Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT về quy trình biên soạn chỉnh sửa sách giáo khoa

thuộc tính Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2022/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:19/03/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Người biên soạn SGK phải có ít nhất 3 năm giảng dạy/nghiên cứu chuyên môn phù hợp
Ngày 19/3/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, nâng tiêu chuẩn đối với cá nhân biên soạn sách giáo khoa (SGK). Cụ thể, cá nhân biên soạn SGK phải có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có SGK được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có SGK được biên soạn.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa. Với mỗi bản mẫu SGK, chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết với các môn học, hoạt động giáo dục (môn học) có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết với các môn học từ 70 đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học còn lại. Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 02 lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần hai.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 05/5/2022.

Xem chi tiết Thông tư05/2022/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_________

Số: 05/2022/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2022

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

_____________

Căn cứ Luật Giáo dục ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
1. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 vào Điều 8 như sau:
"1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt (đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với kìa tuổi học sinh.
4. Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

1. Quy trình biên soạn sách giáo khoa

"a) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư này; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;

b) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư này;

d) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;

đ) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;

e) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.".

2. Yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa

a) Đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục; tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại; mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 02 (hai) lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai;

b) Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp có sách giáo khoa được thực nghiệm; việc dạy thực nghiệm được thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh. Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực nghiệm; mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 03 (ba) giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm;

c) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức đánh giá bài học thực nghiệm theo nội dung từng khoản (trừ những nội dung không thể hiện trong bài học) quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này).

3. Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa

a) Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa;

b) Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại khoản 1 Điều này trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

4. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cụ thể quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đối với việc biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước.".

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 như sau:
"3. Đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.".
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 11 như sau:
"a) Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn;".
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
"3. Đã từng tham gia một trong các công việc sau: xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa, có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo giáo viên về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định: hoặc có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp dạy học môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định.".
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 như sau:
"1. Chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, bản mẫu sách giáo khoa được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng. Thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này).
2. Hội đồng hợp, thảo luận về bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này).".
8. Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 1 Điều 17 như sau:
c) Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả; mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình, kết quả thực nghiệm; việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông; các thông tin liên quan khác (nếu có).
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
"Điều 18. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa là tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, có bản mẫu sách giáo khoa được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa chịu trách nhiệm báo cáo, tiếp thu, giải trình với Hội đồng về nội dung sách giáo khoa trong mỗi vòng thẩm định; hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa; giải trình với xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm về sách giáo khoa.".
10. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 3 Điều 19 như sau:
"1. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.
3. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát quá trình tổ chức biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.".
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2022.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Hữu Độ

 

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA

(Kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

STT

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1

Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa

1.1

Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm

Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục, Luật Xuất bản và pháp luật có liên quan.

Nội dung và hình thức sách giáo khoa không tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; không sai lệch sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; không xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; không gây hằn thù dân tộc, xung đột sắc tộc, tôn giáo; không ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Nội dung và hình thức sách giáo khoa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam.

Thông tin ghi trên sách giáo khoa tuân thủ quy định theo Luật Xuất bản.

1.2

Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội

Các nội dung, hình ảnh liên quan đến các dân tộc Việt Nam có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc, quan điểm tích cực, khách quan, bình đẳng, tôn trọng về phẩm chất trí tuệ, phong tục tập quán, giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Các nội dung, hình ảnh liên quan đến người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện cách nhìn tích cực, khách quan, bình đẳng, tôn trọng về phẩm chất trí tuệ của người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; không vi phạm các quy định của Luật người khuyết tật, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và pháp luật có liên quan.

Các nội dung, hình ảnh liên quan đến các nghề nghiệp, vùng miền, địa phương khác nhau có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện tính tích cực, khách quan, bình đẳng, tôn trọng đối với các nghề nghiệp, vùng miền, địa phương khác nhau; không có những thông tin, hình ảnh mang tính quảng cáo cho các sản phẩm thương mại cụ thể.

Các nội dung, hình ảnh về giới có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện tính tích cực, khách quan, bình đẳng về phẩm chất trí tuệ và thiên chức của các giới; không vi phạm Luật bình đẳng giới.

2

Nội dung sách giáo khoa

2.1

Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Nội dung sách giáo khoa phản ánh chính xác, đủ các yêu cầu cần đạt, bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực của từng chủ đề được quy định trong chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Các ví dụ minh họa, các dẫn liệu về kinh tế, văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người được sử dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Sách giáo khoa thể hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua yêu cầu về độ rộng, sâu của kiến thức, yêu cầu vận dụng, thực hành liên quan đến ngành nghề mà chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục hướng tới.

2.2

Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng

Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh trong sách giáo khoa bảo đảm chính xác, cập nhật khách quan, phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhất quán trong sách giáo khoa đó và giữa các sách giáo khoa ở các lớp học, cấp học của các chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục. Việc tóm tắt tác phẩm của tác giả đưa vào sách giáo khoa phải được sự đồng ý của tác giả hoặc người nắm giữ bản quyền.

Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh trong sách giáo khoa phù hợp với nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh quy định tại chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục.

2.3

Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục

Sách giáo khoa biên soạn lần đầu hoặc sách giáo khoa được chỉnh sửa lần sau phải cập nhật các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Sách giáo khoa không có những nội dung còn tranh cãi, chưa hoàn toàn được thừa nhận; không được tóm tắt hoặc trích đoạn làm sai lệch nội dung tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa.

2.4

Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý

Sách giáo khoa có nội dung về chủ quyền quốc gia phải thể hiện đúng và đầy đủ tên gọi vùng đất, vùng biển, đảo và các thực thể khác; không phận; chế độ chính trị, kinh tế theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Sách giáo khoa có nội dung giáo dục quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới được thể hiện thông qua việc tích hợp trong các chủ đề phù hợp: tích hợp vào các chủ đề nội dung liên quan; có các câu hỏi, bài tập riêng; có thể có những đề mục riêng.

Sách giáo khoa có nội dung giáo dục phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục tài chính... được thể hiện thông qua việc tích hợp trong các chủ đề phù hợp: tích hợp vào các chủ đề nội dung liên quan; có các câu hỏi, bài tập riêng; có thể có những đề mục riêng.

3

Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa

3.1

Các bài học trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh

Nội dung các bài học trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo thông qua các hoạt động học để thực hiện cả ở trong lớp và ngoài lớp học.

Nội dung các bài học trong sách giáo khoa tạo thuận lợi cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình.

Hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt động (hoạt động trải nghiệm, dự án nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM, thực hành, thí nghiệm) trong bài học tập trung vào đánh giá kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.2

Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục

Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện các hoạt động học của học sinh phù hợp với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của các chủ đề, nội dung tương ứng được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt động học tập trong bài học bảo đảm sự tinh giản, chọn lọc, bám sát yêu cầu cần đạt ứng với từng chủ đề, nội dung tương ứng được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Các câu hỏi, bài tập, hoạt động trong bài học bảo đảm vừa là công cụ tổ chức dạy học tích cực, vừa là công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học cả ở trong lớp và ngoài lớp học.

4

Cấu trúc sách giáo khoa

4.1

Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề, bài học, giải thích thuật ngữ, mục lục. Bìa sách được thiết kế theo quy định của Luật xuất bản và ghi danh sách Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa của môn học, hoạt động giáo dục vào bìa 2 của sách giáo khoa

Sách giáo khoa có phần mở đầu giới thiệu vị trí môn học, định hướng phương pháp giáo dục, dạy học và kiểm tra đánh giá; quan hệ với sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục khác; hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa.

Cấu trúc các phần, chương, chủ đề, bài học bảo đảm quan hệ chung-riêng, toàn thể-bộ phận. Tên phần, chương, chủ đề, bài học phản ánh được nội dung có sự kết nối, tránh rời rạc, vụn vặt.

Phần giải thích thuật ngữ, từ ngữ có ghi số trang xuất hiện của từng thuật ngữ, từ ngữ (glossary and index) và được đặt ở cuối sách giáo khoa.

4.2

Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng

Phần mở đầu giới thiệu mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung chính thông qua hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm hiểu, khám phá, vận dụng kiến thức mới.

Phần kiến thức mới được thể hiện thông qua kênh chữ, kênh hình nhằm cung cấp thông tin để học sinh dựa vào đó xử lí thông tin thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ đã nêu trong phần mở đầu.

Phần luyện tập, vận dụng bao gồm các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học trước và trong bài học; việc hệ thống hoá kiến thức bài học; không có khoảng trống để học sinh điền thông tin hoặc yêu cầu học sinh làm bài trực tiếp vào sách giáo khoa.

Phần kiến thức mới, luyện tập, vận dụng có thể được trình bày xen kẽ hoặc tách rời phù hợp với nội dung, phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học. Sách giáo khoa được biên soạn, thiết kế phù hợp, khoa học giữa các phần, bảo đảm yêu cầu để sử dụng lâu dài, tránh lãng phí.

5

Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa

5.1

Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt (đối với sách giáo khoa ngoại ngữ và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ khác), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh

Sách giáo khoa diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh; không sử dụng tiếng Việt cổ, ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ thông tục và tiếng nước ngoài chưa được Việt hóa; trường hợp cần sử dụng thì phải có chú thích.

Tuân thủ các quy định hiện hành về viết hoa, chính tả và ngữ pháp, chữ viết tắt, ký hiệu, phiên âm.

Tuân thủ các quy định hiện hành về đơn vị đo lường theo Luật Đo lường Việt Nam; đối với đơn vị đo mà học sinh được học lần đầu phải ghi đủ tên phiên âm cùng với kí hiệu.

5.2

Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ

Các trang sách được trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ; giữa tuyến cung cấp thông tin và tuyến tổ chức hoạt động học của học sinh; giữa các phần tử in và khoảng trống; trình bày và bố cục nhất quán trong toàn bộ cuốn sách giáo khoa.

5.3

Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn

Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ ghi rõ tên tác giả hoặc nguồn trích dẫn số liệu; bảo đảm rõ ràng, chính xác, cập nhật, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh ở từng lớp học.

Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ mang tính gợi mở, thuận lợi cho khai thác thông tin, đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây phản cảm; phục vụ trực tiếp hoặc minh họa cho nội dung bài học ở vị trí gắn với nội dung cần minh họa.

Bản đồ trong sách giáo khoa phải thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia trên đất liền, trên biển; không sử dụng bản đồ có tính tượng trưng, ước lệ và bản đồ, tranh vẽ không rõ nguồn gốc.

Trang in mặt trước và trang in mặt sau phải chồng khít lên nhau (sai lệch cho phép không lớn hơn 1 mm). Các chi tiết in phải rõ nét, không hằn mặt sau, sạch sẽ, đều mực, ảnh tram lên hết tầng thứ, hạt tram đanh gọn, không bị bẩn ở những vị trí không in. In chồng mầu chính xác; mầu mực đồng đều ở tất cả các trang trong một cuốn sách giáo khoa.

5.4

Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách

Các trang sách được trình bày cân đối, hài hòa về khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng; độ trắng, độ bóng, độ xuyên thấu phù hợp, bảo đảm nhìn rõ các phần tử in và không nhìn được các phần tử xuyên thấu từ mặt sau của trang giấy; định lượng giấy in, giấy bìa, chất lượng mực in bảo đảm quy định theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

 _________

No. 05/2022/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
 _______________________

Hanoi, March 19, 2022

 

CIRCULAR

Amending and supplementing a number of articles of Regulation on the standards and procedures for compilation and revision of textbooks; standards for textbook compilers; organization and operation of National Councils for Appraisal of Textbooks issued together with Circular No. 33/2017/TT-BGDDT dated December 22, 2017 of the Minister of Education and Training

_____________

 

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the proposal of the Director of the Secondary Education Department and the Director of the Primary Education Department;

The Minister of Education and Training hereby promulgates the Circular amending and supplementing a number of articles of Regulation on the standards and procedures for compilation and revision of textbooks; standards for textbook compilers; organization and operation of National Councils for Appraisal of Textbooks issued together with Circular No. 33/2017/TT-BGDDT dated December 22, 2017 of the Minister of Education and Training.

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Regulation on the standards and procedures for compilation and revision of textbooks; standards for textbook compilers; organization and operation of National Councils for Appraisal of Textbooks issued together with Circular No. 33/2017/TT-BGDDT dated December 22, 2017 of the Minister of Education and Training, as follows:

1. To amend Clause 1 and add Clause 4 to Article 8 as follows:

"1. The language used in textbooks is Vietnamese (with regard to textbooks of foreign languages and textbooks of ethnic minority languages, other languages may be used in conformity with the subjects), ensuring the regulations on spelling and grammar, abbreviations, symbols, and phonetic transcription; expressed in the manner obvious, easy-to-understand, accurate, and appropriate to the age of students.

4. Book size, text matter size, number of lines in text matter, number of words per line, quality of printing paper (quantity, whiteness, opacity, glossiness, translucency), quality and quantity of covers, quality of printing ink in accordance with the national standards for books.".

2. To amend and supplement Article 9 as follows:

1. Procedures for textbook development

"a) Textbook compilers shall select authors involved in the compilation of textbooks that satisfy the criteria specified in Article 11 of this Circular; the authors shall study general education programs promulgated by the Minister of Education and Training to develop the overall outlines, detailed outlines, and compilation plans; assign duties of the editor-in-chief and editor (if any), and authors, ensuring the appropriate arrangement in terms of workload and implementation time to meet the requirements for the quality and progress of completing sample textbooks;

b) Textbook compilers shall compile, edit, design, illustrate, and complete at least 01 (one) lesson, organize experimental teaching, consult opinions after experimental teaching to complete such lesson with the contribution and agreement of all authors before organizing the compilation of other lessons; organize the compilation, editing, design, illustration, experimental teaching, and collection of opinions from teachers, educational administrators, scientists, educators knowledgeable about general education to comment and evaluate the sample textbooks according to the contents of each clause specified in Article 4, Article 5, Article 6, Article 7 and Article 8 of this Circular (specific requirements in accordance with the criteria for appraisal of textbooks issued together with this Circular); complete and send the sample textbooks to the Ministry of Education and Training for appraisal;

c) The Ministry of Education and Training shall organize the appraisal of the sample textbooks in accordance with Chapter IV of this Circular;

d) Textbook compilers shall complete the sample textbooks after appraisal;

dd) The Minister of Education and Training shall approve and permit the use of textbooks;

e) Textbook compilers shall publish and distribute textbooks in accordance with law provisions.".

2. Requirements and procedures for textbook experimentation

a) For each sample textbook, select lessons for experimental teaching, in which the lessons must be representative of the type of lessons, show new points in terms of contents, methods and forms of teaching organization according to the subjects’ curriculum and educational activities; organize experimental teaching at least 10% of the total lessons for subjects and educational activities that have 105 lessons/school year or more, at least 15% of the total lessons for subjects and educational activities that have from 70 lessons/school year to less than 105 lessons/school year, at least 20% of the total lessons for the remaining subjects and educational activities; each lesson must be taught experimentally at least 02 (two) times, after the first experimental teaching, the lesson must be reviewed and revised before the second experimental teaching;

b) General education institutions selected to organize experimental teaching shall ensure the representativeness of the region; Classes selected to organize experimental teaching shall belong to the grades with to-be-tested textbooks; Experimental teaching is carried out for students in the whole class at a time suitable to the students' ability. Teachers performing the experimental teaching and teachers attending the lesson shall be those who are directly teaching the subjects with to-be-tested textbooks; for each experimental lesson, there must be at least 03 (three) teachers to attend and comment upon the experimental lesson;

c) Textbook compilers shall evaluate the experimental lessons according to the content of each clause (except for those not shown in the lesson) specified in Articles 4, 5, 6, 7 and 8 of this Circular (specific requirements in accordance with the criteria for appraisal of textbooks issued together with this Circular).

3. Procedures for textbook revision

a) Textbooks may be revised during use;

b) The procedures for textbook revision are the same as the procedures for textbook compilation specified in Clause 1 of this Article, except for the regulations on textbook experimentation. The cases where the experimentation must be conducted with the revised textbooks shall be decided by the Minister of Education and Training.

4. The Minister of Education and Training shall decide specifically the procedures for textbook compilation and revision specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article in the case where the textbook compilation and revision use the state budget.".

4. To amend and supplement Clause 3, Article 10 as follows:

"3. Satisfying the requirements for implementing the procedures for textbook compilation and revision as specified in Article 9 of this Circular.".

5. To amend and supplement Point a, Clause 1, Article 11 as follows:

"a) Having a university degree or higher in a major relevant to the subjects or educational activities with compiled textbooks; being knowledgeable in educational science; having at least 03 (three) years of directly teaching or doing research on expertise relevant to the subjects or educational activities with compiled textbooks;".

6. To amend and supplement Clause 3, Article 13 as follows:

"3. Having participated in one of the following jobs: formulating a general education program, appraising a general education program, compiling a textbook, appraising a textbook, having at least 03 (three) years of directly teaching and doing research at teacher training institutions in terms of expertise relevant to the subjects or educational activities with appraised textbooks: or at least 03 (three) years of directly teaching the subjects or educational activities with appraised textbooks.".

7. To amend and supplement Clauses 1 and 2, Article 16 as follows:

"1. At least 15 days before the first meeting of the Council, the textbook appraising units shall send the sample textbook to the members of the Council. The members of the Council shall research, review and comment on the sample textbook according to the contents of each clause specified in Articles 4, 5, 6, 7 and 8 of this Circular (specific requirements in accordance with the criteria for appraisal of textbooks issued together with this Circular).

2. The Council shall hold meetings and discuss about the sample textbook according to the contents of each clause specified in Articles 4, 5, 6, 7 and 8 of this Circular (specific requirements in accordance with the criteria for appraisal of textbooks issued together with this Circular).”.

8. To amend and supplement Point c, Clause 1, Article 17 as follows:

c) An explanation of the sample textbook to be appraised, including: textbook title; assigning of tasks and responsibilities of the editor-in-chief, editor (if any), and authors; purposes of textbook compilation, subjects and scope of use; structure, contents of textbook; experimental process and results; organization of collecting opinions and receiving comments and evaluation of the sample textbook from teachers, education administrators, scientists, and educators knowledgeable about general education; other relevant information (if any).".

9. To amend and supplement Article 18 as follows:

"Article 18. Applicants for textbook appraisal

1. An applicant for textbook appraisal shall be an organization or individual that compiles a textbook, satisfies the standards specified in this Circular, and has the sample textbook compiled and revised in accordance with Article 9 of this Circular.

2. An applicant for textbook appraisal shall be responsible for reporting, receiving and explaining to the Council about textbook contents in each round of appraisal; completing the sample textbook; explaining to society for the issues of social concern about the textbook".

10. To amend Clause 1 and add Clause 3, Article 19 as follows:

"1. A textbook appraising unit shall be a unit under the Ministry of Education and Training, assigned by the Minister of Education and Training.

3. A textbook appraising unit shall assist the Minister of Education and Training in supervising the process of organizing the textbook compilation and revision by organizations and individuals in accordance with Article 9 of this Circular.".

Article 2. Effect

This Circular takes effect on May 5, 2022.

Article 3. Responsibilities for implementation

The Chief of the Office, Director of the Secondary Education Department, Director of the Primary Education Department, Director of the Ethnic Minority Education Department, Director of the Defense and Security Education Department, heads of relevant units under the Ministry of Education and Training, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities, directors of provincial-level Departments of Education and Training, and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

NGUYEN HUU DO


* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 05/2022/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 05/2022/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất