Quyết định 51/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa

thuộc tính Quyết định 51/2015/QĐ-TTg

Quyết định 51/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:51/2015/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:14/10/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa

Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.
Tại Quyết định, Thủ tướng yêu cầu tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa phải nhanh chóng thông báo ngay cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc cơ quan công an gần nhất.
Thuyền trưởng, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm tham gia cứu nạn khi phát hiện hay nhận được thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa gần khu vực hoạt động nếu không gây mất an toàn cho người, phương tiện của mình; đồng thời, thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hàng năm Bộ Giao thông Vận tải, UBND cấp tỉnh phải xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa tại các khu vực địa bàn trọng điểm. Tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm phối hợp tham gia diễn tập khi được yêu cầu.

Xem chi tiết Quyết định51/2015/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 51/2015/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2015

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, vùng nước ngoài luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải; trách nhiệm chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; trách nhiệm chủ trì, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, vùng nước ngoài luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, vùng nước ngoài luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải (sau đây gọi là phương tiện) bao gồm: Phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Đường dây nóng là số điện thoại phục vụ 24/24 giờ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
3. Chỉ huy hiện trường tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là chỉ huy hiện trường) là người điều phối hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, duy trì liên lạc giữa hiện trường với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn và thực hiện các chỉ dẫn của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn để thực hiện tổ chức tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường.
4. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn) là cơ quan được giao trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
5. Lực lượng tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa là các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân khác tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc khi phát hiện sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
6. Tai nạn giao thông đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn xảy ra do đâm va hoặc sự cố dẫn đến chìm đắm phương tiện chuyên chở dầu hoặc hóa chất độc hại gây nguy hiểm; nguy cơ cao gây dịch bệnh cho người hoặc môi trường sống; phải cấm luồng hoặc gây tắc luồng.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa yêu cầu tìm kiếm, cứu nạn phải được thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa và cơ quan chủ trì.
2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc.
3. Bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
5. Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được tìm kiếm, cứu nạn và bảo vệ môi trường.
Điều 5. Phân vùng trách nhiệm cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi địa giới hành chính địa phương.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp tai nạn đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hai hoặc nhiều địa phương cấp tỉnh; chỉ đạo việc phối hợp tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực ranh giới của hai địa phương cấp tỉnh trở lên trong trường hợp cần thiết.
3. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong tình huống vượt quá khả năng ứng phó của cơ quan chủ trì quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
Lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa bao gồm:
1. Các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân khác.
2. Các đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa khu vực; cảng vụ đường thủy nội địa.
3. Lực lượng, phương tiện, thiết bị của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.
4. Lực lượng, phương tiện, thiết bị của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam huy động.
5. Lực lượng, phương tiện, thiết bị của các trung tâm xử lý sự cố tràn dầu.
6. Các lực lượng, phương tiện, thiết bị khác hoạt động trên đường thủy nội địa.
Điều 7. Diễn tập phối hợp tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa tại các khu vực địa bàn trọng điểm.
2. Hoạt động phối hợp, triển khai diễn tập được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 8. Nguồn kinh phí tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, hỗ trợ, viện trợ và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm. Việc lập, xây dựng dự toán và thanh toán kinh phí thực hiện theo đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia tìm kiếm, cứu nạn được thanh toán, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Chương II
THÔNG TIN, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 9. Thông tin tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa sử dụng đường dây nóng hoặc hình thức liên lạc khác để tiếp nhận thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Nội dung thông tin bao gồm:
a) Xác định vị trí người, phương tiện bị sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn;
b) Tính chất sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn;
c) Thời gian bị sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn;
d) Số người bị nạn khi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn và tên, tuổi hoặc nhận dạng về người bị nạn;
đ) Các thông tin khác: Tên phương tiện bị nạn, số đăng ký, đăng kiểm hoặc các nhận dạng khác; yêu cầu trợ giúp cứu người bị nạn hoặc lai dắt, cứu hộ phương tiện và các yêu cầu khác; tên, địa chỉ và các phương thức liên lạc với chủ phương tiện.
Điều 10. Cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc Cơ quan công an gần nhất một cách nhanh nhất.
2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin (bao gồm trường hợp thông tin chưa đầy đủ được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quyết định này) có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo ngay cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn và tổ chức lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm cứu nạn theo chức năng nhiệm vụ của mình.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý ngay thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa; chuẩn bị ngay phương án, tiến hành tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 11. Quy định cảnh báo, thông báo khu vực nguy hiểm, thiên tai trên đường thủy nội địa
1. Cảnh báo, thông báo, dự báo vùng nguy hiểm, thiên tai, thảm họa thực hiện theo quy định chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương.
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải theo phân cấp quản lý ra thông báo hạn chế giao thông đường thủy nội địa, thông báo khu vực nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cấm phương tiện hoạt động giao thông qua khu vực nguy hiểm.
3. Trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa ảnh hưởng đến công trình đường bộ, đường sắt, công trình thủy lợi, thủy điện hoặc khu vực sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, phóng xạ, cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý công trình, cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp thông báo, cảnh báo, hạn chế giao thông hoặc cấm để bảo đảm an toàn cho công trình và hoạt động giao thông tại khu vực.
4. Các phương tiện thông tin đại chúng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp phát tin cảnh báo về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 12. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
Khi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm:
1. Tổ chức nắm bắt tình hình về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa để đưa ra phương án phù hợp, điều động hoặc kiến nghị điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị đến ứng phó kịp thời và hiệu quả.
2. Chỉ định chỉ huy hiện trường tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn gây nguy hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để được giải quyết kịp thời.
4. Duy trì thông tin liên lạc với chỉ huy hiện trường, chỉ đạo hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
5. Theo dõi từng tình huống, diễn biến của vụ việc để biết, xử lý thông tin, đưa ra chỉ dẫn, biện pháp hỗ trợ, cứu nạn kịp thời đối với người, phương tiện bị nạn và giữa chỉ huy hiện trường với lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
6. Trực tiếp điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi cần thiết; báo cáo ngay cấp có thẩm quyền trực tiếp về tìm kiếm, cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị đến ứng phó khi vượt khả năng ứng phó của mình.
7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan khác để giải quyết hậu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn.
8. Trường hợp phương tiện nước ngoài hoặc phương tiện có người nước ngoài xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa, cơ quan chủ trì có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước có người, phương tiện bị nạn cùng giải quyết hậu quả vụ việc liên quan.
Điều 13. Chỉ huy hiện trường tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Chỉ huy hiện trường được cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chỉ định có trách nhiệm:
a) Trực tiếp chỉ huy và huy động các lực lượng tham gia triển khai phương án tìm kiếm, cứu nạn theo tình huống cụ thể tại hiện trường;
b) Thống nhất chỉ huy bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn;
c) Duy trì thông tin liên lạc giữa phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn với người, phương tiện bị nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
d) Thực hiện các chỉ dẫn, yêu cầu về tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
đ) Báo cáo, đề xuất với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn việc bổ sung, thay đổi phương án tổ chức tìm kiếm, cứu nạn hoặc tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa; việc thay đổi phương án tổ chức tìm kiếm, cứu nạn hoặc việc dừng, chấm dứt hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải được cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chấp thuận;
e) Được quyền điều chỉnh phương án tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với tình hình thực tế trong trường hợp khẩn cấp và không thể liên lạc được với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn, sau đó phải báo cáo với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong thời gian sớm nhất.
2. Trường hợp tại nơi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa mà chưa có chỉ huy hiện trường thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phát hiện và đến sớm nhất là chỉ huy hiện trường tạm thời và thực hiện ngay việc báo cáo cơ quan chủ trì tìm kiếm cứu nạn, đồng thời chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn cho đến khi có chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn.
3. Trường hợp vượt quá khả năng huy động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn hoặc chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn tạm thời phải báo cáo ngay cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc chính quyền địa phương gần nhất hoặc các cơ quan liên quan trợ giúp.
Điều 14. Tổ chức, cá nhân khác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
Tổ chức, cá nhân phối hợp tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm:
1. Chấp hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.
2. Phối hợp với các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn khác tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa dưới sự điều hành của chỉ huy hiện trường và điều động của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn; kịp thời thông báo cho chỉ huy hiện trường và cơ quan có thẩm quyền biết những thông tin liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
3. Trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa gây nguy hại đến môi trường phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 15. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phối hợp tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Tham gia cứu người bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa khi phát hiện hay nhận được thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa gần khu vực đang hoạt động nếu không mất an toàn cho người, phương tiện của mình; thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;
b) Chấp hành lệnh điều động tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi được cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa huy động. Trong trường hợp khẩn cấp và chưa có lệnh điều động của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa, phải chấp hành sự huy động của chỉ huy hiện trường.
2. Thuyền trưởng, người lái phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm:
a) Phối hợp, liên lạc với người, phương tiện bị nạn và cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn nắm tình hình, thống nhất cách thức, biện pháp duy trì liên lạc với người, phương tiện bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;
b) Trường hợp giữa bên bị nạn và bên tham gia tìm kiếm, cứu nạn đã thống nhất được biện pháp hỗ trợ cứu nạn mà không cần sự hỗ trợ thêm phải báo cáo ngay cơ quan chủ trì về tìm kiếm, cứu nạn hoặc chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn biết để dừng việc huy động hỗ trợ, cứu nạn;
c) Trường hợp cần sự hỗ trợ thêm, phải thông báo cho cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết;
d) Được quyền đề xuất phương án tìm kiếm, cứu nạn với chỉ huy hiện trường; thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của chỉ huy hiện trường và có trách nhiệm thông tin, báo cáo cho chỉ huy hiện trường.
3. Người trên phương tiện gặp sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong điều kiện có thể, có trách nhiệm:
a) Tìm mọi biện pháp tự cứu mình và người trên phương tiện, giảm thiểu nguy cơ tử vong do sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa xảy ra;
b) Liên lạc với các lực lượng, phương tiện, người dân gần nhất để được cứu nạn kịp thời;
c) Trực tiếp hoặc thông qua lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn thông báo cho cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn để được chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG TÌM KIẾM, CỨU NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 16. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa để huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của địa phương, cơ quan, tổ chức đóng tại địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn.
2. Báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong quá trình tổ chức, chỉ huy hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng và trong trường hợp tình huống vượt khả năng ứng phó của địa phương để được chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
3. Xây dựng các phương án huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của địa phương, cơ quan, tổ chức đóng tại địa phương tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn.
4. Huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn và các lực lượng, phương tiện, thiết bị của địa phương khác đang hoạt động gần khu vực xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa; giữ gìn an ninh trật tự trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ giúp đỡ người bị nạn.
5. Chủ trì, chỉ đạo phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan xác minh, điều tra, giải quyết các vụ sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên phạm vi địa bàn.
6. Bảo đảm an toàn giao thông cho các phương tiện hoạt động qua khu vực đang tiến hành tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa, trên tuyến đường thủy nội địa địa phương và tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng.
7. Phê duyệt kế hoạch diễn tập tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa của địa phương.
Điều 17. Bộ Giao thông vận tải
1. Huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định này.
2. Báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong quá trình tổ chức, chỉ huy hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng và trong tình huống vượt quá khả năng ứng phó của Bộ Giao thông vận tải để được chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các Bộ, ngành, địa phương phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai các phương án, kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của các chuyên ngành đường thủy nội địa, hàng hải, đường bộ, đường sắt thực hiện nhiệm vụ của mình với việc sẵn sàng tham gia trực và tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của cơ quan, đơn vị mình phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa; điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ tham gia tổ chức tìm kiếm, cứu nạn phương tiện của Bộ, ngành khác và địa phương theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
5. Tổ chức, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực tìm kiếm, cứu nạn thuộc tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
6. Hằng năm báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa của các lực lượng, phương tiện thuộc Bộ để tổng hợp theo quy định,
7. Phê duyệt kế hoạch diễn tập tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình.
Điều 18. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
1. Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân điều động các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa khi tình huống xảy ra vượt quá khả năng của lực lượng tìm kiếm, cứu nạn.
2. Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa cho các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; giám sát, kiểm tra các cơ quan triển khai thực hiện.
Điều 19. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
1. Chỉ đạo các biện pháp phòng, tránh lũ, bão, áp thấp nhiệt đới và các loại hình thiên tai liên quan đến giao thông đường thủy nội địa.
2. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn khi có người, phương tiện bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa do lũ, bão, áp thấp nhiệt đới gây ra.
Điều 20. Bộ Quốc phòng
1. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, các quân khu đóng trên địa bàn và các lực lượng khác của quân đội trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng; sẵn sàng trực và tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo địa bàn hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị quân đội tham gia tìm kiếm, cứu nạn đối với phương tiện, tàu thuyền thuộc quyền quản lý của quân đội hoặc theo đề nghị của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.
3. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng quốc phòng theo quy định.
Điều 21. Bộ Công an
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của Công an trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công an gắn với việc sẵn sàng trực và tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
2. Điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn đối với phương tiện thuộc quyền quản lý của Công an hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn; điều tra và xử lý các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Công an theo quy định.
Điều 22. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo đúng quy định.
Điều 23. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa khi có tình huống xảy ra đối với phương tiện, tàu thuyền thuộc ngành thủy sản; phương tiện, tàu thuyền của Bộ, ngành khác và địa phương khi được yêu cầu.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động cứu nạn tàu cá tham gia giao thông đường thủy nội địa.
3. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa của Bộ theo quy định.
4. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các Bộ, ngành bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên tuyến đường thủy nội địa để có biện pháp ứng phó khi sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa xảy ra.
Điều 24. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của đơn vị mình tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
2. Trong phạm vi trách nhiệm, khi nhận được thông tin, yêu cầu về giải quyết sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa, phải có ngay biện pháp ứng phó.
3. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong việc xây dựng phương án sử dụng lực lượng phương tiện của Bộ, ngành mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 25. Tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động giao thông đường thủy nội địa
1. Chấp hành lệnh của cơ quan có thẩm quyền về huy động phương tiện của mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Phối hợp tham gia diễn tập tìm kiếm, cứu nạn khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Cập nhật đường dây nóng của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa trên phương tiện và thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện.
Điều 26. Tổ chức, cá nhân quản lý lực lượng, phương tiện, thiết bị đóng tại địa phương
1. Thông tin đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Trong khả năng, phải nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.
3. Điều động lực lượng, phương tiện của đơn vị mình tham gia phương án, kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn dưới sự điều hành chỉ huy hiện trường.
4. Tham gia diễn tập tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa tại địa bàn khi được yêu cầu.
Điều 27. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Phối hợp và cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin liên quan đến người, phương tiện được bảo hiểm theo nội dung yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn khi tiến hành cứu nạn và giải quyết vụ việc.
2. Phối hợp với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn và các cơ quan liên quan giải quyết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
Điều 29. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp những vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung kịp thời, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
-
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
-
Ngân hàng Chính sách xã hội;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
-
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
-
BCĐ Trung ương về phòng, chng thiên tai;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
Lưu: VT, NC (3b). M

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ T
HỦ TƯỚNG



 

 

 

 



H
oàng Trung Hải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 51/2015/QD-TTg datedOctober 14, 2015 of the Prime Minister on regulations on search and rescue activities on inland waterways

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Navigation dated June 15, 2004 and Law on amendments to the Law on Inland Waterway Navigation dated June 17, 2014;

At the request of the Minister of Transport,

The Prime Minister promulgates the Decision regulating search and rescue activities on inland waterways.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Decision regulates the organization of search and rescue on inland waterways, port waters, inland wharves, waters other than navigable channels, waters not yet managed and exploited for traffic transport; responsibilities of the National Search and Rescue Committee for directing search and rescue; responsibilities of the Ministry of Transport, People’s committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as People’s committees of provinces), ministries, sectors and relevant organizations, individuals for presiding over and organizing search and rescue.

Article 2. Subject of application

This Decision applies to organizations and individuals at home and abroad in connection with search and rescue on inland waterways, port waters, inland wharves, waters other than navigable channels, waters not yet put managed and exploited for traffic transport;

Article 3. Interpretation of terms

In this Decision, some terms are construed as follows:

1. Vehicles operating on inland waterways, port waters, inland wharves, waters other than navigable channels, waters not yet managed and exploited for traffic transport (hereinafter referred to as vehicles) include inland watercraft, ships, military ships, public service ships, fishing ships and other vehicles as prescribed.

2. Hot lines mean telephone numbers serving search and rescue activities round-the-clock.

3. Commander of search and rescue operations on inland waterways (hereinafter referred to as site commander) means a person who coordinates activities of search and rescue, keeps contact with agencies presiding over search and rescue operation and implements directions made by such agencies for search and rescue activities.

4. Agencies presiding over search and rescue activities on inland waterways (hereinafter referred to as search and rescue agencies) mean the agencies that are tasked with coordinating search and rescue activities on inland waterways.

5. Forces that organize search and rescue operation on inland waterways mean agencies, units affiliated to ministries, sectors and localities that carry out search and rescue activities, full time or part time, other organizations and individuals that participate in search and rescue operation at the request of search and rescue agencies or upon detecting natural disasters, catastrophe, and traffic accidents on inland waterways.

6. Particularly serious accidents on inland waterways mean accidents caused by collision or incidents resulting in the sinking of vehicles transporting oil or dangerous harmful chemicals; high risks of epidemic diseases to people and living environment;

Article 4. Principles of organizing search and rescue on inland waterways

1. Information about natural disasters, catastrophe, and traffic accidents on inland waterways in need of search and rescue operation must be reported immediately to local authorities where the event takes place and search and rescue agencies.

2. Take the initiative in getting human force, vehicles and equipment ready for emergency responses within each area and nature of the event.

3. Guarantee information for emergency responses; make immediate reports to competent authorities upon finding the incident out of control of inland waterway search and rescue forces.

4. Command close cooperation with other forces in mobilizing the participation in search and rescue operation during the organization and implementation of search and rescue;

5. Guarantee safety for people and vehicles taking part in search and rescue operation; for construction works and vehicles operating on the area where activities of search and rescue take place.

Article 5. Responsibilities of search and rescue agencies

1. People’s committees of provinces shall preside over the organization of search and rescue on inland waterways within local administrative divisions.

2. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with ministries, sectors and localities in organizing search and rescue on inland waterways in case of particularly serious concerning two or more provinces; direct cooperation with search and rescue organizations in the area bordering two provinces in case of need.

3. National Search and Rescue Committee shall direct ministries, sectors and localities to mobilize human forces, vehicles and equipment for search and rescue operation in cases out of control of search and rescue agencies as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 6. Human forces, vehicles and equipment participating in inland waterway search and rescue operation

Human forces, vehicles and equipment participating in inland waterway search and rescue operation include:

1. Organizations and units that carry out search and rescue operation, part time or full time, affiliated to ministries, sectors and localities; and other relevant organizations and individuals.

2. Organizations and units that carry out management and maintenance of regional inland waterways; inland waterway port authorities;

3. Human forces, vehicles and equipment from agencies and units based in the administrative division;

4. Human forces, vehicles and equipment from foreign organizations and individuals as mobilized by Vietnam’s competent agencies;

5. Human forces, vehicles and equipment from the centers that handle oil spill;

6. Other human forces, vehicles and equipment operating on inland waterways;

Article 7. Inland waterways search and rescue drills

1. Annually, in reliance on actual circumstances, the Ministry of Transport, People’s committees of provinces shall establish plans for search and rescue drills on inland waterways in key administrative divisions.

2. Activities of cooperation and deployment of drills are implemented in accordance with laws.

Article 8. Expenditure on search and rescue operation on inland waterways

1. Expenditure on search and rescue operation on inland waterways includes sources from state budget, sponsorships, grants, aides and voluntary contributions from organizations and individuals, and other legal sources as prescribed.

2. Sources from state budget are allocated in annual budget estimates. Establishment of cost estimates and payment of expenditures are implemented in accordance with the Law on State Budget and applicable guiding documents.

3. Organizations and individuals that participate in search and rescue operation shall be subsidized according to laws.

Chapter II

COMMUNICATION AND ORGANIZATION OF SEARCH AND RESCUE ON INLAND WATERWAYS

Article 9. Communication in search and rescue operation on inland waterways

1. Search and rescue agencies shall use hot lines or other means of communication to receive information about natural disasters, catastrophe, and traffic accidents on inland waterways.

2. Information includes:

a) Locate people and vehicles suffering natural disasters, catastrophe and accidents;

b) Nature of natural disasters, catastrophe, accidents;

c) Time of natural disasters, catastrophe, and accidents;

d) Number of victims, name, age or identity;

dd) Other information: Name of vehicles in distress, registration number, or other identities; requests for rescue of victims, tug boats, and vehicles; name, address and means of communication with vehicle owners.

Article 10. Supply, receipt and handling of information about search and rescue operation on inland waterways

1. Organizations or individuals upon detecting or being notified of people and vehicles in distress on inland waterways shall be responsible for making immediate reports to local authorities where the event takes place, or to search and rescue agencies or police authorities in closest proximity.

2. Agencies or units that receive the information (including cases of inadequate information as prescribed in Clause 2, Article 9 hereof) shall be responsible for carrying out the inspection and making immediate reports to search and rescue agencies, and organizing human force, vehicles and equipment taking part in search and rescue operation within functions and duties.

3. Agencies or units tasked with carrying out search and rescue operation shall be responsible for receiving and handling information about incidents on inland waterways and immediately preparing plans for search and rescue operation.

Article 11. Warnings, notices about dangerous areas, natural disasters on inland waterways

1. Warnings, notices and forecasts about dangerous areas, natural disasters are implemented within functions and duties of Ministries, sectors and localities.

2. Vietnam Inland Waterway Administration, the Services of Transport within management shall issue notices about restrictions on inland waterways traffic and dangerous areas on mass media.

3. In case natural disasters, catastrophe and traffic accidents affect road and railway works, irrigation and hydro-power works or cause oil spill, leakage, dispersion of harmful chemicals, radiation, search and rescue agencies shall cooperate with agencies or units managing the works, relevant agencies in making notices, warnings or restrictions or prohibitions on traffic to ensure safety for the works and traffic activities in the area.

4. Means of mass media within functions and duties shall make media coverage of warnings about natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways.

Article 12. Search and rescue agencies

Upon occurrence of natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways, search and rescue agencies shall take the following responsibilities:

1. Grasp developments of natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways to put forward appropriate plans, mobilize human force, vehicles and equipment for timely and effective responses.

2. Appoint site commanders;

3. Ensure traffic order and safety throughout; in case of natural disasters, catastrophe and traffic accidents, make immediate reports to state administration agencies for environmental protection for timely handling;

4. Keep constant contact with site commanders and direct activities of search and rescue;

5. Grasp the situation and developments of the event to provide timely instructions on rescue of people and vehicles in distress and lead coordination between site commanders and human force, vehicles and equipment taking part in search and rescue

6. Directly mobilize human force, vehicles and equipment for search and rescue operation if necessary; make immediate reports to competent authorities for supports if the situation is out of control.

7. Cooperate with other relevant agencies, organizations in resolving consequences of search and rescue tasks;

8. In case foreign vehicles or vehicles carrying foreigners are in distress on natural disasters, catastrophe or traffic accidents on inland waterways, search and rescue agencies shall be responsible for making reports to National Search and Rescue Committee and the Ministry of Foreign Affairs for cooperation with competent agencies of the country with people and vehicles in distress in handling consequences.

Article 13. Site commanders;

1. Site commanders appointed by search and rescue agencies shall take the following responsibilities:

a) Directly command and mobilize forces for search and rescue activities in each specific situation;

b) Unify commands to ensure safety to people and vehicles taking part in search and rescue operation;

c) Keep constant contact between vehicles taking part in the operation and people and vehicles in distress; assign specific tasks to each vehicle taking part in the operation; make constant reports to search and rescue agencies on the operation of search and rescue on site;

d) Carry out instructions and requests for on-site search and rescue given by search and rescue agencies:

dd) Make reports and proposals to search and rescue agencies for supplements or changing plans for search and rescue, or reinforcing human force, vehicles and equipment taking part in the operation appropriate to actual conditions of search and rescue activities on inland waterways; changing or halting plans for organizing search and rescue operation must be approved by search and rescue agencies;

e) Have the right to make adjustments to plans for search and rescue in accordance with actual conditions in case of emergency and impossibility to make contact with search and rescue agencies but an early report must be made afterwards;

2. In case an incident happens without presence of the site commander, the captain or driver of the vehicle who detects and arrives at the site soonest shall play the role of the site commander in making immediate reports to search and rescue agencies and keep commanding the activities of search and rescue until the site commander is available.

3. In case the incident is out of capacity for mobilization of forces, the site commander or his/her temporary substitute must make immediate to search and rescue agencies or to local authorities in close proximity for supports.

Article 14. Other organizations and individuals in coordination

Organizations and individuals in coordination shall take the following responsibilities:

1. Obey orders given by search and rescue agencies

2. Cooperate with other units in taking part in activities of search and rescue on inland waterways under the command of the site commander and orders of search and rescue agencies; make immediate reports to the site commander and competent agencies on activities of search and rescue.

3. Make immediate reports to state administration agencies on environmental protection in case the incident causes damage to the environment;

Article 15. Captain and driver in coordination

1. The captain or driver of vehicles operating on inland waterways shall take the following responsibilities:

a) Take part in the rescue of victims upon detecting or receiving information about natural disasters, catastrophe or traffic accidents on inland waterways close to its area of operation if safety to its people and vehicle is ensured; make reports to local authorities or search and rescue agencies about its activities of search and rescue;

b) Obey orders given by search and rescue agencies; For emergencies without orders given by search and rescue agencies, obey orders given by the site commander;

2. Captain and driver of search and rescue vehicles shall take the following responsibilities:

a) Cooperate and keep contact with people and vehicles in distress and search and rescue agencies in grasping situation and unifying methods and measures to keep contact with people and vehicles in distress; protect traces and evidence related to the accident;

b) In case the party in distress and party taking part in search and rescue both agree on rescue measures without the need of additional assistance, an immediate report must be made to search and rescue agencies or the site commander for halting mobilization of assistance;

c) In case additional assistance is needed, proposals must be made to search and rescue agencies for assistance if necessary;

d) Have the right to make proposals for search and rescue measures to the site commander; perform duties as assigned by the site commander;

3. People on vehicles in distress within possible conditions should:

a) Seek all measures possible to save their own lives and people on the vehicles, minimize death toll;

b) Make contact with human force, vehicles and residents in proximity for early rescue;

c) Make notifications to search and rescue agencies directly or through human force or vehicles taking part in the operation for instructions;

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, UNITS AND INDIVIDUALS FOR SEARCH AND RESCUE ON INLAND WATERWAYS

Article 16. People’s committees of provinces

1. Preside over and cooperate with relevant competent agencies in mobilizing human force, vehicles and equipment from localities, agencies and organizations based in localities to take part in search and rescue activities on inland waterways within the administrative division.

2. Make reports to National Search and Rescue Committee during the organization of search and rescue activities and in cases beyond control of localities for instructions and assistance;

3. Establish plans for mobilization of human force, vehicles and equipment from localities, agencies and organizations based in localities to take part in search and rescue activities on inland waterways within the administrative division.

4. Mobilize human force, vehicles and equipment from organizations and agencies based in the administrative division and human force, vehicles and equipment from other localities operating in close proximity to areas where the accident happens for search and rescue operation; keep order and security during search and rescue operation;

5. Preside over and cooperate with other relevant agencies, organizations, and individuals in verifying, inspecting and resolving natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways within the administrative division;

6. Ensure traffic safety to vehicles traveling across the area where search and rescue operation on inland waterways takes place, on local and specialized inland waterways routes;

7. Grant approval for plans for search and rescue drills on inland waterways;

Article 17. The Ministry of Transport

1. Mobilize human force, vehicles and equipment from ministries, sectors and localities, units, organizations and individuals in coordination as prescribed in Clause 2, Article 5 hereof;

2. Make reports to National Search and Rescue Committee during the organization of search and rescue activities and in cases beyond control of the Ministry of Transport for instructions and assistance;

3. Direct agencies and units affiliated to the Ministry to cooperate with People’s committees of provinces and relevant ministries and sectors in establishing and developing plans of combining use of forces, vehicles and equipment from inland waterways, maritime, road and railway branches that are on duty and ready for being involved in watch keeping, search and rescue activities on inland waterways;

4. Direct agencies and units affiliated to the Ministry to mobilize forces, vehicles and equipment from their own and cooperate with People’s committees of provinces in search and rescue activities; mobilize forces, vehicles and equipment belonging to the Ministry for search and rescue of vehicles that belong to other ministries, sectors and localities at the request of National Search and Rescue Committee;

5. Organize and ensure traffic safety in the areas where search and rescue activities take place within national inland waterways routes;

6. Make annual reports to National Search and Rescue Committee on activities of search and rescue on inland waterways conducted by forces and vehicles belonging to the Ministry for compilation as prescribed;

7. Grant approval for plans for search and rescue drills on inland waterways submitted by Vietnam Inland Waterways Administration;

Article 18. National Search and Rescue Committee

1. Direct ministries, sectors, localities, organizations and individuals to mobilize human force, vehicles and equipment for search and rescue operation on inland waterways when the case is out of control of search and rescue forces;

2. Provide guidance to ministries, sectors and localities on providing training in professional competence of search and rescue on inland waterways to other relevant organizations and individuals; monitor and inspect the implementation by agencies;

Article 19. Central Steering Committee for natural prevention and control

1. Provide guidance on measures to prevent storms, floods, tropical depression and other types of natural disasters related to inland waterways traffic;

2. Cooperate with National Search and Rescue Committee in mobilizing forces, vehicles and equipment for search and rescue activities when people and vehicles are in distress as a result of floods, storms and tropical depression;

Article 20. The Ministry of National Defense

1. Cooperate with National Search and Rescue Committee in establishing and developing plans of combining forces, vehicles and equipment from Navy, Border Guard, Coastguard and military zones based in the administrative division and other military forces in the performance of the Ministry of National Defense’s duties; ready for keeping watch and participating in search and rescue within administrative division;

2. Mobilize military forces, vehicles and equipment for search and rescue of the vehicles, boats and ships under the management of the military or at the request of search and rescue agencies;

3. Make reports to National Search and Rescue Committee on activities of search and rescue on inland waterways conducted by natural defense forces as prescribed;

Article 21. The Ministry of Public Security

1. Cooperate with the Ministry of Transport and People’s committees of provinces in establishing and developing plans for combination of forces, vehicles and equipment from police forces in the performance of the Ministry of Public Security s duties along with keeping watch and participating in search and rescue;

2. Mobilize forces, vehicles and equipment under the management of Police forces or at the request of search and rescue agencies for search and rescue activities; investigate and handle traffic accidents on inland waterways according to law provisions;

3. Make reports to National Search and Rescue Committee on activities of search and rescue on inland waterways conducted by Police defense forces as prescribed;

Article 22. The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment

1. The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall allocate state budget to Ministries, sectors and localities for search and rescue activities on inland waterways.

2. Inspect management and use of state budget sources as allocated;

Article 23. The Ministry of Agriculture and Rural Development

1. Direct agencies and units affiliated to the Ministry to forces, vehicles and equipment from their own for search and rescue of vehicles and ships that belong to fisheries industry; vehicles and ships belonging to other ministries, sectors and localities as requested;

2. Cooperate with Ministries, sectors and localities in sharing information and database on the management of rescue activities for fishing ships operating on inland waterways;

3. Make reports to National Search and Rescue Committee on activities of search and rescue on inland waterways conducted by the Ministry as prescribed;

4. Direct agencies and units affiliated to the Ministry to cooperate with Ministries and sectors in ensuring safety to irrigation and dike works on inland waterway routes to put forward measures to respond when natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways happen;

Article 24. Ministries and ministerial-level agencies

1. Other ministries and sectors within functions and duties shall be responsible for cooperating with search and rescue agencies in mobilizing forces, vehicles and equipment from their own units to take part in search and rescue activities.

2. Put forward measures to respond immediately upon receipt of information or requests for handling of natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways within responsibility;

3. Cooperate with National Search and Rescue Committee in establishing plans for using forces and vehicles from their own ministries and sectors in search and rescue activities on inland waterways;

Article 25. Organizations and individuals having vehicles operating on inland waterways

1. Obey orders given by competent agencies on mobilization of vehicles for search and rescue activities on inland waterways;

2. Coordinate participation in search and rescue drills at the request of competent agencies;

3. Update hot lines of search and rescue agencies, captain or driver of watercraft;

Article 26. Organizations and individuals managing forces, vehicles and equipment based in localities

1. Make reports to agencies, organizations, and individuals upon detection of natural disasters, catastrophe and traffic accidents on inland waterways;

2. Quickly mobilize forces, vehicles and equipment for search and rescue activities at the request of search and rescue agencies within capability;

3. Mobilize forces, vehicles and equipment from their own units for search and rescue activities under the commands of the site commander;

4. Take part in search and rescue drills on inland waterways in the administrative division on request;

Article 27. Responsibilities of insurance enterprises for search and rescue on inland waterways

1. Cooperate and provide documents, records and information in connection with insured people and vehicles at the request of competent agencies for rescue operation and case settlement;

2. Cooperate with search and rescue agencies in handling and making compensations for damage according to law provisions;

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28. Implementation Effect

This Decision takes effect on December 01, 2015.

Article 29. Implementation provisions

1. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with National Search and Rescue Committee in inspecting and monitoring the implementation of this Decision.

2. During the implementation of this Decision, National Search and Rescue Committee and the Ministry of Transport should compile issues in need of amendments and supplements and make proposals to the Prime Minister for consideration and decision.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of the provincial People’s Committees, presidents of National Search and Rescue Committee, heads of relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for executing this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

Hoang Trung Hai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 51/2015/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất