Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT phối hợp báo cáo, thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Vũ Thị Mai; Hà Công Tuấn; Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm; Lê Quý Vương; Phan Chí Hiếu; Lê Chiêm; Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 05/04/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/04/2018 về việc quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thời điểm lấy số liệu báo cáo, thông báo như sau:
Báo cáo, thông báo định kỳ 06 tháng lấy số liệu từ ngày 01/10 của năm trước liền kề đến ngày 31/03 của kỳ báo cáo, thông báo.
Báo cáo, thông báo để xây dựng báo cáo trình Uỷ ban tư pháp thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến lấy số liệu từ ngày 01/10 của năm trước liền kề đến ngày 31/07 của năm báo cáo, thông báo.
Báo cáo, thông báo bổ sung để hoàn thiện báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc hội lấy số liệu bổ sung từ ngày 01/08 đến ngày 30/09 của năm báo cáo, thông báo.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 20/05/2018.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT tại đây
tải Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ CÔNG AN – BỘ QUỐC PHÒNG BỘ TƯ PHÁP – BỘ TÀI CHÍNH BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------------- Số: 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------- Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2018 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo
về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2016;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24/11/2014;
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/ 8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
XÂY DỰNG VÀ GỬI VĂN BẢN BÁO CÁO, THÔNG BÁO
Quá trình thực hiện phải phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm tra, rà soát, đảm bảo tính thống nhất, chính xác.
Báo cáo, thông báo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị vắng mặt thì có thể ủy quyền lại cho cấp phó của mình ký thay (KT).
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này trong bộ, ngành mình. Trường hợp bộ, ngành nào có nhiều cơ quan, đơn vị cùng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ở mỗi cấp, phải giao một cơ quan, đơn vị chủ trì làm đầu mối chung và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ CHÁNH ÁN
(Đã ký)
Nguyễn Trí Tuệ |
KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Thị Thủy Khiêm |
|||
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Thượng tướng Lê Quý Vương |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Chí Hiếu |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Vũ Thị Mai |
||
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Thượng tướng Lê chiêm |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Hà Công Tuấn |
|||
Nơi nhận: - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; - Ban Nội chính Trưng ương; - Văn phòng chính phủ; - Bộ Công an - Bộ Tư pháp; - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Lưu: VT VKSNDTC, TANDTC,BCA, BTP, BQP, BTC, BNN&PTNT.(Hùng 30b) |
Mẫu số 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày ……/……/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN:………… TÊN ĐƠN VỊ :………… Số:………/……………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………..,ngày…..….tháng..…….năm………. |
BÁO CÁO/THÔNG BÁO
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
(Thời điểm từ ngày…đến ngày…)
I.TÌNH HÌNH CHUNG
- Những nét cơ bản về “khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp” (sau đây gọi tắt là “khiếu nại, tố cáo”) ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo và việc triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Những thuận lợi, khó khăn.v.v.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC
1. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo
1.1. Tiếp công dân
- Tình hình chung về công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
- Kết quả tiếp công dân của cơ quan, đơn vị (số liệu theo phụ lục 1).
- Kết quả tiếp công dân của cán bộ chuyên trách.
- Kết quả tiếp công dân của lãnh đạo cơ quan, đơn vị (số liệu theo phụ lục 1).
- Tiếp công dân trong trường hợp vụ việc phức tạp, đông người (số liệu theo phụ lục 1).
1.2. Tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo
- Việc bố trí đơn vị, bộ phận đầu mối để quản lý tập trung, thống nhất khiếu nại, tố cáo.
- Việc tiếp nhận: trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo đến trực tiếp trình bày nhưng bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi không thể viết đơn hoặc trường hợp người khiếu nại thông qua người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý để thực hiện quyền khiếu nại hoặc trường hợp các biên bản trong hoạt động tư pháp có ghi ý kiến khiếu nại của người có liên quan; khiếu nại, tố cáo được gửi đến từ những nguồn nào; đơn vị hoặc bộ phận nào tiếp nhận ban đầu; sau đó chuyển đến đơn vị, bộ phận nào, việc tiếp nhận có ghi sổ tiếp nhận không; khiếu nại, tố cáo gửi trực tiếp lãnh đạo cơ quan, đơn vị có được chuyển về đơn vị, bộ phận đầu mối để quản lý không hay lãnh đạo chuyển trực tiếp cho đơn vị, bộ phận có thẩm quyền…)
- Phân loại có đảm bảo chính xác giữa khiếu nại với tố cáo, giữa khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh, giữa tố cáo với tố giác…
- Xử lý đối với khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền; khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan; khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài, vượt cấp; khiếu nại, tố cáo do các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước chuyển đến; tố cáo nặc danh, mạo danh, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp của người tố cáo hoặc tố cáo đã được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết mà người tố cáo không đưa ra được bằng chứng mới; tố cáo nặc danh, mạo danh nhưng nội dung có căn cứ để xem xét; khiếu nại, tố cáo có văn bản giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng người khiếu nại, tố cáo tiếp tục đề nghị xem xét lại do phát hiện có vi phạm; khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn chưa được giải quyết .
- Kết quả tiếp nhận đơn (số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
- Kết quả phân loại, xử lý đơn (số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
2. Công tác thụ lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1. Thụ lý và giải quyết khiếu nại
- Kết quả thụ lý, giải quyết số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
- Đánh giá việc thụ lý khiếu nại: Báo cáo đề xuất thụ lý khiếu nại thuộc thẩm quyền; vào sổ thụ lý; thông báo việc thụ lý cho người khiếu nại; đảm bảo thời hạn thụ lý.
- Về thẩm quyền giải quyết: Đánh giá việc đảm bảo về thẩm quyền gắn với từng cấp giải quyết; đảm bảo nguyên tắc chỉ người đứng đầu mới có thẩm quyền giải quyết, cấp phó chỉ được giải quyết khi có ủy quyền, ủy nhiệm hoặc phân công; việc ký văn bản giải quyết khiếu nại.
- Về thủ tục giải quyết: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phân công người xác minh nội dung khiếu nại; người có nhiệm xác minh xây dựng kế hoạch xác minh có phê duyệt của người có thẩm quyền; việc tiến hành các hoạt động xác minh theo quy định của pháp luật (yêu cầu cung cấp hồ sơ, lấy lời khai, thu thập tài liệu, chứng cứ, giám định…); kết thúc xác minh người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh và đề xuất hướng giải quyết; việc người có thẩm quyền giải quyết tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người liên quan trong quá trình giải quyết (nếu có); việc ban hành văn bản giải quyết (quyết định giải quyết; quyết định đình chỉ việc giải quyết); việc lập và lữu trữ hồ sơ giải quyết.
- Về thời hạn giải quyết: Việc chấp hành các quy định về thời hạn giải quyết theo từng cấp giải quyết (giải quyết lần đầu, giải quyết tiếp theo)
- Đánh giá nội dung khiếu nại (đúng, đúng một phần, sai toàn bộ)
- Về triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; xử lý quyết định, hành vi bị khiếu nại có vi phạm; xử lý hoặc kiến nghị xử lý cá nhân, cơ quan có quyết định, hành vi bị khiếu nại có vi phạm…
2.2. Thụ lý và giải quyết tố cáo
- Kết quả thụ lý, giải quyết số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
- Đánh giá việc thụ lý tố cáo: Báo cáo đề xuất thụ lý tố cáo thuộc thẩm quyền; vào sổ thụ lý; thông báo việc thụ lý cho người tố cáo; đảm bảo thời hạn thụ lý.
- Về thẩm quyền giải quyết: Đánh giá việc đảm bảo về thẩm quyền gắn với từng cấp giải quyết; đảm bảo nguyên tắc chỉ người đứng đầu mới có thẩm quyền giải quyết; việc ký văn bản giải quyết tố cáo.
- Về thủ tục giải quyết: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động: việc giữ bí mật thông tin về người tố cáo khi họ yêu cầu; việc bảo vệ an toàn cho người tố cáo nếu họ có yêu cầu; sau khi thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải ra quyết định phân công người xác minh nội dung tố cáo; người có nhiệm xác minh xây dựng kế hoạch xác minh có phê duyệt của người có thẩm quyền; việc tiến hành các hoạt động xác minh theo quy định của pháp luật (yêu cầu cung cấp hồ sơ, lấy lời khai, thu thập tài liệu, chứng cứ, giám định…); kết thúc xác minh người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh và đề xuất hướng giải quyết; việc người có thẩm quyền giải quyết tổ chức đối thoại với người tố cáo, người bị tố cáo, người liên quan trong quá trình giải quyết (nếu có); việc ban hành văn bản giải quyết (kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo); việc lập và lữu trữ hồ sơ giải quyết.
- Về thời hạn giải quyết: Việc chấp hành các quy định về thời hạn giải quyết trong trường hợp vụ việc đơn giản hoặc vụ việc phức tạp.
- Đánh giá nội dung tố cáo (đúng, đúng một phần, sai toàn bộ)
- Về triển khai thực hiện kết luận nội dung tố cáo; xử lý hành vi bị tố cáo có vi phạm; xử lý hoặc kiến nghị xử lý cá nhân, cơ quan có hành vi bị tố cáo có vi phạm; xử lý người tố cáo sai sự thật…
2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo do các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội chuyển đến (số liệu được tách ra từ số liệu chung)
- Kết quả tiếp nhận; giải quyết; đánh giá tỷ lệ.
- Đánh giá nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Đánh giá về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết.
3. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội (chỉ dành cho Viện kiểm sát)
3.1. Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp.
Nêu cụ thể các vi phạm về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết (phân tích một số vụ việc điển hình để minh họa).
3.2. Đề xuất các biện pháp phối hợp với các cơ quan tư pháp để khắc phục và phòng ngừa vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Xây dựng các văn bản phối hợp liên ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (xây dựng thể chế).
- Chủ động trao đổi, nắm thông tin về tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức họp liên ngành để thống nhất hướng giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc phức tạp, quan điểm các ngành còn khác nhau.
- Theo dõi, kiến nghị kịp thời các ngành loại trừ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm; có biện pháp, cơ chế hiệu quả phòng ngừa vi phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn liên ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo để nâng cao trách nhiệm các ngành trong việc khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
- Các biện pháp khác…
III. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế
1.1. Về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn
(đánh giá hạn chế theo các tiêu chí được nêu tại mục 1, phần II).
1.2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
(đánh giá hạn chế theo các tiêu chí được nêu tại mục 2, phần II).
2. Nguyên nhân
2.1. Khách quan
2.2. Chủ quan
IV. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC (nêu những bất cập trong các quy định của pháp luật và việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn)
1. Về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn
2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
2. Kiến nghị
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ(ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày ..…/..…/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN:……………….…. TÊN ĐƠN VỊ :………….……… Số:………/………………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………..,ngày…..….tháng..…….năm………. |
BÁO CÁO/THÔNG BÁO BỔ SUNG
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
(Thời điểm từ ngày…đến ngày…)
1. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của mỗi cơ quan, đơn vị hoặc mỗi ngành
1.1. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, thụ lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Trong đó, nêu rõ số liệu và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyển đến.
1.2. Thi hành các văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; kiểm tra, xử lý đối với những văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm nghiêm trọng.
1.3. Xử lý người hoặc quyết định, hành vi có vi phạm bị khiếu nại, tố cáo, người tố cáo sai sự thật.
1.4. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội (chỉ dành cho Viện kiểm sát).
2. Các nội dung khác (nếu có)
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ(ký tên, đóng dấu) |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây