Nghị định 71/2014/NĐ-CP về Luật Cạnh tranh

thuộc tính Nghị định 71/2014/NĐ-CP

Nghị định 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:71/2014/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/07/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đấu thầu-Cạnh tranh

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn, phạt đến 140 triệu đồng
Theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, từ ngày 15/09, doanh nghiệp (DN) có hành vi bắt chước sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại khác sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng; riêng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, thời gian bảo hành... mức phạt tiền dao động từ 80 - 140 triệu đồng.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định tăng mức phạt đối với các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm về bán hàng đa cấp. Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức khuyến mại gian dối về giải thưởng; khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng... sẽ tăng khoảng 45 - 55 triệu đồng lên 50 - 80 triệu đồng từ ngày 15/09. Đối với DN trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong 01 năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng trong năm đó và yêu cầu đặt cọc hoặc mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, mức phạt tiền lần lượt là 40 - 60 triệu đồng và 60 - 100 triệu đồng.
Cũng từ ngày 15/09, DN có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên, trực tiếp hoặc gián tiếp thỏa thuận mức giá hàng hóa, dịch vụ thống nhất đối với một số hoặc tất cả khách hàng; thỏa thuận tăng hoặc giảm giá ở mức cụ thể; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ... sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm có những hành vi vi phạm nêu trên.
Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với các DN có hành vi áp đặt giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng; ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường; thông đồng để 01 hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; loại bỏ hoặc ngăn cản, kìm hãm không cho DN khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2014.

Xem chi tiết Nghị định71/2014/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

Số: 71/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2014

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
c) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi chung là hiệp hội) được quy định tại Điều 2 của Luật Cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi được quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
c) Buộc cải chính công khai;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
e) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
g) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
h) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
i) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
k) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Điều 4. Xác định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
1. Tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh được xác định theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi phạm.
2. Trong trường hợp không thể xác định được doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền phạt được xác định theo tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Khi xác định tiền phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các thông tin, số liệu trong sổ sách tài chính, kế toán do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, số liệu không đúng, cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào các thông tin, số liệu tự thu thập hoặc các thông tin, số liệu sẵn có.
4. Tỷ lệ phần trăm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra;
b) Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
c) Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm;
d) Thời gian thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Phạm vi thực hiện hành vi vi phạm;
e) Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
g) Các yếu tố cần thiết khác trong từng vụ việc cụ thể.
5. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
6. Trong mọi trường hợp, mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh không được vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với hành vi đó được quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Nghị định này.
Điều 5. Mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác
1. Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức tiền phạt quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương II của Nghị định này là mức áp dụng đối với hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức tiền phạt đối với cá nhân bằng một phần hai lần mức tiền phạt đối với tổ chức.
3. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
4. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.
2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 7. Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Mục 1: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Điều 8. Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây;
a) Thỏa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng;
b) Thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;
c) Thỏa thuận áp dụng công thức tính giá chung;
d) Thỏa thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;
đ) Thỏa thuận không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất;
e) Thỏa thuận dành hạn mức tín dụng cho khách hàng, trừ trường hợp thỏa thuận dành hạn mức tín dụng cho khách hàng trong hoạt động cho vay hợp vốn theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Thỏa thuận không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận;
h) Thỏa thuận sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán bắt đầu.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.
Điều 9. Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về số lượng hoặc địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 10. Hành vi thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó;
b) Thỏa thuận ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 11. Hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
b) Thỏa thuận không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 12. Hành vi thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác một trong các điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ: Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hóa khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý; hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật; hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật; hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được cung cấp;
b) Thỏa thuận ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thỏa thuận phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 13. Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
c) Thỏa thuận cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan;
d) Thỏa thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
đ) Thỏa thuận cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 14. Hành vi thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 15. Hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi trong đấu thầu sau đây:
a) Thỏa thuận về việc một hoặc nhiều bên tham gia thỏa thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận về việc một hoặc nhiều bên tham gia thỏa thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thỏa thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác;
c) Thỏa thuận về việc các bên tham gia thỏa thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu;
d) Thỏa thuận về việc các bên tham gia thỏa thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Mục 2: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
Điều 16. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Điều 17. Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng;
b) Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng,
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều 18. Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật hoặc không có tình trạng khẩn cấp;
b) Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường;
c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường;
d) Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định;
đ) Chỉ mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra;
e) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;
g) Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải dừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;
b) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
c) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.
Điều 19. Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi phân biệt đối xử với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều 20. Hành vi áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ: Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hóa khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý; hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật; hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật; hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được cung cấp.
b) Ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thỏa thuận phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều 21. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới;
b) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;
c) Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
Điều 22. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18, Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 20 và Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào;
d) Đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
e) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Mục 3: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
Điều 23. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể bị buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập.
Điều 24. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp hợp nhất có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất.
Điều 25. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp mua lại còn có thể bị buộc phải bán lại phần tài sản mà doanh nghiệp đã mua.
Điều 26. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của mỗi bên liên doanh tương ứng đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp liên doanh có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 27. Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế
Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 20 của Luật Cạnh tranh.
Mục 4: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Điều 28. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
b) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trung hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn quy định tại Điểm a Khoản này.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 2 Điều này đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ liên quan là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc cải chính công khai.
Điều 29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2. Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 30. Hành vi ép buộc trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 31. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
b) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Điều 32. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:
a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Điều 34. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
b) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
c) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
d) Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Điều 35. Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
b) Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần đối với một doanh nghiệp;
b) Thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp hạn chế bất hợp lý để chèn ép doanh nghiệp thành viên phải rút khỏi hiệp hội.
Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động bán hàng đa cấp mà không đảm bảo các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất hoặc bị rách, nát;
d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục;
e) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành viên bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
i) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
k) Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp;
l) Không khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;
m) Không quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống thẻ thành viên theo quy định của pháp luật;
n) Không thông báo hoặc thông báo không đúng, không đầy đủ cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng;
o) Ký hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Hoạt động bán hàng đa cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi chưa có xác nhận của Sở Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
i) Rút khoản tiền ký quỹ khi chưa có văn bản đồng ý của Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trừ trường hợp doanh nghiệp rút khoản tiền đã ký quỹ vào ngân hàng thương mại để thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
k) Không thực hiện thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ hoặc thực hiện thủ tục thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ nhưng không thông báo đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có sự thay đổi liên quan tới các nội dung cơ bản của văn bản xác nhận ký quỹ;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
d) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
đ) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
e) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
g) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
h) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;
i) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo liên quan tới các nội dung trong chương trình đào tạo cơ bản phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
k) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc chương trình đào tạo cơ bản của doanh nghiệp;
l) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc nội dung cơ bản của chương trình đào tạo phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
m) Thu phí đối với việc cấp, đổi thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
n) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
o) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định của pháp luật;
p) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
q) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
r) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
s) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;
t) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 3 Điều này đối với các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
5. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này và hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
c) Buộc cải chính công khai.
Mục 5: HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu mà mình biết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
d) Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
đ) Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp là đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc phải cung cấp lại các thông tin, tài liệu đầy đủ.
Điều 38. Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý hoặc vô ý tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra;
b) Gây rối tại phiên điều trần.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp thông tin, tài liệu bị tiết lộ là đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 39. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 10 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Mục 1: THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều 40. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II của Nghị định này đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do cá nhân thực hiện, đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do tổ chức thực hiện;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Buộc cải chính công khai,
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
Điều 41. Thẩm quyền của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
4. Áp dụng các biện pháp quy định tại các Điểm c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
6. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Mục 2: THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều 42. Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các thủ tục sau đây:
1. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh;
2. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 43. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh
Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh phải tuân theo trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại Chương V của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Điều 44. Lập biên bản về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này, người có thẩm quyền phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm.
2. Nội dung của biên bản bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b) Họ, tên, chức vụ của người lập biên bản;
c) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm;
d) Ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ) Mô tả hành vi vi phạm;
e) Các biện pháp ngăn chặn hành chính (nếu có);
g) Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có);
h) Lời khai của cá nhân vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
i) Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có).
3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và cá nhân vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu cá nhân vi phạm, đại diện của tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử lý.
Điều 45. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác; trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 30 ngày.
2. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
3. Quá thời hạn nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 37 và Khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.
Người có thẩm quyền xử lý nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử lý vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Nội dung của quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
d) Hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
đ) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
e) Thời hạn, nơi thi hành quyết định và chữ ký của người ra quyết định;
g) Quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử lý nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
3. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử lý đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử lý thì được coi là quyết định đã được giao.
Mục 3: THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 47. Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
3. Hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Nghị định này.
Điều 48. Nơi nộp tiền phạt
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 49. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Hết thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Nghị đinh này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tước các giấy phép, chứng chỉ hành nghề do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Điều 50. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
Hết thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Nghị định này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
2. Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh được thực hiện trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định xử lý, xử phạt có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 52. Trách nhiệm thi hành
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền đề nghị Bộ Tài chính phối hợp trong việc xác định khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 71/2014/ND-CPdated July 21, 2014 of the Government detailing the Law on Competition on imposition of violation penalties against the Law on Competition

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Competition dated December 03, 2004;

Pursuant to the Law on handling administrative violations dated June 20, 2012;

At the request of the Minister of Industry and Trade,

The Government issues the Decree detailing the Law on Competition on the imposition of penalties for violations against the Law on Competition.

Chapter I

GENERAL PROVISION

Article 1. Scope of adjustment

1.This Decree regulates the imposition of penalties for the organizations and individuals committing violations against the Law on Competition.

2.The violations against the Law on Competition under the regulations of this Decree include:

a) Violations against regulations on control of anti-competitive practices;

b) Violations against regulations on unhealthy competition;

c) Other violations against regulations of the Law on Competition.

Article 2. Objects of applications

This Decree applies to:

1.Business organizations and individuals(hereinafter referred to as enterprise) and industry associations in Vietnam (hereinafter referred to as association) that are prescribed in Article 2 of the Law on Competition.

2.Other organizations and individuals committing violations prescribed in the regulations of Section 5 Chapter II of this Decree.

Article 3. Violation penalties against Law on Competition

1.Any organization or individual committing violations against the Law on Competition shall be penalized by either:

a) warnings;

b) fine.

2.Depending on the nature and severity of the violations, any organization or individual committing violations against the Law on Competition may face the additional penalties such as:

a) revocation of Certificate of Enterprise registration;  suspension of practice certificate and license;

b) confiscation of exhibits and means used for activities breaching the Law on Competition including the confiscation of profit from the violations.

3.In addition to the penalties prescribed in the regulations in Clause 1 and Clause 2 this Article, any enterprise committing violations may be liable to some remedial measures as follows:

b) The enterprise abusing firms dominant market positions must be re-structured;

b) The acquirer or consolidated enterprise must be separated; the contributed capital must be resold;

c) The rectification must be published;

d) The illegal clauses must be removed from the agreement;

dd) The unused inventions, useful remedies and industrial designs must be used or resold; 

e) The obstacles preventing other enterprises from participating in the market or developing their business must be removed;

g) The conditions for the development of technology that are prevented by the enterprise must be restored;

h) The disadvantages to the customers must be deleted;

i) The contract clauses changed without legitimate reasons must be restored;

k) The contract that is rescinded without legitimate reasons must be restored.

Article 4. Determination of fines for violations against regulations on control of anti-competitive practices

1.The fines for the violations against regulations on the control of the anti-competitive practices shall be determined according to the percentage of the turnover or value of the goods and services related to the violations within the time each enterprise commits violations.

2.In case the turnover or value of the goods and services related to the violations prescribed in the regulations in Clause 1 this Article cannot be determined, the fines shall be determined according to the percentage of the turnover of the enterprises committing violations of the financial year before the year in which the violations are committed.

3.The competent authorities shall determine the fines in accordance with the regulations in Clause 1 and Clause 2 this Article according to the information and figures recorded in the accounting books provided by the enterprises. In case the information and figures provided by the enterprises are incorrect, the competent authorities shall use the information and figures that they collect themselves or the available information and figures.

4.The competent authorities shall determine the percentage prescribed in Clause 1 and Clause 2 according to:

a) Anti-competitive decree of the violations;

b) Extend of damage caused by the violations;

c) Anti-competitive potential of the wrongdoers;

d) The time when the violations are committed;

dd) Scope of violations;

e) Profits from the violations;

g) Other essential factors related to each specific case.

5.In case of any mitigating circumstance or aggravating circumstance prescribed in Article 85 of the Decree No.116/2005/ND-CP detailing the implementationof some articles of the Law in Competition, the fine prescribed in Clause 1 this Article might be correspondingly reduced or raised by 15%.

6.In any circumstance, the fine for each violation against the regulations on the control of anti-competitive practices must not exceed the maximum fine of such violation as prescribed in Sections 1, 2 and 3 Chapter II of this Decree.

Article 5. Fine rates for violations against regulations on unhealthy competition and other violations against Law on Competition

1.The maximum fine for a violation against the regulations on the unhealthy competition or violation against the Law on Competition is VND 100 million with regard to an individual and VND 200 million with regard to a organization.

2.The fine for any violation prescribed in Section 4 and Section 5 Chapter II of this Decree shall apply to such violation committed by an organization. The fine given to any individual committing the same violation shall be the half of the fine of an organization.

3.The specific fine for a violation against the regulations on unhealthy competition or another violation against the Law on Competition is the average of the prescribed fine bracket for such violation; the fine can be reduced but not lower than the minimum fine in the fine bracket in case of mitigating circumstances; the fine can be raised but not higher than the maximum fine in the fine bracket in case of aggravating circumstances.

4.In case of each mitigating circumstance or aggravating circumstance prescribed in the Article 85 of the Decree No.116/2005/ND-CP detailing the implementationof some articles of the Law on Competition, the fine determined according to the regulations in Clause 3 this Article might be correspondingly reduced or raised by 15%.

Article 6. Damage compensation caused by violations against Law on Competition

1.Any organization or individual committing violations against the Law on Competition must compensate for the damage to the interests of the State and lawful rights and interests of other entities.

2.The compensation mentioned in Clause 1 this Article is prescribed in the regulations of the civil law.

Article 7. Time limit for filing complaints on competitions cases and decision issuance on investigating the case that entities suspected of committing violations against Law on Competition

The time limit for filing any complaint about competitions cases and the time limit for the issuance on investigation in case of any entity suspected of committing violations against the Law on Competition are 2 years from the day on which such entity is suspected of committing violations against the Law on Competition as prescribed in Clause 2 Article 65 of the Law on Competition.

Chapter II

VIOLATIONS AND PENALTIES FOR VIOLATIONS AGAINST LAW ON COMPETITION

Section 1: VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ANTI-COMPETITIVE AGREEMENTS

Article 8. Fixing price for goods and services in the direct or indirect ways

1.Each party to the agreement whose combined market share in the relevant markets is at least 30 % shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Agreement on a fixed price for some or all goods

b) Agreement to reduce or raise the price at a specific rate;

c) Agreement on a uniform formula to calculate the price;

d) Agreement on the maintenance of a fixed rate of the price for relevant goods;

dd) Agreement on uniform trade-in allowances;

e) Agreement on credit limit offered to customers, except for agreement on credit limit offered to customers regarding syndicated loans under the regulations of the law on credit institutions;

d) Agreement not to reduce the price if other parties to the Agreement are not notified.

h) Agreement on a uniform price at the time the negotiation starts.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures such as:

a) Confiscation of the profit from the violation;

b) Removal of illegal clauses from the agreement.

Article 9. Agreement and division of consumption market, sources of goods and service supplies

1.Each party to the agreement whose combined market share in the relevant markets is at least 30 % shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Agreement on quantity or location of business or customer allocation;

b) Agreement on which each party is obliged to only purchase from one or some contracted suppliers

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, each enterprise committing any violation may be liable to additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Article 10. Agreement for limiting or controlling the quantity, volume of producing and trading goods, services

1.Each party to the agreement whose combined market share in the relevant markets is at least 30 % shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Agreement to reduce the output or sales of goods and services in the relevant markets in comparison with the previous period;

b) Agreement to fix the output and sales of goods and services to create the scarcity in the market.

2.In addition to the fine prescribed in the regulations in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Article 11. Agreement for limiting the technical and technological development and investment

1.Each party to the agreement whose combined market share in the relevant markets is at least 30 % shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Agreement to buy inventions, useful remedies and industrial designs to destruct or to leave them idle;

b) Agreement to limit the capital used for extending the production, improving the goods and service quality or other development.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Article 12. Agreement for imposing conditions to sign the trading contracts for goods and services or forcing enterprises to accept responsibilities having no direct relation with the contract’s subjects

1.Each party to the Agreement whose combined market share in the relevant markets is at least 30% shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Agreement to impose one of the following preconditions on other enterprises before signing the contracts for trade in goods and services: limiting the production and distribution of other goods; purchasing and providing other services not directly related to the commitment of the agents under the regulations of the law on agent; limiting the place to resell the goods except for the goods on the List of goods traded subjects to conditions, restricted goods under the regulations of the law; limiting the resale of the goods purchased by the customers except for the good on the List of goods traded subjects to conditions, restricted goods under the regulations of the law; limiting the form and quantity of supplied goods;

b) Agreement to constrain any other enterprise to buy the goods and services from the appointed suppliers or persons or perform some duties irrelevant to the contracts when doing business with any party to the Agreement.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Article 13. Agreement to prevent other enterprises from getting into market or developing business

1.Each party to the Agreement shall be fined up to 10% of their turnover of the financial year before the year in which one of these violations is committed:

a) Agreement not to do business with the enterprises which are not the parties to the Agreement;

a) Agreement to entice their customers not to purchase the goods and services provided by the enterprises which are not parties to the Agreement;

c) Agreement on sale prices for goods and services that prevent the enterprises which are not parties to the Agreement from getting into the relevant markets;

d) Agreement to entice their distributors and retailers to discriminate against the enterprise which are not parties to the Agreement when trading with them in order to make difficulties for the consumption of such enterprises;

dd) Agreement on sale prices for goods and services that prevents the enterprises which are not parties to the Agreement from extending their business.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Article 14. Agreement to eliminate enterprises which are not parties to Agreement from market

1.Each party to the Agreement shall be fined up to 10% of their turnover of the financial year before the year in which one of these violations is committed:

a) Agreement not to do business with the enterprises which are not parties to the Agreement and to entice their customers not to trade goods with and use the services provided by the enterprises which are not parties to the Agreement.

b) Agreement not to do business with the enterprises which are not parties to the Agreement and to set a sale prices for goods and services so that the enterprises which are not parties to the Agreement must withdraw from the relevant markets.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Article 15. Bid rigging

1.Each party to the Agreement shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Agreement that one or more than one party to the Agreement shall withdraw from the bidding or withdraw their submitted bid-envelopes so that another party can win the contract;

b) Agreement that one or more than one party to the Agreement shall make difficulties for the nonparties by refusing to supply materials and sign the subcontracts or other difficulties

c) Agreement that the parties to the Agreement shall submit cover bids containing uncompetitive prices or the cover bids containing conditions that will be unacceptable to the agency calling for the bids so that another party can win the contract;

d) Agreement on the times each party to the Agreement wins the contract in a determined period.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree.

Section 2: VIOLATION AGAINST REGULATIONS ON ABUSE OF FIRMS DOMINANT MARKET POSITIONS

Article 16. Limit price under the total price to win the competitors

1.Any enterprise or each enterprise of any enterprise group having a monopoly, selling goods and providing services at a price below the fair value shall be fined up to 10% of the turnover of the financial year in which such violation is committed.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise breach the regulations on abuse of firms’ dominant market position might face these following additional penalties and remedial measures as follows:

a) The profit from the violation must be confiscated;

b) The illegal clauses from the relevant agreement;

c) The monopolist must be restructured.

Article 17. Imposing unreasonable sale prices for goods and services or minimum resale prices

1.Any enterprise or each enterprise of any enterprise group having a monopoly shall be fined up to 10% of the turnover of the financial year before the year in which one of these violations is committed:

a) Imposing the sale prices for goods and services, which causes damage to the customers;

b) Imposing the minimum resale price, which causes damage to the customers.

2.In addition to the fine prescribe in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation against the regulations on the abuse of firms’ dominant market positions may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 16 of this Decree.

Article 18. Limiting production, distribution of goods and services, market and development of technology

1.Any enterprise or each enterprise of any enterprise group having a monopoly to 10% of the turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Reduction in the quantity of goods and services provided in the relevant markets in comparison with the previous quantity of goods and services provided when there is no large fluctuation in the supply and demand relationship; financial crisis, natural disaster, hostilities; major technical problem or emergency;

b) Imposing the quantity of suppliedgoods and services to create the scarcity in the market;

c) Hoarding of goods in order to create market instability;

d) Supply of goods and services to one or some certain geography areas;

dd) Purchase of goods and services from one of some determined suppliers unless other suppliers cannot meet the requirements that are reasonable and suitable for the commercial practices requested by the buyers.

e) Purchase of inventions, useful remedies and industrial designs to destruct or leave them idle;

g) Coercing the researchers to stop or cancel their researches which are in progress.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation against the regulations on the abuse of firms’ dominant market positions may be liable to some additional penalties and remedial measures as follows:

a) The additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 16 of this Decree;

b) The unused inventions, useful remedies and industrial designs must be used or resold;

c) The obstacles preventing enterprises from getting into the market or developing their business must be removed;

c) The conditions for the development of technology that have been restricted by the enterprise must be restored;

Article 19. Composition on different trade conditions in business to create inequality in competition

1.Any enterprise or each enterprise in any enterprise group having a monopoly shall be fined up to 10% of their turnover of the financial year before the year in which it discriminates against other enterprises on the ground of conditions for sale, purchase, prices, payment deadlines, quantity of traded goods and services similar in value or nature of goods and services to advantage some enterprises in competition.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise abuse the firms dominant market positions may be liable to some additional penalties or remedial measures prescribed in Clause 2 Article 16 of this Decree.

Article 20. Imposing on conditions for other enterprises signing contract for trade in goods, services or forcing other enterprises to accept duties which are not related in a direct way to subject matter of contract

1.Any enterprise or each enterprise of any enterprise group having a monopoly shall be fined up to 10% of their turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Imposing the following preconditions on other enterprises before singing the contracts for trade in goods and services: limiting the production and distribution of other goods; purchasing and providing other services not directly related to the commitment of the agents under the regulations of the law on agent;limiting the place to resell the goods except for the goods on the List of goods traded subjects to conditions, restricted goods under the regulations of the law; limiting the resale of the goods purchased by the customers except for the good on the List of goods traded subjects to conditions, restricted goods under the regulations of the law; limiting the form and quantity of supplied goods.

b) Constraining any other enterprise to buy the goods and services from the appointed suppliers or persons or perform some duties irrelevant to the contracts when doing business with any party to the Agreement.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation against the regulations on abuse of firm s dominant market positions may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 16 of this Decree.

Article 21. Preventing new competitors from getting into market

1.Any enterprise or each enterprise of any enterprise group shall be fined up to 10% of their turnover of the financial year before the year in which one of these following violations is committed:

a) Requiring their customers not to do business with the new competitors;

b) Coercing the distributors and retailers not to distribute the goods of the new competitors;

c) Selling goods at the prices that prevent the new competitors from getting into the market, which is other than the cases prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise committing any violation against the regulations on abuse of firm s dominant market position may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 2 Article 16 this Article.

Article 22. Abuse of firms’ dominant market positions

1.Any monopolist shall be fined up to 10% of the turnover of the financial year before the year in which one of these violations is committed:

a) The violations prescribed in Clause 1 Article 16, Clause 1 Article 17, Clause 1 Article 18, Clause 1 Article 19, Clause 1 Article 20 and Clause 1 Article 21 of this Decree;

b) Imposing disadvantages on the customers;

c) Unilaterally changing or canceling the signed contracts without sending prior notification to customers and carrying any penalty;

d) Unilaterally changing or canceling the signed contracts according to one or some reasons not directly related to necessary conditions to continue fully executing the contracts without any penalty.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any enterprise abusing the firm s dominant market positions may be liable to some following additional penalties and remedial measures:

a) The profit from the violations must be confiscated;

b) The illegal clauses shall be removed from the relevant agreements;

c) The conditions for the development of technology that are prevented by the enterprise must be restored;

d) The disadvantages imposed on the customers must be removed;

dd) The contract clauses that are changed without legitimate reasons must be restored;

e) The contracts that are canceled without legitimate reasons must be restored.

Section 3: VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ECONOMIC CONCENTRATION

Article 23. Prohibited merger among enterprises

1.An acquirer enterprise shall be fined up to 10% of the turnover of the acquirer enterprise and acquiree         enterprise of the financial year before the year in which such prohibited merger goes through in accordance with the Article 18 of the Law on Competition.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, any acquirer enterprise may be separated.

Article 24. Prohibited consolidation of enterprises

1.A consolidated enterprise shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year before the year in which such prohibited consolidation takes place as prescribed in Article 18 of the Law on Competition.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, the consolidating enterprise may be liable to some following additional penalties and remedial measures:

a) The Certificate of Enterprise registration issued to the consolidated enterprise shall be revoked;

b) The consolidated enterprise must be separated.

Article 25. Prohibited acquisition of enterprises

1.The acquirer shall be fined up to 10% of its turnover of the financial year in which the acquirer purchase part of or whole property of other enterprises as prescribed in Article 18 of the Law on Competition.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, the acquirer may be liable to resell the property that it purchases.

Article 26. Prohibited Joint-venture among enterprises

1.Each party to the joint venture shall be fined up to 10% of the financial year before the year in which such prohibited joint venture take places as prescribed in Article 18 of the Law on Competition.

2.In addition to the fine prescribed in Clause 1 this Article, the Certificates of Enterprise registration of the parties to the joint venture may be revoked.

Article 27. No notification on economic concentration

Any enterprise participating in the economic concentration without giving notification shall be fined up to 10% of the turnover of the financial year before such violation is committed as prescribed in Article 20 of the Law on Competition.

Section 4: VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON UNHEALTHY COMPETITION

Article 28. Unhealthy competition related to industrial property

1.A fine of from VND 10 million to VND 40 million shall be imposed when:

a) The representative or agent of a brand owner illegally uses their trademark which is protected in a country that is a State party to the International Agreement prohibiting the representative or agent of such brand owner from using their trademark. Vietnam is also a State party to such International Agreement.

b) Any entity hijacks the domain name or uses a domain name identical or similar to the trademark or trade name of the other or the geographical indications that he is ineligible for in order to hijack, misuse the domain name or cause damage to the prestige of the corresponding trademark, trade name and geographical indication.

2.A fine of from VND 50 million to VND 100 million shall be imposed on any entity

a) Using directions confusable with the trade names, business slogans, business logos, packaging, geographical indications, trademarks and other factors under the regulations of the Government in order to mislead the perception of the customers of the goods and services for the purpose of competition;

b) Trading goods and services with confusable directions prescribed in Point a, this Clause.

3.A fine twice as many as the fine prescribed in Clause 2 this Article shall be imposed on any violation prescribed in Clause 2 this Article if:

a) Relevant goods and services are essential goods and services under the regulations of the law;

b) The violation is committed in more than one province.

4.In addition to the fines prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 this Article, any enterprise committing violations might face the following additional penalties and remedial measures:

a) The exhibits and means to commit the violations and the profit from the violations shall be confiscated.

b) Public rectification must be filed.

Article 29. Trade secret infringement

1.A fine of from VND 10 million to VND 30 million shall be imposed on one of these violations:

a) Collecting the information of the trade secrets by violating the security measures if the legal owners of such trade secrets;

b) Revealing or using the information of the trade secrets without the permission of the owners of such trade secrets;

c) Violating the security contracts or deceiving the persons in charge of security to collect and reveal the information of the trade secrets;

d) Collecting the information of the trade secrets of any person when (s)he follow the procedures under the regulations of the law related to business, the procedures for the circulation of products or by violate the security measures of the competent authorities or using such information for business purposes or to request the licenses related to business or circulation of products.

2.In addition to the fines prescribed in Clause 1 this Article, the exhibits, means to commit the violations and profit from the violations of the enterprise committing violations may be confiscated.

Article 30. Coercion in business activities

1.Any enterprise that coerces the customers and business partners of other enterprises not to do business with such enterprises shall be fined from VND 50,000,000 to VND 100,000,000.

2.Any enterprise committing any violation prescribed in Clause 1 this Article shall be fined from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 when it:

a) Coerces the biggest customers or business partners of the competitors;

b) Commits a violation in more than one province.

3.In addition to the fine prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, the exhibits and means to commit the violation and the profit from the violation of the enterprise committing any violation shall be confiscated.

Article 31. Vilification of other enterprises

1.Any enterprise vilifies other enterprises by indirectly giving incorrect information which badly affects the reputation, financial conditions and business activities of other enterprises shall be fined from VND 10,000,000 to VND 15,000,000.

2.Any enterprise shall be fined from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 when:

a) It vilifies other enterprises by directly giving incorrect information which badly affects the reputation, financial conditions and business activities of other enterprises;

b) It vilifies other enterprises by indirectly giving incorrect information which badly affects the reputation, financial conditions and business activities of other enterprises in case such violation is committed in more than one province.

3.The violation prescribed in Point a Clause 2 this Article shall be fined from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 if it is committed in more than one province.

4.In addition to the fines prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 this Article, the enterprise may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 4 Article 28 of this Decree.

Article 32. Disruption to other enterprise’s business activities

1.Any enterprise disrupting the legal business activities of other enterprises shall be fined from VND 50,000,000 to 100,000,000.

2.Any enterprise committing the violation prescribed in Clause 1 this Article shall be fined from 100,000,000 to VND 150,000,000 if:

a) The enterprises that are disrupted can not continue their operation normally.

b) Such violation is committed in more than one province.

3.In addition to the fines prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, the enterprise committing such violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 4 Article 28 of this Decree.

Article 33. Unhealthy competition on advertising

1.Any enterprise shall be fined from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 if it

a) Directly compares their goods and services with the goods and services of the same type of other enterprises;

b) Copies another advertisement to confuse the customers.

2.Any advertisement giving incorrect information or confusing the customers with: prices, quantity, uses, designs, package, production and expiry date, sources of goods, producers, processors, processing places; use methods, serving methods, warranty periods; incorrect or confusable information shall be fined from VND 80,000,000 to VND 140,000,000.

3.In addition to the fines prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, the enterprise committing such violation may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 4 Article 28 of this Decree.

Article 34. Unhealthy competition on promotion

1.Any enterprise shall be fined from VND 60,000,000 to 80,000,000 if it:

a) commits fraud during sales promotion;

b) does sales promotions that are fraudulent confuse the customers with the goods and services;

c) discriminates the customers in different sales promotion locations during a sales promotion;

d) offers trial goods to the customers but requires the customers to exchange the goods of the same type produced by other enterprises that they are using for its goods.

2.The enterprise committing any violation prescribed in Clause 1 this Article shall be fined from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 in case such sales promotion is done in more than one province.

3.In addition to the fines prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, any enterprise does any unhealthy competition promotion may be liable to some additional penalties and remedial measures prescribed in Clause 4 Article 28 of this Decree.

Article 35. Discrimination of Association

1.One of these violations shall be fined from VND 10,000,000 to VND 30,000,000:

a) Preventing other eligible enterprises from participating in or withdrawing from the Association due to discrimination, which is a competition disadvantage to the enterprises;

b) Unreasonably limiting the business activities or other activities related to the business purposes of the parties to the Association.

2.A fine of from VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be imposed when:

a) An enterprise suffers the discrimination many times;

b) More than one enterprise suffers from the discrimination at the same time.

3.A fine of from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on any violation prescribed in Clause 2 this Article in case the parties are limited unreasonably to withdraw from the Association.

Article 36. Violations against multi-level marketing’s regulations

1.A fine of from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on any enterprise when it:

a) does the multi-level marketing without ensuring the conditions for multi-level marketing under the regulations of the law;

b) does not apply for adjustments to the Certificate of multi-level marketing in case if changes related to the application for the issuance of the Certificate of multi-level marketing.

c) does not apply for the re-issuance of the Certificate of multi-level marketing in case such Certificate is damaged;

d) provides false information in the application for the issuance of the Certificate of multi-level marketing;

dd) does not continuously do the multi-level marketing for 12 months from the issuance of the Certificate of multi-level marketing or continuously suspends its multi-level marketing activities for more than 12 months; 

e) signs contracts for multi-level marketing with individuals ineligible for multi-level marketing under the regulations of the law;

g) fails to fulfill the obligations related to the training given to the multi-level salespeople under the regulations of the law;

h) fails to fulfill the obligations related to the issuance, re-issuance or revocation of multi-level marketing membership cards under the regulations of the law;

i) fails to discharge the obligations to publicly announce and provide the persons intending to take part in the multi-level marketing pyramid with the information under the regulations of the law;

k) does not regularly supervise the multi-level salespeople to ensure that the multi-level salespeople adhere to the Rules on operation and Commission scheme of the enterprise;

l) does not deduct the personal income tax of the multi-level salespeople to pay to the State budget before paying the multi-level salespeople for the commissions, bonuses or other financial benefits;

m) does not administer the multi-level salespeople through the membership card system under the regulations of the law;

n) notifies the multi-level salespeople of incorrect and insufficient information about the goods that shall not be repurchased by the enterprise before they purchase such goods;

o) signs contracts with the multi-level salespeople which are not recorded in writing or contain insufficient basic contents under the regulations of the law.

2.One of these violations shall be fined from VND 40,000,000 to VND 60,000,000:

a) Failing to comply with the regulations on the multi-level marketing goods or trading in goods through the multi-level marketing which is not prescribed in the Certificate of multi-level marketing under the regulations of the law;

b) Failing to fulfill the obligations under the regulations of the law when the multi-level marketing is suspended or the multi-level marketing continues after the suspension;

c) Failing to fulfill the obligation to send notifications to the competent authorities when stopping doing multi-level marketing;

d) Doing multi-level marketing in provinces where there are no head offices of the enterprises when the provincial Departments of Industry and Trade of such provinces have not confirm the receipt of the dossiers on the operation;

dd) Failing to fulfill the obligation to notify the provincial Departments of Industry and Trade of the places where the conferences, workshops and training take place under the regulations of the law;

e) Failing to fulfill the obligations to repurchase the goods of the multi-level salespeople under the regulations of the law;

g) Paying the multi-level salespeople the totally annual commission, bonus and other financial benefits which exceed the 40% of the multi-level marketing turnover of such year of the multi-level marketing companies; 

h) Failing to fulfill the obligations under the regulations of the law when any contract for multi-level marketing is ended;

i) Withdrawing the deposit before the Authorities in charge of issuing the Certificate of multi-level marketing gives written approvals unless the enterprises withdraw the deposit paid to the commercial banks to apply for the multi-level marketing without the issuance of the Certificates of multi-level marketing;

k) Not changing the records on deposit or changing the records on deposit without notifying the authorities in charge of issuing the Certificates of multi-level marketing in case of changes related to the contents of the records on deposit;

l) Failing to fulfill the obligation to send periodic reports to the competent authorities under the regulations of the law.

3.Any multi-level marketing company shall be fined from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 if it:

d) does multi-level marketing without applying for the multi-level marketing to the competent authorities;

b) requests the persons wishing to be salespeople to pay the deposit or particular amounts in any shape or form to joint the scheme;

c) requests the persons wishing to be salespeople to buy a quantity of goods in any shape or form to joint the pyramid;

d) requests the multi-level marketing salespeople to pay additional amounts in any shape or form to maintain, develop or extend their schemes;

dd) unreasonably limits the right to develop the pyramid  of the multi-level marketing salespeople in any shape or form;

e) pays the salespeople the commissions, bonuses and other financial benefits for enticing other people to join the multi-level marketing;

g) unreasonably refuses to pay the salespeople the commissions, bonuses and other financial benefits that they are eligible for;

h) requests the salespeople to recruit a particular number of salespeople or extend the contracts for multi-level marketing to be eligible for the commissions, bonuses and other financial benefits.

i) requests the participants in the conferences, workshops or training related to the contents in the basic training program to pay the fees in any shape or form, except for the fees for the training material;

k) coerces the salespeople to attend the conferences, workshops or training in the contents irrelevant to the basic training program of the company;

l) requests the participants in the conferences, workshops or training in the contents irrelevant to the basic training program to pay the fees higher than the reasonable costs to hold such events;

m) collects the fees for the issuance of and adjustment to the membership cards of the salespeople in any shape or form;

n) does not make commitments to receive the goods that the salespeople return and repay the amounts that the salespeople pay the company under the regulations of the law;

o) prevents the salespeople from returning the goods under the regulations of the law;

p) provides inaccurate or confusable information about the benefits from the participation in the pyramid, natures, uses of the goods and operation of the multi-level marketing company to entice other people to join the multi-level marketing;

q) provides more than one position, contracts, participant ID numbers, etc. for the same salesperson;

r) runs pyramid scheme;

s) sells, buys or transfers the multi-level marketing salespeople system to other companies except for the repurchase, consolidation or merger among enterprises;

t) requests or incites the salespeople to commit violations under the regulations of the law.

4.The fine for any violation prescribed in Clause 3 this Article that is committed in more than one province shall be as twice as the fine prescribed in Clause 3 this Article.

5.In addition to the fines prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 this Article, any enterprise committing any violation may be liable to some additional penalties and remedial measures as follows:

a) Revocation of Certificate of multi-level marketing regarding the violations prescribed in Points d and dd this Article and violations prescribed in Clause 3 this Article other than doing the multi-level marketing without applying for the multi-level marketing to the competent authorities;

b) Confiscation of exhibits and means to commit the violations and the profit from the violations;

c) Public rectification.

Section 5: OTHER VIOLATIONS AGAINST LAW ON COMPETITION

Article 37. Violations against regulations on provision of information and documents

1.Warnings or fines of from VND 2 million to VND 5 million shall be given to one of these following violations:

a) Provide insufficient information and documents at the request of the competent authorities;    

b) Provide information and documents late at the request of the competent authorities;

c) Provide false or wrong information and documents;

d) Coerce others to provide false information and documents;

dd) Hide or destruct the information and documents related to the competitions cases.

2.Any violation prescribed in Clause 1 this Article can be fined from VND 5 million to VND 10 million in case the provided information and documents are especially important to deal with the competitions cases.

3.The wrongdoers shall be not only fined as prescribed in Clause 1 and Clause 2 but also requested to provide sufficient information and documents.

Article 38. Violations against other regulations related to investigation and handling of competitions cases

1.Warnings or fines of fromVND 2 million to VND 5 million shall be given to one of these following violations:

a) Reveal confidential investigation information and documents

b) Cause disruption at the hearings

2.Any violation prescribed in Clause 1 this Article can be fined from VND 5 million to VND 10 million in case the revealed information and documents are especially important to deal with the competitions cases.

3.The wrongdoers shall be fined as prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article and their exhibits and means to commit the violations shall be confiscated.

Article 39. Anti-competitive agreements and economic concentration before Decision on exemption issued by competent authorities

1.Each party to the anti-competitive Agreement subject to the exemption in accordance with the regulations in Article 10 of the Law on Competition before the Minister of Industry and Trade issues the Decision on exemption shall be fined from VND 100,000,000 to VND 200,000,000.

2.Any enterprise engaged in economic concentration subject to the exemption in accordance with the regulations in Article 19 of the Law on Competition before the Prime Minister or the Minister of Industry and Trade issues the Decision on exemption shall be fined from VND 100,000,000 to VND 200,000,000.

Chapter III

ENTITLEMENT TO AND PROCEDURES FOR  VIOLATION HANDLING AGAINST LAW ON COMPETITION

Section 1: ENTITLEMENT TO HANDLING OF VIOLATION AGAINST LAW ON COMPETITION

Article 40. Authorities of regulatory competition authorities

1.Regarding the violations against the regulations on unhealthy competition and other violation against the Law on Competition, the heads of the regulatory authorities of competition shall:

a) give warnings;

b) impose fines of up to VND 100 million in case of individuals committing the violations prescribed in Section 4 and Section 5 Chapter II of this Decree and of up to VND 200 million in case of organizations.

c) confiscate the exhibits and means to commit the violations against the Law on Competition and the profits from the violations;

dd) force the wrongdoers to file public rectifications, 

2.The Heads of the regulatory authorities of competition can apply, change or cancel the administrative preventive measures when the dossiers on the competitions cases have not handed over to the Competition Council.

Article 41. Authorities of Competition Council and Council of Competitions Cases

Regarding violations against the regulations on the control of the anti-competitive practices, the Competition Council and Council of competitions cases shall:

1.Give warnings.

2.Impose fines.

3.Confiscate exhibitsand means to commit the violations.

4.Impose the penalties prescribed in Points c, d, dd, e, g, h, i and k Clause 3 Article 3 of this Decree.

5.Request the competent authorities to revoke the Certificates of Enterprise registration or suspend the practice certificates and licenses.

6.Request the competent authorities to impose the penalties prescribed in Point a and Point b Clause 3 of this Decree.

Section 2: PROCEDURES FOR  VIOLATION HANDLING AGAINST LAW ON COMPETITION

Article 42. Procedures for violation handling against Law on Competition

The procedures for violation handling against the Law on Competition include:

1.Procedures for violation handling against the regulations on the control of the anti-competitive practices and unhealthy competition;

2.Procedures for handling of other violations against the regulations of the Law on Competition.

Article 43. Procedures for violation handling against regulations on control of anti-competitive practices and unhealthy competition

The handling of the violations against the regulations on the control of anti-competitive practices and unhealthy competition must follow the procedures for competition proceedings prescribed in Chapter V of the Law on Competition and regulations in Chapter III of the Decree No.116/2005/ND-CPdetailing the implementation of some articles of the Law on Competition.

Article 44. Filing records of other violations against regulations of Law on Competition

1.The competent persons must immediately suspend the violation and file a record of such violation on detecting any violation against Law on Competition prescribed un Section 3 Chapter II of this Decree.

2.The record must present:

a) Date and location of the record;

b) Full name and title of the person making the report;

c) Full name, address and occupation of the entity committing violation;

d) Date and location of the violation;

dd) Description of the violation;

e) Administrative preventive measures (if any);

g) Conditions of impounded exhibits and means (if any);

h) Statement of the individual committing the violation or the representative of the organization committing the violation;

i) Names, addresses and statements of the witnesses, individuals or representatives of the organizations suffering the damage (if any).

3.There are at least 2 records of the violation which must be signed by the person making the record and the individual or the representative of the organization committing the violation; and the witnesses and individuals or representatives of the organizations suffering the damage (if any). If a record includes several pages, the abovementioned persons must sign on each page of the record. If the individual or the representative of the organization committing the violation, the witnesses and individuals or representatives of the organizations suffering the damage refuse to sign the record, the person making the record must write the reasons in the record.

4.The wrongdoer shall be given one record. In case of the violation outside the competence of the person making the report must send the report to the competent persons for consideration

Article 45. Deadline for Decision issuance on imposition of violation penalties against Law on Competition

1.Any Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition shall be issued within 10 days from the day on which the Record on the violations against the Law on Competition is filed; or 30 days in case of complex facts.

2.The competent persons must send a written request for extension to their head if it is necessary to verify or collect the evidences, such extension must not exceed 30 days.

3.After the deadline prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, if the competent persons in charge of imposing penalties have not issued the Decision on imposition of penalties, the remedial measures prescribed in Clause 3 Article 37 and Clause 3 Article 38 of this Decree shall apply.

If the Decision on imposition of penalties has not issued before such deadline, the competent persons in charge shall be penalized under the regulations of the law.

Article 46. Decision issuance on imposition of violation penalties against Law on Competition

1.A Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition includes:

a) Date of the Decision;

b) Full name and title of the person making the Decision;

c) Full name, address and occupation of the wrongdoer;

d) The violations; facts related to the handling of the violations; provisions of the legislative documents that are applied;

dd) Administrative penalties, additional penalties (if any), remedial measures (if any);

e) Deadline, place of implementation of the Decision and the sign of the person making the Decision;

g) Rights to complain about the Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition under the regulations of the law.

2.The wrongdoer must be written in the Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition. The wrongdoer shall be compelled to implement such Decision in case of non-compliance.

3.The Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition shall take effect as of the signing date unless the Decision prescribes another effective date.

4.The competent persons in charge of issuing the Decision must send the Decision to the penalized entity, the authority in charge of collecting the fines and other relevant authorities (if any) within 03 working days from the issuance of the Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition.

The Decision on imposition of penalties for violations against the Law on Competition shall be sent directly or via registered mail and announced to the penalized entity.

If the Decision is sent directly but the wrongdoer intentionally refuses to receive it, the competent persons shall make a record on such refusal which is confirmed by the local authority. In this case, it is supposed that the Decision is sent.

If the Decision is sent via registered mail and after 10 days from the third return of the mail due to the intentional refusal of the wrongdoer, it shall be supposed that the Decision is sent when the Decision is announced at the penalized individual’s place of residence or penalized organization’s premises or there are grounds for presuming that the wrongdoer refuse to receive the Decision.

Section 3: PROCEDURES FOR IMPLEMENTATION OF DECISIONS ON HANDLING OF COMPETITIONS CASES AND VIOLATIONS AGAINST LAW ON COMPETITION

Article 47. Implementation of Decision on imposition of violation penalties against Law on Competition

1.Any enterprise liable to the penalties must implement the Decision on imposition of penalties for competitions cases issued by the Council of competitions cases and regulatory authorities of competition within 30 days from the effective date of the Decision on imposition of penalties for competitions cases.

2.Any organization or individual liable to the penalties for other violations against the Law on Competition prescribed in Section 5 Chapter II of this Decree must implement the Decision on imposition of penalties for other violation against the Law on Competition within 10 days from the receipt of such Decision.

3.In case of non-compliance within the period prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, the organization or individual shall be compelled to implement such Decision under the regulations in Article 49 and Article 50 of this Decree.

Article 48. Place to pay fines

Any entity liable to the fine due to the Decision on imposition of penalties for competitions cases and Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition must pay the fine at the State Treasury written in the on handling of competitions cases and Decision on imposition of penalties for other violations against the Law on Competition.

Article 49. Enforcement for the Decision implement on competition case’s imposition

1.If any entity liable to the penalties does not implement the Decision or bring the case to Court in accordance with the regulations in Section 7 Chapter V of the Law on Competition after the period prescribed in Clause 1 Article 47 of this Decree, the enforcer in charge of the Decision on imposition of penalties for competitions cases can make a written request that the competent authorities (prescribed in Clause 2 and Clause 3 this Article) implement such Decision within their scope of functions, tasks, powers.

2.The competent authorities shall revoke the Certificate of Enterprise registration or suspend the practice certificate and license that such competent authority issue to any enterprise committing violations against the Law on Competition at the request of the Council of competitions cases written in the Decision on imposition of penalties for competitions cases.

3.Other competent authorities shall restructure the enterprises abusing firms dominant market positions, separate the merged or acquired enterprises or resell the contributed capital at the request of the Council of competitions cases written in the Decision on imposition of penalties for competitions cases.

4.Civil execution authorities of provinces where the wrongdoers establish their premises, live or place their property shall implement the provisions of the Decision related to the property of the Decision on imposition of penalties for competitions cases at the request of the authorities in charge of implementation of such Decision. 

Article 50. Enforcement of Decision on imposition of violation penalties against Law on Competition

In case of non-compliance with the Decision on other violations against the Law on Competition within the period prescribed in Clause 2 Article 47 of this Decree, the entities liable to the penalties shall be compelled to implement such Decision under the regulations of the law

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 51. Implementation effect

1.This Decree takes effect from September 15, 2014 and replaces the Decree No.120/2005/ND-CPof the Government on the penalties for violations against the Law on Competition dated September 30, 2005.

2.Any organization or individual committing any violation against the Law on Competition before the effective date of this Decree shall be applied beneficial regulations on penalties.

Article 52. Implementation responsibilities

1.The regulatory authorities of competition can request the Ministry of Finance to cooperate in determining the profits from the violations under the regulations of this Decree if necessary.

2.The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall implement this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 71/2014/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2416/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đính chính Thông tư 15/2024/TT-BKHĐT ngày 30/9/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án đầu tư kinh doanh; cung cấp, đăng tải thông tin về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Đầu tư, Đấu thầu-Cạnh tranh

văn bản mới nhất