Quyết định 613/2000/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông thuỷ qua các cầu trên đường thuỷ nội địa

thuộc tính Quyết định 613/2000/QĐ-BGTVT

Quyết định 613/2000/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông thuỷ qua các cầu trên đường thuỷ nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:613/2000/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Quang Tuyến
Ngày ban hành:16/03/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 613/2000/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 613/2000/QĐ-BGTVT NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2000 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG THUỶ QUA CÁC CẦU
TRÊN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

 

BỘ TRƯỞNG

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;

- Căn cứ Nghị định số 40/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và Nghị định 77/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/CP;

- Căn cứ Nghị định 171/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với Công trình giao thông đường sông.

- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thuỷ qua các cầu trên đường thuỷ nội địa".

 

Điều 2. Giao cho Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam:

1. Trong phạm vi trách nhiệm của mình hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện bản quy định này.

2. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu và thi hành bản Quy định này.

3. Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam; Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam; Tổng giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam; Giám đốc các Sở Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Công chính; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
THUỶ QUA CÁC CẦU TRÊN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 613/2000/QĐ-BGTVT
ngày 16 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)

 

Điều 1. Cơ quan quản lý cầu trên đường thuỷ nội địa có trách nhiệm:

1. Đặt các báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền theo Quy tắc báo hiệu đường thuỷ nội địa Việt Nam quy định tại Quyết định số 1538/QĐ-KHKT, ngày 3 tháng 8 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện (nay là Bộ Giao thông vận tải) và Quyết định số 1431/1999/QĐ-BGTVT, ngày 15 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải;

2. Đặt cột thuỷ chí ngược tại trụ cầu (cột thuỷ trí ngược có điểm mốc số 0 là vị trí thấp nhất của đáy dầm, số chỉ độ tĩnh không cầu là vị trí mặt nước);

3. Tại những cầu có tĩnh không hoặc chiều rộng khoang thông thuyền không đảm bảo theo tiêu chuẩn cầu quy định tại TCVN 5664-1992 về phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa, phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý đường thuỷ để cùng thống nhất biện pháp hướng dẫn phương tiện thuỷ qua khoang thông thuyền được an toàn.

 

Điều 2. Khi tiến hành khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa, thi công... (gọi chung là thi công) các cầu, đơn vị thi công có trách nhiệm:

1. Không được làm ảnh hưởng đến việc lưu thông trên đường thuỷ trong suốt quá trình thi công;

2. Những cầu được xây dựng thêm hệ thống chống va bảo vệ trụ cầu thì hệ thống chống va không được ảnh hưởng tới an toàn của các phương tiện thuỷ lưu thông qua cầu;

3. Khi bắt buộc phải hạn chế hoặc tạm thời cấm việc đi lại trên đường thuỷ thì trước đó phải được phép của cơ quan quản lý đường thuỷ từ cấp Đoạn trở lên và phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước ít nhất 10 (mười) ngày;

4. Phải thanh thải tất cả những chướng ngại vật dưới lòng sông trong phạm vi bảo vệ cầu sau khi thi công.

 

Điều 3. Cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm:

1. Đặt báo hiệu hướng dẫn luồng cho phương tiện vào khu vực cầu theo phương án được duyệt;

2. Trường hợp phải thay đổi khoang thông thuyền, phải thông báo với cơ quan quản lý cầu để di chuyển đèn và báo hiệu khoang thông thuyền.

 

Điều 4. Trước khi cho phương tiện khởi hành, thuyền trưởng có trách nhiệm tìm hiểu kỹ đặc điểm các cầu mà phương tiện sẽ phải qua trên đường hành trình như:

- Vị trí khoang thông thuyền;

- Tĩnh không cầu;

- Chiều rộng khoang thông thuyền;

- Tình hình luồng lạch, dòng nước chảy..., để có phương án chủ động xử lý, đảm bảo an toàn qua những chỗ khó khăn nguy hiểm.

 

Điều 5. Trước khi điều khiển phương tiện qua công trình, thuyền trưởng phải:

1. Lập kế hoạch hành trình bao gồm: Phương án lắp ghép đội hình, phân công công việc cụ thể cho từng thuyền viên, quy định các thao tác nghiệp vụ của từng thuyền viên... khi đưa phương tiện qua công trình;

2. Trực tiếp kiểm tra các trang thiết bị an toàn như hệ thống lái, neo, sào chống, quả đệm... đặc biệt chú ý khi qua các công trình thuộc khu vực chịu ảnh hưởng thuỷ triều;

3. Kiểm tra và bố trí thuyền viên trực tại các vị trí cần thiết, chuẩn bị các trang, thiết bị chống va theo phương án đã lập;

4. Thận trọng khi đi xuôi nước qua cầu, đặc biệt đối với các cầu ở gần nơi giao cắt tuyến luồng.

Chỉ khi xét thấy luồng lạch, thuỷ văn, thời tiết, các thông số kỹ thuật của cầu và của phương tiện đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn mới được điều khiển phương tiện qua cầu. Nếu còn nghi ngờ, thuyền trưởng cho dừng phương tiện để tìm hiểu, xin chỉ dẫn của Đoạn, Trạm Quản lý đường sông.

 

Điều 6. Trong thời gian phương tiện qua cầu, thuyền trưởng phải:

1. Cho phương tiện đi đúng khoang thông thuyền có báo hiệu theo "Quy tắc Báo hiệu đường thuỷ nội địa Việt Nam". Đối với những cầu có phao dẫn luồng vào khoang thông thuyền, thuyền trưởng phải điều khiển phương tiện đi theo luồng giới hạn của hai hàng phao;

2. Trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện khi đi qua khoang thông thuyền để xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xẩy ra;

3. Giảm đốc độ chạy tàu tới mức cần thiết, đảm bảo chủ động trong điều khiển phương tiện.

 

Điều 7. Ban đêm thuyền trưởng chỉ được phép cho phương tiện qua cầu khi khoang thông thuyền có đủ đèn báo hiệu theo quy định.

 

Điều 8.

1. Về mùa lũ, tại thời điểm dưới chân cầu dòng nước chảy xiết, xét thấy không an toàn, thuyền trưởng phải cho phương tiện dừng lại. Trong thời gian chờ qua cầu, sà lan phải được neo buộc chắc chắn tại vị trí an toàn và phải bố trí người trực phương tiện, đề phòng trường hợp sà lan bị trôi, va vào trụ cầu. Nếu có nhiều đoàn cùng qua cầu, các thuyền trưởng cần phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, lần lượt đưa từng phương tiện qua cầu.

2. Tại các cầu có trạm điều tiết của cơ quan quản lý đường thuỷ, thuyền trưởng phải tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của trạm.

 

Điều 9. Nghiêm cấm thuyền trưởng:

1. Buộc phương tiện vào thành cầu;

2. Cho phương tiện đi song hàng hoặc tránh, vượt nhau khi qua cầu;

3. Điều khiển phương tiện qua cầu khi thiếu thuyền viên theo quy định;

4. Neo đậu phương tiện trong phạm vi bảo vệ cầu.

 

Điều 10. Chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về việc điều động phương tiện và người điều khiển phương tiện không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định hiện hành.

 

Điều 11. Cơ quan quản lý cầu, cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa, chủ phương tiện thuỷ, thuyền trưởng phương tiện... vi phạm các quy định tại Quyết định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 613/2000/QD-BGTVT
Hanoi, March 16, 2000
 
DECISION
ON REGULATION ON ENSURING ORDER AND SAFETY OF NAVIGATION THROUGH BRIDGES ON INLAND WATERWAYS
THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
Pursuant to Decree No. 22/CP of March 22, 1994 of the Government providing for the tasks, powers, State management responsibilities and organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;
Pursuant to Decree No. 40/CP of July 5, 1996 of the Government on ensuring order and safety in inland waterway navigation and Decree No. 77/1998/ND-CP of September 26,1998 of the Government amending and supplementing Decree No.40/CP;
Pursuant to Decree No. 171/1999/ND-CP of December 7, 1999 of the Government detailing the implementation of the Ordinance on Protection of Traffic Works with regard to river navigation works;
At the proposal of the Director of the Vietnam River Navigation Department and the Director of the Legal Department,
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the "Regulation on ensuring order and safety of navigation through bridges on inland waterways".
Article 2.-To assign the following tasks to the Director of the Vietnam River Navigation Department, the Director of the Vietnam Land Road Department and the General Director of the Vietnam Railways Union:
1. Within the ambit of their responsibilities to guide and organize the implementation of this Regulation.
2. To organize the popularization of this Regulation on the mass media so that all the related organizations and individuals may understand and implement it.
3. To guide the communications inspection forces to coordinate with the traffic police and local administration to intensify their inspection and strictly handle the violations.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4.-The Director of the Office of the Ministry, the Director of the Legal Department, the Director of the Vietnam River Navigation Department, the Director of the Vietnam Land Road Department, the General Director of the Vietnam Railways Union, the Directors of the provincial/municipal Communications and Transport Services and the Communications and Public Works Services, the related organizations and individuals shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Pham Quang Tuyen
 
REGULATION
ON ENSURING ORDER AND SAFETY OF NAVIGATION THROUGH BRIDGES ON INLAND WATERWAYS
(Issued together with Decision No. 613/2000/QD-BGTVT of March 16, 2000 of the Minister of Communications and Transport)
Article 1.-The bridge management agency on inland waterways shall have:
1. To install signboards marking navigable spans according to the Regulation on Signals on Inland Waterways of Vietnam stipulated by Decision No. 1538/QD-KHKT of August 3, 1992 of the Minister of Communications, Transport and Post (now the Ministry of Communications and Transport) and Decision No. 1431/1999/QD-BGTVT of June 15, 1999 of the Minister of Communications and Transport;
2. To place a reverse water gauge at the bridge pier (with zero level as the lowest point of the beam base, bridge clearance indicator being the water surface);
3. At bridges with clearance and breadth of navigable spans below the norms specified at Vietnam Standards 5664-1992 on technical grading of inland waterways, there must be measures to ensure navigation safety and written notice to the waterway management agency so as to agree on measures to guide the safe passage of waterway means through the navigable bridge spans.
Article 2.-When conducting survey, maintenance, repair, construction (called construction in general) at bridges, the building units shall have :
1. Not to affect the waterway navigation throughout the construction period;
2. Where an anti-collision system is added to the bridge to protect the bridge piers, this system must not affect the safety of the waterway means passing under the bridge;
3. When it is necessary to restrict or temporarily prohibit navigation on the waterway, prior permission must be obtained from the waterway management agency at the Section or higher level, and such restriction or prohibition must be announced on the mass media at least 10 (ten) days in advance;
4. All obstacles on the river-bed must be removed from the bridge protection area after the construction.
Article 3.-The management agency in charge of inland waterways shall have:
1. To install signals to guide the course for waterway means entering the bridge area under the approved plan;
2. Any change of the navigable span must be notified to the bridge management agency in order to move the lights and signals of the navigable span accordingly.
Article 4.-Before giving the start-off to the transport means, the captain shall have to carefully enquire into the characteristics of the bridges through which the means shall have to pass, such as:
- Position of the navigable spans;
- Clearance of each bridge;
- Breadth of the navigable spans;
- State of the river course and flow;
In order to take measures in advance to ensure safety during passage of difficult and perilous places.
Article 5.-Before steering the means through the structure, the captain has:
1. To draw up the travel plan, including: plan to assemble the crew, distribution of work to each crew member, definition of the technical performance of each crew member’ when taking the means through the structure;
2. To directly inspect the safety equipment, such as the steering and anchoring devices, push poles, cushions... especially when passing through structures in the area subject to the tidal regime;
3. To inspect the preparations and assign crew members to stand guard at necessary positions and prepare equipment and outfit to prevent impacts under the approved plan;
4. To take great precaution when going downstream through the bridges, especially for the bridges near cross-sections of the water course.
Only when all conditions: water course, hydrology, weather, technical parameters of the bridge and the transport means are considered safe is it allowed to take the means through the bridge. Whenever suspicions remain, the captain must order the means to stop in order to investigate and ask for guidance from the Riverways Management Section or Station.
Article 6.-While the means passes through the bridge, the captain has:
1. To direct the means exactly along the signaled navigable span according to the "Regulation on Signals of Inland Waterways of Vietnam." For the bridges having buoys guiding into the navigable span, the captain must steer the means along the limit course between two rows of buoys;
2. He must personally direct and command the means when passing the navigable span in order to deal in time with all contingencies;
3. To slow down the speed of the means to the necessary level in order to have the initiative in steering the means.
Article 7.-At night time, the captain can order the means to pass the bridge only when the navigable span has enough signal lights on as prescribed.
Article 8.-
1. In the flood season, when the flow is turbulent at the foot of the bridge and when it is considered unsafe for passage, the captain shall have to stop the means. While awaiting passage, the motor launch must be firmly tied to a safe place and one person must be posted to guard the means to provide against possible drift or impacting on the bridge pier. If several convoys pass the bridge at the same time, the captains must coordinate with and support one another and take the means one by one through the bridge.
2. At the bridge where the waterways management agency has established a regulating station, the captain must strictly obey the guidance of the station.
Article 9.-The captain is strictly forbidden:
1. To tie the means to the bridge framework;
2. To direct the means to move abreast, or to avoid or overtake each other when passing through the bridge;
3. To steer the means through the bridge when not all the crew members are on hand as prescribed;
4. To anchor the means within the bridge protection areas.
Article 10.-The means owner must take responsibility for using means and drivers not meeting the currently prescribed criteria .

Article 11.-The management agency of bridges, the management agency of inland waterways, the owners of waterway means, the captains of vessels who violate the stipulations of this Decision shall be dealt with according to law.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 613/2000/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất