Nghị định 115-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy định về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 115-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 115-HĐBT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 13/04/1991 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 115-HĐBT
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 115-HĐBT NGÀY 13-4-1991
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH ĐO LƯỜNG
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh đo lường ngày 6 tháng 7 năm 1990;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 115 - HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991của Hội đồng Bộ trưởng)
TRÁCH NHIỆM CÁC NGÀNH, CÁC CẤP ĐỐI VỚI ĐO LƯỜNG
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
Trung tâm đo lường thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là cơ quan giúp Tổng cục chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra về đo lường trên phạm vi cả nước và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đo lường trên địa bàn do Uỷ ban Khoa học Nhà nước phân công.
HỆ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG QUỐC TẾ; CHUẨN QUỐC GIA; MẪU CHUẨN
- Mét, ký hiệu là m, là đơn vị đo độ dài.
- Kilôgam, ký hiệu là kg, là đơn vị đo khối lượng.
- Giây, ký hiệu là s, là đơn vị đo thời gian.
- Ampe, ký hiệu là A, là đơn vị đo cường độ dòng điện.
- Kenvin, ký hiệu là K, là đơn vị đo nhiệt độ.
- Candela, ký hiệu là cd, là đơn vị đo cường độ ánh sáng.
- Mol, ký hiệu là mol, là đơn vị đo lượng vật chất.
Giúp Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước tiến hành thẩm xét chuẩn quốc gia hoặc chuẩn cao nhất là Hội đồng thẩm xét quốc gia.
Uỷ viên thường trực của Hội đồng thẩm xét quốc gia là chuyên gia của Trung tâm đo lường.
Kết luận của Hội đồng thẩm xét quốc gia là căn cứ để Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước quyết định phê duyệt chuẩn cao nhất hoặc trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt chuẩn quốc gia.
Trung tâm đo lường chịu trách nhiệm tiếp nhận các hồ sơ cần thiết và tố chức hoạt động của Hội đồng thẩm xét quốc gia theo quy định.
Mẫu chuẩn là một dạng đặc biệt của chuẩn đơn vị đo lường.
Chứng nhận mẫu chuẩn Nhà nước do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường thực hiện.
Chứng nhận mẫu chuẩn ngành do cơ quan quản lý đo lường ngành thực hiện.
a) Mẫu chuẩn dùng để kiểm định hoặc khắc độ phương tiện đo.
b) Mẫu chuẩn có liên quan đến việc xác định lượng hàng hoá khi mua bán, giao nhận.
c) Mẫu chuẩn có liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động bảo vệ sức khoẻ và môi trường.
d) Mẫu chuẩn có liên quan đến việc giám định tư pháp và các hoạt động công cụ khác của Nhà nước.
Các mẫu chuẩn phải được chứng nhận ngành do các Bộ, ngành quy định theo yêu cầu quản lý sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học của ngành.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định cụ thể về nội dung, thủ tục, trình tự chứng nhận mẫu chuẩn Nhà nước.
LỆ PHÍ KIỂM ĐỊNH
Mức lệ phí kiểm định đối với từng loại phương tiện đo cụ thể được quy định trong phụ lục kèm theo nghị định này.
Khi giá trị thực tế của mức lệ phí kiểm định chỉ còn bằng 70% giá trị ở thời điểm ban hành, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước được quyền điều chỉnh để giá trị thực tế của các mức lệ phí kiểm định ngang bằng với giá trị ở thời điểm ban hành
Cơ sở kiểm định được sử dụng 15% lệ phí, số còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc sử dụng số tiền lệ phí kiểm định dành cho việc khen thưởng.
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thanh tra Nhà nước về đo lường trong phạm vị nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.
- Các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn do Uỷ ban khoa học Nhà nước phân công.
- Các cơ sở sử dụng, sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, kinh doanh, kiểm định phương tiện đo thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn nói trên.
- Các cơ sở thuộc phạm vi phân cấp của các Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực, các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố nhưng có trình độ đo lường vượt quá khả năng đáp ứng của các Trung tâm khu vực và Chi cục này.
- Các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn khu vực.
- Các cơ sở sử dụng, sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, kinh doanh kiểm định phương tiện đo thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn khu vực.
- Các cơ sở thuộc phạm vi phân cấp của Chi cục nhưng có trình độ đo lường vượt quá khả năng đáp ứng của các Chi cục này.
- Các cơ sở sử dụng, sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, kinh doanh, kiểm định, phương tiện đo thuộc quyền quản lý của các cơ quan tỉnh, thành phố.
- Các cơ sở thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Trung tâm Đo lường hoặc Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực phân cấp cho Chi cục.
Uỷ ban Khoa học Nhà nước quy định nội dung cụ thể của Thanh tra Nhà nước về đo lường đối với các đối tượng thanh tra khác nhau.
Quyết định thanh tra phải ghi rõ nội dung, thời hạn tiến hành thanh tra.
Quyết định thanh tra định kỳ phải gửi cho cơ sở trước thời hạn thanh tra ít nhất là 10 ngày.
Quyết định thanh tra do Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về đo lường (gọi tắt là thanh tra viên) thực hiện theo điều 29 Pháp lệnh đo lường.
Đoàn thanh tra gồm Trưởng đoàn và các thành viên là cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường.
Trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thể mời đại diện các cơ quan liên quan tham gia Đoàn thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đo lường, trong thành phần Đoàn thanh tra phải có đại diện có thẩm quyền của các bên liên quan. Trường hợp một trong các bên liên quan từ chối tham gia Đoàn thanh tra thì kết luận của Đoàn thanh tra vẫn có giá trị pháp lý.
Thanh tra viên Nhà nước về đo lường được cấp thẻ "Thanh tra viên Nhà nước về đo lường".
Thanh tra viên Nhà nước về đo lường được quyền dùng thẻ để tiến hành thanh tra bất thường khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành quy chế cụ thể về thanh tra viên Nhà nước về đo lường.
Trường hợp đại diện cơ sở được thanh tra không ký biên bản thì phải ghi rõ lý do vào biên bản và biên bản vẫn có giá trị pháp lý.
Biên bản thanh tra lưu tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường, tại cơ sở được thanh tra và được gửi tới các cơ quan có liên quan.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân có trách nhiệm giúp Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về đo lường trong việc thi hành nhiệm vụ thanh tra.
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường phải tiến hành thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đo lường theo quy định, chậm nhất là sau 15 ngày kể từ khi nhân được yêu cầu của cơ sở.
Trưởng đoàn, các thành viên của đoàn Thanh tra, Thanh tra viên Nhà nước về đo lường nếu lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ của mình, vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà vi phạm các quy định về công tác thanh tra để kết luận và xử lý không đúng thì tuỳ theo mức độ nhẹ, nặng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG.
- Trường hợp phương tiện đo đơn giản, ít quan trọng, nếu là vi phạm lần đầu sẽ bị cảnh cáo, đình chỉ sử dụng và buộc phải kiểm định; từ lần thứ hai, cùng với việc đình chỉ sử dụng và buộc phải kiểm định còn bị phạt tiền từ 1.000 đến 20.000 đồng, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ bị phạt từ 20.000 đến 50.000 đồng.
- Trường hợp phương tiện đo có phạm vi đo lớn, vai trò quan trọng trong mua bán, giao nhận, trong việc đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và môi trường (dưới đây gọi chung là có vai trò quan trọng) bị phạt tiền từ 20.000 đến 500.000 đồng, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần có thể bị phạt từ 500.000 đồng trở lên, buộc đình chỉ sử dụng và buộc phải kiểm định phương tiện đo.
- Trường hợp phương tiện đo đơn giản, ít quan trọng, bị phạt tiền từ 20.000 đến 200.000 đồng, bị thu hồi toàn bộ tiền thu bất chính hoặc buộc bồi thường những thiệt hại do phương tiên đo sai hỏng gây ra.
- Trường hợp phương tiện đo có phạm vi đo lớn, vai trò quan trọng, bị phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần có thể bị phạt từ 500.000 đồng trở lên, bị thu hồi toàn bộ tiền thu bất chính hoặc buộc bồi thường những thiệt hại do phương tiện đo sau hỏng gây ra.
- Trường hợp quy mô kinh doanh nhỏ bị phạt tiền từ 1.000 đến 20.000 đồng và buộc phải đóng gói lại đúng định lượng; nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị phạt từ 20.000 đến 50.000 đồng.
- Trường hợp quy mô kinh doanh lớn, bị phạt tiền từ 20.000 đến 500.000 đồng, buộc đóng gói lại đúng định lượng, bị thu hồi toàn bộ tiền thu bất chính hoặc buộc bồi thường những thiệt hại do hàng đóng gói sai định lượng gây ra; nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần có thể bị phạt từ 500.000 đồng trở lên.
- Phương tiện đo đơn giản, ít quan trọng, quy mô kinh doanh nhỏ, bị phạt tiền từ 1.000 đến 20.000 đồng, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, bị phạt từ 20.000 đến 50.000 đồng, buộc phải kiểm định ban đầu và buộc đình chỉ việc bán những phương tiên chưa được duyệt mẫu.
- Phương tiện đo phức tạp, phạm vi đo rộng, có vai trò quan trọng, quy mô kinh doanh lớn, bị phạt tiền từ 20.000 đến 500.000 đồng, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần có thể bị phạt từ 500.000 đồng trở lên, buộc phải kiểm định ban đầu và buộc đình chỉ việc bán phương tiện đo chưa được duyệt mẫu.
- Sản xuất, sửa chữa phương tiên đo đơn giản, ít quan trọng, quy mô nhỏ bị phạt tiền từ 20.000 đến 100.000 đồng đối với cơ sở sửa chữa và phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, đình chỉ việc sản xuất, sửa chữa cho tới khi làm xong thủ tục đăng ký.
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện đo phức tạp, phạm vi đo rộng, có vai trò quan trọng, quy mô lớn, bị phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với cơ sở sửa chữa, phạt từ 500.000 đồng trở lên đối với cơ sở sản xuất, đình chỉ sản xuất, sửa chữa cho tới khi làm xong thủ tục đăng ký.
- Sản xuất, sửa chữa những phương tiện đo ngoài danh mục đã đăng ký bị phạt tiền từ 20.000 đến 100.000 đồng đối với cơ sở sửa chữa và từ 100.00 đến 500.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, đình chỉ sản xuất, sửa chữa loại phương tiện đo này cho đến khi làm xong thủ tục đăng ký.
- Sản xuất phương tiện đo không đạt các chỉ tiêu như đã đăng ký hoặc ghi khắc phương tiện đo theo đơn vị không hợp pháp bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên, buộc phải sửa chữa, hiệu chỉnh những phương tiện đo đã sản xuất cho đúng với các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký.
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện đo đơn giản, ít quan trọng, quy mô nhỏ bị phạt từ 200.000 đến 500.000 đồng và buộc phải thực hiện kiểm định ban đầu.
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện đo phức tạp, phạm vi đo rộng, có vai trò quan trọng, quy mô sản xuất, sửa chữa lớn bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên và buộc phải thực hiện kiểm định ban đầu.
- Sản xuất phương tiện đo đơn giản, ít quan trọng, quy mô nhỏ bị phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 đồng, đình chỉ sản xuất, đưa vào lưu thông những phương tiện đo này và buộc phải thực hiện việc duyệt mẫu và xin phép sản xuất.
- Sản xuất phương tiện đo phức tạp, phạm vi đo rộng, có vai trò quan trọng, quy mô sản xuất lớn, bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên, đình chỉ việc sản xuất và đưa vào lưu thông những phương tiện đo này, buộc phải thực hiện việc duyệt mẫu và xin phép sản xuất.
- Trường hợp lượng hàng hoá nhỏ, giá trị thấp bị phạt tiền từ 1.000 đến 20.000 đồng, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt từ 20.000 đến 50.000 đồng.
- Trường hợp lượng hàng hoá lớn, giá trị cao bị phạt tiền từ 20.000 đến 500.000 đồng, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm có thể bị phạt từ 500.000 đồng trở lên; bị thu hồi toàn bộ tiền thu bất chính do gian lận về đo lường, đồng thời bị xử lý theo trách nhiệm hình sự.
Trường hợp hậu quả gây ra nhỏ, ít quan trọng, bị phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 đồng, nếu hậu quả gây ra lớn và nghiêm trọng bị phạt từ 500.000 đồng trở lên; bị thu hồi tiền thu bất chính hoặc buộc bồi thường các thiệt hại do giả mạo hoặc sử dụng dấu và giấy chứng nhận kiểm định gây ra, đồng thời bị xử lý theo trách nhiệm hình sự.
Khi giá trị thực tế của các mức phạt trên chỉ còn bằng 70% giá trị thời điểm ban hành, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước được quyền điều chỉnh để giá trị thực tế của các mức phạt ngang bằng với giá trị ở thời điểm ban hành.
Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhiều vi phạm quy định ở điều 35 thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
- Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về đo lường đang thi hành công vụ, ngoài các quyền theo quy định ở điều 30 Pháp lệnh đo lường, được quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 100.000 đồng.
- Thủ trường cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp được quyền áp dụng tất cả các hình thực xử phạt quy định ở điều 35 của Nghị định này.
Trường hợp xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền tới 20.00 đồng thì Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường, Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên Nhà nước về đo lường quyết định phạt tại chỗ. Người bị phạt tiền phải nộp tiền và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Biên bản thanh tra Nhà nước về đo lường là căn cứ để thực hiện các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về đo lường.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cấp có thẩm quyền phải ra quyết định phạt.
Việc ra quyết định xử phạt thực hiện theo điều 28 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường được sử dụng 15% số tiền phạt để khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện các vi phạm pháp luật đo lường, phần còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại thực hiện theo điều 36 và 37 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây