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
Such a dossier shall include:
- The application for the license to upgrade, expand the scope and purpose of operation of the radiation establishment beyond the license stipulations (or to upgrade the radiation facility);
- Project for upgrading, expanding the operation scope and purpose (or upgrading radiation safety);
- Radiation safety report;
- The written evaluation of environment impact regarding radiation safety when putting the establishments or the facility into operation.
2. For radiation establishments and facilities mentioned in Clause 1 of this Article, the manager of the radiation establishment shall fulfil the procedures to apply for the amendment to the license or for new registration paper.
Such dossier shall include:
- The application for amendment to the license or for new registration paper;
- The report on test and acceptance regarding radiation safety for items mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 31.-
1. Organizations and/or individuals applying for registration papers, licenses, license extension or amendments shall have to pay evaluation charges and fees according to the provisions of law.
2. The Ministry of Finance shall, in cooperation with the Ministry of Science, Technology and Environment, determine the amount of fees and charges to be paid by for organizations and/or individuals mentioned in Clause 1 of this Article, and stipulate the management and use of such fees and charges.
Article 32.- The operation license of the radiation establishment, the license for carrying out radiation work or the license for radiation workers to carry out special radiation work shall be revoked in the following cases:
1. Organizations and/or individuals that are no longer qualified or violate the radiation safety regulations causing damage to people and environment, violates conditions specified in licenses but fail to rectify it within the timelimit specified in the notice of the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment. Such timelimit shall not exceed 30 days.
2. The radiation establishment dissolves or goes bankrupt.
Article 33.- The investment projects for the construction of installations using radioactive sources, radiation apparatus must be evaluated in term of their technology and radiation safety conditions by the State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment.
Chapter V
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITY FOR RADIATION SAFETY AND CONTROL
Article 34.-
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall be responsible to the Government for the exercise of unified State management over radiation safety and control throughout the country, responsible for the organizing and directing all radiation safety and control activities within the scope of its functions and duties as follows:
a/ To draft legal documents on radiation safety and control and the system of radiation safety standards, and submit them to the Government for promulgation, or promulgate by itself according to its competence;
b/ To draw up and submit to the Government plans an radiation safety and control;
c/ To organize the declaration, issuance of registration papers and licenses, the extension, amendment and withdrawal of registration papers and licenses for radiation establishments, radioactive sources and radiation work in the fields of industry, agriculture, health service, education, construction, communication and transport, national defense, police... according to the provisions in the Chapter IV of this Decree; to instruct on the conditions in the cases of exemption of declaration, exemption of registration papers and exemption of license; to instruct on the contents, procedures, dossiers and forms related to declaration, registration and licensing;
d/ To organize the evaluation of radiation safety before granting registration papers and/or licenses, the extension and/or amendment of registration papers, licenses; to organize the evaluation of the site for the construction of radiation establishment, the design of radiation establishment, the design of radiation safety means and other cases specified by law;
e/ To organize the system of statistics and filing records on radiation establishments, radioactive sources, radiation apparatus, personal doses;
f/ To organize and direct the elaboration of plans for preventing and combating radiation incidents, and overcoming consequences thereof;
g/ To organize research and application of scientific and technological advances in the field of radiation safety;
h/ To organize the training of personnel working in the field of radiation safety and control;
i/ To organize the education, propagation and popularization of knowledges about radiation safety and control;
j/ To build and develop the material and technical foundations for radiation safety and control activities; to organize the environmental radiation monitoring, personal dosemetry services, control and calibration of dosemeters, measurement of activity of radioactive sources...
k/ To guide and inspect ministries, branches, localities, organizations and individuals in the implementation of the Ordinance on Radiation Safety and Control; to perform and organize the specialized inspection on radiation safety and control;
l/ To submit to the Government proposals on Vietnam's participation in international organiza-tions; signing of or acceding to international agreements on radiation safety, nuclear safety; to carry out international activities related to radiation safety and/or nuclear safety;
m/ To resolve complaints and/or denunciations; to deal with violations of legislation radiation safety and control according to law.
2. The State management agency in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment shall act as the body assisting the Minister of Science, Technology and Environment in the exercise of State management function over radiation safety and control in the whole country.
Article 35.- The Ministry of Health shall have to coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in performing the following tasks:
1. To elaborate radiation safety standards for radioactive pharmaceuticals, foods, foodstuffs, drinking water and guidances for safety in diagnosis and treatment by radiation;
2. To issue licenses for circulation of radioactive pharmaceuticals and irradiated products; pharmaceutical products, medical devices, food, foodstuffs, cigarette;
3. To organize specialized health stations for medical examination and health care for radiation personnel; to give first-aid and treatment to overdose-exposed persons or patient of radiation diseases; to organize periodical examination for detection of occupational diseases by radiation;
4. To issue the list of diseases and/or handicaps banned from working with radiation.
Article 36.- The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall have to coordinate with the Ministry of Health, the Vietnam Confederation of Labor and the Ministry of Science, Technology and Environment in elaborating and submitting to the Government for promulgation or promulgate by itself according to its power, policies and regimes for radiation personnel.
Article 37.- The Ministry of Public Security shall have to coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in organizing:
1. The inspection of the observance of law provisions on the transportation of radioactive substances, radioactive waste and radioactive sources.
2. The investigations of the losses of radioactive sources, the illegal trading, trafficking and use of radioactive sources.
Article 38.- The Ministry of Trade shall issue permits for the export and/or import of radioactive sources, radiation apparatus, complete equipment, technological chains using radioactive sources only after obtaining the written consent from the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 39.- The Ministry of Planning and Investment shall issue investment licenses or approval decision for construction of projects, technological chains using radioactive sources only after obtaining the license of the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 40.-
1. The Customs offices shall not accomplish customs procedures for radioactive sources and goods containing radioactive substances without the license of the Ministry of Science, Technology and Environment. In case of the lack of conditions for clearance of the customs procedures, they shall promptly inform the Ministry of Science, Technology and Environment thereof for coordinated handling.
2. The Customs offices shall inspect and supervise the transportation of radioactive sources at border gates.
3. The Ministry of Science, Technology and Environment shall issue technical regulations in order to ensure safe transport of radioactive substances (including radioactive sources and waste).
Article 41.-
1. The ministries, the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within their respective functions, duties and powers, have to coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in performing the State management over radiation safety and control in establishments under their management as follows:
a/ To promulgate, according to their respective competence, legal documents on radiation safety and control within the branch in accordance with the Ordinance on Radiation Safety and Control and this Decree.
b/ To direct and inspect the observance of law provisions, plans and measures on radiation safety and control within the branch.
2. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall have to ensure radiation safety for their radiation establishments, radiation-related activities under their management, which require confidentiality.
Article 42.-
1. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to perform the State management over radiation safety and control in their respective locatives.
2. The provincial/municipal Departments of Science, Technology and Environment shall have to assist the provincial/municipal People's committees in performing the State management over radiation safety and control within their respective localities.
The duties, powers and organization of the provincial/municipal Department of Science, Technology and Environment in the field of radiation safety and control shall be specified by the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government under the guidance of the Ministry of Science, Technology and Environment.
Chapter VI
INSPECTION AND DEALING WITH VIOLATIONS
Article 43.- Radiation safety and control inspectorate is the specialized inspectorate in the field of radiation safety and control within the system of specialized science, technology and environment State inspectorates of the Ministry of Science, Technology and Environment.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall be responsible to the Government for the organization and guidance of the performance of specialized radiation safety and control inspection function according to the following tasks:
1. To control and inspect the implementation of the Ordinance on Radiation Safety and Control throughout the country.
2. To control and inspect the observance of law provisions on radiation safety and control by radiation establishments.
3. To coordinate with inspectors of other ministries, the State labor inspectors, environment inspectors in performing the task of control and inspection of labor safety, labor hygiene and environmental protection in performing radiation work.
4. To investigate radiation incidents and coordinate with labor safety inspectors of the Labor, War Invalids and Social Affairs Services in investigating case of labor accidents related to radiation, causing serious overexposure or death to radiation worker(s).
5. The Ministry of Science, Technology and Environment shall submit to the Government the annual report on radiation safety and control situation (the quantity, use, import and preservation of radioactive sources...) throughout the country.
Article 44.-
1. Regular radiation safety inspections shall be carried out to implement the inspection programs and plans approved by the Ministry of Science, Technology and Environment.
2. Irregular radiation safety inspections shall be carried out when solving complaints and/or denunciations; when the Ministry of Science, Technology and Environment discovers signs of violation against the Ordinance on Radiation Safety and Control; or at the request of the Government, State Inspectorate.
Article 45.- The Minister of Science, Technology and Environment shall stipulate the organization, duties, power and operation of the specialized radiation safety and control inspectorate; issue the regulation on the operation of the radiation safety and control inspectorate in accordance with the Ordinance on Radiation Safety and Control and the Ordinance on Inspectorate.
Article 46.- Organizations and/or individuals violating the Ordinance on Radiation Safety and Control and this Decree shall, depending on the seriousness and nature of the violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.
For violations of stipulations in licenses or violations which are causing or will cause radiation incidents, the competent bodies or inspectors shall have to immediately issue decisions to temporarily suspend part or the whole of the work in order to avoid serious consequences.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 47.- This Decree shall take effect 15 (fifteen) days after its signing. All previous provisions contrary to this Decree shall be repealed.
Article 48.- The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to guide in detail the implementation of this Decree.
Article 49.- The ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the agencies attached to the Government and presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 50/1998/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất