Quyết định 85/2000/QĐ-BVGCP của Ban Vật giá Chính phủ về giá dịch vụ cảng biển

thuộc tính Quyết định 85/2000/QĐ-BVGCP

Quyết định 85/2000/QĐ-BVGCP của Ban Vật giá Chính phủ về giá dịch vụ cảng biển
Cơ quan ban hành: Ban Vật giá Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:85/2000/QĐ-BVGCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành:10/11/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 85/2000/QĐ-BVGCP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ SỐ 85/2000/QĐ-BVGCP NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2000 VỀ GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

 

TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ

 

- Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 05/01/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Vật giá Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 13/CP ngày 25/02/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt nam;

- Căn cứ Thông tư liên bộ số 02/TTLB ngày 12/4/1993 của Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cước, phí cảng biển;

- Căn cứ ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (công văn số 4124/TC-TCDN ngày 6/10/2000) về giá dịch vụ cảng biển;

Sau khi trao đổi với các ngành có liên quan.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Biểu giá dịch vụ cảng biển.

 

Điều 2: Biểu giá dịch vụ cảng biển tại Điều 1 quy định cho các đối tượng sau:

1- Tàu biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;

2- Tàu biển của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tàu biển của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam (kể cả trường hợp tàu đi thuê, tàu thuê mua) vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá quá cảnh;

3- Hàng hoá (kể cả Container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của chủ hàng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các đơn vị trong nước làm nhiệm vụ đại lý, nhận uỷ thác cho các chủ hàng đó (trừ chủ hàng là các đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB/BKH-BTP-BNG-BCA ngày 15/8/2000 về việc hướng dẫn việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10);

4- Hành khách (bao gồm cả thuyền viên, sỹ quan của tàu khách) từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại;

5- Các đơn vị được phép kinh doanh, khai thác và quản lý cảng biển phục vụ các đối tượng trên.

 

Điều 3: Các đơn giá quy định tại Biểu giá dịch vụ cảng biển đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

 

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 và thay thế Quyết định số 127/VGCP-CNTD.DV ngày 28/10/1997, Quyết định số 101/1999/QĐ-BVGCP ngày 21/11/1998 của Ban Vật giá Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan.


BIỂU GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-BVGCP
ngày 10/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ)

 

QUY ĐỊNH CHUNG

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Biểu giá dịch vụ cảng biển này được quy định cho các đối tượng sau:

1- Tàu biển của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;

2- Tàu biển của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tàu biển của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam (kể cả trường hợp tàu đi thuê, tàu thuê mua) vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hoá quá cảnh;

3- Hàng hoá (kể cả Container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của chủ hàng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các đơn vị trong nước làm nhiệm vụ đại lý, nhận uỷ thác cho các chủ hàng đó (trừ chủ hàng là các đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB/BKH-BTP-BNG-BCA ngày 15/8/2000 về việc hướng dẫn việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10);

4- Hành khách (bao gồm cả thuyền viên, sỹ quan của tàu khách) từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại.

5- Các đơn vị được phép kinh doanh, khai thác và quản lý cảng biển phục vụ các đối tượng nêu trên.

 

II. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TÍNH GIÁ DỊCH VỤ

 

Đơn giá dịch vụ cảng biển được quy định bằng đô la Mỹ (USD). Việc thanh toán giá dịch vụ cảng biển thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phải chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ ra loại tiền khác (kể cả đồng tiền Việt Nam) được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời đỉêm thanh toán.

 

III. ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VÀ CÁCH QUY TRÒN

 

Giá dịch vụ cảng biển được tính trên cơ sở tổng dung tích đăng ký (GROSS REGISTERED TONNAGE - GRT), công suất máy (CV), thời gian (giờ, ngày), khối lượng hàng hoá (T hoặc m3 ), Container (chiếc), khoảng cách (hải lý).

1. Đơn vị trọng tải:

1.1 Đối với tàu chở hàng khô - DRY CARRIERS: Trọng tải tính giá dịch vụ cảng biển là tổng dung tích đăng ký (GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.2 Đối với tàu chở hàng lỏng - LIQUID CARGO TANKERS (trừ đối tượng quy định tại điểm III/1.4 phần A): Trọng tải tính giá dịch vụ bằng 85% tổng dung tích đăng ký (GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly.

1.3 Đối với tàu chở khách (trừ đối tượng quy định tại điểm III/1.4 phần A): Trọng tải tính giá dịch vụ bằng 50% tổng dung tích đăng ký(GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.4 Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký trên 40.000 GRT vào ra cảng biển Việt Nam để sửa chữa: Trọng tải tính giá dịch vụ cảng biển bằng 50% tổng dung tích đăng ký (GRT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm; Mức thu tối thiểu bằng mức thu giá dịch vụ cảng biển tính cho tàu có tổng dung tích bằng 40.000 GRT.

1.5 Tàu biển không ghi tổng dung tích tính đổi như sau:

- Tàu chở hàng: 1,5 Tấn trọng tải đăng ký tính 1 GRT.

- Tàu kéo, tàu đẩy: 1CV tính 0,5 GRT.

- Sà lan: 1Tấn trọng tải đăng ký tính 1GRT.

Trường hợp tàu biển là đoàn sà lan tàu kéo (hoặc tàu đẩy) trọng tải tính cước là tổng số GRT của cả đoàn sà lan và tàu kéo (hoặc tàu đẩy ).

2. Đơn vị công suất máy: Là mã lực (CV); Phần lẻ dưới 1 CV tính tròn 1 CV.

3. Đơn vị thời gian (trừ giá thuê VHF):

- Đối với đơn vị thời gian là ngày: Ngày tính 24 giờ; Phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính 1/2 ngày, trên 12 giờ tính 1 ngày.

- Đối với đơn vị thời gian là giờ: Giờ tính 60 phút; Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính 1/2 giờ, trên 30 phút tính 1 giờ.

4. Đơn vị khối lượng hàng hoá: là tấn hoặc m3; Phần lẻ dưới 0,5tấn hoặc 0,5m3 không tính, từ 0,5tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính 1tấn hoặc 1m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính cước là 1tấn hoặc 1m3. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 1,5m3 trở lên thì cứ 1,5m3 tính 1tấn.

5. Khối lượng tính giá dịch vụ cảng biển: là khối lượng hàng hoá kể cả bao bì.

6. Khoảng cách tính giá dịch vụ cảng biển là hải lý. Phần lẻ chưa đủ một hải lý tính là 1 hải lý.

 

IV. PHÂN CHIA CÁC KHU VỰC CẢNG

 

- Khu vực 1: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc.

- Khu vực 2: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 đến vĩ tuyến 20.

- Khu vực 3:Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

V. Đơn giá quy định tại Biểu giá dịch vụ cảng biển là đơn giá khoán và áp dụng cho cả thời gian làm việc ngoài giờ và ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

VI. Trường hợp các dịch vụ mới phát sinh chưa quy định tại Quyết định này, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển tạm thời quy định các mức giá cụ thể trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, đồng thời báo cáo Ban Vật giá Chính phủ và Cục Hàng hải Việt Nam để giải quyết.

 

VII. GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM

Một số khái niệm tại Quyết định được hiểu như sau:

7.1. "Kho bãi": Là kho bãi thuộc vùng đất Cảng do Cảng quản lý và khai thác.

7.2. "Hàng hoá (kể cả Container) quá cảnh": Là hàng hoá có nơi xuất phát (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt nam hoặc nhập kho riêng để phân phối tiếp.

7.3. "Hàng hoá (kể cả container) nhập khẩu": Là hàng hoá có nơi xuất phát (gốc) ở nước ngoài và có nơi nhận hàng ( đích) ở Việt nam.

7.4. "Hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu": Là hàng hoá có nơi xuất phát (gốc) ở Việt nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

7.5. "Hàng hoá nguy hiểm, độc hại ": Là hàng hoá có tính chất độc hại và nguy hiểm cho người và môi trường theo những quy định của Tổ chức hàng hải Quốc tế (International Maritime Organization - IMO).

7.6. "Người vận chuyển": Là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu thuộc sở hữu của người khác để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.

7.7. "Tàu biển": Là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển.

7.8. "Tàu hỗ trợ": Là tàu được thiết kế, đăng kiểm và đăng ký hoạt động làm dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu biển.

7.9. "Người được uỷ thác": Là tổ chức hoặc cá nhân được chủ hàng hoặc người vận chuyển uỷ quyền để thực hiện việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng.

 

B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

I. GIÁ DỊCH VỤ HÀNG HẢI

1. Giá hoa tiêu:

1.1. Đơn giá hoa tiêu:

1.1.1.Đơn giá cho mỗi lượt vào hoặc ra cảng áp dụng chung cho các khu vực (Trừ một số tuyến có quy định riêng ):

Số

TT

Cự ly dẫn tàu

Đơn giá
(USD/GRT-hải lý)

Mức thu tối thiểu

(USD/tàu/lần)

1

Đến 10 hải lý:

0,0034

100

2

Đến 30 hải lý:

0,0031

120

3

Đến 60 hải lý:

0,00262

150

4

Trên 60 hải lý:

0,0022

170

1.1.2. Đơn giá đối với tàu biển có trọng tải dưới 200 GRT (kể cả tàu đánh bắt cá):

- Vào cảng: 30 USD/Tàu.

- Ra cảng : 30 USD/Tàu.

1.1.3. Giá hoa tiêu áp dụng cho một số tuyến:

 

Số TT

Tuyến dẫn tầu

Đơn giá

(USD/GRT- hải lý)

Mức tối thiểu

( USD/tàu )

 

 

Vào cảng

Ra Cảng

Vào cảng

Ra cảng

A

B

1

2

3

4

1

Tuyến từ Định An qua luồng sông Hậu

0,0035

0,0035

270

270

2

Tại cảng ĐầmMôn(Khánh Hoà)

0,0045

0,0045

180

180

3

Luồng Xuân Hải, Cửa Lò

0,0045

0,0045

150

150

4

Khu vực Kiên giang:

- Khu vực Bình trị, Hòn chông

- Khu vực Phú Quốc

 

0,0045

0,0080

 

0,0045

0,0080

 

180

 

 

280

 

5

Tuyến từ cửa Bồ Đề đến cảng Năm Căn

0,0035

0,0035

120

120

 

6

Tuyến Phao 0 cảng Kỳ Hà đến cầu cảng Kỳ Hà

0,0035

0,0035

150

150

7

Tuyến phao 0 đến cảng Nghi Sơn

0,0050

0,0050

200

200

 

1.1.4. Mỗi lần di chuyển trong cảng: 0,017 USD/GRT. Mức thu tối thiểu một lần di chuyển trong cảng là : 30 USD/ Tàu.

1.2. Khi xin hoa tiêu chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 8 giờ. Trong trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 6 giờ. Quá thời hạn trên, chủ tàu phải trả tiền chờ đợi. Thời gian chờ đợi tính như sau:

1.2.1. Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát tính là 1 giờ.

1.2.2. Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát, thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

1.2.3. Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu biển không quá 5 giờ, quá thời gian trên, việc xin hoa tiêu coi như đã huỷ bỏ; hoặc hoa tiêu đã lên tàu nhưng tàu huỷ bỏ yêu cầu thì người xin hoa tiêu phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường và đơn giá tại điểm I/1.1.

1.2.4. Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo số giờ giữ lại.

1.2.5. Đơn giá chờ đợi của hoa tiêu là 10 USD/ Người-giờ (bao gồm cả phương tiện đưa đón hoa tiêu).

1.2.6. Trường hợp Thuyền trưởng không giữ hoa tiêu nhưng hoa tiêu vẫn phải ăn ở trên tàu (như tàu dầu thô, tàu quá cảnh biên giới) thì đơn giá chờ đơị tính 3 USD/người-Giờ.

1.3. Chủ tàu phải trả thêm tiền cho hoa tiêu trong các truờng hợp sau:

1.3.1. Tàu biển có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn: Tăng 10% đơn giá tại điểm I/1.1.

1.3.2. Tàu biển không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật : Tăng 50% đơn giá tại điểm I/1.1 theo quãng đường thực tế.

1.3.3. Tàu biển xin hoa tiêu đột xuất (ngoài quy định tại điểm I/1.2 ): Tăng 10% đơn giá tại điểm I/1.1 .

1.3.4. Tàu biển không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ trường hợp tuyến đường không được chạy đêm và tàu phải neo đậu đợi sáng): Chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.

1.4. Trường hợp tàu biển đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ và Hoa tiêu chấp nhận mà hoa tiêu chưa tới, gây chờ đợi cho tàu biển, thì hoa tiêu phải trả cho tàu biển tiền chờ đợi là 100 USD/giờ theo số giờ thực tế phải chờ đợi.

1.5. Trường hợp tàu chở khách hoạt động định tuyến theo lịch trình đăng ký áp dụng đơn giá riêng.

2. Giá tàu hỗ trợ

2.1. Tàu biển vào ra cảng hoặc di chuyển trong cảng có sử dụng tàu hỗ trợ phải trả tiền hỗ trợ theo đơn giá sau:

2.1.1. Tàu hỗ trợ có công suất từ 500 CV trở xuống: 0,34 USD/CV-giờ.

2.1.2. Tàu hỗ trợ có công suất từ 501 CV đến 1.000 CV: 500 CV đầu thu 170 USD/giờ, từ CV thứ 501 trở đi mỗi CV thu thêm 0,26 USD/CV-giờ.

2.1.3. Tàu hỗ trợ có công suất từ 1.001 CV đến 1.500 CV: 1000 CV đầu thu 300 USD/giờ, từ CV thứ 1.001 trở đi mỗi CV thu thêm 0,15 USD/CV-giờ.

2.1.4. Tàu hỗ trợ có công suất từ 1.501 CV trở lên: 1.500 CV đầu thu 375 USD/giờ, từ CV thứ 1.501 trở đi mỗi CV thu thêm 0,05 USD/CV-giờ.

2.2. Căn cứ đơn giá quy định tại điểm I/2.1, Giám đốc các doanh nghiệp quy định và công bố đơn giá từng loại tàu lai hiện có.

2.3. Thời gian tính giá tàu hỗ trợ: Từ khi tàu hỗ trợ rời vị trí xuất phát trong khu vực cảng có tàu vào làm hàng đến khi trở về vị trí ban đầu hoặc chuyển sang hoạt động khác. Thời gian tối thiểu tính giá hỗ trợ là 1 giờ/lần.

Trường hợp khu vực cảng có tàu vào làm hàng không có tàu hỗ trợ, phải huy động từ nơi khác đến: Chi phí huy động tàu hỗ trợ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa chủ tàu hỗ trợ và người thuê nhưng không vượt quá 60% đơn giá quy định tại điểm I/2.1.

2.4. Trường hợp tàu hỗ trợ đã tới vị trí đón tàu biển theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ chấp nhận nhưng tàu biển chưa tới, gây chờ đợi cho tàu hỗ trợ, thì chủ tàu biển phải trả bằng 50% đơn giá quy định tại điểm I/2.1 cho số giờ thực tế phải chờ đợi.

2.5. Trường hợp tàu hỗ trợ đã tới vị trí đón tàu biển theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ chấp nhận nhưng tàu biển không tới hoặc không chạy, tàu hỗ trợ phải trở về vị trí xuất phát hoặc chuyển sang hoạt động khác, thì chủ tàu biển phải trả bằng 50% đơn giá quy định tại điểm I/2.1 cho số giờ thực tế điều động tàu hỗ trợ.

2.6. Chủ tàu biển phải trả thêm tiền hỗ trợ trong các trường hợp sau:

2.6.1. Hỗ trợ trong điều kiện gió cấp 6,7 : Tăng thêm 30% đơn giá quy định tại điểm I/2.1.

2.6.2. Hỗ trợ trong điều kiện gió trên cấp 7: Tăng thêm 100% đơn giá quy định tại điểm I/2.1.

2.6.3. Hỗ trợ trong trường hợp cứu hộ: Theo mức giá thoả thuận giữa đơn vị làm nhiệm vụ cứu hộ và đơn vị được cứu hộ.

2.7. Trường hợp tàu biển không hoạt động phải sử dụng tàu hỗ trợ để đẩy hoặc kéo thì áp dụng giá thuê phương tiện quy định tại điểm III/4.3.1 phần B.

2.8. Trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin tàu hỗ trợ, đại diện chủ tàu phải báo cho chủ tàu hỗ trợ biết trước 2 giờ. Quá quy định trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi theo quy định trên.

2.9. Trường hợp tàu chở khách hoạt động định tuyến theo lịch trình đăng ký áp dụng đơn giá riêng.

2.10. Số lượng và công suất tàu hỗ trợ thực hiện theo quy định của Giám đốc Cảng vụ.

3. Giá buộc cởi dây

3.1. Đơn giá buộc cởi dây:

Đơn vị tính: USD/ lần.

STT

Trọng tải tính giá
dịch vụ cảng biển

Mức giá

 

 

Tại phao

Tại cầu

A

B

1

2

1

Dưới 500 GRT

40

11

2

Từ 501 đến 1.000 GRT

65

18

3

Từ 1.001 đến 4.000 GRT

108

34

4

Từ 4.001 đến 10.000 GRT

150

51

5

Từ 10.001 đến 15.000 GRT

172

67

6

Từ 15.001 GRT trở lên

194

84

Giá dịch vụ buộc cởi dây tính cho một lần buộc và cởi; Nếu tính riêng buộc hoặc cởi thì tính 1/2 đơn giá trên.

 

Đơn giá trên đã bao gồm chi phí phương tiện phục vụ việc buộc cởi dây (nếu có).

3.2. Trường hợp các tàu nhỏ hoặc sà lan buộc vào tàu lớn để chuyển tải hàng hoá áp dụng mức đơn giá buộc cởi dây tại cầu.

 

II. GIÁ TẠI CẦU BẾN

 

1. Giá cầu bến đối với phương tiện

1.1. Đơn giá cầu bến:

1.1.1. Đỗ tại cầu : 0,0035 USD/GRT-giờ.

1.1.2. Đỗ tại phao : 0,0014 ,,

1.1.3. Neo tại vũng, vịnh : 0,0006 ,,

1.2. Trường hợp tàu biển đỗ 2 hoặc 3 nơi trong phạm vi một cảng, tiền cầu bến tính theo thời gian và đơn giá thực tế tàu đỗ từng khu vực, sau đó cộng lại.

1.3. Trường hợp nhận được lệnh rời cảng, tàu biển vẫn chiếm cầu, phao phải trả tiền cầu bến theo đơn giá sau:

1.3.1. Chiếm cầu : 0,006 USD/GRT-giờ.

1.3.2. Chiếm phao: 0,0026 ,,

1.4. Tàu có dung tích đăng ký toàn phần dưới 200 GRT, giá cầu bến một chuyến (bao gồm cả lượt vào và lượt ra ) là 46 USD/ tàu trong phạm vi 5 ngày; Từ ngày thứ sáu trở đi, mỗi ngày thu thêm 11 USD/ tàu.

1.5. Trường hợp tàu biển đỗ áp mạn với tàu biển khác ở cầu: Giá cầu bến tính bằng 50% đơn giá đỗ tại cầu. Trường hợp sà lan đỗ áp mạn với tàu biển khác ở cầu để bơm rót hàng lỏng: Giá cầu bến tính bằng 50% đơn giá đỗ tại cầu.

1.6. Miễn thu giá cầu bến đối với tàu chở dầu từ nước ngoài đến Việt nam làm vệ sinh (rửa tàu) và gia cố ở ngoài phao số 0 (không xuất nhập khẩu dầu ).

1.7. Trường hợp không làm hàng được do thời tiết trên một ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu khác theo lệnh của Cảng thì được miễn tiền cầu bến của thời gian không làm hàng.

1.8. Trường hợp tàu chở khách hoạt động định tuyến theo lịch trình đăng ký áp dụng đơn giá riêng.

2. Giá cầu bến đối với hàng hoá và hành khách

2.1. Đơn giá cầu bến đối với hàng hoá:

Hàng hoá thông qua cầu bến, phao, vũng, vịnh thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải trả tiền theo đơn giá sau:

2.1.1. Làm hàng tại cầu cảng : 0,30 USD/ Tấn.

2.1.2. Làm hàng tại phao, vũng, vịnh : 0,15 USD/Tấn.

2.1.2. Đối với hàng hoá là phương tiện vận tải, xếp dỡ và các phương tiện chuyên dùng:

+ Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu: 3USD/ chiếc.

+ Ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xe tải có trọng tải từ 2,5 Tấn trở xuống: 1 USD/ chiếc.

+ Các loại ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên: 2 USD/ chiếc.

2.1.4. Giá cầu bến đối với hàng lỏng (ga lỏng, xăng, dầu, nhựa đường lỏng...) làm hàng bằng phương pháp bơm rót từ tàu biển lên xe, lên bồn hoặc sang mạn sà lan là 1 USD/Tấn.

2.2. Giá cầu bến đối với hành khách:

2.2.1. Đơn giá cầu bến đối với hành khách: Hành khách qua cầu bến (đi hoặc đến ) phải trả tiền theo đơn giá sau:

- Lượt vào: 1,5 USD/người.

- Lượt ra : 1,5 ,,

(Trẻ em dưới 12 tuổi không thu)

Trường hợp dùng ca nô chở khách từ tàu lớn vào đất liền, tiền cầu bến thu theo đơn giá trên đối với hành khách thực tế qua cầu bến.

2.2.2. Trường hợp tàu biển đậu tại khu vực neo đậu được phép, sử dụng phương tiện vận tải thuỷ khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại các đảo, giá cầu bến đối với hành khách là 1 USD/người (bao gồm cả lượt vào và lượt ra).

2.2.3. Trường hợp tàu chở khách hoạt động định tuyến theo lịch trình đăng ký áp dụng đơn giá riêng.

3. giá đóng mở hầm hàng

Chủ tàu biển có yêu cầu công nhân cảng đóng, mở hầm hàng phải trả tiền theo đơn giá sau:

3.1. Trường hợp sử dụng cần cẩu tàu: Đơn vị tính: USD/ hầm

S TT

Trọng tải tính giá dịch vụ
cảng biển

Đơn giá một lần đóng hoặc mở

 

 

Đóng hoặc mở nắp hầm hàng để lại boong

Đóng hoặc mở nắp hầm hàng đưa
lên bờ

A

B

 

 

1

Từ 5.000GRT trở xuống

8

16

2

Từ 5.001GRT đến 10.000GRT

14

28

3

Từ 10.001 GRT trở lên

20

40

 

3.2. Trường hợp sử dụng cần cẩu cảng: tăng 50% đơn giá tại điểm II/3.1.

4. giá quét dọn hầm hàng, quét rửa mặt boong

4.1. Quét dọn hầm hàng:

4.1.1. Chủ tàu biển có yêu cầu công nhân cảng quét dọn hầm hàng, phải trả tiền quét dọn theo đơn giá sau:

Đơn vị tính: USD/hầm hàng

S T T

 

Đơn giá quét một hầm hàng

 

 

Trọng tải tính giá dịch vụ
cảng biển

Hầm sau khi dỡ hàng hoá thông thường

Hầm sau khi dỡ hàng hoá độc hại

A

B

1

2

1

Từ 5.000 GRT trở xuống

33

53

2

Từ 5.001 đến 10.000 GRT

41

83

3

Từ 10.001 GRT trở lên

56

116

 

4.1.2. Dụng cụ và nước dùng cho việc quét dọn do chủ tàu biển cấp.

4.1.3. Tàu biển có nhiều tầng hầm, mỗi tầng được tính là một hầm.

4.1.4. Khi quét dọn, nếu hầm của tàu biển còn hàng rơi vãi cần phải thu gom thì chủ tàu biển phải trả thêm tiền xếp dỡ hàng hoá rơi vãi đó.

4.2. Quét rửa mặt boong:

Chủ tàu biển yêu cầu công nhân cảng quét rửa mặt boong phải trả tiền theo đơn giá sau:

4.2.1. Dùng nước của phương tiện : 0,17 USD/m2.

4.2.2. Dùng nước của cảng : 0,20 ,,

Mức thu tối thiểu một lần : 50 USD.

5. giá đổ rác

5.1. Đối với tàu chở hàng:

5.1.1. Đơn giá một lần đổ rác ( Đã bao gồm chi phí phương tiện vận chuyển phục vụ đổ rác ):

- Đỗ tại cầu : 20 USD/ tàu.

- Đỗ tại phao, vũng, vịnh: 50 USD/ tàu.

5.1.2. Đơn giá một lần đổ rác đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 200 GRT (Đã bao gồm chi phí phương tiện vận chuyển phục vụ đổ rác ):

- Đỗ tại cầu : 4 USD/ tàu.

- Đỗ tại phao, vũng, vịnh: 8 USD/ tàu.

5.2. Đối với tàu chở khách:

5.2.1. Đơn giá một lần đổ rác:

a) Đỗ tại cầu:

- Cước phí phổ thông: 0,7 USD/người.

(Số người trên tàu bao gồm hành khách, thuyền viên, sĩ quan).

- Mức thu tối thiểu một lần đổ rác : 100 USD/lần-tàu.

- Mức thu tối đa một lần đổ rác : 500 USD/lần-tàu.

b) Đỗ tại phao, vũng, vịnh (hoặc đỗ tại cầu nhưng phải dùng phương tiện thuỷ mới thực hiện được việc đổ rác): Tăng 30% đơn giá tại điểm II/5.2.1 .

5.2.2. Trường hợp tàu chở khách hoạt động định tuyến theo lịch trình đăng ký áp dụng đơn giá riêng.

5.3. Trường hợp theo yêu cầu của chủ tàu hoặc các cơ quan kiểm dịch phải huỷ (đốt, chôn....) rác, Giám đốc đơn vị làm dịch vụ đổ rác quy định mức giá cụ thể trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

5.4. Những tàu chở hàng hoặc chở khách có sử dụng thiết bị sử lý rác trước khi thực hiện việc đổ rác được giảm 30% đơn giá quy định tại điểm II/5.1 và điểm II/5. 2.

6. giá cung cấp nước ngọt

Việc cung cấp nước ngọt cho tàu biển chỉ áp dụng khi chủ tàu biển yêu cầu theo đơn giá sau:

6.1. Cấp nước bằng hệ thống đường ống dãn nước từ bờ: 2,50USD/m3.

6.2. Cấp nước bằng phương tiện thuỷ : 3,50 USD/m3.

Đơn giá trên đã bao gồm chi phí phương tiện phục vụ cung cấp nước.

7. Giá kiểm đếm, giao nhận hàng hoá

Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế, Giám đốc các đơn vị kinh doanh dịch vụ kiểm đếm, giao nhận hàng hoá quy định và công bố Biểu giá kiểm đếm, giao nhận hàng hoá áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

 

III. CƯỚC TÁC NGHIỆP HÀNG HOÁ

 

1. cước tác nghiệp đối với hàng hoá (trừ container):

1.1. Cước xếp dỡ hàng hoá :

1.1.1. Đơn giá cước xếp dỡ hàng hoá bằng cần cẩu tàu (trừ tác nghiệp Kho bãi cảng - Toa xe, Ôtô hoặc ngược lại sử dụng phương tiện của cảng):

Đơn vị tính: USD/Tấn.

STT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

 

Nhóm hàng

Hầm tàu-Toa xe, Ô tô, Sà lan hoặc ngượclại

Hầmtàu, Sàlan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Xếp dỡ tại phao,

vũng, vịnh

Kho bãi cảng-Toa xe, Ôtô hoặc ngượclại

A

B

1

2

3

4

1

Hàng rời: quặng các loại; đá dăm,đá cục; gang rời; xi măng rời; lương thực, phân bón, muối, đường để rời; gỗ băm (chặt); thạch cao, lưu huỳnh rời, đất, cát, than ...

 

2,00

2,90

2,3

0,73

2

Hàng hoá đóng trong bao vải,bao tải,bao giấy,bao gai, bao nilon, bao cói; vỏ chai đựng trong pallet giấy carton và bọc ngoài bằng nilon; đá hộc...

2,75

3,66

3,08

0,90

3

Hàng hoá đóng trong hòm, thùng; gỗ tròn (gỗ cây); Gỗ xẻ đóng kiện, tre; nứa; trúc...

 

3,56

4,74

4,13

0,90

4

Máy móc, thiết bị; các loại sắt thép bó, kiện, cuộn, tấm, thanh; kim loại màu đóng kiện, đóng cuộn.

3,86

5,14

4,52

1,32

5

Hàng đóng kiện như bông, đay, gai, cói, giấy, vải, sợi, hạt nhựa; đồ may mặc; dụng cụ gia đình; tạp phẩm; cao su; săm lốp; gạch chịu lửa, thiết bị y tế, ...

4,06

5,41

4,78

1,47

6

Gỗ ván sàn; dụng cụ bằng gỗ, thủ công mỹ nghệ...; Hàng hoá đóng sọt, giành, thúng...

 

4,36

5,81

5,17

1,60

7

Hàng hoá đóng trong chai lọ, bình, sành, sứ, thuỷ tinh; hàng dễ vỡ; linh kiện điện tử; xe gắn máy...

4,60

6,13

5,49

1,69

8

Hoa quả tươi; động vật sống; hàng đông lạnh.

4,85

6,46

5,81

1,79

9

Các loại phương tiện gồm:

-Ôtô bánh lốp (trừ xe bảo ôn):

- Xe chuyên dùng các loại: Xe bảo ôn, xe xích, xe gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu,...

 

USD/c

55USD/c

 

 

USD/c

70USD/c

 

 

45USD/c

55USD/c

 

USD/c

35USD/c

 

* Cước xếp dỡ đối với phương tiện tự di động (trừ xe bánh xích) lên cầu hoặc vào kho, bãi cảng là 25 USD/chiếc (đã bao gồm chi phí người lái). Trường hợp phương tiện, ôtô, thiết bị có bánh xe lăn nhưng không tự hành được (không khởi động được máy) phải sử dụng đầu kéo hoặc xe nâng của cảng để đưa vào kho, bãi cảng: 40 USD/chiếc.

1.1.2. Đơn giá quy định tại điểm III/1.1.1 là đơn giá chuẩn. Giám đốc Cảng được điều chỉnh tăng hoặc giảm tối đa 10% so với đơn giá chuẩn. Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố Biểu cước xếp dỡ áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

1.1.3. Các trường hợp quy định dưới đây được xác định trên cơ sở Biểu cước do Giám đốc cảng công bố theo quy định tại điểm III/1.1.2:

a) Cước xếp dỡ đảo hàng trong cùng một hầm tàu tính bằng 50% đơn giá hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan (hoặc ngược lại).

b) Cước xếp dỡ đảo hàng từ hầm này sang hầm khác cùng một tàu nhưng không qua cầu cảng tính bằng 70% đơn giá hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan (hoặc ngược lại). Trường hợp phải qua cầu cảng tính bằng 120% đơn giá Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan (hoặc ngược lại)

c) Hàng hoá (kể cả hàng bao) đóng băng hoặc đóng tảng phải đào xới, đập phá rồi mới xếp dỡ được cộng thêm 50% đơn giá Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan (hoặc ngược lại).

d) Xếp dỡ hàng nguy hiểm, độc hại:

+ Nhóm A: Xếp dỡ các loại chất nổ, chất hoá học dễ cháy như Nitrates, Nitrocompoud, Alkalies, Methane, Magnesiun, Nitro cellulose và các sản phẩm phát sinh từ nguồn gốc trên được tăng 100% cước xếp dỡ;

+ Nhóm B: Xếp dỡ các loại chất độc, chất dễ cháy như xăng, dầu, Alcohol, Ether, Amonia, Lime power, ớt khô, các loại axit, hơi gas, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, Calcium carbide, Anthracite được tăng 50% cước xếp dỡ;

+ Nhóm C: Xếp dỡ các loại hàng bụi bặm, dơ bẩn, có mùi hôi thối như: Camphor oil, Naphthalene, bột giấy, Cement, phân bón, than, quặng, tôm khô, nước mắn, xương súc vật, cá khô các loại và các loại hàng nguy hiểm, độc hại khác không có tên trong nhóm A và B được tăng 30% cước xếp dỡ;

e) Hàng hoá đóng bao, kiện, thùng bị đổ vỡ phải thu gom, cước xếp dỡ tăng 100% tính cho số hàng thực tế bị đổ vỡ.

g) Hàng hoá quá cảnh của các nước qua cảng biển Việt nam: giảm 15% cước xếp dỡ.

h) Hàng hoá qua cân, ngoài cước xếp dỡ phải trả tiền cho số hàng thực tế qua cân theo đơn giá sau (đã bao gồm các chi phí phục vụ cho việc cân hàng):

+ Qua cân thủ công, cân bàn: 1,0 USD/tấn.

+ Qua cân máy: 0,4 USD/tấn.

l) Trường hợp hàng hoá chuyển từ kho, bãi cảng xuống tàu hoặc hàng hoá bốc từ tàu đưa vào kho, bãi cảng bằng băng tải của chủ hàng, lao động vận hành của cảng, cước xếp dỡ do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định trên cơ sở thoả thuận vơí khách hàng.

k) Trường hợp xếp dỡ hàng hoá từ kho bãi cảng lên toa xe (hoặc ngược lại) mà phải sử dụng xe để vận chuyển: Tăng 100% đơn giá tác nghiệp Kho bãi cảng - Toa xe, Ôtô.

i) Cước xếp dỡ hàng quá nặng hoặc quá dài được tính tăng thêm như sau:

 

STT

Khối lượng hàng hoặc chiều dài hàng

Mức tăng thêm

 

1

Nặng từ 10 Tấn đến dưới 15 Tấn hoặc dài từ 10 đến dưới 12 m

 

30%

2

Nặng từ 15 Tấn đến dưới 20 Tấn hoặc dài từ 12 đến 15 m

 

50%

3

Nặng từ 20 Tấn đến dưới 25 Tấn hoặc dài từ 15 m đến 20 m.

 

100%

4

Nặng từ 25 Tấn đến dưới 30 Tấn hoặc dài trên 20 m.

 

200%

5

Nặng từ 30 Tấn trở lên: Giám đốc Cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

 

Trường hợp hàng vừa quá nặng, vừa quá dài chỉ được tính một tỷ lệ tăng giá cao nhất.

Trường hợp thiết bị cảng không đủ khả năng xếp dỡ các loại hàng quá nặng, quá dài mà phải thuê ngoài thì Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định giá từng trường hợp cụ thể trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

m) Trường hợp xếp dỡ hàng hoá phải sử dụng cần cẩu của cảng (trừ tác nghiệp Kho bãi cảng - Toa xe, Ôtô hoặc ngược lại): Cước xếp dỡ do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định nhưng tối thiểu phải bằng mức cước xếp dỡ bằng cần cẩu tàu.

1.1.4. Xếp đỡ trong trường hợp cấp cứu: Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định mức cước cụ thể trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

1.1.5. Tàu biển gây nên việc chờ đợi của công nhân trong quá trình xếp dỡ sẽ tính phí chờ đợi theo số người và thời gian chờ đợi tại đơn giá thuê công nhân kỹ thuật quy định tại điểm III/4.1.

1.1.6. Trường hợp xếp dỡ có sử dụng cần cẩu nổi, mức giá do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

1.2. Giá lưu kho, bãi cảng:

1.2.1. Đơn giá lưu kho, bãi:

S TT

Loại dịch vụ

Đơn vị tính

Đơn giá

 

 

 

Khu vực 1 và 3

Khu vực 2

1

Lưu kho

USD/tấn-ngày

0,2

0,16

2

Lưu bãi

USD/tấn-ngày

0,1

0,08

3

Các loại phương tiện lắp sẵn (bao gồm ôtô, xe xích, cần trục…)

USD/chiếc-ngày

4,0

3,20

1.2.2. Thời gian và khối lượng tính cước lưu kho, bãi:

+ Thời gian: Kể từ tấn hàng đầu tiên vào kho, bãi của từng vận đơn.

+ Khối lượng: Theo thực tế lưu kho, bãi.

1.2.3. Đơn giá quy định tại điểm III/1.2.1 là đơn giá chuẩn. Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển được điều chỉnh tăng hoặc giảm tối đa 20% so với đơn giá chuẩn. Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố Biểu giá lưu kho bãi áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

Đối với các hàng nguy hiểm, độc hại: Tăng 50% đơn giá do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố.

1.3. Cước chuyển tải hàng hoá:

Hàng hoá chuyển tải là hàng hoá được dỡ từ tàu đỗ tại phao, vũng, vịnh và xếp xuống phương tiện thuỷ khác để vận chuyển vào bờ hoặc ngược lại.

1.3.1. Đơn giá cước chuyển tải:

STT

 

Nhóm hàng

Từ 3 hải lý trở xuống (USD/tấn)

Trên 3 hải lý, ngoài tiền gốc cho 3 hải lý đầu, cứ mỗi hải lý tiếp theo (USD/T.hảilý)

1

Hàng rời, hàng lỏng, kim loại sắt thép để trần

1,5

0,05

2

Hàng đóng bao

2,0

0,06

3

Hàng đóng kiện, đóng thùng, hòm, bình; máy móc thiết bị;

2,2

0,07

4

Các loại hàng khác chưa nêu tên ở trên

2,4

0,08

Chuyển tải hàng nguy hiểm, độc hại, cước chuyển tải tăng

đơn giá trên .

 

1.3.2. Đơn giá quy định tại điểm III/1.3.1 là đơn giá chuẩn. Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển được điều chỉnh tăng hoặc giảm tối đa 20% so với đơn giá chuẩn. Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố Biểu giá chuyển tải áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

1.3.3. Hàng hoá có kích thước quá lớn không cho vào hầm sà lan được thì cước tính như hàng nhóm 4.

1.3.4. Trường hợp chuyển tải hàng cồng kềnh:

- Nếu sử dụng dưới 50% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 70% trọng tải đăng ký phương tiện.

- Nếu sử dụng từ 50% đến 70% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

- Nếu sử dụng trên 70% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 100% trọng tải đăng ký phương tiện.

1.3.5. Cự ly tính cước: Từ mạn tàu biển vào cầu cảng hoặc ngược lại.

1.3.6. Giá cước chuyển tải không bao gồm cước xếp dỡ số hàng chuyển tải.

1.3.7. Chuyển tải hàng cứu hộ các tàu biển gặp nạn: Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định trên cơ sở thoả thuận vơí khách hàng.

2. Cước tác nghiệp đối với CONTAINER

2.1. Cước xếp dỡ container

2.1.1. Đơn giá cước xếp dỡ container bằng cần cẩu tàu (trừ tác nghiệp Kho bãi cảng - Toa xe, Ôtô hoặc ngược lại sử dụng phương tiện của cảng):

a) Biểu cước xếp dỡ container áp dụng cho Khu vực 1:

 

Đơn vị tính: USD/Cont.

STT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

 

Loại container

Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại

Hầmtàu, Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Kho bãi cảng- Toa xe, ôtô, hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

1

 

 

Từ 20 feet trở xuống:

- Có hàng

- Không hàng

 

37

24

 

57

34

 

23

15

2

Loại 40 feet

- Có hàng

- Không hàng

 

55

36

 

85

50

 

35

23

3

Loại trên 40 feet

- Có hàng

- Không hàng

 

82

53

 

127

80

 

53

34

 

b) Biểu cước xếp dỡ container áp dụng cho Khu vực 2:

 

Đơn vị tính: USD/ cont.

STT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

 

Loại container

Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại

Hầm tàu,Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Kho bãi cảng -Toa xe, ôtô, hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

1

Từ 20 feet trở xuống

- Có hàng

- Không hàng

 

16

26

 

50

27

 

20

12

2

Loại 40 feet

- Có hàng

- Không hàng

 

40

23

 

76

40

 

31

28

3

Loại trên 40 feet

- Có hàng

- Không hàng

 

59

35

 

113

60

 

47

28

 

c) Biểu cước xếp dỡ container áp dụng cho Khu vực 3:

 

 

 

 

Đơn vị tính: USD/ cont

STT

Tác nghiệp xếp dỡ

 

 

Loại container

Hầm tàu-Toa xe, ôtô, sà lan hoặc ngược lại

Hầm tàu,Sà lan-Kho bãi cảng hoặc ngược lại

Khobãicảng -Toa xe,ôtô, hoặc ngược lại

A

B

1

2

3

1

Từ 20 feet trở xuống

- Có hàng

- Không hàng

 

30

20

 

57

34

 

23

15

2

Loại 40 feet

- Có hàng

- Không hàng

 

45

29

 

85

50

 

35

23

3

Loại trên 40 feet

- Có hàng

- Không hàng

 

67

44

 

127

80

 

53

34

 

2.1.2. Mức cước xếp dỡ container quy định tại điểm III/2.1.1 đã bao gồm giá cầu bến đối với hàng hoá, giá kiểm đếm giao nhận.

2.1.3. Đơn giá quy định tại điểm III/2.1.1 là đơn giá chuẩn. Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển được điều chỉnh tăng hoặc giảm tối đa:

- Đối với container có hàng:

+ Khu vực 1 và khu vực 2: 10% so với đơn giá chuẩn;

+ Khu vực 3: 15% so với đơn giá chuẩn.

- Đối với container rỗng: 15% so với đơn giá chuẩn.

Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố Biểu cước xếp dỡ áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

2.1.4. Các trường hợp quy định dưới đây được xác định trên cơ sở Biểu cước xếp dỡ do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố theo quy định tại điểm III/2.1.3:

a) Cước xếp dỡ đảo container trong cùng một hầm tính bằng 25% đơn giá Hầm tàu- Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

b) Cước Xếp dỡ container từ hầm này sang hầm khác cùng một tàu (không qua cầu tàu) tính bằng 55% đơn giá Hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

c) Cước xếp dỡ dịch chuyển container cùng một tàu (bốc từ tàu đưa lên bờ và xếp xuống cùng tàu) tính bằng 100% đơn giá Hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

d) Cước xếp dỡ dịch chuyển container khác tàu (bốc từ tàu đưa vào bãi và xếp xuống tàu khác) tính bằng 150% đơn giá Hầm tàu - Kho bãi cảng hoặc ngược lại. Trong đó:

- Bốc từ tàu đưa vào kho bãi cảng: 75% mức trên.

- Bốc từ kho bãi cảng xếp xuống tàu: 75% mức trên.

e) Xếp dỡ Cotainer chứa hàng hoá nguy hiểm, độc hại được tăng 50% (bằng 1,5 lần) cước xếp dỡ.

g) Xếp dỡ container quá cao hoặc quá rộng hoặc quá nặng: Đơn giá do Giám đốc Cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

h) Xếp dỡ container từ kho, bãi cảng lên toa xe (hoặc ngược lại) mà phải sử dụng xe để vận chuyển: Tăng 100% đơn giá Kho bãi cảng-Toa xe, Ôtô.

i) Trường hợp Chủ tàu thuê công nhân Cảng chằng buộc hoặc tháo chằng buộc container trên tàu (trừ việc đóng mở chốt) phải trả 1 USD/cont cho số container thực tế phải chằng buộc.

k) Các chủ hàng, chủ tàu biển có container xếp dỡ với số lượng lớn (chiếm 15% sản lượng Container thông qua Cảng) và ký hợp đồng dài hạn với Cảng (Hợp đồng ký thực hiện từ một năm trở lên) được giảm tối đa 5% cước xếp dỡ cho số lượng container vượt quá 15% sản lượng thông qua cảng. Mức giảm cụ thể do Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với chủ hàng, chủ tàu biển.

l) Đơn giá cước đóng/rút hàng trong container và Cước xếp dỡ container tại phao, vũng, vịnh do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định và công bố tại Biểu cước xếp dỡ của cảng.

m) Trường hợp xếp dỡ container phải sử dụng cần cẩu của cảng (trừ tác nghiệp Kho bãi cảng - Toa xe, Ôtô hoặc ngược lại): Cước xếp dỡ do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định nhưng tối thiểu phải bằng mức cước xếp dỡ bằng cần cẩu tàu.

n) Trường hợp xếp dỡ theo tác nghiệp Hầm tàu - Toa xe, ôtô, sà lan có sử dụng phương tiện (sà lan, ôtô) của Cảng: Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định mức cước cụ thể nhưng tối thiểu phải bằng cước tác nghiệp Hầm tàu, sà lan - Kho bãi cảng hoặc ngược lại.

2.1.5. Xếp đỡ trong trường hợp cấp cứu: Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định mức cước cụ thể trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

2.1.6. Tàu biển gây nên việc chờ đợi của công nhân trong quá trình xếp dỡ sẽ tính phí chờ đợi theo số người và thời gian chờ đợi tại đơn giá thuê công nhân kỹ thuật quy định tại điểm III/4.1.

2.1.7. Trường hợp xếp dỡ có sử dụng cần cẩu nổi, mức giá do Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

2.2. Giá lưu kho, bãi cảng:

2.2.1. Đơn giá lưu kho, bãi cảng:

a) Container thường:

Đơn vị tính: USD/cont-ngày.

 

Có hàng

Không hàng

Loại container

Khu vực
1 và 3

Khu vực 2

Khu vực
1 và 3

Khu vực 2

Từ 20 feet trở xuống

2,0

1,6

1,0

0,8

Loại 40 feet

3,0

2,4

1,5

1,2

Loại trên 40 feet

4,5

3,6

2,3

 

1,84

 

 

Thời gian và khối lượng tính giá lưu kho, bãi:

- Khối lượng: Theo thực tế lưu kho, bãi cảng.

- Thời gian : Kể từ thời điểm Container đưa vào kho, bãi cảng

+ Container nhập (là container đưa từ tàu vào kho, bãi cảng): Tính từ ngày thứ sáu trở đi.

+ Container xuất (là container đưa từ kho, bãi cảng lên tàu): Tính từ ngày thứ tư trở đi.

+ Container chuyển tải khác tàu, container tạm nhập-tái xuất: Tính từ ngày thứ tư trở đi.

Ngoài các trường hợp trên, thời gian tính giá lưu kho, bãi container theo thời gian thực tế lưu kho, bãi cảng.

b) Container đông lạnh:

 

Loại Container

Đơn giá: (USD/cont-giờ)

 

Khu vực 1 và 3

Khu vực 2

- Loại 20 feet

1,1

0,88

- Loại 40 feet

 

1,6

1,28

 

- Thời gian tính giá dịch vụ lưu kho, bãi container đông lạnh: Là thời gian thực tế có sử dụng điện của cảng. Trường hợp container lạnh không sử dụng điện của cảng, thời gian tính giá dịch vụ lưu kho, bãi tính như container thường.

- Mức giá dịch vụ lưu kho, bãi quy định cho container đông lạnh ở trên đã bao gồm chi phí lưu kho bãi, tiền điện và chi phí phục vụ đông lạnh.

2.2.2. Đơn giá quy định tại điểm III/2.2.1 là đơn giá chuẩn. Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển được điều chỉnh tăng hoặc giảm tối đa 20% so với đơn giá chuẩn. Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố Biểu giá lưu kho, bãi áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

2.3. Cước chuyển tải container:

Container chuyển tải là Container được dỡ từ tàu đỗ tại phao, vũng, vịnh và xếp xuống phương tiện thuỷ khác để vận chuyển vào bờ hoặc ngược lại.

2.3.1. Đơn giá chuyển tải Container:

 

Loại container

Từ 3 hải lý trở xuống

Trên 3 Hải lý, ngoài tiền gốc cho 3 hải lý đầu, mỗi hải lý tiếp theo cộng thêm:

 

Có hàng

Không hàng

Có hàng

Không hàng

Loại 20 feet

10

7

0,4

0,25

Loại 40 feet

20

14

0,8

0,5

Loại trên40 feet

23

16

1,0

0,8

Chuyển tải Container quá cao hoặc quá rộng hoặc vừa quá cao vừa quá rộng: Tăng 50% đơn giá trên.

2.3.2. Đơn giá quy định tại điểm III/2.3.1 là đơn giá chuẩn, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển được điều chỉnh tăng hoặc giảm tối đa 20% so với đơn giá chuẩn. Căn cứ giá cả thị trường và tình hình thực tế từng khu vực, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố Biểu giá chuyển tải áp dụng thống nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Quyết định này.

2.3.3. Cự ly tính cước: Từ mạn tàu biển vào cầu cảng hoặc ngược lại. 2.3.4. Giá cước chuyển tải không bao gồm cước xếp dỡ số hàng chuyển tải.

2.3.5. Chuyển tải hàng cứu hộ các tàu biển gặp nạn: Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển quy định trên cơ sở thoả thuận vơí khách hàng.

3. Giá thuê kho, bãi cảng theo phương thức thuê bao :

Giám đốc các đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển công bố giá thuê kho bãi cảng theo hình thức thuê bao trên cơ sở thoả thuận vơí khách hàng.

4. Giá thuê lao động, phương tiện và thiết bị

4.1. Thuê lao động:

Đơn vị tính: USD/ người-giờ.

STT

Loại lao động

Đơn giá thuê

1

Lao động kỹ thuật chuyên nghiệp

 

2

Lao động phổ thông tạp dịch

 

3

Thợ lặn

 

Trường hợp Người lao động phải làm các công việc trực tiếp với các loại hàng nguy hiểm (dễ nổ, phóng xạ, dễ cháy...) thì tăng thêm 50% đơn giá trên.

 

4.2. Thuê cầu (không vì mục đích làm hàng): 0,065 USD/m-cầu-giờ.

4.3. Thuê phương tiện thiết bị (Đã bao gồm các chi phí phục vụ):

4.3.1. Tàu lai: 0,34 USD/CV-giờ.

4.3.2. Sà lan: 1,20 USD/Tấn-ngày.

4.3.3. Các loại cần cẩu:

a) Cần cẩu nổi (không kể lai dắt):

- Loại nhỏ hơn 50 Tấn: 60 USD/giờ.

- Loại từ 50 Tấn trở lên: 85 USD/giờ

b) Cần cẩu trên bờ (trừ cần cẩu chân đế):

- Loại nhỏ hơn 5 Tấn : 15 USD/giờ.

- Loại từ 5 Tấn đến dưới 10 Tấn: 24 USD/giờ.

- Loại từ 10 Tấn đến dưới 25 Tấn: 40 USD/giờ.

- Loại từ 25 Tấn đến dưới 40 Tấn: 60 USD/giờ.

- Loại từ 40 Tấn trở lên: Giám đốc cảng quy định trên cơ sở thoả thuận với khách hàng.

c) Cần cẩu chân đế:

- Loại 5 tấn: 24 USD/giờ.

- Loại 10 Tấn: 60 USD/giờ.

- Loại 16 Tấn: 72 USD/giờ.

- Loại trên 16 tấn: 80 USD/giờ

4.3.4. Các loại phương tiện khác:

a) Ca nô: 30 USD/giờ.

b) Ôtô vận tải: - Loại dưới 5 tấn: 10 USD/giờ

- Loại từ 5 đến dưới 10 tấn: 15 USD/giờ

- Loại trên 10 tấn: 20 USD/giờ

c) Rơ moóc (không kể đầu kéo):

- Loại dưới 5 tấn: 3 USD/giờ

- Loại từ 5 đến 10 tấn: 4 USD/giờ

- Loại trên 10 tấn: 5 USD/giờ

d) Moóc chuyên dùng chở container (không kể đầu kéo):

- Loại từ 20 Feet trở xuống: 5 USD/gìơ.

- Loại từ 40 Feet trở lên: 10 USD/giờ

e) Đầu máy kéo: 15 USD/giờ

g/Xe nâng:

- Loại nhỏ hơn 5 Tấn: 15 USD/giờ.

- Loại từ 5 Tấn đến dưới 10 Tấn: 23 USD/giờ

- Loại từ 10 Tấn đến 30 Tấn: 45 USD/giờ

- Loại trên 30 Tấn: 80 USD/giờ

h) Xe gạt, xe ủi: 15 USD/giờ.

i) Các loại công cụ khác:

- Máy ép gió cho thợ lặn: 15 USD/giờ.

- Gầu ngoạm nhỏ hơn 5 Tấn: 2 USD/giờ-chiếc.

- Gầu ngoạm từ 5 Tấn trở lên: 3 USD/giờ-chiếc.

- Dây cáp: 1 USD/sợi-giờ.

- Sử dụng máy VHF của cảng: 1 USD/10 phút.

4.4. Tiền công sửa chữa bao bì và đóng gói lại hàng hoá (Dụng cụ dùng để khâu vá do chủ tàu hoặc chủ hàng cung cấp):

4.4.1. Hàng hoá thông thường: 2 USD/tấn.

4.4.2. Hàng hoá nguy hiểm: 3 USD/tấn

4.4.3. Khâu vá sửa chữa bao bì song phải vận chuyển thêm quá 25 mét hoặc xếp cao quá 2 mét, tăng 30% đơn giá.

4.4.4. Trường hợp hàng hoá đóng băng, đóng bánh phải đào xới, cuốc, phá rồi mới đóng bao, hoặc phải chọn, phân loại, kiểm đếm hoặc phải đóng bao từ 10 Kg trở xuống, tăng 50% đơn giá.

4.5. Đôí với các loại phương tiện, thiết bị chưa quy định tại điểm IV/4 trên đây, giá cho thuê được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Ngoài giá dịch vụ cảng biển quy định tại Quyết định này, giá dịch vụ cảng biển một số trường hợp đặc biệt sẽ có quy định riêng.

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2001. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về Ban Vật giá Chính phủ và Cục Hàng hải Việt nam để xem xét giải quyết.

3. Đối với các hợp đồng về giá dịch vụ cảng biển ký trước ngày 01/01/2001 nhưng kết thúc hợp đồng từ ngày 01/01/2001 trở đi được xử lý như sau:

- Khối lượng công việc hoàn thành trứơc ngày 01/01/2001: áp dụng mức giá dịch vụ cảng biển theo hợp đồng đã ký.

- Khối lượng công việc hoàn thành từ ngày 01/01/2001 trở đi: áp dụng mức giá dịch vụ cảng biển quy định tại Quyết định này.


MỤC LỤC

 

A- QUY ĐỊNH CHUNG

 

B- CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

II. GÍA DỊCH VỤ HÀNG HẢI

 

1. Giá hoa tiêu

2. Giá tàu hỗ trợ

3. Giá buộc- cởi dây

 

II. GIÁ TẠI CẦU BẾN.

 

1. Giá cầu bến đối với phương tiện

2. Giá cầu bến đối với hàng hoá, hành khách

3. Giá đóng mở nắp hầm hàng

4. Giá quét dọn hầm hàng

5. Giá đổ rác

6. Giá cung cấp nước ngọt

7. Giá giao nhận hàng hoá

 

III. CƯỚC TÁC NGHIỆP HÀNG HOÁ

 

1. Cước tác nghiệp đối với hàng hoá

2. Cước tác nghiệp đối với Container

3. Giá thuê kho bãi cảng theo hình thức thuê bao

4. Giá thuê lao động, phương tiện , thiết bị

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

 

7. giá kiểm đếm giao nhận hàng hoá

7.1.Trường hợp hàng hoá giao nhận phải qua kiểm đếm thì phải trả tiền kiểm đếm theo đơn giá sau:

7.1.1. Hàng bao, hàng rời, gỗ ván sàn : 0,25 USD/tấn.

7.1.2. Kim khí, sắt thép : 0,35 ,,

7.1.3. Hàng đông lạnh : 0,5 ,,

7.1.4. Các loại khác chưa nêu ở trên : 0,5

7.1.5. Phương tiện vận tải:

- Sà lan : 1,5 USD/chiếc.

- Ôtô các loại, xe xúc, xe gạt, xe lu,

đầu máy xe lửa, toa xe các loại : 4 USD/chiếc

7.1.6. Container: : 1 USD/chiếc

7.1.7. Kiểm đếm hàng hoá trong Container hoặc sà lan được tính theo đơn giá quy định tại điểm II/7.1.1 đến điểm II/7.1.4 .

7.2. Người có yều cầu thực hiện các công việc giao nhận kiểm đếm hàng hoá là người phải trả cước phí kiểm đếm.

 

III. THỜI GIAN LÀM VIỆC

1. Thời gian làm việc bình thường trong ngày từ 7 giờ đến 17 giờ.

2. Trừ Giá tại cầu bến, Cước xếp dỡ, Giá lưu kho bãi, Giá tàu hỗ trợ; Các loại giá dịch vụ khác nếu làm việc trong thời gian:

- Từ 5 giờ đến 7 giờ và từ 17 đến 22 giờ: Tăng 20% mức giá thời gian làm việc bình thường.

- Từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau: Tăng 40% mức giá thời gian làm việc bình thường.

- Ngày lễ, Tết và Chủ nhật (kể cả các ngày nghỉ bù của ngày Lễ,Tết và kể cả ngoài thời gian làm việc bình thường của những ngày nói trên) : Tăng 50% mức giá thời gian làm việc bình thường.

3. Ngày lễ, Tết bao gồm:

- Dương lịch : Ngày 01 tháng 1; Ngày 30 tháng 4; Ngày 01 tháng 5; Ngày 02 tháng 9.

- Âm lịch: Ngày cuối năm; Ngày 01,02 và 03 tết âm lịch.

Nếu ngày lễ, Tết trùng vào ngày Chủ nhật thì nghỉ vào ngày kế tiếp.

Phương án 1: Giá tàu hỗ trợ tính theo trọng tải tàu biển:

S

Trọng tải tàu biển

Đơn giá

TT

 

Giờ đầu tiên (USD/giờ)

Nửa giờ tiếp theo (USD/nửa giờ)

1

Dưới 1000 GRT

194

97

2

Từ 1001 GRT đến 2500 GRT

306

153

3

Từ 2051 GRT đến 5000 GRT

450

225

4

Từ 5001 GRT đến 7.000 GRT

600

300

5

Từ 7.001 GRT đến 9.000 GRT

680

340

6

Từ 9.001 GRT trở lên

770

385

- Chủ tàu có trọng tải dưới 1000 GRT nếu có yêu cầu tàu hỗ trợ thì cảng cung cấp theo đơn giá trên.

Trường hợp thuyền trường yêu cầu thêm tàu hỗ trợ thì Cảng sẽ cung cấp theo đơn giá 600 USD/giờ.

Phương án 2: Giá tàu hỗ trợ tính theo chiều dài của tàu biển:

S

Chiều dài của tàu biển

Đơn giá

TT

 

Giờ đầu tiên (USD/giờ)

Nửa giờ tiếp theo (USD/nửa giờ)

1

Từ 70 m đến 120 m

185

92,5

2

Từ 121 m đến 140 m

602

301

3

Từ 141 m đến 175 m

725

362,5

4

Từ 176 m đến 300 m

1452

726

5

Từ 301 m trở lên

2178

1089

2.2. Thời gian tính giá tàu hỗ trợ: Từ khi tàu hỗ trợ rời vị trí xuất phát trong khu vực cảng có tàu vào làm hàng đến khi trở về vị trí ban đầu hoặc chuyển sang hoạt động khác. Thời gian tối thiểu tính giá hỗ trợ là 1 giờ/lần.

2.3. Trường hợp tàu hỗ trợ đã tới vị trí đón tàu biển theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ chấp nhận nhưng tàu biển chưa tới, gây chờ đợi cho tàu hỗ trợ, thì chủ tàu biển phải trả bằng 50% đơn giá quy định tại điểm I/2.1 cho số giờ thực tế phải chờ đợi.

2.4. Trường hợp tàu hỗ trợ đã tới vị trí đón tàu biển theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu biển đã yêu cầu và đã được Cảng vụ chấp nhận nhưng tàu biển không tới hoặc không chạy, tàu hỗ trợ phải trở về vị trí xuất phát hoặc chuyển sang hoạt động khác, thì chủ tàu biển phải trả bằng 50% đơn giá quy định tại điểm I/2.1 cho số giờ thực tế điều động tàu hỗ trợ.

2.6. Trường hợp tàu biển có sử dụng chân vịt đẩy, chân vịt mạn hoặc có các thiết bị đặc biệt phụ trợ cho việc điều động có thể được giảm số lượng tàu lai khi điều động cập và rời cầu, phao, tàu thuyền khác và do Giám đốc Cảng vụ quy định. Trường hợp Giám đốc cảng vụ cho phép giảm bớt số tàu hỗ trợ thì giá tàu hỗ trợ tính như sau:

a) Đơn giá tàu hỗ trợ: Xác định theo đơn giá tại điểm I/2.1 và tỷ lệ số công suất tàu hỗ trợ được miễn giảm.

Các quy định khác tại điểm I/2.3, 2.4, 2.5 được xác định trên cơ sở đơn giá tính theo quy định tại điểm I/2.6.a nói trên.

1.6. Trường hợp hoa tiêu làm việc ngoài giờ và làm việc vào những ngày nghỉ theo chế độ, giá hoa tiêu được tính như sau:

- Từ 5 giờ đến 7 giờ và từ 17 đến 22 giờ: Tăng 20% mức giá thời gian làm việc bình thường.

- Từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau: Tăng 40% mức giá thời gian làm việc bình thường.

- Ngày lễ, Tết và Chủ nhật (kể cả các ngày nghỉ bù của ngày Lễ,Tết và kể cả ngoài thời gian làm việc bình thường của những ngày nói trên) : Tăng 50% mức giá thời gian làm việc bình thường.

Thời gian làm việc bình thường trong ngày từ 7 giờ đến 17 giờ.

Ngày lễ, Tết theo quy định của Bộ luật lao động. Nếu ngày lễ, Tết trùng vào ngày Chủ nhật thì nghỉ vào ngày kế tiếp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT PRICING COMMITTEE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 85/2000/QD-BVGCP
Hanoi, November 10, 2000
 DECISION
ON SEAPORT SERVICE CHARGES
THE DIRECTOR OF THE GOVERNMENT’S PRICING COMMITTEE
 
Pursuant to the Government’s Decree No. 01/CP of January 5, 1993 defining the tasks, powers and organizational structure of the Government�s Pricing Committee;
Pursuant to the Government�s Decree No. 13/CP of February 25, 1994 issuing the Regulation on the management of maritime activities at seaports and maritime zones of Vietnam;
Pursuant to Joint Circular No. 02/TTLB of April 12, 1993 of the Government�s Pricing Committee and the Ministry of Communications and Transport prescribing the management of seaport charges and fees;
On the basis of the agreement of the Ministry of Finance (Official Dispatch No. 4124/TC-TCDN of October 6, 2000) on seaport service charges;
After consulting the concerned branches,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Table of seaport service charge rates.
Article 2.- The Table of seaport service charge rates mentioned in Article 1 shall apply to the following objects:
1. Seagoing ships of foreign organizations and individuals;
2. Oceangoing ships of Vietnamese organizations and individuals and seagoing ships of foreign-invested enterprises based in Vietnam (including chartered and charter-purchased ships) carrying exported and imported goods; goods in transit;
3. Goods (including containers) that are exported, imported and in transit, owned by foreign organizations and individuals or domestic units acting as agents or consignees for these owners (except for goods owners prescribed in Joint Circular No. 10/2000/TTLB/BKH-BTP-BNG-BCA of August 15, 2000 guiding the investment by overseas Vietnamese and foreigners permanently residing in Vietnam under the Government�s Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 03/1998/QH10;
4. Passengers (including crew members and officers of passenger liners) coming by sea to Vietnam from abroad or vice versa;
5. Units permitted to commercially operate, exploit and manage seaports in service of the above objects.
Article 3.- The rates set in the Table of seaport service charge rates are inclusive of value added tax.
Article 4.- This Decision takes effect as of January 1, 2001 and replaces Decision No. 127/VGCP-CNTD.DV of October 28, 1997 and Decision No. 101/1999/QD-BVGCP of November 21, 1998 of the Government�s Pricing Committee and relevant guiding documents.
 

 
DIRECTOR OF
THE GOVERNMENT�S PRICING COMMITTEE




Nguyen Ngoc Tuan
 
TABLE
OF SEAPORT SERVICE CHARGE RATES
(Issued together with Decision No. 85/2000/QD-BVGCP of November 10, 2000 of the Government’s Pricing Committee)
A. GENERAL PROVISIONS
I. OBJECTS OF APPLICATION
The Table of seaport service charge rates shall apply to the following objects:
1. Seagoing ships of foreign organizations and individuals;
2. Seagoing ships of Vietnamese organizations and individuals and seagoing ships of foreign-invested enterprises based in Vietnam (including chartered and charter-purchased ships) carrying exported and/or imported goods; goods in transit;
3. Goods (including containers) that are exported, imported and in transit, owned by foreign organizations and individuals or domestic units acting as agents or consignees for these owners (except for goods owners prescribed in Joint Circular No. 10/2000/TTLB/BKH-BTP-BNG-BCA of August 15, 2000 guiding the investment by overseas Vietnamese and foreigners permanently residing in Vietnam under the Government�s Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 03/1998/QH10.
4. Passengers (including crew members and officers of passenger liners) coming by sea to Vietnam from abroad or vice versa;
5. Units permitted to commercially operate, exploit and manage seaports in service of the above objects.
II. CURRENCY UNIT FOR SERVICE CHARGE CALCULATION
The seaport service charge rates shall be set in the US dollar (USD). The payment of seaport service charges shall comply with the Vietnamese State�s current regulations on foreign currency management. Where it is necessary to convert the US dollar into another currency (including Vietnam dong), the average transaction exchange rate on the interbank foreign currency market announced by the Vietnam State Bank at the time of payment shall apply.
III. UNITS FOR SEAPORT SERVICE CHARGE CALCULATION AND THE ROUNDING METHOD
The seaport service charges shall be calculated on the basis of gross registered tonnage - GRT, the engine capacity (CV), the duration (hours, days), the goods volume (T or m3), containers (unit) and the distance (nautical miles).
1. Tonnage units:
1.1. For dry carriers: The tonnage for calculation of seaport service charges shall be the highest gross registered tonnage (GRT) inscribed in the registry�s certificates.
1.2. For liquid cargo tankers (except those specified at Point III/1.4 of Part A): The tonnage for seaport service charge calculation shall be equal to 85% of the highest gross registered tonnage (GRT) inscribed in the registry�s certificates, regardless of whether or not the ship has partitioning ballast water tanks.
1.3. For passenger liners (except those specified at Point III/1.4 of Part A): The tonnage for seaport service charge calculation shall be equal to 50% of the highest gross registered tonnage (GRT) inscribed in the registry�s certificates.
1.4. For ships with gross registered tonnage of over 40,000 GRT arriving at Vietnamese seaports for repair: The tonnage for seaport service charge calculation shall be equal to 50% of the highest gross registered tonnage (GRT) inscribed in the registry�s certificates; the minimum charge to be collected shall be equal to the seaport service charge to be collected for ships with gross registered tonnage of 40,000 GRT.
1.5. For ships without inscribed gross registered tonnage, the method of conversion shall be as follows:
- Cargo ships: 1.5 registered tonnage tons shall be counted as 1 GRT.
- Tug and push ships: 1 CV shall be counted as 0.5 GRT.
- Barges: 1 registered tonnage ton shall be counted as 1 GRT.
Where a sea-going ship comprises a convoy of barges and tug ships (or push ships), the tonnage for charge calculation shall be the total of GRTs of the whole convoy of barges and tug ships (or push ships).
2. The engine capacity unit shall be horse power (CV); the decimal fraction below 1 CV shall be rounded up to 1 CV.
3. The time unit (exclusive of the VHF hiring cost):
- For the time unit being the day: a day shall have 24 hours; a day fraction of 12 hours or less shall be counted as a half day and of over 12 hours shall be counted as one day.
- For the time unit being the hour: an hour shall have 60 minutes; a fraction of 30 minutes or less shall be counted as half an hour and of over 30 minutes shall be counted as one hour.
4. The goods weight unit shall be ton or m3; a fraction of less than 0.5 ton or 0.5 m3 shall not be counted, from 0.5 ton or 0.5 m3 or more shall be counted as 1 ton or 1 m3. For a single bill of lading, the minimum weight for charge calculation shall be 1 ton or 1 m3. For kinds of goods, 1 ton of which occupying 1.5 m3 or more, each 1.5 m3 shall be counted as 1 ton.
5. The weight for seaport service charge calculation: shall be the weight of goods plus packings.
6. The distance for seaport service charge calculation shall be in nautical miles. A fraction of less than 1 nautical mile shall be counted as 1 nautical mile.
IV. DIVISION OF PORT REGIONS
- Region 1:The ports located in the region from parallel 20 northward.
- Region 2: the ports located in the region from parallel 11.5 to parallel 20.
- Region 3: The ports located in the region from parallel 11.5 southward.
V. The rates prescribed in the Table of seaport service charge rates shall be package rates applicable also to extra working time and holidays prescribed in the Labor Code.
VI. For newly arising services not yet prescribed in this Decision, the directors of seaport operating and exploiting units shall set temporary charge rates on the basis of agreement with their customers and report them to the Government�s Pricing Committee and the Vietnam Maritime Bureau for settlement.
VII. INTERPRETATION OF CONCEPTS
A number of concepts in this Regulation shall be understood as follows:
7.1. "Store houses and yards" mean store houses and yards located within the ports� land areas under their management and exploitation.
7.2. "Goods (including containers) in transit" mean goods with the departure (original) place and the goods-receiving place (destination) outside the Vietnamese territory, transported directly, unloaded and loaded at the Vietnamese seaports or put into separate store houses for further distribution.
7.3. "Imported goods (including containers) mean goods with the departure (original) place in a foreign country and the goods-receiving place (destination) in Vietnam.
7.4. "Exported goods (including container) mean goods with the departure (original) place in Vietnam and the goods-receiving place (destination) in a foreign country.
7.5. "Hazardous and noxious goods" mean goods noxious and hazardous to human beings and the environment according to the regulations of the International Maritime Organization - IMO.
7.6. "Carriers" mean persons providing goods and passenger transportation services by ships owned by themselves or chartered from others.
7.7. "Seagoing ships" mean floating structures, with or without motors; used exclusively for operation on the sea or sea-related water areas.
7.8. "Support ships" mean ships designed and registered to provide seagoing ship towage and support services.
7.9. "Consignees" mean organizations or individuals consigned by the goods owners or transporters to conduct the unloading, delivery and preservation of goods at the ports.
B. SPECIFIC PROVISIONS
I. MARITIME SERVICE CHARGES
1. Pilotage charges:
1.1. Pilotage charge rates:
1.1.1. The charge rate per port call or departure shall be applicable to all regions (excluding a number of lines subject to separate regulations):

Ordinal number
Ship-piloting distance
Charge rates (USD/GRT- nautical mile)
Minimum charge (USD/ ship/call or departure) to be collected
1
Up to 10 nautical miles
0.0034
100
2
Up to 30 nautical miles
0.0031
120
3
Up to 60 nautical miles
0.00262
150
4
Over 60 nautical miles
0.0022
170
1.1.2. Charge rates for seagoing ships with a tonnage of under 200 GRT (including fishing ships)
- Port call: USD 30/ship.
- Port departure: 30 USD/ship
1.1.3. Pilotage charge rates applicable to a number of lines:

Ordinal number
Ship-piloting lines
Charge rate USD/ GRT- nautical mile)
Minimum charge (USD/ship)
 
 
Port
call
Port
departure
Port
departure
Port
departure
A
B
1
2
3
4
1
From Dinh An through the Hau river passage
0.0035
0.0035
270
270
2
At the Dam Mon port (Khanh Hoa province)
0.0045
0.0045
180
180
3
Xuan Hai, Cua Lo passage
0.0045
0.0045
150
150
4
In the Kien Giang area:
 
 
 
 
 
- Binh Tri and Hon Chong areas
0.0045
0.0045
180
180
 
- Phu Quoc area
0.0080
0.0080
 
 
5
From Bo De rivermouth to Nam Can port
0.0035
0.0035
120
120
6
From Buoy Zero at Ky Ha port to Ky Ha wharf
0.0035
0.0035
150
150
7
From Buoy Zero to Nghi Son port
0.0050
0.0050
200
200
1.1.4. For each movement in the port: USD 0.017/GRT. The minimum charge per movement in the port shall be USD 30/ship.
1.2. If asking for pilots, the ship owners must inform the concerned pilots 8 hours in advance. In case the time is changed or the pilotage is canceled, the pilots must be informed thereof 6 hours in advance. Past this time limits, the ship owners must pay for the waiting time. The waiting time shall be calculated as follows:
1.2.1. If the pilot has not yet left his/her place of departure, the waiting time shall be counted as 1 hour.
1.2.2. If the pilot has left his/her place of departure, the waiting time shall be counted from the departure time till the time the pilot returns to his/her original place.
1.2.3. The pilot shall wait at the place of meeting the seagoing ship for 5 hours at most; past this duration, the pilotage shall be considered to be canceled; or if the pilot already goes aboard the ship but the ship cancels the pilotage, the pilotage applicant shall still have to pay a pilotage charge for the designated line at the charge rate prescribed at Point I/1.1.
1.2.4. For a pilot who has finished the pilotage but is still kept by the ship master, a waiting time charge shall be imposed according to the number of hours the pilot is kept.
1.2.5. The waiting time charge rate to be paid to pilots shall be 10 USD/pilot/hour (including means of transport).
1.2.6. Where the ship master does not keep the pilot but the pilot still has to have meals aboard the ship (such as crude oil tankers, ships in transit), the waiting time charge rate shall be 3 USD/pilot/hour.
1.3. Ship owners shall have to pay surcharges to the pilots in the following cases:
1.3.1. For seagoing ships with an itinerary to test their machinery and equipment and correct compasses, the surcharge of 10% over the charge rate prescribed at Point I/1.1 shall be collected.
1.3.2. For seagoing ships unable to self-propel due to technical problems: the surcharge over 50% the charge rate prescribed at Point I/1.1 shall be collected for the actually-covered distance.
1.3.3. For seagoing ships asking for pilots unexpectedly (not prescribed at Point I/1.2), the surcharge of 10% of the charge rate prescribed at Point I/1.1 shall be collected.
1.3.4. For seagoing ships that do not go straight to the destination port but ask for anchoring en route (except for the lines along which ships are not allowed to sail at night and must anchor till morning), the ship owners shall have to pay for additional transport means used for the transportation of the pilots.
1.4. Where a seagoing ship has arrived at the pilot-waiting place at the time requested by the ship owner is representative and agreed upon by the port authority as well as the pilot but the pilot has not arrived, thus keeping the ship waiting, the pilot shall have to pay for the ship�s waiting time 100 USD/hour according to the number of actual waiting hours.
1.5. For passenger liners operating on fixed lines according to registered itineraries, a separate charge rate shall apply.
2. Charges for support ships
2.1. Ships that enter and leave ports or move within ports, using support ships shall have to pay support charges according to the following charge rates:
2.1.1. Support ships with a capacity of 500 CV or less: 0.34 USD/CV-hour.
2.1.2. Support ships with a capacity of between 501 CV and 1,000 CV: 170 USD/hour shall be collected for the first 500 CV, from the 501th CV onward, 0.26 USD/CV-hour shall be collected.
2.1.3. Support ships with a capacity of between 1,001 CV and 1,500 CV: 300 USD/hour shall be collected for the first 1,000 CV, from the 1,001th CV onward, 0.15 USD/CV-hour shall be collected.
2.1.4. Support ships with a capacity of between 1,501 CV and over: 375 USD/hour shall be collected for the first 1,500 CV, from the 1,501th CV onward, 0.05 USD/CV-hour shall be collected.
2.2. Basing themselves on the charge rate prescribed at Point I/2.1, the directors of the enterprises shall prescribe and announce the charge rate for each kind of existing towing ships.
2.3. The time for calculation of support ship charges: shall be counted from the time when the support ship leaves its departure place in the port area where ships arrive for goods handling till the time it returns to its original place or changes to another operation. The minimum time for calculation of support charge shall be 1 hour/time of support.
Where no support ship is available in the port area where ships arrive for goods handling and support ships must be mobilized from elsewhere, the cost of mobilization of a support ship shall be determined on the basis of agreement between the support ship owner and the hirer but must not exceed 60% of the charge rate prescribed at Point I/2.1.
2.4. Where the support ship has arrived at the rendezvous place to receive the seagoing ship-meeting place at the right time as requested by the seagoing ship owner�s representative and agreed upon by the port authority but the seagoing ship has not arrived, thus keeping the support ship waiting, the seagoing ship owner shall have to pay 50 % of the charge rate prescribed at Point I/2.1 for the number of actual waiting hours.
2.5. Where the support ship has arrived at the rendezvous place at the right time requested by the seagoing ship owner�s representative and agreed upon by the port authority but the seagoing ship has neither arrived nor run, and the support ship has to return to its place of departure or change to another operation, the seagoing ship owner shall have to pay 50 % of the charge rate prescribed at Point I/2.1 for the number of actual hours the support ship is mobilized.
2.6. The seagoing ship owners shall have to pay surcharge for support in the following cases:
2.6.1. Support is rendered under the condition of gale of degree 6 or 7: The charge rate prescribed at Point I/2.1 shall increase by 30%.
2.6.2. Support is rendered under the condition of gale of degree higher than 7: The charge rate prescribed at Point I/2.1 shall increase by 100%.
2.6.3. Support is rendered in case of rescue: Charges shall be agreed upon between the rescue unit and the rescued unit.
2.7. Where a seagoing ship fails to operate and needs to be pulled or pushed by a support ship, the vehicle rents prescribed at Point III/4.3.1 of Part B shall apply.
2.8. Where the time is changed or the request for a support ship is canceled, the ship owner�s representative must notify such to the support ship owner two hours in advance. If failing to do so, the ship owner shall have to pay for the waiting time as prescribed above.
2.9. For passenger liners operating on fixed routes according to registered itineraries, a separate charge rate shall apply.
2.10. The number and capacity of support ships shall be regulated by the directors of port authorities.
3. Rope fastening and unfastening charges
3.1. Rope fastening and unfastening charge rates:
Calculation unit: USD/time

Ordinal number
Tonnage for seaport service charge calculation
Charge rates
 
 
At buoy
At quay
A
B
1
2
1
Under 500 GRT
40
11
2
Between 501 and 1,000 GRT
65
18
3
Between 1,001 and 4,000 GRT
108
34
4
Between 4,001 and 10,000 GRT
150
51
5
Between 10,001 and 15,000 GRT
172
67
6
From 15,001 GRT and over
194
84
The moorage service charge shall apply to each fastening and unfastening; if fastening and unfastening are separated, half of the above charge rate shall apply.
The above charge rate is inclusive of expenses for means (if any) used in service of the rope fastening and unfastening.
3.2. Where small ships or barges are tied to bigger ships for goods trans-shipping, the charge rate for rope fastening and unfastening at quay shall apply.
II. CHARGES AT WHARVES
1. Wharfages for means:
1.1. Wharfage rates:
1.1.1. Stopped at wharfs: 0.0035 USD/GRT-hour
1.1.2. Stopped at buoys: 0.0014 USD/GRT-hour
1.1.3. Anchored in bays: 0.0006 USD/GRT-hour
1.2. Where a seagoing ship stops at 2 or 3 places within a port, the wharfage shall be the total of charges calculated according to the actual time the ship stops at each place and the relevant charge rate.
1.3. Where a seagoing ship still stays at the wharf or the buoy after receiving an order to leave the port, it must pay a wharfage at the following rate:
1.3.1. Wharf occupancy: 0.006 USD/GRT- hour
1.3.2 Buoy occupancy: 0.0026 USD/GRT- hour
1.4. For ships with a gross registered tonnage of under 200 GRT, the wharfage per shipment (including entry and departure) shall be 46 USD/ship for a period of 5 days; From the sixth day on, a surcharge of 11 USD/day shall be collected.
1.5. Where a seagoing ship stops alongside another one at the wharf: the wharfage shall be equal to 50% of the relevant wharfage. For a barge stopping alongside another seagoing ship for pumping liquid goods, the wharfage shall be equal to 50% of the relevant wharfage rate.
1.6. Wharfage shall be exempt for oil tankers coming to Vietnam from foreign countries for cleaning and consolidation beyond Buoy Zero (without exporting, importing oil).
1.7. Where due to bad weather goods cannot be handled for more than one day (24 consecutive hours) or a ship has to give wharf to another one by the order of the port, the wharfage shall be exempt for the time when the goods cannot be handled.
1.8. For passenger liners operating along fixed lines according to registered itineraries, a separate charge rate shall apply.
2. Wharfages for goods and passengers
2.1. Wharfage rates applicable to goods
For goods loaded or unloaded at wharves, buoys, bays, the goods owners or consignees must pay wharfage at the following rates:
2.1.1. Goods handled at wharves: 0.30 USD/ton.
2.1.2. Goods handled at buoys, bays: 0.15 USD/ton
2.1.3. For goods being transport, loading and unloading, and special-use means:
+ Refrigerator vehicles, caterpillars, grab buckets, road rollers, fork lifts, cranes: 3 USD/vehicle.
+ Cars with 15 seats or less, trucks with a load of 2.5 tons or less: 1 USD/vehicle.
+ Cars of other kinds not specified above: 2 USD/car.
2.1.4. The wharfage rate for liquid goods (liquefied gas, petrol, oil, liquid tar�) handled by pumping from seagoing ships onto vehicles, tanks or barges shall be 1 USD/ton.
2.2. Wharfage for passengers:
2.2.1. Wharfage rates applicable to passengers: Passengers using wharfs (arriving or leaving) must pay charges at the following rates:
- Arriving: 1.5 USD/person
- Leaving: 1.5 USD/person
(Under-12 children shall not be charged).
Where motor boats are used to transport passengers from large ship ashore the wharfage shall be collected at the above rates for passengers having actually using the wharf.
2.2.2. Where a seagoing ship anchors at a prescribed place, and other waterway means of transport are used to take passengers for sight seeing at offshore islands, the wharlfage rate applicable to passengers shall be 1 USD/person (including both entry and exit).
2.2.3. For passengers liners operating along fixed routes according to registered itineraries, a separate charge rate shall apply.
3. Charge for opening and closing cargo holds
Seagoing ship owners who need workers to close and/or open cargo holds must pay charges at the following rates:
3.1. For cases where the ship�s crane is used:
Calculation unit: USD/hold

Ordinal number
Tonnage for seaport service charge calculation
Charge rate for each opening or closing
 
 
Opening or closing hold lids and leaving them on deck
Opening or closing hold lids and taking them ashore
A
B
1
2
1
From 5,000 GRT and under
8
16
2
Between 5,001 GRT and 10,000 GRT
14
28
3
From 10,001 GRT or over
20
40
3.2. For cases where the port�s crane is used: an increase of 50% shall be added to the charge rate prescribed at Point II/3.1.
4. Charges for cleaning cargo holds and decks
4.1. Cleaning of cargo holds:
4.1.1. Seagoing-ship owners requesting port workers to clean up cargo holds must pay cleaning charges at the following rates:
Calculation unit: USD/hold

Ordinal number
Tonnage for seaport service charge calculation
Charge rate for cleaning a cargo hold
 
 
Holds after the unloading of common goods
Holds after the unloading of noxious goods
A
B
1
2
1
From 5,000 GRT and under
33
53
2
Between 5,001 GRT and 10,000 GRT
41
83
3
From 10,001 GRT or over
56
116
4.1.2. Tools and water used for cleaning shall be provided by the ship owners.
4.1.3. For ships with multiple hold layers, each layer shall be regarded as one hold.
4.1.4. When cleaning, if there remain in a hold scattered goods which need to be gathered, the seagoing ship owner shall have to pay additional charge for loading and unloading such scattered goods.
4.2. Cleaning of decks
Seagoing ship owners requesting port workers to clean up decks must pay charges at the following rates:
4.2.1. If the ship�s water is used: 0.17 USD/m2
4.2.2. If the port�s water is used: 0.20 USD/m2
A minimum charge for one cleaning shall be 50 USD.
5. Charge for garbage dumping
5.1. For cargo ships:
5.1.1. The charge rate for each garbage dumping (including expense for transport means in service of garbage dumping):
- Ships anchored at wharf: 20 USD/ship
- Ships anchored at buoy, in bay: 50USD/ship
5.1.2. The charge rate for each garbage dumping applicable to ships with a tonnage of under 200 GRT (including expense for transport means in service of garbage dumping):
- Ships anchored at wharf: 4 USD/ship
- Ships anchored at buoy, in bay: 8 USD/ship
5.2. For passenger liners:
5.2.1. The charge rate for each garbage dumping:
a/ For ships anchored at wharf:
- Common charge rate: 0.7 USD/person
(persons aboard include passengers, crew members, officers).
- The minimum charge for each garbage dumping: 100 USD/dumping-ship.
- The maximum charge for each garbage dumping: 500 USD/dumping-ship.
b/ For ships anchored at buoy, in bay (or at wharf but a waterway means is needed for garbage dumping): an increase of 30% shall be added to the charge rates prescribed at Point II/5.2.1.
5.2.2. For passenger liners operating along fixed routes according to registered itineraries, a separate charge rate shall apply.
5.3. Where the ship owners or quarantine authorities request the destruction (burning, burying�) of garbage, the directors of the garbage dumping units shall set concrete charge rates on the basis of agreement with customers.
5.4. Cargo ships or passenger liners using equipment to treat garbage before having such garbage dumped shall enjoy a 30% reduction of the charge rates prescribed at Point II/5.1 and Point II/5.2.
6. Charge of fresh water supply
The supply of fresh water for seagoing ships shall be effected only when the ship owners so request at the following rates:
6.1. Supply of water through pipe systems conducting water from ashore: 2.50 USD/m3.
6.2. Supply of water by waterway transport means: 3.50 USD/m3.
The above rates are inclusive of the expense for water supply means.
7. Goods counting and forwarding charges
Basing themselves on the market prices and practical situation, the directors of goods counting and forwarding service enterprises shall set and announce the Table of goods counting and forwarding charge rates uniformly applicable to subjects falling under the scope of application of this Decision.
III. CARGO OPERATION CHARGES
1. Operation charges for cargo (excluding containers):
1.1. Cargo loading and unloading charge:
1.1.1. Charge rates for cargo loading and unloading by the ship cranes (except for port warehouse, carriage and automobile operations with the use of the port�s means):
Calculation unit: USD/ton.

Ordinal number
Loading and unloading
operation
 
Goods categories
Ship holds- carriages, automobile, barges or vice versa
Ship holds, barges - port storehouse/yard or vice versa
Loading and unloading at buoy, in bay
Port storehouse/yard- carriages, automobiles
or vice versa
A
B
1
2
3
4
1
Bulky goods: assorted ores, macadam, stones; bulky pig-iron; loose cement; unpacked fertilizers, edible salt, sugar; wood chips; unpacked plaster, sulfur, earth, sand, coal�
2.00
2.90
2.3
0.73
2
Cargo packed in fabric, jute, paper, nylon bags, gunnysacks, rush sacks; glass bottles contained in cartons with nylon wrapping; rocks�
2.75
3.66
3.08
0.90
3
Cargo contained in trunks, barrels, log sawn timber, in blocs, assorted bamboo�
3.56
4.74
4.13
1.27
4
Machinery, equipment; assorted steel and iron in bundles, packs, coils, sheets, bars; non-ferrous metals in packs, coils.
3.86
5.14
4.52
1.32
5
Baled cargos like cotton, jute, rush, paper, fabric, yarn, plastic granules; garments, home utensils; sundries; rubber; tires and inner tubes; fire bricks, medical equipment,�
4.06
5.41
4.78
1.47
6
Plank wood; wood furniture, handicraft and fine art articles�; cargos packed in baskets, crates�
4.36
5.81
5.17
1.60
7
Cargos contained in glazed terra-cotta, porcelain and glass bottles, pots; fragile articles; electronic components; motorcycle parts�
4.60
6.13
5.49
1.69
8
Fresh fruits; live animals; frozen foods.
4.85
6.46
5.81
1.79
9
Vehicles, including:
 
 
 
 
 
- Vehicles on tires (except refrigerator vehicles)
40 USD/ vehicle
50 USD/ vehicle
45 USD/ vehicle
30 USD/ vehicle
 
- Special-use vehicles: refrigerator vehicles, caterpillars, grab buckets, road rollers, fork lifts, cranes�
55 USD/ vehicle
70 USD/ vehicle
55 USD/ vehicle
35 USD/ vehicle
* Charge for loading and unloading self-propelled vehicles (except caterpillars) onto wharf or into port storehouses or yards shall be 25 USD/vehicle (including the expense for driver). Where means, automobiles or equipment are on tires but cannot operate (their engines cannot be started) so that the port�s tractors or lifters are used to put them into the port�s storehouses or yards: 40 USD/vehicle.
1.1.2. The charge rates prescribed at Point III/1.1.1 are standard rates. The port directors may adjust them up or down 10% at most. Basing themselves on the market prices and the practical situation, the directors of seaport operation and exploitation enterprises shall announce the Table of loading and unloading charge rates for application to all subjects falling under the application scope of this Decision.
1.1.3. The cases prescribed below may be determined on the basis of the Table of charge rates announced by the port directors according to the provisions at Point III/1.1.2:
a/ The charge rate applicable to the loading and unloading of goods for displacement in the same hold shall be equal to 50% of the charge rate applicable to the loading and unloading of goods from ship holds to carriages, automobiles, barges (or vice versa).
b/ The charge rate applicable to the loading and unloading of goods for displacement from one hold to another in the same ship but without going through port wharves shall be equal to 70% of the charge rate applicable to the loading and unloading of goods from ship holds to carriages, automobiles, barges (or vice versa). Where the goods are loaded and unloaded via port wharfs, the charge rate shall be equal to 120% of the charge rate applicable to the loading and unloading of goods from ship�s hold to carriages, automobiles, barges (or vice versa).
c/ For frozen or curdled goods (including packed goods) which need to be dug up or broken down before they can be loaded and unloaded, a surcharge equal to 50% of the charge rate applicable to the loading and unloading of goods from ship holds to carriages, automobiles, barges (or vice versa) shall be collected.
d/ Loading and unloading of dangerous and noxious goods:
+ Group A: For explosives and inflammable chemicals like nitrates, nitro compounds, alkalies, methane, magnesium, nitro cellulose and products derived therefrom, the loading and unloading charge rate shall double the normal rate.
+ Group B: For noxious and inflammable substances like petrol, kerosene, alcohol, ether, amonia, lime powder, dried chili, acids, gas, pesticides, dyes, calcium carbide, anthracite, the loading and unloading charge rate shall increase by 50%.
+ Group C: For dusty, dirty or fetid goods like camphor oil, naphthalene, paper pulp, cement, fertilizers, coal, ores, dried shrimps, fish sauces, animal bones, dried fish and other dangerous and noxious goods not specified in Groups A and B, the loading and unloading charge rate shall increase by 30%.
e/ For goods packed in bags, parcels or boxes which are broken and need to be gathered, the loading and unloading charge rate shall double the normal rate for the quantity of actually broken goods.
f/ For goods of foreign countries transiting Vietnamese seaports: the loading and unloading charge rate shall reduce by 15%.
g/ For goods which are scaled, apart from the loading and unloading charge, extra payment must be paid for the quantity of goods actually scaled at the following rates (inclusive of scaling expenses):
+ Manually scaled: 1.0 USD/ton.
+ Mechanically scaled: 0.4 USD/ton.
h/ For goods carried from port storehouses or yards onto ships or goods unloaded from ships and carried into port storehouses or yards by means of conveyors of the goods owners or by the port�s labor, the loading and unloading charge rates shall be mutually agreed upon by the directors of the seaport operation and exploitation units and customers.
i/ For goods unloaded from port storehouses or yards and loaded onto carriages (or vice versa) whereby transport means are used: The operation charge rate applicable to the loading and unloading of goods from port store houses or yards to carriages, automobiles shall double.
k/ The charge rates applicable to the loading and unloading of super-weight or super-length cargos shall increase as follows:

Ordinal number
Weight or length of cargos
Charge increase levels
1
Between 10 tons and under 15 tons in weight or between 10 m and under 12 m in length
30%
2
Between 15 tons and under 20 tons in weight or between 12 m and under 15 m in length
50%
3
Between 20 tons and under 25 tons in weight or between 15 m and under 20 m in length
100%
4
Between 25 tons and under 30 tons in weight or over 20 m in length
200%
5
Over 30 tons: The port directors shall set the charge rate on the basis of the agreement reached with customers
Where cargos are both too heavy and too long, the charge rate increase shall be calculated according to the highest increase rate only.
Where the port�s existing facilities are incapable of loading and unloading super-weight and/or super-length goods and loading and unloading facilities must be hired from outside, the directors of the seaport operation and exploitation units shall set the charge rate on the case-by-case basis after reaching agreement with customers.
l/ Where the port�s cranes are used for goods loading and unloading (except for the port storehouse or yard - carriages, automobiles operation or vice versa): the loading and unloading charge rate shall be set by the directors of the seaport operation and exploitation units but must not be lower than the charge rate applicable to the goods loading and unloading by means of ship�s cranes.
1.1.4. Goods loading and unloading in emergency cases: The directors of the seaport operation and exploitation units shall set the charge rate on the case-by-case basis after reaching agreement with customers.
1.1.5. Where a seagoing ship keeps workers waiting during the loading and unloading process, a waiting charge shall be calculated according to the number of waiting stevedores and time and at the rate of charge for hiring technicians prescribed at Point III/4.1.
1.1.6. Where a floating crane is used for goods loading and unloading, the charge rate shall be set by the directors of the seaport operation and exploitation units on the basis of the agreement reached with customers.
1.2. Storage charge:
1.2.1. Storage charge rates:

Ordinal number
Service types
Calculation unit
Charge rates
 
 
 
Regions 1 and 3
Region 2
1
Store houses
USD/ton-day
0.2
0.16
2
Store yards
USD/ton-day
0.1
0.08
3
Vehicles in complete sets(including automobiles, caterpillars, cranes�
USD/vehicle- day
4.0
3.20
1.2.2. Time and volume for storage charge calculation:
+ Time: starting from the first ton of goods put into the store house or yard, for each bill of lading.
+ Volume: according to the actual volume put into the store house or yard.
1.2.3. The charge rates prescribed at Point III/1.2.1 are standard rates. The directors of the seaport operation and exploitation units may adjust them up or down by 20% at most. Basing themselves on the market prices and the actual situation, the directors of seaport operation and exploitation enterprises shall announce the Table of storage charge rates for application to all subjects falling under the application scope of this Decision.
For hazardous and noxious goods, the charge rates announced by the directors of seaport operation and exploitation enterprises shall increase by 50%.
1.3. Goods transshipment charge:
Transshipped goods are goods unloaded from ships anchored at buoys, in bays and loaded aboard other waterway means for transportation ashore or vice versa.
1.3.1. Transshipment charge rates:

Ordinal number
Goods categories
3 nautical miles or under
(USD/ ton)
Over 3 nautical miles, apart from the charge for 3 first nautical miles, for every one more nautical mile (USD/ton- nautical mile)
1
Unpacked goods, liquid goods, uncased metals, iron and steel
1.5
0.05
2
Goods packed in bags
2.0
0.06
3
Goods packed in bales, panels, boxes, trunks, pots; machinery and equipment
2.2
0.07
4
Other kinds of goods not specified above
2.4
0.08
For hazardous and noxious goods, the trans-shipment charge rate shall increase by 50% of the rates prescribed above.
1.3.2. The charge rates prescribed at Point III/1.2.1 are standard rates. The directors of the seaport operation and exploitation units may adjust them up or down by 20% at most. Basing themselves on the market prices and the actual situation, the directors of seaport operation and exploitation enterprises shall announce the Table of transshipment charge rates for application to all subjects falling under the application scope of this Decision.
1.3.3. For goods which are too big to be put into barge holds, the charge rate shall be the same as for Category 4 goods.
1.3.4. Cases of transshipment of bulky goods:
- If under 50% of the means� gross registered tonnage is used, the weight for charge calculation shall be equal to 70% of the means� gross registered tonnage.
- If from 50% to 70% of the means� gross registered tonnage is used, the weight for charge calculation shall be equal to 80% of the means� gross registered tonnage.
- If over 70% of the means� gross registered tonnage is used, the weight for charge calculation shall be equal to 100% of the means� gross registered tonnage.
1.3.5. Distance for charge calculation: From the ship�s side to the port wharf or vice versa.
1.3.6. The transshipment charge rate shall not include the charge for loading and unloading transshipped goods.
1.3.7. Transshipment of goods salvaged from seagoing ships in distress: The directors of seaport operation and exploitation units shall set the charge rate on the basis of the agreement reached with customers.
2. Operation charges for containers
2.1. Charge for loading and unloading containers
2.1.1. The charge rates applicable to the loading and unloading of containers by using the ship�s cranes (except the port store house or yard - carriages, automobiles or vice versa operation using the port�s equipment):
a/ The table of container loading and unloading charge rates applicable to Region 1:
Calculation unit: USD/cont.

Ordinal
number
Loading and unloading operation
Container categories
Ship holds- carriages, automobiles, barges or vice versa
Ship holds, barges - port storehouse/yard or vice versa
Port storehouse/yard- carriages, automobiles or vice versa
A
B
1
2
3
1
20 feet or under
 
 
 
 
- With goods
37
57
23
 
- Without goods
24
34
15
2
40 feet
 
 
 
 
- With goods
55
85
35
 
- Without goods
36
50
23
3
Over 40 feet
 
 
 
 
- With goods
82
127
53
 
- Without goods
53
80
34
b/ The table of container loading and unloading charge rates applicable to Region 2:
Calculation unit: USD/cont.

Ordinal
number
Loading and unloading operation
 
Container categories
Ship holds- carriages, automobiles, barges or vice versa
Ship holds, barges - port storehouse/yard or vice versa
Port storehouse/yard- carriages, automobiles or vice versa
A
B
1
2
3
1
20 feet or under
 
 
 
 
- With goods
26
50
20
 
- Without goods
16
27
12
2
40 feet
 
 
 
 
- With goods
40
76
31
 
- Without goods
23
40
18
3
Over 40 feet
 
 
 
 
- With goods
59
113
47
 
- Without goods
35
60
28
c/ The table of container loading and unloading charge rates applicable to Region 3:
Calculation unit: USD/cont.

Ordinal
number
Loading and unloading operation
Container categories
Ship holds- carriages, automobiles, barges or vice versa
Ship holds, barges - port storehouse/yard or vice versa
Port storehouse/yard- carriages, automobiles or vice versa
A
B
1
2
3
1
20 feet or under
 
 
 
 
- With goods
30
57
23
 
- Without goods
20
34
15
2
40 feet
 
 
 
 
- With goods
45
85
35
 
- Without goods
29
50
23
3
Over 40 feet
 
 
 
 
- With goods
67
127
53
 
- Without goods
44
80
34
2.1.2. The container loading and unloading charge rates prescribed at Point III/2.1.1 are inclusive of the wharf charge for goods and the counting and delivery expense.
2.1.3. The charge rates prescribed at Point III/2.1.1 are standard rates. The directors of seaport operation and exploitation units may adjust them up or down at no more than:
- For containers with goods:
+ In regions 1 and 2: 10%;
+ For region 3: 15%.
- For empty containers: 15%.
Basing themselves on the market prices and actual situation, the directors of seaport operation and exploitation units shall announce the table of loading and unloading charge rates for application to all subjects falling under the application scope of this Decision.
2.1.4. The cases prescribed below shall be determined on the basis of the Table of loading and unloading charge rates announced by the directors of seaport operation and exploitation units under Point III/2.1.3:
a/ The charge rate applicable to the loading and unloading of containers for displacement in the same hold shall be equal to 25% of the ship hold - port store house or yard or vice versa charge rate.
b/ The charge rate applicable to the loading and unloading of containers from one hold to another in the same ship (without going through the port wharf) shall be equal to 55% of the ship hold - port store house or yard or vice versa charge rate.
c/ The charge rate applicable to the loading unloading of containers for displacement in the same ship (unloading and taking ashore then loading aboard the same ship) shall be equal to 100% of the ship hold - port store house or yard or vice versa charge rate.
d/ The charge rate applicable to the loading and unloading of containers for displacement to different ships (unloading and taking ashore then loading aboard another ship) shall be equal to 150% of the ship hold - port store house or yard or vice versa charge rate, of which:
- Unloading from ships then putting into a port store houses or yards: 75% of the above rate.
- Unloading from port store houses or yards then loading into ships: 75% of the above rate.
e/ The charge rate applicable to the loading and unloading of containers with hazardous and noxious goods shall increase by 50% compared to the loading and unloading charge rate.
f/ Loading and unloading of too high, too large or too heavy containers: The charge rate shall be set by the port directors on the basis of the agreement reached with customers.
g/ Loading and unloading containers from port store houses or yards onto carriages (or vice versa) with the use of vehicles for transportation: The port store house or yard - carriages or automobiles charge rate shall be double.
h/ Where the ship owners hire port workers to tie or untie containers aboard the ships (except bolting or unbolting), they shall have to pay 1 USD for each of the actually tied containers.
i/ The goods owners and ship owners having large numbers of loaded and unloaded containers (representing 15% of the total numbers of containers handled at the port) and signing long-term contracts with the port (with a term of one year or more) may enjoy a maximum reduction of 5% of the loading and unloading charge for the number of containers in excess of 15% of the container number handled at the port. The concrete reduction rate shall be set by the port directors on the basis of agreement reached with the goods owners and sea-going ship owners.
j/ The charge rates applicable to the stowing/unstowing of goods in/from containers and the charge rates applicable to the loading and unloading of containers at buoys, in bays shall be set and announced by the port directors in the ports� Table of loading and unloading charge rates.
k/ Where the container loading and unloading needs the use of the port�s cranes (except the port store house or yard - carriages or automobiles or vice versa operation): The loading and unloading charge rates shall be set by the directors of seaport operation and exploitation units but must not be lower than the charge for loading and unloading with the ship�s cranes.
l/ For the loading and unloading of containers according to the ship holds - carriages, automobiles, barges operation using the port�s means (barges, automobiles): The directors of seaport operation and exploitation units shall set the concrete charge rates which must be at least equal to the charge rates applicable to the ship holds - carriages, automobiles, barges or vice versa operation.
2.1.5. Loading and unloading in emergency cases: The directors of seaport operation and exploitation units shall set the concrete charge rates on the basis of agreement with customers.
2.1.6. Where a seagoing ship keeps stevedores waiting during the loading and unloading process, a waiting charge shall be calculated according to the number of waiting stevedores and time and at the rate of charge for hiring technicians prescribed at Point III/4.1.
1.1.7. Where a floating crane is used for loading and unloading, the charge rate shall be set by the directors of seaport operation and exploitation units on the basis of the agreement reached with customers.
2.2. Storage charge:
2.2.1. Storage charge rates:
a/ Common containers:
Calculation unit: USD/cont.-day

Types of containers
With goods
Without goods
 
Regions 1 and 3
Region 2
Regions 1 and 3
Region 2
20 feet or under
2.0
1.6
1.0
0.8
40 feet
3.0
2.4
1.5
1.2
Over 40 feet
4.5
3.6
2.3
1.84
Time and volume for storage charge calculation:
- Volume: According to the actual storage in the port�s store houses or yards.
- Time: As from the time the containers are put into the store houses or yards.
+ Imported containers (containers carried from ships into the port�s store houses or yards): Counting from the sixth day on.
+ Exported containers (containers carried from the port�s store houses or yards aboard ships): Counting from the fourth day on.
+ Transshipped containers, containers temporarily imported for re-export: Counting from the fourth day on.
Apart from the above cases, the time for container storage charge calculation shall be the time of actual storage.
b/ Frozen containers:

Types of containers
Calculation unit: USD/cont. -hour
 
Regions 1 and 3
Region 2
20 feet
1.1
0.88
40 feet
1.6
1.28
- The time for calculation of storage service charges for frozen containers: shall be the actual time of using the port�s electricity. Where a frozen container does not use the port�s electricity, the time for calculation of storage service charges shall be as applicable to common containers.
- The storage service charge rates prescribed above for frozen containers are inclusive of storage cost, electricity cost and freezing service cost.
2.2.2. The charge rates prescribed at Point III/1.2.1 are standard rates. The directors of seaport operation and exploitation units may adjust them up or down by 20% at most. Basing themselves on the market prices and the practical situation, the directors of seaport operation and exploitation enterprises shall announce the Table of storage charge rates for application to all subjects falling under the application scope of this Decision.
2.3. Container transshipment charge:
Transshipped containers are containers unloaded from ships anchoring at buoys, in bays and loaded onto other waterway means for transportation ashore, or vice versa.
2.3.1. Container transshipment charge rates:

Types of container
3 nautical miles or under
Over 3 nautical miles, apart from the charge for the first 3 nautical miles, for every one more nautical mile
 
With goods
Without goods
With goods
Without goods
20 feet
10
7
0.4
0.25
40 feet
20
14
0.8
0.5
Over 40 feet
23
16
1.0
0.8
For containers which are too high or too large or both too high and too large, the charge rate shall increase by 50%.
2.3.2. The charge rates prescribed at Point III/2.3.1 are standard rates. The directors of the seaport operation and exploitation units may adjust them up or down by 20% at most. Basing themselves on the market prices and the real situation, the directors of seaport operation and exploitation enterprises shall announce the Table of transshipment charge rates for application to all subjects falling under the application scope of this Decision.
2.3.3. Distance for charge calculation: From the ship�s side to the port wharf or vice versa.
2.3.4. The transshipment charge rate shall be exclusive of the charge for loading and unloading transshipped goods.
2.3.5. Transshipment of goods salvaged from seagoing ships in distress: The directors of seaport operation and exploitation units shall set the charge rate on the basis of the agreement reached with customers.
3. The charge for renting the ports store houses and yards by the mode of package renting:
The directors of seaport operation and exploitation units shall announce the charge rate applicable to the renting of the ports� store houses and yards on the basis of the agreement reached with customers.
4. The charge for hiring labor, renting means and equipment:
4.1. Hire of labor:

Ordinal number
Type of labor
Hiring charge rates
1
Professional technical labor
3
2
Miscellaneous general labor
1
3
Divers
35
Where laborers work in direct contact with types of hazardous goods (explosive, radioactive, inflammable�), the above charge rates shall increase by 50%
4.2. Renting of wharfs (not for the goods-handling purposes): 0.065 USD/m-wharf-hour.
4.3. Renting of means and equipment (inclusive of service charges):
4.3.1. Towing ships: USD 0.34/CV-hour.
4.3.2. Barges: USD 1.20/ton-day.
4.3.3. Kinds of cranes:
a/ Floating cranes (exclusive of towage):
- Of a kind under 50 tons: USD 60/hour.
- Of a kind of 50 tons or more: USD 85/hour
b/ Land cranes (excluding flat-footed cranes):
- Of a kind under 5 tons: USD 15 /hour.
- Of a kind of between 5 tons and under 10 tons: USD 24/hour.
- Of a kind of between 10 tons and under 25 tons: USD 40/hour.
- Of a kind of between 25 tons and under 40 tons: USD 60/hour.
- Of a kind of 40 tons or more: The port directors shall set the rates on the basis of the agreement reached with customers.
c/ Flat-footed cranes:
- Of a kind of 5 tons: USD 24/hour.
- Of a kind of 10 tons: USD 60/hour.
- Of a kind of 16 tons: USD 72/hour.
- Of a kind of over 16 tons: USD 80/hour.
4.3.4. Other means:
a/ Motor boats: USD 30/hour.
b/ Trucks:
- Of a kind of under 5 tons: USD 10/hour
- Of a kind of between 5 tons and under 10 tons: USD 15/hour
- Of a kind of over 10 tons: USD 20/hour.
c/ Trailers (excluding tractors):
- Of a kind of under 5 tons: USD 3/hour.
- Of a kind of between 5 tons and 10 tons: USD 4/hour.
- Of a kind of over 10 tons: USD 5/hour.
d/ Trailers used exclusively for container transportation (excluding tractors):
- Of a kind of 20 feet or under: USD 5/hour.
- Of a kind of 40 feet or over: USD 10/hour.
e/ Tractors: USD 15/hour.
f/ Lifters:
- Of a kind of under 5 tons: USD 15/hour.
- Of a kind of between 5 tons and under 10 tons: USD 23/hour.
- Of a kind of between 10 tons and 30 tons: USD 45/hour.
- Of a kind of over 30 tons: USD 80/hour.
g/ Bulldozers: USD 15/hour.
h/ Other tools:
- Wind pressers for divers: USD 15/hour.
- Grab buckets of under 5 tons: USD 2/hour/unit.
- Grab buckets of 5 tons or over: USD 3/hour/unit.
- Cables: USD 1/cable-hour.
- Using the ports� VHF machines: USD 1/10 minutes.
4.4. Remuneration for repairing packings and repacking goods (sewing tools are provided by the ship owners or goods owners):
4.4.1. Common goods: USD 2/ton.
4.4.2. Hazardous goods: USD 3/ton.
4.4.3. Sewing and repairing packings plus transporting over 25 m or piling over 2 m, the remuneration rate shall increase by 30%.
4.4.4. For frozen or caked goods which require digging, hoeing, breaking before being packed or selection, classification, counting or packing in bags of 10 kg or under, the remuneration rate shall increase by 50%.
4.5. For means and equipment not specified at Point IV/4 above, the renting charge rates shall be agreed upon by the concerned parties.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Besides the seaport service charge rates prescribed in this Decision, the seaport service charge rates in a number of special cases shall be separately regulated.
2. This Decision takes effect as from January 1, 2001. Any problems arising in the course of implementation should be reported by the units to the Government�s Pricing Committee and the Vietnam Maritime Bureau for consideration and settlement.
3. Seaport service charge rate contracts that were signed before January 1, 2001 and conclude from January 1, 2001 shall be handled as follows:
- If the work volume is finished prior to January 1, 2001: The seaport service charge rates under the signed contracts shall apply.
- If the work volume is finished from January 1, 2001 onward: The seaport service charge rates prescribed in this Decision shall apply.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 85/2000/QD-BVGCP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2022/TT-BGTVT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa

Giao thông, Hàng hải

văn bản mới nhất