Thông tư 24/2020/TT-BCT phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 24/2020/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 24/2020/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đặng Hoàng An |
Ngày ban hành: | 18/09/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, tài nguyên, trữ lượng dầu khí được tính toán như sau:
Trước hết, tài nguyên dầu khí đã phát hiện: Dầu khí tại chỗ ban đầu và trữ lượng dầu khí được Người điều hành tính toán cho các cấp tương ứng (P1, P2, P3). Tiềm năng dầu khí cũng được Người điều hành tính toán cho các cấp tương ứng (C1, C2, C3) với các giá trị dầu khí tại chỗ ban đầu và thu hồi tiềm năng tương ứng. Trữ lượng dầu khí của mỏ được cập nhật trong báo cáo kế hoạch đại cương phát triển mỏ (ODP), báo cáo kế hoạch phát triển mỏ (FDP) và báo cáo kế hoạch phát triển mỏ điều chỉnh…
Tiếp theo, tài nguyên dầu khí chưa phát hiện được tính toán hoặc dự báo cho dầu khí tại chỗ ban đầu và thu hồi tiềm năng tương ứng (R1, R2), trong đó hệ số thu hồi được lấy theo nguyên tắc tương tự trên cơ sở giá trị của các vỉa chứa, mỏ, khu vực, bể lân cận.
Bên cạnh đó, thời gian cập nhật báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí là 03 năm tính từ khi có dòng dầu khí đầu tiên được khai thác thương mại và sau đó định kỳ là 05 năm. Trong trường hợp cần thiết, Người điều hành cập nhật và đệ trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/11/2020.
Xem chi tiết Thông tư24/2020/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 24/2020/TT-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 24/2020/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí
__________
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 19/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 10/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí;
Căn cứ Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Ban hành Hợp đồng mẫu của Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định việc phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
PHÂN CẤP TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ
Tài nguyên dầu khí được phân thành hai nhóm là tài nguyên dầu khí đã phát hiện (bằng giếng khoan) và tài nguyên dầu khí chưa phát hiện.
(a1) Cấp xác minh (P1): Cấp P1 ứng với mức độ tin cậy cao nhất trong phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Cấp P1 phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thân chứa dầu khí được xác định ranh giới với mức độ tin cậy cao theo tài liệu địa chất, địa vật lý, khoan, thử vỉa, khai thác.
- Đặc tính thấm, chứa và độ bão hòa dầu khí của thân chứa dầu khí được khẳng định bằng tài liệu địa vật lý giếng khoan và (hoặc) mẫu lõi.
- Kết quả thử vỉa, mẫu chất lưu cho phép xác định khả năng cho dòng dầu, khí thương mại theo quan điểm của Người điều hành từ ít nhất một giếng khoan.
(a2) Cấp có khả năng (P2): Cấp P2 ứng với mức độ tin cậy thấp hơn cấp P1 trong phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Cấp P2 được xác định có khả năng tồn tại trong các thể chứa trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng chưa được xác minh bằng kết quả thử vỉa và/hoặc mẫu chất lưu.
(a3) Cấp có thể (P3): Cấp P3 ứng với mức độ tin cậy thấp hơn cấp P2 trong phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Cấp P3 được xác định khi lượng dầu khí có thể tồn tại trong các thể chứa dựa trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng chưa đủ tin cậy để xếp vào cấp P2.
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ
Trên cơ sở phân cấp được quy định tại Điều 5 Thông tư này, tài nguyên, trữ lượng dầu khí được tính toán như sau:
LẬP, PHÊ DUYỆT, ĐĂNG KÝ VÀ CẬP NHẬT BÁO CÁO TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ
Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt Báo cáo tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trong quá trình thực hiện các hoạt động dầu khí nếu việc áp dụng phân cấp và lập Báo cáo có sự khác biệt so với quy định tại Thông tư này thì Người điều hành có trách nhiệm cung cấp các căn cứ, hồ sơ tài liệu để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương và Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
PHỤ LỤC I
Sơ đồ phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí năm 2020
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
A. SƠ ĐỒ PHÂN CẤP TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ |
B. MỨC ĐỘ PHÊ DUYỆT/GHI NHẬN BÁO CÁO TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ |
Tài nguyên dầu khí đã phát hiện nhóm phát triển |
P1 |
P2 |
P3 |
|||
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Trữ lượng dầu khí |
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Trữ lượng dầu khí |
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Trữ lượng dầu khí |
|
Mức độ phê duyệt/ghi nhận |
Phê duyệt |
Ghi nhận |
Phê duyệt |
Ghi nhận |
Ghi nhận |
|
Cấp phê duyệt/ghi nhận |
Thủ tướng Chính phủ |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
||||
|
||||||
Tài nguyên dầu khí đã phát hiện nhóm chưa phát triển |
C1 |
C2 |
C3 |
|||
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Thu hồi tiềm năng |
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Thu hồi tiềm năng |
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Thu hồi tiềm năng |
|
Mức độ phê duyệt/ghi nhận |
Ghi nhận |
Ghi nhận |
Ghi nhận |
|||
Cấp phê duyệt/ghi nhận |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
||||
|
||||||
Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện |
R1 |
R2 |
|
|||
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Thu hồi tiềm năng |
Dầu khí tại chỗ ban đầu |
Thu hồi tiềm năng |
|||
Mức độ phê duyệt/ghi nhận |
Ghi nhận |
Ghi nhận |
||||
Cấp phê duyệt/ghi nhận |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
PHỤ LỤC II
Xác định ranh giới phân cấp, biện luận các thông số tính toán tài nguyên, trữ lượng dầu khí và hệ số thu hồi dầu khí
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
A. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI PHÂN CẤP TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ
I. Thân chứa dầu khí
Thân chứa dầu khí (thân chứa) là thể địa chất chứa dầu khí được xác định bởi các ranh giới thủy động lực học. Trong một phát hiện, mỏ, vỉa sản phẩm có thể bao gồm một hoặc nhiều thân chứa khác nhau đặc trưng bởi tính chất thấm chứa, loại chất lưu, áp suất vỉa.
Thân chứa dạng vỉa được xác định bởi nóc vỉa, đáy vỉa, đứt gãy chắn, khép kín cấu trúc, ranh giới biến tướng, vát nhọn địa tầng hoặc các loại ranh giới ngăn cách khác.
Thân chứa dạng khối được xác định bởi nóc, đứt gãy chắn, khép kín cấu trúc, ranh giới không thấm chứa hoặc các loại ranh giới ngăn cách khác.
Việc xác định thân chứa được biện luận trên cơ sở các bản đồ cấu trúc, các loại tài liệu địa chấn thông thường, các loại tài liệu địa chấn đặc biệt, tài liệu thủy động lực học, các thông tin từ quá trình thử vỉa, khai thác và các loại tài liệu khác.
Phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí phải được tiến hành cho từng thân chứa, vỉa chứa.
II. Phân cấp theo chiều thẳng đứng
Ranh giới các cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí được xác định bằng phương pháp chia đôi khoảng cách (half-way method) hoặc các phương pháp khác sử dụng các tài liệu địa chất, địa vật lý, công nghệ mỏ hiện có với cơ sở lý thuyết và biện luận rõ ràng.
1. Cấp xác minh - P1
Cấp xác minh P1 được xác định như sau (Hình 1):
a) Đối với thân dầu hoặc khí: Từ đỉnh của thân chứa dầu hoặc khí đến ranh giới dầu - nước (OWC) hoặc ranh giới khí - nước (GWC) hoặc đến điểm sâu nhất nhận được dòng dầu hoặc khí theo kết quả thử vỉa giếng khoan và tài liệu địa vật lý giếng khoan, nếu ranh giới dầu - nước hoặc khí - nước chưa xác định được;
b) Đối với thân dầu có mũ khí:
- Đối với dầu: Từ ranh giới dầu - khí hoặc từ điểm cao nhất gặp dầu nếu ranh giới dầu - khí chưa xác định được, đến ranh giới dầu - nước hoặc điểm thấp nhất nhận được dòng dầu theo kết quả thử vỉa giếng khoan và tài liệu địa vật lý giếng khoan, nếu ranh giới dầu nước chưa xác định được.
- Đối với khí: Từ đỉnh thân chứa đến ranh giới khí - dầu hoặc đến điểm thấp nhất nhận được dòng khí nếu ranh giới dầu - khí chưa xác định được.
2. Cấp có khả năng - P2
Cấp có khả năng P2 được xác định theo nguyên tắc chia đôi khoảng cách (Hình 1), cụ thể như sau:
a) Đối với thân chứa dầu hoặc khí: Từ điểm dầu xuống tới (ODT) hoặc khí xuống tới (GDT) đến điểm giữa của khoảng ODT hoặc GDT - nước lên tới (WUT) hoặc điểm tràn cấu tạo (SP);
b) Đối với thân chứa dầu có mũ khí:
- Đối với khí: Từ điểm GDT đến điểm giữa của khoảng GDT - dầu lên tới (OUT).
- Đối với dầu: Từ điểm OUT đến điểm giữa của khoảng GDT - OUT.
- Từ điểm OpT đến điểm giữa của khoảng ODT - WUT hoặc điểm tràn cấu tạo (SP) nếu điểm WUT chưa xác định được.
Đối với thân chứa dạng khối có tính bất đồng nhất cao, cấp P2 được xác định từ điểm ODT hoặc GDT đến điểm sâu nhất có biểu hiện dầu khí trong quá trình khoan. Trong trường hợp chưa xác định được điểm sâu nhất có biểu hiện dầu khí thì áp dụng phương pháp chia đôi khoảng cách tới điểm tràn.
3. Cấp có thể - P3
Phân cấp P3 được xác định theo nguyên tắc chia đôi khoảng cách như sau (Hình 1):
Từ điểm giữa của khoảng ODT hoặc GDT - WUT hoặc điểm giữa của khoảng ODT hoặc GDT - điểm tràn cấu tạo (SP) nếu điểm WUT chưa xác định được đến điểm SP; hay đơn giản nhất là từ ranh giới dưới của cấp P2 đến điểm SP.
Đối với thân chứa dầu khí dạng khối có tính bất đồng nhất cao, cấp P3 được xác định từ ranh giới cấp P2 đến điểm tràn cấu tạo.
III. Phân cấp theo diện
Trong một thân chứa, diện tích cấp P1 và P2 được xác định theo nguyên tắc bán kính hoặc chia đôi khoảng cách (trong trường hợp nhiều giếng) tính từ giếng khoan kết hợp với đường phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí theo chiều thẳng đứng.
Giá trị bán kính được biện luận bằng các tài liệu địa chất - địa vật lý, giếng khoan, thử vỉa, khai thác hoặc phương pháp tương tự. Phân cấp P3 được áp dụng cho phần còn lại của thân chứa tính đến khép kín cấu trúc, điểm tràn hoặc chiều cao cột dầu, khí lớn nhất thống kê được.
Đối với thân chứa dạng khối, nguyên tắc bán kính áp dụng dọc theo quỹ đạo giếng khoan (Hình 2).
IV. Một số trường hợp đánh giá phân cấp khác
1. Cấp xác minh P1
a) Các thân chứa sau khi áp dụng các biện pháp kích thích vỉa nhận được dòng dầu khí đạt giá trị thương mại, mặc dù lần thử trước đó không nhận được dòng tự phun hoặc dòng dầu khí yếu không đủ điều kiện xếp cấp xác minh;
b) Các thân chứa theo kết quả thử trên cáp xác định được sự hiện diện của dầu khí, các tài liệu thu thập được cho phép xác định sự tồn tại và phân bố của dầu khí với độ tin cậy cao, thân chứa đồng danh ở các giếng khoan khác đã được xác minh bằng kết quả DST;
c) Các thân chứa tuy chưa được thử nhưng theo tài liệu địa vật lý giếng khoan có đặc tính thạch học, thông số vỉa chứa tương tự như các giếng khoan khác đã nhận được dòng thương mại hoặc đang khai thác cũng từ thân chứa đó.
2. Cấp có khả năng P2
a) Các thân chứa có khả năng cho dòng dầu khí trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan, đặc điểm thạch học và thông số vỉa chứa nhưng có kết quả thử vỉa không rõ ràng;
b) Các thân chứa được thử trên cáp mà xác định được sự hiện diện của dầu khí;
c) Các thân chứa thể hiện có khả năng cho dòng dầu khí trên cơ sở các đặc tính địa vật lý giếng khoan nhưng thiếu mẫu lõi khoan hoặc thiếu kết quả thử vỉa chắc chắn và chúng không có đặc điểm tương tự với vỉa đang khai thác hoặc vỉa cấp xác minh trong cùng diện tích;
d) Các thân chứa có tính chất thấm chứa tương tự, nằm kề áp, bị phân cách bằng đứt gãy hoặc bằng thể địa chất chắn và có vị trí cấu tạo cao hơn so với thân chứa đã được xếp cấp xác minh;
đ) Các thân chứa nằm liền kề với các thân dầu, khí đang khai thác, nhưng kết quả thử vỉa nhận được dòng dầu với lưu lượng nhỏ;
e) Các khối chưa được khoan nhưng nằm cận kề với khối có trữ lượng dầu khí cấp xác minh trong mỏ bị phân khối;
g) Các phần thân chứa nếu khoan đan dày hoặc bằng cách khác sẽ gia tăng được và đủ điều kiện xếp vào cấp xác minh, nhưng ở thời điểm tính tài nguyên, trữ lượng dầu khí việc khoan đan dày chưa được thực hiện;
h) Các thân chứa dự kiến nếu khoan mở rộng sẽ được xếp là cấp xác minh nhưng tại thời điểm tính tài nguyên, trữ lượng dầu khí vẫn chưa khoan và tài liệu bản đồ cấu tạo vỉa chưa đủ để xếp chúng vào cấp đó;
i) Do áp dụng phương pháp gia tăng thu hồi đã hoàn thiện và thương mại hóa khi đề án hoặc chương trình thử nghiệm đã lập và lắp đặt nhưng chưa vận hành, và các đặc tính của đá chứa, chất lưu và thông số vỉa đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng thương mại các phương pháp đó;
k) Có được do sửa chữa, xử lý, tái xử lý, thay thiết bị giếng thành công hoặc do các chu trình kỹ thuật khác nhưng các chu trình đó trước đây chưa được công nhận áp dụng thành công trong các giếng có cùng tình trạng và trong cùng vỉa tương tự;
l) Gia tăng được từ vỉa đang khai thác, vỉa xác minh nhưng chưa khai thác do phân tích, minh giải lại động thái vỉa hoặc các tài liệu về tham số thể tích.
3. Cấp có thể P3
a) Các thân chứa có khả năng tích tụ dầu khí nằm ở khối liền kề với các khối có cấp xác minh hoặc cấp có khả năng;
b) Các thân chứa được ngoại suy trong cụm cấu tạo có các điều kiện địa chất tương tự với cấu tạo đã được xác minh;
c) Các thân chứa được ngoại suy theo cấu tạo và hoặc theo địa tầng dựa trên cơ sở phân tích, minh giải tài liệu địa chất và/hoặc địa vật lý ngoài các diện tích đã xếp vào cấp có thể;
d) Các thân chứa thể hiện chứa dầu khí dựa trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan hoặc mẫu lõi khoan nhưng có thể cho dòng dầu khí không thương mại;
đ) Do áp dụng các phương pháp gia tăng thu hồi theo chương trình thử nghiệm hoặc đề án mới chỉ thiết lập nhưng chưa vận hành và các đặc tính đá chửa, chất lưu vỉa và thông số vỉa vẫn gây nghi ngờ khách quan về tính thương mại của đề án;
e) Các thân chứa có tính chất thấm chứa tương tự, nằm kề áp, bị phân cách bằng đứt gãy hoặc bằng thế địa chất chắn và có vị trí cấu tạo thấp hơn so với thân chứa đã được xếp cấp xác minh;
g) Gia tăng do phân tích, minh giải lại động thái vỉa hoặc các tài liệu về tham số thể tích, như các tham số thể tích dầu khí tại vỉa và hoặc hệ số thu hồi, cho thấy còn có lượng dầu khí đáng kể nữa ngoài lượng dầu khí đã xếp vào các cấp xác minh và cấp có khả năng;
h) Các phần thân chứa dầu khí có thể tích lớn nhưng độ rủi ro cao:
- Các diện tích với tài liệu địa chấn có độ phủ thấp.
- Thân chứa có độ liên tục và chất lượng chưa rõ ràng.
- Thu hồi bổ sung do áp dụng các quy trình thu hồi gia tăng.
- Các tham số vỉa trung bình tốt hơn.
V. Phân cấp C1, C2 và C3
Đối với các phát hiện, các vỉa chứa chưa phát triển, các cấp C1, C2, C3 được xác định theo các tiêu chí tương tự như các cấp P1, P2, P3 tương ứng.
Hình 1. Sơ đồ phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí đối với thân chứa dạng vỉa
Hình 2. Sơ đồ phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí đối với thân chứa dạng khối
B. BIỆN LUẬN CÁC THÔNG SỐ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ
Khi tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí theo phương pháp thể tích thông thường, các thông số tính cần phải biện luận và lựa chọn bao gồm: diện tích, thể tích thân chứa; chiều dày hiệu dụng chứa dầu, khí; độ rỗng và độ bão hoà dầu; hệ số chuyển đổi thể tích; tỷ trọng dầu; tỷ số khí dầu (Gas Oil Ratio - GOR), tỷ số condensate khí (Condensate Gas Ratio - CGR). Các thông số này phải được biện luận theo mức độ tin cậy trên cơ sở phân bố xác suất thống kê của các giá trị xác định được theo tài liệu địa chất - địa vật lý và công nghệ mỏ. Kết quả tính được phải thể hiện ở các mức tối thiểu (P90), kỳ vọng (P50) và tối đa (P10) tương ứng với các mức xác suất của thông số đầu vào.
1. Diện tích, thể tích thân chứa được xác định riêng biệt cho từng thân chứa và theo từng cấp dựa trên bình đồ tính đã được lập trên cơ sở bản đồ cấu trúc nóc, đáy thân chứa.
2. Chiều dày hiệu dụng và hệ số đá chứa hiệu dụng (NTG) được xác định riêng biệt cho từng thân chứa và theo từng cấp trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan hoặc trung bình trọng số theo thể tích thân chứa.
3. Độ rỗng được xác định riêng biệt cho từng thân chứa, từng cấp trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan, mẫu lõi.
4. Độ bão hòa dầu khí được xác định cho từng thân chứa và từng cấp một cách riêng biệt Độ bão hòa dầu khí được xác định trên cơ sở kết hợp kết quả phân tích mẫu lõi trong phòng thí nghiệm và tài liệu địa vật lý giếng khoan.
5. Hệ số chuyển đổi của dầu hoặc khí được xác định trong phòng thí nghiệm trên các mẫu dầu, mẫu khí vỉa lấy được từ các giếng khoan.
6. Tỷ số khí dầu (Gas Oil Ratio - GOR) hay hàm lượng khí trong dầu vỉa, tỷ số condensate khí (Condensate Gas Ratio - CGR) hay hàm lượng condensate trong khí tự do được xác định theo kết quả nghiên cứu dầu, khí tự do trong phòng thí nghiệm.
7. Giá trị tới hạn của các thông số tính được xác định cho từng thân chứa một cách riêng biệt hoặc lấy tương tự các vỉa đã có phân tích mẫu lõi trong cùng một mỏ hoặc mỏ lân cận.
- Độ thấm: Giá trị độ thấm tới hạn đá chứa của từng tầng sản phẩm/thân chứa được xác định theo kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm trên cơ sở mẫu lõi của chính tầng sản phẩm đó.
- Độ rỗng: Độ rỗng tới hạn đá chứa của từng vỉa sản phẩm là giá trị độ rỗng tương ứng độ thấm tới hạn cho chính vỉa sản phẩm đó.
- Độ bão hòa nước dư tới hạn của từng vỉa sản phẩm là giá trị độ bão hòa nước dư được xác định trên cơ sở phân tích mẫu lõi của vỉa sản phẩm tương ứng độ thấm tới hạn cho chính vỉa sản phẩm đó.
Đối với các mỏ, vỉa chứa thuộc nhóm phát triển phải tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí theo các phương pháp mô hình mô phỏng địa chất 3D, mô phỏng khai thác 3D và cân bằng vật chất để đối sánh tùy thuộc vào mức độ tài liệu hiện có.
C. BIỆN LUẬN HỆ SỐ THU HỒI DẦU KHÍ
Hệ số thu hồi (HSTH) dầu khí được biện luận riêng biệt cho từng thân chứa và trung bình cho toàn mỏ trên cơ sở áp dụng và triển vọng có thể áp dụng những thành tựu mới của kỹ thuật và công nghệ khai thác mỏ dầu khí nhằm đạt được mục tiêu thu hồi dầu khí tối đa từ lòng đất.
HSTH được biện luận theo mô hình thủy động lực của thân chứa trên cơ sở các phương án thiết kế khai thác khác nhau hoặc tham chiếu HSTH các thân chứa của các mỏ lân cận có cấu trúc, đặc điểm địa chất và đặc điểm thủy động lực tương tự trong trường hợp chưa xây dựng được mô hình thủy động lực. Mô hình thủy động lực học của thân chứa được xây dựng trên cơ sở các tài liệu thực tế như các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, khảo sát địa vật lý giếng khoan và khảo sát thủy động lực học các giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác (nếu có). HSTH của thân chứa được lựa chọn trên cơ sở phương án khai thác tối ưu như mật độ các giếng khai thác, bơm ép, các phương pháp khai thác thứ cấp và tam cấp (ví dụ: các phương pháp duy trì áp suất vỉa, tiến độ, nhịp độ khoan và đưa giếng vào khai thác...).
HSTH đối với trữ lượng dầu khí cấp có thể và tài nguyên dầu khí được tham chiếu trên cơ sở HSTH tương tự như trữ lượng dầu khí các cấp cao hơn của chính mỏ đó.
Đối với các phát hiện dầu khí trình duyệt báo cáo lần đầu thì HSTH dầu khí được xác định trên cơ sở: (i) mô hình thủy động lực học; (ii) hoặc mô hình thủy động lực học sơ bộ; (iii) hoặc tham chiếu HSTH các thân chứa của các mỏ lân cận có cấu trúc địa chất và đặc điểm thủy động lực học tương tự; (iv) hoặc thống kê HSTH của các thân chứa có đặc điểm địa chất tương tự trong cùng bể trầm tích, trong cùng khu vực; (v) hoặc thống kê HSTH của các thân chứa có đặc điểm địa chất tương tự từ các khu vực khác trên thế giới; (vi) hoặc các phương pháp khác được chấp nhận trong thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BÁO CÁO TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ MỎ/PHÁT HIỆN……..
LÔ……., BỂ………
(tài liệu đến tháng năm )
PHẦN I. THUYẾT MINH BÁO CÁO
1. Giới thiệu
2. Lịch sử tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác mỏ
3. Cơ sở dữ liệu
Thống kê phương pháp, khối lượng và đánh giá chất lượng tài liệu:
3.1. Tài liệu khảo sát địa chấn và các phương pháp địa vật lý thăm dò khác (điện, từ, trọng lực..mạng lưới khảo sát, tài liệu thực địa, tài liệu xử lý.
3.2. Tài liệu khoan: Khái quát về các giếng khoan (trên phạm vi mỏ và vùng lân cận liên quan), tài liệu địa vật lý giếng khoan, mẫu lõi, mẫu vụn, kêt quả thử vỉa, phân tích các loại mẫu, nghiên cứu thủy động lực, khai thác /khai thác thử (nếu có).
3.3. Tài liệu các khảo sát và nghiên cứu khác (Cổ sinh địa tầng, Thạch học trầm tích, Địa hóa...).
4. Địa chất
4.1 Địa chất khu vực
4.2 Địa chất mỏ
4.2.1. Minh giải tài liệu địa vật lý:
- Xác định đặc trưng tầng địa chấn, liên kết địa chấn với giếng khoan, xây dựng các bản đồ đẳng thời, chuyển đổi thời gian - độ sâu, các bản đồ đẳng sâu, mặt cắt theo thời gian, chiều sâu và bản đồ đẳng dày của các tầng địa chấn tương ứng.
- Thuộc tính địa chấn và các kết quả nghiên cứu địa chấn đặc biệt.
- Kết quả các phương pháp địa vật lý thăm dò khác (điện, từ, trọng lực...).
- Những vấn đề còn tồn tại và đề xuất hướng giải quyết.
4.2.2. Cấu trúc địa chất mỏ
- Địa tầng trầm tích
- Kiến tạo: hệ thống đứt gãy, uốn nếp và ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo đến sự hình thành các bẫy dầu khí cấu trúc địa chất của mỏ.
- Biểu hiện dầu khí.
- Xác định và liên kết các thân chứa dầu khí.
- Đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích các thân chứa dầu khí.
5. Thông số vỉa chứa
5.1. Cấu trúc địa chất các thân chứa dầu khí (bản đồ cấu trúc, đẳng dày, hệ số đá chứa hiệu dụng NTG, ranh giới chất lưu...).
5.2. Địa vật lý giếng khoan:
- Phương pháp khối lượng và chất lượng tài liệu đo
- Phương pháp và kết quả minh giải các thông số thân chứa dầu khí: độ rỗng, độ thấm, độ bão hoà dầu khí, chiều dày hiệu dụng... theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, mẫu lõi và giá trị tới hạn của chúng.
- Những vấn đề còn tồn tại và đề xuất hướng giải quyết.
5.3. Công nghệ mỏ:
- Tính chất và động thái của nước vỉa;
- Tính chất dầu, khí ở điều kiện vỉa và điều kiện tiêu chuẩn;
- Nhiệt độ và áp suất vỉa...
5.4. Kết quả thử vỉa (DST), thử vỉa bằng cáp (MDT, RFT, RCI, mini-DST,...).
5.5. Kết quả khai thác, bơm ép dầu - khí - nước (nếu có).
6. Dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí
6.1. Phương pháp và công thức tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí.
6.2. Xác định ranh giới và phân cấp dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí.
6.3. Lựa chọn giá trị các thông số: thể tích đá chứa, chiều dày hiệu dụng, hệ số đá chứa hiệu dụng, độ rỗng, độ bão hoà dầu khí và các thông số chất lưu khác.
6.4. Kết quả tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí từng loại chất lưu theo các thân chứa, theo khối, khu vực và cho toàn mỏ.
6.5. Biện luận hệ số thu hồi, kết quả tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu, khí, khí ngưng tụ (condensate) dự kiến của từng thân chứa, theo khối, khu vực, toàn mỏ và trữ lượng dầu khí còn lại của chúng.
6.6. Kết quả tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí băng các phương pháp khác (mô hình địa chất, mô hình khai thác, cân bằng vật chất,...); so sánh và biện luận với kết quả tính bằng phương pháp thể tích.
6.7. So sánh kết quả dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí tính được với dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí đã được phê duyệt lần gần nhất, nguyên nhân thay đổi.
6.8. Đánh giá mức độ tin cậy về con số tính được theo các cấp.
6.9. Những vấn đề còn tồn tại và đề xuất hướng giải quyết.
7. Kết luận và kiến nghị
7.1. Đánh giá mức độ nghiên cứu địa chất - địa vật lý, công nghệ mỏ; kết quả thăm dò, khai thác mỏ; kết quả tính và những tồn tại cần giải quyết.
7.2. Đề xuất công tác thăm dò, thẩm lượng và công tác nghiên cứu tiếp theo.
7.3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dầu khí tại chỗ ban đầu và ghi nhận trữ lượng dầu khí của mỏ, phát hiện để làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo.
PHẦN II. PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN VẼ VÀ SỐ LIỆU
Phần phụ lục bao gồm các tài liệu, văn bản cần thiết liên quan đến công tác thăm dò, thẩm lượng, lập báo cáo đánh giá tài nguyên, trữ lượng dầu khí của mỏ, phát hiện dầu khí, các biểu bảng thống kê số liệu, kết quả tính toán, các bản đồ, lát cắt, sơ đồ... để minh họa bổ sung cho phần thuyết minh của báo cáo và đáp ứng yêu cầu cho việc kiểm tra, thẩm định báo cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
A. CÁC BIỂU BẢNG
Các biểu bảng trong phần Phụ lục phải chứa các số liệu gốc và trung gian cần thiết cho việc kiểm tra kết quả tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí, nhất thiết phải có các bảng biểu sau đây:
1. Khối lượng khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng; khoan khai thác: Tên giếng, toạ độ, chiều sâu nước biển, loại giếng, dàn khoan, thời gian khoan (ngày khởi công, kết thúc), chiều sâu thiết kế hoặc thực tế, địa tầng đáy, kết quả và tình trạng hiện tại của giếng khoan ...
2. Khối lượng khoan khai thác.
3. Khối lượng mẫu lõi, mẫu vụn, lưu thể và các dạng phân tích.
4. Kết quả thử vỉa và nghiên cứu giếng khoan.
5. Tổ hợp địa vật lý giếng khoan đã thực hiện.
6. Kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan.
7. Thành phần hóa học và tính chất vật lý của nước vỉa.
8. Tài liệu về thạch học, cổ sinh, địa tầng, môi trường trầm tích... của các thân chứa dầu khí hoặc tầng sản phẩm.
9. Thành phần, tính chất hoá lý của các loại chất lưu: Dầu, khí hoà tan, khí tự do, khí ngưng tụ (condensate).
10. Giá trị trung bình của độ rồng, độ thấm và bão hòa dầu khí từ mẫu lõi (nếu có).
11. Các thông số đầu vào để tính dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu, khí hòa tan, khí tự do, khí ngưng tụ (condensate).
12. So sánh các thông số được chấp nhận khi tính lại dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí với số liệu đã được phê duyệt trước đây.
13. So sánh với số liệu đã được phê duyệt.
14. Các số liệu về khai thác hoặc khai thác thử (nếu có).
B. CÁC BẢN VẼ
1. Bản đồ khái quát khu vực và vị trí của mỏ, phát hiện.
2. Bản đồ mạng lưới tuyến địa chấn và giếng khoan thăm dò, thẩm lượng.
3. Cột địa tầng tổng hợp của mỏ.
4. Các mặt cắt địa chấn đại diện (chưa minh giải và minh giải)
5. Bản đồ đẳng thời và đẳng sâu của các tầng địa chấn.
6. Bản đồ đẳng dày các tầng cấu trúc của các đơn vị địa tầng chứa dầu khí.
7. Các lát cắt địa chất đi qua các giếng khoan.
8. Các lát cắt địa chất của các vỉa chứa sản phẩm dầu khí của mỏ qua các giếng khoan.
9. Sơ đồ và bảng kết quả liên kết vỉa sản phẩm qua các giếng khoan.
10. Bản đồ cấu tạo nóc và đáy các thân chứa dầu khí hoặc tập chứa sản phẩm.
11. Bản đồ đẳng dày của các thân chứa dầu khí hoặc tập chứa sản phẩm.
12. Mặt cắt địa chất-địa chấn dọc, ngang mỏ.
13. Mặt cắt địa chất của các thân chứa dầu khí.
14. Liên kết thân chứa dầu khí qua các giếng khoan.
15. Sơ đồ phân cấp cho các thân chứa dầu khí.
16. Kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và thử vỉa các thân chứa dầu khí hoặc tập chứa sản phẩm của từng giếng khoan - tỷ lệ đứng 1/500.
17. Các đường cong đo địa vật lý giếng và tổng hợp - tỷ lệ 1/500.
18. Kết quả phân tích, mô tả mẫu lõi, mẫu vụn.
19. Tài liệu và kết quả thử vỉa, thử dòng sản phẩm và khai thác (nếu có): sản lượng khai thác (dầu, khí, nước), áp suất, nhiệt độ, theo dõi, kiểm tra giếng,...
20. Danh mục tài liệu đã sử dụng để lập báo cáo, các tài liệu và báo cáo khác có liên quan.
21. Các bản in trên máy tính điện tử, chương trình phần mềm được áp dụng để tính toán.
C. SỐ LIỆU
Các số liệu và các kết quả minh giải, xử lý, mô phỏng tài liệu địa chất - địa vật lý, công nghệ mỏ trên các phần mềm kỹ thuật sử dụng trong việc xây dựng báo cáo.
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE No. 24/2020/TT-BCT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, September 18, 2020 |
CIRCULAR
Providing regulations on classification and formulation of reports on petroleum resources and reserves
___________
Pursuant to the Petroleum Law dated July 06, 1993; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law No. 19/2000/QH10 dated June 09, 2000, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law No. 10/2008/QH12 dated June 03, 2008;
Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2015/ND-CP dated October 16, 2015, detailing a number of articles of the Petroleum Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 33/2013/ND-CP dated October 16, 2015, issuing the model oil and gas production sharing contract;
At the proposal of the Director of the Department of Oil, Gas and Coal,
The Minister of Industry and Trade hereby promulgates the Circular providing regulations on classification and formulation of reports on petroleum resources and reserves.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides regulations on classification and formulation of reports on petroleum resources and reserves.
Article 2. Subjects of application
1. The executors or organizations or individuals (hereinafter collectively referred to as executors) shall make reports on petroleum resources and reserves when activities of prospecting, exploration and development of field and petroleum exploitation are conducted within the land territory, internal waters, islands and archipelagos, territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelf under the sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of Vietnam, determined according to Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. State management agencies, organizations and individuals involved in the classification and formulation of reports on petroleum resources and reserves in petroleum-related activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Exploited petroleum (cumulative output) means the total amount of oil and gas exploited of an oil and gas seams or field updated to the time of making the report on petroleum resources and reserves (hereinafter referred to as the report), which is a recovered part of petroleum reserves.
2. Petroleum initial in place or hydrocarbon initial in place means the quantity of petroleum that exists originally in naturally occurring reservoirs, whether or not discovered by a drilling well, calculated or forecasted for specific entity.
3. Economic - technical conditions mean economic - technical criteria argued for application at the time of preparing the report.
4. Petroleum recovery coefficient means the ratio between the amount of oil and gas that can be exploited to the amount of petroleum initial in place of the field or seam in certain economic - technical conditions.
5. Group not eligible for commercial development (hereinafter referred to as the undeveloped group) means a discovered petroleum resource that has been assessed as not satisfying economic - technical conditions for development, which may include oil and gas fields in the stationary or stretched state due to changes in economic - technical factors.
6. Group eligible for commercial development (hereinafter referred to as the developed group) means a discovered petroleum resource that has been assessed as satisfying economic - technical conditions for development, including fields that have been and are being exploited; fields that are under development activities; the oil and gas discoveries are justified as satisfying economic - technical conditions to prepare for field development from the executor’s point of view.
7. Petroleum resource means the total quantity of petroleum initial in place that exists in naturally occurring reservoirs.
8. Undiscovered petroleum resource means the total quantity of petroleum initial in place that exists in naturally occurring reservoirs but has not been discovered by drilling wells.
9. Discovered petroleum resource means the total quantity of petroleum initial in place existing in naturally occurring reservoirs that has been discovered by drilling wells.
10. Product layer means a collection of product reservoirs and seams in a stratigraphic unit of geological structure.
11. Play means a group of petroleum prospect objects within certain geological and geographical limits, having the same conditions and characteristics of oil production, storage, and barrier.
12. Petroleum product reservoir or seam means a geological body containing natural oil and gas located in an oil and gas field, separated from other product reservoirs and seams by barrier elements.
13. Flow test means the process of surveying the wells to collect the parameters of the reservoir such as flow rate of oil, gas, water, pressure, temperature and other necessary parameters.
14. Seam test means a hydrodynamic study conducted in order to fully determine the hydrodynamic parameters and evaluate the exploitability of a part or the whole of the reservoir.
15. Potentially recoverable means the expected amount of petroleum that can be recovered from the petroleum initial in place of undeveloped discoveries or undiscovered ones.
16. Petroleum reserves means the amount of oil and gas that is expected to be commercially recoverable from the field’s petroleum initial in place with economic - technical conditions at a given time.
Chapter II
CLASSIFICATION OF PETROLEUM RESOURCES AND RESERVES
Article 4. Grounds for classification
1. Classification of petroleum resources and reserves is carried out on the basis of a combination of assessment of reliability in geological and geophysical information, technical and technological feasibility and economic efficiency at the time of preparing the report.
2. The classification of petroleum resources and reserves must comply with Article 5 and Appendix IA attached to this Circular.
Article 5. Classification of petroleum resources and reserves
Petroleum resources are divided into two groups, including discovered petroleum resources (by drilling well) and undiscovered petroleum resources.
1. Discovered petroleum resources: Depending on the technical and technological feasibility and economic efficiency from the point of view of the executor at the time of preparing the report, discovered petroleum resources are divided into developed group and undeveloped group.
a) Developed groups: Petroleum resources and reserves of the developed group are classified into proved (P1), probable (P2), and possible (P3).
(a1) P1: P1 expresses to the highest degree of confidence in the classification of petroleum resources and reserves. Level 1 must satisfy the following conditions:
- The petroleum reservoir is determined with a high degree of confidence according to geological, geophysical documents, drilling, seam test, and exploitation.
- Petroleum permeability, storage and saturation characteristics of petroleum reservoir are confirmed by geophysical documents on drilling well and (or) core samples.
- Test results of seams and fluid samples allow to determine the capacity for commercial oil and gas flows from the executor’s point of view from at least one drilling well.
(a2) P2: P2 expresses to a lower level of confidence than P1 in the classification of petroleum resources and reserves. P2 has is determined to potentially exist in reservoirs on the basis of geological and geophysical data but has not been proved by seam test results and/or fluid samples.
(a3) P3: P3 expresses to a lower level of confidence than P2 in the classification of petroleum resources and reserves. P3 is determined when the amount of oil and gas can exist in the reservoirs based on geological and geophysical data but is not reliable enough to be classified as P2.
b) Undeveloped groups: Petroleum resources of the undeveloped group (potential) are classified into proved (C1), probable (C2), and possible (C3). Technical criteria used to classify C1, C2 and C3 are same as those of P1, P2 and P3.
2. Undiscovered petroleum resources include estimated undiscovered petroleum resources (R1) and theoretical undiscovered petroleum resources (R2).
a) Estimated undiscovered petroleum resources (R1) is the estimated amount of oil and gas at a given time for potential objects that have been mapped but the existence of oil and gas has not been determined by drilling results or seams in the product layer of the fields being exploited with geological conditions considered favorable for oil and gas accumulation but not yet drilled;
b) Theoretical undiscovered petroleum resource (R2) is the estimated amount of oil and gas at a given time for petroleum accumulations that are expected to theoretically exist in a prospective set with favorable geological conditions for petroleum accumulation but not yet mapped.
Article 6. Boundaries of classification of petroleum resources and reserves
1. Boundaries of classification of petroleum resources and reserves are determined for each petroleum reservoir according to the principle of extrapolation in accordance with specific geological conditions specified in Appendix II attached to this Circular.
2. The determination of the classification and distribution boundaries of petroleum reservoirs is identified on the basis of specific documents and bases. Where similar methods are applied, the executor must have the originated data and explain the possibility of using such data for the field or reservoir to be calculated in order to confirm the correctness of the selection of methods and calculation parameters.
Chapter III
ASSESSMENT OF PETROLEUM RESOURCES AND RESERVES
Article 7. Methods for assessment of petroleum resources and reserves
1. Petroleum reservoirs and seams shall be subject to petroleum resource and reserve assessment.
2. Petroleum resources and reserves are calculated by volumetric method (usually, according to 3D geological simulation models, reserve density, or similar), field hydrodynamics (material balance and exploitation simulation) and other methods depending on the available documents. In which:
a) The applicable methods include: Normal volume for all cases; 3D geological simulation models for developed and developing fields; material balance for fields that are exploited;
b) Other methods depending on specific conditions, but when applied, arguments are required.
3. Results obtained by such methods must be analyzed and compared.
4. Regarding the case of updating petroleum resources and reserves, calculated results must be compared with previous results and reasons for changes must be analyzed.
5. Petroleum resources and reserves and their components must be calculated separately for each type of product for each reservoir, seam, and type of reservoir rock and the ability to include the objects that have their reserves calculated into exploitation must be assessed.
6. Parameters for calculation of petroleum resources and reserves must follow a unified system of units. The figures of petroleum resources and reserves must be presented in the International System of Units in accordance with the Law on Measurement and refer to international petroleum industry practices.
Article 8. Calculation of petroleum resources and reserves
Based on the classification specified in Article 5 of this Circular, petroleum resources and reserves shall be calculated as follows:
1. Discovered petroleum resources
a) Petroleum initial in place and petroleum reserves are calculated by the executor for the respective levels (P1, P2, P3). Methods for calculation of petroleum initial in place and petroleum reserves are prescribed in Appendix II attached to this Circular;
b) Petroleum potential is also calculated by the executor for the respective levels (C1, C2, C3) with values of petroleum initial in place and corresponding potential recovery;
c) Petroleum reserves of the field are updated in the outline development plan (ODP), field development plan (FDP) and the adjusted field development plan report;
d) Petroleum reserves of the field are updated during the recovery work in the production decline phase of the field life with secondary and tertiary exploitation options such as: Infill, full exploitation of additional seams and applying other measures to improve oil recovery coefficient (EOR).
2. The undiscovered petroleum resources are calculated or forecasted for the petroleum initial in place and the corresponding potential recovery (R1, R2), where the recovery coefficient is derived on the same principle on the basis of the price values of adjacent seams, field, areas, and basins.
Chapter IV
FORMULATION, APPROVAL, REGISTRATION AND UPDATING OF REPORTS ON PETROLEUM RESOURCES AND RESERVES
Article 9. Requirements for the formulation and updating of reports
1. For the developed group, the executor shall prepare and update the report to submit to the Vietnam Oil and Gas Group for approval, submit it to the Ministry of Industry and Trade and the Appraisal Council to appraise the report and submit it to the Prime Minister for consideration and approval. Contents of approval include the quantity of petroleum initial in place at level 2P (including P1 and P2) with 50% probability and recognize corresponding petroleum reserves as a basis for elaborating and updating the field development plan.
2. For the undeveloped group and undiscovered petroleum resource, the Vietnam Oil and Gas Group shall consider, recognize, assess and report annually to the Ministry of Industry and Trade to serve the management of resources and formulation of the strategy and plan on prospecting, exploration and assessment in future.
3. Details of the approval and recognition of petroleum resources and reserves are prescribed in Appendix IB attached to this Circular.
Article 10. Contents of a report
1. The executor must submit a full report and summary report.
2. Contents of a full report are prescribed in Appendix III attached to this Circular.
Article 11. Procedures for submission, appraisal and approval of reports
Procedures for submission, appraisal and approval of reports shall comply with Article 64 of the Government’s Decree No. 95/2015/ND-CP dated October 16, 2015, detailing and guiding a number of articles of the Petroleum Law.
Article 12. Registering and updating petroleum resources and reserves
1. For reports of fields approved by the Prime Minister, the Vietnam Oil and Gas Group shall monitor, synthesize the petroleum resources and reserves, update and register on an annual basis.
2. The executor shall update and correct the following information:
a) Petroleum resources and reserves during the process of additional exploration, assessment and exploitation;
b) Petroleum reserves in the process of preparing the outline development plan (ODP), field development plan (FDP) and the adjusted field development plan report.
3. Time to update the report is 03 (three) years from the date of first commercial exploitation of oil and gas flow and then every 05 (five) years. In case of necessary, the executor shall update and submit the competent authority for consideration and approval.
4. In the update report, if the total amount of petroleum initial in place at 2P level of the field changes less than 15% (fifteen percent) compared with the most recent approval, the Vietnam Oil and Gas Group shall record and report to the Ministry of Industry and Trade and the Prime Minister. If the total amount of petroleum initial in place at 2P level of the field changes more than 15% (fifteen percent) compared with the most recent approval, the executor shall submit and request for re-approving the report according to Article 10 of this Circular.
5. For discovered petroleum resources in the undeveloped group and undiscovered petroleum resources, the Vietnam Oil and Gas Group shall make statistics, update and record to serve the management and orientation for the exploration in future.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13. Special cases
During the performance of petroleum-related activities, if the application of classification and formulation of reports is different from provisions provided in this Circular, the executor shall provide grounds, dossiers and documents for the Vietnam Oil and Gas Group to submit the Ministry of Industry and Trade and Appraisal Council for consideration and decision-making within the competence.
Article 14. Transitional provisions
1. For reports approved before the effective date of this Circular, the executor and the State management agency shall continue complying with the approved reports.
2. Reports submitted the competent agency before the effective date of this Circular are not required to re-submit, and shall be appraised according to provisions promulgated before the effective date of this Circular.
Article 15. Effect and organization of implementation
1. This Circular takes effect on November 06, 2020. The Decision No. 38/2005/QD-BCN dated December 06, 2005 of the Minister of Industry, promulgating the Regulation on classification of petroleum resources and reserves and formulation of reports on petroleum reserves shall cease to be effective from the effective date of Circular.
2. In case the legal documents mentioned in this Circular are amended, supplemented or replaced, the newly ones shall prevail.
3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Industry and Trade for consideration and settlement under competence./.
|
FOR THE MINISTER
|
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây